Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý hoạt động thu phí báo điện tử (nghiên cứu trường hợp báo điện tử vietnam plus khảo sát từ tháng 62018 62019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM KHÁNH LY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ BÁO ĐIỆN TỬ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAM PLUS
KHẢO SÁT TỪ THÁNG 6/2018 - 6/2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM KHÁNH LY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ BÁO ĐIỆN TỬ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAM PLUS
KHẢO SÁT TỪ THÁNG 6/2018 - 6/2019)


Chuyên ngành: Quản lý Phát thanh - truyền hình và Báo mạng điện tử
Mã số: 80 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.Các tư
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực.Nếu có điều gì sai sót, tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Khánh Ly


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban
lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các thầy cơ giáo đã tận tình
giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, những
định hướng của thầy có tính quyết định tới sự thành cơng của luận văn. Tôi xin
chân thành cảm ơn Ban biên tập, thư ký tịa soạn các cơ các quan báo chí: Thơng
tấn xã Việt Nam, Báo điện tử Vietnam Plus đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi
được đến tịa soạn khảo sát hoạt động kinh tế báo chí và nhiệt tình chỉ dẫn, cung
cấp các số liệu tôi cần trong luận văn. Đề tài này tơi hồn thành trên cơ sở nỗ lực

nghiên cứu của bản thân cịn có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên
cứu đi trước. Nhưng do tính chất phức tạp của đề tài, trình độ của bản thân cịn
hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và
góp ý của các nhà khoa học, các thầy cơ và các bạn để luận văn hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ngày 30 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Khánh Ly


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5
3.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 6
4.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 6
4.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu .......................................... 6
5.1. Phương pháp luận của đề tài .......................................................................... 6
5.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tại .............................................................. 8
6.1. Ý nghĩa lý luận .............................................................................................. 8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 8
7. Tính mới của luận văn ...................................................................................... 8
8. Kết cấu của luận văn. ....................................................................................... 8

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG THU PHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ............................................. 9
1.1.Một số vấn đề lý luận ..................................................................................... 9
1.2. Các hình thức kinh tế báo chí truyền thống và Một số mơ hình thu phí báo
điện tử trên thế giới hiện nay .............................................................................. 20
1.3. Nội dung, phương thức, nguyên tắc quản lý hoạt động thu phí báo điện tử ...... 31
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT MƠ HÌNHQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAM PLUS .................................................................. 35
2.1. Lịch sử hình thành và chiến lược phát triển của báo điện tử Vietnam Plus....... 35


2.2. Quản lý sản phẩm thu phí trên báo điện tử Vietnam Plus............................. 40
2.3. Kết quả bước đầu của hoạt động thu phí ở Vietnam Plus ............................. 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ BÁO CHÍ TRONG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ
TẠI BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAM PLUS .......................................................... 63
3.1. Thời cơ và thách thức đối với hoạt động thu phí trên báo điện tử ................ 63
3.2. Giải pháp đề xuất trong hoạt động thu phí - Paywall tại báo điện tử Vietnam
Plus .................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 86


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

PV

Phóng viên

BTV

Biên tập viên

TT&TT

Thơng tin và truyền thơng

TS

Tiến sĩ

PGS.TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

PT-TH

Phát thanh – truyền hình

TTXVN

Thơng tấn xã Việt Nam


Tr

Trang

Nxb

Nhà xuất bản

XHH

Xã hội hóa


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Giao diện của Pay Vietnam Plus
Hình 2.2. Mơ hình Freemium
Hình 2.3. Mơ hình kết nối kỹ thuật
Hình 2.4. Một tin thu phí của báo điện tử Vietnam Plus

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng lượt truy cập trên báo điện tử Vietnam Plus
Bảng 2.2. Thống kê độ tuổi của độc giả trên báo điện tửVietnam Plus
Bảng 2.3. Bảng thống kê tỷ lệ chi phí mà cơng chúng sẵn sàng chi trả cho
một tin bài
Bảng 2.4. Đánh giá về hoạt động thu phí trên báo điện tửVietnam Plus
Bảng 2.5. Thống kê tỉ lệ thơng tin trả phí độc giả truy cập trong ngày


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Lịch sử phát triển của báo chí truyền thơng đánh dấu sự ra đời của các loại
hình báo chí truyền thơng ngày càng hiện đại và ưu việt hơn đáp ứng được những
yêu cầu ngày càng cao, khắt khe của công chúng. Nếu như thế kỷ XIX, người ta
chứng kiến sự ra đời của phát thanh - truyền hình đã áp đảo những tờ báo in ra
sao thì đến thế kỷ XX, khi Internet ra đời thúc đẩy sự hình thành một loại hình
báo chí mới; từ đây, báo điện tử đã ra đời để đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của
công chúng. Tờ báo điện tử đầu tiên Chicago Tribune ra đời vào 5/1992 đã đánh
dấu sự phát triển vượt trội của công nghệ cũng như báo chí. Chính nhờ những ưu
điểm vượt trội của mình, sự phát triển báo điện tử đã không ngừng tăng nhanh về
số lượng, dần trở thành những tiện ích quan trọng, góp phần khơng thế thiếu trong
bức tranh tổng thể của nền báo chí.
Tại Việt Nam, báo điện tử cũng đóng một vai trị khơng nhỏ trong đời sống
xã hội. Tại Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của Bộ Thông tin và
Truyền thông (TT&TT) tổ chức ngày 9/7/2019: tính đến tháng 6/2019, số lượng
cơ quan báo, tạp chí in đã được cấp phép là 857cơ quan báo in có 86 cơ quan
Trung ương, 107 cơ quan địa phương. Tạp chí in có 350 đơn vị Trung ương, 134
đơn vị địa phương. Báo điện tử và tạp chí điện tử có 159 đơn vị.Cả nước hiện tại
cũng có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.
Xã hội ngày càng phát triển, địi hỏi trình độ quản lý của các nhà quản lý,
lãnh đạo tại các cơ quan báo chí ln phải tư duy thay đổi để bắt kịp với tốc độ
đó.Hiệu quả quản lý được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí trong đó có yếu tố kinh
tế, bởi lẽ, đây là nguồn sống duy trì sự tồn tại của đơn vị.Trước sự cạnh tranh
khốc liệt của xã hội thông tin cùng với những sự cạnh tranh từ các phương tiện
truyền thơng khác, đặc biệt là mạng xã hội, báo chí nói chung và báo điện tử nói
riêng cần xây dựng cho mình những hướng đi, cách làm cụ thể tạo ra hiệu quả
1


trước sức ép của cơ chế này. Đối với báo điện tử, doanh thu chủ yếu từ quảng
cáo, nhưng hiện nay, đang có sự chuyển dịch lớn khi các doanh nghiệp lựa chọn

phương tiện quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thơng xã hội nhiều hơn
thay vì quảng cáo trên báo điện tử. Chính vì thế cũng chẳng có gì lạ khi Phó Tổng
biên tập đồng thời là người đứng đầu bộ phận chiến lược của tờ Economist, ông
Tom Standage đưa ra một dự đoán “Quảng cáo hiển thị (display ads) sẽ biến mất
vào năm 2025”; và sự thật đang chứng minh cho điều ơng nói.Đây chính là bài
tốn kinh tế báo chí đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý hiện nay.
Nhận thấy đây là một trong những vấn đề có tính mới, thời sự và có tác động
lớn tới sự phát triển mạnh mẽ của báo chí đồng thời cũng chưa có nhiều người
nghiên cứu hệ thống trong vấn đề về quản lý hoạt động thu phí nên tác giả đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động thu phí báo điện tử”
(Nghiên cứu trường hợp báo điện tử Vietnam Plus, khảo sát từ tháng 6/2018 6/2019) làm luận văn tốt nghiệp của mình. Từ những tổng hợp phân tích một cách
có hệ thống, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị giải pháp để góp phần nâng cao
hiệu quả của mơ hình này tại báo điện tử Vietnam Plus, từ đó phát triển nhân rộng
mơ hình trên tại các báo điện tử tại Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề kinh tế
báo chí nói chung cũng như vấn đề về Paywall nói riêng. Lấy một vài ví dụ như:
Nghiên cứu“Introducing the Paywall - A case study of content changes in
three online newspaper” của Hellen Sjovaag (2016) trong cuốn Journalism
Practice tập 10, số 3 năm 2016, đã một phân tích nội dung định lượng theo chiều
dọc và so sánh các chiến lược paywall của ba tờ báo trực tuyến của Na Uy
làAftenposten, Bergens Tidende và Stavanger Aftenblad trước và sau khi áp dụng
Paywall trên tờ báo của mình. Nghiên cứu đưa ra để xác định nội dung báo chí
nào nên miễn phí và nội dung nào kiếm tiền dựa trên sự quan tâm của công chúng
tới giá trị của tin tức. Việc mở nội dung tin tức trực tuyến tạo ra lưu lượng truy
2


cập cao, trong khi nội dung trả phí địi hỏi quy trình sản xuất tạo ra những sản
phẩm có giá trị và chất lượng cao hơn.

“Salvation or Mirage? The New York Times Paywall”, một trong những tài
liệu giảng dạy của Khoa Tổng hợp nghiên cứu tình huống - Đại học The
Journalism School (Columbia) đã đưa ra những chiến lược áp dụng Paywall một
tờ báo điện tử lớn nhất nước Mỹ The New York Times trải qua quá trình phát
triển của từng giai đoạn khi áp dụng mơ hình này, thất bại và thành cơng ban đầu
của tờ báo. Bài tốn về quản lý khi áp dụng mơ hình Paywall trước tình trạng sụt
giảm doanh thu của tờ báo qua các thời kỳ khủng hoảng kinh tế nói chung, trong
đó có quảng cáo trực tuyến bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tờ báo này.
Nghiên cứu cũng đưa ra một loạt các ví dụ của các mơ hình Paywall của các tờ
báo điện tử khác so sánh với mơ hình của The New York Times về tính hiệu quả,
các phương thức vận hành của Paywall.
Trong một nghiên cứu khác “Paying for What Was Free:Lessons from the
New York Times Paywall” của Jonathan E. Cook, Ph.D.,1and Shahzeen Z. Attari,
Ph.D.2 (2011), công bố trên tạp chí Cyberpsychology Behavior and Social
Networking tập 15 số 12 năm 2012, cũng đưa ra những phân tích dựa trên khảo
sát về hành vi, thái độ, ý định của người tham gia khảo sát về Paywall được dựng
lên của tờ The News York Times. Từ đó rút ra các bài học từ mơ hình này về mặt
xã hội, tài chính, phân cực của nội dung tờ báo.
Tại Việt Nam, vấn đề kinh tế báo chí nói chung đã được khơng ít các nhà
nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đưa ra các cơng trình có giá trị về lý luận và thực
tiễn. Có thể kể tới một số nghiên cứu sau:
PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Báo điện tử - Những vấn
đề cơ bản” (2011) cũng có đề cập tới cơ sở lý luận về báo điện tử nói chung, vai
trò của báo điện tử trong đời sống xã hội và trong đó là xu hướng phát triển của
báo điện tử tại Việt Nam hiện nay. Cùng với công nghệ hiện đại, ngày càng phát
triển, báo điện tử muốn tồn tại phát triển thì cần phải sáng tạo những hình thức
3


kinh tế báo chí mới trong đó Paywall là một giải pháp cho các tờ báo điện tử tại

Việt Nam. Phân tích cơ bản những ưu, nhược điểm của hình thức mới mẻ này khi
thực hiện.
Trong cuốn “Kinh tế báo chí” của TS. Bùi Chí Trung (2017): tác giả đã đưa
ra hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn khoa học trong vấn đề vận hành xây dựng
một nền kinh tế báo chí Việt, tập trung giải quyết những vấn đề chính của kinh tế
báo chí như: Các mơ hình kinh doanh, kinh tế báo chí trên nền tảng kĩ thuật số,
hội tụ và đa phương tiện; kĩ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược
kinh doanh, những vấn đề cơ bản, từ đó hướng đến những vấn đề thực tiễn trong
hoạt động kinh doanh báo chí hiện nay ở Việt Nam.
Cuốn “Báo chí và truyền thơng đa phương tiện” của PGS.TS. Nguyễn Thị
Trường Giang - Chủ biên (2017) đưa ra những lý thuyết căn bản về lý thuyết và
thực tiễn phát triển của báo chí & truyền thơng đa phương tiện. Vấn đề kinh tế
báo chí được đưa ra rất chi tiết trong chương 2 - Các xu hướng phát triển của báo
chí trong kỷ nguyên kỹ thuật: trong đó vấn đề Paywall được tác giả trình bày
những đặc điểm cơ bản nhất, đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể minh
chứng cho sự cần thiết của một mơ hình kinh tế báo chí trong thời kỳ bùng nổ của
khoa học kỹ thuật.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Ths. Lê Đình Hải (2013) nghiên cứu về:
“Phát triển về kinh tế báo điện tử qua hình thức kinh doanh trên điện thoại di
động” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của hình thức kinh doanh trên
điện thoại di động dưới góc nhìn kinh tế học truyền thơng. Đưa ra thực trạng áp
dụng hình thức đó của các báo điện tử ở Việt Nam. Tác giả giải thích những lý do
vì sao phải áp dụng hình thức kinh doanh mới: bởi doanh thu báo in sụt giảm do
có sự dịch chuyển dần sang báo điện tử, doanh thu quảng cáo có chiều hướng
tăng khơng đáng kể, do đó thu phí báo điện tử là sự tất yếu để duy trì hoạt động.
Tác giả đưa ra các hình thức làm kinh tế trên báo điện tử hiện nay, so sánh với
một số cách làm kinh tế của các tờ báo uy tín trên thế giới (The New York Times,
4



Financial Times…) từ đó đề cập vấn đề Paywall là điều tất yếu. Giải quyết những
thực trạng đang đặt ra cho nền kinh tế báo chí, tác giả đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này về phương diện quan điểm nhận thức
về vấn đề thu phí, nâng cao chất lượng về nhân sự và sản phẩm báo chí, học hỏi
tiếp cận có chọn lọc phù hợp với cơ chế quản lý, công chúng báo chí Việt Nam.
Một nghiên cứu khác về vấn đề thu phí, tác giả Hồng Lê Thanh Hà trong
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành báo chí học “Vấn đề áp dụng bức tường
phí trên báo điện tửVietnam Plus” đi vào cụ thể mơ hình Paywall thực tế đang
được áp dụng tại một cơ quan báo chí. Hệ thống hóa các lý luận về báo điện tử,
về bức tường phí; đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu thành công trên thế giới từ đó
khảo sát thực tế hiệu quả của việc thử nghiệm mơ hình này tại báo điện tử
Vietnam Plus. Tác giả đã chỉ ra những khó khăn, thuận lợi, triển vọng của mơ
hình này, đồng thời qua đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề áp dụng bức
tường phí trong thời gian tới.
Có thể nói, liên quan tới vấn đề kinh tế báo chí nói chung, vấn đề Paywall
nói riêng, tại Việt Nam cũng có khá nhiều nghiên cứu, những trao đổi thảo luận
tại các hội nghị, diễn đàn, song trong Luận văn “Quản lý hoạt động thu phí báo
điện tử” (Nghiên cứu trường hợp báo điện tử Vietnam Plus, khảo sát từ tháng
6/2018 - 6/2019), trên cơ sở kế thừa những lý luận & thực tiễn của những cơng
trình nghiên cứu nói trên, tác giả đã phát triển đề tài đi theo một góc tiếp cận
khác, tiếp cận từ khía cạnh quản lý hoạt động, đánh giá hiệu quả quản lý của hoạt
động; từ đó đề xuất nhân rộng mơ hình này áp dụng với các đơn vị, tòa soạn báo
điện tử tại Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài,
luận văn khảo sát, phân tích thực tế hoạt động quản lý thu phí báođiện tử tại tịa
soạn Vietnam Plus, đơn vị báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam đã thử nghiệm và
5



chính thức đưa vào hoạt động hình thức thu phí báođiện tử; đánh giá thành công
và hạn chế, cũng như các vấn đề đặt ra, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng tính
hiệu quả kinh tế của mơ hình này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về báo điện tử, kinh tế
báo chí, kinh tế báo điện tử cho nghiên cứu đề tài
- Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện mơ hình thu phí báođiện tử hiện
nay trên thế giới và tại Việt Nam mà cụ thể là báo điện tửVietnam Plus hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu của hoạt động thu phí báo
điện tử tại báođiện tử Vietnam Plus nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý hoạt động thu phí báo điện tử tại
Báo điển tử Vietnam Plus (khảo sát từ 6/2018 - 12/2018)
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài: Quản lý hiệu quả hoạt động thu phí báo
điện tử tại Báo điện tử Vietnam Plus
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu Hoạt động thu phí báo điện tử tại Báo điện tử Vietnam Plus
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 6/2018 đến 6/2018
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận của đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam về báo chí nói chung, về báo điện tử nói riêng. Trên cơ sở
phát triển kinh tế hàng hóa trên cơ sở kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa, quan điểm về xây dựng và phát triển kinh tế báo chí nói riêng.

6



Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên lý luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, lý luận về báo chí truyền thơng nói chung và lý luận về báo điện tử
nói riêng. Bên cạnh đó, vận dụng lý thuyết về kinh tế học, kinh tế báo chí truyền
thơng cũng như các hình thức kinh tế báo chí mới trong thực tiễn báo chí hiện đại
cùng các lý thuyết mới về truyền thông, thương hiệu.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu một cách linh hoạt để
làm cơ sở thực tế chứng minh cho hệ thống lý luận, lý thuyết đưa ra:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để hệ
thơng hóa hệ thống cơ sở lý luận về báo điện tử, lý thuyết về quản lý, các lý
thuyết về kinh tế báo chí truyền thơng. Từ đó, phân tích các tài liệu có liên quan
đến lịch sử phát triển của báo điện tử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh: Sử dụng trong việc
xem xét, đánh giá hoạt động nói chung của báo điện tử Vietnam Plus, từ đó đánh
giá hiệu quả của hoạt động thu phí báo điện tử được áp dung tại tòa soạn báo này,
so sánh với những tờ báo điện tử áp dụng mơ hình thu phí trên thế giới để thấy
được xu hướng của mơ hình này. Đồng thời, tác giả sẽ đưa ra những phân tích
tổng hợp về chiến lược truyền thơng trong hoạt động kinh tế báo chí của báo
Vietnam Plus trong việc định vị thương hiệu đối với công chúng tiếp nhận.
- Phương pháp khảo sát: thông qua phiếu khảo sát công chúng về hành vi đọc
báo điện tử và khả năng chi trả đối với hình thức thu phí báo điện tử của Vietnam
Plus. Từ đó xác định được phương hướng giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả dùng phương pháp này để những
nhận định rõ hơn, sâu hơn tới vấn đề được đề cập của đề tài đối với 03 lãnh đạo
và 01 phóng viên chuyên trách. Phương pháp giúp tác giả biết được định hướng
cũng như chiến lược lâu dài của các đơn vị báo chí về vấn đề thu phí, và dự định
trong tương lai của các tờ báo điện tử nói chung ở Việt Nam hiện nay, và với báo

7



Vietnam Plus nói riêng. Từ đó đưa ra đề xuất về giải pháp nhằm tăng tính hiệu
quả của đề tài khi đưa vào áp dụng trên quy mô lớn hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tại
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về kinh tế báo chí, quản lý
hoạt động báo chí, thu phí, xây dựng thương hiệu trong làm kinh tế báo chí, các
phương pháp áp dụng mơ hình khác nhau về thu phí
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh những lập luận, so sánh đối chiếu và phân tích thực tế mơ hình
đang áp dụng tại cơ quan báo chí cụ thể ở Việt Nam hiện nay, luận văn góp phần
đưa ra những giải pháp nhằm tăng hiệu quả doanh thu cho báo điện tử nói riêng
và hiệu quả kinh tế báo chí nói chung.
7. Tính mới của luận văn
Điểm mới của luận văn so với những nghiên cứu trước chính là việc đi sâu
phân tích hiệu quả quản lý của mơ hình thu phí chứ khơng đề cập sâu tới nội dung
của việc thu phí như những đề tài trước đây. Đề tài đề cao vai trò của quản lý trên
tổng thể các phương diện nhằm đem tới hiệu quả của kinh tế báo chí nói chung
mà hoạt động thu phí là một yếu tố cấu thành nên hiệu quả kinh tế đó.
8. Kết cấu của luận văn.
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia thành 3 nội dung chính
tập trung làm rõ đề tài:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động thu phí
trên báo điện tử.
Chương 2: Khảo sát mơ hình quản lý hoạt động thu phí của báo điện tử
Vietnam Plus
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế báo chí trong
cơng tác quản lý hoạt động thu phí tại báo điện tử Vietnam Plus


8


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1.Một số vấn đề lý luận
1.1.1. Báo điện tử
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam có nhiều quan điểm định nghĩa về loại
hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Jounal), báo trực tuyến (online
newpaper), báo điện tử(cyber newpaper), báo chí intetnet (Internet newpaper) và
báo điện tử, nhưng khái niệm báo điện tử được dùng thông dụng nhất hiện nay.
Theo điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về
quản lý và cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet nêu rõ: “Dịch vụ thông tin trên
Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành
báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản ấn phẩm trên Internet
và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet”.
Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về sửa
đổi bổ sung, một số điều của Luật Báo Chí được Quốc Hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1999 cũng đề cập đến thuật ngữ “Báo
điện tử” (được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính bằng tiếng Việt, tiếng các
dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài) để chỉ rõ loại hình báo chí này.
Một tờ báo điện tử được xuất bản trên dạng một website (vnxpress.net,
vietnamplus.vn, tintuc.vn), hình thức phát hành bằng đường truyền Internet đến
tay độc giả, độc giả xem báo điện tử thông qua các thiết bị cơng nghệ như máy
tính, máy tính bảng, điện thoại thơng minh…Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa
các trang thông tin điện tử và báo điện tử bởi cách thức hoạt động vận hành và
quản lý khác nhau. Tòa soạn báo điện tử được hoạt động như những tòa soạn
truyền thống, cịn những trang thơng tin điện tử chỉ là trang tổng hợp thông tin từ
những báo điện tử có sẵn.Chính vì vậy, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang đưa
ra khái niệm về hình thức báo chí này như sau: “Báo điện tử là một loại hình báo


9


chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng
Internet”[11, tr.7]
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin phép được sử dụng định
nghĩa trên để làm cơ sở lý luận cho những lý giải tiếp theo.
* Lịch sử phát triển của báo điện tử
Mạng Internet ra đời đã ảnh hưởng không nhỏ tới các lĩnh vực trong đời
sống xã hội, báo chí cũng khơng nằm ngồi vịng xốy phát triển đó.Các loại hình
báo chí truyền thơng địi hỏi ra đời nhiều loại hình truyền thơng khác nhau để
phục vụ nhu cầu của cơng chúng, vì thế báo điện tử ra đời là điều tất nhiên của
thời đại.
Năm 1973, các nhà nghiên cứu đưa ra mơ hình một tờ báo điện tử, song mãi
đến 1980, tờ báo điện tử đầu tiên mới xuất hiện. Trải qua nhiều thăng trầm, khi có
sự xuất hiện của những ứng dụng công nghệ mới hơn cho việc xuất bản và phát
hành báo điện tử của các cơng cụ tìm kiếm (Archie, Usernet, Gopher…) trong
nửa đầu những năm 90, sự ra đời của hàng loạt tờ báo điện tử vào 1991 báo hiệu
thời đại mới của báo chí, thời đại báo chí trong mơi trường kỹ thuật Internet.
Tháng 10/1993,khoa Báo chí của Đại học Florida (Mỹ) đưa ra một tờ báo
được phát trên mạng Internet và được coi đó là tờ báo điện tử đầu tiên, Đến năm
1994, phiên bản báo online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo
đầu tiên và hàng loạt các báo khác của Mỹ cho ra đời những website của mình.
Đánh dấu sự bùng nổ và phát triển của thời đại thơng tin online bùng nổ, giai
đoạn của một loại hình báo chí mới lên ngơi, có sức cạnh tranh lớn so với những
loại hình báo chí (phát thanh, truyền hình) đắt giá thời bấy giờ.
Hiện nay, báo điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu đối với công
chúng, bởi tính hiệu quả trong việc cung cấp thơng tin cho công chúng, báo điện
tử không chỉ dùng lại cung cấp text mà giờ đây nó trở thành một trong những tờ

báo hội tụ đầy đủ của công nghệ, đa phương tiện, đa loại hình trên một phiên bản
10


báo điện tử, và dễ dang giúp người đọc tiếp cận được thông tin. Sự phát triển của
khoa học công nghệ đã khiến báo điện tử vượt xa hơn, chiếm ưu thế hơn so với
những loại hình báo khác.
Tại Việt Nam hiện nay, báo điện tử cũng đang là một trong những loại hình
báo chí hiện đại được sử dụng và có lượng cơng chúng đơng đảo, cạnh tranh hơn
cả.Mặc dù mãi đến năm 1997, tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam mới ra đời
là tờ tạp chí Quê hương điện tử đánh dấu một bước tiến lớn trong sự phát triển
của báo chí truyền thơng tại Việt Nam.
Có thể chia giai đoạn phát triển của báo điện tử tại Việt Nam làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ 1997 – 200: Đánh dấu sự ra đời của tờ báo điện tử đẩu tiên,
một loại hình báo chí mới. Thửa sơ khai, tờ báo điện tử có nội dung hết sức đơn
giản, là bản copy của phiên bản báo in nhưng được phát hành theo cách đặc biệt
thông qua mạng Internet để phát đi.
+ Giai đoạn 2001 – 2005: Hàng loạt các tờ báo điện tử ra đời như:
vnxpress.net, tuoitre online, dantri.com.vn…Đây là những phiên bản báo điện tử
tồn tại độc lập. Chính điều này tác động một phần khơng nhỏ tới việc định hình
cơng chúng của các loại hình báo chí tại Việt Nam.Bởi khi tồn tại độc lập, báo
điện tử có lượng cơng chúng riêng, khơng phụ thuộc vào độc giả của báo giấy.
Đặc biệt, với những tờ báo điện tử độc lập, mỗi tờ báo đều định hình cho mình
hướng đi và phát triển nhất định, thu hút lượng độc giả riêng phù hợp.
+ Giai đoạn 2005 đến nay: Đây là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ
của các tờ báo điện tử, đồng thời cũng là sự phát triển mạnh mẽ của “báo chí cơng
dân”, chính điều này khiến cho sự sơi động trong thể loại báo này càng hấp dẫn
và thu hút công chúng hơn. Cùng với sự ra đời của của ứng dụng mạng xã hội
(Blog, trang cá nhân, diễn đàn…) các tờ báo điện tử có nhiều đất để phát triển,
nhiều hướng tiếp cận công chúng hơn.


11


Hiện nay, báo điện tử trên thế giới nói chung và báo điện tử tại Việt Nam nói
riêng đã phát triển thêm một giai đoạn cao hơn đó là báo điện tử khơng cịn phát
hành miễn phí thơng qua đường truyền Internet mà giờ đây báo điện tử được coi
là loại hàng hóa đặc biệt cung cấp loại hàng hóa đặc biệt là tin tức trên đó. Vì vậy
khi cơng chúng muốn tiếp cận với loại hàng hóa này thì cần phải trả một loại phí
để có được thứ mình muốn. Báo điện tử đã chuyển qua dạng thu phí. Tờ New
York Times là một trong những tờ báo tiên phong cho loại hình này. Tại Việt
Nam, Vietnam Plus (báo điện tử trực thuộc TTXVN) là một trong những tờ báo
tiên phong áp dụng hình thức thu phí báo điện tử. Loại hình này hiện cũng đang
nhận được phản hồi tích cực của cơng chúng.Điều này càng chứng tỏ cho sức hút
và thế mạnh riêng trong sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay của báo chí truyền
thơng.
* Đặc trưng cơ bản của báo điện tử
Mỗi loại hình báo chí đều mang theo những đặc trưng riêng của nó để phân
biệt và tạo sự khác biệt với những loại hình báo chí khác. Điểm khác biệt của báo
điện tử so với các loại hình báo chí khác chính và về cách thức vận hành xuất bản
đến việc phát hành đến tay độc giả, bởi vậy, báo điện từ có những đặc trưng giúp
nó có sự cạnh tranh cao và có thể mạnh hơn so với những loại hình báo chí truyền
thống tồn tại song hành. Theo cuốn Báo điện tử - Những vấn đề cơ bản của tác
giả Nguyễn Thị Trường Giang có đưa ra những đặc trung sau của báo điện tử:
* Tính nhanh, phi định kì: cập nhật thơng tin tức thời, thường xuyên và liên tục.
Được xây dựng trên nền tảng phát triển của Internet chính vì vậy báo điện tử
được hưởng những lợi thế mà đến nay chưa một mạng nào khác cạnh tranh được.
Việc truyền tin từ nguồn tin đến độc giả được cập nhật nhanh nhất nhờ quy trình
sản xuất trực tuyến thơng qua những thao tác click chuột để cho phép xuất bản và
cập nhật thơng tin. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên thao tác trực tiếp trên máy,

trên mạng trực tuyến nên cho dù ở bất cứ vị trí nào, chỉ cần ở khu vực đó có kết

12


nối mạng là có thể truyền tải thơng tin về cơ quan đầu não, tin tức nhanh chóng
được duyệt và xuất bản, phát hành đến tay bạn đọc.
Không những vậy, so với loại hình báo chí khác, thơng tin trên báo điện tử
được cập nhật nhanh hơn bởi quy trình sản xuất hồn tồn khơng bị phụ thuộc bởi
khoảng cách không gian và thời gian, và không hề làm ảnh hưởng tới toàn bộ
những tuyến tin, bài khác trên trang báo đó. Đối với báo in thì điều này là không
thể bởi kế hoạch tin bài đã được mặc định dựa trên kế hoạch xuất bản từ trước đó
nhiều thời gian, báo phát thanh hay truyền hình có ưu thế hơn so với báo in nhưng
khi có sự kiện xen ngang thì vơ tình cũng ảnh hưởng tới lịch khung chương trình
do sự chiếm sóng ngồi ý muốn. Chính đặc trưng phi định kỳ này của báo điện tử
đã phá vỡ tính định kỳ trước đây của báo chí, đồng thời giúp cho bạn đọc tiếp cận
được thông tin nhanh nhất, nhiều nhất, liên tục nhất.
* Tính tương tác cao
Báo chí của thửa sơ khai là dạng báo chí một chiều nghĩa là người đọc chỉ có
sự tiếp nhận những gì mà các loại hình báo chí mang lại và khơng có bất cứ tác
động trở lại.Ngày nay, trong xã hội hiện đại con người có trình độ về mọi mặt
hơn thì báo chí và bạn đọc tương tác tích cực với nhau và rất được coi trọng. Các
hình thức tương tác giữa báo chí (hay nói đúng hơn là đội ngũ những người làm
báo) và độc giả trên các loại hình báo chí cũng có sự khác nhau: Báo in có chuyên
mục bạn đọc, báo phát thanh hay truyền hình có trả lời hộp thư bạn đọc, hay gần
đây trên báo phát thanh là hình thức giao lưu trực tuyến hỏi đáp trực tuyến (VOV
giao thông, Nhịp cầu âm nhạc…) truyền hình có các hình thức trực tuyến trên
sóng thơng qua mạng xã hội (Bữa trưa vui vẻ…) thì báo điện tử có nhiều cách
tương tác hơn, và tốc độ tương tác cao hơn.
Sự tương tác trên báo điện tử không chỉ dừng lại ở hai chiều: nhà báo - cơng

chúng và ngược lại mà thậm chí cách thức tương tác còn diễn ra đa dạng, đa chiều
hơn: nhà báo - công chúng, công chúng - công chúng, công chúng - nhân vật,

13


thậm chí là quan điểm giữa nhà báo - nhà báo về một hay nhiều vấn đề nào
đó.Mọi sự tương tác được diễn ra ngay trên trang báo điện tử và các kênh tương
tác phụ trợ như feedback, vote, email, forum…của chính tờ báo đó. Từ sự đó, một
vấn đề nào đó được mở rộng ra và nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, tạo nên sự đa
dạng và sâu sắc hơn. Không những vậy, từ những sự tương tác này, nhiều đề tài, ý
tưởng sẽ được khai thác làm chất liệu cho những tác phẩm báo chí, các bài báo
tiếp theo.
* Tính liên kết cao
Thơng qua tính năng liên kết lớn của mạng Internet, các ứng dụng truy suất
(web link, data dữ liệu được lưu trữ, từ khóa…) của các ông lớn (yahoo, google,
msn..), báo điện tử dễ dàng tạo ra các kết nối tới các liên kết tương đồng chỉ
thông qua một click chuột. Từ nguồn data khổng lồ, cơng chúng của báo điện tử
có quyền và khả năng thu thập được những thông tin đa chiều liên quan cao trong
khơng gian mạng.
Báo điện tử có khả năng liên kết vô cùng lớn nhờ vào các siêu liên kết
(hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ… Từ một bài báo, độc giả có thế dễ
dàng tìm kiếm những thơng tin liên quan thơng qua các liên kết để tìm hiều sâu
hơn về vấn đề quan tâm.Hoặc từ một trang báo, có thể dễ dàng đi đến các web
liên kết khác chỉ với một thao tác click chuột.Khả năng liên kết của báo điện tử
thật sự mở ra một kho thơng tin vơ hạn cho độc giả.
* Tính đa phương tiện
Người ta nói báo điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều
cơng nghệ (multimedia).Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong một tác phẩm
báo điện tửcó thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.Khi đọc báo điện

tửđộc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào
giống như báo in.Đồng thời cũng được trực quan những hình ảnh, video clip, lắng
nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không

14


gian.Sự tích hợp này giúp cho báo điện tử có được những yếu tố hấp dẫn của các
loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
Nếu nói báo điện tử là tờ báo đa phương tiện cũng không hẳn là không
đúng.Khi tiếp cận một tờ báo điện tử, công chúng không chỉ tiếp xúc và đọc được
text, hình ảnh mà các tờ báo hiện nay khơng ngừng tích hợp nhiều cơng nghệ để
đáp ứng yêu cầu cao hơn của độc giả, những chức năng như voice, video khơng
cịn q xa lạ mà trở nên phổ biến. Thông tin được đưa tới khiến cho công chúng
thỏa mãn được nhiều tri giác khác nhau, mang lại nhiều cảm xúc khi tiếp cận một
thông tin nhất định nào đó. Các ngơn ngữ báo chí từ đơn giản đến phức tạp giúp
cho báo điện tử trở nên gần gũi, thỏa mãn được phần nào yêu cầu được tham gia
vào phần tin tức đó tốt nhất, quan trọng nhất là yếu tố thời gian và không gian rất
cơ động.
* Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng
Báo điện tử là nơi mà kho thông tin khổng lồ luôn đủ chỗ để được thể
hiện.Kho thông tin ấy không bị hạn định bởi thời gian hay không gian.Nếu như
người đọc chỉ có thể dễ dàng đọc thơng tin của ngày hơm nay trên báo in ,nghe và
xem chương trình phát thanh,truyền hình ở thời điển hiện tại thơi thì với báo điện
tửvà chỉ cần một cú nhấp chuột,mọi thông tin về mọi vấn đề có trong quá
khứ,hiện tại và tương lai sẽ được trình bày ngay trước mắt bạn.Nó là nơi mà quá
khứ ,hiện tại và tương lai luôn hiện hữu.Như vậy,báo điện tử có thể cung cấp cho
người đọc một cách toàn diện nhất,đầy đủ nhất và nhanh nhất về một vấn đề,sự
kiện ở một thời điển hiện tại.
Báo điện tửlà kho lưu trữ thông tin khổng lồ,đa dạng về cả khối lượng lẫn

nội dung,cung cấp thông tin về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,trong nước và
trên thế giới tất cả đều được nhìn nhận và đánh giá một cách đa dạng, chi
tiết.Đồng thời nó cũng là kho nơi chứa những thông tin chuẩn xác, đã được kiểm
chững,điều mà có nhiều trang thơng tin trên Internet không đảm bảo được.Thông

15


tin trên báo điện tửcịn có thể lưu trữ được lâu dài với số lượng khổng lồ nhưng lại
được sắp xép có hệ thống.Mỗi tờ báo điện tửđều có thể sắp xếp tin,bài ... theo trật
tự thời gian khiến cho việc tìm kiếm tra cứu trở nên vơ cùng tiện lợi và biến báo
điện tử trở thành một nơi tìm thông tin quý báu cho mọi người.Người đọc chỉ cần
gõ từ khóa và sau đó nhấn nút tìm kiếm thì mọi thơng tin sẽ là của họ, một cách
khoa học,có tuần tự vì chúng được sắp xếp cũng rất khoa học và tuần tự.
* Tính xã hội hố cao, khả năng cá thể hố tốt
Nhờ vào sự phủ sóng của mạng tồn cầu Internet, báo điện tử khơng có giới
hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ dàng có thể thấy
tính xã hội hố rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này.Tuy nhiên, báo điện tử lại
cũng có khả năng cá thể hoá tốt mà thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn, nhưng hồn
tồn khơng phải. Tính cá thể hố được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động
lựa chọn tờ báo, trang báo, bài báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích. Ngồi ra,
báo điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí thấp do chỉ phải post
bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá trị sử dụng cao hơn do được
đọc theo nhu cầu của độc giả.
1.1.2. Quản lý
Có nhiều cách tiếp cận để hiểu về khái niệm “quản lý”.
- Tiếp cận theo kinh nghiệm: Thông qua việc nghiên cứu những thành công
hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, người
nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong
trường hợp tương tự;

- Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân: Với cách tiếp cận này, dựa trên ý
tưởng cho rằng quản lý là làm cho cơng việc được hồn thành thơng qua con
người. Do đó, việc nghiên cứu nên tập trung và các mối quan hệ giữa người với
người;

16


- Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Cách thức tiếp cận này dựa trên quan
điểm cho rằng người quản lý là người đưa ra các quyết định. Vì vậy, theo hướng
tiếp cận này, người nghiên cứu cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau đó
là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý.
- Với cách tiếp cận toán học: “Quản lý” trước hết là sử dụng các quá trình,
ký hiệu và mơ hình tốn học. Theo cách tiếp cận này, việc quản lý sẽ bao gồm
xây dựng tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một quá trình logic. Ngồi ra,
việc quản lý có thể biểu thị được theo các ký hiệu và các mơ hình tốn học. Vì
vậy, việc ứng dụng tốn học vào quản lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được quyết
định tốt nhất.
- Tiếp cận theo các vai trò quản lý: Về căn bản với cách tiếp cận này, “quản
lý” là những cái thực tế nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những
kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trị) quản lý là gì…
Như vậy, từ các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm định nghĩa về
“quản lý” khác nhau.
“Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học do Trung tâm Từ điển học
phối hợp với NXB Đà Nẵng xuất bản (2003), định nghĩa “Quản lý: là trơng coi và
giữ gìn theo những u cầu nhất định, ví dụ như Quản lý hồ sơ, quản lý vật tư.
Quản lý cịn có nghĩa là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định, ví dụ như quản lý lao động, người quản lý.” [19, Tr.800].
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có

hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong
điều kiện môi trường ln biến động.
1.1.3. Thu phí
Khoản 1 Điều 3. Luật phí và lệ phí năm 2015 của Quốc hội, số 97/2015/QH13
quy định: Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi
17


×