Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quan hệ nhà đầu tư của các công ty đại chúng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THU HƯƠNG

“QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ” CỦA
CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TẠI VIỆT NAM
(Khảo sát Ngân hàng TMCP Quân Đội, Tập đoàn
Vin Group, Tập đoàn Bảo Việt, và Cơng ty CP
Chứng khốn Sài Gịn từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2013)

Ngành: Quan hệ công chúng
Mã số: 60320108

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Hồng Nam

HÀ NỘI - 2014


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Quan hệ nhà đầu tư” của các công ty đại
chúng tại Việt Nam (Khảo sát tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Tập đồn
VinGroup, Tập đồn Bảo Việt, và Cơng ty CP Chứng khốn Sài Gịn từ tháng


6/2011 đến tháng 6/2013) do chính tác giả nghiên cứu và viết dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nam. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là
kết quả lao động của chính tác giả, chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào.
Mọi số liệu trong luận văn này đều trung thực, các thơng tin trích dẫn đã
được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn đảm bảo tuân thủ quy định về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thu Hương


2

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Quan hệ cơng chúng và Quảng cáo Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện luận
văn này. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đinh Thị Thúy Hằng - giáo
viên chủ nhiệm, Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, cùng các
thầy cơ giáo đã dạy bảo tận tình và chỉ dẫn em trong 2 năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hồng Nam Giảng viên Học viện Ngoại giao Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt thời gian em thực hiện đề tài này. Em đã học hỏi được rất nhiều
kiến thức bổ ích về lĩnh vực Truyền thông, Quan hệ công chúng cũng như
tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc của cô.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị là chuyên viên quan hệ công
chúng, chuyên viên phân tích tài chính, chun viên mơi giới chứng khốn tại
các cơng ty chứng khốn MBS, VNDIRECT, SSI; Ngân hàng TMCP Quân
Đội, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn VinGroup; các anh chị nhà báo, phóng
viên tại CafeF, VnEconomy, SaiGon Times; các anh chị cán bộ tại HSX,

HNX, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Hiệp hội Chứng khoán Việt Nam…
đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân
nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự đánh giá, góp ý,
chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện
hơn nữa.

Nguyễn Thu Hương


3

MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt……………………………………4
Danh mục các hình vẽ, đồ thị……………………………………………….. 5
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….6
Chương 1: Tổng quan về Quan hệ nhà đầu tư…………………………. 15
1.1. Khái niệm Quan hệ nhà đầu tư………………………………………. 15
1.2. Vai trò của Quan hệ nhà đầu tư……………………………………… 19
1.3. Các hoạt động của Quan hệ nhà đầu tư……………………………… 21
1.4. Các nhóm cơng chúng của Quan hệ nhà đầu tư……………………... 23
1.5. Các văn bản Luật liên quan đến hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại
Việt nam………………………………………………………………….. 25
Chương 2: Thực trạng hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư tại các công ty
đại chúng ở Việt Nam…………………………………………………….. 29
2.1. Đánh giá tổng quan hoạt động Quan hệ nhà đầu tại Việt Nam……... 29
2.2. Khảo sát và đánh giá chi tiết hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại 4
doanh nghiệp điển hình (MBB, BVH, VIC và SSI) từ tháng 6/2011
đến tháng 6/2013…………………………………………………………. 43
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Quan hệ

nhà đầu tư tại các công ty đại chúng ở Việt Nam………………………. 61
3.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức và quản lý bộ phận Quan hệ nhà
đầu tư trong doanh nghiệp………………………………………………... 61
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thơng chứng khốn…... 63
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng quan hệ với cộng
đồng đầu tư……………………………………………………………….. 77
3.4. Giải pháp tăng cường sự quan tâm và nhận thức của Ban lãnh đạo
doanh nghiệp về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư…………………………. 82
KẾT LUẬN……………………………………………………………….. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….. 91


4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BVH:

Mã chứng khốn của Tập đồn Bảo Việt

CEO:

Giám đốc điều hành

CFO:

Giám đốc tài chính

CP:

Cổ phần


GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

HSX:

Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

HNX:

Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội

IR:

Quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations)

IROs:

Cán bộ Quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations Officers)

MBB:

Mã chứng khoán của Ngân hàng Quân Đội

NIRI:

Viện Quan hệ nhà đầu tư Quốc gia Hoa Kỳ

PR:


Quan hệ cơng chúng (Public Relations)

SSI:

Mã chứng khốn của Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Sài Gịn

TMCP: Thương mại cổ phần
USD:

Đơ la Mỹ

VIC:

Mã chứng khốn của tập đồn VinGroup


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
1.

Biểu đồ 2.1: Các giai đoạn phát triển của Thị trường chứng khoán Việt
Nam từ năm 2000 đến 2013

2.

Biểu đồ 2.2: Chỉ số VN-Index và Khối lượng giao dịch cổ phiếu từ
28/7/2000 đến 19/7/2013


3.

Biểu đồ 2.3: Chỉ số HNX-Index và Khối lượng giao dịch cổ phiếu từ
14/7/2005 đến 19/7/2013

4.

Biểu đồ 2.4: Tổng doanh thu, lợi nhuận ròng và số lượng doanh nghiệp
niêm yết theo các năm từ 14/7/2005 đến 19/7/2013

5.

Biểu đồ 2.5: Khảo sát về tình hình tổ chức bộ phận Quan hệ nhà đầu tư
tại 1000 doanh nghiệp niêm yết trên HSX

6.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá tình hình hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

7.

Biểu đồ 2.6: Số doanh nghiệp vi phạm về công bố thông tin tại Sở HSX
từ năm 2011 đến hết tháng 8/2013

8.

Biểu đồ 2.8: Lịch sử giao dịch cổ phiếu MBB từ 1/11/2011 - 30/6/2013

9.


Biểu đồ 2.9: Lịch sử giao dịch cổ phiếu BVH từ 1/6/2011 - 30/6/2013

10. Biểu đồ 2.10: Lịch sử giao dịch cổ phiếu VIC từ 1/6/2011 - 30/6/2013
11. Biểu đồ 2.11: Lịch sử giao dịch cổ phiếu SSI từ 1/6/2011 - 30/6/2013
12. Biểu đồ 3.1: Truyền thơng chứng khốn mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp


6

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Tầm quan trọng của một thị trường tài chính hiệu quả và lành mạnh đối
với quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ
đặc biệt quan tâm từ đầu những năm 1990. Sau quá trình cổ phần hóa rè rặt và
thí điểm các doanh nghiệp nhà nước kéo dài từ năm 1992 đến năm 1997, năm
1998 việc cổ phần hóa đã được đẩy mạnh, kèm theo những văn bản pháp luật
tạo hành lang cho các công ty cổ phần hoạt động và phát triển, trong đó phải
kể đến Nghị định số 48/CP kí ngày 11/7/1998 ban hành về chứng khốn và thị
trường chứng khốn, chính thức khai sinh cho Thị trường Chứng khoán Việt
Nam.
Ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh (nay là Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh – HSX)
thực hiện phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên, tạo ra một bước ngoặt lớn
trong quá trình phát triển thị trường chứng khốn nói riêng và thị trường tài
chính nói chung tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2013, tức sau gần 13 năm
hoạt động, quy mô thị trường đã tăng trên 70 lần so với năm đầu tiên, lượng
vốn hóa tăng từ 1% GDP lên 27%, các cơng ty đại chúng (hay còn gọi là các
doanh nghiệp niêm yết) tăng từ 10 lên hơn 700 doanh nghiệp. Huy động vốn
là điểm đáng chú ý hơn cả với gần 1.300.000 tỷ đồng qua 13 năm, đỉnh cao là

năm 2007 đạt 127.000 tỷ đồng. Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi có thời
điểm cao nhất lên tới 12 tỷ USD góp phần cân bằng cán cân thanh tốn, cũng
như gia tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trong con mắt nhà
đầu tư quốc tế. Bên cạnh việc phát triển về quy mô, công nghệ và nhiều sản
phẩm tài chính mới được ra đời, khung pháp lý cho thị trường cũng ngày một
hoàn thiện và từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế.


7

Như vậy, thị trường chứng khoán đã và đang là kênh huy động vốn trung
và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, khả năng huy
động vốn từ các nhà đầu tư của mỗi công ty đại chúng sẽ góp phần vào sự
phát triển cho cả thị trường. Và hoạt động Quan hệ nhà đầu tư chính là một
trong những chìa khóa giúp doanh nghiệp thực hiện được điều này.
Cho đến nay, sau hơn 13 năm phát triển, hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại
các công ty đại chúng ở Việt Nam phần lớn chỉ dừng lại ở việc công bố thông
tin theo Pháp luật quy định. Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư chưa được đánh
giá và coi trọng đúng mực khiến nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ các khoản đầu tư
hoặc thu hút đầu tư chưa hiệu quả. Trong khi đó, sự đi xuống nói chung của
nền kinh tế tồn cầu từ khủng hoảng tín dụng thứ cấp tại Hoa Kỳ từ năm 2007
đến nay, khiến việc thu hút vốn đầu tư khơng cịn được dễ dàng như trước.
Nhưng điều đó khơng có nghĩa là khơng cịn cơ hội huy động những nguồn
vốn lành mạnh và bền vững đối với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
và tạo được mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư.
Quan hệ nhà đầu tư là một phần của Quan hệ cơng chúng, trong đó nhóm
cơng chúng mục tiêu là cộng đồng nhà đầu tư. Khác với những nhóm cơng
chúng khác, cộng đồng nhà đầu tư quan tâm đến các chỉ số tài chính, tính
minh bạch và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, để tạo dựng
được quan hệ với cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp cần có những cách

thức đặc thù. Bên cạnh đó, việc triển khai hoạt động Quan hệ nhà đầu tư một
cách bài bản còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và các cơng ty đại chúng nói riêng, do đó cần thiết phải lựa chọn những lý
thuyết, mơ hình và quy trình phù hợp, cũng như áp dụng nó một cách linh
hoạt dựa trên tình hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp.


8

Với kinh nghiệm công tác tại bộ phận truyền thông của một cơng ty chứng
khốn lớn tại Việt Nam và đã từng tham gia tư vấn truyền thơng chứng khốn
cho nhiều khách hàng của công ty là các doanh nghiệp niêm yết với các quy
mô khác nhau, tác giả nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp còn bỡ ngỡ trong
hoạt động mới mẻ này nhưng đều công nhận rằng đây thực sự là một vấn đề
cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Các lý do trên là động lực để tôi nghiên cứu đề tài “Quan hệ nhà đầu tư tại
các công ty đại chúng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.
Tình hình nghiên cứu
Hiện nay ở Việt Nam, Quan hệ nhà đầu tư còn là một khái niệm khá mơ
hồ đối với nhiều doanh nghiệp, ngay cả đối với những doanh nghiệp đã niêm
yết trên thị trường chứng khoán. Những tài liệu tiếng Việt để làm rõ vài trị, vị
trí, mục đích, mục tiêu và các hoạt động của Quan hệ nhà đầu tư còn rất hạn
chế, và có thể nói rằng chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về vấn đề này.
Trên thế giới, đặc biệt là những nước có thị trường tài chính phát triển
cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về Quan hệ nhà đầu tư. Có thể nhắc đến các
nghiên cứu tiêu biểu như:
-

Đề tài “Quản lý quan hệ nhà đầu tư: Chiến lược truyền thông hiệu
quả” (Managing Investor Relations: Strategies for Effective

Communication) của tác giả Alexander Laskin, năm 2010.

-

Đề tài “Quan hệ nhà đầu tư: Nguyên lý và những phương thức
truyền thông tài chính tốt nhất trên thế giới” (Investor Relations:
Principles & International Best Practices of Financial Communications)
của tác giả Anne Guimard, năm 2008.


9

-

Đề tài “Quan hệ nhà đầu tư hiện đại: Quan điểm của những chuyên
gia” (The New Investor Relations - Expert Perspectives on the State of
the Art) của tác giả Benjamin Mark Cole, năm 2004.

-

Đề tài “Cẩm nang Quan hệ nhà đầu tư” (Invester Relations: The
Comprehensive Guide) của tác giả Steven Bragg, năm 2008.

-

Đề tài “Phương thức hoạt động hiệu quả Quan hệ nhà đầu tư của bộ
phận chuyên trách” (Running an Effective Investor Relations
Department) của tác giả Steven Bragg năm 2010.

-


Đề tài “Sử dụng Quan hệ nhà đầu từ để tối đa hoá giá trị vốn của
doanh nghiệp” (Using Investot Relations to Maximize Equity Valuation
Inc) của tác giả Thomas M. Ryan & Chad A. Jacob, năm 2005.
Tuy nhiên, cũng giống như Quan hệ công chúng, hoạt động Quan hệ nhà

đầu tư được phát triển trong một môi trường không ngừng biến đổi, nơi có các
phương tiện truyền thơng liên tục phát triển và quan niệm, thái độ của công
chúng về truyền thông cũng ngày một khác. Những lý thuyết gần đây về Quan
hệ nhà đầu tư đã khơng cịn xếp nó trong hoạt động marketing của doanh
nghiệp mà đứng riêng rẽ, độc lập. Lựa chọn lý thuyết nào là đúng đắn để vận
dụng phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi sự nghiên cứu kĩ
lưỡng cũng như sử dụng linh hoạt, dựa trên tình hình thực tế và các tính chất
đặc thù của mỗi doanh nghiệp.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích:
Mục đích của luận văn này là mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả tổ
chức và quản trị hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các doanh nghiệp Việt
Nam, từ đó có thể huy động vốn hiệu quả, thu hút sự quan tâm của những nhà


10

đầu tư và tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng đầu tư trong nước và
quốc tế.
Nhiệm vụ:
Để hồn thành được các mục đích nêu trên, trước hết, tác giả sẽ đưa ra
một lý luận đầy đủ về Quan hệ nhà đầu tư (từ khái niệm, vai trò, các nhóm
cơng chúng và các hoạt động cơ bản…), đặc biệt, lý luận này phải mang tính
cập nhật và phù hợp với bối cảnh nền tài chính trên thế giới nói chung và Việt

Nam nói riêng, bởi Quan hệ nhà đầu tư là một ngành năng động, ln cần
hồn thiện để phù hợp với đặc điểm của thị trường tài chính ln biến động
khơng ngừng và xu hướng tồn cầu hoá nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ.
Nhiệm vụ tiếp theo là giúp các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các cơng ty
đại chúng tại Việt Nam nhìn nhận đúng đắn về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư
thông qua các việc nghiên cứu các số liệu của thị trường và các công ty tiên
phong trong hoạt động này. Đồng thời tác giả cũng đưa ra xu hướng của hoạt
động Quan hệ nhà đầu tư tại Việt Nam trong những năm tới.
Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư nếu muốn hiệu quả sẽ phải hài hoà với
chiến lược, phương hướng hoạt động, cơ cấu tài chính và cả đặc điểm của
ngành nghề hoạt động kinh doanh, cũng như tính chất của các bộ phận khác
trong cùng một doanh nghiệp. Do đó, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại các công ty đại chúng ở Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quan hệ nhà đầu tư và việc ứng
dụng tại các công ty đại chúng ở Việt Nam
 Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát 100 doanh nghiệp đang niêm yết trên
Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HSX). Trong đó


11

chọn ra 4 doanh nghiệp tiêu biểu trong việc triển khai hoạt động Quan
hệ nhà đầu tư hiệu quả để nghiên cứu sâu hơn là:
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Qn Đội (mã chứng khốn MBB)
- Tập đồn Bảo Việt (mã chứng khốn BVH)
- Tập đồn VinGroup (mã chứng khốn VIC)
- và Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Sài Gịn (mã chứng khốn SSI)
Bốn doanh nghiệp trên được lựa chọn vì đây đều là những doanh
nghiệp có cổ phiếu được niêm yết trên HSX, có nhiều nhà đầu tư quan

tâm, tính thanh khoản cao, có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tốt và chú
trọng vào tính minh bạch của doanh nghiệp.
Thời gian khảo sát kéo dài từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2013.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
 Cơ sở lý luận:
- Lý thuyết về Quan hệ nhà đầu tư (IR)
- Bối cảnh thị trường chứng khoán, đầu tư tại Việt Nam
- Các văn bản Luật liên quan
- Một số quan điểm về tài chính và tâm lý nhà đầu tư
 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu thực nghiệm
- Thu thập thông tin và xử lý số liệu
Một trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu hoạt động Quan hệ
nhà đầu tư, đó là cũng giống như hoạt động Quan hệ Cơng chúng, khó có
thước đo nào có thể định lượng chính xác giá trị mà hoạt động Quan hệ nhà


12

đầu tư mang lại. Hiệu quả của công tác triển khai hoạt động này có thể khơng
nhìn thấy ngay lập tức mà ln có một độ trễ nhất định.
Hơn nữa, hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư dù được thực hiện tốt đến mấy
cũng sẽ chỉ hiệu quả khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó hiệu quả,
có chiến lược tốt và phát triển bền vững. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế gặp
nhiều khó khăn như hiện nay, những nhà đầu tư sẽ khắt khe hơn trong việc
lựa chọn nơi giúp đồng tiền của họ sinh lời.
Cấu trúc đề tài
Nội dung chính của đề tài được chia thành 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về Quan hệ nhà đầu tư

Chương này sẽ làm rõ:
- Khái niệm về Quan hệ nhà đầu tư (quan điểm và cách tiếp cận
truyền thống và hiện đại), đặc điểm và vị trí của bộ phận Quan hệ
nhà đầu tư trong doanh nghiệp;
- Những giá trị của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư đối với doanh
nghiệp;
- Các hoạt động của Quan hệ nhà đầu tư, bao gồm: Truyền thơng
chứng khốn và xây dựng quan hệ với Cộng đồng đầu tư;
- Nhóm cơng chúng của Quan hệ nhà đầu tư;
- Khái niệm công ty đại chúng ở Việt Nam và một số văn bản Luật
liên quan.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty
đại chúng ở Việt Nam
Nội dung chương này gồm 2 nội dung lớn:


13

- Tổng quan về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư trong sự phát triển
của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó đề cập đến:
o Tóm tắt các giai đoạn phát triển của Thị trường chứng khoán
Việt Nam để thấy vai trò của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư
trong các giai đoạn đó
o Tình hình chung của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các
công ty đại chúng Việt Nam từ 2011 đến nay, bao gồm: tình
hình tổ chức bộ phận chuyên trách về Quan hệ nhà đầu tư
trong doanh nghiệp, tình hình minh bạch tài chính và cơng bố
thơng tin, và tình hình các tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ
Quan hệ nhà đầu tư chuyên nghiệp
o Xu hướng của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

- Khảo sát và đánh giá chi tiết hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại 4
doanh nghiệp điển hình (MBB, BVH, VIC và SSI) từ tháng
6/2011 đến tháng 6/2013
 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Quan hệ nhà đầu
tư tại các công ty đại chúng ở Việt Nam
Chương này sẽ đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty đại chúng ở Việt Nam, bao gồm:
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức và quản lý bộ phận Quan hệ nhà đầu
tư trong doanh nghiệp: Đưa ra mơ hình tổ chức hoạt động của bộ
phận Quan hệ nhà đầu tư trong doanh nghiệp hiệu quả.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thơng chứng khốn:
Trong đó bao gồm 2 hoạt động chính là cơng bố thơng tin bắt buộc


14

theo thông tư 52/2012/TT-BTC, công bố thông tin chủ động và xử
lý khủng hoảng.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng quan hệ với cộng
đồng nhà đầu tư: Trong đó phân chia từng đối tượng trong cộng
đồng nhà đầu tư và cách thức xây dựng quan hệ với từng nhóm
cơng chúng đó.
- Giải pháp tăng cường sự quan tâm và nhận thức của Ban lãnh đạo
doanh nghiệp về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư: Bằng cách nâng
cao vai trò của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư trong việc đưa ra các
chính sách, chiến lược của doanh nghiệp.
Cuối cùng là Kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
Trong luận văn này, tác giả xin phép được sử dụng một số từ nước ngoài
là các thuật ngữ thường được sử dụng khi giao dịch trên thị trường tài chính –
chứng khốn mà chưa được Việt hóa ở Việt Nam, để bảo tồn ý nghĩa cũng

như tính phổ biến của chúng. Tuy nhiên, tác giả cũng sẽ cố gắng hạn chế tối
đã việc sử dụng này và giải thích chi tiết các ý nghĩa bên cạnh các thuật ngữ
đó.


15

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm Quan hệ nhà đầu tư
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về cơng ty đại chúng.
Cơng ty đại chúng là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công
chúng thông qua phát hành chứng khoán niêm yết tại các trung tâm giao dịch
chứng khốn hoặc chứng khốn khơng niêm yết nhưng được giao dịch thơng
qua các tổ chức mơi giới chứng khốn. Cơng ty đại chúng phải có trách nhiệm
cơng khai hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính ra cơng chúng nhằm
đảm bảo sự minh bạch và lợi ích của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoạt động góp vốn
vào một dự án, một doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời. Đối với cơng ty
đại chúng, nhà đầu tư chính là những cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ phiếu của
cơng ty đó. Những nhà đầu tư này mua bán cổ phiếu tự do trên thị trường
hoặc mua có thể đàm phán để mua trực tiếp từ công ty nếu giá trị đầu tư rất
lớn, có thể ảnh hưởng đến cơ cấu của hội đồng quản trị của cơng ty đó.
Quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations) là một khái niệm còn khá mới
mẻ, hoặc chưa rõ nghĩa đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối
cảnh thị trường chứng khốn cịn non trẻ và chưa đạt được các chuẩn mực
cũng như thông lệ quốc tế. Tuy vậy, trên thế giới, khái niệm này đã xuất hiện
từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Hai giáo sư Paul Argenti và Janis Forman, trong cuốn “Sức mạnh
Truyền thông của Doanh nghiệp” (The Power of Corporate Communication),

đã định nghĩa “Quan hệ nhà đầu tư là tất cả các hoạt động cơng bố thơng tin
tài chính của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn cung cầu về thông


16

tin mang lại lợi ích cho cả hai bên”. Theo định nghĩa này, Quan hệ nhà đầu tư
sẽ bao gồm hai nghiệp vụ chủ yếu là tài chính và truyền thơng. Hai nghiệp vụ
này có tác dụng bổ trợ cho nhau trong quá trình triển khai các chương trình
Quan hệ nhà đầu tư. Nếu như nghiệp vụ tài chính, chứng khoán cung cấp các
số liệu và thuyết minh về kết quả kinh doanh, năng lực tài chính của doanh
nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi cho cổ đơng theo quy định
của pháp luật, thì nghiệp vụ truyền thơng có nhiệm vụ xây dựng và định vị
hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, tạo dựng niềm tin cho công chúng
đầu tư. Trên cơ sở các báo cáo và số liệu đó, hoạt động Quan hệ nhà đầu tư
cần được tổ chức ra sao để thông tin đến được với nhà đầu tư một cách kịp
thời, hiệu quả nhất, giúp họ có cái nhìn tồn diện hơn, chính xác hơn về giá trị
doanh nghiệp.
Trong khi đó, Viện Quan hệ Nhà đầu tư Quốc gia Hoa Kỳ (NIRI National Investor Relations Institute) được thành lập từ năm 1969 là hiệp hội
lớn nhất thế giới về Quan hệ nhà đầu tư đã có hơn 3.300 thành viên, đại diện
cho hơn 1.600 công ty đại chúng và 9.000 tỷ USD vốn hóa trên thị trường tài
chính. Tháng 3/2003, hội đồng NIRI đã thông qua định nghĩa về Quan hệ như
sau: “Quan hệ nhà đầu tư là hoạt động quản lý chiến lược tích hợp giữa tài
chính, truyền thơng, marketing và luật chứng khoán cho phép giao tiếp hai
chiều hiệu quả nhất giữa một cơng ty với cộng đồng tài chính và các bên liên
quan, để cuối cùng góp phần vào việc định giá chứng khốn của cơng ty đó
một cách hợp lý nhất.” Với cách tiếp cận này, công tác Quan hệ nhà đầu tư là
một bộ phận trong công tác quản trị doanh nghiệp và được cụ thể hóa với
phạm vi rộng hơn. Đây cũng được coi là cách tiếp cận của Quan hệ nhà đầu tư
hiện đại.



17

Với cách tiếp cận truyền thống, Quan hệ nhà đầu tư vốn chỉ được xem là
chức năng cung cấp thông tin thuần túy, thông qua các hoạt động cung cấp
thông tin cơ bản như báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các
thông tin phải công bố định kỳ và bất thường theo quy định tại Luật Chứng
khốn. Cơng cụ truyền tải chủ yếu là thơng qua kênh thơng tin của các sở giao
dịch chứng khốn, báo cáo thường niên, đại hội đồng cổ đông. Các hoạt động
chăm sóc cổ đơng chủ yếu bao gồm việc tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của
cổ đông như cấp sổ cổ đông, điều chỉnh thông tin cổ đông, chi trả cổ tức,
chuyển nhượng, thừa kế cổ phần… Dễ dàng nhận thấy cơ chế truyền thông
một chiều này thiếu vắng các hoạt động giao lưu khiến nhà đầu tư vẫn chưa
đến gần được với doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường luôn tiềm ẩn nhiều
rủi ro cho cả doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư như hiện nay thì các hoạt
động Quan hệ nhà đầu tư theo quan điểm truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, Quan hệ nhà đầu tư cần được xem là
một cơng tác tồn diện và tổng hợp. Trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc cơ
bản của Quan hệ nhà đầu tư truyền thống, Quan hệ nhà đầu tư hiện đại đã
phát triển các phương thức giao tiếp hiệu quả hơn, cung cấp nhiều thông tin
giá trị cho nhà đầu tư chứ không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ phải làm. Bất kể
nhà đầu tư tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân đều có chung mong muốn có thơng
tin đầy đủ, chính xác và sự tin cậy về doanh nghiệp để đưa ra các quyết định
đầu tư phù hợp. Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu của Quan hệ nhà đầu tư trong
doanh nghiệp là xây dựng chiến lược Quan hệ nhà đầu tư, lập ra các mục tiêu
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các chiến thuật phù hợp trong từng giai đoạn
để đạt được các mục tiêu đó. Luận văn này sẽ tiếp cần với hoạt động Quan hệ
nhà đầu tư theo quan điểm hiện đại.



18

Thường thì trong một doanh nghiệp, Quan hệ nhà đầu tư là một bộ phận
hoặc do một người phụ trách và báo cáo trực tiếp lên Giám đốc Tài chính
(CFO) hoặc trưởng phịng Nguồn vốn. Trong một số cơng ty, hoạt động Quan
hệ nhà đầu tư lại thuộc Bộ phận Truyền thơng và được gọi là PR tài chính,
đây là hình thức tổ chức khá phổ biến ở Việt Nam, tuy vậy nó khơng được
khuyến khích bởi người làm Quan hệ nhà đầu tư cần có hoạt động chuyên biệt
và kiến thức chuyên sâu về tài chính. Theo định nghĩa của Bộ Lao động Hoa
Kỳ, “Quan hệ nhà đầu tư là lĩnh vực đặc biệt thuộc Quan hệ công chúng”.
Công ty đại chúng càng lớn thì vai trị của cán bộ Quan hệ nhà đầu tư
(IROs - Investor Relations Officers) càng quan trọng. Những cán bộ này sẽ
quán xuyến hầu hết các hoạt động liên quan đến cổ đông và nhà đầu tư như:
tổ chức họp đại hội cổ đông, họp báo về đầu tư, gặp trực tiếp các nhà đầu tư
quan trọng, phụ trách các ấn phẩm và phần nội dung website liên quan. Sự
phát triển của công nghệ truyền thông cũng tác động mạnh lên hoạt động
Quan hệ nhà đầu tư, đòi hỏi những người làm việc trong lĩnh vực này khơng
những phải am hiểu về tài chính, về quan hệ cơng chúng, về luật chứng
khốn, có khả năng tổ chức, quan lý thơng tin và cịn phải khéo léo trong việc
tương tác với giới truyền thông, môi giới và các nhà đầu tư.
Ngoài việc báo cáo trực tiếp lên CFO, những cán bộ Quan hệ nhà đầu tư
cũng có thể tiếp cận với CEO hoặc Hội đồng quản trị để tư vấn về chiến lược
của doanh nghiệp để đảm bảo rằng định hướng phát triển kinh doanh và hình
ảnh cơng ty khơng ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, một trong những thành ngữ mà bắt buộc các cán bộ Quan hệ đầu
tư phải thuộc lịng đó là: “Quan trọng là kinh doanh, chứ không phải giá cổ
phiếu” (The story is the business, not the stock price).



19

Tóm lại, ta có thể hiểu Quan hệ nhà đầu tư là hoạt động trao đổi thông
tin thường xuyên, chủ động hai chiều giữa doanh nghiệp với cộng đồng đầu tư
nhằm tăng cường hiểu biết, thu hút và duy trì sự đầu tư. Đó là một phần của
hoạt động quan hệ cơng chúng.
Quan hệ nhà đầu tư có các đặc điểm chính sau:
- Hoạt động truyền thơng hai chiều giữa doanh nghiệp với cộng đồng đầu
tư;
- Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về hoạt động kinh
doanh, điều hành và tài chính của doanh nghiệp;
- Giúp nhà đầu tư hiểu và đánh giá đúng về doanh nghiệp và được phản
ánh trong giá, cũng như tính thanh khoản của cổ phiếu;
- Phát triển quan hệ gắn kết với giới đầu tư và các nhóm lợi ích, đồng
thời quản lý hiệu quả kỳ vọng của nhà đầu tư;
- Quan hệ nhà đầu tư là một cấu phần tích hợp của quy trình ra quyết
định chiến lược của doanh nghiệp và kênh liên lạc trực tiếp với giới
đầu tư.
1.2. Vai trò của Quan hệ nhà đầu tư
Quan hệ nhà đầu tư hiệu quả sẽ mang lại nhiều giá trị quan trọng đối với
các doanh nghiệp nói chung và các cơng ty đại chúng nói riêng, đặc biệt trong
một thị trường tài chính phát triển lành mạnh.
Trước hết, Quan hệ nhà đầu tư giúp xây dựng niềm tin của nhà đầu tư
với doanh nghiệp, và nhờ đó doanh nghiệp có thể:
- Giảm chi phí vốn;
- Thu hút và giữ chân các nhà đầu tư dài hạn, chủ động điều chỉnh cơ cấu
cổ đông theo từng giai đoạn phát triển;


20


- Nâng cao năng lực phát triển kinh doanh nhờ đảm bảo ổn định nguồn
vốn;
- Thu hút và giữ chân các nhân viên tốt nhờ quyền chọn mua cổ phiếu
cho nhân viên;
- Giảm thiểu rủi ro bị thâu tóm hoặc bị cổ đông hợp sức chống đối.
Thứ hai, Quan hệ nhà đầu tư giúp tạo lập và duy trì giá trị hợp lý và
thanh khoản cao, ổn định cho cổ phiếu và tăng cường sự quan tâm của cộng
đồng đầu tư. Bởi Quan hệ nhà đầu tư giúp quản lý nhận thức và kỳ vọng của
nhà đầu tư về doanh nghiệp, từ đó:
- Nhận thức và kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ quyết định giá và thanh khoản
của cổ phiếu;
- Doanh nghiệp cần giúp nhà đầu tư hiểu rõ mơ hình và cơ hội đầu tư với
cơng ty, qua đó thu hút và giữ chân các nhà đầu tư phù hợp;
- Doanh nghiệp có thể chủ động quản lý kỳ vọng và nhận thức của nhà
đầu tư giúp giảm biến động giá và thanh khoản;
- Khi nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu nhờ được cung cấp thơng tin
đầy đủ thì giao dịch của cổ phiếu sẽ tăng, nhờ đó tiếp tục thu hút các
nhà đầu tư mới và sự quan tâm của phân tích, mơi giới và truyền
thơng.
Thứ ba, Quan hệ nhà đầu tư đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp
và thị trường chứng khoán với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn dài hạn, giá rẻ
cho phát triển chiến lược. Thật vậy:
- Giá và thanh khoản của cổ phiếu quyết định giá trị của thị trường
chứng khoán là kênh cung cấp vốn dài hạn cho phát triển chiến lược;


21

- Bên cạnh căn bản tốt, sự minh bạch giúp cổ phiếu được đánh giá cao,

an toàn, và ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các quỹ lớn và nhà đầu tư dài
hạn;
- Các cổ phiếu có lượng lớn nhà đầu tư chờ đợi và quan tâm cao sẽ có
tính thanh khoản cao, ổn định và giá cổ phiếu cao, nhờ đó giúp giảm
chi phí vốn cho doanh nghiệp.
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, thị trường đi xuống hoặc khi doanh
nghiệp gặp khó khăn, vai trị của Quan hệ nhà đầu tư đặc biệt quan trọng
trong việc “trấn an” các nhà đầu tư về triển vọng của công ty cũng như những
cam kết về việc đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư. Quan hệ nhà đầu tư cũng
đóng vai trò lớn trong việc kịp thời xử lý các thông tin nhạy cảm, tránh việc
để tin đồn lan truyền và tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến giá trị doanh
nghiệp và gây hoang mang cho nhà đầu tư.
1.3. Các hoạt động của Quan hệ nhà đầu tư
Quan hệ nhà đầu tư gồm hai hoạt động chính là Truyền thơng chứng
khốn và Xây dựng quan hệ với Cộng đồng đầu tư, với mục tiêu chung là tối
đa hóa giá trị cổ đơng (shareholder value) và tối ưu hóa giá trị trên thị trường
chứng khoán – kênh huy động vốn dài hạn. Hai hoạt động chính này khơng
tách rời nhau mà luôn song hành và hỗ trợ lẫn nhau để đạt tới hiệu quả cao
nhất của Quan hệ nhà đầu tư.
1.3.1. Truyền thơng chứng khốn
Truyền thơng chứng khốn trước hết là hoạt động nhằm đáp ứng đầy
đủ yêu cầu công bố thông tin của cơ quan quản lý nhằm đảm bảo tính
minh bạch và hợp pháp của thị trường chứng khoán. Thứ hai là cung cấp


22

các thông tin, hiểu biết đúng đắn về tiềm năng phát triển của công ty và
cổ phiếu nhằm hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định đầu tư.
Các hoạt động của truyền thơng chứng khốn bao gồm cơng bố

thơng tin bắt buộc theo quy định của Thông tư 52/2012/TT-BTC là văn
bản luật mới nhất về hướng dẫn thi hành công bố thơng tin trên thị
trường chứng khốn. Bên cạnh đó là việc công bố thông tin tự nguyện và
chủ động để giúp các nhà đầu tư xây dựng nhận thức và kỳ vọng hợp lý
về công ty đại chúng và cổ phiếu.
Hoạt động cơng bố thơng tin có thể dưới dạng thơng cáo báo chí,
đăng tải trên các website, gửi thư, đại hội cổ đông, roadshow, hội thảo…
cùng với các ấn phẩm như: báo cáo thường niên, bản cáo bạch… Việc
lựa chọn kênh nào để truyền tải thơng tin cịn tùy thuộc vào các quy định
trong văn bản Luật và mục đích, đối tượng muốn truyền tải.
1.3.2. Xây dựng quan hệ với Cộng đồng đầu tư
Xây dựng quan hệ với Cộng đồng đầu tư là chìa khóa trong Quan hệ
nhà đầu tư. Việc xây dựng quan hệ này sẽ giúp công ty đại chúng hiểu và
quản lý hiệu quả kỳ vọng cũng như nhận thực của nhà đầu tư về tiềm
năng phát triển của công ty và cổ phiếu. Mối quan hệ giữa công ty đại
chúng với nhà đầu tư và các nhóm lợi ích khác phải dựa trên cơ sở hai
bên cùng có lợi (win-win).
Hoạt động này bao gồm việc tiếp xúc, trao đổi với nhà đầu tư để hiểu
được kỳ vọng của họ về thị trường và doanh nghiệp. Tiếp thu và quản lý
phản hồi của nhà đầu tư để phát triển quan hệ và uy tín cho doanh
nghiệp.


23

1.4. Các nhóm cơng chúng của Quan hệ nhà đầu tư
Nhóm cơng chúng của Quan hệ nhà đầu tư được gọi là Cộng đồng đầu
tư. Cộng đồng đầu tư bao gồm: Bên bán (sell-side), Bên mua (buy-side) và
những người có tầm ảnh hưởng (opinion leaders).
1.4.1. Bên bán (sell-side)

Bên bán bao gồm mơi giới, các chun gia phân tích và tự doanh.
Bên bán có thể là các cơng ty chứng khốn, các cá nhân, hoặc công ty tư
vấn hoạt động độc lập.
Tại Việt Nam, hoạt động của Bên bán rất mạnh mẽ và các cơng ty
chứng khốn thường đóng vai trị là nhà tạo lập thị trường (marketmakers). Do nguồn lực hạn chế nên nhà đầu tư thường dựa vào các báo
cáo phân tích của Bên bán để ra quyết định đầu tư. Ngay cả các quỹ đầu
tư cũng tham khảo các bản phân tích của Bên bán.
Mối quan hệ giữa Bên bán và công ty đại chúng dựa trên chia sẻ
thông tin hai chiều. Nhờ tầm ảnh hưởng lớn của mình, những cổ phiếu
được Bên bán quan tâm và trú trọng mơi giới thường có giá và thanh
khoản tốt hơn nhiều. Ngược lại, Bên bán cũng cần các cổ phiếu tốt để trú
trọng bán nhằm xây dựng uy tín và lấy phí hoa hồng.
1.4.2. Bên mua (buy-side)
Bên bán bao gồm các quỹ đầu tư, bộ phận tự doanh của các cơng ty
chứng khốn, bộ phận đầu tư của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư
nhỏ lẻ, các cá nhân giàu có có khả năng đầu tư khối lượng lớn (HNW
investors – High Net Worth investors).


24

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và bên mua là quan hệ “kẻ mua người bán”, trong đó thơng tin và thanh khoản là hai nhu cầu lớn nhất
của nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng lớn đến giá và thanh khoản của
cổ phiếu và giúp tăng uy tín của cổ phiếu với các cổ đơng cá nhân. Các
nhà đầu tư cá nhân lại quyết định giá và thanh khoản của cổ phiếu nhưng
cũng gây ra biến động lớn do tâm lý bầy đàn và “lướt sóng, đánh quả”.
Tùy theo chiến lược đầu tư của mình, các nhà đầu tư khác nhau sẽ
đánh giá khác nhau về cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp. Tuy vậy, các
nhà đầu tư đều chia sẻ nhu cầu cần những thông tin chất lượng và sẵn

sàng để đánh giá cơ hội đầu tư. Xây dựng quan hệ với Bên mua dựa trên
việc cung cấp thông tin chất lượng và giữ uy tín sẽ giúp doanh nghiệp
tạo dựng lịng tin và có được sự trung thành của nhà đầu tư.
1.4.3. Những người có tầm ảnh hưởng (Opinion leaders)
Những người có tầm ảnh hưởng trong Cộng đồng đầu tư bao gồm
giới truyền thơng và các nhà đầu tư có uy tín mà ý kiến của họ được thị
trường đón nhận nhanh chóng và có sức phát tán cao, những ý kiến này
có sức ảnh hưởng lớn đến giá và thanh khoản của cổ phiếu.
Như vậy để đảm bảo hài hoà và phối hợp hiệu quả giữa cơng tác truyền
thơng chứng khốn và xây dựng quan hệ với cộng đồng đầu tư, với mỗi thông
điệp gửi ra thị trường, hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của doanh nghiệp cần
phải phân tích tác động của thông tin tới cảm xúc và nhận định của các đối
tượng khác nhau, bao gồm nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, cơng ty chứng khốn,
chun gia phân tích, báo chí chuyên ngành, cơ quan quản lý… Hoạt động
Quan hệ nhà đầu tư cần chủ động đề xuất loại thông tin, nội dung thông tin và


×