TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA Y
TỔ BỘ MÔN Y HỌC CƠ SỞ
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ VÀ
MIỄN DỊCH TRUNG GIAN TẾ BÀO
Giảng viên: BS. Nguyễn Thị Như Ly
Môn giảng: Sinh lý bệnh – Miễn dịch
Đối tượng: Dược, Điều dưỡng
Thời gian: 2 giờ
NỘI DUNG
1
Đáp ứng tạo kháng thể
2
Miễn dịch qua trung gian tế bào
2
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ
1. Sự sắp xếp các gen mã cho kháng thể trên tế
bào mầm
Những gene cần cho sự sản xuất kháng thể được
khu trú trên 3 nhiễm sắc thể khác nhau:
- Gene tổng hợp chuỗi nặng (H) nằm trên nhiễm sắc
thể số 14.
- Gene tổng hợp chuỗi nhẹ (L) type kappa nằm trên
nhiễm sắc thể số 2.
- Gene tổng hợp chuỗi nhẹ type lamda nằm trên nhiễm
sắc thể số 22
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ
1. Sự sắp xếp các gen mã cho kháng thể trên tế bào mầm
Vùng thay đổi chuỗi L: đoạn V (variable), đoạn J (Joining)
Vùng thay đổi chuỗi H: đoạn V, đoạn D (diversity), đoạn J
Vùng gen hằng định C
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ
2. Sự tái sắp xếp các gen qua các giai đoạn tiền B sớm
và tiền B muộn
Tổng hợp chuỗi nặng H:
-
Ở tế bào tiền B sớm : tái sắp xếp D-J trên cả 2 NST
-
Ở tế bào tiền B muộn: tái sắp xếp V-D-J trên NST thứ 1
Tế bào B bị hủy
hoặc NST thứ 2
Tổng hợp chuỗi μ trong bào tương
(chưa nhận diện được KN)
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ
3. Sự sắp xếp gen ở tế bào
tiền B đến tế bào lympho B
non
-
Sự tái tổ hợp đoạn gen VJ
trên NST 1/NST 2 tổng
hợp chuỗi κ
-
Sự tái tổ hợp đoạn gen VJ
trên NST 1/NST 2 tổng
hợp chuỗi λ
-
Nếu mọi tái tổ hợp thất bại
tế bào B bị hủy
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ
4. Sự sắp xếp gen ở tế bào lympho B trưởng thành
-
Có IgM và IgD trên bề mặt.
-
Nếu không gặp KN hủy tế bào
-
Nếu gặp KN biệt hóa thành tương bào
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ
Các giai đoạn biệt hóa của tế bào lympho B
1. Khi chưa gặp kháng nguyên
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ
Các giai đoạn biệt hóa của tế bào lympho B
1. Khi chưa gặp kháng nguyên
-
Tế bào mầm tạo máu phát triển thành tiền tế bào B ở gan
thai nhi và tủy xương, chỉ tổng hợp chuỗi H μ chưa
nhận diện KN
Phát triển thành tế bào lympho B non, có IgM bề mặt
Biệt hóa thành tế bào lympho B chín, có thêm IgD bề mặt,
bị hủy sau 3-4 ngày nếu không gặp KN
2. Khi gặp kháng nguyên
-
Hầu hết phát triển thành một dòng tương bào sản xuất
kháng thể có vai trị quyết định trong đáp ứng miễn dịch
dịch thể
-
Một số ít tế bào lympho B được kích thích khác chuyển
thành tế bào lympho B nhớ có đời sống lâu
ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ
MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO
Lympho T non tăng sinh và biệt hóa thành tế bào lympho T hiệu
lực, tham gia vào ĐƯMD
Có 3 loại tế bào T hiệu lực:
- Loại 1: (1) Protein nội sinh được MHC I trình diện cho TCD8 gây
độc để nó trực tiếp diệt tế bào nhiễm. (2) Protein ngoại sinh được
MHC II trình diện cho TCD4 và biệt hóa thành:
+ Loại 2: Th1 (lympho T gây viêm): hoạt hóa ĐTB
+ Loại 3: Th2 (lympho T hỗ trợ): kích thích lympho B sản xuất KT
MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO
1. Tế bào lympho TCD4 và sự khởi động đáp ứng
miễn dịch
1.1. Miễn dịch trung gian tế bào
-
Tế bào lympho TCD4 gây viêm (Th1) nhận diện
phức hợp KN-MHC lớp II trên đại thực bào nhiễm để
hoạt hóa đại thực bào nhiễm, tiêu diệt tác nhân gây
bệnh
-
Tế bào lympho TCD4 hỗ trợ (Th2) nhận diện phức
hợp KN-MHC lớp II trên tế bào trình diện kháng
nguyên, tiết ra cytokin (IL2, IL6, INFγ) để kích thích
tiền Tc thành tế bào Tc. Từ đó tế bào Tc mới có khả
năng ly giải tế bào đích
MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO
1. Tế bào lympho TCD4 và sự khởi động đáp ứng
miễn dịch
1.2. Miễn dịch dịch thể
-
Nhận diện phức hợp KN–MHC II trên tế bào B và
hoạt hóa tế bào B tạo KT
-
TCD4 kích thích các tế bào không đặc hiệu bằng
cách tiết các cytokin:
TNF- α và LT: hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung
tính và tế bào nội mạc mạch máu.
IL5 : hoạt hóa bạch cầu ái toan.
IFN-γ :hoạt hóa bạch cầu đơn nhân.
IL2: hoạt hóa tế bào NK, tế bào T và cả tế bào B
MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO
2. Quá trình xử lý kháng nguyên
Sự biến đổi một kháng nguyên từ dạng không
liên kết MHC thành dạng liên kết MHC sẽ được
coi là quá trình xử lý kháng nguyên, gồm 4 giai
đoạn:
- Sự nhập nôi bào của kháng nguyên / tế bào thực
bào
- Sự phân cắt kháng nguyên bởi enzym tiêu protide
trong các túi nội bào (endosome).
- Sự liên kết các mảnh peptide lên protein MHC lớp
II trong túi nội bào (endosome).
- Sự vận chuyển phức hợp peptide - MHC lớp II lên
màng tế bào để trình diện kháng nguyên
MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO
4. Độc tế bào trung gian qua tế bào lympho T
Để loại bỏ các tế bào nhiễm hoặc tế bào lạ mà không hủy
hoại tế bào lành, tế bào Tc chỉ giết chết một cách có chọn
lựa những tế bào đích đã bộc lộ kháng nguyên đặc hiệu
Cơ chế ly giải của Tc: Chết tế bào có chương trình hóa /
Hiện tượng Apoptose
Fragmentin /
lymphotoxin
MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO
5. Tế bào diệt tự nhiên (NK)
-
Là dưới nhóm của lympho T từ tủy xương
-
Có khả năng diệt một số tế bào u hoặc tế bào nhiễm vi rút, không bị giới hạn
bởi phân tử MHC I
-
Có khả năng ly giải tế bào đích bằng hiện tượng ADCC (antibody dependent
cellular cytotoxicity) thông qua thụ thể dành cho mảnh Fc của IgG
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
A. không có sự tham gia của kháng thể, vì kháng thể là một yếu
tố của đáp ứng miễn dịch thể dịch đặc hiệu (với khả năng kết
hợp đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng)
B. có thể có sự tham gia của kháng thể, nhưng không có sự kết
hợp đặc hiệu của kháng thể với kháng nguyên tương ứng
C. có thể có sự tham gia của kháng thể, trong đó nhất thiết phải
có sự kết hợp đặc hiệu của kháng thể với kháng nguyên tương
ứng
D. có sự tham gia của kháng thể với vai trò là yếu tố hoạt hoá
trực tiếp một số cơ chế đáp ứng không đặc hiệu như hiện tượng
thực bào, sản xuất bổ thể, sản xuất interferon
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 2. Tế bào NK:
A. là một yếu tố của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, vì tế
bào này có thể “tấn công” nhiều loại tế bào đích với các kháng
nguyên bề mặt khác nhau
B. là một yếu tố của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, vì hoạt
động của tế bào này không có sự tham gia của các cơ chế đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu
C. là một yếu tố của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, vì tế bào này
tác động lên tế bào đích thông qua sự kết hợp đặc hiệu của
kháng thể với kháng nguyên tương ứng
D. là một yếu tố của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, vì hoạt động
của tế bào này mang tính đặc hiệu với loại tế bào đích mà nó
tấn công
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 3. Tế bào NK:
A. là một dưới nhóm của lympho bào T
B. là một loại tế bào làm nhiệm vụ thực bào
C. có khả năng tiêu diệt một số loại tế bào
ung thư một cách không đặc hiệu
D. có khả năng gây độc một số tế bào nhiễm
virut một cách không đặc hiệu
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 4. Đáp ứng tạo kháng thể và hiện
tượng thực bào :
A. hoạt động cạnh tranh với nhau trên cùng
một đối tượng, trong đó hiện tượng nào xuất
hiện trước có tác dụng ngăn cản hiện tượng
kia
B. hoạt động một cách hợp tác với nhau
C. hoạt động một cách độc lập với nhau
D. chỉ hoạt động một cách hợp tác với nhau
khi có sự hỗ trợ của lympho bào T
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 5. Quá trình nhận diện quyết định
kháng nguyên của lympho bào T trong đáp
ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào:
A. mang tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng
không mang tính đặc hiệu loài
B. mang tính đặc hiệu loài, nhưng không
mang tính đặc hiệu kháng nguyên
C. vừa có tính đặc hiệu loài, vừa có tính đặc
hiệu kháng nguyên
D. cần có sự tham gia của kháng thể
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Y Dược Huế (2017), Giáo
trình Sinh lý bệnh – Miễn dịch, NXB Đại học
Huế.
2. Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Giáo trình
Sinh lý bệnh học, NXB Y học.
3. Phạm Hoàng Phiệt và các giảng viên (2012),
Giáo trình Miễn dịch – Sinh lý bệnh, Trường Đại
học Y Dược TPHCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Gardner, David G, Shoback, Dolores (2011),
Greenspan's basic & clinical endocrinology (9th
ed.), chapter 17: Pancreatic hormones &
diabetes mellitus, McGraw-Hill Medical.
5. Shane Bullock, Majella Hales
Principles of Pathophysiology, Pearson
(2012),
Thank You!