Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.96 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO SINH VIÊN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, kinh tế – xã hội đang phát triển mạnh và hội nhập
với thế giới tồn cầu thì việc sinh viên trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn
vững vàng là điều cần phải làm nhưng liệu rằng kiến thức chuyên môn thật tốt có
mang lại thành cơng cho mỗi sinh viên khi ra trường? Bên cạnh những sinh viên ý
thức được tầm quan trọng của giao tiếp và luôn rèn luyện, học hỏi, thậm chí tham
gia các khóa đào tạo bên ngồi trường về kỹ năng giao tiếp thì một bộ phận không
nhỏ sinh viên hầu như chưa chú tâm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, chưa chuẩn bị
cho mình hành trang trong cuộc sống hằng ngày và sau khi rời giảng đường đại học.
Chính việc khơng ý thức về tầm quan trọng của giao tiếp đã khiến cho kỹ năng giao
tiếp của sinh viên còn yếu, rất nhiều các bạn trẻ không biết cách bắt đầu một câu
chuyện dù là đơn giản nhất, không biết ứng xử và thể hiện thế mạnh của mình khi
đứng trước nhà tuyển dụng hay viết một lá đơn xin việc như thế nào. Từ đó, chính
các bạn đã khơng trình bày được ý tưởng, kinh nghiệm, cũng như năng lực,…một
cách hiệu quả trước người khác. Nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối
với mỗi sinh viên, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện kỹ năng giao
tiếp cho sinh viên”
1. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc
sống.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng việc phát triển của kỹ năng giao
tiếp của sinh viên hiện nay.
Cuối cùng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường
thực hành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên
hiện nay và từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.


Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp hiện có của sinh viên tại
trường đại học trong phạm vi cả nước trong giai đoạn hiện nay.
3. Kết cấu nội dung
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hiện nay.
Chương 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường thực hành
kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.


CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG CUỘC
SỐNG HIỆN NAY.
1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp hiểu đơn giản là hành động truyền tải thông điệp từ người này đến
người khác. Có 2 hình thức giao tiếp là giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngơn
ngữ. Trong đó, hình thức giao tiếp phi ngơn ngữ có thể sử dụng chữ viết, ám hiệu,
ngơn ngữ cơ thể, ánh mắt, hay thậm chí là ngữ điệu trong câu. Mặt khác, giao tiếp
ngôn ngữ là sử dụng ngơn ngữ một cách có ý thức để biểu đạt suy nghĩ bên ngồi.
Ưu điểm của hình thức giao tiếp bằng ngơn là thơng tin được nhận trực tiếp
và có sự phản hồi nhanh chóng. Nếu như người nhận thơng tin chưa hiểu rõ thì
người nói có thể điều chỉnh trực tiếp. Tuy nhiên, khuyết điểm của hình thức này là
có thể dẫn đến sự thất thốt hay bị bóp méo thơng tin nếu được truyền qua nhiều
người.
Bên cạnh hình thức giao tiếp bằng ngơn ngữ thì bạn cịn có thể sử dụng các
hình thức giao tiếp phi ngơn ngữ khác. Các hình thức này đều có ưu và khuyết điểm
của mình, do vậy để sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả thì bạn cần có bí quyết để
ứng dụng vào công việc cũng như đời sống hàng ngày.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh nghiệm
về giao tiếp, các phương tiện ngơn ngữ và phi ngơn ngữ vào những hồn cảnh khác
nhau của quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Như vậy giao tiếp

khơng chỉ đơn thuần là nói chuyện với ai đó (hay với nhiều người) thì sẽ mang lại
kết quả như ta mong đợi. Giao tiếp còn bao hàm rất nhiều vấn đề khác như: Nói như
thế nào? Hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có
thể hiểu rõ về các thơng tin cùng trao đổi? Làm thế nào để lần giao tiếp đó đạt được
kết quả như mong đợi…? Vì vậy, kỹ năng giao tiếp liên quan tới nhiều hoạt động, từ
kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng kiềm chế cảm xúc đến kỹ năng viết,.. kết


hợp với tư thế, cử chỉ, động tác để diễn tả quan điểm và mục đích của vấn đề muốn
đề cập.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp hình thành qua các con đường như những thói quen ứng xử
được xây dựng trong gia đình; do vốn sống, kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với
mọi người, trong các quan hệ xã hội; do rèn luyện trong môi trường qua các lần thực
hành giao tiếp. Giao tiếp luôn gắn với mỗi người chúng ta suốt cả cuộc đời và có
ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ trong cơng việc, trong cuộc sống. Do đó, có
được kỹ năng giao tiếp tốt khơng chỉ cần thiết đối với sinh viên đang ngồi trên ghế
giảng đường mà còn giúp cho họ tự tin hơn khi bước vào cơng việc sau này.
Có một câu nói mà người đời đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một
bài học giá trị đến ngàn đời sau, đó là : “học ăn, học nói, học gói, học mở” . Nhưng
thật khơng may có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp là một chuyện đương nhiên mà
không cần học hành chúng ta vẫn có thể làm tốt. Và với những suy nghĩ đã dẫn đến
những tình huống mâu thuẫn, xung đột khơng đáng có, mình nói rất nhiều nhưng
người khác khơng hiểu ý, những điều mình nghĩ trong lịng và những điều nói ra
miệng khơng trùng khớp với nhau…
Vậy, giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện để
không ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều
thiện cảm và ấn tượng với những người mà mình có dịp tiếp xúc. Một trong lợi ích
đầu tiên khi mình giao tiếp tốt là mình ln rất tự tin khi tiếp chuyện và chia sẻ với
mọi người. Rất nhiều do chưa được trang bị những cách thức giao tiếp nên thường

xuyên e ngại, đặc biệt là những khi tiếp xúc với những người lần đầu gặp mặt. Điều
này đã khiến cho khơng ít người đánh mất một cơ hội có thêm một người bạn tâm
giao tốt, một người tư vấn hỗ trợ, mối quan hệ bạn bè,….
Bên cạnh đó, khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của bạn trong mắt người khác
tăng lên. Từ đó những lời mà bản thân phát ngơn ra ln có trọng lượng với mọi
người và ít khi bị rơi vào trường hợp người khác bằng mặt mà bằng lịng với mình.


Hơn thế nữa, nếu biết cách nắm bắt được tâm lý của những người tiếp xúc, chúng ta
sẽ chủ động điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và luôn
làm cho người đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ ln được quan
tâm trong q trình giao tiếp. Khơng những vậy, khi khả năng giao tiếp được rèn
luyện ở những cấp bậc cao hơn thì bạn hồn tồn có thể nâng cao khả năng thuyết
phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại
những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.
Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hình dung đến tầm
quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động,
ảnh hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi người là rất lớn. Có nhiều
người với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ các mối quan hệ hịa thuận
trong gia đình, tình bằng hữu giữa những người bạn ngày càng gắn bó, bền chặt,
được những đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin,
được những người xung quanh thật sự nể trọng….Và tất cả những thành quả đó
khơng phải ngẫu nhiên đến với mỗi người , mà chỉ có thể có được thơng qua một
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao tiếp, luôn tìm cách rèn luyện
nâng cao kỹ năng của bản thân thơng qua các khóa học, hỏi hỏi từ những người tiếp
xúc, rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù hợp
nhất với bản thân mình trước mọi tình huống giao tiếp đa dạng trong cuộc sống.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Hiện nay, kỹ năng giao tiếp của sinh viên các trường đại học còn rất nhiều
hạn chế. “Hiện có tới 83% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá là thiếu kỹ năng mềm,
37% khơng tìm được việc làm phù hợp vì nhiều nguyên nhân – trong đó do thiếu
yếu tố kỹ năng là chủ yếu. Cịn theo thống kê từ Viện Khoa học Lao động (Bộ Lao
động – Thương binh – Xã hội), cứ 2.000 hồ sơ xin việc được nộp vào các doanh
nghiệp thì chỉ có 40 hồ sơ đạt yêu cầu. Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank
cũng bộc bạch: “Tôi rất bức xúc khi thấy khơng ít bạn sinh viên thực tập, hoặc sinh
viên mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như khơng có ý thức
mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ
quan”. Điều này cho thấy kỹ năng giao tiếp đóng một vai trị khơng nhỏ cho mỗi
thành công của con người và thiếu kỹ năng giao tiếp đã làm cho sinh viên mất điểm
trước nhà tuyển dụng dù kiến thức chun mơn có thật sự vững vàng.
Các sinh viên chủ yếu gặp phải những vấn đề về kỹ năng giao tiếp như sau:
1. Không biết cách giao tiếp
Thực tế cho thấy nhiều sinh viên hiện nay khi giao tiếp với mọi người xung
quanh (ngay cả những thầy cô trong trường) cũng đang thiếu hẳn những câu thưa
gởi và thường sử dụng câu thiếu chủ ngữ,… Trong thư viện hay ở phịng thâu ngân,
khơng ít sinh viên chỉ nói gọn lỏn “cho trả sách”, “cho đóng tiền”; hay khi khoa mời
một số chuyên gia nói chuyện chuyên đề về nghề nghiệp, giúp đỡ sinh viên làm
quen với thực tế và những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp thì sau
đó rất ít sinh viên cịn liên hệ với các chuyên gia để cảm ơn, tạo lập, duy trì mối
quan hệ (dù các chuyên gia sau khi nói chuyện đều cho email, số điện thoại để sinh
viên liên hệ). Chính việc chủ động liên hệ để cảm ơn, tạo lập mối quan hệ giao tiếp


với các chuyên gia là sinh viên đã biết tạo ra hiệu ứng xác lập hình ảnh cho bản thân
và tạo ra sự lưu luyến trong quá trình giao tiếp,…
2. Biết giao tiếp là cần thiết và quan trọng nhưng tâm lý luôn e ngại, thụ
động

Bên cạnh việc không biết cách giao tiếp, vấn đề “ngại nói” của sinh viên
cũng là điều đáng bàn. Trong giờ học, khi thầy cô giảng bài thì một số sinh viên ngồi
phía sau nói chuyện riêng nhưng khi cho thảo luận, đặt câu hỏi chỉ có vài sinh viên
tích cực trong khi số cịn lại ngồi im, không phát biểu ý kiến: “Em không tự tin nên
em rất ngại phát biếu, em vẫn ngồi im cho dù em biết”, “em chỉ muốn nói là em rất
ngại đứng nói trước đám đơng”,…. Vì vậy, một số sinh viên khi có thắc mắc hay có
một vài điểm chưa hiểu trong bài học cũng “ngại” bày tỏ với giảng viên và cuối
cùng là “chỗ nào chưa hiểu thì vẫn khơng hiểu”. Có nhiều bạn khi được gọi tên đứng
lên lại không thể diễn đạt được một câu rõ ràng, cứ lắp ba lắp bắp “không phải em
sợ cô đâu nhưng cứ tới môn này em lo cô gọi tới tên mình là run lắm” và khơng có
thói quen phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm. Việc thiếu tự tin đã làm cho sinh
viên lo sợ rằng mình phát biểu sai, nói khơng đúng,… Vậy thì làm sao những sinh
viên đó có thể thành cơng khi được phỏng vấn mà khơng thể trình bày mạch lạc
những câu hỏi trước nhà tuyển dụng; các bạn làm sao có thể tự tin trình bày những
sáng tạo trong cơng việc, kế hoạch, dự án của mình trước mọi người. Điều đó cho
thấy, sinh viên đang thiếu cả kỹ năng lắng nghe và diễn đạt ý kiến trước mọi người:
không nghe để thu thập thông tin, hiểu vấn đề và không diễn đạt được ý kiến trước
mọi người, “ngại” phát biểu trong học tập đã trở thành một lối mòn.
3. Thiếu kỹ năng giao tiếp qua thư tín,..
Vấn đề “viết” của sinh viên cũng là điều cần quan tâm. Một số sinh viên
không thể viết rõ ràng cái đơn gởi lên khoa, phịng hay trường khi có một vấn đề nào
đó cần đến; khơng thể trình bày được cái thư cảm ơn đối với các vị chuyên gia đã
truyền đạt những kinh nghiệm và giúp đỡ các bạn. Khi các bạn viết một lá đơn thì
lỗi thường gặp là sai chính tả, chữ viết cẩu thả, chữ hoa, chữ thường viết tùy tiện,
viết tắt vô tội vạ… và không nêu bật được điều cần khi gởi đơn. Vì vậy, khi gởi hồ


sơ xin việc (một số nơi tuyển dụng yêu cầu đơn xin việc phải viết tay) chính sinh
viên đã bị loại ngay từ đầu khi có những đơn xin việc như thế: “1/2 nhà tuyển dụng
được hỏi đã cho biết, họ sẽ cho điểm số cao đối với những ứng viên có kỹ năng viết

tay tốt; Đa số ứng viên không vượt qua được ngưỡng phỏng vấn ban đầu, không
phải do thiếu kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực ứng tuyển, mà là do đơn xin
việc viết tay của họ quá kém cỏi. 3,1 tỷ đô la là số tiền mà các công ty Mỹ phải chi
ra hàng năm chỉ để nâng cao kỹ năng viết tay cho công nhân viên”. Điều đó cho thấy
kỹ năng viết là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong công việc.
4. Không ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng cần thiết cho sinh viên hiện nay nhưng một
số sinh viên vẫn chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Không thể phủ nhận rằng có
những sinh viên đang suy nghĩ rất đơn giản. Các bạn không ý thức được việc học kỹ
năng giao tiếp quan trọng thế nào. Các bạn cho rằng chỉ cần tập trung vào chuyên
môn là đủ, khơng cần giỏi giao tiếp làm gì. Qủa là sai lầm lớn gây ra nhiều hệ lụy về
sau. Việc chủ quan, coi thường dẫn tới không chú trọng, trau dồi, nâng cao kỹ năng
giao tiếp cũng là điều tất yếu. Để rồi đến khi ra trường, đứng trước nhà tuyển dụng,
hàng trăm ứng viên tiềm năng khác các bạn mới viết mình là ai và đang ở đâu. Để
rồi đến khi đi làm các bạn mới biết tại sao đồng nghiệp thăng tiến nhanh đến thế,…
Ngoài ra, sinh viên cũng cần chú ý vấn đề trang phục khi giao tiếp, khi đến
giảng đường, khi đi xin việc. Các trang phục quần ngố, quần lửng, áo ngắn trước
ngắn sau,… đang được một số sinh viên “vô tư” đem vào lớp học, có sinh viên đi
phỏng vấn xin việc với bộ trang phục quần jeans, áo pull mà quên rằng trang phục
cũng là “bộ mặt” của nhân cách con người, cũng thể hiện sự tôn trọng bản thân và cả
những người xung quanh.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHI NHẰM GÓP PHẦN
TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho mọi thời
đại, mọi người. Thế hệ trẻ ngày nay, nhất là các sinh viên cần ý thức được tầm quan
trọng của kỹ năng giao tiếp. Từ đó, hãy chú trọng tới việc rèn luyện kỹ năng này để
ra trường có nhiều cơ hội tốt. Khơng quá khó để nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng
những cách như sau:

1. Không ngừng nâng cao, luyện tập kỹ năng diễn đạt trong cuộc sống.
Để có kỹ năng giao tiếp tốt thì sinh viên phải nắm vững kiến thức trong lĩnh
vực này và không ngừng luyện tập, vận dụng trong thực tiễn để việc giao tiếp được
tốt hơn. Chính sinh viên phải ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp đối với bản
thân, học tập, công việc và nhận ra những điểm yếu của mình để ln trau dồi chứ
khơng chỉ “trường dạy gì em học nấy”. Vì vậy, trong giao tiếp hằng ngày, bản thân
sinh viên phải chú ý rèn luyện cách nói năng, cách viết đơn từ, sử dụng ngôn ngữ
phù hợp, biết tạo lập và nuôi dưỡng các mối quan hệ, rèn luyện qua quan sát con
người, qua tích luỹ kinh nghiệm trong q trình sống để hiệu quả giao tiếp ngày
càng tốt hơn..

2. Tạo cho mình hình ảnh đẹp trong mắt mọi người để tự tin, tạo thiện cảm
khi giao tiếp.
Sinh viên cũng cần phải quan tâm lựa chọn trang phục phù hợp với hình thể,
với mơi trường giao tiếp,… để đẹp hơn trong mắt mọi người, tạo được thiện cảm khi
giao tiếp với mọi người. Từ đó góp phần tăng sự tự tin khi giao tiếp với mọi người
xung quanh.


3. Thường xuyên quan sát để học hỏi từ những người có nhiều kinh
nghiệm, giao tiếp tốt.
Để phát triển sự tự tin, kỹ năng nghe và nói, trình bày quan điểm của mình
trước mọi người, bản thân sinh viên phải ý thức được điểm yếu của mình bằng việc
tập trung chú ý trong khi thầy cô giảng bài để hiểu vấn đề, thu thập được thông tin
về vấn đề thầy cơ đang giảng thì mới có thể liên hệ để phân tích, diễn đạt ý kiến khi
phát biểu. Khi lắng nghe, sinh viên sẽ phát hiện được vấn đề mình hiểu, vấn đề cịn
chưa rõ trong bài học từ đó sẽ phản hồi, đặt câu hỏi để hiểu tốt hơn. Đồng thời, để
phát triển kỹ năng lắng nghe, sinh viên không chỉ tập trung chú ý khi thầy cô giảng
bài mà còn rèn luyện cả trong giao tiếp hằng ngày để thu thập thông tin, hiểu tâm tư,
momg muốn,… của người khác đồng thời thể hiện sự tôn trọng những người đang

cùng giao tiếp với mình, từ đó q trình giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.
4. Tăng cường học nhóm, thảo luận để kích thích khả năng diễn đạt, thuyết
phục, thuyết trình,…
Đối với kỹ năng nói, sinh viên tập đưa ra ý kiến, quan điểm khi làm việc
nhóm, thảo luận học tập trên lớp sẽ giúp ích cho bản thân rất nhiều. Lúc đầu, sinh
viên có thể đưa ra ý kiến, quan điểm của mình trong nhóm nhỏ (vài người khi thảo
luận) rồi dần dần mở rộng ra trình bày trước nhiều người hơn và sau đó là phát biểu,
thuyết trình trước lớp. Các bạn cũng khơng ngừng rèn luyện khả năng giao tiếp của
mình thơng qua các hoạt động đồn. Chính sinh viên cũng phải chủ động trong việc
tìm gặp giảng viên khi cần đến sự hướng dẫn để nâng cao năng lực bản thân, không
ngừng trao đổi xin góp ý của giảng viên để hồn thiện khả năng của mình.
5. Giải pháp nhằm tạo mơi trường cho sinh viên rèn luyện kỹ năng giao
tiếp.
Giảng viên khi giảng dạy cũng khuyến khích, động viên sinh viên rèn luyện
kỹ năng diễn đạt ý kiến trước mọi người bằng cách lắng nghe không phê phán,
không đánh giá khi sinh viên phát biểu ý kiến, thay vì để sinh viên tự nguyện thuyết
trình bài của nhóm thì chỉ định sinh viên lên thuyết trình và sau đó trong phần tổng
hợp giảng viên khéo léo để sinh viên nhận ra cái gì đúng, cái gì sai. Trước khi giao


bài thuyết trình cho sinh viên làm nhóm, giảng viên cũng nên hướng dẫn sinh viên
cách làm một bài thuyết trình, cách trình bày như thế nào. Từ đó, sinh viên sẽ biết
cách giải quyết, phối hợp các thành viên trong nhóm để làm tốt bài tập thầy cơ giao.
Các trường đại học trên toàn quốc nên chú trọng giảng dạy kỹ năng giao tiếp
cho sinh viên tất cả các khoa (chứ không chỉ ở một số khoa như hiện nay) và giảng
dạy về giao tiếp không chỉ bằng những kiến thức lý thuyết khô cứng mà phải để sinh
viên thực hành bằng chính các tình huống trong thực tế hay các tình huống trên lớp,
diễn kịch, sắm vai,… để sinh viên học tập một cách chủ động, từ đó có ý thức rèn
luyện kỹ năng giao tiếp ngày một hoàn thiện và tốt hơn.
Ngoài ra, nhà trường cũng như các khoa có thể tổ chức những hoạt động

ngoại khóa giúp sinh viên phát triển kỹ năng của mình như: các câu lạc sinh hoạt về
nghề nghiệp, các sinh hoạt chuyên đề,… qua đó sinh viên sẽ có điều kiện để giao
tiếp, phát triển kỹ năng giao tiếp và tạo lập các mối quan hệ cũng như biết bản thân
đang thiếu gì để rèn luyện, chuẩn bị cho tương lai.
Tóm lại, giao tiếp là hoạt động cơ bản trong đời sống hằng ngày của mỗi con
người và trong mọi ngành nghề, để thành cơng, con người cần có sự hợp tác, bổ trợ,
giúp đỡ, hay tối thiểu là góp ý từ nhiều phía. Đặc biệt, đối với sinh viên đang trong
q trình học tập tích lũy tri thức để ngày mai lập nghiệp thì giao tiếp có vai trị
khơng nhỏ đối với việc học tập, công việc và nghề nghiệp của bản thân mỗi người.
Vì vậy, để phát triển kỹ năng giao tiếp địi hỏi sinh viên phải có một q trình rèn
luyện, tích lũy và tiến bộ.


KẾT LUẬN
Như vậy, với nhu cầu đặt ra trong cuộc sống và trong sự phát triển kinh tế đã
cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp giúp sinh viên tự
tin, năng động, giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn để thành công trong công
việc cũng như làm chủ được cuộc sống của mình. Những năm gần đây, hệ thống
giáo dục bậc đại học, cao đẳng đã đưa vào giảng dạy những bộ môn nhằm cải thiện
kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhưng vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như
mong muốn. Bên cạnh những chính sách đào tạo từ phía nhà trường, sinh viên cũng
cần nhận thức về việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bản thân để có thể nâng cao
năng lực, trình độ góp phần tạo ra nguồn trí thức giúp đất nước phát triển nhanh theo
kịp tốc độ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Kỹ năng giao tiếp địi hỏi q
trình kiên trì khơng ngừng rèn luyện. Do vậy, để chuẩn bị thật tốt cho tương lai phía
trước, để khơng bị bỏ lại phía sau, mỗi sinh viên nên chủ động nhiều hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Leil Lowndes “Nghệ thuật giao tiếp để thành công: 92 thủ thuật giúp bạn trở

thành bậc thầy trong giao tiếp”, Nhà xuất bản Lao động xã hội (2009)
2. Các giáo trình kỹ năng giao tiếp thuyết trình
3. Các web tham khảo: />4. />5. />
6. GV Phạm Văn Tuân, trường Đại học Trà Vinh “Giáo trình kỹ năng giao tiếp”



×