Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Ký sự pháp đình trên báo in thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 154 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN TRỌNG TẤN

KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH TRÊN BÁO IN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Khảo sát các báo: Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Người Lao Động Thành phố Hồ
Chí Minh từ tháng 1-2012 đến tháng 12-2013)

NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MS: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Thu Nga

Thành phố Hồ Chí Minh, 2014


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.


Các số liệu, thơng tin và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Tấn


3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

1

Biểu đồ thể hiện tiêu chí bài ký sự pháp đình hay

19

2

Biểu đồ thể hiện vị trí của ký sự pháp đình trên báo

28


in ở TP. Hồ Chí Minh
3

Biểu đồ thể hiện tính hợp lý của việc sử dụng dạng

28

ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh

4

Biểu đồ diễn đạt mục đích thể hiện của ký sự pháp

98

đình
5

Biểu đồ thể hiện ý kiến của độc giả về chất lượng

99

của ký sự pháp đình trên báo in TP. Hồ Chí Minh
6

Biểu đồ thể hiện ý kiến của độc giả về nội dung

100

của ký sự pháp đình trên báo in TP. Hồ Chí Minh


7

Biểu đồ thể hiện thái độ tiếp nhận của độc giả về

101

nội dung của ký sự pháp đình trên báo in TP. Hồ
Chí Minh

8

Biểu đồ thể hiện hiệu quả cung cấp kiến thức pháp

102

luật cho độc giả của ký sự pháp đình trên báo in
TP. Hồ Chí Minh
9

Biểu đồ thể hiện hiệu quả vận dụng kiến thức pháp
luật của độc giả thông qua ký sự pháp đình trên

103


4

báo in TP. Hồ Chí Minh


10

Biểu đồ thể hiện nguyên nhân khiến tác phẩm ký

104

sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh kém
hấp dẫn

11

Biểu đồ thể hiện thái độ của độc giả đối với dạng

105

ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh

12

13

Biểu đồ thể hiện đánh giá của độc giả về số lượng
ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh

108

Biểu đồ thể hiện ý kiến của độc giả về sự cần thiết

109


trong việc tìm cách đổi mới, sáng tạo khi viết ký sự
pháp đình
14

Biểu đồ thể hiện tiêu chí nhà báo viết ký sự pháp

110

đình giỏi
15

Biểu đồ thể hiện yếu tố quan trọng để nâng cao

111

chất lượng, hiệu quả của ký sự pháp đình trên báo
in ở TP. Hồ Chí Minh
16

Biểu đồ thể hiện đề tài ký sự pháp đình được độc

112

giả quan tâm nhiều trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh
17

Biểu đồ thể hiện thời điểm độc giả quan tâm đến

113


ký sự pháp đình
18

Biểu đồ thể hiện sự tương tác của ký sự pháp đình
trên báo in TP. Hồ Chí Minh đối với độc giả

114


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... 2
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỂ LOẠI KÝ SỰ VÀ
DẠNG KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH...................................................................... 14
1.1. Khái niệm......................................................................................... 14
1.2. Vị trí của thể loại ký sự ................................................................... 21
1.3. Đặc điểm của thể loại ký sự và dạng ký sự pháp đình................... 38
* Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 40
Chương 2 .................................................................................................... 43
PHÂN TÍCH SỰ THỂ HIỆN CỦA KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH TRÊN BÁO IN
Ở TP. HỒ CHÍ MINH................................................................................ 43
2.1. Nội dung thể hiện của ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí
Minh ........................................................................................................ 43
2.2. Phương thức thể hiện của ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ
Chí Minh ................................................................................................. 69
* Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 96
Chương 3 .................................................................................................... 99
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH TRÊN BÁO IN Ở TP. HỒ

CHÍ MINH HIỆN NAY ............................................................................. 99
3.1. Đánh giá chung về ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh
................................................................................................................. 99
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng ký sự pháp đình trên báo in
ở TP. Hồ Chí Minh ............................................................................... 107
* Tiểu kết chương 3 .............................................................................. 116
KẾT LUẬN............................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 129
PHỤ LỤC.............................................................................................. 13332


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 21-6-1925, tờ báo Thanh niên số đầu tiên được xuất bản, do lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, đã đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng nền báo
chí cách mạng Việt Nam. 88 năm qua, báo chí ln giương cao ngọn cờ cách
mạng, ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. Từ
ngày ra đời đến nay, nền báo chí nước ta đã khơng ngừng lớn mạnh. Hiện nay
(tính đến tháng 2-2013), cả nước có 838 cơ quan báo chí, với 199 báo in; có
gần 17.000 nhà báo chuyên nghiệp (được cấp thẻ nhà báo). Trong thời gian
qua, báo chí đã thơng tin, tun truyền sâu rộng, tồn diện, có trọng tâm,
trọng điểm những vấn đề, sự kiện nổi bật, những nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách của đất nước.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đội ngũ nhà báo liên tục được
đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Song song
đó, các cơ quan báo chí cũng được Đảng, Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, phương tiện tác nghiệp để giúp cho cơ quan báo chí nói chung
và phóng viên nói riêng thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất. Để thực hiện

tốt hơn nữa vai trị và chức năng của mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của độc giả, các cơ quan báo chí đã khơng ngừng cải tiến nội dung
và hình thức. Trong q trình cải tiến đó, chất lượng nội dung cũng như hình
thức thể hiện của tác phẩm báo chí ở tất cả các thể loại đã khơng ngừng được
nâng lên, trong đó có thể loại ký nói chung và ký sự pháp đình nói riêng. Và
báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và Người Lao Động là ba
trong những tờ báo đã có sự cải tiến mạnh mẽ trong cách thể hiện tác phẩm ký
sự pháp đình, từ đó tạo sự hấp dẫn, lơi cuốn bạn đọc.
Ký sự pháp đình thuộc thể loại ký sự. Trong thời gian qua, dạng ký sự
pháp đình được rất nhiều báo, từ địa phương đến Trung ương sử dụng để khai


7

thác các vụ án đã được tòa án thụ lý xét xử. Có thể thấy, các tờ báo ngày càng
quan tâm hơn đến dạng ký sự pháp đình. Điều đó được thể hiện ở việc bài viết
ở thể loại này ngày càng được tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Cùng
với các thể loại khác, ký sự pháp đình đã, đang và sẽ giúp cho sản phẩm báo
chí của Việt Nam thêm phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của cơng chúng. Bên cạnh đó, cùng với các thể loại báo chí khác, ký sự pháp
đình đã góp phần tích cực trong việc thực hiện vai trị và chức năng của báo
chí.
Một tác phẩm ký sự pháp đình được chăm chút, đầu tư kỹ lưỡng, khai
thác và thể hiện tốt sẽ có sức hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc không thua kém bất
kỳ thể loại nào trong hệ thống thể loại báo chí. Đồng thời, tác phẩm ký sự
pháp đình thể hiện hài hịa giữa nội dung và hình thức sẽ phát huy tốt vai trị
định hướng dư luận xã hội, khơi dậy tính nhân văn và giúp độc giả hướng
thiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay các cơng trình nghiên cứu về tác
phẩm báo chí nói chung và thể loại báo chí nói riêng chưa đề cập sâu đến
dạng ký sự pháp đình. Từ đó, cơ sở lý luận về dạng ký sự pháp đình cịn hạn

chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Làm thế nào để bổ sung về mặt lý luận, đồng thời giúp cho Ban Biên tập,
phóng viên báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và Người Lao
Động phát huy những ưu điểm, cũng như khắc phục những mặt hạn chế trong
việc thể hiện tác phẩm ký sự pháp đình để tác phẩm báo chí được hồn thiện
hơn, đạt kết quả cao hơn? Đây chính là lý do khiến cho tác giả lựa chọn đề
tài: “Ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Những vấn đề chung về tác phẩm báo chí:
- Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), năm 1995, Tác phẩm báo chí tập một, Nhà
xuất bản giáo dục.


8

- PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), năm 2006, Tác phẩm báo chí
tập hai, Nhà xuất bản Lý luận chính trị - Hà nội.
- TS. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên), năm 2012, Giáo trình tác phẩm báo
chí đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Đức Dũng, năm 2006, Viết báo như thế nào, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.
- TS. Hồng Đình Cúc - TS. Đức Dũng, năm 2007, Những vấn đề của
báo chí hiện đại, Nhà xuất bản Lý luận chính trị.
- PGS.TS Nguyễn Văn Dững, năm 2012, Cơ sở lý luận báo chí, Nhà
xuất bản Lao động.
- Khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội,
Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
- PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), năm 1999, Cơ sở lý luận báo chí,
Nhà xuất bản Văn hóa - Thơng tin.
- PGS.TS. Trần Thế Phiệt, năm 1997, Tác phẩm báo chí tập ba, Nhà

xuất bản Giáo dục.
- PGS.TS. Trần Thị Trâm, năm 2006, Khai thác, vận dụng chất liệu văn
học trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học
cấp Bộ.
* Những vấn đề chung về thể loại báo chí:
- Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2011
- PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn, năm 2008, Luận bàn về vấn đề phân loại tác
phẩm báo chí, Tạp chí Nghề báo.
- PGS.TS Đức Dũng, năm 2008, Nhận diện hệ thống thể loại báo chí ở
nước ta, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí - Tun truyền.


9

- Lê Văn Thiềng, năm 2009, Cái hay của một tác phẩm báo chí, Tạp
chí Than - Khống sản.
- LTKT, năm 2008, Tác phẩm báo chí và thể loại báo chí, Website
Sóng Trẻ, Chi hội Nhà báo Khoa Phát thanh - truyền hình, Học viện Báo chí Tun truyền.
Những nghiên cứu trên đây phần nào đã làm sáng tỏ những vấn đề về
tác phẩm báo chí nói chung và ký sự nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu
chưa đi sâu phân tích, đánh giá, từ đó đúc kết về mặt lý luận để làm tiền đề
cho việc nghiên cứu về dạng ký sự pháp đình - một trong những dạng bài
được sử dụng rộng rải trên báo chí hiện nay. Bên cạnh đó, các nghiên cứu
cũng chưa đi sâu phân tích dạng ký sự pháp đình trên báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật
thành phố Hồ Chí Minh và Người Lao Động - những tờ báo có cách thể hiện
dạng bài ký sự pháp đình sinh động, hấp dẫn - để từ đó đánh giá những mặt
ưu điểm cũng như hạn chế. Qua đó, đề xuất những giải pháp để phát huy
những mặt tích cực cũng như khắc phục những mặt hạn chế của dạng ký sự
pháp đình trên báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và Người

Lao Động hiện nay.
Việc đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá dạng ký sự pháp đình trên
báo in ở TP. Hồ Chí Minh sẽ góp phần để đúc kết về mặt lý luận, từ đó giúp
điều chỉnh hoạt động thực tiễn mà cụ thể là giúp cho việc thể hiện tác phẩm
thuộc dạng ký sự pháp đình được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc đi sâu
phân tích để chỉ ra những ưu điểm cũng như những mặt hạn chế của dạng ký
sự pháp đình sẽ góp phần giúp cho Ban Biên tập và phóng viên báo Tuổi Trẻ,
Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và Người Lao Động có thêm một kênh
thông tin để nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:


10

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích vấn đề sử dụng dạng ký sự pháp đình
trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh, luận văn đúc rút ra một số vấn đề lý luận về
dạng ký sự pháp đình; đồng thời đề xuất giải pháp để phát huy những ưu điểm
và khắc phục những mặt hạn chế nhằm góp phần làm cho một trong những
dạng bài hấp dẫn nhất của báo chí thêm hấp dẫn, lơi cuốn độc giả, từ đó nâng
cao hiệu quả thơng tin, góp phần định hướng dư luận xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về hệ thống thể loại và thể loại ký sự,
dạng ký sự pháp đình.
- Khảo sát việc sử dụng dạng ký sự pháp đình trên báo Tuổi Trẻ, Pháp
Luật thành phố Hồ Chí Minh và Người Lao Động trong thời gian từ tháng 12012 đến tháng 12-2013.
- Phân tích các tác phẩm báo chí thuộc dạng ký sự pháp đình trên báo
Tuổi Trẻ, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và Người Lao Động trong giai
đoạn từ tháng 1-2012 đến tháng 12-2013 để chỉ ra những mặt ưu điểm và hạn

chế.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát huy những mặt ưu điểm và khắc phục
những mặt còn hạn chế, nhằm giúp cho dạng ký sự pháp đình thêm hấp dẫn,
lơi cuốn bạn đọc, qua đó nâng cao hiệu quả thơng tin và định hướng dư luận
xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là dạng ký sự pháp đình trên báo
in ở TP. Hồ Chí Minh (qua khảo sát báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật thành phố Hồ
Chí Minh và Người Lao Động).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:


11

Đề tài nghiên cứu của luận văn này là dạng ký sự pháp đình trên báo in ở
TP. Hồ Chí Minh (khảo sát báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh
và Người Lao Động từ tháng 1-2012 đến tháng 12-2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận về vấn đề tư tưởng Hồ
Chí Minh đối với báo chí; lý luận về tác phẩm báo chí, hệ thống thể loại báo
chí, ký sự, ký báo chí; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng một số phương pháp thu
thập thơng tin sau đây:
- Phương pháp phân tích ngữ văn được dùng để nghiên cứu văn bản tác
phẩm ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng
1-2012 đến tháng 12-2013, qua đó chúng tơi làm nổi bật những ưu điểm về

cách tiếp cận vấn đề, tử tưởng tác phẩm, chính kiến của tác giả, cách sử dụng
chi tiết, kết cấu, bút pháp, văn phong trong các tác phẩm ký sự pháp đình...;
đồng thời chỉ ra những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao
hiệu quả của việc sử dụng dạng ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí
Minh hiện nay.
- Phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi dùng để điều tra xã hội học qua
bảng hỏi đối với các đối tượng độc giả sau: cán bộ, công chức Nhà nước, sinh
viên, công nhân, người lao động ở TP. Hồ Chí Minh (150 phiếu) và Tiền
Giang (150 phiếu).
- Phương pháp phỏng vấn sâu dùng để phỏng vấn Biên tập viên và một
số nhà báo về việc thu thập thông tin, viết bài và việc sử dụng dạng ký sự
pháp đình trên báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, Người Lao


12

Động. Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu ngẫu nhiên một số luật sư về những ưu
điểm và hạn chế của dạng ký sự pháp đình trên các báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật
thành phố Hồ Chí Minh và Người Lao Động hiện nay.
6. Cái mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề lý luận về thể loại ký sự nói chung và
dạng ký sự pháp đình nói riêng; đồng thời góp phần bổ sung, làm phong phú
thêm tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy về chuyên ngành báo chí và giúp
cho các cơ quan báo chí có cơ sở lý luận về dạng ký sự pháp đình, từ đó phát
huy thế mạnh của thể loại này trên sản phẩm báo chí.
- Nhận diện rõ hơn thực trạng việc sử dụng dạng ký sự pháp đình trên
báo in ở TP. Hồ Chí Minh; từ đó đưa ra những giải pháp để phát huy những
mặt ưu điểm của tác phẩm ký sự pháp đình trên báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật
thành phố Hồ Chí Minh và Người Lao Động; đồng thời khắc phục những mặt
hạn chế để tác phẩm ký sự pháp đình trên sản phẩm báo chí đạt hiệu quả cao

hơn.
- Luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp để
khắc phục những mặt hạn chế; đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc sử
dụng dạng ký sự pháp đình trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
- Về lý luận: Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý
luận về thể loại ký sự, ký báo chí nói chung và dạng ký sự pháp đình nói
riêng. Qua đó làm nổi bật vai trị của dạng ký sự pháp đình trên sản phẩm báo
in ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
- Về thực tiễn: Vận dụng kết quả nghiên cứu để góp phần bổ sung, hoàn
thiện cách thức thể hiện tác phẩm thuộc dạng ký sự pháp đình, nhằm làm cho
dạng bài này phong phú hơn, hấp dẫn hơn, lôi cuốn được độc giả. Qua đó góp
phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội.


13

8. Cấu trúc luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung chính gồm có 3 chương, 6 tiết, 25 tiểu tiết, từ 80 đến 100 trang.


14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỂ LOẠI KÝ SỰ
VÀ DẠNG KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Thể loại ký sự
Ký báo chí xuất hiện là do nhu cầu truyền đạt thông tin, nhu cầu phản

ánh thực tiễn. Với tư cách là người truyền đạt thông tin tới cơng chúng, nhà
báo ln tìm tịi những hình thức mới để vượt qua khỏi cái khung của lối văn
thông tấn mà vẫn đảm bảo được tính xác thực, tính thời sự của nội dung được
phản ánh. Ký báo chí đã đáp ứng được nhu cầu đó. Với hình thức kết cấu
tương đối co giản, với bút pháp đa dạng và đặc biệt xuất hiện cái tôi trần thuật
sẽ giúp nhà báo có thể truyền đạt thơng tin một cách phong phú, hấp dẫn hơn
so với các thể loại khác. Với ý nghĩa đó có thể thấy rằng sự hình thành và
phát triển của ký báo chí gắn liền với hoạt động sáng tạo của nhà báo. Việc
tìm tịi những hình thức biểu hiện mới nhằm đạt tới những hiệu quả cao hơn
vốn là thuộc quá trình sáng tạo và dĩ nhiên nhà báo khơng thể nằm ngồi quy
luật đó.
Đối với báo chí, ký tạo ra một khơng gian sáng tạo giúp tác giả có thể
thơng tin thời sự một cách sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt, với sự xuất hiện của
cái tôi trần thuật - tác giả - nhân chứng, ký báo chí tỏ ra có ưu thế hơn so với
những thể loại báo chí khác trong việc trình bày sự thật một cách sinh động,
có chiều sâu. Sức hấp dẫn ấy còn được bổ sung thêm bởi vai trị của nhà báo.
Khơng chỉ là người thơng tin khách quan, tác giả cịn có quyền độc thoại, đối
thoại với cơng chúng với tư cách là một nhân chứng bình đẳng đối với cả
nhân vật được phản ánh và những người tiếp nhận sự phản ánh đó. Khi đứng
trước một bài ký báo chí, cơng chúng báo chí ln có được niềm tin chắc chắn


15

rằng họ đang được tiếp xúc với sự thật và sự thật ấy được trình bày một cách
trung thực.
Ký báo chí khơng chấp nhận hư cấu dưới bất cứ hình thức nào. Ký báo
chí dù có kết cấu linh hoạt và bút pháp sinh động như thế nào chăng nữa cũng
khơng được phép vượt qua ngun tắc “tính chân thực” của các thể loại báo
chí. Bởi vì thơng tin báo chí phải đạt tới sự xác thực tối đa - đây là điều hiển

nhiên.
Cái tơi trong ký báo chí khơng phải là cái tôi thẩm mỹ. Nhà báo không
thẩm định hiện thực trên cơ sở của những cảm xúc thẩm mỹ. Do phải chịu sự
chi phối của yêu cầu thông tin thời sự, thông tin xác thực nên mặc dù tác giả
vẫn có cơ hội trình bày sự thẩm định của mình, sự thẩm định ấy phải là kết
quả của tư duy logic.
Hiện thực được trình bày trong ký báo chí phải ln
đảm bảo độ xác thực tối đa và lập luận phải xuất phát từ
logic của sự thực. Cái tơi trong ký báo chí phải là cái tơi
nhân chứng tỉnh táo và lý trí. Ở đây khơng loại trừ cảm xúc,
nhưng phải là cảm xúc trước sự thật để phản ánh đúng sự
thật. Đối với loại thể ký báo chí, tính xác thực phải được
đảm bảo ở mức tuyệt đối và tính thời sự cũng mang tính thật
cấp bách có khi hàng ngày hàng giờ. [5, tr 21]
Ký sự là một dạng thuộc thể loại ký, cũng giống các tiểu loại khác của
ký như bút ký, tùy bút, phóng sự…, cốt lõi chung của ký sự là tính chân thật,
nói nơm na là nhân vật, sự kiện trong một bài ký phải là người thật, việc thật.
Tuy nhiên do đặc trưng về loại thể, có thể xem ký sự, phóng sự thuộc dạng ký
báo chí, và bút ký, tùy bút, nghiêng về dạng ký văn học.
Cả ký văn học và ký báo chí đều tơn trọng tính thời sự cập nhật và tính
xác thực của đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, ký sự thiên về tự sự, thường ghi


16

chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện mới xảy ra (miêu tả và điều trần
thực tại khách quan nhanh nhạy hơn  tính thời sự báo chí), trong khi một
bài bút ký cũng có thể viết về một sự kiện nổi bật, nhưng đã qua).
Nói cách khác, tính thời sự trong ký báo chí địi hỏi phải theo sát diễn
biến của sự kiện khách quan trong từng thời khắc, để phản ánh cái đang xảy

ra, hoặc mới xảy ra trong thực tại, trong khi ký văn học có thể viết về các sự
kiện đã có độ lùi thời gian. Có cả loạt bài phóng sự thơng tin cập nhật về cơn
bão Linda (bão số 5) xuất hiện từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 11 năm 1997 qua
vùng biển Cà Mau, Kiên Giang và vịnh Thái Lan gây thiệt hại nghiêm trọng
nhất về người và của ở khu vực Nam bộ và các vùng biển phụ cận, nhưng sau
đó hàng tuần, hay có thể hàng tháng mới thấy xuất hiện những bài bút ký của
các nhà văn về sự kiện này.
Ký báo chí chạy theo sự kiện, đáp ứng nhu cầu nhận thức của công luận
về quy mơ tính xác thực của sự kiên, trong khi ký văn học khai thác các sự
kiện cốt lõi để ngẫm ngợi và rút ra những bài học nhân sinh sâu sa. Vì vậy,
nhũng phóng sự, ký sự thường được các ký giả khai thác để thơng tin các sự
kiện nóng hổi luôn xuất hiện trên nhật báo, trong khi các bài bút ký trữ tình,
hay chính luận giàu chất suy tư, tâm tưởng gần với văn hoc, thường xuất hiện
trên các tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san, tạp chí.
Về ngơn ngữ, ký báo chí và ký văn học đều sử dụng ngôn ngữ với tất cả
những đặc trưng vốn có của nó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong
cách… làm phương tiện diễn đạt. Tài hoa của người viết là sử dụng đan xen
một cách phù hợp giũa văn phong thông tấn và các phương tiện biểu cảm
trong một tác phẩm ký báo chí cũng như ký văn học. Vì suy cho cùng, ký là
loại hình tác phẩm lưỡng sinh văn - báo (dù ký báo chí hay văn học) thì bản
thân nó vừa là một bài báo, đồng thời cũng hàm chứa nội hàm văn chương mà
nó chứa đựng (khác với tin, hoặc bài phản ánh). Tuy nhiên, ký báo chí thường


17

có xu hướng khai thác tối đa các hình thúc ngơn từ mang sắc thái biểu cảm
trung tính, giàu màu sắc thơng tấn. Ngơn ngữ báo chí thường xác chỉ về bản
chất sự kiện. Đối tượng phản ánh, hạn chế sự đa nghĩa của các từ ngữ diễn
ngôn. Trong khi đó ký văn học có khả năng khai thác rộng rãi mọi sắc thái

biểu cảm khác nhau của ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong ký văn học thường mang
đậm dấu ấn cá nhân chủ quan của người viết. Ký văn học thường sử dụng các
biện pháp tu từ, chuyển nghĩa, nhằm tạo ra những câu văn giàu hình ảnh, hình
tượng, đem lại tác động mỹ cảm sâu sắc với người đọc.
Về chi tiết, ký báo chí thường sử dụng chi tiết xác thực, được khai thác
từ hiện thực nguyên dạng ngoài đời, trong khi ký văn học bên cạnh những chi
tiết thực, đơi khi cịn có những chi tiết mơ hồ, phi định lượng…
Về kết cấu, do mục đích và tính chất thơng tin chi phối, ký báo chí
thường khai thác các hình thức kết cấu thơng dụng có điều kiện chuyển tải
thông tin rõ ràng, dễ tiếp nhận với người đọc: kết cấu tuyến tinh, kết cấu liên
hoàn, kết cấu tương phản. Ngược lại, ký văn học thường sử dụng các kết cấu
lạ “lạ hóa nghệ thuật kết cấu” tạo tính thẩm mỹ cho tác phẩm…
Theo nhà báo Thu Trang, ngun Tổng Biên tập tạp chí Văn nghệ Tiền
Giang thì: Ký sự, cùng với phóng sự, hồi ký… thuộc dạng ký tự sự là loại thể
có thiên hướng phản ánh tái tạo các biến cố sự kiện theo quy luật khách quan
của nó. Tính sự kiện khách quan là bản chất nổi bật của thể loại này.
Ký sự là một thể loại ký có ý thức hướng tới ghi chép một cách khá hoàn
chỉnh một sự kiện, phong trào, một giai đoạn cuộc đời của một đối tượng
khách quan nào đó… Ký sự khơng đột phá vào “điểm” của sự kiện như phóng
sự, mà quan tâm mơ tả “diện rộng” của sự kiện trong q trình phát triển của
nó. Sự kiện trong ký sự được tái hiện theo dòng chảy tự nhiên, khách quan
của nó, người viết ít phải xây dựng thành cốt truyện. Lấy việc tái hiện sự kiện
khách quan làm mục tiêu chính, ký sự rất ít khai thác các yếu tố trữ tình, nghị


18

bình, liên tưởng của cá nhân người viết. Tính khuynh hướng, chính kiến, thái
độ của tác giả được ký thác vào hệ thống sự kiện, sự kiện sẽ tự nói lên ý
tưởng, chính kiến của người viết. Nhân vật trong ký sự (có thể là cá nhân

hoặc cả tập thể nhân vật) được mơ tả điểm xuyết khơng có sự đào sâu tính
cách.
Trong quyển Lí luận văn học do Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn
Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - Lê Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình biên soạn,
Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 1997 thì cho rằng: Trần thuật người
thật việc thật là đặc trưng cơ bản của ký sự. Đúng như Pôlêvôi đã nói: “Một
bài ký sự hay quả thật là một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại báo chí
thuần túy, nó hết sức cụ thể, có thể tái hiện được sự thật chân chính. Những
nhân vật tạo nên phải là những con người thật trong cuộc sống hiện thực,
những sự việc mơ tả phải dính chặt với địa điểm đúng như người ta thường
nói: Ký sự có địa chỉ chính xác của nó”.
Cịn đối với nhà báo Thủy Cúc, Biên tập viên báo Tuổi Trẻ:
Với tôi, ký sự, đơn giản là tường thuật, bằng sự quan
sát trực tiếp, bằng những cảm nhận của mình, về những gì
đang diễn ra. Tơi ln lo lắng, cái khó nhất trong mỗi lần
viết là sự thẩm định đúng, sai trong những vụ án dân sự,
người có tội hay khơng có tội trong những vụ án hình sự.
Dường như, đó là những ranh giới rất mong manh…”. [24,
tr 20]
Còn theo TS. Trần Bảo Khánh, Hiệu trưởng Trường CĐ Truyền hình thì:
Khả năng cung cấp thông tin của thể loại ký sự không nằm ở dung lượng
thông tin dày đặc, hoặc là sự phân tích kĩ càng, cũng khơng phải là tính chất
thời sự của báo chí nói chung, mà năng lực thơng tin của ký sự nằm ở khả
năng phản ánh sự trăn trở, suy ngẫm của Nhà báo trước mỗi sự kiện, sự việc,


19

con người, hướng người đọc tới một tình cảm cao đẹp và đánh thức ở họ tình
cảm cao đẹp.

Theo tơi, ký sự là thể tài báo chí mà tác giả là người chứng kiến, tham dự
vào một sự kiện, vụ việc, đồng thời mô tả, khắc họa lại diễn biến, sự biến đổi
của sự kiện, vụ việc bằng bút pháp sinh động, giúp người đọc hình dung, hiểu
rõ về bản chất của sự kiện, vụ việc. Từ đó có thể đưa ra khái niệm về thể loại
ký sự như sau: Ký sự có kết cấu linh hoạt và bút pháp sinh động, phản ánh các
sự kiện, vấn đề đã và đang diễn ra trong dòng thời sự chủ lưu của cuộc sống.
Tính xác thực trong ký sự phải địi hỏi ở mức tuyệt đối. Cái tôi trong ký sự
phải là cái tơi nhân chứng tỉnh táo và lý trí.
Ký sự có ba đặc điểm nổi bật: 1. Tác giả là người tham dự hoặc chứng
kiến sự việc. Ngồi mơ tả sự kiện, tác giả cịn mơ tả cái tơi nhân chứng và cái
tơi chính kiến (Bộc lộ cái nhìn, quan điểm của mình). 2. Ký sự được miêu tả,
khắc khọa khơng phải chỉ bằng ngơn ngữ sự kiện mà cịn bằng ngơn ngữ giàu
hình ảnh, hấp dẫn và những chi tiết sinh động. 3. Ký sự giúp người đọc hiểu
rõ, hiểu sâu hơn bản chất của sự việc và có sự đồng điệu, chia sẻ cùng tác giả.
1.1.2. Dạng ký sự pháp đình trong ký sự
Ký sự pháp đình (write at court of justice) là một dạng ký sự được viết
qua những câu chuyện ở tòa án. Thường là những câu chuyện về những con
người đã được nghị án. Bối cảnh chung thường là những buổi xét xử mà nhân
vật chính là những bị cáo. Bên cạnh nhân vật chính cịn có những nhân vật
liên đới là những người bị hại, và cả thân nhân bị cáo… Từ buổi xét xử, mức
án mà bị cáo phải gánh chịu, người viết “lật lại hồ sơ” vụ án để kể lại cho độc
giả diễn biến câu chuyện cuộc đời nhân vật…
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà văn hóa ngày càng xuống cấp,
đạo đức ngày càng suy giảm, nhan nhãn trong cuộc sống những cảnh “cướp,
giết, hiếp” xảy ra mọi lúc mọi nơi, mảng Ký sự pháp đình ngày càng gia tăng


20

trên các phương tiện truyền thông (đọc, xem, nghe) không chỉ phản ánh mà

cịn là tiếng chng cảnh tỉnh cho toàn xã hội.
Do đặc trưng, đề tài ký sự pháp đình ln đi vào mảng tối của cuộc sống
xã hội. Đọc, nghe, xem ký sự pháp đình là xem một đoạn phim đen tối của
cuộc sống, tuy rằng, qua những bài viết, đoạn phim, thơng điệp chính mà tác
giả muốn gửi gắm là cái ác sẽ bị trừng trị, và đơi khi độc giả phải rơi nước
mắt khơng chỉ vì những tội ác mà người bị hại phải gánh chịu, mà còn ở lòng
vị tha của người bị hại, những giọt nước mắt hối hận muộn màng của những
tội phạm…
Nếu ký sự có kết cấu linh hoạt và bút pháp sinh động, phản ánh các sự
kiện, vấn đề đã và đang diễn ra trong dòng thời sự chủ lưu của cuộc sống thì
ký sự pháp đình cũng như thế, nhưng cụ thể hơn ở mặt khơng gian, đó là tịa
án. Ký sự pháp đình ghi chép lại một phiên tịa cũng như những phận người
trong phiên tòa ấy dưới cái nhìn của người cầm bút. Nhưng quan trọng hơn
hết vẫn là thông điệp mà người viết muốn truyền đạt đến người đọc thơng qua
phiên tịa đó.
Một tác phẩm ký sự pháp đình được đánh giá là hồn chỉnh, đúng thể
loại, có chất lượng tốt địi hỏi phải hội đủ các tiêu chí sau: Đề tài gần gũi với
cuộc sống; kết cấu mạch lạc, khúc chiết; văn phong, bút pháp sinh động, lôi
cuốn và ngắn gọn; cách thể hiện phong phú, đa dạng; khai thác nhiều chi tiết
đắt; có chính kiến của tác giả; chủ đề tư tưởng rõ ràng; vụ án éo le, ngang trái.
Điều này được xác định thông qua kết quả khảo sát công chúng ở thành phố
Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Khi được hỏi: “Theo quý vị, tiêu chí nào đánh
giá tác phẩm ký sự pháp đình có chất lượng tốt? (có thể chọn nhiều tiêu chí
vào các phương án dưới đây)” thì tất cả các tiêu chí trên đều có tỷ lệ trả lời
tương đối gần bằng nhau, giao động từ 10,9% đến 14,9%. Tiêu chí được độc
giả chọn với tỷ lệ cao nhất là đề tài gần gũi với cuộc sống, tiếp theo đó tiêu


21


chí khai thác nhiều chi tiết đắt có tỷ lệ cũng khá cao: 14,0%. Tiêu chí vụ án éo
le, ngang trái có tỷ lệ chọn thấp nhất: 10,9%. Cụ thể:

Biểu đồ thể hiện tiêu chí bài ký sự pháp đình hay

Từ đó có thể đưa ra khái niệm dạng ký sự pháp đình như sau: Ký sự
pháp đình là một thể tài thuộc thể loại ký báo chí mơ tả, khắc họa quá trình
xét xử của một vụ án, với văn phong, bút pháp linh hoạt, sinh động, giàu hình
ảnh. Ngồi diễn biến, kết quả xét xử của tịa án, ký sự pháp đình đào sâu vào
những góc khuất với những chi tiết, hình ảnh liên quan đến biểu hiện tâm
trạng, hành vi, tính cách và số phận của các đối tượng (bị cáo, người bị hại,
thân nhân, luật sư, cơng chúng tham dự phiên tịa…). Thơng qua đó, tác giả
nêu lên những vấn đề bức xúc liên quan đến pháp luật, đạo đức, nhân văn, xã
hội nhằm đánh động, thức tỉnh nhận thức và lương tri của mọi người.
1.2. Vị trí của thể loại ký sự
1.2.1. Trong hệ thống thể loại báo chí
Cần nhấn mạnh rằng, thể loại ký sự đã thu được nhiều thành công trên
tất cả các loại hình báo chí, như báo in, báo hình, báo nói và báo mạng.


22

Những thành công này dựa trên sức mạnh của thể loại và được các tác giả sử
dụng rất đúng với loại đề tài được lựa chọn.
So với các thể loại báo chí khác như phản ánh, phóng sự, ghi nhanh, bình
luận,... thể loại Ký sự có phần sinh động hơn khơng chỉ ở hình thức kết cấu
mà ngay cả trong phạm vi nội dung được phản ánh. Điều này có nguyên do ở
chỗ: Đây là thể loại có khả năng kết hợp một cách khá phong phú những đặc
điểm không chỉ bên trong mà cịn với bên ngồi hệ thống thể loại báo chí.
Với tư cách là một thể loại thuộc hệ thống thể loại báo chí, Ký sự ln

ln phải chịu sự chi phối của đặc điểm bao trùm của tồn bộ hệ thống. Tuy
nhiên, nó cũng có những đặc điểm riêng của thể loại. Đặc điểm này được hình
thành trên cơ sở quy tụ những điểm chung nhất của các thể loại thuộc nhóm
loại thể Ký báo chí. Nếu nhìn trên tổng thể, có thể thấy ngồi khả năng thông
tin sự kiện, thông tin lý lẽ, thể loại ký sự cịn ít nhiều có khả năng thơng tin
thẩm mỹ. Nếu so sánh với các thể loại khác, ký sự có lối tiếp cận đối tượng
linh hoạt từ nhiều góc độ hơn và trình bày, thẩm định hiện thực có phần
phong phú, sinh động hơn.
Hệ thống các loại thể báo chí ở nước ta được hình thành
trên cơ sở của ba loại thể: Loại thể Thơng tấn báo chí, loại thể
Chính luận báo chí và loại thể Ký báo chí. Trong mỗi loại thể
đều thể hiện những đặc điểm chung của toàn bộ hệ thống, đều
là sự kết hợp ít nhiều giữa các khả năng thông tin sự kiện,
thông tin lý lẽ và thông tin thẩm mỹ dưới đặc điểm bao trùm là
thông tin xác thực, thông tin thời sự. Với ý nghĩa đó, khi nói
rằng ký sự nổi bật ở khả năng thơng tin thẩm mỹ thì khơng có
nghĩa là nó khơng có thơng tin sự kiện và thơng tin lý lẽ, mà
ngược lại, nó phải dựa trên cơ sở của thơng tin sự kiện để trình
bày sự thẩm định có tính chất lý lẽ và ít nhiều có tính chất


23

thẩm mỹ của tác giả trước hiện thực. Hơn nữa, cần phải thấy
rằng sự so sánh này chỉ có ý nghĩa trong phạm vi của hệ thống
thể loại báo chí mà thôi. Ngay trong các thể loại thuộc hai loại
thể Thơng tấn báo chí và Chính luận báo chí cũng ít nhiều có
khả năng thơng tin thẩm mỹ, mặc dù điều này không thể hiện
một cách thường xuyên như là một đặc điểm nổi bật của
chúng. Trong thực tế, thông tin thẩm mỹ trong thể loại ký sự

thường chỉ dừng lại ở cấp độ là những điều kiện thẩm mỹ chứ
khơng phải những hình tượng thẩm mỹ. Điều này cũng xuất
phát từ nguyên nhân cơ bản là yêu cầu thông tin thời sự đối với
tất cả các thể loại báo chí trong hệ thống của nó. [5, tr 37]
Theo TS. Trần Bảo Khánh: Có thể nói, ký sự là một thể loại báo chí có
sức mạnh đặc biệt trong việc tác động vào độc giả khi các nhân vật, sự kiện,
sự việc có thật được khắc họa và khái quát thành hình tượng thơng qua các
phương pháp thể hiện, nhằm mục đích khơng chỉ thơng tin mà cịn tạo ra xúc
cảm thẩm mỹ sâu sắc đối với công chúng tiếp nhận. Xin được nhấn mạnh
rằng, trong ký sự không dùng các biện pháp điển hình hóa, nhân cách hóa của
văn học. Ký sự phản ảnh con người, sự kiện điển hình bằng các chi tiết có
thật, thơng qua sự chọn lọc của nhà báo làm cho tác phẩm có sức truyền cảm.
Con người, sự kiện trong ký sự không phải là sự tổng hợp của chi tiết từ nhiều
hoàn cảnh khác nhau, mà sự lấp lánh của nó xuất phát từ chính sự kiện, con
người cụ thể được nhà báo chọn lọc để thể hiện. Việc chọn con người, sự kiện
điển hình thơng qua chi tiết có thật làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc, có tính
giáo dục cao. Trong tác phẩm ký sự, năng lực thông tin không nằm ở sự kiện,
nhưng sự kiện vẫn là cái gốc, là cơ sở để nhà báo trăn trở, suy ngẫm hướng tới
một tình cảm cao đẹp và đánh thức ở con người tình cảm cao đẹp.
1.2.2. Trong thực tiễn tác nghiệp báo chí


24

Ký sự là một thể loại được hầu hết các cơ quan báo chí từ Trung ương
đến địa phương quan tâm. Nhiều báo ở Trung ương và địa phương đều có
mục ký sự, hoặc phóng sự - ký sự. Đội ngũ nhà báo hiện nay cũng ln tìm
tịi, khơng ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhất là đối với kỹ
năng thể hiện thể loại ký sự. Nhìn chung, đội ngũ nhà báo viết ký sự hiện nay
đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Ngày nay, trên các tờ báo từ Trung

ương đến địa phương, khơng khó để tìm đọc những bài ký sự hay, để lại ấn
tượng tốt đẹp đối với công chúng.
Ký sự và phóng sự có những điểm chung nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt
trong đó. Trước hết, có thể xem xét những khác biệt này giữa phóng sự và ký
sự như sau:
Tác giả: Trong phóng sự, tác giả có vai trò kể lại sự kiện, sự việc; trong
ký sự, tác giả khơng dừng lại ở kể mà cịn suy ngẫm về sự kiện, sự việc.
Chi tiết: Trong phóng sự, chi tiết là bộ phận của sự kiện, nó làm cho độc
giả hiểu về sự kiện; trong ký sự, chi tiết hướng tới việc trở thành hình tượng
có sức tác động vào độc giả. Việc chi tiết có trở thành hình tượng hay khơng
cịn phụ thuộc vào khả năng tìm tịi, lựa chọn và sử dụng chi tiết trong tác
phẩm, nhưng việc tạo ra khả năng này của chi tiết trong ký sự đã làm cho tầm
quan trọng của ký sự tăng lên.
Bố cục: Trong phóng sự, bố cục tuân theo quy trình một cách lần lượt,
các sự kiện, các vấn đề được trình bày theo trình tự nhất định; trong ký sự, bố
cục tuân theo dòng suy nghĩ, sự liên tưởng và cảm xúc của tác giả.
Trọng tâm: Trong phóng sự, trọng tâm là sự việc, sự kiện với các chi tiết
bản chất; trong ký sự, các nhân vật với đời sống tinh thần ở dạng điển hình
khác nhau là trọng tâm.
Thơng tin: Trong phóng sự, thơng tin ln hướng tới bản chất sự kiện, sự
việc, cùng với nó là thông tin về bản chất sự kiện, sự việc; trong ký sự, thông


25

tin tới việc làm toát ra từ sự kiện, sự việc đó các mối liên quan với sự kiện
khác, hoặc một chủ đề khác mang tính nhân văn sâu sắc.
Ngơn ngữ: Trong phóng sự, thường sử dụng ngơn ngữ tường thuật cộng
với sự phân tích để làm rõ sự kiện. Ký sự vẫn mang trong nó ngơn ngữ tường
thuật, phân tích nhưng trong ký sự cịn sử dụng ngơn ngữ hình tượng, ẩn dụ

hướng tới phản ánh nội tâm nhân vật.
Ký sự mang phong cách phóng sự: Đây là dạng ký sự dựa trên cơ sở một
hoặc những sự kiện xảy ra mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, các chất liệu để hình
thành ký sự bao gồm cả chất liệu của phóng sự. Tuy nhiên, trong ký sự, tác
giả phải vượt lên trên các sự kiện, không dừng lại ở kể lể sự kiện. Nếu chỉ
phản ánh sự kiện một cách đơn thuần thì tác phẩm ký sự sẽ tập trung vào tình
hình, thực trạng, các biện pháp… Trong ký sự, những sự kiện có cùng tính
chất được tập hợp lại, được mô tả lại bằng chất liệu giống như phóng sự
nhưng thơng qua suy ngẫm, liên tưởng, bày tỏ thái độ, tạo lập hình ảnh. Dạng
ký sự này thường được làm sau khi sự kiện đã qua được ít lâu, xuất hiện nhu
cầu quay trở lại để suy ngẫm, để phản ánh một chủ đề nào đó có ý nghĩa nhân
văn sâu sắc. Dạng ký sự này mang tính chất thời sự nhưng khơng sa vào các
chức năng thơng tin thời sự, mặc dù có sử dụng chất liệu của phóng sự. Điều
nên tránh là khơng nên lặp lại các chức năng của phóng sự mà khơng có sự
nâng cao bằng liên tưởng, ẩn dụ, bình phẩm…
Ký sự về một vấn đề: Là dạng ký sự không đề cập tới một sự kiện cụ thể
mà là hàng loạt các sự kiện tạo thành một vấn đề cụ thể nào đó, được người
đọc quan tâm. Mỗi sự kiện, mỗi con người cụ thể trở thành chi tiết được xâu
chuỗi bằng một đường dây mà trong đó chủ đề được làm rõ bởi chính các chi
tiết. Hơn thế, sự suy ngẫm về các chi tiết này bộc lộ rõ mục đích của tác giả
và tác phẩm. Nguy cơ lớn nhất của dạng ký sự này là sa vào thông tin, đó là
sự kéo dài một cách vụng về của phóng sự, kể lể dài dòng về sự kiện. Một ký


×