Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Các chương trình tương tác của đài phát thanh và tryền hình quảng ninh hiện nay (khảo sát trên sóng phát thanh và truyền hình của đài phát thanh và truyền hình quảng ninh từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỖ THỊ THÚY TRÀ

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG TÁC
CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
QUẢNG NINH HIỆN NAY
(Khảo sát trên sóng phát thanh và truyền hình của Đài Phát thanh và
Truyền hình Quảng Ninh từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013)

Chuyên ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trí Nhiệm

Hà Nội, 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong luận
văn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
của Luận văn chưa được cơng bố ở bất cứ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào.

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
Bắt đầu từ khi tôi tham gia lớp đào tạo Cao học báo chí, tơi đã được
tiếp cận với những lý luận mới của báo chí và truyền thơng, thuyết mới trong
truyền thơng…, Từ những lý luận đó, tơi nhìn nhận trở lại với những hoạt
động chun mơn của Đài PT-TH Quảng Ninh, tơi thấy Đài đã có những
bước đi đúng hướng, theo những xu thế của truyền thơng hiện đại. Đài đã
phát triển được nhiều chương trình tương tác phát thanh. Song còn mảng nội
dung rất lớn và quan trọng của Đài đó là những chương trình tương tác
truyền hình chưa có một lộ trình phát triển riêng. Có những chương trình tuy
hay nhưng xuất hiện lẻ tẻ, tùy theo tình hình, khiến cho những chương trình
này chưa phải là những món ăn tinh thần, gần gũi và thường xuyên, định kỳ
của truyền hình Quảng Ninh- Một sự chênh lệch lớn giữa những các chương
trình tương tác phát thanh và các chương trình tương tác truyền hình. Trong
khi Đài Truyền hình Việt Nam các chương trình tương tác như giao lưu, đối
thoại, tọa đàm, chương trình về âm nhạc, tư vấn… đã trở thành các thương
hiệu, thu hút nhiều quảng cáo, tăng thêm nguồn thu cho Đài và có thể xã hội
hóa và tự ni chương trình. Đài PT-TH Quảng Ninh là một Đài đang vươn
tới Tổ hợp truyền thơng đa phương tiện. Nhưng dù Đài có thành cơ quan báo
chí đa phương tiện thì Phát thanh và Truyền hình vẫn phải là những chương
trình trụ cột. Nên Đài phải thực sự quan tâm đến các chương trình Phát
thanh và truyền hình, nhất là các chương trình theo xu thế hiện đại – đó là

các chương trình tương tác.
Để thực hiện được Luận văn này, em xin được trân trọng cảm ơn TS.
Nguyễn Trí Nhiệm đã hướng dẫn em thực hiện luận văn; Em xin cảm ơn các
thầy trong Hội đồng bảo vệ đề cương, Hội đồng bảo vệ Luân văn, các thầy,
cô giáo; các đồng nghiệp tại Đài PT-TH Quảng Ninh, các bạn học viên và
những người thân trong gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện để em hồn
thành chương trình Thạc sĩ báo chí.


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ATGT

An toàn giao thông

CTV

Cộng tác viên

BTV

Biên tập viên

FES

Đảng FPD của Đức – Đảng xã hội dân chủ


KTV

Kỹ thuật viên

PV

Phóng viên

PT – TH

Phát thanh - Truyền hình

QNR1

Kênh phát thanh Quảng Ninh 1

QNR2

Kênh phát thanh Quảng Ninh 2

QTV

Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh

VOV

Đài tiếng nói Việt Nam

VTV


Đài Truyền hình Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC CHƯƠNG
TRÌNH TƯƠNG TÁC TRÊN SĨNG PHÁT THANH VÀ
TRUYỀN HÌNH......................................................................... 11
1.1. Một số khái niệm................................................................................... 11
1.2. Phát thanh tương tác .............................................................................. 21
1.3. Những yếu tố, điều kiện để thực hiện chương trình phát thanh,
truyền hình tương tác.................................................................. 39
1.4. Tiêu chí của một chương trình phát thanh, truyền hình tương tác đạt
chất lượng................................................................................... 43
1.5. Vai trị của chương trình tương tác trong tổng thể chương trình phát
thanh, truyền hình....................................................................... 43
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 45
Chương 2: KHẢO SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG TÁC CỦA
ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH QUẢNG NINH....... 46
2.1. Giới thiệu các chương trình tương tác trên sóng Đài PT - TH Quảng
Ninh ........................................................................................... 46
2.2. Thực trạng các chương trình tương tác .................................................. 60
2.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế...................................................... 75
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 79
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH .................................. 81
3.1. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 81
3.2. Nhóm các giải pháp ............................................................................... 85
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 118

KẾT LUẬN................................................................................................ 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHảO ..................................................... 121
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tương tác đã và đang trở thành xu thế tất yếu của truyền thông hiện
đại. Nó cũng thể hiện xu hướng của phát thanh và truyền hình hiện đại. Sự
phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất cho
các chương trình tương tác được thực hiện, là yếu tố quan trọng để có phát
triển các chương trình tương tác. Trong những năm gần đây các chương trình
tương tác ở các kênh truyền hình, phát thanh trên cả nước xuất hiện ngày càng
nhiều hơn và ngày càng khẳng định giá trị của mình. Hoạt động tương tác đã
làm tăng thêm sự gắn bó mật thiết giữa cơng chúng và cơ quan truyền thơng.
Nó đã phá vỡ tư duy áp đặt, một chiều. Nó đã trở thành một mối quan hệ đặc
biệt, phù hợp với cuộc sống ngày càng hiện đại và ngày càng dân chủ, văn
minh. Từ đó những định hướng, những tri thức về mọi mặt của đời sống xã
hội trong nhân loại được mềm hóa và chuyển tải đến người dân một cách nhẹ
nhàng. Nhờ có các chương trình tương tác mà những khán giả cũng trở thành
nhà tư vấn, người cung cấp thông tin. Chi tiết này là một trong những chi tiết
khiến cho khán, thính giả đặt niềm tin cậy rất cao vào báo chí, truyền thơng.
Nó đã trở thành một phần trong đời sống của người dân.
Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình trên các kênh lớn như
VTV, VOV đã trở thành thương hiệu. Trong số các chương trình hay, hấp dẫn
ấy, có nhiều chương trình do chính anh, em trong Đài tự nghĩ ra Format và
ngày càng điều chỉnh, đổi mới để thiết thực và đáp ứng được xu thế hiện đại.
Trên thực tế, bên cạnh nhu cầu tiếp nhận thơng tin, khán, thính giả ngày
nay khơng chỉ đóng vai người xem, người nghe đài một cách thụ động mà cịn

muốn được tham gia vào trong các chương trình phát thanh, truyền hình một
cách chủ động với nhu cầu của bản thân. Nét đặc thù trong tâm lý tiếp nhận
thông tin của khán, thính giả hiện nay là mong muốn có được cảm giác gần


2
gũi, thân mật, mong tìm được sự mới mẻ, đa đạng và xác thực. Những giá trị
thông tin ngày càng được địi hỏi cao, trong đó tính nhân văn ngày càng được
mong đợi. Vì thế, các chương trình phát thanh, truyền hình phải đáp ứng được
nhu cầu này bằng việc khơi mở rộng rãi con đường giao lưu, đối thoại, tương
tác với khán, thính giả.
Nhìn thực trạng chung cả nước cho thấy báo hình, báo mạng điện tử,
yếu tố tương tác đang được tập trung khai thác, tạo nên luồng thơng tin đa
chiều hấp dẫn cịn báo phát thanh mới phát triển các chương trình tương tác.
Xu hướng của truyền thơng hiện đại đang có sự dịch chuyển nhanh chóng từ
một chiều (từ nhà xuất bản đến người xem, người đọc) trở thành công cụ giao
tiếp ba chiều (từ người xuất bản, nhà báo – bài báo – người đọc). Phát thanh
cũng khơng nằm ngồi sự dịch chuyển này. Thực tế cho thấy tại Đài PT - TH
Quảng Ninh hiện nay, các chương trình phát thanh tương tác lại tỏ ra ưu thế
hơn các chương trình truyền hình tương tác.
Để thu hút công chúng thời hiện đại đến với làn sóng, phát thanh
Quảng Ninh đã phát huy lợi thế của mình, đó là: thơng tin nhanh, chính xác,
sự gần gũi, thân mật và đẩy mạnh tính tương tác.
Trong một chừng mực nào đó, tính tương tác trong các chương trình
phát thanh, truyền hình là một trong những yếu tố “đo” sự hiện đại của
chương trình và là yếu tố quan trọng để thu hút khán, thính giả. Nhìn nhận,
đánh giá tính chất, chất lượng của phát thanh, truyền hình tương tác trên sóng
Đài PT - TH Quảng Ninh là việc làm cần thiết để từ góc độ lợi thế của hai
phương tiện truyền thông này xác định con đường ngắn nhất để chinh phục
khán, thính giả hiện nay. Từ đó nhìn nhận sự quan tâm phát triển các chương

trình tương tác, trong đó sự quan tâm phát triển tương tác trên truyền hình có
cân xứng với phát thanh hay chưa? Đã có lộ trình cho phát triển tương tác trên
mỗi phương tiện phát thanh, truyền hình.


3
Vấn đề phát thanh và truyền hình tương tác ở Đài PT - TH Quảng Ninh
chưa được chú ý nghiên cứu về mặt lý luận. Các chương trình phát thanh
tương tác của Đài PT - TH Quảng Ninh đặc biệt là các chương trình trực tiếp
thể hiện được tính tương tác, giao lưu, tuy nhiên những chương trình này
chưa nhiều, trong khi sóng phát thanh ngày càng mở rộng. Sự sáng tạo trong
cách thể hiện áp dụng áp dụng các fomat đã có sẵn, hoặc gần giống với các
chương trình ở các Đài khác. Sự sáng tạo trong xây dựng fomat mới với ý
tưởng mới khơng có nhiều.
Trên sóng truyền hình, các chương trình tương tác mới chỉ dừng lại ở
dạng như giao lưu, sân chơi, các chương trình trực tiếp; một số cách thức
tương tác qua sóng truyền hình, tuy nhiên phát huy tính tương tác và có ý đồ
phát triển các chương trình tương tác chưa thể hiện trên bất cứ một văn bản
nào của Đài.
Tất cả các chương trình phát thanh, truyền hình được gọi là có tính chất
tương tác ở Đài PT - TH Quảng Ninh chỉ là sự dập khuôn theo một mô tip ở
các kênh truyền hình khác. Đấy chính là điều khiến những người làm chương
trình phải suy nghĩ. Đó cịn là rào cản cho sự sáng tạo, phát triển những chương
trình mới, từ đó ngắn cản việc xác định lối đi cho các chương trình này khơng
thực hiện. Cách làm cịn theo bản năng, thụ động, chưa có kế hoạch.
Tuy nhiên trên chặng đường phát triển của mình Đài PT - TH Quảng
Ninh đã cho ra sóng những sản phẩm tương tác được nhân dân và các cấp
chính quyền nhiệt tình ủng hộ.
Trong bối cảnh Đài PT - TH Quảng Ninh đang có những bứt phá về
phát triển các chương trình ngày càng có tính chất tương tác, gần gũi hơn với

khán, thính giả, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình
phát thanh, truyền hình của Đài PT - TH Quảng Ninh cũng như một số Đài
địa phương và khu vực đặt ra vấn đề tìm biện pháp để thu hút khán, thính giả,
nâng cao hiệu quả thơng tin. Tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả các


4
chương trình phát thanh, truyền hình là lượng khán, thính giả xem, nghe đài
và tác động của thông tin đến khán, thính giả làm chuyển đổi trong nhận thức
và hành vi.
Trên làn sóng phát thanh có những chương trình phát thanh trực tiếp
với việc giao lưu cùng thính giả như: “Giai điệu yêu thương”; “Radio giờ cao
điểm”, “60 phút bạn và tơi”. Đó là những chương trình được đầu tư công phu,
kỹ lưỡng và cho được những kết quả khả quan. Ngồi ra các chương trình tọa
đàm, trao đổi cũng đã làm cho chương trình thêm phong phú và hấp dẫn. Đáp
ứng được u cầu về giải thích thơng tin về tình hình thời sự đang diễn ra.
Trên các kênh truyền hình Quảng Ninh, các chương trình tương tác lại
xuất hiện theo dạng như: tọa đàm, trao đổi trực tiếp và khơng trực tiếp. Những
chương trình xuất hiện khơng đều kỳ nhưng lại cho thấy dấu hiệu tiềm ẩn cho
sự phát triển.
Tất cả những chương trình tương tác của Đài PT - TH Quảng Ninh
bước đầu khẳng định được ưu thế của mình. Tuy nhiên, do thiếu điều kiện về
cơ sở vật chất, kỹ thuật, cùng với việc thực hiện chương trình theo kinh
nghiệm, học theo cách làm của các Đài Trung ương, địa phương, khơng có kế
hoạch tổ chức quy mơ, lâu dài, có nghiên cứu, đánh giá theo từng giai đoạn...
nên hiện tại nhìn tổng thể các chương trình tương tác của Đài chưa đáp ứng
được yêu cầu, cịn nhiều hạn chế. Vì vậy em đã chọn đề tài này để nghiên
cứu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả loại hình tương tác phát thanh,
truyền hình của Đài PT - TH Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng, phát triển các chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả phát

thanh, truyền hình.
3. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài đã có một số cơng trình nghiên cứu sau:
Trong cuốn: Cơ sở lý luận báo chí của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững
xuất bản năm 2011, phần đặc điểm cơ bản của thơng tin báo chí đã đề cập


5
đến “tính tương tác” của báo chí. Trong đó tác giả đúc kết khái niệm và đề
cập đến tương tác xã hội, tương tác truyền thông. Đây là tài liệu mới, có tính
cập nhật cao về các lý luận báo chí truyền thơng. Những nội dung mà cuốn
sách này đề cập, trong đó có tính tương tác là lý luận quan trọng, xương sống
để tác giả luận văn soi vào, điều chỉnh trong q trình nghiên cứu.
Trong cuốn: Báo chí và dư luận xã hội của PGS, TS. Nguyễn Văn
Dững, trong mục: Nhận diện đặc điểm báo chí hiện đại đề cập đến “tính
tương tác của thơng tin báo chí”: Ngoài những khái niệm về tương tác và các
vấn đề về tương tác truyền thông, tác giả đã đề cập đến phương thức thơng tin
của báo chí hiện đại là tương tác và đối thoại xã hội nhằm nâng cao năng lực
và hiệu quả tác động của báo chí, tạo sự đồng thuận xã hội; tác giả cung cấp
những lý luận về truyền hình tương tác và chỉ ra rằng: “Sức hấp dẫn của
truyền hình tương tác chính theo đúng nghĩa của nó , chính là truyền hình
thực tế và tương tác trực tiếp thẳng từ cuộc sống như truyền hình trực tiếp
mà hầu như khơng có sự dàn dựng hậu kỳ, trong đó cơng chúng của chương
trình vừa là người xem, vừa là người chủ tham gia tạo nên sự cộng hưởng và
sức hút từ ngoài tràn vào màn ảnh nhỏ…, những chương trình như thế, có lẽ
cịn đang ở phía trước, khi sự chuyển dịch sang dạng thức này cịn đang từng
bước và cần sự thích ứng chung”. [12. tr 166].
Tác giả Ngơ Thái Hà (2009) với Khóa luận tốt nghiệp Đại học: “Các
hình thức tương tác giữa thính giả với chương trình phát thanh”: Ngồi khái
niệm về tương tác, khóa luận cung cấp những hình thức tương tác giữa thính

giả với những người thực hiện chương trình phát thanh tạo nên sự sinh động,
hấp dẫn và không khí cởi mở giữa người làm chương trình và cơng chúng
phát thanh.
Khóa luận cũng đã đề cập: Tương tác là xu thế tất yếu của báo chí hiện
đại; Phát thanh tương tác là một hướng phát triển của phát thanh hiện đại; Vai
trị của việc sử dung các hình thức tương tác trong chương trình phát thanh;


6
Các yếu tố tác động đến hình thức tương tác giưã thính giả với chương trình
phát thanh; tình hình sử dụng các hình thức tương tác trong chương trình phát
thanh; Một vài khiếm khuyết trong khai thác, sử dụng các hình thức tương tác
giữa thính giả với chương trình: những hình thức tương tác chưa đạt hiệu quả
và những hình thức tương tác đạt hiệu quả; Nguyên nhân thành công và hạn chế.
Tác giả Nguyễn Thị Huyền (2009) trong Khóa luận Tốt nghiệp Đại
học: “Kỹ năng dẫn chương trình phát thanh tương tác trực tiếp 60 phút bạn
và tôi của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội 2” đã cung cấp nhiều về vai
trò và nhiệm vụ cũng như khả năng và yêu cầu của người Dẫn chương trình
phát thanh tương tác trực tiếp. Từ đây, đóng góp cho Luận văn khi đề cập đến
êkip thực hiện chương trình. Đặc biệt chương trình này có Format gần giống
với chương trình “60 phút bạn và tơi” - một chương trình tương tác trực tiếp,
bài bản của Đài PT - TH Quảng Ninh.
Th.S Đặng Thị Huệ (2008), Đề tài khoa học: “Nâng cao chất lượng và
hiệu quả các chương trình phát thanh có giao lưu, tương tác với thính giả
trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam”, Đề tài khoa học của Đài Tiếng nói Việt
Nam đã cung cấp rất nhiều những khái niệm, cách thức và xu thế của các
chương trình giao lưu, đối thoại, tọa đàm và tương tác với thính giả trực tiếp,
khơng trực tiếp, trong phịng thu và ngồi phịng thu.
Tác giả Lê Thị Hương Giang (2007) với Luận văn: “Tương tác trong
các bản tin thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam”; Luận văn cung cấp nhiều

lý luận về tương tác trên truyền hình. Đặc biệt là các khái niệm về tương tác
truyền hình; Các vấn đề về tương tác trong các bản tin thời sự của Đài TH
VN: Tương tác truyền hình, những kiểu tương tác trên truyền hình; Luận văn
cũng đề cập đến vai trị của việc tạo lập tính tương tác đối với truyền hình.
Tác giả Trần Thị Diệu (2007) với Khóa luận tốt nghiệp đại học: “Nâng
cao chất lượng chương trình phát thanh: “Bạn hãy nói cùng tơi””, (Tài liệu
tại thư viện Học viện Báo chí tuyên truyền).


7
Trần Quang Huy (2006) với Luận văn Thạc sĩ: “Hoạt động tương tác trên
báo mạng điện tử” đã cung cấp nhiều lý luận liên quan đến vấn đề tương tác.
Tác giả Đinh Thị Thu Hằng (2004) với Luận văn Thạc sĩ: “Dẫn chương
trình phát thanh thời sự trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam”: cũng cung cấp về
những vấn đề liên quan đến việc dẫn chương trình thời sự trên sóng Đài Tiếng
nói Việt Nam. Tác giả tham khảo tài liệu này để khai thác các khía cạnh liên
quan đến việc người dẫn chương trình có giao lưu, đối thoại với thính giả trên
sóng phát thanh.
Tác giả Đinh Thị Xn Hịa (2002) với đề tài: “Chương trình trị chơi
trên Đài Truyền hình Việt Nam”, Luận văn cung cấp cho tác giả những chức
danh cần thiết để tổ chức một chương trình tương tác trên truyền hình, từ đó
áp dụng cho các chương trình tương tác truyền hình nói chung.
- Vũ Thanh Hường - Tổ chức sản xuất các chương trình trị chơi truyền
hình- Luận văn thạc sĩ: Nói về đặc trưng của trị chơi truyền hình so với các
loại hình báo chí khác; Cách thức tổ chức sản xuất một chương trình trị chơi
trên truyền hình. Đề cập đến việc làm việc nhóm và sản phẩm tập thể:
Cac- Mac từng nói: “Duy nhất chỉ có tập thể mới cho phép cá nhân
làm chủ được những phương tiện giúp cho tất cả những năng khiếu của cá
nhân đơm hoa, kết trái” (Trích trong cuốn: Rèn luyện tâm linh trí tuệ để nâng
cao sức sáng tạo - NXB Thanh niên 2001). Tác giả Victor Peskeslis do Vũ

Liêm và Hải Thanh dịch. Luận văn này giúp cho tác giả đề cập đến vấn đề
làm việc nhóm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng của
các chương trình phát thanh, truyền hình tương tác, đề xuất các giải pháp để
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình.


8
Khái quát vấn đề lý luận về phát thanh, truyền hình tương tác, một xu
thế phát triển tất yếu của truyền thông hiện đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của Luận văn đề ra, cần phải
thực hiện nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan như: Lý
luận báo chí, truyền thơng, tương tác nói chung và chương trình tương tác
nói riêng;
- Khảo sát các chương trình tương tác trên phát thanh và truyền hình
Quảng Ninh từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013;
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả các chương trình tương tác; nguyên
nhân thành công và hạn chế.
- Điều tra, khảo sát nhu cầu của thính giả; phỏng vấn các chuyên gia,
các nhà lãnh đạo.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Tính tương tác trên các chương trình phát
thanh, truyền hình của Đài PT - TH Quảng Ninh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình tương tác phát thanh, các
chương trình tương tác truyền hình của Đài PT - TH Quảng Ninh từ tháng 6

năm 2012 đến tháng 6 năm 2013.

6. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
+ Dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin; chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước
liên quan đến báo chí và truyền hình; lý luận báo chí, truyền thơng, lý luận


9
báo chí phát thanh, truyền hình; cơng chúng báo chí; tâm lý báo chí; xã hội
học báo chí.
6.2. Phương pháp cụ thể
+ Nghiên cứu tài liệu: Để tìm những vấn đề lý luận, thong tin, kết quả
của những chương trình có liên quan.
+ Khảo sát, phân tích, so sánh: Nhằm hệ thống các chương trình tương
tác ở 2 lĩnh vực phát thanh và truyền hình. Từ đó rút ra những quy luật chung
của từng loại chương trình tương tác và cả hệ thống các chương trình tương
tác của đài PT - TH Quảng Ninh. Phân tích và so sánh nhằm tìm ra sự khác
biệt, những ưu và nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn của mỗi loại
hình.
+ Điều tra xã hội học: Đánh giá chất lượng, hiệu quả các chương trình
tương tác trên sóng phát thanh và truyền hình của Đài Phát thanh và truyền
hình Quảng Ninh hiện nay.
 Điều tra bằng bảng hỏi: Thu nhận những thông tin phản hồi từ phía
cơng chúng.
 Phỏng vấn sâu: phỏng vấn một số nhà báo, những người có am hiểu
đến vấn đề nghiên cứu; những nhà lãnh đạo, quản lý cung cấp những ý kiến,
đánh giá đóng góp, những kỹ năng và kinh nghiệm của những người làm
chương trình nhằm nâng cao chất lượng chương trình.
 Tọa đàm: Nhằm trao đổi với người lãnh đạo, nhà quản lý để khẳng

định về thông tin và lấy ý kiến đánh giá, những định hướng phát triển các
chương trình tương tác.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa về lý luận: Luận văn hệ thống hóa và làm rõ một số vấn
đề lý luận liên quan đến vấn đề tương tác trên sóng phát thanh và truyền hình.


10
- Khẳng định vai chương trình phát thanh, truyền hình tương tác là
một xu hướng phát triển của báo chí;
- Khẳng định vai trị của chương trình phát thanh và truyền hình
tương tác trong mối quan hệ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế của
Đài Phát thanh truyền hình.
- Chất lượng của chương trình quyết định đến hiệu quả.
- Muốn có chương trình phát thanh và truyền hình tương tác có chất
lượng cần phải đảm bảo tốt các tiêu chí về cơ sở vật chất, con người.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể:
- Phục vụ Đài PT - TH Quảng Ninh;
- Tài liệu tham khảo cho các Đài PT - TH;
- Tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo nhà báo PT - TH;
- Tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.
8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về các chương trình tương
tác trên song phát thanh và truyền hình.
- Chương 2: Khảo sát các chương trình tương tác của Đài Phát thanh
và Truyền hình Quảng Ninh.
- Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng
chương trình.



11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
TƯƠNG TÁC TRÊN SĨNG PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm tương tác
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Tương tác” là
tác động qua lại lẫn nhau.
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt – Nam do Nguyễn Lân chủ biên thì:
Tương tác (interactivity) là có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại.
Từ điển Webster đã định nghĩa động từ “tương tác” (To interact )là:
“hành động qua lại; thực hiện những hành động qua lại” (Viện Ngôn ngữ học
(2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và trung tâm từ điển học. Hà Nội,
Đà Nẵng). Nếu chúng ta xem xét về sự tương tác trong cuộc sống hằng ngày,
ta sẽ tìm thấy những ví dụ sát thực trong các tình huống xã hội: một cuộc đối
thoại, một ván tennis, trình diễn một bản nhạc… Tất cả các hình thức tương
tác đều cần có sự cộng tác, các bên liên quan phải phối hợp hoạt động, nếu
khơng, q trình này sẽ sụp đổ; tất cả các bên đều thực hiện quyền lực của
mình đối với bên kia, tác động đến những gì bên kia làm và thơng thường, có
những thỏa thuận (ngầm) là ai sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào. Trong
những ví dụ này, sự tương tác là một sự giao kết phức tạp và năng động giữa
2 hay nhiều bên. (Trần Quang Huy, Hoạt động tương tác trên báo mạng điện
tử- 2006- Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng).
Như vậy, tương tác là sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai
sự vật. Sự ảnh hưởng, tác động này mang tính hai chiều và khơng hạn định số
lần tác động. Ví dụ, trong dạy học, sự tương tác thể hiện ở tác động qua lại
không chỉ một chiều giữa thầy với trị mà cịn có sự tác động trở lại của trò
với thầy bằng phản biện, bằng tranh luận.



12
1.1.2. Tương tác xã hội
Theo PGS, TS. Nguyễn Văn Dững: [14 - tr 86]:
Có tương tác vật lý, hóa học giữa các sự vật, hiện tượng,
có tương tác xã hội.
Tương tác xã hội là quá trình tác động qua lại giữa các cá
nhân, nhóm xã hội (TTXH), theo từ điển bách khoa là khái
niệm xã hội học chỉ ra rằng mỗi hoạt động có mục đích của con
người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong một số
mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và thơng qua các mối
quan hệ đó. Đồng thời khái niệm đó cũng nói lên rằng mỗi
quan hệ đều gắn liền với một hoạt động nhất định. Sự TTXH
tồn tại trong sự tác động qua lại của mỗi hiện tượng, quá trình,
hay hệ thống xã hội, nói lên mối liên hệ và quan hệ hiện thực.
Nhưng không phải mọi thứ trong hiện thực xã hộiđều có thể sử
dụng khái niệm này để giải thích. Sự TTXH chỉ tồn tại trong
những điều kiện xã hội đặc thù, các điều kiện đó được thực
hiện do sự kết hợp của 3 nhân tố có liên quan với nhau: Hoạt
động xã hội, chủ thể xã hội, quan hệ xã hội”. Vấn đề, phạm vi,
mức độ và tính chất TTXH phản ánh mức độ dân chủ hóa đời
sống xã hội.
Tương tác xã hội có những đặc thù riêng. Mỗi cá nhân
hay nhóm, trong q trình tương tác vừa là chủ thể vừa là
khách thể, đều chịu ảnh hưởng chi phối của các chuản mực giá
trị xã hội, tâm lý xã hội và trường văn hóa với những tương
đồng và khác biệt. Trong tương tác, mỗi người, mỗi nhóm xã
hội chịu những tác động khác nhau như: lợi ích, động cơ, trình
độ hiểu biết, văn hóa, nhân cách… Trong quá trình tương tác,



13
vừa tạo nên diện mạo, chân dung của mỗi cá nhân, nhóm tham
gia với những tương đồng, khác biệt, hợp tác và chia sẻ. Tương
tác xã hội có thể làm gia tăng năng lực tư duy, sáng tạo của mỗi
người và mỗi nhóm xã hội do “cọ xát” tư duy, nhận thức trong
quá trình tăng dần những tương đồng, giảm dần sự khác biệt.

1.1.3. Tương tác trong truyền thông
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS, TS. Nguyễn Văn Dững
có đề cập đến lý luận quan trọng về tương tác trong truyền thông: [14]
Trong truyền thông, tương tác có nghĩa là sự tác động,
giao tiếp hai chiều qua lại giữa chủ thể với khách thể truyền
thông, giữa nhà truyền thông với công chúng trong những điều
kiện và vấn đề cụ thể nào đó. Một trong những nguyên lý quan
trọng của truyền thông là tương tác càng nhiều- tần suất cao,
tương tác càng bình đẳng bao nhiêu thì năng lực và hiệu quả
truyền thông càng cao bấy nhiêu.
Tương tác khơng phải là dịng thơng tin phản hồi chậm
chạp và rời rạc mà là hầu như đòng thời diễn ra, trao đổi qua lại
giữa chủ thể và khách thể; mặt khác, giữa chủ thể và khách thể
có sự chuyển đổi vị trí cho nhau. Tương tác càng khơng phải là
dịng thông tin một chiều áp đặt, mà là tương tác bình đẳng, tơn
trọng lẫn nhau, trên cơ sở tăng dần những tương đồng, giảm
dần sự khác biệt giữa chủ thể truyền thơng và cơng chúng xã
hội, hoặc giữa các nhốm công chúng khác nhau.
Tương tác xã hội là phương thức cơ bản trao đổi thơng
tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm, tìm
kiếm, trao đổi và nâng cao năng lực sáng tạo giá trị mới cho



14
mỗi cá nhân nhóm xã hội và cộng đồng nói chung. Do vậy,
tương tác xã hội trong thông tin báo chí có trở thành đặc điểm
nổi trội hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tương tác xã hội trong báo chí là đặc điểm thơng tin của
báo chí hiện đại. nhờ sự trợ giúp của công nghệ thông tin
truyền thông số, cùng với sự phát triển của xã hội trên các bình
diện như trình dộdân cư, thiết chế dân chủ xã hội bảo đảm và
trình độ, năng lực của báo chí chun nghiệp.
Trong thơng tin báo chí, tương tác bình đẳng nhưng cần
kỹ năng định hướng thơng tin, hướng dẫn dư luận xã hội. Cơ sở
đánh giá hiệu quả tương tác thơng tin báo chí là sự tạo ra sự
đồng thuận xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững, phòng
tránh những nguy cơ bất ổn trong cộng đồng. Do đó, bảo đảm
tính tương tác trong thơng tin báo chí về những vấn đề nêu ra,
địi hỏi người làm báo khơng những cần có kiến thức, trình độ
am hiểu vấn đề, mà cịn có phong cách làm báo chun nghiệpcó nguyên tắc, kỹ năng tác nghiệp cùng với sự hiểu biết thấu
đáo vấn đề, chia sẻ với nhóm cơng chúng xã hội cũng như định
hướng dần dư luận xã hội.
Tuy nhiên, tương tác xã hội trong thông tin báo chí, chủ
yếu nói đến vai trị báo chí như cầu nối, phương tiện và phương
thức tương tác giữa công chúng xã hội với các nhà hoạch định
chính sách, các nhà lãnh đạo, quản lý… trên những vấn đề lớn,
ảnh hưởng đến quá trình phát triển và đời sống nhân dân.
Vấn đề nhận thức rõ tính tương tác xã hội trong báo chí
có ý nghĩa to lớn, thiết thực đối với người làm báo chuyên
nghiệp, và đối với sự phát triển nói chung.



15
Tương tác trong lĩnh vực truyền thơng nói chung là sự tác động của
thông tin đến công chúng và phản hồi của cơng chúng đến các cơ quan báo
chí dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự tương tác này tạo nên cơ chế thơng tin
hai chiều và tính chủ động, dân chủ trong tiếp nhận thông tin.
Trước đây, sự phản hồi của công chúng đối với các cơ quan truyền
thông diễn ra chậm do công nghệ thông tin, viễn thông chưa phát triển. Hình
thức chủ yếu là qua thư gửi bưu điện. Ban bạn đọc; Hộp thư thính giả… xử lý
các thông tin phản hồi này.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, sự
phản hồi của cơng chúng diễn ra nhanh hơn, thậm chí diễn ra ngay khi tác
phẩm báo chí được cơng chúng tiếp nhận. Điều này thể hiện rõ trong các
chương trình truyền hình, phát thanh tương tác phát sóng trực tiếp.
Ở truyền hình, với những đặc thù về việc truyền hình ảnh và khả năng
thích ứng cao cho tương tác, truyền hình ở Việt Nam mở ra nhiều hình thức
tương tác. Phổ biến nhất là tương tác bằng tin nhắn điện thoại.
Tương tác bằng tin nhắn là hình thức đơn giản nhất và cũng là cách thu
hút khán giả của các kênh truyền hình. Ngay khi chương trình đang phát sóng
hoặc khi vừa kết thúc, trên màn hình hiện lên một số câu hỏi như bạn thích ca
khúc nào nhất, ca sĩ nào trình bày ấn tượng... Hãy gửi tin nhắn đến số... Nếu
là tương tác trực tiếp, vài mươi giây sau tin và số điện thoại của khán giả hiện
trên màn hình vơ tuyến. Hình thức tương tác bằng tin nhắn thường được sử
dụng trong các chương trình âm nhạc, hoặc phim truyền hình. Ở Úc, một bộ
phim truyền hình phát sóng, sau khi kết thúc tập phim thường có phần kêu gọi
khán giả nhắn tin bình phẩm, thêm thắt chi tiết, muốn tập sau nhân vật đó như
thế nào... Cách này phim truyền hình Hàn Quốc cũng áp dụng để thăm dị
khán giả. Các Đài truyền hình được lợi, đó là vừa tìm hiểu phản ứng của khán
giả, vừa tăng lượng cơng chúng, vừa có nguồn thu phí từ lượng tin gửi về.



16
Hình thức tương tác trực tiếp, giao lưu trực tiếp với người thực hiện
chương trình, khách mời của chương trình cũng khá phổ biến trên các kênh
truyền hình. Đó là chương trình dạng talk show phát sóng trực tiếp như
chương trình 8h tối thứ 6 phát trên kênh VTV2, Như chưa hề có cuộc chia ly,
phát trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam, Sao online của Đài
truyền hình Kỹ thuật số VTC, cũng là những chương trình truyền hình tương
tác. Người xem có thể gọi điện thoại trực tiếp, bày tỏ ý kiến với nhân vật của
chương trình trong các chương trình tọa đàm, giao lưu được phát sóng trực
tiếp. Hiện VTV2 có chương trình giao lưu, đối thoại với thầy thuốc và người
dân, trong việc phòng và chữa bệnh cũng là một chương trình truyền hình
tương tác thu hút thính giả.
Năm 2007, Truyền hình Việt Nam có thêm kênh mới – VTV6, ra mắt
chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên, theo phong cách mới:
truyền hình tương tác, một xu hướng truyền hình hiện đại trên thế giới. Điều
này tạo nên sự mới mẻ, mang tính đột phá trong việc sản xuất chương trình
của truyền hình Việt Nam. Kênh VTV6 như người bạn thân thiện, gần gũi,
được giao tiếp bằng nhiều hình thức như truyền hình, Internet (email,
webcam, blog), điện thoại di động, điện thoại đường dài... ngay trong lúc
chương trình đang phát sóng hay trước đó. Nhiều chương trình có khán giả
tham gia vào việc sản xuất nội dung như Clip Việt – dành cho những bạn trẻ
yêu thích quay phim, chụp ảnh, Thế hệ tơi – dành cho sinh viên báo chí... Kết
nối trẻ, là chương trình thảo luận đa chiều trên mạng và truyền hình, hồn
tồn mở cho thanh niên, sinh viên từ 18 – 24 tuổi, mọi người có thể thảo luận
các vấn đề của giới trẻ khi tiếp cận những trào lưu cuộc sống, đặc biệt là các
vấn đề trong tiếp nhận, tiếp thu, thưởng thức nghệ thuật... Nhà tròn là talk
show có đối tượng tham gia trẻ nhất. Chương trình là những cuộc trao đổi các
vấn đề tuổi teen quan tâm, từ tâm lý giới tính đến việc hỗ trợ pháp luật khi có



17
các vấn đề về bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, tâm lý...
đưa ra các giải pháp để giải quyết. [25]
Có thể nói, những năm gần đây, xu hướng “mở” giữa chương trình
truyền hình và khán giả từ chỗ hạn hẹp trong việc chơi game của thiếu nhi,
phim truyện, âm nhạc, trị chơi truyền hình hiện đang lan rộng đến các
chương trình mang tính xã hội, dân sinh...
Hiện nay, trong số các phương tiện thông tin đại chúng thì báo mạng
điện tử có nhiều ưu thế trong tương tác hơn cả, nhờ yếu tố thông tin nhanh,
độc giả dễ dàng truy cập, và việc kiểm sốt thơng tin phản hồi từ độc giả cũng
dễ dàng hơn. Ở báo mạng điện tử, có hai hình thức phổ biến:
Hình thức thứ nhất là tạo khơng gian dành riêng cho độc giả viết phản
hồi sau mỗi tác phẩm được đăng tải. Sự phản hồi này làm cho vấn đề nêu lên
được đánh giá nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thậm chí là những ý
kiến trái chiều. Thông tin trở nên phong phú, đa dạng. Và người được hưởng
lợi chính là độc giả. Từ hình thức tương tác này, người làm báo mạng có thể
“đo” được lượng độc giả đối với từng vấn đề cụ thể, điều chỉnh thông tin để
tờ báo đến gần công chúng hơn, thu hút đơng đảo độc giả hơn.
Hình thức thứ hai sống động hơn, đó là giao lưu trực tuyến với các
nhân vật, khách mời thuộc các lĩnh vực khác nhau. Những cuộc giao lưu trực
tuyến đã phát huy tối đa tính tương tác giữa những người làm báo, khách mời
và độc giả. Trong các cuộc giao lưu trực tuyến như vậy, phóng viên, biên tập
viên là cầu nối giữa độc giả với khách mời. Nội dung cuộc giao lưu không
phải chỉ là những vấn đề “định vị” sẵn trong kịch bản, một chiều theo cách
nhìn nhận của phóng viên, biên tập, mà đó cịn là những vấn đề độc giả quan
tâm. Độc giả có thể “đối thoại” với khách mời, làm nên nội dung của cuộc
giao lưu.


18

So với báo mạng điện tử, báo phát thanh thực hiện tương tác khơng
thuận lợi bằng bởi sự kiểm sốt thính giả tham gia chương trình trực tiếp qua
điện thoại phức tạp hơn, nhưng so với truyền hình, báo phát thanh có nhiều
thuận lợi trong việc thực hiện tương tác. Bởi tính chất của báo phát thanh là
âm thanh, tiếng nói, ý kiến của thính giả dễ dàng chuyển tải lên chương trình,
làm nên một phần của nội dung. Thực hiện phát thanh tương tác khơng địi
hỏi nhiều nhân lực và khơng tốn kém như truyền hình.
Có thể nói, hiện nay, truyền thông tương tác đang là xu thế phát triển
mạnh, được công chúng hưởng ứng bởi sự dân chủ hóa và tính đa chiều của
thơng tin.
Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Báo chí trong q trình tồn
cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng” Tác giả Lê Thu Hà - Giảng viên
khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tun truyền đã có bài: “Sự gia tăng tính
tương tác của cơng chúng - tương lai của báo chí” đã nhận định:
Cơng chúng báo chí là đối tượng mà báo chí hướng vào để tác
động, nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình.
Đồng thời, cơng chúng cịn tương tác trở lại, giám sát, quyết định
vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí - truyền thơng.
Cơng chúng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông khác
nhau để tương tác với loại hình báo chí, các cơ quan báo chí, nội
dung báo chí hàng ngày, hàng giờ. Tính tương tác giúp rút ngắn
khoảng cách giữa báo chí và cơng chúng, khiến những vấn đề xã
hội được nhìn nhận một cách khách quan trên nhiều bình diện. Tính
tương tác trên báo chí thể hiện ở các góc độ:
- Tương tác có định hướng: là sự định vị trên các tác phẩm
báo in, chương trình phát thanh truyền hình, ví dụ như: “biết thêm
chi tiết xin gọi về số điện thoại…”, “nhắn tin về tổng đài và làm


19

theo hướng dẫn…”. Cịn trên báo điện tử thì có nút “trang tiếp”,
trở về trang đầu”… Điều này tạo sự thuận lợi, tiết kiệm thời gian
cho công chúng khi muốn tìm hiểu thêm thơng tin.
- Tương tác tùy biến: cơng chúng có thể giao lưu trực tiếp
với các nhà báo, tịa soạn, cơng chúng khác,… Điều này thể hiện rất
rõ ở các chương trình giao lưu trực tiếp, cầu truyền hình trực tiếp,
cơng chúng có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình ngay tại thời
điểm sự kiện đang diễn ra.
- Tạo ra sự phản biện, dư luận xã hội một cách tích cực
Dẫu đó là những phản hồi đồng thuận hay phản ứng trái
chiều thì cũng tạo điều kiện để phóng viên kiểm định, xem xét sự
chính xác của thơng tin, từ đó nhà báo cũng có thể đề nghị bạn
đọc cung cấp thêm thông tin. Hoạt động tương tác giúp tạo ra sự
gần gũi với cơ quan báo chí, bày tỏ dữ liệu khá đầy đủ về đặc
điểm nhu cầu, trình độ, sở thích của từng nhóm đối tượng công
chúng. [20, tr 217]
Tác giả Lê Thu Hà cũng đề cập về xu thế tại Việt Nam:
Khảo sát của tác giả đối với 1.800 công chúng trên cả nước
trong năm 2013 cho thấy, nhu cầu tương tác đối với báo chí của
cơng chúng Việt Nam rất cao. Trong đó, khả năng tương tác tốt với
cơng chúng của truyền hình là cao nhất chiếm 62.8%, ngay sau đó
là báo mạng với 48.7%, báo in xếp vị trí thứ ba với 29.1% và cuối
cùng là đài phát thanh chỉ chiếm 15.8%. 220
Lý do truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất là bởi các yếu tố âm
thanh, quảng cáo và chất lượng hình ảnh tốt, sự phong phú về các
chương trình gameshow, ca nhạc và giải trí, phim ảnh được chọn


20
lọc có định hướng. Do vậy, sự thu hút và khả năng tương tác với

cơng chúng của truyền hình được đánh giá cao.
Vẫn cịn lượng cơng chúng khơng thể đánh giá được khả năng
tương tác của mình với báo in 19.2%, báo phát thanh là 25.2%,
truyền hình là 14.8% và báo mạng là 25.4%. Những con số này rơi
chủ yếu vào công chúng thuộc vùng nông thôn, kiến thức chưa đủ
hiểu biết để đánh giá được sự tương tác. Điều này đặt vấn đề về
cách thức truyền tải thông tin tới cơng chúng hiện nay của các cơ
quan báo chí đã thật sự hiệu quả và rộng khắp hay chưa.
Việc cơng chúng khơng tương tác với báo chí cũng có nhiều lý
do, và lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là “vì khơng biết cách” chiếm
24%, ngay sau đó là lý do “vì ngại, lười” chiếm 21% kém lý do cao
nhất 3%.
Bên cạnh đó, một số lý do khác như “Khơng có phương tiện,
cơng cụ để tương tác với báo chí” hay “tương tác khơng có tác
dụng gì” chiếm tỷ lệ khơng đáng kể. Điều đó cho thấy cơng chúng
đã phản ảnh đúng thực tế hiện nay, là các cơ quan báo chí muốn
biết khả năng tương tác của các loại hình báo chí với cơng chúng
như thế nào, nhưng lại không chú ý tới những cách thức giúp công
chúng hiểu để tương tác tốt hơn với báo chí. Đặc biệt là đối tượng
công chúng thuộc vùng nông thôn.
“Chúng tôi biết gì mà tương tác, mà phản hồi, người dân
chúng tơi đã nghèo nay lại cịn học kém, mấy cái đó tơi khơng biết
gì đâu” (Nam - 48 tuổi - làm ruộng - An Giang)
Cịn với đối tượng cơng chúng đánh giá được sự tương tác,
mục đích chính họ tương tác với báo chí là bởi mong muốn được
“chia sẻ, đồng cảm” chiếm 33.3% và muốn “lên án, phê phán hiện


×