Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thông tin đối ngoại trong đấu tranh chống diễn biến hòa bình ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 92 trang )

| _

ÿ J2
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÊN
KHOA QUAN HE QUOC TE

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC SINH VIEN

THONG TIN DOI NGOAI TRONG DAU TRANH CHONG

“DIỄN BIẾN HỊA BÌNH” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tác giá để tài: Tô Linh Hương

Giáo viên hướng dẫn: TS. Pham Minh Son

HOC VIÊN
CHÍ H
8 TUYẾN
TRUYỆNN

D
TYVBẢOV
LUIÊNS
RUYỆ

K-28

HA NOI, 2009

|




MUC LUC
Mở đầu

1 . Tinh cấp thiết của dé tài
2 ._ Fỉnh hình nghiên cứu
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu

5 . Giới hạn nghiên cứu
6. Kết câu nội dung của đê tài

Chương 1- Chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch
và vai trị của hoạt động thơng tin đối ngoại trong đấu tranh chống

“dién biến hịa bình”
1.1. “Diễn biến hịa bình” - chiến lược chỗng phá chủ nghĩa xã hội
của chủ nghĩa để quốc
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trị của hoạt

động thơng tin đối ngoại trong đấu tranh chống “diễn biến hịa bình”
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động thơng tin

22

đối ngoại trong đấu tranh chống “diễn biến hồ bình”
Chương

2 - Thực trạng hoạt động thơng tin đối ngoại chống “diễn


27

biến hịa bình” ở Việt Nam hiện nay
2.1. Hoạt động “diễn biên hịa bình” của các thế lực thù địch chéng

27

phá Việt Nam trong thời gian qua

2.2. Thực trạng triển khai các hoạt động thơng tin đối ngoại, góp

39

phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hịa bình” đối với Việt Nam
Chương 3. Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu
quả hoạt động của thông tin đối ngoại, làm thất bại chiến lược “diễn

biến hịa bình” thời gian tới

71


3.1. Một số bài học kinh nghiệm

đối với hoạt động thơng tin đối

Z1

ngoại chống “diễn biến hịa bình” ở Việt Nam hiện nay

3.2. Phương hướng chung

73

3.3. Những giải pháp chủ yếu

74

Kết luận

82

Tài liệu tham khảo

84


CAC TU VIET TAT TRONG DE TAI KHOA HOC
CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DBHB

Diễn biến hịa bình

TTDN

Thơng tin đối ngoại


TIXVN
XHCN

Thơng tắn xã Việt Nam

Xã hội chủ nghĩa


MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ cùng với hội
nhập quốc tế đã trở thành xu thế lớn của thế giới ngày nay, tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp theo nhiều chiều khác nhau đến tất cả các quốc gia, các lĩnh vực

của đời sống xã hội mỗi nước, cũng như đời sống quan hệ quốc tế. Bối cảnh này
cùng với sự bùng nổ thông tin và truyền thơng đã khiến thế giới trở nên xích lại
gần nhau hơn, hay nói cách khác là sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia ngày càng gia tăng.
Trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, bên cạnh những thời cơ và
thuận lợi, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối mặt với những thách thức nghiêm
trọng nhất là vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và đấu tranh chống sự phá hoại
của các thế lực thù địch. Các nước đều thống nhất rằng, những bắt ổn trên thế giới
hiện nay với các biểu hiện như xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai, nạn

khủng bố... đều có nguồn gốc sâu xa từ sự xung đột giữa các nền văn hóa, từ sự
thiếu hiểu biết, thiếu thông tin và thiếu sự khoan dung giữa các nền văn hóa, văn
minh. Vi vay mà ngày nay trong chính sách quốc gia, các nước đều coi trọng
công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại nhằm tạo cơ sở cho việc tăng cường và
thúc đây thông tin, sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân các nước, phục vụ
cho lợi ích của đất nước mình, dân tộc mình. Có thể khẳng định, thơng tin nói


chung và TTĐN nói riêng trong thời kỳ đặc biệt này đã trở thành mũi nhọn - một
trong những khâu đột phá không thể tách rời của mỗi quốc gia, dân tộc.
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới của quá trình
hội nhập quốc tế sâu rộng. Cùng với những thành tựu lớn lao trong công cuộc đổi
mới, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức
mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất

nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tổn tại một
thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là sự hiểu biết của nhiều nơi trên thế giới về
1


Việt Nam hiện nay cịn rất hạn chế. Khơng chỉ đối với nhân dân các nước ở khu
vực địa lý xa xôi như châu Mỹ và châu Phi, mà ngay cả đối với các nước từng có
quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với nước ta như Liên bang Nga và các
nước Đông Âu hoặc các nước láng giềng châu Á, nhất là với những người trẻ
tuổi, sự hiểu biết của họ về đất nước chúng ta, về các lĩnh vực tự do, dân chủ, tôn

giáo và nhân quyền của ta cịn chưa đầy đủ, đúng đắn, thậm chí là sai lệch.
Trong khi đó, sự phá hoại của các phần tử cơ hội chính trị và bọn phản
động ngày càng tăng. Các thế lực thù địch thường núp dưới danh nghĩa hoạt động
vì tự do và nhân quyền để thực hiện âm mưu phá hoại, phát động một cuộc đấu
tranh khơng có khói lửa nhằm xố bỏ chế độ CNXH ở nước ta, xoá bỏ chủ nghĩa
Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam. Và nguy hiểm hơn chúng còn sử dụng các thủ đoạn tỉnh vi làm cho
chúng ta “tự diễn biến” chuyển hoá sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
Nhận thức rõ được những âm mưu và thủ đoạn.nguy hiểm của các thế lực


thù địch, Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn
hiện nay là chống DBHB trên tất cả các lĩnh vực và mọi phương diện. Trong đó
cơng tác TTĐN, từ lâu đã được Đảng ta xác định là một bộ phận quan trọng của
cuộc đầu tranh chính trị và tư tưởng chống DBHB trên phạm vi thế giới.
Những năm qua, cơng tác TTĐN đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc
giới thiệu rộng rãi hình ảnh đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời,

giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam; phản ánh kịp thời tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước ta, chủ trương, chính
sách, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần làm rõ lập trường của
ta trong nhiều vẫn đề quốc tế được dư luận thế giới quan tâm; đấu tranh phản bác
các thông tin xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch, nhất là trên các vấn đề
tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền. Từ đó, góp phần đưa đất nước ra khỏi tình
trạng bao vây, cơ lập, hạn chế có hiệu quả nhiều âm mưu chống phá của các thế
lực thù địch, bảo vệ chủ quyên, biên giới quốc gia...


Tuy nhiên, hiệu quả của công tác TTĐÐN chống DBHB vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của tình hình mới. Tình trạng bị động lúng túng, chậm chạp đối phó
trong đấu tranh với các thông tin xuyên tạc và luận điểm sai trái vẫn chưa được
khắc phục. Báo chí đối ngoại chưa phản ánh đầy đủ, đa dạng, kịp thời những
thành tựu của nước ta trong các lĩnh vực dân chủ, nhân quyên, dân tộc, tự do tín
ngưỡng, thiếu sức thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn. Thông tin trong nước

đến với cộng đồng đã có chuyển biến mạnh cả về chất lượng và số lượng nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác vận động, trong khi lực lượng thù địch

không ngừng tuyên truyền chống phá quyết liệt và khống chế cộng đồng dưới
nhiều hình thức khác nhau. Phương thức và hình thức thơng tin tuy đã được cải
tiến nhưng nhìn chung cịn đơn điệu, sơ lược, cứng nhắc, chưa phù hợp với đối

tượng tiếp nhận. Trong đầu tranh dư luận, lập luận đầu tranh của ta chưa thực sự

thuyết phục và hiệu quả, còn chung chung, chưa sắc bén, thiếu chủ động.
Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu về TTĐN trong đấu tranh chống DBHB

của các thế lực thù địch để làm cơ sở cho việc tăng cường hiệu quả của hoạt động
này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, những nghiên cứu về vấn đề này còn
chưa nhiều cả về số lượng và nội dung nghiên cứu. Với những lý do trên, tôi
quyết định nghiên cứu đề tài “TTĐN trong đấu tranh chống DBHB ở Việt Nam
hiện nay” nhằm

tập trung làm rõ thực trạng hoạt động TTĐÐN chống DBHB



Việt Nam. Qua đó xem xét một cách tơng hợp vị trí, vai trị của TTĐN trong cuộc
đấu tranh chống DBHB và đề xuất các biện pháp cụ thể góp phần đây mạnh hơn
nữa hiệu quả thiết thực của TTĐN trong công tác đấu tranh chống DBHB trong
bối cảnh Việt Nam đang chủ động và tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng với
khu vực và thê giới.


2. Tình hình nghiên cứu
DBHB là một vấn đề hết sức phức tạp và ít nhiều mang tính nhạy cảm. Do
đó tuy đã có khơng ít những cuốn sách, bài viết, tham luận và báo cáo về vấn đề
này nhưng hầu hết đều mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh cơ bản.
Về sách có thể kế đến những cuốn như:
- “Chống âm mưu DBHB

trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá” của Nguyễn


Khoa Diém, Dao Duy Quat (2003).
- “Cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch - Thực trạng và

giải pháp” do Hồng Vinh chủ biên (2005).
- “Cuộc đấu tranh chống DBHB

trong lĩnh vực văn hoá hiện nay” của Cù

Huy Chử (2007).
Trên báo chí cũng đã xuất hiện khá nhiều bài viết đề cập đến DBHB, cụ thể

là:

|
- “Tác động tâm lý trong chiến lược DBHBcủa chủ nghĩa dé quốc” của

Nguyễn Đình Gắm, Tạp chí Tâm lý học, số 8/2002.
- “Đầu tranh chống DBHB ở nước ta hiện nay”, Lưu Văn An, Tạp chí Báo
chí và tun truyền, số tháng 5/2004.
- “Phịng, chống DBHB

trong tình hình hiện nay”, Đại tá Nguyễn Ngọc

Hải, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số tháng 9-10/2005.

- “Đấu tranh chống DBHB trên báo chí”, Vũ Văn Hiền, Báo điện tử đài
tiếng nói Việt Nam, ngày 12-01-2006.
- “Bộ mặt thật của "Những tổ chức đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền Ở
Việt Nam" của Trần Duy Hương, Tạp chí Cộng sản, số 11 (131) năm 2007.


Bên cạnh đó, TTĐÐN cũng là đề tài được quan tâm nghiên cứu. Trong thời
gian qua đã có một số cơng trình, an phẩm vẻ vấn đề này được xuất bản. Tiêu

biểu là:
- “Chủ động TTĐÐN” của Trần Lệ Thùy, www.vietbao.vn, ngày 11-5-2004.


- Đề tài “Tăng cường hiệu quả công tác TTĐN trên sóng phát thanh” của
Ban Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam, 2006.
- “TTĐN

qua hoạt động đối ngoại nhân dân”, Vũ Xuân Hồng, Tạp chí

TTĐN, số tháng 2/2007.

|

- “Nam yéu tố để đạt hiệu qua TTDN”, L.Q.Minh, Diễn đàn nghiệp vụ Báo

chí Việt Nam, tháng 6/2007.
- “Bộ Thơng tin và truyền thông đối với công tác TTĐN”, Trần Đức Lai,

Tạp chí TTĐN, số tháng 6/2008.
- “Nâng cao chất lượng một số báo chí về cơng tác TTĐN”, Xn Anh, Tạp

chí TTĐN, số tháng 10/2008.
- “Truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay”
do Phạm Minh Sơn chủ biên (2009).
- “Nâng cao tính khoa học, đa dạng, kịp thời trong thông tin về biển, đảo;

phân giới, cắm mốc và TTĐN”, Hạ Long, Tạp chí cộng sản, số 6 (174) năm 2009.

Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu về DBHB chủ yếu đều tập trung

vào việc đánh giá âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch và đề xuất
những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh
chống DBHB, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu về TTĐN lại thường tập trung vào khía
cạnh nhìn nhận thực trạng, những mặt tích cực và hạn chế của cơng tác này dé tir

đó rút ra những giải pháp cụ thể cho hoạt động sắp tới hoặc chỉ mới dừng lại ở
những đề tài nghiên cứu về hoạt động TTĐN của một số cơ quan hoặc lĩnh vực cụ
thê (ví dụ như thơng tin đối ngoại trên báo chí, thơng tin đối ngoại của bộ thông

tin truyền thông... ).
Như vậy, xét một cách tổng quát, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu khoa học nào mang tính chất chuyên sâu và hệ thống về vai trò và
thực trạng của hoạt động TTĐN trong đấu tranh chống DBHB

của các thế lực thù _

địch chống phá Việt Nam. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “TTĐN trong
5


đấu tranh chống DBHB

ở Việt Nam hiện nay” sẽ bổ sung thêm vào hệ thống

những cơng trình nghiên cứu kể trên, mở ra một hướng nghiên cứu mới trong

hoạt động TTĐN và công tác đấu tranh chống DBHB.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Làm rõ thực trạng TTĐN trong đấu tranh chống DBHB hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đây mạnh hoạt động TTĐÐN
trong đấu tranh chống DBHB hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận về TTĐN trong đấu tranh chống DBHB hiện nay:
+ Quan điểm của Đảng, nhà nước Việt Nam về vai trò của TTĐN trong dau

tranh chống DBHB hién nay.

+ Những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam và
đặc điểm của cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực TTĐN.

- Chỉ rõ những thành tựu và hạn chế của TTĐN trong đấu tranh chống
DBHB hiện nay.

- Nêu lên phương hướng và những giải pháp cơ bản của TTĐN trong đấu
tranh chống DBHB hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu, đề tài quán triệt phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của

Đảng và Nhà nước Việt Nam về TTĐN trong đấu tranh chống DBHB.
- Phương pháp thu thập thông tin và các dữ kiện có liên quan đến đấu tranh
chống DBHB hiện nay. Thông tin càng đa dạng, càng nhiều chiều, đữ kiện càng
phong phú thì nhận định càng sát thực tế và có hiệu quả hơn.
- Mọi nhận định, phân tích, đánh giá trong đề tài được xây dựng trên cơ sở

phân tích, khái quát những dữ kiện thực tẾ, những văn kiện, tư liệu về hoạt động

TTĐN và cuộc đấu tranh chống DBHB từ năm 2001 đến nay; đồng thời kế thừa
6


một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng trình khác có liên quan đến

đề tài.
5. Giới hạn nghiên cứu
- Về thời gian: Do công cuộc đấu tranh chống DBHB là cả một quá trình
lâu dài và phức tạp, diễn ra trên tất cả các mặt trận và lĩnh vực, với nhiều diễn

biến phức tạp nên nghiên cứu này chỉ tập trung đi sâu phân tích những vấn đề từ
năm 2001 cho đến nay. Trong đó việc thành lập Ban chỉ đạo Công tác TTĐÐN
ngày 27-12-2001 là một cột mốc quan trọng.
- Về không gian: nghiên cứu các quá trình, diễn biến ở Việt Nam.

6. Kết cầu nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cầu thành 3 chương, 8 tiết.


CHUONG 1
Chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch và vai trị của hoạt
động thơng tin đối ngoại trong đấu tranh chống
“điên biên hịa bình”

1.1. Diễn biến hịa bình - chiến lược chống phá chủ nghĩa xã hội của
chủ nghĩa để quốc


1.1.1. Khái niệm “diễn biến hịa bình”
Thuật ngữ DBHB xuất hiện lần đầu tiên trong sinh hoạt chính trị quốc tế
vào năm 1949. Ngoại trưởng Mỹ lúc đó, Dean Akison, trong một bức thư gửi
Tổng thống Truman, đã sử dụng khái niệm DBHB

để chỉ sự chuyển hóa các nước

XHCN thành tư bản chủ nghĩa. Sau đó, khái niệm DBHB đã trở thành phố cập
trên thế giới.

Ngày nay, trong thực tiễn chính trị thế giới cũng như trong các văn kiện
chính trị, thuật ngữ DBHB được sử dụng khác nhau. Có lúc DBHB dùng để mơ tả
âm mưu và hành động chống phá các nước XHCN của các thế lực đế quốc và
phản động, có lúc dùng để đặt tên cho một chiến lược, chính sách đối ngoại của

Mỹ và các nước phương Tây. Tuy vậy, dù được đề cập đến từ góc độ nào thì đó
vẫn là khái niệm phản ánh về thủ đoạn, phương thức của chủ nghĩa tư bản chống
CNXH.
Trong quá trình hình thành chiến lược DBHB, các chuyên gia nghiên cứu
và các chính khách của phương Tây khi đề xuất chiến lược này đã sử dụng các

thuật ngữ khác nhau: “Chuyển biến hịa bình”, “Biến đổi hịa bình”, “Thi đua hịa
bình”, “Cách mạng hịa bình”, “DBHB” dé gol kế hoạch của họ. Nhưng thực chất
là cuộc đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao - cuộc đấu tranh giữa hai con đường để giải

quyết vấn đề “ai thắng ai” bằng biện pháp phi quân sự. Nghiên cứu bản chất của
chiên lược DBHB có thê nêu ra khái niệm chung như sau:



“DBHB" là “cuộc chiến tranh khơng có khói lửa”, tức là chiến lược tiến

cơng tồn diện của chủ nghĩa để quốc và các thể lực phản động vào bên trong
các nước XHCN và các Đảng cộng sản trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh

tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh... bằng tất cả các phương điện, thủ đoạn,
thâm thấu các nhân tổ chống CNXH vào trong lịng chế độ XHCN,

nhằm từng

bước chuyển hố, day lùi và đi đến xố bỏ CNXH.
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển
Theo một số tài liệu, Quản Trọng - nhà chính trị, nhà quân sự và nhà tư

tưởng thời Xuân Thu (năm 685 trước Cơng ngun) là một người có biệt tài
DBHB.

Ông một mực

lấy chủ trương “lấy mưu

làm gốc, dùng trí thắng địch,

khơng đánh mà khuất phục được kẻ thù”. Với những thủ đoạn này, Quản Trọng

đã giúp Tề Hoan Cơng trở thành bá chủ thời Xn Thu. Điều đó khẳng định chiến
lược DBHB đã được người xưa sử dụng và đang được người đương thời vận dụng
một cách khéo léo, tỉnh vi và có hiệu quả ở mức độ cao hơn, nhăm thông qua các
phương pháp phi quân sự, khuất phục được đối thủ của mình.
Thế lực thù địch, hiếu chiến luôn coi sự tồn tại của CNXH


là sự uy hiếp

sống cịn đối với chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy, chúng chủ trương thủ tiêu băng
mọi giá sự ton tai của các nước XHCN,

xố bỏ vai trị lãnh đạo của các Đảng

cộng sản, phủ định chủ nghĩa Mác — Lênin, với mục tiêu duy trì chủ nghĩa tư bản.
Vào đầu thế ký này, đế quốc Anh bắt đầu suy yếu, đế quốc Mỹ ngoi lên thành
một cường quốc và đã công khai thực hiện ý đồ xác lập vai trị nổi trội của mình.
Ngay từ năm 1904, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã đưa ra quan điểm cực kỳ phản
động và hiểu chiến là: “Một quốc gia văn minh có quyền dùng vũ khí lập lại trật

tự ở một quốc gia kém văn minh hơn”. Từ đây âm mưu làm bá chủ thế giới của
để quốc Mỹ lần lượt được thực hiện bằng các chiến lược quân sự và chính trị hết

sức phản động, trong đó có dùng ý tưởng “chiến thắng không cần chiến tranh”,
sau này trở thành chiến lược DBHB.

Sự hình thành và phát triển của chiến lược

DBHB có thể chia thành ba giai đoạn là:


e_

Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 80:

Từ năm 1947, ngồi phương thức tắn cơng bằng qn sự, lần đầu tiên, chủ

trương tấn công CNXH

bằng thủ đoạn kinh tế được Tổng thống Mỹ Harry

Truman đưa ra trong chiến lược “ngăn chặn”

án”?

của mình. Hồi ký sau này của

Truman đã nêu: “đưa ra chủ nghĩa Truman là sự trả lời đối với ngọn sóng bành
trướng của bạo quân chủ nghĩa cộng sản đang tăng lên”. Sự ra đời của chủ nghĩa

Truman là điểm ngoặt trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Nó đã trở thành nền
tảng tư tưởng cho “Kế hoạch Mác san” là chính sách chiến tranh lạnh chống Liên
Xô và các nước XHCN kéo dài trên 30 năm.

Đến tháng 7-1949, DBHB

đã trở thành một nội dung khá quan trọng do

Ngoại trưởng Mỹ Akison đề ra và đến tháng 1-1953 DBHB trở thành một thủ
đoạn chiến lược của Mỹ do Ngoại trưởng A.Đalét phát triển hoàn chỉnh, thể hiện

trong đề án hoạt động ngoại giao của Mỹ: “xoá bỏ CNXH bằng phương pháp
ngoài chiến tranh”. Thủ đoạn chiến lược này đã được Kênan, Đại sứ Mỹ tại Liên

Xô trong những năm 50 bổ sung, phát triển. Đến năm 1960, Tổng thống Kennedy

đã hồn thiện thêm một bước và hình thành chiến lược DBHB với hai mũi tiến

công:
- Phá vỡ hệ tư tưởng XHCN.

- Tiến hành thâm nhập băng lối sống phương Tây.
Mỹ

quyết định chọn Đông Âu là khâu đột phá, thông qua Đông Âu tác

động đến diễn biến trong nội bộ Liên Xô. Mỹ lợi dụng thực lực của mình đây

mạnh đàm phán, dùng “hịa hỗn” để tăng cường tiếp xúc, tiến hành thâm thấu tư
tưởng, văn hoá, “gieo hạt giống tự do”, thúc đầy mạnh tiến trình DBHB vào các
nước XHCN.

Tháng 2-1970, Nixon đưa ra chính sách đối ngoại của nước Mỹ

trong thập ký 70 là “Chiến lược mới tranh giành hịa bình”, dùng đối thoại thay
cho đối đầu, tiến hành đàm phán “một cách sáng suốt” trên cơ sở vai trị thực lực,
trong đó Liên Xơ là “trọng điêm ưu tiên” của chính sách này. Nixon cho rắng
10


đàm phán với Liên Xô sẽ đạt cả hai mục tiêu: vừa ngăn chặn sức mạnh quân su,

vừa thực hiện ý đồ DBHB đối với Liên Xơ.
Tóm lại, từ những ý tưởng sử dụng thủ đoạn, phương thức phi quân sự để

tiêu diệt CNXH từ cuối những năm 40, những năm 50 và đầu những năm 60, bắt
đầu từ nhiệm kỳ Tổng thống Kennedy, Mỹ đã khẳng định rõ ràng chiến lược
DBHB, sử dụng rộng rãi các thủ đoạn phi quân sự để chống phá các nước XHCN.

e_

Giai đoạn từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90:

Cuối những năm 80, lợi dụng những vấp váp, sai lầm của Liên Xô và các
nước XHCN Đông Âu khi tiến hành cải cách, cải tổ, Mỹ và các nước phương Tây
cho rằng “cơ hội lịch sử chờ đợi từ lâu đã đến” và họ triệt để lợi dụng đây mạnh

thực hiện chiến lược DBHB. Từ năm 1982, Tổng thống Mỹ Reagan kêu gào triển
khai “phong trào tranh thủ dân chủ toàn cầu”, “khuyến khích tự do hóa ở Liên Xơ
và các nước phụ thuộc” (ám chỉ các nước theo mơ hình Xô Viết). Năm

1988,

trong cuốn sách “Năm 1999 — chiến thắng không cần chiến tranh”, Nixon đã tổng
kết kinh nghiệm thực hiện chiến lược DBHB

đối với các nước XHCN, trình bày

một cách toàn diện mục tiêu chiến lược và thủ đoạn sách lược nhằm thông qua
DBHB

để giành chiến thắng không cần chiến tranh khi cho rằng: “Trong thế kỷ

sau, khi mà việc xâm lược công khai, trắng trợn sẽ tốn kém hơn bao giờ hết thì
sức mạnh kinh tế và sự hấp dẫn về tư tưởng của chúng ta sẽ có tính quyết định”.
Tháng 1-1989, Tổng thống Mỹ Bush (cha) sau khi xem xét lại chính sách

“ngăn chặn” đối với Liên Xô và Đông Âu đã cho răng chiến lược lớn của phương
Tây nhằm ngăn chặn những mục tiêu bành trướng của Liên Xô đã thành công và


tự nhận là “nhân chứng của sự kết thúc chương cuối cùng cuộc thử nghiệm của
chủ nghĩa cộng sản”. Căn cứ vào tình hình quốc tế đã thay đổi, ông ta đẻ ra chiến
lược tồn cầu “vượt trên ngăn chặn”, trong đó nội dung cốt lõi là thực hiện

DBHB.
Sau khi thực hiện các thủ đoạn, hoạt động nham hiểm và bân thỉu nhất làm

cho CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đỗ, đế quốc Mỹ và các thế lực phản động
11


quốc tế bắt đầu chuyển hướng tiễn công phá hoại các nước XHCN còn lại. Tháng
10-1993, tại Hội nghị cái gọi là “Dân chủ hóa các nước cộng sản”, Ngoại trưởng
Mỹ tuyên bố công khai rằng, cần phải thông qua tuyên truyền gây dư luận mạnh
mẽ về vấn đề nhân quyền, sử dụng nhiều tổ chức xã hội để “Chi viện cho sự xuất
hiện các thế lực dân chủ ở các nước cộng sản, ủng hộ họ trong cuộc đầu tranh

giành tự do, nhăm mục tiêu cuối cùng là phát triển phương hướng tự do của chính
quyền cộng sản và XHCN”.

Như vậy, đến cuối những năm 80 chiến lược DBHB đã được đây mạnh, là
phương tiện cơ bản, tổng lực, kết hợp với răn đe về quân sự, để chống phá các
nước XHCN từ bên trong, tạo ra sự chuyển hóa nội tại để xố bỏ CNXH.

e_

Giai đoạn từ đầu những năm 90 đến nay:

_


Mỹ và các thế lực phản động quốc tế xác định sự sụp đỗ của CNXH ở Liên
Xô và Đông Âu là “cơ hội ngàn vàng” dé tiép tục thực hiện mục tiêu xoá bỏ

CNXH.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton công khai tuyên bố chuyển hướng chiến

lược, từ “kiềm chế” sang “mở rộng” nhằm thiết lập “trật tự thế giới mới” do Mỹ
điều khiến. Hai nội dung cơ bản của chiến lược “mở rộng” là “dân chủ hóa” về
chính trị và “tự do hóa” về kinh tế. Theo quan niệm của các thé luc dé quốc, “dân

chủ, thị trường”, tạo tiền đề cho DBHB, làm phát sinh ngay trong lòng các nước
XHCN, nhất là từ trong nội bộ và cấp cao của đảng các khuynh hướng và lực
lượng chống đối, phản động nhằm lật đỗ chế độ. Đầu năm 1998, trong “Chiến
lược an ninh quốc gia bước sang thế kỷ XXI”, Mỹ công khai tuyên bố chiến lược
“Triệt tiêu kẻ thù cũ”, trong đó trọng tâm chống phá của Mỹ là các nước XHCN
còn lại và tiếp tục thúc đây cái gọi là “dân chủ và tự do” ở Nga, ở các nước thuộc
Liên Xô và Đông Âu trước đây. Đặc biệt, trong “Chiến lược an ninh quốc gia

mới” của Mỹ do Tổng thống Bush công bố ngày 17-9-2002 đã thê hiện trọng tâm
của chiến lược là “đánh địn phủ đầu” nhưng họ khơng qn đưa ra “củ cà rốt” để
thực hiện DBHB: Mỹ chủ trương sử dụng ưu thế quân sự và kinh tế để tạo dựng
một thế giới tự do, cởi mở, nhưng phải tuân theo chuân mực và giá trị Mỹ. Mỹ sẽ
12


triét dé loi dụng con bài viện trợ thông qua các tơ chức tài chính quốc tế để u
cầu các nước nhận viện trợ phải cải cách thể chế chính trị nhằm mở rộng những


giá trị theo mơ hình Mỹ.

:

1.1.3. Mục tiêu của “diễn biến hịa bình”

Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 và sự ra đời của xã hội
XHCN ở nước Nga đã mở ra con đường phát triển mới cho nhân loại. Đó là con
đường giải phóng các dân tộc, giải phóng con người khỏi ách thống trị của chủ
nghĩa để quốc và các giai cấp bóc lột. Con đường này hồn tồn đối lập với con

đường tư bản chủ nghĩa dựa trên việc duy trì quan hệ áp bức và bóc lột giữa các
giai cấp trong một nước và giữa các dân tộc trên thế giới. Cho nên việc mở ra con
đường mới này đồng nghĩa với sự bắt đầu của một thời đại lịch sử mới mà trong
đó địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản bị thách thức.

Ngay lập tức, chủ nghĩa tư bản thế giới và các thế lực phản động đã xúm lại
tìm mọi cách hịng bóp chết CNXH ngay khi cịn trong trứng nước. Nhìn từ bên
ngồi, người ta thấy sự sup đồ của Liên Xô và Đông Âu biểu hiện ra như là sự tự

sụp đô. Cụ thê là chính quyền ở Cộng hịa dân chủ Đức và Tiệp sụp đỗ thông qua
bạo loạn. Ở Ba Lan, phái đối lập giành thắng lợi qua cuộc bầu cử ngày

19-8-

1989. Ở Liên Xơ (cũ), chính những người vốn là lãnh đạo của Đảng cộng sản lại
đứng lên phá Đảng và phá vỡ Liên Xô. Quả thật là sự sụp đỗ ấy có ngun nhân
sâu xa từ bên trong: cơng cuộc xây dựng CNXH

ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu đã


đạt những thành tựu to lớn, nhưng cũng đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng và
tích lại trong nhiều năm dẫn tới cuộc khủng hoảng trầm trọng. Những người lãnh
đạo ở các nước đó cũng mắc nhiều sai lầm ngay trong quá trình “cải tổ”, xa rời
chủ nghĩa Mác — Lênin, từ bỏ những nguyên tắc cơ bản của CNXH. Song, rõ ràng

ở đây có sự “ném đá giấu tay” của chủ nghĩa để quốc và các thế lực thù địch.
Thực ra, các thế lực thù địch từ lâu đã kiên trì theo đi chiến lược DBHB

đối với Liên Xơ (cũ) và Đông Âu. Ngay từ chiến tranh thế giới thứ II, các thế lực
để quốc đã nuôi dưỡng bọn thù địch ở Đông Âu và nuôi dưỡng các đảng xã hội
13


dân chủ lưu vong. Chúng tiếp tay cho các cuộc nỗi dậy ở Hungary (1956), ở Tiệp

Khắc (1968) và ở Ba Lan (1956, 1968, 1981). Ở Liên Xô (cũ), các thé lực thù
địch kiên trì khuyến khích chủ nghĩa dân tộc, nuôi dưỡng nhiều nhân vật ly khai,
phản bội. Khi phát hiện những nhân tố biến chất trong ban lãnh đạo Đảng cộng
sản Liên Xô, chúng ra sức đề cao, mời mọc, thiết lập các mối quan hệ cá nhân

thân thiết. Khi các nhân tố bên trong đó đã có khả năng giành chính quyền, nó
liền được chủ nghĩa đề quốc tiếp tay bằng cả sức mạnh vật chat va tinh than.
Từ khi Liên Xô và Đông Au sup dé cho dén nay, muc tiéu x6a b6 CNXH
của chủ nghĩa đế quốc vẫn khơng hề thay đối. Ngồi ra, chúng còn ngăn chặn,
đây lùi các nhà nước dân tộc tiến bộ có xu hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa,
kể cả các nước không chia sẻ quan niệm giá trị của Mỹ và phương Tây hiện nay.
Nếu giai đoạn trước, khi CNXH mới xuất hiện ở Nga, chủ nghĩa dé quéc dat muc

tiêu đánh đỗ nước Nga, thì sau này khi CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, chủ

nghĩa đế quốc đặt mục tiêu cho chiến lược DBHB là xoá bỏ CNXH với tư cách là
một xu thế, một con đường phát triển của xã hội loài người, một hệ tư tưởng, một

hệ thống giá trị và lý tưởng xã hội chứ khơng giới hạn ở việc xóa bỏ CNXH



một vài nước nào đó.
Do vậy, kết hợp với gáy bạo loạn, lật đồ từ bên trong và can thiệp vũ trang
khi cần thiết, mục tiêu của chiến lược

“DBHB”

là xóa bỏ CNXH trên phạm

vi

tồn thế giới, làm thay đổi chế độ chính trị của các nước XHCN và các nước có

khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa, đưa các nước này vào quỹ đạo tư
bản chủ nghĩa.
1.1.4. Âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hịa bình”


Âm mưu của DBHB:

Âm mưu nhất quán của DBHB

là phá hoại và lật đỗ chế độ XHƠCN, xóa bỏ


CNXH từ bên trong các nước XHCN, nhăm thực hiện mưu đồ đặt ách thống trị,
ách bóc lột, áp bức và nơ dịch của chủ nghĩa tư bản đối với tất cả các dân tộc trên

thể giới.

14


Mục tiêu chống phá của chiến lược này bao gồm tất cả các nước XHCN,
các Đảng cộng sản cầm quyên, trong đó chúng xác định trọng điểm phá hoại và

lật đỗ trước hết là Liên Xô, các nước XHCN ở Đông Âu. Sau khi Liên Xô và
Đông Au sup dé, chúng triển khai chiến lược này dồn dập và với những hình thức
tỉnh vi, xảo quyệt hơn đối với các nước XHCN còn lại.
Từ năm 1998, Mỹ đưa ra chiến lược “Triệt tiêu kẻ thù cũ” - một mắt xích

quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia - nhằm áp dụng các biện pháp tiếp
cận kẻ thù, lôi kéo đối phương từ đối đầu sang đối thoại, “hợp tác”, cùng “hòa

nhập”, khống chế theo sự chỉ huy và chi phối của Mỹ, để rồi cuối cùng là “triệt
tiêu kẻ thù”. Chiến lược này được triển khai với các mũi nhọn là: phá vỡ niềm tin,

ngoại giao thân thiện, chỉ phối đầu tư, chia rẽ nội bộ, xâm nhập vào sâu để đánh
từ trong nội bộ ra, làm cho “cộng sản tự diệt cộng sản”, “cộng sản lớp sau diệt
cộng sản lớp trước”.

Những năm cuối thế kỷ XX, lợi dụng sự suy yếu tương đối của các đối
trọng trên thế giới, Mỹ công bố “Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ XXT,

trong đó khẳng định lại mục tiêu nhất quán, lâu dài và không thay đổi của Mỹ là

“lãnh đạo”, “bá chủ” thế giới, trắng trợn tuyên bố khơng cho phép các lực lượng

có “thái độ thù địch” tồn tại ở bat kỳ khu vực nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với lợi ích của Mỹ, “sẵn sàng sử dụng tất cả các phương tiện của sức mạnh
quốc gia”, “sẵn sàng hành động đơn phương”. Mục tiêu của chiến lược này khơng
chỉ là các nước XHCN

cịn lại mà cả các nước bị coi là “cứng đầu”,

không tuân

theo sự chỉ huy của Mỹ. Bằng chứng rất rõ ràng về âm mưu này là việc Mỹ và
NA TO

tấn cơng Liên bang Nam Tư, một đất nước có chủ quyền, bất chấp cả Liên

hiệp quốc và công pháp quốc tế; là vấn đề Đông Timor. Sau sự kiện 11/9, nhân
danh “Cuộc chiến chống khủng bố” Mỹ đã tắn công Afghanistan với âm mưu “vẽ

lại bản đồ thế giới”. Rồi tiếp đó tấn cơng lraq - một trong ba nước nằm trong
“Trục ma quý” như Tổng thống Bush gọi để minh họa cho “Chiến lược an ninh
15


quốc gia mới” của Mỹ công bố ngày 17/9/2002, trong đó trọng tâm là “đánh địn
phủ đầu”...
e

7U đoạn DBHB:


Thủ đoạn của DBHB

là tổng hợp các phương thức, biện pháp được tiến

hành trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm:

tư tưởng, văn hóa, kinh tẾ, ngoại giao,

quân sự..., ong đó chúng xác định phá hoại về ft

tưởng - văn hóa được coi là

“mũi đột phá”, hong lam tan ra niềm tin, gây hôn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo
ra khoảng trồng tỉnh thân đề dân dân đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng
xoá bỏ hệ tư tưởng XHCN. Chính Tổng thống Mỹ Nixon đã nhiều lần nhắc lại
trong cuốn sách “Năm 1999 - chiến thắng không cần chiến tranh” rằng: “Mặt trận
tư tưởng là mặt trận quyết định nhất. Tồn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động
mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên

mặt trận tư tưởng”. Các thủ đoạn và phương thức chủ yếu của DBHB trên lĩnh
vực tư tưởng văn hóa nỗi lên là:
- Sử dụng các công cụ tuyên truyền như đài, báo, mạng internet vơi phương
châm:

“Tác dụng của đài phát thanh cịn quan trọng hơn việc bố trí các dàn tên

lửa”, “Một đơla chỉ cho tun truyền có tác dụng ngang ngửa với năm đơla chỉ
cho quốc phịng” để tạo dư luận phản cách mạng, tiến hành xâm nhập tư tưởng,
tăng cường chiến tranh tâm lý, tung tin bịa đặt, đồn nhảm, bóp méo sự thật... làm
xói mịn niềm tin của nhân dân đối với chế độ XHCN; công kích và phủ nhận bản

chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin khi cho rằng đây là “chủ
nghĩa lý tưởng”, là sai lầm lớn nhất, là nguồn gốc mọi sai lầm của Liên Xô và các

nước XHCN ở Đơng Âu.

_

- Kích động vấn đề dân chủ, nhân qun, dân tộc, tơn giáo là bốn địn đột
phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị.

+ Về vấn đề dân chủ, nhân quyền:
Mỹ và các nước phương Tây ra sức lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân

quyền” để can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của các nước XHCN và các

16



×