Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.75 KB, 116 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH
CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

---------TRỊNH THỊ VÂN ANH

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Triết học
Mã số:

60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS Trần Thị Trâm

HÀ NỘI - 2011


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.


Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu
của luận văn không trùng với bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Vân Anh


3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGỮ, CA DAO VÀ NHỮNG TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC CHỦ YẾU TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT
NAM............................................................................................................ 12
1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài ................................................. 12
1.2. Khái quát về nội dung và nội dung triết học của tục ngữ, ca dao................ 16
Chương 2: KHẢO SÁT MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG
TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM............................................................. 37
2.1. Quan niệm về tự nhiên và xã hội trong tục ngữ, cao dao Việt Nam.......... 37
2.2. Quan niệm về con người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam .................. 61
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰC
CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG TỤC NGỮ, CA DAO ĐỐI
VỚI CƠNG CUỘC XÂY DỰNG NỀN VĂN HĨA MỚI.............................. 85
3.1. Giá trị của những tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao Việt Nam ........... 85
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực của những tư tưởng triết
học trong tục ngữ, ca dao đối với xã hội hiện nay............................................ 99
KẾT LUẬN............................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 112



4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi quốc gia, dân tộc, dù ở một trình độ văn minh nào, để tồn tại
cũng đều có những suy tư, trăn trở về thế giới, về vạn vật xung quanh mình và
thường biểu đạt chúng qua hình thức ngơn ngữ. Vì thế, có thể nói: ngơn ngữ
chính là tấm gương phản chiếu tư tưởng, tinh thần của một dân tộc, là tấm
gương phản ánh những ý niệm của con người về thế giới.
1.2. Có nhiều con đường để giải mã những những ý niệm, những suy
nghĩ và những tư duy triết học của một dân tộc, trong đó việc đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu giá trị của kho tàng văn học dân gian là một hướng có nhiều hứa
hẹn. Bởi theo Hê ghen “Nghệ thuật thường là chiếc chìa khóa và ở một vài
dân tộc thì đó là chiếc chìa khóa duy nhất và cao nhất để biểu hiện toàn bộ sự
khôn ngoan sáng suốt và tôn giáo của họ”.
1.3. Là “cuốn bách khoa toàn thư của mỗi dân tộc”, văn học dân gian, đặc
biệt là tục ngữ ca dao, không chỉ là thơ ca mà còn là lịch sử, là tơn giáo, là
pháp lý, là đạo đức…và cũng chính là mảnh đất lưu giữ nhiều ý tưởng triết
học mộc mạc, sâu sắc mà các thế hệ đi trước đã hết lịng gìn giữ, trân trọng
truyền lại cho mn đời sau.
1.4. Như vậy, muốn tìm hiểu cội nguồn của nền triết học Việt Nam,
trên cơ sở đó cắt nghĩa thái độ của nhân dân đối với vấn đề căn bản của sự
sống, những quan hệ giữa con người với vũ trụ, giữa con người với con
người; từ đó góp phần làm sáng tỏ câu hỏi lớn nhất của nhân loại: ta là ai? thì
khơng gì bằng nghiên cứu kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt là
kho tàng tục ngữ, ca dao.
Nguồn tư liệu này khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã
hội ở thời điểm nó ra đời mà cịn có giá trị khơng nhỏ đối với cuộc sống



5

đương đại. Mặt khác, nhìn vào lịch sử một dân tộc sẽ thấy được tương lai của
dân tộc đó. Muốn đi xa tất yếu phải trở về, bởi những giá trị truyền thống mãi
mãi sẽ là nền tảng vững bền để các thế hệ hơm nay có thể xây dựng thành
cơng nền văn hố mới tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
1.5. Biển lớn văn học dân gian là vơ tận, giá trị của nó hết sức to lớn, phong
phú và sâu sắc. Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học,
chúng tôi chỉ xin được chọn: "Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao
Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của mình, dù biết rằng đây là một thử thách
khơng nhỏ.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về những tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao ở nước ta
không phải là vấn đề mới. Từ trước đến nay, có khá nhiều cơng trình nghiên
cứu với tầm cỡ, quy mơ khác nhau nhưng chủ yếu các cơng trình này đều tiếp
cận tục ngữ, ca dao ở góc độ văn chương nghệ thuật mà rất ít nghiên cứu
chúng dưới góc độ triết học.
Đáng chú ý nhất là một số cơng trình sưu tầm về tục ngữ, ca dao kèm
theo là những tiểu luận có giá trị. Tiêu biểu là những tác phẩm của các học giả:
- Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1958 (lần 1). Cho đến nay cơng trình đã được tái bản tới hàng chục lần.
- Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri, Tục ngữ Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993
- Nguyễn Xuân Kính, Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2000.
Riêng tác phẩm “Tục ngữ Việt Nam” do Chu Xuân Diên, Lương Văn
Đang, Phương Tri biên soạn, nhóm tác giả đã nghiên cứu đối tượng khơng chỉ
dưới góc độ văn học mà cịn nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác như: ngơn

ngữ học, lơgíc học, triết học… Cuốn sách đã thể hiện sự am hiểu của người


6

viết về các lĩnh vực khoa học, đồng thời cũng cho thấy vốn tục ngữ giàu có
trong nhân dân. Ở phần tiểu luận, giáo sư Chu Xuân Diên (người chắp bút) đã
khái quát được gần như toàn bộ những đặc trưng tiêu biểu của kho tàng tục
ngữ Việt Nam qua các chương “Tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội”,
“Tục ngữ và lối sống của thời đại”, “Tục ngữ và lối nói của dân tộc”, “Tục
ngữ và lối nghĩ của nhân dân” và giá trị thực tiễn của nó qua chương “Di sản
tục ngữ và thời đại mới”. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra nhiều kết luận có giá
trị. Và khơng ít kết luận đã được chúng tơi sử dụng làm cơ sở lí luận và tư liệu
cho đề tài nghiên cứu của mình. Trong đó, kết luận có giá trị nhất, có liên
quan trực tiếp nhất tới đề tài là chương “Tục ngữ và lối nghĩ của nhân dân”.
Những kết luận ở chương này cho thấy việc tìm hiểu tư tưởng biện chứng
trong tư duy của người Việt thể hiện qua tục ngữ là một hướng nghiên cứu
đúng đắn, khoa học. Tác giả viết: “Từ việc xác định các kiểu phán đoán khác
nhau trên đây trong tục ngữ, ít nhất chúng ta có thể rút ra hai nhận xét đáng
chú ý về lối nghĩ của nhân dân:
Một là, trong lối nghĩ của nhân dân thể hiện rõ khuynh hướng muốn đi
sâu vào bản chất của sự vật, muốn phát hiện và khẳng định tính quy luật của
các hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người…
Hai là, trong lối nghĩ của nhân dân cũng lại thể hiện cả tính chất linh
hoạt, uyển chuyển của sự nhận thức của con người, phản ánh tính chất phức
tạp, nhiều vẻ và mối quan hệ của sự nhận thức của con người, và mối quan hệ
lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng”.
Kết quả nghiên cứu đã giúp chúng tơi đi đến khẳng định: đã có một số
tư tưởng triết học được thể hiện sâu sắc trong lối nghĩ của nhân dân, trong tư
duy khoa học dân gian.

Tiếp đến là những bộ giáo trình Văn học dân gian của các trường
đại học như:


7

- Đỗ Bình Trị, Hồng Tiến Tựu, Giáo trình Văn học dân gian - 2 tập,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990 - 1991.
- Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Giáo
trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
- Phạm Thu Yến (chủ biên), Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà, Giáo
trình Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2003.
- Trần Thị Trâm, Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội, 2008.
- Nguyễn Bích Hà, Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội, 2008.
Dĩ nhiên, để phục vụ đối tượng là sinh viên chuyên ngành văn học, hệ
thống giáo trình của các trường đại học này dường như chỉ khai thác tục ngữ,
ca dao dưới góc độ lịch sử văn học. Riêng ở cuốn “Giáo trình Văn học dân
gian Việt Nam” của Trần Thị Trâm là người viết có ý thức tiếp cận văn học dân
gian ở chiều sâu triết học. Khơng ít lần tác giả đã trực tiếp đề cập đến giá trị
triết học của văn học dân gian (còn được gọi là triết lý dân gian) với nhiều nội
dung quan trọng như: vấn đề cơ bản của triết học, mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức, phép biện chứng, các cặp phạm trù, quan niệm về độ, vai trò của quần
chúng nhân dân trong lịch sử ... Đó là những gợi ý ban đầu để chúng tôi mạnh
dạn tiếp tục triển khai đề tài của mình theo hướng này.
Ngồi những giáo trình, cịn phải kể đến một số tác phẩm nghiên cứu
về lĩnh vực triết học và lịch sử tư tưởng Việt Nam trong những năm gần đây.
Dù trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả các tác giả đều thống nhất khẳng định vị
trí “khơi nguồn mĩ học”, khơi nguồn triết học, khơi nguồn lịch sử tư tưởng

dân tộc của những tư tưởng triết học trong văn học dân gian nói chung và tục
ngữ, ca dao nói riêng. Chẳng hạn:


8

- Mịch Quang, Khơi nguồn mĩ học dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2004.
- PGS.TS. Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên), Đại cương triết học Việt
Nam, Nxb Thuận Hóa, 2005.
- Thái Duy Tuyên, Triết học giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội, 2007.
- Huỳnh Công Bá, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, 2007.
Nhóm thứ tư, bao gồm một số luận văn, luận án, mà nội dung của
chúng ít nhiều có liên quan đến đề tài. Ví dụ:
- Luận án tiến sĩ của Ngơ Thanh Quý (2004) về “Giá trị triết lý của tục
ngữ người Việt”, Thư viện Trường Đại học Xã Hội và Nhân văn Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Việt Long (2009): “Tục ngữ về quan hệ
gia đình”, Thư viện trường Đại học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Chúng tôi cũng xin được kể thêm một số bài viết trên mạng trong vài
năm gần đây như: Cảm nhận về triết lý tục ngữ, ca dao của tác giả Song Phan
(Nguồn: Người Hà Nội, 10/3/2008), Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết
lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam (Nguồn: Tạp chí Triết học, đăng trên
Website Đại học Khoa học và Nhân văn – Đại Quốc gia Hà Nội, ngày
26/7/2010), Triết học bình dân trong tục ngữ, phong giao của GS. Nguyễn
Đăng Thục (Nguồn: Website: e-cadao.com, ngày 27/10/2009), ...
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình chun sâu nào coi
những tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao Việt Nam là đối tượng khảo sát
trực tiếp và nghiên cứu chúng một cách hệ thống.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát: toàn bộ kho tàng tục ngữ, ca dao trong hai cuốn: “Tục ngữ,
ca dao dân ca” của tác giả Vũ Ngọc Phan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,


9

1958 và “Kho tàng tục ngữ người Việt”, 2 tập, do tác giả Nguyễn Xuân Kính
sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
- Ngoài ra, để hoàn thành tốt yêu cầu của luận văn, chúng tôi cũng
tham khảo thêm những cuốn sách về tục ngữ, ca dao các dân tộc ít người và
một số tác phẩm tục ngữ, ca dao đương đại.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số vấn đề về thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dân lao động
được thể hiện trong tục ngữ, ca dao Việt Nam.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Qua việc nghiên cứu, khảo sát giá trị của tục ngữ, ca dao Việt Nam,
đề tài tập trung phát hiện và hệ thống hố những tư tưởng triết học mà ơng
cha ta đã gửi gắm trong đó.
- Từ việc thấy được chiều sâu, sự độc đáo của trí tuệ dân gian, bước
đầu làm sáng tỏ thêm sự phong phú của tư tưởng triết học dân tộc.
- Trên cơ sở những hiểu biết về những giá trị triết học của tục ngữ, ca
dao sẽ góp phần đánh thức niềm tự hào, củng cố niềm tin vào tương lai tươi
sáng của đất nước trong mỗi người con đất Việt, đồng thời có được cơ sở
vững chắc để đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng thành cơng nền văn hố
mới, một nhiệm vụ cấp bách của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích đã nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:

- Trình bày khái quát về tục ngữ, ca dao và nội dung của tục ngữ ca
dao, đặc biệt là phương diện triết học; điều kiện nảy sinh, tồn tại và vai trị
của nó trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Khảo sát những tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao Việt Nam


10

- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực của
những tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao ở giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Luận văn cũng dựa trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu liên ngành: triết
học và lịch sử văn học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải, làm
rõ các vấn đề.
- Phương pháp cụ thể: Kết hợp linh hoạt các phương pháp: khảo sát,
thống kê, so sánh đối chiếu; lịch sử và lơgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp
và diễn dịch... nhằm đạt tới mục đích mà luận văn đã đề ra.
6. Đóng góp của luận văn
- Từ việc hệ thống ý kiến của các tác giả đi trước, luận văn tổng hợp và
đưa ra được các khái niệm công cụ: tục ngữ, ca dao, tư tưởng triết học, làm
điểm tựa cho quá trình nghiên cứu của mình.
- Làm rõ cơ sở ra đời, mơi trường phát triển và những nội dung chủ
yếu của tục ngữ, ca dao.
- Chỉ ra những giá trị tư tưởng triết học hàm chứa trong tục ngữ, ca dao.

- Đưa ra một vài giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực của tư
tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao đối với công cuộc xây dựng nền văn hóa
mới hiện nay.


11

7. Kết cấu của luận văn
Với tổng số 112 trang, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Khái quát về tục ngữ, ca dao và những tư tưởng triết học
chủ yếu trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
Chương 2: Khảo sát một số tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao
Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực của những tư
tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao đối với công cuộc xây dựng
nền văn hóa mới hiện nay.


12

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGỮ, CA DAO VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC CHỦ YẾU TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM

1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài
1.1.1. Tục ngữ
1.1.1.1. Một số khái niệm về tục ngữ
Theo GS Nguyễn Lân: “Tục là sự tiếp nối; ngữ là lời. Tục ngữ là câu
nói của dân gian từ xưa truyền lại, thường nêu lên những kinh nghiệm trong
cuộc sống” [32, tr.T787].

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan lại cho rằng: “Tục ngữ là một câu tự nó
diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một
cơng lí, có khi là một sự phê phán” [43, tr.31].
Còn PGS.TS. Phạm Thu Yến đã đưa ra định nghĩa về tục ngữ như sau:
“Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, có
vần điệu, có hình ảnh dễ nhớ, dễ truyền, có chức năng đúc kết kinh nghiệm,
tri thức lâu đời của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con
người và xã hội” [62, tr.137].
PGS. TS Nguyễn Bích Hà cũng đưa ra định nghĩa: “Tục ngữ là những câu
nói dân gian ngắn gọn, có vần, có nhịp, có ý nghĩa khái quát lớn, thường tổng kết,
khái quát kinh nghiệm trong đời sống phong phú của nhân dân” [26, tr.67].
Theo PGS.TS. Trần Thị Trâm thì: “Tục ngữ là một thể loại văn học
dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, có hình ảnh, dễ nhớ, dễ
thuộc, có chức năng đúc kết kinh nghiệm và tri thức lâu đời của nhân dân về
thiên nhiên, sản xuất, về con người và xã hội”[55, tr.67].


13

1.1.1.2. Quan niệm của đề tài
Từ những định nghĩa của các tác giả, ở góc độ triết học, chúng tơi xin
được đưa ra cách hiểu về tục ngữ như sau:
Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã được đúc kết lại dưới
những hình thức tinh giản, mang nội dung súc tích, biểu hiện một cách sâu sắc
kinh nghiệm sống, tư tưởng đạo đức, trí tuệ của nhân dân lao động về mọi
lĩnh vực của đời sống.
Có thể nói, tục ngữ là tư liệu khoa học dân gian mang tính triết lý sâu
sắc, là thể loại "diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm
xã hội lịch sử của nhân dân lao động" 39, tr.229.
1.1.2. Ca dao

1.1.2.1. Một số khái niệm về ca dao
Theo GS Nguyễn Lân: “Ca dao là những câu hát truyền miệng của dân
gian không theo một điệu nhất định”[32, tr.C75].
Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Ca dao là những bài văn vần do nhân dân
sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong
nhân dân”[43, tr.39].
PGS.TS Nguyễn Bích Hà cũng đưa ra định nghĩa: “Ca dao được hiểu
như những câu thơ dân gian hoặc phần lời của những câu hát dân gian (khơng
có từ đệm)” [26, tr.227].
Còn tác giả Trần Thị Trâm lại viết: “Ca dao là những bài hát được lưu
hành phổ biến trong dân gian, có hoặc khơng có khúc điệu nhằm diễn tả tình
cảm và miêu tả đời sống của nhân dân lao động” [55, tr.75].
1.1.2.2. Quan niệm của đề tài
Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu, để làm điểm tựa cho q trình
khảo sát, chúng tơi xin được đưa ra quan niệm của mình về ca dao như sau:


14

Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn
xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
Nếu định nghĩa theo từ nguyên thì ca là bài hát có chương khúc hoặc
có âm nhạc kèm theo, cịn dao là bài hát ngắn khơng có chương khúc. Như
vậy, nếu xét về bản chất thì ca dao và dân ca hầu như khơng có ranh giới rõ
rệt, bởi dân ca chính là những bài hát dân gian. Song, trên thực tế, thuật ngữ
ca dao hiện nay có nội dung hẹp hơn thuật ngữ dân ca: ca dao là thơ dân gian,
cịn dân ca là những bài hát dân gian có làn điệu bền vững ổn định và có giá
trị âm nhạc cao. Như vậy, khi nghiên cứu ca dao, các nhà nghiên cứu văn học
dân gian chỉ quan tâm tới đối tượng như một nghệ thuật ngôn từ (phần lời
thơ) mà không quan tâm đến phần âm nhạc, tiếng đệm, tiếng luyến láy…của

các bài dân ca.
Trong luận văn của mình, chúng tơi cũng chỉ khảo sát những triết lí
trong ca dao dưới góc độ những tác phẩm nghệ thuật ngơn từ.
1.1.3. Tư tưởng triết học
1.1.3.1. Khái niệm tư tưởng
Theo GS Nguyễn Lân: “Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là
biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh”[32, tr T796].
Như vậy, khái niệm “tư tưởng” ở đây không phải dùng với nghĩa tinh
thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng - mà với ý
nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng
trên nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu
cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ
sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
1.1.3.2. Khái niệm triết học
Triết học là một khái niệm khó và có nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo người Trung Quốc: triết học không phải là sự mô tả mà là sự truy


15

tìm bản chất của đối tượng. Triết học chính là trí, là sự hiểu biết sâu sắc của
con người.
Theo tiếng Ấn Độ, triết học là darshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng
mang hàm ý là trí thức dựa trên lí trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con
người đến lẽ phải.
Theo tiếng Hilạp, triết học là philosophia, nghĩa là u mến sự thơng
thái, thể hiện khát vọng tìm kiếm chân lí của con người.
Theo GS Nguyễn Lân: “Triết: trí sáng suốt”, “Học: môn học”. “Triết
học là môn học nghiên cứu về những mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,
giữa con người và xã hội, giữa tồn tại và tư duy, và tuỳ theo lập trường duy

tâm hay duy vật, phát biểu quan điểm của từng học phái đối với những mối
quan hệ đó” [32, tr.T760].
GS.TS. Nguyễn Hữu Vui và GS.TS. Nguyễn Ngọc Long quan niệm:
“Triết học là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới; về
vai trị, vị trí của con người trong thế giới ấy” [61, tr.8].
1.1.3.3. Quan niệm của đề tài
Từ những định nghĩa trên, trong đề tài này, chúng tơi xin được phép
đưa ra quan niệm của mình về tư tưởng triết học như sau:
Tư tưởng triết học là hệ thống những tư tưởng, quan điểm của con
người đối với thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
Nhưng nếu triết học là tri thức khoa học, là hệ thống các quan niệm,
quan điểm về thế giới, là sự tổng hợp và khái quát ở mức độ chung nhất và
cao nhất những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội, của con người và của
tư duy thì tục ngữ, ca dao chỉ là thứ trí khơn, trí tuệ của dân gian, là triết lý
dân gian- “thứ lẽ phải thông thường”, thể hiện những tư duy triết học của
nhân dân lao động, được tổng kết và thử thách trong thực tiễn. Đó hồn tồn


16

không phải những triết thuyết kinh viện mà tất cả đều được tiềm ẩn, trong những
câu hát dân dã, bằng cách nói mộc mạc, sinh động nhưng ý vị và sâu lắng.
1.2. Khái quát về nội dung và nội dung triết học của tục ngữ, ca dao
1.2.1. Nội dung của tục ngữ, ca dao
Tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của
người Việt. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ
thuật biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ
nên nó ln ln được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ.
Chính vì vậy, nó ln được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc
dù có thay đổi một vài từ khi đến "cư trú" ở các địa phương khác nhau.

1.2.1.1. Nội dung tục ngữ
Tục ngữ là kho kinh nghiệm vô cùng quý giá, là “bộ bách khoa toàn thư”
mà nhân dân lao động đã sáng tạo, lưu truyền và gìn giữ trong suốt tiến trình lịch
sử mấy ngàn năm của dân tộc. M.Gorki đã nhận xét và đánh giá rất cao giá trị của
tục ngữ: “Mỗi câu tục ngữ có giá trị như một pho sách”39, tr170.
Có thể nói rằng, tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có nội dung
phản ánh rộng và có số lượng tác phẩm lớn nhất so với các thể loại văn học
dân gian khác. Nếu như thần thoại thiên về việc phản ánh những vấn đề
nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên; truyền thuyết phản ánh những sự
kiện, biến cố, nhân vật lịch sử qua tư tưởng thẩm mĩ dân gian… thì tục ngữ
bao quát một phạm vi phản ánh rộng lớn cả về tự nhiên, xã hội và con người.
Kho tàng tục ngữ rất đồ sộ. Ngay từ năm 1928, Nguyễn Văn Ngọc trong cuốn
Tục ngữ phong giao đã sớm giới thiệu với cơng chúng 6500 câu tục ngữ. Năm
1975, nhóm Chu Xuân Diên đã tập trung làm rõ hơn giá trị và trữ lượng to lớn
của tục ngữ Việt Nam: “chúng ta hơm nay có một kho tàng tục ngữ q giá
hàng chục ngàn câu” 18, tr.34.


17

Đến bộ sách Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập, hàng ngàn trang) [30]
do GS.TS. Nguyễn Xuân Kính sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu thì hầu như
tồn bộ giá trị, sự giàu có của kho tàng tục ngữ của dân tộc cơ bản đã được
khẳng định.
“Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện
cổ tích... đều là các thơng báo... Nó thơng báo một nhận định, một kết luận về
một phương diện nào đó của thế giới khách quan” 40, tr.41. Là một thể loại
văn học ứng dụng, ra đời và phát triển trong lao động, với đặc điểm ngắn gọn,
hàm súc, tục ngữ chủ yếu làm nhiệm vụ tổng kết toàn bộ kinh nghiệm của
nhân dân trên tất thẩy mọi phương diện. Những kinh nghiệm ấy lại được thử

thách kỹ càng trong thực tiễn khách quan và chỉ những gì hợp lý mới tồn tại
rồi thành quy luật, thành những chân lý sống động, thành những tư tưởng triết
học sâu sắc mà giản dị, gần gụi của những người bình dân áo vải.
Như vậy, trong lao động, trí óc con người ngày càng phát triển, cảm
quan thẩm mỹ ngày càng được tơi luyện, trên cơ sở đó những sáng tác nghệ
thuật dân gian đã được hình thành. Đồng thời, để tồn tại và phát triển, con
người ln có ý thức chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho
chính mình, muốn thế cần phải có những hiểu biết về quy luật vận động
của thế giới tự nhiên. Ban đầu, khoa học chưa phát triển, mà mới chỉ là
những kinh nghiệm. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc
bằng những câu xuôi tai hoặc vần vè và được phổ biến trong dân gian. Đó
là những câu tục ngữ cổ xưa nói về thời tiết, về trồng cấy, chăn ni và lao
động sản xuất nói chung.
Nên sơ bộ, có thể nói, nội dung của tục ngữ trước hết là phản ánh kinh
nghiệm, hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên và tổng kết những kinh
nghiệm sản xuất của nhân dân lao động


18

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
- Đơng sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Cơn đằng Đơng khơng mưa giơng cũng bão giật
- Một lượt tát, một bát cơm.
- Lúa dé là mẹ lúa chiêm.
-Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
Thứ hai, nội dung tục ngữ đặc biệt quan tâm phản ánh là kinh nghiệm
ứng xử trong đời sống xã hội và các mối quan hệ giữa con người với con
người. Và thật thú vị, nếu, tầng lớp trí thức đương thời thường viện những lời

lẽ thánh hiền để bênh vực ý kiến của mình, thì người nơng dân chỉ cần khéo
léo cắt dán một câu tục ngữ xen vào lời nói là đã có thể dễ dàng chinh phục
người nghe, ngay cả những người khó tính nhất:
- Vỏ qt dày, móng tay nhọn
- Cái xảy nảy cái ung
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng v.v…
Nếu ca dao thiên về thể hiện tình cảm thì tục ngữ ngược lại, nghiêng về lí
trí. Vì thế, trước những vấn đề bất cơng xã hội, tục ngữ bao giờ cũng biểu hiện tư
tưởng, thái độ yêu ghét của con người một cách mạnh mẽ, tỉnh táo:
- Miệng quan trôn trẻ
- Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ
- Muốn ăn đầu gối phải bò
Ngay cả trong ứng xử thường ngày, tục ngữ bao giờ cũng thể hiện cách
ứng nhân xử thế rõ ràng, sắc xảo, đúng đắn:
- Làm phúc phải tội
- Người dưng có ngãi thì đãi người dưng
Chị em khơng ngãi thì đừng chị em
- Bút sa, gà chết


19

Tóm lại, về mặt nội dung, tục ngữ là những tổng kết kinh nghiệm cuộc
sống của nhân dân về thiên nhiên, về lao động sản xuất; là những kinh nghiệm
ứng xử trong gia đình và ngồi xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú, vừa sinh
động. Vì được đúc kết qua nhiều thế hệ, vượt qua kinh nghiệm thông thường,
nhiều nội dung của tục ngữ đã đạt đến trình độ khoa học và hàm chứa được
khơng ít tư tưởng triết học, thứ triết học bình dân mộc mạc mà sâu sắc.
Như vậy, tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào
đó nó rất gần gũi với triết học. Tục ngữ được ra đời với mục đích tổng kết

kinh nghiệm, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các
sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Nên nhiều người
gọi tục ngữ là "'triết lý dân gian", là "triết học của nhân dân lao động" 57.
Điều đó được thể hiện ở chỗ, trong nội dung tục ngữ có chứa đựng những yếu
tố của tư tưởng triết học, nghĩa là, những tư tưởng triết học không được thể
hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những quy luật, nguyên lý và mệnh đề
triết học mà chúng chỉ được thể hiện một phần nào đó và bằng cách nào đó
trong nội dung của tục ngữ.
Đặt tục ngữ dưới góc độ nghiên cứu của triết học, chúng tơi mong
muốn sẽ làm cho kết quả nghiên cứu về kho tàng tri thức dân gian mà cụ thể
là tục ngữ thêm phong phú và sâu sắc. Từ đó có thể đưa ra những kết luận về
lối nghĩ, nếp nghĩ trong truyền thống tư duy người Việt.
1.2.1.2. Nội dung ca dao
Thơ ca trữ tình dân gian, mà tiêu biểu là ca dao, là nơi bộc lộ rõ nhất
sự tinh tế và sâu sắc của tâm hồn dân tộc. Thể hiện những cảm xúc, tâm trạng
của con người nên ca dao giống như một tấm gương phản chiếu mọi sắc thái
tình cảm của con người: khi là niềm hạnh phúc sâu lắng, khi là niềm vui, khi
là nỗi buồn da diết… Mặc dù cảm xúc hết sức đa dạng nhưng về bản chất, ca
dao là sản phẩm của những tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu nghị lực, hết


20

sức thực tiễn và cũng đầy lạc quan, lãng mạn.
Đề tài của ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những
sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống
thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh trong ca dao
tuy mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận.
Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm
thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung

mặn nồng. Trong những lời ca dao cịn chứa đựng cái nhìn dân gian xung quanh
việc đánh giá mối quan hệ giữa hình thức với nội dung, giữa hiện tượng với bản
chất qua những so sánh trực quan. Ví dụ như bài ca dao sau:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngồi thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biêt rằng em ngọt bùi
Nếu tục ngữ là trí tuệ của trí tuệ, rất gần với triết học, thì ngược lại
mang đậm tính trữ tình, là tiếng hát trái tim, ca dao thường nghiêng về giá trị
nghệ thuật. Việc tổng kết kinh nghiệm khơng phải là mục đích chủ yếu của ca
dao mà thể hiện đời sống tình cảm đối với quê hương đất nước, tình yêu con
người, giá trị nhân văn mới là khát vọng cao nhất mà ca dao hướng tới:
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm cho anh
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em em mặc, yếm gì anh anh địi
- Anh đi làm thợ nơi nao
Để em gánh đục gánh bào đi đưa
Trời nắng cho chí trời mưa
Để em cởi áo che cưa cho chàng


21

Nhưng, một khi đã là sản phẩm của tư duy thì nó cũng đồng thời thể
hiện lối nghĩ, cách nghĩ, những tư tưởng triết học của một dân tộc. Bởi những
nhà văn lớn bao giờ cũng đồng thời là những triết gia:
Hai tay em cầm bốn quả dưa
Quả ăn quả để quả đưa mời chàng
Câu ca dao mộc mạc nhưng lại có sức khái quát lớn đã diễn tả hết sức

khéo léo về một cách sống, lối ứng xử biết điều của người Việt, về vẻ đẹp của
văn hóa Việt: biết ăn cho mình, biết để dành phịng khi gặp trở ngại, khó khăn
và phải biết dành cho người khác, không chấp nhận hành vi “uống nước cả
cặn”, hay “ cạn tàu ráo máng”.
Có thể nói, muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam dồi dào,
thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều hơn cả về những khía
cạnh nào của cuộc đời thì khơng thể không nghiên cứu ca dao Việt Nam. Bởi
hầu như ca dao đã diễn tả một cách thật sự tinh tế mọi khía cạnh, mọi cung
bậc của tình cảm con người đất Việt.
Nếu những bài ca nghi lễ gắn với sinh hoạt tín ngưỡng, làm chức năng
khẩn nguyện, chúc tụng hoặc cầu khấn thần linh và các đấng thiêng liêng
trong những dịp lễ trọng đại như: lễ cầu mưa, lễ cầu tạnh, lễ cầu mùa, lễ chúc
mừng cô dâu chú rể….thì những bài ca lao động lại nói về những kinh
nghiệm trong lao động sản xuất hay tâm tình của người lao động đối với cơng
việc, tình cảm sâu nặng của họ đối với những người những xung quanh và đối
với những đồ vật gần gũi, thân thiết:
- Giã ơn cái cối cái chầy
Nửa đêm gà gáy có mày có tao
Giã ơn cái cọc cầu ao,
Nửa đêm gà gáy có tao, có mày
- Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta


22

Bên cạnh đó, cịn có nhóm bài ca dao nói về ý chí, nghị lực, lịng quyết
tâm vượt qua mọi gian khó và thể hiện niềm tin, niềm lạc quan, hy vọng ở
một tương lai tốt đẹp của nhân dân lao động:
- Sóng to thì mặc sóng to

Ta đẩy con đị quyết vượt sóng lên
- Rủ nhau đi cấy đi cày,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Cịn bài ca về sinh hoạt gia đình chính là tiếng ca đặc sắc nhất của người
phụ nữ. Các gia đình gia trưởng Việt Nam xưa cũng giống như một xã hội
phong kiến thu nhỏ, trong đó người đàn ơng được quyền ưu đãi, cha mẹ có
quyền định đoạt số phận của con cái. Những người phụ nữ trong gia đình như:
người vợ, người con gái, con dâu… thường là những thân phận bé nhỏ, luôn bị
phụ thuộc và bị áp bức. Nên những bài ca dao này thường phần nhiều là những
khúc hát than thân, bắt đầu bằng cụm từ ai oán “thân em”. Đó là những bài ca
thấm đẫm nước mắt và chứa đựng tinh thần phản kháng:
- Thân em như thể con tằm
Xe tơ kéo kén quanh năm cịn gì
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân
Nhóm bài ca về sinh hoạt xã hội, lịch sử là một mảng ca dao có chủ đề
khá phong phú. Đó là nhóm bài ca thể hiện tình yêu quê hương đất nước, là
tiếng ca phản kháng áp bức bóc lột, là tiếng ca tình nghĩa, là những khúc hát
thấm đẫm yêu thương:
-Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân cư giang khúc như hình con long
- Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ


23

Ca dao cũng luôn bám sát những chặng đường của lịch sử dân tộc, đặc
biệt những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm:
Ru con, con ngủ cho lành,

Cho mẹ gánh nước, rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Chứa chan tinh thần dân chủ, ca dao luôn quan tâm phản ánh cuộc đấu
tranh của nhân dân lao động chống lại chế độ bất công, tàn ác:
- Ếch kêu dưới vũng tre ngâm
Ếch kêu mặc ếch, tre dầm mặc tre
- Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
Nhưng giá trị đặc sắc nhất của ca dao chủ yếu nằm ở nội dung trữ tình,
là tiếng hát yêu thương con người mà tiêu biểu là những bài ca dao giao
duyên. Đó là mảng ca dao hay nhất, phong phú nhất và trữ tình nhất, bởi
khơng có gì bí ẩn, lãng mạn bằng tâm hồn những kẻ đang yêu:
- Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này
- Yêu anh cốt rũ xương mòn
Yêu anh đến thác vẫn cịn u anh
Nhìn chung, nội dung của tục ngữ, ca dao thật vô cùng phong phú và
sâu sắc. Chúng không chỉ là một bộ phận của văn học dân tộc, khơng chỉ đơn
thuần là thơ ca mà cịn là ngọn nguồn của khoa học, là lịch sử, là pháp quyền,
là sinh học, nông học, đạo đức, tôn giáo học… Và điều mà chúng tôi muốn
khẳng định là: trong tục ngữ, ca dao còn chứa đựng những tư tưởng triết học
của dân gian. Hai thể loại này không chỉ phản ánh tâm hồn Việt mà còn là sự
kết tinh trí tuệ Việt Nam, lối tư duy, cách suy nghĩ của người Việt qua nhiều


24

thế hệ. Đây là một nội dung hết sức quan trọng bởi trong đó kết tinh tồn bộ
sự thơng tuệ và minh triết của dân gian.

1.2.2.Tư tưởng triết học - nội dung đặc sắc của tục ngữ, ca dao Việt Nam
1.2.2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng triết học trong tục ngữ, ca dao
Có thể nói rằng, hồn cảnh địa lý và đặc điểm lịch sử của mỗi dân tộc
đã góp phần hết sức quan trọng vào q trình kiến tạo diện mạo của nền văn
hóa dân tộc đó.
Cịn theo cách nói của triết học Mác-Lênin thì tồn tại xã hội quyết định
nội dung của ý thức xã hội. Tồn tại xã hội chính là khái niệm triết học để chỉ
phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội gồm: phương thức sản xuất vật chất, các
yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân cư. Các yếu tố đó tồn
tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều
kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất
là quan trọng nhất.
Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận
khác nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm,
tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát
triển nhất định.
Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội; nội dung của ý
thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh
rằng tồn tại xã hội thế nào thì ý thức xã hội thế ấy:“đời sống tinh thần của xã
hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất” 61, tr.431, do đó
khơng thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó mà phải
tìm trong hiện thực vật chất. Ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội
và phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, điều kiện


25

đời sống vật chất khác nhau thì ý thức xã hội cũng khác nhau. Mỗi khi tồn tại

xã hội (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã
hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa,
nghệ thuật... tất yếu sẽ biến đổi theo.
Dĩ nhiên, để tồn tại và phát triển, con người không chỉ sản xuất ra của
cải vật chất, mà còn sản xuất ra của cải tinh thần, ra bản thân con người và
các quan hệ xã hội. Các lĩnh vực sản xuất đó tồn tại không tách rời nhau, tác
động qua lại lẫn nhau. Trong đó, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời
sống xã hội. Chính sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát
triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và
tinh thần của xã hội với tất cả tính phong phú, đa dạng của nó.
Thuộc lĩnh vực tinh thần xã hội, những tư tưởng triết học trong tục
ngữ, ca dao Việt Nam ra đời rất sớm nhưng chủ yếu được hình thành trong xã
hội phong kiến với những đặc điểm riêng của môi trường sinh thái: môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội, đồng thời còn chịu ảnh hưởng tác động
của các luồng văn hóa ngoại lai.
Về điều kiện tự nhiên. Việt Nam là một xứ sở nhiệt đới thuộc vành đai
Châu Á gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, thực vật phát triển hơn động
vật, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của con người Việt Nam trong
trường kì lịch sử. Nghề nông trồng lúa nước là cơ tầng của văn hoá, văn minh
Việt Nam, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng triết học của người Việt Nam. Do
ở vào một địa bàn cư trú rất thấp so với mực nước biển, địa hình hẹp, diện
tích tiếp giáp với biển lớn, hàng năm, người Việt luôn phải đối đầu với những
hiểm họa như : thủy, hỏa, đạo tặc mà kinh sợ nhất đó là thủy nạn. Hồn cảnh
tự nhiên khắc nghiệt đã nhào nặn và hình thành ở những cư dân nơi đây một
nếp sống, nếp nghĩ, một cách thức hành động, một lối ứng xử hài hoà, hiếu


×