Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Vấn đề tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề của các đài pt th miền núi phía bắc” (khảo sát đài pt th yên bái, tuyên quang, hà giang từ tháng 62015 đến tháng 122015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ THU TRANG

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ
TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
MIỀN NƯI PHÍA BẮC
(Khảo sát Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái, Tuyên Quang,
Hà Giang từ tháng 6/2015- tháng 12/2015)

Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ KIM HOA

HÀ NỘI – 2016


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng khoa học
Chủ tịch hội đồng



PGS, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP

: An toàn thực phẩm

BTV

: Biên tập viên

Đài PT-TH : Đài Phát thanh - Truyền hình
NQ

: Nghị quyết

PV


: Phóng viên

CM

: Chuyên mục



: Chuyên đề

NCTNSX

: Ngƣời chịu trách nhiêm sản xuất

TCSXCM : Tổ chức sản xuất chuyên mục
TCSXC

:Tổ chức sản xuất chung


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nhân sự thực hiện chƣơng trình chuyên đề của các Đài PT-TH
Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang
Bảng 2.2: Các chƣơng trình chuyên đề truyền hình trên sóng Đài PT-TH
n Bái
Bảng 2.3: Các chƣơng trình chun đề truyền hình trên sóng Đài Đài PTTH Tun Quang
Bảng 2.4: Các chƣơng trình chun đề truyền hình trên sóng Đài PT-TH
Hà Giang
Bảng 2.5: Thống kê số lƣợng chƣơng trình của các Đài PT-TH Yên Bái,
Tuyên Quang, Hà Giang

Bảng 2.6: Thống kê về các đề tài của các Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên
Quang, Hà Giang (Từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015)
Bảng 2.7: Thống kê đánh giá về khó khăn của phóng viên, biên tập viên
khi lựa chọn đề tài của Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên Quang, Hà
Giang
Bảng số 2.8: Đánh giá cơng chúng về các đề tài trong chƣơng trình
chun đề truyền hình của tài của Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên
Quang, Hà Giang
Bảng số 2.9: Bố cục chƣơng trình chuyên đề 15 phút
Bảng số 2. 10:. Bố cục chƣơng trình chuyên đề truyền hình
Bảng 2.11: Nhận xét của khán giả về chất lƣợng hình ảnh và âm thanh
của chƣơng trình chuyên đề truyền hình các đài Đài PT-TH
Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang
Bảng 2.12: Khung giờ phát sóng các chƣơng trình chuyên đề truyền hình
các Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang
Bảng 2.13: Thống kê ý kiến khán giả về thời gian phát sóng của chƣơng
trình chun đề truyền hình các Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên
Quang, Hà Giang
Bảng 2.14: Thống kê ý kiến khán giả về thời lƣợng phát sóng của
chƣơng trình chun đề truyền hình các Đài PT-TH Yên Bái,
Tuyên Quang, Hà Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TỔ
CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN
HÌNH CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH MIỀN
NÚI PHÍA BẮC................................................................................... 11
1.1. Hệ thống các khái niệm ............................................................................ 11

1.2. Vai trò và đặc điểm của chƣơng trình chuyên đề truyền hình và hoạt
động tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề truyền hình ............... 20
1.3. Quy trình sản xuất chƣơng trình chuyên đề truyền hình.......................... 24
1.4. Tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề truyền hình ở các Đài PTTH miền núi phía Bắc ......................................................................... 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC
ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC..... 37
2.1. Các yếu tố trong tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề truyền
hình của các Đài PT-TH miền núi phía Bắc ....................................... 43
2.2. Quy trình sản xuất chƣơng trình chuyên đề truyền hình của các Đài
PT-TH miền núi phía Bắc ................................................................... 58
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề
truyền hình của các Đài PT-TH miền núi phía Bắc ............................ 73
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VẤN
ĐỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ
TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN
HÌNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ............................................................. 80
3.1. Nhóm các giải pháp chung ....................................................................... 80
3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể ....................................................................... 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với hệ thống 63 Đài Phát thanh - Truyền hình địa phƣơng, hiện nay
các Đài Phát thanh - Truyền hình (Đài PT-TH ) trong cả nƣớc đang ngày càng
phát triển và có nhiều đổi mới phục vụ nhu cầu của cơng chúng. Có thể thấy,
trong hệ thống các Đài PT-TH từ trung ƣơng đến địa phƣơng, bên cạnh

chƣơng trình thời sự là chƣơng trình “xƣơng sống” thì các chƣơng trình
chun đề chiếm vị trí quan trọng. Nếu nhƣ các thơng tin trong chƣơng trình
thời sự phản ánh một cách nhanh nhất, khái quát về những vấn đề “nóng”,
những sự kiện, sự việc diễn ra trong cuộc sống có liên quan đến đơng đảo
cơng chúng thì những chƣơng trình chun đề lại có vai trị cung cấp những
thông tin sâu về một vấn đề, lĩnh vực nào đó mà cơng chúng muốn biết nhiều
hơn, cụ thể hơn. Những thơng tin trong các chƣơng trình chun đề không chỉ
cung cấp những thông tin một cách khái quát, cụ thể và sâu sắc về các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội diễn ra theo dịng thời sự mà cịn có vai
trị phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật, thông tin chỉ dẫn, định hƣớng,
những thông tin chuyên biệt về nhiều lĩnh vực khác nhau đáp ứng nhu cầu của
các nhóm cơng chúng khác nhau.
Hiện nay, đối với Đài PT-TH địa phƣơng nói chung và các Đài PT-TH
miền núi phía Bắc nói riêng, các chƣơng trình chuyên đề truyền hình rất đƣợc
chú trọng, tốn nhiều cơng sức, chi phí và nguồn nhân lực để thực hiện. Nội
dung gồm nhiều mảng đề tài, cung cấp thơng tin hữu ích về tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, của địa phƣơng nhƣ vấn đề xây dựng Đảng, thơng tin
kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch, gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, phổ biến kiến thức
khoa học, kỹ thuật... đƣợc sản xuất và phát sóng đều đặn hàng tháng giúp
công chúng, nhân dân địa phƣơng nắm bắt đƣợc nhiều thông tin sâu hơn về
các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng nhƣ tìm thấy ở đó những


2
nội dung thiết thực, gần gũi với đời sống của chính mình. Tuy nhiên, trên thực
tế, khi xem các chƣơng trình chuyên đề truyền hình ở một số Đài PT-TH
miền núi phía Bắc, cơng chúng có thể dễ dàng bắt gặp những chuyên đề
nghèo nàn về nội dung, cách thức thể hiện hay chất lƣợng còn hạn chế, thiếu
những chuyên đề phản ánh về những vấn đề nóng, những bức xúc của nhân
dân hay những chun đề mang tính bình luận, định hƣớng dƣ luận xã hội.

Nguyên nhân, một phần là do lỗi ở khâu tổ chức sản xuất. Các Đài PT-TH
miền núi phía Bắc, bên cạnh việc hạn chế về kinh phí để đầu tƣ máy móc,
trang thiết bị hiện đại phục vụ tổ chức sản xuất thì việc thực hiện quy trình
sản xuất các chƣơng trình chuyên đề truyền hình cũng chƣa đƣợc thực sự
quan tâm đúng mức. Trong các chƣơng trình chuyên đề truyền hình, các lỗi
thƣờng gặp ở việc lúng túng trong xác định đề tài, chủ đề, việc tổ chức phối
hợp sản xuất giữa biên tập và quay phim, lên ý tƣởng, kịch bản, sử dụng hình
ảnh chƣa tốt, thiếu những hình ảnh, chi tiết đắt trong chuyên đề dẫn đến chất
lƣợng của chƣơng trình chuyên đề truyền hình của các đài địa phƣơng chƣa
thực sự hấp dẫn.
Liên quan đến lĩnh vực này, trong thời gian qua, đã có một số đề tài
khoa học nghiên cứu về tổ chức sản xuất các chƣơng trình chuyên đề, trong
đó có đề cập tới thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình
chuyên đề truyền hình. Đối với một khu vực cụ thể bao gồm những Đài PTTH đƣợc lựa chọn để khảo sát trong luận văn này (Yên Bái, Tuyên Quang,
Hà Giang) thì việc xem xét lại vấn đề tổ chức sản xuất chƣơng trình chun
đề để tìm ra những hạn chế, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện khâu tổ
chức sản xuất để nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình chuyên đề truyền hình
đang trở thành vấn đề cấp thiết.
Là một phóng viên có hơn 4 năm cơng tác tại phịng chuyên đề của một
Đài PT-TH tỉnh, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vấn đề tổ chức sản xuất


3
chƣơng trình chuyên đề của các Đài PT-TH miền núi phía Bắc” (khảo sát
Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang từ tháng 6/2015 đến tháng
12/2015).
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các chƣơng trình chuyên đề truyền hình ở các Đài PT-TH miền núi
phía Bắc đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau. Có những chƣơng
trình chun đề truyền hình gồm có chùm tin, phóng sự ngắn, phóng sự dài về

một chủ đề; có chƣơng trình lại là một phóng sự dài từ 13 đến 15 phút chuyên
về một vấn đề. Vì vậy, nghiên cứu chƣơng trình chun đề truyền hình cũng
có thể nghiên cứu về phóng sự truyền hình để xét đến các yếu tố sáng tạo tác
phẩm và tổ chức sản xuất. Xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến phóng
sự truyền hình đã có nhiều nghiên cứu nhƣ: Cuốn “Phóng sự báo chí hiện đại”
do TS. Đức Dũng sƣu tầm, tuyển chọn và giới thiệu là một trong những cuốn
sách đƣợc đông đảo những ngƣời làm nghề báo yêu thích. Cuốn sách đƣợc chia
làm 2 phần. Phần 1 giới thiệu sự ra đời, phát triển của phóng sự; các quan niệm
về phóng sự; những đặc điểm của phóng sự và những xu hƣớng của phóng sự,
viết phóng sự. Phần 2, tác giả đã chọn lọc và giới thiệu tới độc giả 30 bài phóng
sự báo chí tiêu biểu đƣợc chia theo các dạng: Phóng sự vấn đề; phóng sự chân
dung; phóng sự sự kiện; phóng sự điều tra; phóng sự về hồn cảnh, hiện trạng.
Cho đến nay cơ sở lý luận về phóng sự báo chí và các tác phẩm đƣợc chọn lọc
trong cuốn “Phóng sự báo chí hiện đại” vẫn là những căn cứ sống động, thực
tiễn dành cho mỗi ngƣời làm nghề.
Trong các giáo trình chun ngành báo chí học của hệ Đại học, Cao học
các trƣờng đào tạo báo chí tiêu biểu phải kể tới cuốn “Giáo trình báo chí
truyền hình” của PGS, TS Dƣơng Xn Sơn. Giáo trình này trình bày một cách
có hệ thống các vấn đề lý luận của báo chí truyền hình nhƣ: vị trí, vai trò, lịch


4
sử ra đời và phát triển của truyền hình; khái niệm, đặc trƣng, nguyên lý của
truyền hình; các thể loại truyền hình nói chung.
Năm 2014, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Oanh với vai trò là Chủ biên và Thạc
sỹ Lê Thị Kim Thanh đã xuất bản cuốn “Giáo trình phóng sự truyền hình”.
Cuốn sách đƣợc chia làm ba phần, phần 1 là những vấn đề chung về phóng sự
và phóng sự truyền hình. Phần hai là kỹ năng sáng tạo tác phẩm phóng sự
truyền hình và phần ba là hệ thống bài tập thực hành dành cho sinh viên.
Cuốn sách là giáo trình rất hữu ích đối với các bạn sinh viên báo chí và những

ngƣời đang làm nghề.
Bên cạnh các giáo trình đang đƣợc dùng để giảng dạy trong các trƣờng
đào tạo báo chí, một số cuốn sách đƣợc viết bằng chính kinh nghiệm thực tế
của những ngƣời làm truyền hình có uy tín trong nƣớc và quốc tế cũng là
nguồn tài liệu bổ ích, cung cấp những góc nhìn mới về lý luận, thực tiễn trong
hoạt động sản xuất và có thể sử dụng tham khảo trong việc tổ chức sản xuất
thơng tin chun đề nhƣ cuốn “Báo chí truyền hình” ( Tập 1, tập 2), NXB
Thơng Tấn ( Hà Nội – 2004) của tác giả G.V Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.La.
Iurốpxki; Cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình” của tác giả Trần Bảo
Khánh, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội ( 2002).
Ở mảng luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Báo chí học,
Truyền thơng đại chúng cũng đã có nhiều học viên lựa chọn tổ chức sản xuất
chƣơng trình chuyên đề, thông tin chuyên đề. Tác giả Phạm Thanh Tùng đã
có luận văn thạc sỹ nghiên cứu về “Tổ chức sản xuất các chuyên đề truyền
hình ở Đài PT-TH Quảng Bình”( Năm 2011). Tác giả Đỗ Thị Phƣơng Lan
(2013) với đề tài Luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng nghiên cứu về
“Tổ chức sản xuất các chương trình chuyên đề truyền hình của Đài PT-TH
Yên Bái”. Luận văn của tác giả Nguyễn Ngọc Vân (2014) nghiên cứu về “Tổ
chức sản xuất chương trình dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam”,


5
Luận văn Thạc sỹ Báo chí học, Học viện Báo chí và tuyên truyền. Tất cả các
luận văn trên đều đã nghiên cứu và đƣa ra vấn đề tổ chức sản xuất các chƣơng
trình truyền hình. Tuy nhiên, vấn đề tổ chức sản xuất các chƣơng trình chuyên
đề truyền hình lại chƣa đƣợc đề cập tới hoặc có ở luận văn của tác giả Đỗ Thị
Phƣơng Lan đề cập về tổ chức sản xuất các chƣơng trình chuyên đề ở Đài PTTH Yên Bái nhƣng mới chỉ đƣa ra đƣợc phạm vi nghiên cứu ở một Đài và
các yếu tố liên quan đến vấn đề tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề
truyền hình chƣa đƣợc đi sâu khảo sát, làm rõ.
Luận án tiến sỹ của tác giả Ngô Trung Việt (2015) nghiên cứu về “Xu

hướng phát triển thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay”, Luận
án tiến sĩ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận án cũng đã đề
cập đến khái niệm tổ chức sản xuất, khái niệm thông tin chuyên đề và tổ chức
sản xuất thông tin chuyên đề. Tuy nhiên, đề tài lại nghiên cứu trên báo in.
Từ tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy đây không phải lĩnh vực nghiên
cứu mới song với góc độ tiếp cận từ thực tế của một khu vực nhất định và bằng
kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện các chƣơng trình chuyên đề
truyền hình và việc tổ chức sản xuất thông tin chuyên đề của Đài PT-TH
Tuyên Quang, những vấn đề đƣợc đề cập trong luận văn sẽ có những điều mới
mẻ về những ƣu điểm và hạn chế của vấn đề tổ chức sản xuất chƣơng trình
chuyên đề của các Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang. Những vấn
đề đặt ra và những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình chuyên đề
truyền hình của các Đài PT-TH miền núi Phía Bắc.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học của các nhà nghiên cứu,
luận văn bƣớc đầu tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vai trò
của chuyên đề trong hệ thống các chƣơng trình truyền hình, việc tổ chức sản
xuất và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình chuyên đề truyền hình của các
Đài PT-TH miền núi phía Bắc.


6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của Luận văn này là nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề truyền hình của các Đài
PT-TH miền núi phía Bắc, từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình chuyên đề truyền hình của
các Đài PT-TH địa phƣơng nói chung và các Đài PT-TH miền núi phía Bắc
nói riêng.
- Nhiệm vụ:
+ Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của chƣơng trình chuyên đề truyền hình và

ý nghĩa của nó đối với cơng tác tun truyền của các Đài PT-TH miền núi
phía Bắc.
+ Giới thiệu một số nét cơ bản về vấn đề tổ chức sản xuất chƣơng
trình chuyên đề của các Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang.
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức sản xuất
chƣơng trình chuyên đề truyền hình của các Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên
Quang, Hà Giang.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tổ chức sản xuất
chƣơng trình chuyên đề truyền hình của các PT-TH Yên Bái, Tuyên Quang,
Hà Giang nói riêng và các Đài PT-TH miền núi phía Bắc nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: là vấn đề tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề
truyền hình của các đài PT-TH các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang.
- Phạm vi khảo sát: Tỉnh Yên Bái, tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà
Giang. Trong ba tỉnh này có n Bái là tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc cịn Tuyên
Quang, Hà Giang là hai tỉnh Tây Bắc nối liền nhau bởi một tuyến giao thông
huyết mạch trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Nhìn vào 3 tỉnh này
cũng thấy rõ ràng cấp độ phát triển về đời sống kinh tế - xã hội có nhiều điểm


7
tƣơng đồng và cũng có nhiều khác biệt. Tƣơng đồng bởi sự thiếu nổi trội của
kênh truyền hình nói chung và các chƣơng trình chun đề nói riêng, nhƣng
khác biệt thể hiện ở chỗ có sự khác nhau trong việc tổ chức sản xuất chƣơng
trình chuyên đề dẫn đến chất lƣợng các chƣơng trình chuyên đề cũng khác
nhau. Sự tƣơng đồng và khác biệt nhƣ vậy sẽ lãm rõ đƣợc những vấn đề
nghiên cứu của đề tài.
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Luận văn bám sát các
giáo trình Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cũng bám sát những Quy hoạch
báo chí đã đƣợc xây dựng theo từng giai đoạn cụ thể tại các địa phƣơng để
đƣa ra những giải pháp thiết thực và phù hợp.
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về thể loại báo chí,
lý thuyết về tổ chức sản xuất các thể loại báo chí. Bên cạnh đó những nghiên
cứu sâu sắc về thể loại chuyên đề đƣợc các nhà báo tiền bối công bố trƣớc đây
cũng là cơ sở lý luận hết sức ý nghĩa cho luận văn.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện một số phƣơng pháp sau đây:
1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng để tập hợp những tài
liệu liên quan đến khung lý thuyết về tổ chức sản xuất chƣơng trình chun
đề. Tìm hiểu kết quả của một số cơng trình nghiên cứu có thể hữu ích cho
việc đối chiếu và tham khảo trong khn khổ cơng trình này, làm cơ sở cho
việc đánh giá các kết quả khảo sát. Tác giả tham khảo thêm tƣ liệu từ các


8
cơng trình khoa học liên quan đến tổ chức sản xuất chƣơng trình chun đề.
Đồng thời tiến hành phân tích dữ liệu làm rõ đặc điểm của tổ chức sản xuất
chƣơng trình chuyên đề để nêu bật thực trạng và đƣa ra những kỹ năng, giải
pháp cụ thể.
2. Phƣơng pháp phân tích đƣợc dùng để phân tích các chƣơng trình
chun đề trong diện khảo sát. Kết quả này sẽ là cơ sở khoa học cho việc đƣa
ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình chuyên đề.
3. Phỏng vấn sâu một số lãnh đạo, biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm
về việc tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề của PT-TH Yên Bái, Tuyên

Quang, Hà Giang để lắng nghe những chia sẻ trong quá trình tổ chức sản xuất
chƣơng trình chuyên đề tại địa phƣơng; đánh giá về thực trạng và gợi mở
những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình chuyên đề của các đài
PT-TH các tỉnh miền núi Phía Bắc.
4. Phƣơng pháp quan sát đƣợc tiến hành khi thực hiện phỏng vấn sâu
và tiến hành các nghiên cứu. Quan sát về cách thức tiếp nhận thông tin từ
việc tổ chức sản xuất thông tin chuyên đề truyền hình. Kết quả quan sát sẽ là
cơ sở thực hiện nghiên cứu đề tài.
5. Phƣơng pháp điều tra xã hội học, dùng phiếu để lấy ý kiến của
công chúng ba tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang để qua đó đánh giá về
hiệu quả của các chƣơng trình chun đề phát trên sóng của đài Phát thanh truyền hình địa phƣơng.
Ngồi ra, luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp so sánh... nhằm có đƣợc những luận cứ sinh động để
thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.
6. Cái mới của luận văn
Những vấn đề đƣợc đặt ra trong phần đánh giá thực trạng về tổ chức
sản xuất chƣơng trình chuyên đề truyền hình của các Đài PT-TH miền núi


9
phía Bắc nhƣ vấn đề lựa chọn chủ đề, đề tài và lựa chọn và sử dụng chi tiết;
vấn đề về hình ảnh; lời bình, sử dụng âm thanh... sẽ đƣợc đề cập và phân tích
dựa trên thực tế việc tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề đƣợc phát sóng
tại các Đài PT-TH Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang.
Trong phần giải pháp nâng cao vấn đề tổ chức sản xuất chƣơng trình
chun đề, ngồi những giải pháp về mặt chuyên môn, Luận văn cũng mạnh dạn
đƣa ra những giải pháp khác nhằm giúp cho các Đài PT -TH miền núi phía Bắc có
đƣợc những chun đề tốt nhƣ: Đổi mới cơ chế quản lý báo chí, tạo mơi trƣờng
thuận lợi những ngƣời làm truyền hình địa phƣơng; Nâng cao vai trò của ngƣời
chịu trách nhiệm nội dung chuyên đề; Nâng cao chất lƣợng của đơi ngũ làm

chƣơng trình; Đầu tƣ trang thiết bị hiện đại; Chú trọng nghiên cứu nhu cầu của
cơng chúng, tăng cƣờng xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình chuyên đề truyền
hình....
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
- Luận văn cho thấy cái nhìn tổng thể về thực trạng vấn đề tổ chức sản
xuất chƣơng trình chuyên đề truyền hình của các đài PT-TH miền núi phía
Bắc (cụ thể tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang)
- Từ việc phác hoạ về diện mạo, thực trạng vấn đề tổ chức sản xuất
chƣơng trình chuyên đề truyền hình cho chƣơng trình chun đề của các đài PTTH miền núi phía Bắc, luận văn cho thấy vai trò, tầm quan trọng của các chƣơng
trình chuyên đề đối với các chƣơng trình của các đài PT-TH miền núi phía Bắc.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học đối với việc xác
định mục tiêu tuyên truyền, phƣơng pháp tác nghiệp, việc tổ chức sản xuất
chƣơng trình chuyên đề của các đài PT-TH miền núi phía Bắc.


10
Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời đang
trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tổ chức sản xuất chƣơng trình
chuyên đề tại các tỉnh nằm trong diện khảo sát của luận văn là Yên Bái,
Tuyên Quang, Hà Giang.
- Những kỹ vấn đề đề cập trong luận văn có thể tham khảo và ứng dụng
vào thực tiễn tác nghiệp của những nhà báo trẻ; vào quá trình thực tiễn hoá
khung lý thuyết cơ bản tại các cơ sở đào tào báo chí.
8. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng.



11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC
SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN HÌNH
CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH MIỀN NƯI PHÍA BẮC
1.1. Hệ thống các khái niệm
1.1.1. Chƣơng trình chuyên đề truyền hình
Theo từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2003, “Chun”
là vấn đề chun mơn có giới hạn, đƣợc nghiên cứu riêng”. Còn “đề” trong
phạm vi nghiên cứu này có nghĩa là vấn đề, đề tài, chủ đề… [43, tr187]. Nhƣ
vậy, “Chuyên đề” có thể được hiểu là vấn đề chuyên môn, chuyên sâu, chuyên
biệt về một chủ đề, vấn đề, đề tài nào đó, được biểu hiện thơng qua nhiều góc
độ nhằm làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng” đã đƣợc nêu ra.
Chƣơng trình chun đề truyền hình là chƣơng trình có sự sắp xếp hợp
lý các thành phần tin, bài, phóng sự nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của
cơ quan báo chí về một chủ đề, đề tài nào đó, đồng thời mang lại hiệu quả tác
động cao nhất đối với ngƣời xem. Việc sắp xếp các tin, bài, phóng sự một
cách chỉnh thể, khoa học, hợp lý sẽ giúp khán giả tiếp nhận thông tin một
cách dễ dàng, đầy đủ và hệ thống. Chƣơng trình chuyên đề truyền hình thể
hiện tính chất lao động tập thể. Trên thực tế, tùy theo tiêu chí phân loại, mỗi
chƣơng trình chun đề có đối tƣợng tác động riêng, có nội dung phản ánh
riêng và cách thức tác động riêng.
Chƣơng trình chuyên đề truyền hình có đặc điểm nhƣ: khung thời
lƣợng ổn định, phát sóng định kỳ đúng thời điểm, kết cấu chƣơng trình vừa ổn
định, linh hoạt, nội dung mang tính chuyên biệt. Tùy theo đặc điểm loại hình,
mỗi loại phƣơng tiện thơng tin đại chúng cần và có thể sử dụng các cung bậc
thông tin khác nhau. Với thế mạnh riêng về hình ảnh và âm thanh, các chun
đề truyền hình có điều kiện để thực hiện những thông tin sâu hơn, rộng hơn,



12
phong phú hơn về một vấn đề nào đó để thoải mãn nhu cầu thông tin của công
chúng. Các chuyên đề truyền hình thƣờng đi sâu vào bản chất của từng vấn
đề, từng sự kiện thuộc mọi lĩnh vực của cuộc sống, đó có thể là vấn đề, sự
kiện mới xảy ra nhƣng cũng có thể là những sự kiện, vấn đề đã xảy ra nhƣng
vẫn còn giá trị lớn trong thực tiễn cuộc sống.
Trong một thế giới thông tin đa dạng và phong phú, mỗi cơ quan báo
chí đều có sự phân cơng chun mơn hóa, mỗi nhà báo thƣờng đƣợc phân
công theo dõi và cung cấp thông tin chuyên về một số ngành hay lĩnh vực.
Những nội dung thơng tin khác nhau sẽ tất yếu địi hỏi các phƣơng thức tiếp
cận, khai thác, phản ánh và diễn đạt khác nhau. Điều này địi hỏi nhà báo phải
có những trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ nhất định để thực hiện tốt nhiệm vụ
thông tin theo lĩnh vực phân công. Bản thân q trình chun mơn hóa trong
tổ chức hoạt động báo chí chính là tiền đề để hình thành nên các chun đề
báo chí. Có thể thấy cho đến nay, các tài liệu chỉ chú trọng nghiên cứu về các
chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình thời sự chứ chƣa có nhiều tài liệu
cũng nhƣ khái niệm về chuyên đề báo chí vì đây là một khái niệm chun
mơn chƣa đƣợc nghiên cứu và sử dụng một cách nhất quán..
Theo tác giả Phạm Thanh Tùng trong luận văn thạc sỹ “Tổ chức sản
xuất các chuyên đề truyền hình của Đài PT-TH Quảng Bình” thì “Chun đề
báo chí - từ góc độ của nhà báo trong việc nắm bắt và phản ánh các chủ đề,
vấn đề, lĩnh vực cụ thể của thực tiễn. Chun đề báo chí - từ góc độ công
chúng tiếp nhận là khái niệm chỉ cấu trúc thông tin về các mặt, các lĩnh vực,
các vấn đề của thực tiễn mà cơ quan báo chí hướng tới các nhóm đối tượng
chuyên biệt”.[36, tr11].
Dựa trên hai góc độ để đƣa ra quan niệm về chun đề báo chí nói
chung nhƣng tác giả Phạm Thanh Tùng cũng chƣa đƣa ra đƣợc quan niệm
riêng về chuyên đề truyền hình. Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm về truyền



13
hình, chƣơng trình truyền hình và các chuyên đề báo chí, có thể khái qt
“Chun đề truyền hình là các chương trình chuyên sâu về từng lĩnh vực, chủ
đề được phát sóng định kỳ trên sóng truyền hình”.
Nhƣ vậy, các chuyên đề truyền hình mang đặc trƣng của thể loại báo
chí truyền hình và trong mỗi chƣơng trình chun đề truyền hình có thể là
một phóng sự chun đề, tọa đàm chuyên đề, phim tài liệu chuyên đề hay
chuyên mục gồm một hay nhiều tác phẩm truyền hình có cùng một chủ đề kết
hợp lại với nhau để làm rõ hơn bản chất của vấn đề, sự kiện đƣợc thông tin,
phản ánh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ đi sâu vào
nghiên cứu hai thể loại thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong các chƣơng
trình chuyên đề truyền hình ở các Đài PT-TH miền núi phía Bắc, đó là phóng
sự chun đề có thời lƣợng dài từ 13 đến 15 phút và chuyên mục truyền hình.
1.1.2. Tổ chức sản xuất
Theo từ điển Tiếng Việt, “Tổ chức sản xuất là việc sắp xếp, bố trí
thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng
chung” [43,tr.157]. Cũng theo từ điển Tiếng Việt, “Sản xuất là tạo ra vật
phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao
động, là hoạt động bằng sức lao động nguyên liệu thành ra của cải vật chất
cần thiết” [43,tr.342]
Sản xuất là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con
ngƣời, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Sản xuất là
việc sử dụng sức lao động gồm trí lực và thể lực thông qua phƣơng thức sản
xuất tác động vào đối tƣợng để biến đổi nó thành sản phẩm vật chất và tinh
thần nhằm phục vụ nhu cầu của con ngƣời.
Theo cách tiếp cận của Mác- Lênin, hai mặt của nền sản xuất gồm có:
lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong đó, lực lƣợng sản xuất gồm
ngƣời lao động và tƣ liệu sản xuất (con ngƣời giữ vai trò quyết định), còn



14
quan hệ sản xuất là quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong q trình sản xuất.
Đây là hai mặt có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Nhƣ vậy: có thể hiểu tổ chức sản xuất là tập hợp các nhóm ngƣời, các
phƣơng thức, cách thức tốt nhất, phù hợp nhất và sử dụng sức lao động (chân
tay, trí óc) với các tƣ liệu sản xuất hiện có (phƣơng tiên, máy móc, trang thiết
bị) để sản xuất ra một sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất theo đúng các yêu đã
định ra.
Tổ chức sản xuất là làm những gì cần thiết để liên kết nhân sự, các quy
trình sáng tạo để tạo ra vật phẩm, đáp ứng nhu cầu cần thiết thực cho xã hội.
Bằng cách dùng tƣ liệu lao động tác động vào đối tƣợng lao động, trên cơ sở các
quy tắc nghề nghiệp và theo quy trình nhất định. Thực chất của quá trình tổ chức
sản xuất là việc phân chia quá trình sản xuất phức tạp thành các q trình thành
phần (tức là các bƣớc cơng việc), trên cơ sở đó áp dụng những hình thức cơng
nghệ, các biện pháp tổ chức phân công lao động và các biện phƣơng tiện, cơng
cụ lao động thích hợp. Trong q trình đó tìm biện pháp phối hợp hài hịa giữa
các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất để nhằm mục đích đạt hiệu quả cao
nhất. Tổ chức sản xuất có vai trị quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất.
1.1.3 Tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình
Theo tác giả Dƣơng Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình báo chí truyền
hình”: đối với một đài truyền hình, quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng
tạo ra các tác phẩm truyền hình. Một đài truyền hình thƣờng bao gồm các bộ
phận: Lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó
phóng viên là ngƣời trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí truyền hình. Các
tác phẩm báo chí truyền hình này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và trách
nhiệm xã hội của nhà báo truyền hình. [33, tr.113]
So với các loại báo chí khác hoạt động làm nên sản phẩm truyền hình
có tính đặc thù là hoạt động mang tính tập thể. Nghĩa là ngƣời làm nên sản



15
phẩm truyền hình khơng chỉ là phóng viên mà là tập thể gồm nhiều ngƣời với
nhiều chun mơn. Trong đó phóng viên đóng vai trị chủ đạo.
Tùy từng loại hình truyền thơng, số lƣợng phóng viên tham gia để làm
nên một sản phẩm báo chí là khác nhau. Với nhiều chƣơng trình truyền hình
thƣờng cần tới một nhóm ngƣời thực hiện đƣợc gọi là ê kíp. Mỗi ê kíp thƣờng
có khoảng 2, 3 phóng viên cũng có trƣờng hợp do quy mơ tính chất chƣơng
trình, ê kíp sản xuất có thể lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm ngƣời với
các chức danh khác nhau.
Chƣơng trình truyền hình là sản phẩm do một tập thể thực hiện trong
đó mỗi thành viên là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất. Vì vậy, chất
lƣợng chƣơng trình phụ thuộc vào năng lực của từng thành viên trong ê kíp.
Bên cạnh yếu tố con ngƣời, để làm nên sản phẩm truyền hình, máy móc
phƣơng tiện kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng, đó là cơng cụ chuyển hóa ý
đồ, tƣ tƣởng nội dung thành thơng tin hình ảnh, âm thanh sinh động. Máy
móc thiết bị kỹ thuật làm cho truyền hình khác biệt với các loại báo chí khác.
Đây cũng là điều địi hỏi để có một chƣơng trình truyền hình cần phải có một
nguồn lực tài chính lớn hơn nhiều so với sản phẩm báo chí khác.
Hoạt động sản xuất chƣơng trình truyền hình là hoạt động lập ra sản
phẩm là các chƣơng trình truyền hình. Con ngƣời, tƣ liệu lao động, tài chính
là ba yếu tố quan trọng có quan hệ mật thiết với nhau góp phần cùng làm nên
sản phẩm truyền hình. Tổ chức sản xuất thƣờng đƣợc thể hiện bằng các kế
hoạch, các phƣơng án để thực hiện chƣơng trình truyền hình. Đây là yếu tố
tạo nên thành cơng của chƣơng trình truyền hình.
Tác phẩm báo chí truyền hình là tác phẩm của tập thể, có sự tham gia
của nhiều ngƣời. Tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình lúc này là việc
làm thế nào liên kết đƣợc các thành viên trong ê kíp để tạo ra sản phẩm.


16

Cũng nhƣ các sản phẩm khác, chƣơng trình truyền hình có ngƣời sản
xuất và có ngƣời tiêu dùng. Ngƣời sản xuất tác động đến ngƣời tiêu dùng và
ngƣợc lại ngƣời tiêu dùng cũng tác động đến gửi sản xuất thông qua quan hệ
nhà báo - tác phẩm - công chúng. Trên cơ sở này, tổ chức sản xuất các
chƣơng trình truyền hình, trù tính các đặc điểm và thói quen cơng chúng để có
kế hoạch sản xuất từ mối liên hệ qua lại giữa màn ảnh nhỏ và công chúng là
cơ sở để xây dựng các chƣơng trình truyền hình. Nhằm đảm bảo cho sự tác
động của chƣơng trình truyền hình và cơng chúng một cách mạnh mẽ nhất.
Các vấn đề của đời sống xã hội, không phải đƣợc đề cập tới trong chƣơng
trình truyền hình một cách ngẫu nhiên mà nó đƣợc định hƣớng cụ thể dựa
trên cơng chúng xác định của chƣơng trình. Việc định hƣớng này đƣợc thực
hiện với cơ quan báo chí và cụ thể hơn là ngƣời đứng chức danh tổ chức sản
xuất chƣơng trình truyền hình. Các tác phẩm tin, bài đƣợc phát sóng của các
chƣơng trình truyền hình đều đƣợc lựa chọn sắp xếp hợp lý để giúp các
chƣơng trình đƣợc đầy đủ, hệ thống có chiều sâu.
Nhƣ vậy có thể hiểu “Tổ chức sản xuất chương truyền hình là phương
thức, cách thức lên kế hoạch, tập hợp nhân sự, thiết bị và nội dung thông tin,
trên cơ sở các quy tắc nghề nghiệp và theo quy trình nhất định để tạo ra sản
phẩm là chương trình truyền hình. Tùy vào thể loại chương trình mà có cách
tổ chức sản xuất khác nhau”
1.1.4 Tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyên đề truyền hình
Cũng giống nhƣ các chƣơng trình truyền hình khác, các chƣơng trình
chuyên đề là một sản phẩm của một tập thể bao gồm nhiều yếu tố và qua
nhiều khâu, nhiều công đoạn. Vì thế việc tổ chức sản xuất địi hỏi phải có
những quy trình nhất định.
Tuy nhiên, hoạt động tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình chuyên
đề truyền hình cũng bao gồm các yếu tố sau:


17

- Tổ chức phân công nhiệm vụ cho nhân sự
- Tổ chức bố trí máy móc trang thiết bị
- Tổ chức sản xuất nội dung thông tin.
Cũng nhƣ mọi quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm khác, việc tạo ra một
chƣơng trình truyền hình địi hỏi phải có yếu tố đầu vào, đầu ra, các trang thiết bị
khoa học công nghệ và nhân sự đƣợc sử dụng để sản xuất ra sản phẩm.
* Tổ chức nhân sự
Có thể nói, công tác tổ chức nhân sự là khâu quan trọng trong bất kỳ
lĩnh vực nào. Nhân sự của một ê kíp thực hiện chƣơng trình truyền hình có
nhiều bộ phận: bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế), bộ phận sản
xuất (Nhà sản xuất, quản lý sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch…). Một
chƣơng trình truyền hình không phải là sản phẩm của cá nhân nào mà là sản
phẩm của tập thể. Đây là điểm khác biệt của truyền hình.
* Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị
Có thể nói, trong các thể loại báo chí, truyền hình có độ phụ thuộc vào
máy móc, trang thiết bị lớn nhất. Ngay từ khâu chuẩn bị sản xuất, ngƣời tổ
chức phải có kế hoạch cụ thể về kỹ thuật, cơng nghệ, tổ chức thực hiện, nguồn
kinh tế, tính khả thi trong việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị. Việc tổ
chức sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị một cách hiệu quả cịn có tác
dụng tối ƣu hóa lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ra môi trƣờng làm
việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất cao. Đối với một kênh truyền hình, bên
cạnh bộ phận nội dung, bộ phận kỹ thuật chiếm tỷ lệ đông đảo, bao gồm cả kỹ
thuật dựng, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật phát sóng… Thực chất của việc sử
dụng máy móc, trang thiết bị là sự áp dụng kỹ thuật và cơng nghệ trong q
trình sản xuất chƣơng trình truyền hình. Sản xuất chƣơng trình truyền hình có
đặc thù là vừa mang tính chất nội dung nghệ thuật, vừa mang tính kỹ thuật.


18
Sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa hai yếu tố này sẽ mang lại thành cơng cho

chƣơng trình. So với giai đoạn đầu phát triển của truyền hình, kỹ thuật phục
vụ lĩnh vực này hiện đã phát triển nhanh chóng, đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn,
ln mang đến cho phóng viên, đạo diễn, ngƣời làm chƣơng trình những tính
năng mới mẻ. Điều này địi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn, thƣờng
xuyên giữa bộ phận kỹ thuật và biên tập để tiếp thu, học tập những đổi mới về
cơng nghệ.
Hệ thống truyền hình gồm rất nhiều trang thiết bị máy móc có chức
năng khác nhau nhƣ: tạo tín hiệu hình, gia cơng xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ
xảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình. Ngồi ra, cịn có cả các thiết
bị âm thanh, sánh sáng, trƣờng quay. Hiện nay, các khả năng của thiết bị thu,
phát tín hiệu nhƣ vệ tinh, internet giúp việc chuyển tải thơng tin đƣợc nhanh
chóng, dễ dàng hơn. Hay đơn giản từ bàn dựng analog đến bàn dựng phi
tuyến cũng giúp ngƣời làm chƣơng trình lựa chọn đƣợc những kỹ xảo đẹp,
quy trình dựng cũng đơn giản hơn nhiều. Hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ
thuật mang lại nhiều tiện ích cho q trình sản xuất chƣơng trình truyền hình.
Tuy nhiên, chi phí đầu tƣ cho hệ thống hiện đại rất đất đỏ. Cho nên việc
thƣờng xuyên đổi mới những máy móc hiện đại cịn tùy thuộc vào tiềm lực
kinh tế của mỗi kênh truyền hình. Khơng phải cứ khi khoa học kỹ thuật phát
minh ra máy móc, cơng nghệ mới về truyền hình là bất cứ một kênh nào cũng
có thể tiếp cận đƣợc. Ngồi ra mỗi khi có cơng nghệ mới, các kênh truyền
hình phải tập trung đào tạo kỹ thuật cho nhân sự.
* Tổ chức sản xuất nội dung thông tin
Với những thế mạnh về phân tích, lý giải, chuyên sâu, sự uy tín cũng
nhƣ độ tin cậy của thơng tin trên báo chí, thơng tin chun đề có vai trị khơng
nhỏ trong việc dẫn dắt, định hƣớng dƣ luận, giúp họ nhận diện đƣợc bản chất
của vấn đề, hiểu và làm theo, đặc biệt trong các vụ việc mang tính chất phức


19
tạp, cịn nhiều thơng tin trái chiều, thậm chí gây hoang mang dƣ luận. Khơng

dừng lại ở đó, thơng tin chun đề cũng có vai trị rất lớn trong việc phân tích,
lý giải các sự vật, hiện tƣợng về chủ đề, lĩnh vực nào đó một cách khách quan,
nhiều chiều, chuyên sâu… về một lĩnh vực thông tin cụ thể, hoặc một đối
tƣợng cụ thể, nên công chúng thƣờng sẽ đƣợc tiếp nhận những tác phẩm
mang chất lƣợng cao hơn.
Có thể khẳng định rằng, thông tin chuyên đề là một hình thức thơng tin
hiệu quả. Việc xây dựng nội dung thơng tin cho chƣơng trình truyền hình rất
quan trọng, quyết định chất lƣợng của chƣơng trình. Vì vậy, để xây dựng đƣợc
nội dung một chƣơng trình chuyên đề truyền hình cần trải qua các bƣớc sau:
- Xác định mục tiêu, chủ đề, tƣ tƣởng của chƣơng trình
- Lên kế hoạch về bố cục chƣơng trình. Đây là sự sắp xếp và phân bố
tin bài vào các vị trí xác định, trình bày nhƣ thế nào để khán giả theo dõi một
cách thuận lợi, nhanh nhất và rõ nét nhất trong việc tiếp cận thông tin.
- Thực hiện các bƣớc sản xuất chƣơng trình truyền hình.
Hoạt động tổ chức sản xuất một chƣơng trình chuyên đề truyền hình
bao gồm quá trình trƣớc khi sản xuất, giám sát tiến độ sản xuất và xử lý các
thơng tin sau khi phát sóng. Trên cơ sở cách hiểu nhƣ trên có thể thấy hoạt
động tổ chức sản xuất là một quá trình bao hàm cả khâu chuẩn bị trƣớc khi
lên sóng, trong khi lên sóng và hậu phát sóng.
Chính vì vậy, cụm từ “Tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề truyền
được sử dụng trong luận văn này là chỉ công việc thực hiện trước, trong và
sau khi lên sóng của một chương trình chuyên đề truyền hình. Cụ thể là
phương thức, cách thức lên kế hoạch, tập hợp nhân sự, thiết bị và nội dung
thông tin, trên cơ sở các quy tắc nghề nghiệp và theo quy trình nhất định để
tạo ra sản phẩm là một chương trình chuyên đề truyền hình”


×