Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Các chương trình giải trí truyền hình với việc đáp ứng nhu cầu và sở thích giới trẻ hiện nay ( khảo sát kênh vtv3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 92 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÁ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

ĐỖ NGỌC SƠN

CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TRUYỀN HÌNH
VỚI VIỆC ĐÁP ỨNG
NHU CẦU VÀ SỞ THÍCH GIỚI TRẺ HIỆN NAY
( Khảo sát kênh VTV3)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

HÀ NỘI - 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÁ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

ĐỖ NGỌC SƠN



CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TRUYỀN HÌNH
VỚI VIỆC ĐÁP ỨNG
NHU CẦU VÀ SỞ THÍCH GIỚI TRẺ HIỆN NAY
( Khảo sát kênh VTV3)
Chuyên ngành : BÁO CHÍ HỌC
Mã số

: 603201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN VĂN DỮNG

HÀ NỘI – 201


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, các kênh truyền hình tại Việt Nam phát triển nhiều tới mức,
việc làm thế nào để giữ người xem ngồi trước màn hình mà khơng chuyển
kênh là một điều vơ cùng khó khăn đối với người làm truyền hình. Các kênh
truyền hình xã hội hóa vẫn là mảnh đất để đầu tư của các quảng cáo, họ
hướng về các chương trình giải trí dành cho giới trẻ. Chính vì vậy truyền
hình đã trở nên quá tải với những kênh giải trí đôi khi thiên về quảng cáo,
phô trương một lối sống hình thức của giới trẻ. Để có được một thương hiệu
truyền hình được xã hội khẳng định, được giới trẻ quan tâm trong thời buổi
“nhà nhà làm truyền hình” như hiện nay, theo đánh giá của ngay những

người trong cuộc, là q khó khăn, nhưng khơng phải chỗ kiếm tiền quá dễ
như nhiều người lầm tưởng. Không dễ làm nếu không hiểu nghề, không
chuẩn bị đầy đủ cả về cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn kinh phí để đủ sức
chạy đường dài.
Chọn đối tượng khán giả nào, đầu tư cho kênh tổng hợp hay chuyên
biệt - với các đối tác liên kết cũng là một bài toán nan giải. Kênh truyền hình
hướng đến nhu cầu, sở thích giải trí của giới trẻ, là một việc khó làm vì đối
tượng khán giả này tâm lý luôn thay đổi.
Xét về nhu cầu “ vừa là động cơ, vừa là mục đích” cho mọi hoạt động
(K.Makx và F.Angels tồn tập, NXB tiến bộ, M.1977, tập 12 trang 718) và
đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống con người. Là mục đích nhu cầu,
hiện thân cho sự phát triển, là động cơ, nhu cầu thúc đẩy hoạt động của con
người. Khi gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn, nhu cầu cầu trở thành động
cơ hướng tới hoạt động của con người tới đối tượng đó.


4

Xuất hiện như những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống và tuân theo quy
luật phát triển của xã hội, nhu cầu, sở thích đã trở thành một thuộc tính của
con người với những biểu hiện phong phú đa dạng.
Với đặc thù là một sản phẩm giải trí trên truyền hình. Các chương
trình giải trí đã nhanh chóng đã tạo ra cho con người và xã hội một loại nhu
cầu tinh thần mới. Nhu cầu, sở thích này đã chiếm một vị trí quan trọng
trong mỗi gia đình. Với sự phát triển của ngành truyền hình, các chương
trình giải trí đã góp phần hình thành nhu cầu, sở thích của khán giả truyền
hình và đặc biệt là khán giả trẻ.
Nghiên cứu các chương trình giải trí truyền hình nhằm đáp ứng nhu
cầu, sở thích của giới trẻ sẽ tạo cơ sở khoa học để xây dựng các chương trình
giải trí, góp phần phát triển các chương trình giải trí ngày càng đa dạng và

phong phú hơn. Điều này có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn.
Giới trẻ là nhóm xã hội đặc biệt, nhóm đang chuẩn bị kiến thức và
kinh nghiệm để bước vào lao động sản xuất. Với những đặc điểm tâm lý của
giới trẻ, lứa tuổi đã làm cho họ năng động tìm phương thức thỏa mãn và các
chương trình giải trí trên truyền hình cũng là nơi họ quan tâm đến. Nghiên
cứu này sẽ giúp những người làm chương trình giải trí trên truyền hình tạo ra
những các chương trình có sức hấp dẫn đáp ứng nhu cầu, sở thích của giới
trẻ. Trên cơ sở đó khai thác khán giả tiềm năng cho các chương trình xã hội
hóa. Vì những lý do trên mà tơi chọn nghiên cứu đề tài “ Các chương trình
giải trí truyền hình với việc đáp ứng nhu cầu, sở thích của giới trẻ hiện
nay ( Khảo sát kênh VTV3).
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở xây dựng những luận điểm lý luận và nghiên cứu khảo sát
thực tiễn nghiên cứu các chương trình giải trí trên kênh VTV3 – Đài THVN
nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của giới trẻ, luận văn đề xuất các giải pháp


5

cho việc sản xuất chương trình nhằm góp phần thay đổi ( Phát triển) nhu cầu,
sở thích của giới trẻ hiện nay.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1 Khách thể nghiên cứu: Các chương trình giải trí trên kênh VTV3 – Đài
THVN cụ thể là 21 chương trình đang phát sóng thường xun trên kênh
VTV3.
- Nhóm các chương trình show game
- Nhóm các thể loại khác
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các chương trình giải trí trên kênh vtv3 –
ĐTHVN với khả năng đáp ứng nhu cầu, sở thích giả trí của giới trẻ.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

- Hiện nay các chương trình giải trí trên đã có nhiều hình thức hấp dẫn
đem lại những thành công nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số những bất
cập chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới cho một kênh truyền hình và
thuyết phục, lơi kéo được cơng chúng khán giả tiềm năng.
- Hiện nay việc phân chia nhu cầu giải trí của giới trẻ chủ yếu dực trên
những phán đốn chủ quan; song vấn đề này cần nếu phân chia mức độ nhu
cầu, sở thích của khán giả truyền hình nói chung và giới trẻ nói riêng dựa
vào tình hình thực tế.
-Trên cơ sở nhận diện nhu cầu, sở thích và nắm được những yếu tố chi
phối nhu cầu, sở thích của giới trẻ, có thể đưa ra những giải pháp nhằm xây
dựng kênh truyền hình với những chương trình giải trí hấp dẫn đáp ứng nhu
cầu, sở thích giới trẻ trong giai đoạn hiện nay.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu sở thích của giới về các
chương trình giải trí trên kênh VTV3


6

- Khảo sát thực trạng các chương trình giải trí đang phát sóng trên
kênh VTV3.
- Sử dụng kiến thức liên ngành, nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi cho
chương trình giải trí truyền hình.
- Tìm hiểu thực trạng đặc điểm và mức độ nhu cầu, sở thích chương
trình giải trí của giới trẻ học sinh trung học phổ thông và đại học.
- Phân tích và tổng hợp một số nguyên nhân dẫn đến các chương trình
chưa đáp ứng được nhu cầu, sở thích của khán giả trẻ.
- Đề xuất và bổ sung một số giải pháp trong việc thực hiện sản xuất
các chương trình giải trí
6. PHẠM VI KHẢO SÁT CỦA ĐỀ TÀI

Để thực hiện đề tài này, tôi khảo sát 3 trường đại học 1 trường cao
đẳng, 1 trường phổ thơng trung học nhằm tìm hiểu mức độ nhu cầu, sở thích
của giới trẻ về chương trình giải trí. Với số phiếu là 300 ( 200 phiếu dành
cho đại học, 100 phiếu dành cho trung học phổ thông)
- Đại học quốc gia, đại học FPT, Học viện báo chí và tuyên truyền
- Cao đẳng sư phạm HN.
- Trường chuyên tốn Đại học quốc gia,….
Với quy mơ của một luận văn thạc sĩ và thời gian thực hiện luận văn
theo quy định, đề tài chỉ mong làm rõ được thực trạng hiện nay các chương
trình giải trí đang phát sóng trên kênh VTV3 – Đài THVN, đồng thời đưa ra
các giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng được nhu cầu, sở thích của giới trẻ
hiện nay.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu lý luận
Tâm lý học lứa tuổi.


7

Tài liệu lý luận về truyền hình
Tài liệu về truyền thơng
Tài liệu xã hội học
Tài liệu về văn hóa học
+ Nhóm phương pháp thu thập số liệu điều tra thực trạng
- Phương pháp điều tra bảng hỏi (Câu hỏi đóng, mở, thang đo)
- Đánh giá thực trạng về mức độ về nhu cầu, sở thích các chương trình
giải trí trên truyền hình của giới trẻ.
- Sử dụng tốn thống kê để xử lý số liệu, giúp cho việc định tính được
chính xác

8. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xác định nội
dung nghiên cứu của đề tài và để giải quyết nội dung trên, bằng việc xây
dựng tiến trình nghiên cứu với hệ thống phương pháp nghiên cứu cụ thể,
cũng như cách thức tổ chức đáp ứng với từng nội dung nghiên cứu. Q trình
đó tiến hành như sau:
a/ Giai đoạn 1:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu và khai thác hệ thống lý thuyết
chuyên ngành và các lý thuyết liên ngành làm như ( Khái niệm nhu cầu,
truyền thơng văn hóa học, tâm lý học…) làm cơ sở nền tảng cho lý luận và
thực tiễn của luận văn.
- Phân tích các kết quả: Phân tích các kết quả nghiên cứu lý luận, tìm ra
hệ thống lý thuyết để vận dụng nhằm đánh giá trong các kết quả nghiên cứu.
- Xây dựng giả thuyết: Xây dựng giả thuyết mang tính giả định dựa trên
hệ thống lý thuyết để đưa ra các hướng nghiên cứu khác nhau trong luận văn.
b/ Giai đoạn 2
- Khảo sát thực trạng kênh vtv3: Khảo sát khả năng sản xuất, tiêu chí,
định hướng và số lượng chương trình giải trí đạng phát sóng trên kênh vtv3.


8

- Phân tích kết quả: Tổng hợp đánh giá các kết quả thu được từ khảo
sát thực trạng trên kênh vtv3.
- Đánh giá bổ sung giả thuyết: Dựa trên hệ thống lý thuyết và khảo sát
thực trạng, xây dựng giả thuyết đa phương án với nhiều câu hỏi khác nhau
nhằm tìm ra nguyên nhân của vấn đề.
c/ Giai đoạn 3:
- Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tác động của truyền thông: Xây
dựng bảng hỏi thu thập thông tin, phân tích tình hình hệ thống truyền thơng

hiện nay và cơ chế tác động đến giới trẻ. Tìm hiểu thực trạng nhu cầu, sở
thích của giới trẻ về các chương trình giải trí ở các mặt nội dung và cấp độ,
phương thức thỏa mãn nhu cầu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của họ.
- Phân tích kết quả: Định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu
đã khảo sát.
- Đánh giá khẳng định giả thuyết: Qua từng giai đoạn nghiên cứu dựa
trên kết quả quan sát, phân tích từ các sự kiện riêng lẻ ( Hệ thống các khái
niệm, thực trạng kênh VTV3, các yếu tố tác động, kết quả từ khảo sát...) luận
văn đã khẳng định giả thuyết nghiên cứu, từ đó đưa tra hướng nghiên cứu
mang tính khoa học có ý nghĩa thực tiễn cao
Sơ đồ: Tiến trình nghiên cứu
GIAI ĐOẠN I

GIAI ĐOẠN II

NC lý luận và
nghiên cứu thăm dị

Khảo sát thực trạng
kênh VTV3

Phân tích kết quả

Phân tích kết quả

Xây dựng giả thuyết

Đánh giá bổ sung giả
thuyết


GIAI ĐOẠN III

NC lý luận, thực
tiễn và tác động
của truyền thơng

Phân tích kết quả
Đánh giá khẳng định
giả thuyết


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Nhu cầu là một hệ thống gồm hai phạm trù: Vật chất và tinh thần giữ
vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và con người, chính vì thế, nó trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhân văn. Từ rất lâu
các nhà khoa học trong lĩnh vực triết học, tâm lý học, văn hóa học, truyền
thơng…..đã tập trung nghiên cứu vấn đề này.
- Trong triết học
Trong nghiên cứu của mình từ năm 1843- 1849, tuy khơng bàn một
cách hệ thống về vấn đề nhu cầu, nhưng K.Marx đã đưa ra những luận điểm
khái quát về vấn đề này. Theo ông nhu cầu của con người tùy thuộc vào
những yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự quy định của trình độ sản xuất
của xã hội, và trình độ phát triển của nhu cầu gắn liền với trình độ phát triển
của phương thức sản xuất.
- Trong tâm lý học
Nhu cầu trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học. Các
cơng trình nghiên cứu về nhu cầu gắn liền với tác giả: S.freud, J. Watson, A.

Maslow, ……Lucien Seve, A.G. Kovaliov, A.N. Leonchiev, B.F.Lomov
- Trong nghiên cứu: Ảnh hưởng của trị chơi truyền hình đến giới
trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh( Chủ nhiệm: CN.Lê Thị DungThành viên
tham gia: ThS.Lê Thị Thanh Tâm, CN.Trần Văn Phương, CN.Nguyễn Thái
Đặng Hồng Ân, CN.Hồ Thị Luấn, CN.Nguyễn Hải Loan)
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các trò chơi trên truyền
hình đang phát triển với tốc độ rất nhanh, việc nghiên cứu ảnh hưởng trị
chơi truyền hình nhằm tìm hiểu thực trạng trị chơi truyền hình, và những
ảnh hưởng (tích cực lẫn tiêu cực) của trị chơi truyền hình, những cảm nhận,
đánh giá của giới trẻ, và thơng điệp mà các trị chơi trên truyền hình muốn


10

nhắn gởi (mức độ truyền đạt giá trị văn hóa truyền thống, kiến thức, định
hướng thẩm mỹ đến giới trẻ).
- Nghiên cứu: Sở thích đọc sách của giới trẻ Huế hiện nay: Những
số liệu điều tra(Hue Young People’s Interest in Their Reading Nowadays)
Trong hàng loạt yếu tố tác động đến việc hình thành nhân cách và chuẩn
mực văn hố cho giới trẻ, các loại hình văn hố nghệ thuật cũng tham gia
một cách tích cực và đóng vai trị quan trọng. Lớp trẻ hiện nay có xu hướng
thích những loại hình nghệ thuật hiện đại, do quan niệm và cách nhìn về cái
đẹp cũng có sự thay đổi lớn so với trước đây.
Khi nhân loại bước sang kỷ nguyên kinh tế tri thức, loài người cũng
sáng tạo nhiều phương tiện truyền thơng, lưu giữ và chuyển tải thơng tin
ngồi sách, như các đĩa từ, vi phim, đĩa CD… đã thay thế phần nào sở thích
đọc sách của thanh niên.
- Nghiên cứu: Nhu cầu giả trí của thanh niên – TS Đinh Thị Thanh
Vân, Tác giả đã trình bầy cơ sở lý luận về nhu cầu giải trí và vai trị của nó
đối với thanh niên: nhu cầu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng của xã hội

đối với nhu cầu giải trí của thanh niên hiện nay.
Từ năm 2007, Đài Truyền hình Việt Nam phát triển thêm một kênh
truyền hình dành cho giới trẻ -VTV6. Diện phủ sóng của kênh lớn với nội
dung dành cho giới trẻ đã bắt đầu thu hút khán giả trẻ. Là một kênh dành cho
thanh thiếu niên. Chính vì vậy, để VTV6 thực sự được sự quan tâm đến nội
dung hình thức chương trình đáp ứng sở thích của giới trẻ.
- Nghiên cứu của Research & consultant - FTA về hành vi và thái độ
của khán giả về kênh giới trẻ VTV6 đã cho rằng phong cách mong muốn của
kênh giới trẻ giống với phong cách của giới trẻ hiện nay: PHẢI NĂNG
ĐỘNG, THÂN THIỆN, ĐỘT PHÁ, THÔNG MINH, SÀNH ĐIỆU.


11

3.
2.
SỐNG ĐỘNG
THÂN THIỆN

1.
NĂNG ĐỘNG

4.
ĐỘT PHÁ

6.

5.

SÀNH ĐIỆU


THÔNG MINH

Cũng qua nghiên cứu của Research & consultant – FTA nhận xét kênh
VTV3 là kênh phù hợp cho đủ mọi lứa tuổi, mọi người vì nội dung đa dạng
trải đều. VTV3 có phong cách hơi đứng đắn, chững chạc.

Có địa vị xã hội
Phù hợp với nhiều lứa tuổi

Cổ điển

Khá trịnh trọng

Khó nói chuyện
Khoẻ mạnh

Khoảng 30 – 40

VTV3

Nhiều thơng tin

Thành cơng

Hiểu biết
nhiều

Đa tính cách


Giao tiếp rộng

Nhiều kinh nghiệm

Hõi khó gần

Là giáo viên hoặc sếp
Khá cao cấp
Quan hệ có sàng lọc


12

1. 2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhu cầu giải trí
Từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã xác định hướng phát triển chiến
lược cảu Việt Nam theo đường lối đổi mới, chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao
cấp sang thị trường. Đây thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội,
khiến đời sống của nhân dân và tất nhiên có cả thanh niên ngày càng được
nâng cao không chỉ về kinh tế mà cịn cả về văn hóa – tinh thần, trong đó,
giải trí là một bộ phận khơng thể thiếu.
Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định rõ mục tiêu của cơng cuộc đổi mới
là: “Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất cơng, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có
điều kiện phát triển tồn diện”.
Để đạt được điều đó khơng chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất,
mà quan trọng hơn , ý nghĩa hơn, chính là đáp ứng nhu cầu tinh thần phong
phú của nhân dân , bao gồm cả nhu cầu học tập, thưởng thức nghệ thuật, vui
chơi, giải trí….
Mặc dù khơng đề cập đến trực tiếp tới giải trí và khơng sử dụng khái
niệm giải trí, nhưng Đảng ta coi các hoạt động vui chơi lành mạnh, văn hóa –

văn nghệ - thể thao là một bộ phận không thể thiếu của đời sống văn hóa –
tinh thần của nhân dân. Nghị quyết Trung ương 5 ( Khóa VIII) về “ xây dựng
Đảng và phát triển văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nghị
nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là phải tiếp tục xây
dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã
hội.
Kiên quyết đưa những người đã tha hóa, biến chất ra khỏi tổ chức
Đảng và cơ quan nhà nước. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở,
đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của các tầng lớp nhân dân.


13

Giải pháp hàng đầu để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa là
nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo của tổ chức đảng các cấp đối với
lĩnh vực này.
Chủ động xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa từ địa
phương đến trung ương. Có kế hoạch chăm sóc, bồi dưỡng tài năng văn
hóa; tơn trọng tự do sáng tác, xây dựng quan hệ chân thành, cởi mở đối
với đội ngũ những người hoạt động văn hóa.
Có kế hoạch triển khai chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ,
nâng cao chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đạo
đức, lối sống trong nhà trường từ phổ thông đến đại học.”
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta cũng
xác định chiến lược phát triển văn hóa theo định hướng “ Tạo điều kiện để
nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ
thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ
ngày càng nhiều các thành quả văn hóa….”
1.3. Chức năng phát triển văn hóa và giải trí của báo chí.
Phát triển văn hóa và giải trí là một trong những chức năng khách

quan của báo chí, bên cạnh chức năng khách quan của báo chí, bên cạnh các
chức năng khác của báo chí.
Báo chí là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động, hấp dẫn các
loại hình và tác phẩm văn hóa – văn nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết và
đáp ứng nhu cầu văn hóa – giải trí của nhân dân.
Với lợi thế của mình, trên từng số báo, chương trình phát thanh, truyền
hình… hằng ngày, hàng giờ truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, góp phần khẳng định bản sắc văn
hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế rộng mở hiện nay.


14

Thực hiện chức năng này, báo chí quan tâm hàng đầu đến những giá
trị văn hóa-nhân văn. Đó là phổ biến các tác phẩm điện ảnh, các hoạt động
văn hóa, lễ hội…đay là điều kiện quan trọng để đại chúng hóa các giá trị văn
hóa, tinh thần tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, giúp cho mỗi thành viên của
xã hội không ngừng bổ xung vốn tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinh
thần của mình. Đây cũng là điều kiện để phát triển con người một cách toàn
diện – mục tiêu cao cả của chế độ ta.
Một biểu hiện khác là bằng hoạt động có tổ chức và mục đích, báo chí
góp phần hình thành nhân cách, lối sống tốt đẹp, trình độ hiểu biết và một
nền văn hóa tiên tiến, lành mạnh, thể hiện trong các hoạt động và các mối
quan hệ của con người từ hành vi giao tiếp, quan hệ gia đình, tập thể, nghỉ
ngơi, sức khỏe, nội trợ…
Bên cạnh việc truyền bá, phổ biến các tác phẩm văn hóa – văn nghệ
nói trên thì thơng tin quảng cáo trên báo chí cũng có ý nghĩa xã hội to lớn,
đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của nhân dân. Đó là quảng cáo, chỉ dẫn,
dự báo thời tiết, giá cả thị trường, thông báo chương trình phát thanh truyền
hình, lời cảm ơn, điện chúc mừng…đều làm phong phú thêm nội dung thông

tin của báo chí, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của nhân dân.
Với các ý nghĩa trên, báo chi vừa là cơng cụ tích cực, hữu hiệu trong
việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, vừa là địa chỉ hội tụ và kiểm nghiệm
những giá trị văn hóa, đồng thời cũng là địa chỉ sáng tạo các giá trị văn hóa.
Sức mạnh và ưu thế của báo chí trong việc truyền bá, phổ biến các sản phẩm
văn hóa – giải trí là thơng qua hoạt động này để cùng lúc đạt hai mục đích:
Giáo dục chính trị - tư tưởng và giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng,
hướng công chúng tới chân – thiện – mỹ, làm phong phú và giàu có đời sống
tinh thần của họ. Vì vậy, có thể nói báo chí là thước đo tầm cao của văn hóa,


15

là công cụ để truyền bá, hướng dẫn và lưu giữ các nội dung và giá trị văn
hóa và bản thân báo chí cũng là văn hóa.
Với tầm quan trọng đó, vấn đề hàng đầu được đặt ra trong việc chuyển
tải thơng tin văn hóa – giải trí là nâng cao chất lượng tư tưởng của tác phẩm
văn học, nghệ thuật và tăng cường sức hấp dẫn, sinh động về hình thức thể
hiện tác phẩm và các hoạt động văn hóa. Điều này phù hợp với mục đích của
hoạt động báo chí là định hướng tư tưởng và xây dựng thái độ tích cực của
cơng dân bằng thơng tin khách quan và trung thực.
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí và nhu cầu hoạt động văn
hóa – tinh thần của nhan dân ngày càng cao, đòi hỏi báo chí phải cung cấp
ngày càng nhiều sản phẩm văn hóa của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân
loại.
Như vậy, nhiệm vụ của báo chí khơng chỉ đáp ứng nhu cầu văn hóa –
giải trí của nhân dân, mà cịn tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tóm lại, các chức năng của báo chí quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ
sung cho nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp để giải quyết những nhiệm vụ

chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1.4. Khái niệm Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong
muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển. Tùy theo trình độ nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm
sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp
bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát
được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm sốt được cá nhân (trong


16

trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả
năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người
quản lý chỉ kiểm sốt những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của
cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu
cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý ln có thể
điều khiển được các cá nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay
mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với mơi trường sống.
Nhu cầu tối thiểu hay cịn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất
lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi
của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm
nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.
+ Đặc trưng của nhu cầu
Không ổn định, biến đổi.

Năng động.
Biến đổi theo quy luật.
Không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu.
Ham muốn khơng có giới hạn.
+ Các loại nhu cầu
Vật chất: nhu cầu bẩm sinh (thở, đói, tình dục), nhu cầu thơng thường
(ăn, uống, khơng khí, bài tiết,...).
Cảm xúc: tình thương u, tán thành, kính trọng, thừa nhận...
Xã hội: giáo dục, tơn giáo, giải trí...
+ Mức độ nhu cầu
Mức thứ nhất: Lịng mong muốn.


17

Mức thứ hai: Tham.
Mức thứ ba: Đam mê.
+ Biểu hiện nhu cầu
Hứng thú.
Ước mơ.
Lý tưởng.
1.5. Khn mẫu giải trí
Trong quan hệ với nhu cầu giải trí, khn mẫu giải trí là sự cụ thể hóa
sở thích và thói quen giải trí của chủ thể. Bởi vậy, nó là một chỉ báo cơ bản
để đánh giá nhu cầu giả trí của họ.
Một mặt, khuôn mẫu giải( cũng như mọi khuôn mẫu hành động khác
nói chung ) là sự hiện thực hóa nhu cầu giải trí của cá nhân. Khn mẫu đó
gồm những hoạt động gì, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nào, là do nhu cầu
giải trí quy định. Nói khác đi, nhu cầu giải trí là xuất phát điểm, là yếu tố
quyết định cơ cấu của khuôn mẫu giải trí.

Mặt khác, khn mẫu giải trí đồng thời là sản phẩm của những điều
kiện mà xã hội dành cho việc đáp ứng nhu cầu giải trí của chủ thể. Những
hoạt động giải trí mà chủ thể mong muốn tham gia có được hiện thực hóa để
trở thành khn mẫu hay khơng cịn tùy thuộc khả nắng đáp ứng nhu cầu của
xã hội.
Tóm lại, khn mẫu giải trí là kết quả của sự tương tác giữa nhu cầu
giải trí và khả năng đáp ứng của xã hội, là phần giao thoa giữa hai bộ phận
này.


18

Sơ đồ. Khn mẫu giải trí trong tương quan với nhu cầu giải trí và sự đáp ứng của
nhu cầu xã hội.

Nhu cầu
giải trí

Khn
mẫu giải trí

Sự đáp ứng
của xã hội

1.6. Khái niệm về truyền hình giải trí
Theo Guowei Wei - Viện Quản lý văn hóa Thanh niên - Sơn Đơng

Truyền hình giải trí mang giá trị giải trí, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo
đức được tạo ra bởi các nhà sản xuất chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu
giải trí của khán giả truyền hình. Trong các hoạt động giải trí, khán giả

truyền hình được phản ánh trong giá trị giải trí, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo
đức nhưng với các nhà quảng cáo và nhà tài trợ thì chú ý về giá trị thương
mại.
1.7. Phân loại các hình thức giải trí truyền hình
Hình thức truyền hình giải trí có ba phân loại sau đây:
Đầu tiên, theo chức năng chương trình truyền hình có thể được chia
thành các hình thức giải trí truyền hình, hình thức dịch vụ truyền hình giải
trí, chức năng thơng tin giải trí truyền hình, chức năng thể loại giải trí.
Thứ hai, theo các nguồn chương trình có thể được chia thành các hình
thức của truyền hình giải trí, văn học và nghệ thuật, hình thức sân khấu
truyền hình, ca nhạc tạp kỹ....Truyền hình giải trí dựa trên hình thức truyền
hình.
Thứ ba, có thể được chia thành các chương trình truyền hình, show
truyền hình, chương trình trị chơi truyền hình, chương trình truyền hình giáo


19

dục, chương trình truyền hình thực tế, phim truyền hình phim truyền hình
truyền hình sitcom, phim hoạt hình, hoạt hình, thể thao.......
1.8. Khái niệm chương trình gameshow
Gameshow từ ghép hai từ trong tiếng Anh “ game” và “ show” .
Game là trò chơi là cuộc thi đấu. Còn Show là buổi biểu diễn, buổi trưng
bầy, triển lãm. Gameshow có nghĩa là buổi biểu diễn một trò chơi, hoặc một
cuộc thi đấu.
1.9. Các dạng chương trình gameshow
Trị chơi truyền hình đầu tiên ra đời được gọi bằng thuật ngữ “ quiz
show” được coi là một cuộc hỏi đáp kiến thức. Tuy nhiên vào cuối những
năm 50, một vụ gian lận đã xẩy ra với chương trình được u thích nhất lúc
đó ( Twenty one) đã khiến cho tất cả các chương trình lúc đó có tên “ quiz

show” chuyển sang cách gọi mới là “ Gameshow”.
Trong cuốn Television – Truyền hình văn hóa của John Fiske đã phân
biệt có hai dạng “ quiz show” và “ Gameshow” “ Những chương trình tường
thuật sự tranh đua giữa cá nhân hay các đội mà nội dung là về các hiểu biết
thực tế sẽ được gọi là quiz show; những chương trình cũng là tranh đua
nhưng thiên về hiểu biết con người nói chung hay từng cá nhân hoặc trtanh
đua thuần túy mang tính may rủi hoặc tranh đua thể lực gọi là gameshow.
Theo cách phân loại của John Fiske thì những chương trình như giải ô
chữ hay cuộc thi kiến thức là những chương trình thuộc dạng “ quiz show”
các chương trình như Hãy chọn giá đúng, ơ cử bí mật của vtv3 là những
chương trình thuộc dạng gameshow.
Khác với cách phân loại của John Fiske, trong cuốn từ điển bách khoa
về trò chơi truyền hình ( Checkmark Book – New york 1999) các tác giả lại
phân tích trị chơi truyền hình thành 4 loại:


20

1/ Quiz show là người chơi phải trả lời các câu hỏi khác nhau trong
chương trình.
2/ Panel show Người chơi cố gắng đoán biết một số bị mật của người
khách mời.
3/ Trị chơi có sự tham gia của khán giả truyền hình: Trong đó người
chơi trình diễn để giải trí cho khán giả trong trường quay cuãng như ở nhà.
4/ Trị chơi trong đó những người tham gia cố gắng học được luật lệ
của một trò chơi đặc biệt và cố gắng làm tốt những kỹ năng đặc biệt này.
Điều này có thể thấy, sự phân loại đều có tính chất tương đối vì nhiều
khi một chương trình là sự kết hợp cả nhiều thể loại khác nhau. Có thể thấy
John Fiske đã phân loại trị chơi truyền hình theo nội dung còn theo Từ điển
bách khoa đã phân loại trị chơi theo hình thức.

Ở nước ta những người làm truyền hình cũng phân loại gameshow
theo cách gọi hình thức, theo đó các dạng trị chơi truyền hình gồm có:
1/ là trò chơi vận động: Sử dụng chân tay cơ bắp.
2/ Dạng trị chơi trí tuệ: Trị chơi hỏi – đáp
3/ Loại trị chơi may rủi
4/ Trị chơi mang tính trình diễn
5/ Trị chơi mang tính tổng hợp: Trong chương tập hợp tất cả các hình
thức
1.10. Khái niệm khí chất
1.10.1. Khái niệm
Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân mang tính ổn
định và độc đáo. Nó quy định sắc thái diễn biến tâm lý trong hoạt động tâm
lý của con người.
Trong các đặc điểm tâm lí để phân biệt người này với người khác thì
khí chất có tầm quan trọng nhất. Từ xưa người ta đã nhận thấy có những


21

khác biệt cá nhân rõ rệt trong những đặc điểm bên ngồi của hành vi. Ví dụ
như có người thì nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở, dễ thích nghi có người thì lại
chậm chạp, khép kín khó thích nghi; có người thì bình thản, ung dung; có
người thì lại ln tất bật, vội vàng.
Những đặc điểm của khí chất chỉ thuần túy là các biểu hiện bên ngoài
của hành vi và ta không thể đánh giá về mặt đạo đức của con người thơng
qua các đặc điểm này được. Khí chất chỉ phản ánh sắc thái hoạt động tâm lí
của con người về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của những động tác, cử chỉ...
mà thơi.
Khí chất khơng định trước giá trị đạo đức và giá trị xã hội của cá nhân.
Người có khí chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức. Hoặc

những người có khí chất như nhau thì lại có những giá trị đạo đức và xã hội
rất giống nhau.
Khí chất khơng định trước những nét tính cách mà chỉ có quan hệ chặc
chẽ với tính cách.
Khí chất khơng định trước trình độ của năng lực. Như vậy khơng một
thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất tiền định. Nhưng sự thể hiện của
tất các thuộc tính của nhân cách điều bị phụ thuộc vào khí chất trong những
mức độ nhất định.
Galen (130 – 250) bác sĩ người La Mã đã hồn thiện học thuyết của
Hypocrat qua việc phân chia khí chất thành bốn kiểu cơ bản dựa vào các chất
dịch chiếm ưu thế
a/ Xăngganh (kiểu linh hoạt)
b/ Kiểu phlêmatic (kiểu trầm)
c/ Kiểu cơlêric (kiểu nóng)
d/ Kiểu Mêlangcơlic (kiểu ưu tư)


22

Khoa học phát triển đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào
quan hệ và tỉ lệ của các chất dịch trong cơ thể. Tuy nhiên cách chia bốn kiểu
khí chất trên là khá chính xác về mặt tâm lý. Nên cách chia này vẫn còn giữ
được giá trị cho đến ngày nay.
Và cho đến hiện nay thì thuyết thần kinh học của Páplốp đã cho ta một
cái nhìn khoa học về khí chất. Theo ơng thì cơ sở sinh lý của khí chất là kiểu
hoạt động thần kinh cấp cao hay là kiểu hệ thần kinh. Và căn cứ vào ba thuộc
tính cơ bản: cường độ, tính linh hoạt, tính câng bằng của hai q trình thần
kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế mà Páplốp xếp thành bốn kiểu thần kinh
cơ bản tương ứng với bốn kiểu khí chất.
1.10.2. Các kiểu khí chất điển hình

a/ Kiểu linh hoạt (kiểu xăngghanh: mạnh, cân bằng, linh hoạt)
Ưu điểm: hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, ham hiểu biết, nhận thức nhanh, hướng
ngoại, cởi mở, dễ thích nghi với mơi trường mới.
Nhược điểm: Thiếu sâu sắc, tình cảm dễ thay đổi, thiếu kiên định, hấp tấp,
làm việc tùy hứng, dễ nản, nhận thức nhanh nhưng hay quên, không làm
được các việc thầm lặng, tỉ mỉ, thích ba hoa.
Cách giáo dục: Đưa học sinh vào các nhiệm vụ, hoạt động mang tính kiên
trì, tỉ mỉ và mang tính kiềm chế cao. Đồng thời phải thường xuyên đôn đốc,
động viên để các em hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b/ Kiểu trầm (kiểu Phlêmatic: mạnh, cần bằng, không linh hoạt)
Ưu điểm: ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, ln bình
tĩnh, hay do dự trong việc đưa ra quyết định
Nhược điểm: ít giao tiếp, sức ỳ tư duy cao, thích nghi với mơi trường mới
chậm
c/ Kiểu nóng (kiểu Côlêric: mạnh, không cân bằng)


23

Ưu điểm: nhanh nhẹn, hăng hái, sơi nổi, nhiệt tình, phản ứng nhanh.
Nhược điểm: “dễ bốc, dễ xẹp”, hay cáu gắt, cục cằn, dễ bị kích thích, kiềm
chế kém, hấp tấp, dễ vô tổ chức.
d/ Kiểu ưu tư (kiểu Mêlangcôle: thần kinh suy yếu)
Ưu điểm: dịu dàng, suy nghĩ sâu, trí tưởng tượng phong phú, tình cảm bền vững.
Nhược điểm: rụt rè, thầm lặng, ít cởi mở, phản ứng chậm, khó thích nghi với
mơi trường mới, dễ bi quan, đa sầu, đa cảm.
1.11. Khái niệm về giá trị xã hội
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc:
Tiêu chuẩn (criterion) - Chuẩn mực (norm) - Giá trị (value)
Trong đó, giá trị là cái ao ước, là biểu hiện của nhu cầu của cá nhân

hay nhóm xã hội, trở thành mục đích hành động của cá nhân và nhóm xã hội
đó. Giá trị có vai trị định hướng chung cho hành động.
Chuẩn mực là một bước cụ thể hoá cái giá trị. Nó là quy tắc cư xử,
quy định cách thức hành động của cá nhân và nhóm. Nó biểu hiện dưới dạng
các thể chế (institution) thành văn (như luật của nhà nước) hay không thành
văn (như phong tục, tập qn…).
Cịn các tiêu chuẩn chính là những khn mẫu ứng xử trong các tình
huống cụ thể cho các cá nhân và nhóm xã hội. Nó là cái gắn với thực tế vô
cùng đa dạng và phong phú của đời sống. Nó bảo cá nhân hay nhóm xã hội
phải làm gì, như thế nào.
Ngồi ra, giá trị cịn có hàng trăm định nghĩa khác. Ví dụ: nhà Nhân
học C.Kluckhohn (1905-1960) theo đó giá trị là “quan niệm thầm kín hay
bộc lộ về cái ao ước, riêng của một cá nhân hay một nhóm, chi phối đến sự
lựa chọn các phương thức, các phương tiện và các mục đích khả thể của
hành động”.
1.11.1. Phân loại giá trị xã hội


24

Giá trị có thể được phân loại theo nhiều cách. Dưới đây là một số loại:
a/ Giá trị vật chất và giá trị tinh thần:
Chúng ta có thể dựa vào hai lĩnh vực cơ bản của đời sống con người
mà phân ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Các giá trị về vật chất như
giàu có, khoẻ mạnh, sống lâu…Các giá trị về tinh thần như giá trị về thờ
cúng tổ tiên, giá trị thờ thần (ví dụ khi hành lễ phải tơn nghiêm, ăn mặc quần
áo truyền thống, làm theo những nghi thức được quy định)…
b/ Phân loại giá trị dựa vào việc đáp ứng nhu cầu xã hội:
Chúng ta có các hệ giá trị: (Mai Văn Hai – Mai Kiệm,( 2005) Xã hội
học văn hóa, trang 25-26)

1 Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên như sức khoẻ, môi trường, tuổi thọ;
2. Giá trị kinh tế (giàu có, sang trọng, biết làm ăn...)
3. Giá trị tri thức (hiểu biết, học vấn...)
4. Giá trị tâm linh (tơn giáo, tín ngưỡng...)
5. Giá trị chính trị (hệ tư tưởng, cách tổ chức...)
- Phân loại theo “trật tự khu vực” như Nhà nghiên cứu Đoàn Văn
Chúc đưa ra: (Đoàn Văn Chúc, (1997) Xã hội học văn hóa, trang 155-158)
1. Giá trị thuộc trật tự tự nhiên: mang tính sinh học như cơ thể khoẻ
mạnh, không khuyết tật.
2. Giá trị thuộc trật tự kinh tế: có thể có những khía cạnh tự nhiên như
tam đa – đa phúc, đa lộc, đa thọ...;
3. Giá trị thuộc trật tự tâm linh: là sản phẩm của một vũ trụ quan,
nhân sinh quan nào đó (tín ngưỡng, tơn giáo, học thuyết);
4. Giá trị thuộc trật tự đạo đức: là những chuẩn mực trong ứng xử giữa
các vai trò trong xã hội.;
5. Giá trị thuộc trật tự thẩm mỹ: là giá trị về sự rung cảm trước vẻ đẹp
thiên nhiên và nghệ thuật.


25

1.11.2. Chức năng giá trị xã hội
Cách tiếp cận của cấu trúc - chức năng, giá trị xã hội là một thành
phần của hệ thống xã hội và nó đảm nhiệm những chức năng đối với hệ
thống. Về cơ bản, giá trị thực hiện điều hành, định hướng, điều chỉnh, điều
hòa hành vi, hành động và tương tác của cá nhân, nhóm xã hội, tổ chức; duy
trì sự ổn định của hệ thống xã hội.
1.11.3. Định hướng giá trị xã hội và quá trình hình thành và định hướng
giá trị xã hội
Định hướng giá trị xã hội theo mình là tác động của các nhà quản lý xã

hội để nhằm hướng tới sự phát triển trong một thời gian nhất định. Ví dụ,
trong thế kỷ XIX, chúng ta xây dựng và khái quát các giá trị xã hội cơ bản và
định hướng cho thanh niên gọi chung là "những giá trị thời đại mới".
Quá trình hình thành định hướng xã hội là một quá trình phải bao gồm các
bước và giai đoạn như:
- Nhận thức được sự phát triển thực tế của xã hội bao gồm các quá
trình biến chuyển, nhu cầu thời đại, các mâu thuẫn mới v.v.
- Nắm bắt sự phát triển của các giá trị xã hội đã có, sự cải biến, biến
chuyển của nó trong các nhóm xã hội
- Đồng thời nhận thức được các giá trị mới đang nảy sinh và sẽ nảy
sinh
- Bước quan trọng là khái quát hóa tập hợp các giá trị mới trên để đưa
ra những giá trị quan trọng, cơ bản, chính yếu cho các nhóm xã hội.
- Để hiện thực hóa giá trị xã hội, cần lồng ghép các giá trị đó vào các
chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các luật tục, phong
tục, lệ làng cho đến các quy tắc, kỷ luật của các nhóm và tổ chức xã hội.


×