Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Giáo Dục Kỹ Năng Mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.12 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TÊN DỰ ÁN
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
CHO TRẺ LANG THANG
(Độ tuổi từ 9 – 15 tuổi)
Địa điểm thực hiện: Trung tâm CTXH Thanh niên TPHCM, Q.1, TP HCM

MÔN HỌC: THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
GVHD: TS. Lê Văn Công
Sinh viên thực hiện:
1.Trần Thành Đạt (Nhóm trưởng)

– 1956150080

2.Trần Thị Thu Thủy

– 1956150143

3.Dương Nguyễn Ngọc Thanh

– 1956150137

4.Phạm Văn Duy

– 1956150072
Thành phố Hồ Chí Minh – T5/2021

1




Mục lục:

A. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1. Tổng quan
1.1.

Tổng quan về cơ sở

Trung tâm được thành lập theo quyết định số 28/STV-QĐ-88, ngày 17/8/1988 của
Ban Thường vụ Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, quyết định số 564/QĐ-UB ngày
25/9/1989 của UBND Thành phố về việc cho phép thành lập Trung tâm trực thuộc Thành
đồn TNCS Thành phố Hồ Chính. Đến ngày 13/3/2010 với quyết định số 01.162/QĐUBND của UBND Thành phố cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động và bổ sung một
số chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm để kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như
hỗ trợ cho người dân trên địa bàn thành phố.
Trung tâm được thành lập với trách nhiệm phát triển về các chương trình Cơng tác
xã hội thuộc cơng tác Đồn và phong trào Thanh thiếu niên Thành phố do Ban Thường
vụ Thành đồn đề ra theo chương trình hoạt động hàng năm. Bên cạnh đó, Trung tâm cịn
hướng đến giải quyết các vấn đề của xã hội nói chung và mảng thanh thiếu niên nói
riêng. Hơn hết, Trung tâm cũng chính là sân chơi lành mạnh cho các thanh thiếu niên và
sinh viên tham gia các cơng tác đồn, chương trình tình nguyện.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Trung tâm luôn được các cơ quan ban
ngành, các tổ chức quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu,
hoạt động cũng như các chương trình của Trung tâm. Đây là một trong những điều kiện
thuận lợi để trung tâm tiếp tục hoạt động và phát triển. Thêm vào đó, trung tâm Cơng tác
xã hội Thanh niên được thành lập đã giúp đỡ, hỗ trợ nhiều đối tượng khó khăn, cải thiện
cuộc sống của họ. Khơng chỉ vậy, Trung tâm cịn là nơi kết nối, tạo điều kiện cho các tình
nguyện viên được tham gia cống hiến sức mình để giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong
xã hội. Bên cạnh những điểm mạnh, điều kiện thuận lợi mà Trung tâm có được sống

trong q trình hình thành và phát triển vấn cịn nhiều thách thức và trung tâm phải đối
mặt như: số lượng cán bộ, tình ngun viện cịn hạn chế, …
1.2.

Tổng quan về đối tượng

1.2.1. Đối tượng thụ hưởng tại cơ sở
Cụ thể với từng nhóm đối tượng:
Trẻ em: Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Bên cạnh những em được quan
tâm chăm sóc thì vẫn cịn các em có hồn cảnh khó khăn do gia đình nghèo khó, bị bạo
hành hay bị bỏ rơi phải sống lang thang. Ngồi ra Trung tâm cịn hướng đến những trẻ
2


em khuyết tật để các em có được một mơi trường học tập và vui chơi như các bạn đồng
trang lứa. Hỗ trợ dụng cụ học tập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn.
Người cao tuổi: Người già neo đơn, người có cơng với cách mạng. Người già neo
đơn là những người khơng có gia đình hay bị gia đình chối bỏ trách nhiệm ni dưỡng
phải tự chăm sóc, kiếm sống. Người có cơng với cách mạng là người đã góp phần tạo nên
thành cơng cho cách mạng hay những người có con là liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh.
Hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người già gặp khó khăn cần phải sử dụng thuốc và
khám chữa trị. Hỗ trợ nhà ở, nhà tạm trú cho người già có hồn cảnh khó khăn.
Thanh thiếu niên: hỗ trợ tư vấn tâm lý về vấn đề học tập, tình cảm, các mối quan
hệ với gia đình, bạn bè, xã hội. kết nối với các trung tâm việc làm giới thiệu việc làm cho
thanh thiếu niên có hồn cảnh khó khăn, thất nghiệp. Tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, dạy kỹ năng sống cho thanh thiếu niên,....
1.2.2. Đối tượng thụ hưởng nhóm hướng tới:
Trẻ em lang thang là những trẻ em có thể có gia đình, nhà cửa nhưng vì kinh tế
của gia đình q khó khăn khiến các em gắn liền cuộc sống với lề đường, các con hẻm.
Hoặc những trẻ em này khơng có gia đình, có mối quan hệ nhưng sự quan tâm khơng

được nhận.
Trẻ em trở thành trẻ lang thang cơ nhỡ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
chiến tranh (thời kỳ trước), đói nghèo, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng tình dục hoặc sức lao
động…
Thống kê từ Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội cho thấy, Việt Nam hiện vẫn
còn trẻ em lang thang, sinh sống trên đường phố. Và việc gắn cuộc sống của mình trên
đường phố đã đem lại cho trẻ em nhiều hệ quả như khơng thể đến trường, khả năng tiếp
thu kẽm, có vấn đề về dinh dưỡng, thiếu thốn tình cảm hoặc nguy hiểm hơn là những
hiểm họa từ tệ nạn xã hội.
Và nhóm trẻ em lang thang thì được chia thành 3 nhóm chính trong đó nhóm 1 là
đối tượng mà nhóm đang nghiên cứu và thực hiện:
Nhóm 1: Gồm những trẻ khơng có bố, mẹ và gia đình, hoặc bị gia đình bỏ rơi phải
đi lang thang, sống theo nhóm, tự kiếm ăn và ngủ ngồi đường phố.
Nhóm 2: Gồm những trẻ tự rời bỏ gia đình đi lang thang kiếm sống hằng ngày, ăn,
ngủ theo nhóm tại các khu nhà trọ nhưng vẫn còn liên hệ với bố mẹ, với gia đình.

3


Nhóm 3: Gồm những trẻ đi lang thang ban ngày, tối lại về với bố mẹ và gia đình,
nhóm trẻ này thường ở trong những gia đình khó khăn về kinh tế các em phải đi lang
thang kiếm tiền phụ giúp gia đình.
2. Lý do chọn đề tài
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội ban
hành Luật trẻ em theo Điều 1 và 2 luật trẻ em năm 2016 thì trẻ em được hiểu là người
dưới 16 tuổi và quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm
thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức. cơ sở giáo dục, gia đình, cá
nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
Trẻ em là tương lai của đất nước, vì vậy các em cần được lớn lên và được giáo dục
một cách bài bản được sự bảo vệ của pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tất cả các hình

thức bạo hành đối với trẻ em bao gồm quyền xâm hại thể chất, tinh thần và tình dục.
Theo thống kê chưa đầy đủ, vào năm 2014, tồn quốc có hơn 1.473.000 trẻ em đặc biệt
khó khăn, trong đó có gần 22.000 em là trẻ lang thang đường phố, sống không gia đình.
Năm 2016, Việt Nam ước tính có khoảng 3.300.000 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trong
đó khoảng 21.000 trẻ lang thang và ước tính con số có thể cịn nhiều hơn những dự kiến
ban đầu. Những biến số đáng báo động đang khiến cho lượng trẻ em lang thang ngày
càng gia tăng.
Theo đại diện VKSND TP.HCM thì: “Theo thống kẽ, trong hơn ba năm (từ năm
2016 đến hết sáu tháng đầu năm 2019), cơ quan điều tra hai cấp của TP đã khởi tố 340
vụ/241 bị can về các tội xâm hại tình dục thì có tới 310 vụ/220 bị can là các tội về xâm
hại tình dục trẻ em, chiếm 310/340 vụ - tương đương 91,17%, 220/241 bị can - chiếm
91,28%.”
Đặc biệt trẻ em lang thang cơ nhỡ đang là đối tượng cần phải chú ý do các em vốn
xuất thân từ những vấn đề: Gia đình bị đổ vỡ, trẻ em di chuyển vì kinh tế, trẻ em bị
ngược đãi bạo hành, … Các em còn thiếu kiến thức trang bị cho bản thân về xâm hại tình
dục là gì? Điều này là kẽ hở để cho các kẻ xấu lợi dụng nhắm tới các em.
Nhận thấy vấn đề cấp bách nhóm quyết định chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng phịng
chống xâm hại tình dục cho trẻ em lang thang từ 9 – 15 tuổi”. Nhằm nâng cao nhận thức,
cung cấp các kỹ năng cho các em nhỏ lang thang khi gặp phải tình huống bị xâm hại và
4


giúp đỡ những người xung quanh. Bên cạnh đó giúp các em có thể lên tiếng lấy lại quyền
lợi của mình khi và những người xung quanh khi bị xâm hại.
3. Mục tiêu
3.1.

Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức của trẻ về XHTD, cung cấp kỹ năng và giúp trẻ vận dụng các

kỹ năng về phịng, chống XHTD, qua đó góp phần giảm thiểu những ca trẻ em bị xâm hại
trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển và giúp bản thân thoát
khỏi các tình huống bị XHTD
3.2.

Mục tiêu cụ thể

● Trẻ nhận biết được thế nào là XHTD, đối tượng và các loại hình XHTD,… để
nhận biết các nguy cơ bị XHTD.
● Trẻ có các kỹ năng để đối phó, ngăn chặn và phản đối những tình huống XHTD
hoặc có nguy cơ bị XHTD.
● Trẻ vận dụng được các kỹ năng phòng, chống XHTD để bảo vệ hoặc lên tiếng cho
bản thân và những người xung quanh.
4. Nhiệm vụ
- Cung cấp kiến thức về XHTD cho trẻ.
- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, phòng ngừa về XHTD cho trẻ.
- Tổ chức các hoạt động vận dụng, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng về XHTD.
5. Phạm vi và thời gian thực hiện dự án
● Phạm vi: Trung tâm CTXH Thanh niên TPHCM, Q1, TPHCM.
● Thời gian thực hiện: 3 tháng (kể từ khi dự án bắt đầu được thực hiện)
6. Nguồn lực của dự án
6.1.

Nhân lực

● Nguồn nhân lực chủ yếu sẽ là nhóm sinh viên khoa CTXH, Trường
ĐHKHXH&NV - Thành viên nhóm dự án.
● Bên cạnh đó, nhóm dự án kẽt nối với Người quản lý tại Trung tâm CTXH Thanh
niên TPHCM để nhờ sự hỗ trợ từ trung tâm.
6.2.


Vật lực
5


Nhóm sẽ vận động, tìm nhà tài trợ cũng như sử dụng phương thức gây quỹ để tìm
nguồn vốn nhằm hỗ trợ và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dự án
B. HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1. Bảng hoạt động của dự án
STT

Mục
tiêu

Hoạt
động

Nội dung
Tập huấn cho trẻ
các ND:
- XHTD là gì?

Hoạt
độn
g1

Nhận
biết

Tổ

chức
tập
huấn

- Đối tượng nào có
nguy cơ bị XHTD
- Các hình thức
xâm hại tình dục
- Thực trạng
- Hậu quả
- Pháp luật
- Cách phịng
chống XHTD

Hoạt
độn
g2

Phịng
ngừa

Tổ
chức
tập
huấn

Tổ chức dạy võ:
- Khóa gỡ khi bị
bóp cổ (các tư thế,
kiểu bị bóp cổ)

- Khóa gỡ bị nắm
tóc (trái, phải,
trước, sau)
- Khóa gỡ bị ơm
( ơm trước, ơm
sau, ơm có tay, ơm
khơng tay)
- Sử dụng

Phương pháp

Thời
gian

Kinh
phí

Nhân lực

Giáo dục chủ
động, lồng ghép
các nội dung
muốn tập huấn
thông qua việc kể
chuyện, đặt tình
huống để trẻ hứng
thú và tập trung,
cùng với giảng
viên tìm hiểu và
giải quyết vấn đề.

Khơng đưa những
kiến thức khơ
khan, q hàn
lâm.

2
buổi

Tổng
kinh
phí dự
kiến
cho 3
hoạt
động là
6 triệu
352
ngàn
đồng

Giảng chính: Văn
Duy

Nêu lên tình
huống rõ ràng để
cho các em tự đề
xuất cách giải
quyết sau đó mới
chốt lại và dạy các
em nên thao tác,

xử lí như thế nào
và áp dụng các
phương pháp tâm,
những gì được
dạy như thế nào
trong tình huống
cần thiết.

11
buổi

Giảng phụ:
Thành Đạt
Trật tự viên: Thu
Thủy, Ngọc Thanh

Dạy võ:
Ngọc Thanh
(Thành viên nhóm dự
án)
Phụ tá:
Thu Thủy, Thành
Đạt, Văn Duy

thêm các
biện pháp
tâm lý.

6



Hoạt
độn
g3

Vận
dụng

Tạo
sân
chơi
liên
quan
đến
hoạt
động

Tổ chức các trị
chơi, cho trẻ diễn
kịch để ơn lại kiến
thức đã được tập
huấn trước đó

Chơi mà học, học
mà chơi. Trình
diễn tiết mục võ
thuật gói gọn nội
dung truyền tải
cho các em. Thiết
kế một số trị chơi

để các em ơn lại
kiến thức

1
buổi

Trình diễn võ thuật:
Ngọc Thanh và đồng
đội trong clb
vovinam (nhờ nguồn
lực bên ngồi)
Quản trị: Đạt
Phụ trợ: Duy, Thủy

2. Hoạt động 1: TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO TRẺ
Đối tượng: Trẻ có độ tuổi từ 9 - 15 tuổi
Thời gian: 60 phút/buổi (tập huấn trong 2 ngày, diễn ra vào buổi sáng và chiều.
Buổi sáng tập huấn cho 10 trẻ, buổi chiều tập huấn cho 10 trẻ).
I. Mục tiêu:
Chủ đề này giúp trẻ nhận biết được thế nào là xâm hại tình dục, đối tượng và các
loại hình xâm hại tình dục,… để nhận biết các nguy cơ bị xâm hại tình dục.

1. Về kiến thức:
- Trình bày rõ như thế nào là xâm hại tình dục.
- Nhận dạng được đối tượng có nguy cơ xâm hại/ bị xâm hại và các hình thức xâm hại
tình dục.
- Trình bày và phân tích hậu quả cũng như biết được các cách phòng chống khi bị xâm
hại tình dục.

2. Về kỹ năng:

- Trẻ sử dụng kiến thức đã học vào thực tế để nhận biết các nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Xử lý tốt tình huống giả định được đưa ra trong buổi tập huấn.
- Phân biệt đâu là động chạm an tồn và động chạm khơng an tồn.
- HÌnh thành kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề.

3. Về thái độ:
- Có sự tương tác tốt giữa giáo viên và trẻ.
- Trẻ lắng nghe, không làm việc riêng để tránh ảnh hưởng tới buổi tập huấn.
- Giáo viên có trách nhiệm, ý thức tốt trong buổi tập huấn.
- Trẻ có thái độ tơn trọng cơ thể, nhân phẩm của mình và người khác.
- Cảm thông, chia sẻ với những bạn bị xâm hại tình dục.
- Có thái độ lên án các hành vi xâm hại tình dục.
KHUNG CHI TIẾT CÁC BUỔI CỦA HOẠT ĐỘNG 2:
7


BUỔI 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 1

KIẾN THỨC TRUYỀN

HOẠT ĐỘNG

ĐẠT

CỦA HS

1.


Khởi động

Trẻ tham gia trị

TRỊ CHƠI “AI NHANH

Rèn luyện khả năng tập

chơi nhiệt tình

HƠN AI”

trung tư tưởng, tinh thần

và năng nổ.

(10 phút)

GIÁO CỤ

tập thể, phản xạ nhanh nhạy Các trẻ phải
cho các em.

tương tác với

Cách chơi như sau:

nhóm của mình


Quản trị chia trẻ thành 3
nhóm, 1 nhóm đóng giả gà
con, 1 nhóm đóng giả gà
mái, nhóm cịn lại đóng giả

để hợp tác một
cách ăn ý,
nhanh nhạy
nhất có thể.

gà trống. Khi được đọc đến
tên mình cùng động tác chỉ
huy tay của quản trị, lập
tức nhóm phải phát ra tiếng
kêu của gà. Ví dụ gà con
kêu chíp chíp, gà mái kêu
cục tác, gà trống kêu ị ó o.
Quản trị chỉ tay vào nhóm
nào mà nhóm đó đọc chậm
hoặc khơng đọc được, đọc
sai quy định thì bị phạt.
HOẠT ĐỘNG 2

1.

- KHÁI NIỆM VÀ CÁCH

gì?

Xâm hại tình dục là Trẻ lắng nghe

giáo viên đứng

NHẬN BIẾT XÂM HẠI TÌNH Theo Điều 4 Luật Trẻ em lớp truyền tải
DỤC
2016, xâm hại tình dục trẻ nội dung
- PHÂN BIỆT ĐỘNG CHẠM
AN TỒN/ KHƠNG AN

em là việc dùng vũ lực, ép - Trẻ hăng hái

Laptop, máy
chiếu để
trình chiếu
nội dung tập
huấn (Nhóm

buộc, lơi kéo, dụ dỗ trẻ em đóng góp ý kiến dự án tự
8


TỒN
- ĐƯA RA TÌNH HUỐNG
GIẢ ĐỊNH
(20 phút)

tham gia vào các hành vi khi giáo viên

chuẩn bị)

liên quan đến tình dục, bao đưa ra tình

gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, huống giả định
giao cấu, dâm ô với trẻ em và câu hỏi giáo
vào mục đích mại dâm, viên đưa ra
khiêu dâm dưới mọi hình
thức.
2.

Động

chạm

an

tồn/ khơng an tồn.
- Động chạm an tồn là
những đụng chạm khiến
người nhận cảm thấy được
tôn trọng, được quan tâm,
chăm sóc, cảm thấy thoải
mái và dễ chịu. Những
động chạm này không làm
hạ thấp nhân phẩm người
nhận. Tất cả mọi người đều
nhận được sự đụng chạm
đó.
Ví dụ: nắm tay, đấm lưng,
một cái ôm an ủi động viên,
bắt tay trong giao tiếp,...
- Động chạm khơng an
tồn là những hành động

làm

tổn

thương

người

nhận , làm cho người nhận
cảm thấy cảm xúc của mình
bị coi thường hoặc không
được để ý đến
9


Ví dụ: nhìn trộm trẻ thay
đồ, sờ soạng lung tung khắp
người trẻ, đụng chạm vùng
kín của trẻ,...
3.Dấu hiệu nhận biết trẻ
bị xâm hại tình dục
Thứ nhất, trẻ sẽ có những
hành vi khác thường như
ngủ không ngon, hay gặp ác
mộng, tránh tiếp xúc với
người lạ, thường sợ hãi, dễ
nổi nóng.
Thứ hai, trẻ xuất hiện
những vết thương lạ trên cơ
thể như đau nhức, bị những

vết bầm tím trên người như
tay, chân, bụng, tai, eo,
chảy máu hoặc tiết dịch ở
miệng, bộ phận sinh dục,
hậu mơn.
Tình huống giả định như
sau:
A mới 13 tuổi. Em sống
cùng bà ở quê. Một hôm
trên đường về, A đã bị dụ
dỗ bỏ nhà đến làm tại cơ sở
may mũ bông vải của ông
B. tại đây, em đã phải làm
việc đến 11-12h đêm, bị
đói, bị đánh đập. Khơng
10


những thế, em cịn bị cha
con ơng B cưỡng h.i.ế.p 3
lần. Tủi nhục, sợ hãi, A đã
thắt cổ tự tử nhưng không
chết. sau hơn 4 tháng sống
trong địa ngục trần gian nhà
ơng B, cuối cùng, gia đình
mới tìm được em và nhờ
công an can thiệp.
Câu hỏi thảo luận giáo
viên đặt ra:
1.


Nạn nhân bị xâm hại

tình dục là ai? Thủ phạm là
ai?
2.

Nếu trong tình

huống này, em sẽ giải quyết
như thế nào?
1.

HOẠT ĐỘNG 3
- ĐỐI TƯỢNG, CÁC HÌNH
THỨC XÂM HẠI TÌNH
DỤC
- CHO TRẺ XEM HÌNH

Đối tượng nào có

Trẻ tích cực

Chuẩn bị

nguy cơ xâm hại/ bị xâm

hăng hái tham

đầy đủ hình


hại tình dục?

gia làm việc

ảnh, video

- Đối tượng có nguy cơ xâm nhóm, mỗi trẻ
nêu lên được ý
hại: có thể bất cứ là ai: già
hay trẻ, người quen hay

kiến cá nhân

hại tình dục trơng bề ngồi

Học sinh chăm

ĐẾN CÁC VỤ XÂM HẠI

cũng giống như những

chú nghe lời

TÌNH DỤC VÀ CHO THẢO người bình thường khác.

(25 phút)

xâm hại tình
dục


khơng quen. Những kẻ xâm của mình.

ẢNH VIDEO LIÊN QUAN

LUẬN NHĨM

về vấn đề

giáo viên hướng

Đơi khi kẻ lạm dụng lại là

dẫn làm việc

người bị bệnh tâm thần,

nhóm

mấy ý thức về việc mình
11


đang làm. Cũng có thể
người lạm dụng là hồn
tồn xa lạ với trẻ nhưng đã
lợi dụng hoàn cảnh và thời
cơ thuận lợi để xâm hại các
em.
- Đối tượng có nguy cơ bị

xâm hại: các đối tượng dễ
bị tổn thương như trẻ em,
chủ yếu trẻ em gái là nạn
nhân của các vụ xâm hại
tình dục.
2.

Các hình thức xâm

hại tình dục
Bạo lực trẻ em là hành vi
hành hạ, ngược đãi, đánh
đập, xâm hại thân thể, sức
khỏe, lăng mạ, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm; cô
lập, xua đuổi và các hành vi
cố ý khác gây tổn hại về vật
chất, tinh thần của trẻ em.
Cho trẻ xem tranh, video
liên quan đến các vụ xâm
hại tình dục
Chia trẻ làm 2 nhóm, giáo
viên phát giấy roki, cho mỗi
nhóm 1 tờ và trẻ hoạt động
thảo luận nhóm của mình,
sau đó viết ý kiến của nhóm
12


lên giấy roki. Sau 5’ thảo

luận thì trình bày cho các
bạn nhóm khác cũng như
giáo viên về quan điểm của
nhóm mình.
HĐ4: TỔNG KẾT (5 phút)

TỔNG kẽT

Gọi bất kỳ một

Thơng qua hoạt động thảo

trẻ trong từng

luận, các em đã hiểu được

nhóm đứng lên

cách nhận biết xâm hại tình

nêu lại những

dục , các em đã tự tin hơn

điều mà trẻ nhớ

và đã nêu lên được ý kiến

trong buổi học


cá nhân của mình.

hơm nay.

Thơng qua hoạt động “thảo
luận nhóm” nhằm giúp các
em biết cách xử lý tình
huống đó như thế nào sao
cho hợp lý và hiệu quả nhất
có thể.

BUỔI 2:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG 1

Trị chơi

KIẾN THỨC TRUYỀN

HOẠT ĐỘNG

ĐẠT

CỦA HS

2.

Khởi động


Có các tư thế, động tác quy

GIÁO CỤ

Trẻ tham gia trị
chơi nhiệt tình
13


“đứng, ngồi,
nằm, ngủ”
(10 phút)

định như sau:

và năng nổ.

Đứng: bàn tay phải nắm,

Tạo khơng khí

giơ thẳng lên đầu

vui tươi, sơi nổi

Ngồi: bàn tay phải nắm, hai
cánh tay vng góc, bàn tay
giơ ngang mặt
Nằm: bàn tay phải nắm,

duỗi tay thẳng phía trước
Ngủ: bàn tay phải nắm, áp
vào má và hơ “khị”
Khi quản trị hơ những
động tác như vậy thì các trẻ
phải làm đúng theo lời quản
trị chứ khơng làm theo
hành động của quản trị.
Bạn nào sai thì sẽ bị phạt

HOẠT ĐỘNG 2
- HOẠT ĐỘNG SẮM VAI
- HẬU QUẢ CỦA VIỆC XÂM
HẠI TÌNH DỤC
(30 phút)

Cho trẻ xem 1 đoạn clip về

- Trẻ tích cực

Chuẩn bị

câu chuyện bị lạm dụng

tham gia thảo

giấy, bút để

tình dục, sau đó chia lớp


luận nhóm

trẻ thảo luận

thành 2 nhóm, mỗi nhóm

nhóm về

nhận 1 tình huống khác

tình huống

nhau, các nhóm có thời gian
10 phút thảo luận và giải
quyết các tình huống theo
yêu cầu bằng cách sắm vai.
Sau khi thời gian thảo luận
đã hết, từng nhóm lên sắm
vai và các nhóm khác nhận
14


xét
Hậu quả từ hành vi xâm
hại tình dục trẻ em:
- Hậu quả lớn nhất khi trẻ
bị xâm hại tình dục là trẻ
tổn thương về tinh thần và
ảnh hưởng đến tương lai
(84,3%)

- Tổn thương về sức khỏe
chiếm (69,1%)
- Bị nhiễm các bệnh xã hội,
bệnh lây truyền qua đường
tình dục và HIV/AIDS
- Gây tổn thương bộ phận
sinh dục của trẻ
- với các em nữ bị xâm hại
tình dục có thể khiến các
em mang thai ngoài ý muốn
gây nguy hiểm cho bản thân
và thai nhi
- Gây hoảng loạn, xuất hiện
ảo giác, bất an, lo lắng, giật
mình, tưởng tượng ra hình
ảnh kẻ xâm hại hay tiếng
của kẻ xâm hại. Các em có
thể vì những điều đó mà có
suy nghĩ tìm đến cái chết
- Những trường hợp xâm
hại tình dục đi kẽm với bạo
15


lực có thể dẫn tới tử vong
- có thể nói những ảnh
hưởng nguy hại của tội
phạm xâm hại tình dục trẻ
em tác động trực tiếp đến
sức khỏe, tính mạng, danh

dự, nhân phẩm, sự phát
triển bình thường của trẻ,
gây tâm lý hoang mang, lo
sợ trong dư luận xã hội.

HOẠT ĐỘNG 3

Cách ứng phó khi bị xâm Trẻ thực hành

Hình ảnh,

hại tình dục:

giấy ghi nội

theo nội dung

- Đứng dậy ngay, nhìn hoạt động để
thẳng vào kẽ địch xâm hại ghi nhớ lâu hơn

dung bài
học

CÁC CÁCH PHỊNG CHỐNG tình dục, lùi ra xa đủ để
XÂM HẠI TÌNH DỤC
người đó khơng với tay
( 15 phút)

được đến người mình.
- Nói/hét to và kiên quyết:

“khơng! Hãy dừng lại! Tôi
không cho phép! Tôi không
muốn! Nếu không dừng lại
tôi sẽ mách mọi người”,...
kẽ ngay với người đáng tin
cậy để giúp đỡ em
Nếu em bị cưỡng hiếp, hãy
đến ngay cơ sở y tế để
khám và điều trị
- Để phòng, chống hiệu quả
16


Loại tội phạm này, cần thể
hiện sự nghiêm minh của
pháp luật cũng như sự tham
gia mạnh mẽ của cộng
đồng.
HOẠT ĐỘNG 4
TỔNG kẽT
(5 phút)

TỔNG kẽT

Trẻ nhắc lại

Thông qua các kiến thức những nội dung
trên, trẻ có thể hiểu rõ hơn đã học trong
những hậu quả mà xâm hại buổi hơm nay
tình dục nghiêm trọng như để ôn lại kiến

thế nào. Bản thân trẻ được thức
tham gia sắm vai cũng là
một cách giáo dục hiệu quả
và trẻ có thể giải quyết vấn
đề đó một cách hiệu quả.
Qua

các

cách

phịng,

chống, trẻ có thể áp dụng
các cách đó để bảo vệ bản
thân và những người xung
quanh khỏi xâm hại tình
dục.

3. Hoạt động 2: THỰC HÀNH PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC
KHUNG CHI TIẾT CÁC BUỔI CỦA HOẠT ĐỘNG 2:
A. Yêu cầu chung:
● Đối tượng: Trẻ em lang thang (9 – 15 tuổi)
● Thời gian: 16h – 19h
● Huấn luyện viên: Dương Nguyễn Ngọc Thanh
● Đơn vị: Khoa Công Tác Xã Hội – Trường Đại Khoa học xã hội và Nhân văn
17


3.1.


Mục tiêu – Yêu cầu:

3.1.1. Mục tiêu:
Chủ đề này giúp học sinh: Giúp trẻ có các kỹ năng để đối phó, ngăn chặn và phản
đối những tình huống xâm hại tình dục hoặc có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
3.1.1.1.

Kỹ năng:

● Thành thạo các địn tấn cơng, phịng vệ, khố gỡ.
● Trẻ linh hoạt xử lý tình huống gặp phải.
● Rèn luyện thể lực.
3.1.1.2.

Về thái độ:

● Trẻ tích cực học tập, rèn luyện.
● Huấn luyện viên tích cực, nhiệt tình giảng dạy, thân thiện với trẻ.
3.1.2. Yêu cầu:
Huấn luyện viên (HLV):
● Tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm học sinh trong lớp, linh hoạt xử lý
tình huống xảy ra trong lớp học.
● Chuẩn bị các giáo cụ theo giáo án
Học viên: Khuyến khích mặc đồ rộng rãi, linh hoạt, có đồ võ càng tốt.
B. Nội dung chi tiết thực hiện:
Buổi 1:
STT

1


Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Thời
gian

Giáo cụ

Cho trẻ khởi động từ

Tập trung trẻ lại, xếp

Xếp thành 2 hàng xen

16h –

Thảm tập,

đầu đến chân để đảm

thành 2 hai xen kẽ

kẽ nhau, khởi động

16h45


lam đấm,

bảo trong q trình

nhau.

theo HLV và bạn lớp

tập luyện khơng bị

Cho trẻ biểu quyết đề

trưởng.

chấn thương, vọp bẻ.

cử ra 1 bạn làm Lớp

lam đá

trưởng sau đó lớp
trưởng sẽ lên khởi
động theo HLV.

18


Cho trẻ giải lao 5 phút
Giới thiệu các lối


HLV giới thiệu và thị

Trẻ tập trung nghe và

đứng tấn cơ bản, đấm

phạm các lối đứng tấn

xem HLV chỉ dạy.

(thẳng, móc, lao,

cơ bản, đấm.

Phân nhóm với nhau

múc)

Cho các trẻ tập các lối

thành 4 nhóm, mỗi

tấn, đấm, đá trong 15

nhóm 5 bạn chia nhau

phút

luyện tập và chỉnh sửa


Phân 4 nhóm (1 nhóm

kỹ thuật đấm đá cho

5 trẻ) cho trẻ tập luyện

nhau

với nhau và HLV đi
2

từng nhóm kiểm tra,

16h50 –

hướng dẫn kĩ càng.

17h30

Sau 15 phút, tập trung
trẻ lại, gọi ngẫu nhiên 4
trẻ ở 4 nhóm lên kiểm
tra, sửa kỹ thuật cho cả
lớp xem.
Sau đó cho trẻ giải lao
10 phút.

3

Học khố gỡ bóp cổ:


Sau 10 phút giải lao,

Trẻ tập trung nghe và

17h30h –

bóp cổ trước số 1, số

tập trung trẻ lại và dạy

xem HLV chỉ dạy.

18h10

2; bóp cổ sau số 1

các khóa gỡ bóp cổ.

Bắt cặp xoay đôi luyện

Cho các trẻ tập khoảng

tập với nhau

15 phút.
Cho trẻ bắt cặp xoay
đôi và luyện tập trong
19



15 phút.
Tập trung trẻ lại và
kiểm tra từng cặp để
chỉnh sửa và đánh giá.

4

Kiểm tra, đánh giá.

Hệ thống lại toàn bộ

Trẻ tập trung luyện tập

Lồng ghép các tình

kiến thức hơm nay đã

với nhau trong vòng 30

huống khi giúp trẻ

dạy và lồng ghép tình

phút.

tăng kỹ năng xử lý

huống giúp tăng thêm


Sau đó tập hợp lại và

(khi đối tượng có ý

kỹ năng, linh hoạt áp

chờ HLV gọi lên kiểm

định XHTD trẻ có thể

dụng vào thực tế trong

tra, đánh giá, chỉnh sửa

bị đè xuống bịt miệng

các tình huống nguy

kỹ thuật.

hoặc bóp cổ để trẻ

hiểm.

18h10 –

khơng la làng, trong

Sau khi kiểm tra, đánh


19h

tình huống này cần

giá, chỉnh sửa cho trẻ

giữ bình tĩnh và sử

xong thì tập hợp cho

dụng các kỹ năng

trẻ ra về.

khố gỡ về bóp cổ,
phản địn một cách
nhanh chóng rồi tháo
chạy,...)

Buổi 2:
STT

1

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


Thời
gian

Giáo cụ

Cho trẻ khởi động từ

Tập trung trẻ lại, xếp

Xếp thành 2 hàng xen

16h –

Thảm tập,

đầu đến chân để đảm

thành 2 hai xen kẽ

kẽ nhau, khởi động

16h45

lam đấm,

bảo trong quá trình

nhau.

theo HLV và bạn lớp


tập luyện không bị

Khởi động.

trưởng.

lam đá

20


chấn thương, vọp bẻ.

Cho trẻ giải lao 5 phút

Ôn bài

Tập hợp trẻ lại và cho

Tổ chức bắt cặp với

ôn 5 phút sau đó kiểm

nhau ơn tập và kiểm tra

2

tra lại bài cũ trong


16h45 –
17h

vòng 10 phút
Giới thiệu các lối
chém (từ 1 đến 4), đá
(thẳng, tạt, cạnh, đạp)

HLV giới thiệu và thị
phạm các lối chém, đá
cơ bản.
Cho các trẻ tập các lối
chém, đá trong 15 phút
Phân 4 nhóm (1 nhóm
5 trẻ) cho trẻ tập luyện
với nhau và HLV đi
từng nhóm kiểm tra,
hướng dẫn kĩ càng.

3

Trẻ tập trung nghe và
xem HLV chỉ dạy.
Phân nhóm với nhau
thành 4 nhóm, mỗi
nhóm 5 bạn chia nhau
luyện tập và chỉnh sửa
kỹ thuật đấm đá cho
nhau


17h –
17h40

Sau 15 phút, tập trung
trẻ lại, gọi ngẫu nhiên 4
trẻ ở 4 nhóm lên kiểm
tra, sửa kỹ thuật cho cả
lớp xem.
Sau đó cho trẻ giải lao
10 phút.

4

Học khóa gỡ nắm tóc: Sau 10 phút giải lao,

Trẻ tập trung nghe và

trước số 1, số 2; sau

tập trung trẻ lại và dạy

xem HLV chỉ dạy.

số 1, số 2;

các khóa gỡ.

Bắt cặp xoay đơi luyện

Cho các trẻ tập khoảng


tập với nhau

17h40h –
18h10

10 phút.
Cho trẻ bắt cặp xoay
đôi và luyện tập trong
15 phút.
21


Tập trung trẻ lại và
kiểm tra từng cặp để
chỉnh sửa và đánh giá.

5

Kiểm tra, đánh giá.

Hệ thống lại toàn bộ

Trẻ tập trung luyện tập

Lồng ghép các tình

kiến thức hơm nay đã

với nhau trong vòng 30


huống khi giúp trẻ

dạy và lồng ghép tình

phút.

tăng kỹ năng xử lý

huống giúp tăng thêm

Sau đó tập hợp lại và

(khi đối tượng có ý

kỹ năng, linh hoạt áp

chờ HLV gọi lên kiểm

định XHTD, trẻ có

dụng vào thực tế trong

tra, đánh giá, chỉnh sửa

thể bị nắm tóc, trong

các tình huống nguy

kỹ thuật.


tình huống này cần

hiểm.

giữ bình tĩnh và sử

Sau khi kiểm tra, đánh

dụng các kỹ năng

giá, chỉnh sửa cho trẻ

khố gỡ, phản địn

xong thì tập hợp cho trẻ

18h10 –
19h

một cách nhanh chóng ra về.
rồi tháo chạy,...)
Buổi 3:
STT

1

Nội dung

Hoạt động của HS


Thời
gian

Giáo cụ

Cho trẻ khởi động từ

Tập trung trẻ lại, xếp

Xếp thành 2 hàng xen

Thảm tập,

đầu đến chân để đảm

thành 2 hai xen kẽ

kẽ nhau, khởi động

lam đấm,

bảo trong q trình

nhau.

theo HLV và bạn lớp

16h –


tập luyện khơng bị

Khởi động.

trưởng.

16h45

chấn thương, vọp bẻ.
2

Hoạt động của GV

Tổ chức ôn bài

lam đá

Cho trẻ giải lao 5 phút
Tập hợp trẻ lại và cho

Tổ chức bắt cặp với

16h50 –

ôn bài ở buổi 3, 4

nhau ơn tập và kiểm tra

17h45


trong 20 phút.
Sau đó kiểm tra lại bài
cũ trong vòng 20 phút.
22


Cho trẻ giải lao 15
phút.
Giới thiệu các khóa

3

Giới thiệu và thị phạm

Tập trung nghe và quan

gỡ: nắm tay cùng bên, các khóa gỡ cho trẻ

sát những gì HLV dạy.

nắm tay khác bên,

trong 20 phút.

Xoay đôi bắt cặp tập

nắm hai tay sau.

Cho trẻ tập và bắt cặp


luyện.

17h45 –
18h35

xoay đôi với nhau
trong 30 phút.

4

Kiểm tra, đánh giá.

Hệ thống lại toàn bộ

Trẻ tập trung luyện tập

Lồng ghép các tình

kiến thức hơm nay đã

với nhau trong vòng 30

huống khi giúp trẻ

dạy và lồng ghép tình

phút.

tăng kỹ năng xử lý


huống giúp tăng thêm

Sau đó tập hợp lại và

(khi đối tượng có ý

kỹ năng, linh hoạt áp

chờ HLV gọi lên kiểm

định XHTD, trẻ có

dụng vào thực tế trong

tra, đánh giá, chỉnh sửa

thể bị nắm tay, trong

các tình huống nguy

kỹ thuật.

tình huống này cần

hiểm.

giữ bình tĩnh và sử

Sau khi kiểm tra, đánh


dụng các kỹ năng

giá, chỉnh sửa cho trẻ

khố gỡ, phản địn

xong thì tập hợp cho trẻ

18h35 –
19h

một cách nhanh chóng ra về.
rồi tháo chạy,...)
Buổi 4:
STT

1

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Thời
gian

Giáo cụ

Cho trẻ khởi động từ


Tập trung trẻ lại, xếp

Xếp thành 2 hàng xen

16h –

Thảm tập,

đầu đến chân để đảm

thành 2 hai xen kẽ

kẽ nhau, khởi động

16h45

lam đấm,

bảo trong quá trình

nhau.

theo HLV và bạn lớp

tập luyện không bị

Khởi động.

trưởng.


chấn thương, vọp bẻ.

lam đá

Cho trẻ giải lao 5 phút.
23


2

Tiếp tục bài khóa gỡ ở Hệ thống lại tồn bộ

Trẻ tập trung luyện tập

buổi 5

kiến thức buổi 5 đã dạy

với nhau trong vịng

Lồng ghép các tình

và lồng ghép tình huống 20 phút.

huống khi giúp trẻ
tăng kỹ năng xử lý

giúp tăng thêm kỹ năng, Sau đó tập hợp lại và
linh hoạt áp dụng vào

chờ HLV gọi lên kiểm

(khi đối tượng có ý

thực tế trong các tình

tra, đánh giá, chỉnh

định XHTD trẻ

huống nguy hiểm. (15

sửa kỹ thuật.

thường hay bị nắm

phút)

16h50 –
17h35

tay, giữ chặt lại khi trẻ Cho trẻ giải lao 10 phút.
muốn chạy trốn, trong
tình huống này cần
giữ bình tĩnh và sử
dụng các kỹ năng
khố gỡ, phản địn
một cách nhanh chóng
rồi tháo chạy,...)
Giới thiệu các lối gạt,


Giới thiệu và thị phạm

Tập trung nghe và

chỏ cơ bản (từ 1 đến

các lối gạt, chỏ cơ bản.

quan sát kĩ những gì

4)

Cho trẻ tập luyện 15

HLV dạy.

phút.

Tập luyện theo nhóm.

Sau đó cho tập theo
3

nhóm (4 nhóm đã phân

17h35 –

chia ở buổi 3) khoảng


18h40

20 phút.
Sau đó tập hợp trẻ lại
kiểm tra và chỉnh sức
kỹ thuật.
Cho trẻ giải lao 15 phút.
4

Kiểm tra, đánh giá

Tập hợp trẻ cho từng

Tập trung và theo dõi

cặp lên kiểm tra và đánh HLV chỉnh sửa kỹ

18h40 –
19h
24


giá, chỉnh sửa kĩ thuật

thuật để rút kinh

lại toàn bộ các lối tấn,

nghiệm.


đấm, đá, chém, gạt, trỏ
cho đến hết thời gian
còn lại.
Buổi 5:
STT

1

Nội dung

Hoạt động của HS

Thời
gian

Giáo cụ

Cho trẻ khởi động từ

Tập trung trẻ lại, xếp

Xếp thành 2 hàng xen

Thảm tập,

đầu đến chân để đảm

thành 2 hai xen kẽ

kẽ nhau, khởi động


lam đấm,

bảo trong quá trình

nhau.

theo HLV và bạn lớp

16h –

tập luyện không bị

Khởi động.

trưởng.

16h45

chấn thương, vọp bẻ.
2

Hoạt động của GV

lam đá

Cho trẻ giải lao 5 phút.

Giới thiệu các khóa


Giới thiệu và thị phạm

Tập trung nghe và quan

gỡ khi bị ơm: ơm

các khóa gỡ. ( 20 phút)

sát kĩ những gì HLV

trước/sau khơng tay;

Cho trẻ tập luyện

dạy.

ơm trước/sau có tay;

khoảng 15 phút và sau

Xoay đơi bắt cặp tập

ơm ngang.

đó bắt cặp với nhau tập

luyện.

Lồng ghép các tình


luyện khoảng 30 phút.

16h50 –
17h55

huống thực tế giúp trẻ
tăng kỹ năng và khả
năng xử lí tình huống
(đối tượng có ý định
XHTD trẻ, trẻ thường
sẽ bị ơm lại, trong
tình huống này trẻ cần
phải có thái độ mềm
mỏng, bình tĩnh quan
sát tình hình và phản
địn một cách nhanh
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×