Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Mô hình tổ chức các hoạt động đoàn thanh niên qua mạng xã hội (nghiên cứu trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM THỊ THU GIANG

MƠ HÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐỒN THANH NIÊN QUA MẠNG XÃ HỘI
(Nghiên cứu trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨXÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM THỊ THU GIANG

MƠ HÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐỒN THANH NIÊN QUA MẠNG XÃ HỘI
(Nghiên cứu trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội)



Ngành: Xã hội học
Mã số: 8310301
Chuyên ngành: Xã hội học

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lưu Hồng Minh

HÀ NỘI - 2019


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng
chấm luận văn thạc sỹ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Trương Ngọc Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Luận văn thạc sỹ do tôi thực hiện.Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố ở
các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Phạm Thị Thu Giang


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại lớp Cao học Xã hội học K22.2 khoa Xã hội học và phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền với sự nỗ
lực của bản thân, sự ủng hộ đến từ gia đình, sự động viên của đồng nghiệp,
bạn bè và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tận tình của các q thầy cơ đến nay
tơi đã hồn thành Luận văn thạc sỹ của mình.
Có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy
cô giáo trong Học viện Báo chí và Tun truyền đã trang bị cho tơi hệ thống
kiến thức khoa học xã hội để tôi nâng cao trình độ nhận thức của bản thân.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã cung cấp cho
tôi những kiến thức chuyên ngành Xã hội học để tơi có thể vận dụng vào trong
q trình thực hiện Luận văn thạc sỹ cũng như công việc sau này của mình.
Đặc biệt, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
giảng viên hướng dẫn của mình,TS. Lưu Hồng Minh - người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tâm để tơi hồn thành Luận văn này.
Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Quận đồn Nam Từ Liêm, các cơ sở đoàn
đã hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thiện Luận văn.
Vì kiến thức và kinh nghiệm bản thân tơi cịn hạn chế nên chắc chắn
Luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong nhận được sự
góp ý và phản hồi từ phía các thầy cơ để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa!
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Học viên

Phạm Thị Thu Giang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................. 18
1.1.Các khái niệm cơ bản và lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu ................. 18
1.2.Bối cảnh phát triển mạng xã hội và một số quan điểm của Đảng và Nhà
nước, của các cấp bộ đoàn về mạng xã hội ................................................... 26
1.3.Đặc điểm thực tiễn công tác Đồn và mơ tả mẫu nghiên cứu ..................... 29
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC TIẾP CẬN THƠNG
TIN CỦA ĐỒN VIÊN THANH NIÊN QUA MẠNG XÃ HỘI ................... 36
2.1. Thực trạng tiếp cận thông tin trên mạng xã hội của đoàn viên thanh niên
hiện nay........................................................................................................ 36
2.2. Thực trạng tiếp cận thơng tin của đồn viên thanh niên quận Nam Từ
Liêm trên mạng xã hội hiện nay ................................................................... 45
2.3.Đánh giá việc tiếp cận thơng tin trên mạng xã hội của đồn viên thanh
niên 57
CHƯƠNG 3:ĐỔI MỚI MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN
THANH NIÊNQUẬN NAM TỪ LIÊM QUA MẠNG XÃ HỘI .............. 79
3.1. Mơ hình Liên kết hoạt động với các tổ chức chính trị xã hội, phịng
ban khác ............................................................................................. 80
3.2. Mơ hình cung cấp hệ thống văn bản quy chuẩn áp dụng trong việc trao
đổi thông tin trên mạng xã hội ...................................................................... 82
3.3. Mơ hình xây dựng hệ thốngquản lý danh sách đoàn viên và kêu gọi, đăng
ký tham gia hoạt động Đồn thơng qua mạng xã hội .................................... 84
3.4. Mơ hình sinh hoạt đồn trực tuyến ....................................................... 87
3.5. Mơ hình tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
cung cấp thông tin về các hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội ....... 91
3.6. Đội ngũ nhân sự, phương thức và thời gian triển khai mơ hình ................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 109
PHỤ LỤC.................................................................................................. 112


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1:Lượt đề cập và tương tác đối với các thơng tin về Đồn thanh
niên trên trang mạng xã hội .......................................................................... 38
Biểu đồ 2.2:Số liệu về lượt đề cập và tương tác của các thành viên mạng xã
hội đối với các nội dung bài viết liên quan đến từ khố “Đồn thanh niên” .. 41
Biểu đồ 2.3: Loại mạng xã hội được Đoàn viên quận Nam Từ Liêm sử dụng ..... 49
Biểu đồ 2.4: Những chủ đề thu hút trên mạng xã hội. ................................... 51
Biểu đồ 2.5: Mức độ kết nối với cán bộ đoàn trên mạng xã hội .................... 53
Biểu đồ 2.6: Mức độ thường xuyên cập nhật thông và bày tỏ cảm xúc trên các
bài đăng về hoạt động Đoàn trên mạng xã hội .............................................. 56
Biểu đồ 2.7: Mức độ bình luận các bài đăng trên mạng xã hội...................... 57
Biểu đồ 2.8: Đánh giá khả năng đáp ứng mục đích tiếp cận thơng tin trên
mạng xã hội .................................................................................................. 60
Biểu đồ 2.9: Tương quan giữa giới tính - mục đích sử dụng mạng xã hội để
buôn bán kinh doanh. ................................................................................... 61
Biểu đồ 2.10: Tương quan giữa giới tính - mục đích sử dụng mạng xã hội để
bày tỏ cảm xúc , ý kiến. ................................................................................ 62
Biểu đồ 2.11: Tương quan giữa giới tính - mục đích sử dụng mạng xã hội để
tìm kiếm thơng tin. ....................................................................................... 62
Biểu đồ 2.12: Tương quan giữa giới tính - mục đích sử dụng mạng xã hội để
chia sẻ thơng tin. .......................................................................................... 63
Biểu đồ 2.13: Mức độ đáp ứng mục đích học tập trên mạng xã hội. ............. 64
Biểu đồ 2.14: Mức độ đáp ứng mục đích tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội. ... 66
Biểu đồ 2.15: Mức độ đáp ứng mục đích kinh doanh, bn bán trên mạng
xã hội .................................................................................................... 68
Biểu đồ 2.16: Mức độ đáp ứng mục đích tìm kiếm thơng tin trên mạng

xã hội. ............................................................................................. 70


Biểu đồ 2.17: Mức độ đáp ứng mục đích kết nối bạn bè trên mạng xã hội. ... 73
Biểu đồ 2.18: Mức độ đáp ứng mục đích chia sẻ thơng tin trên mạng xã hội 74
Biểu đồ 2.19: Mức độ đáp ứng mục đích bày tỏ cảm xúc trên mạng xã hội .. 75
Biểu đồ 2.20: Mức độ đáp ứng mục đích giải trí trên mạng xã hội. .............. 77
Biểu đồ3.1: Hình thức nên triển khai mơ hình “Liên kết hoạt động với các tổ
chức chính trị xã hội, các phòng ban ngành khác” trên mạng xã hội. ............ 82
Biểu đồ 3.2: Hình thức nên triển khai mơ hình “Cung cấp hệ thống văn
bản pháp luật: Điều lệ Đoàn, mẫu đơn, chỉ thị, chương trình, kế hoạch,
cơng văn”. ................................................................................................... 83
Biểu đồ 3.3: Hình thức nên triển khai mơ hình “Quản lý danh sách Đoàn viên,
kêu gọi và đăng ký tham gia hoạt động”. ...................................................... 85
Biểu đồ 3.4: Loại mạng xã hội sử dụng để tổ chức sinh hoạt Đoàn trực tuyến
qua mạng xã hội. .......................................................................................... 88
Biểu đồ 3.5: Hình thức nên triển khai việc sinh hoạt Đoàn trực tuyến .......... 89
Biểu đồ 3.6: Thời lượng tổ chức sinh hoạt Đoàn trực tuyến ......................... 90
Biểu đồ 3.7: Hình thức triển khai tuyên truyền về các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, cung cấp thông tin về các hoạt động chính trị - kinh tế
- văn hóa – xã hội ......................................................................................... 91
Biểu đồ 3.8: Cách thức nội dung tuyên truyền nên được thể hiện để giúp sinh
động, thu hút và dễ ghi nhớ. ......................................................................... 94
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:Khu vực hoạt động tích cực nhất về nội dung tuyên truyền hoạt
động, cơng tác và phong trào Đồn thanh niên trên mạng xã hội được đo bằng
tần suất xuất hiện từ khoá ............................................................................. 40
Bảng 2.2: Bảng chấm điểm khả năng đáp ứng các mục đích tiếp cận thơng tin
trên mạng xã hội của đoàn viên thanh niên ................................................... 59



DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1: Trang mạng xã hội trực tuyến của Thành đồn Hà Nội .................. 39
Ảnh 2.2: Hình ảnh tham dự chiến dịch bằng việc đóng góp một hình ảnh tự
hoạ bông hoa hướng dương .......................................................................... 43
Ảnh 2.3: Trang Facebook: Đồn TNCS Hồ Chí Minh quận Nam Từ Liêm .. 46
Ảnh 2.4: Nhóm mạng xã hội Zalo: Đồn tn nam từ liêm .............................. 47
Ảnh 2.5: Tính năng đăng tin tuyển dụng của Facebook. ...............................67
Ảnh 2.6: Thanh cơng cụ tìm kiếm trên trang mạng xã hội Facebook ............ 71
Ảnh 2.7: Thanh cơng cụ tìm kiếm trên trang mạng xã hội Instagram............ 71
Ảnh 2.8: Thanh cơng cụ tìm kiếm trên trang mạng xã hội Youtube .............. 71
Ảnh 3.1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống chính trị ở Việt Nam được trình bày khoa
học và sinh động .......................................................................................... 95
Ảnh 3.2: Một trong 6 bài học lý luận chính trị về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội – sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
vào điều kiện Việt Nam ................................................................................ 96
Ảnh 3.3: Trích lược thơng tin và hình ảnh các đồng chí Bí thư thứ Nhất
Trung ương Đồn qua các thời kỳ được mơ tả dưới dạng sơ đồ cây, dễ
nhớ và thu hút ..................................................................................... 97


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất chấp những lo ngại về hệ lụy ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và thói
quen của người dùng mạng xã hội hiện nay, lượng người sử dụng không
những không hề suy giảm mà còn tăng trưởng đều đặn mỗi ngày: 390 triệu tài
khoản mới đã gia tăng trong năm 2018 (tăng trưởng 8% so với năm trước đó).
Dù đã có những vụ khởi kiện mạng xã hội Facebook trong năm 2018 với nội
dung làm lộ dữ liệu cá nhân của người dùng, tuy nhiên qua hệ thống thông
báo cho thấy, số người mới đăng ký sử dụng Facebook vẫn tăng đến mức kỉ

lục là 2,23 tỷ người dùng (số liệu tính đến tháng 3 cùng năm).[22]
Là một nước đang trên đà hội nhập và phát triển mạnh mẽ, Việt Nam
xếp thứ 07 với 58 triệu người dùng mạng xã hội Facebook và con số này vẫn
đang tiếp tục gia tăng. Thậm chí, thành phố Hồ Chí Minh cịn lọt top 06 thành
phố có số lượng người dùng Facebook nhiều nhất. Thời lượng sử dụng mạng
xã hội tính trong một ngày của người Việt Nam được đánh giá là cao so với
khu vực và thế giới khi mà thời gian sử dụng internet là 7 giờ/ ngày, thời gian
sử dụng mạng xã hội là 2,5 giờ/ ngày. [23]
Những con số nêu trên đã khẳng định việc sử dụng mạng xã hội khơng
cịn q xa lạ với cơng chúng nữa; thậm chí cịn thâm nhập rất sâu vào cuộc
sống, lan tỏa nhanh chóng và dần trở thành thói quen cũng như xu hướng
trong xã hội hiện đại bằng khả năng dễ dàng truyền tải thông tin cùng với độ
nhanh nhạy, khả năng tương tác và kết nối mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc sử dụng
một cách hiệu quả, có chọn lọc, đúng mực là vấn đề rất cần chú trọng và
tuyên truyền bởi các nguồn thơng tin truyền thơng chính thống. Việc xã hội
phát triển theo hướng kỹ thuật công nghệ 4.0, đồng nghĩa với việc cần phải
chú trọng phát triển, xây dựng và đổi mới các hệ thống quản lý xã hội, tuyên

1


truyền chính sách và triển khai các hoạt động của Đảng, nhà nước, chính
quyền, tổ chức… theo hướng xã hội hố, hiện đại hố, cơng nghiệp hố để
mang lại hiệu quả tốt hơn và đưa hình ảnh, tổ chức được gần với người dân
hơn. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng các kênh mạng xã hội vào các hoạt
động quản lý cán bộ, tuyên truyền thông tin tới nhân dân là một trong những
vấn đề đáng được quan tâm.
Nổi bật trong hoạt động tuyên truyền cộng đồng, công tác thanh niên là
một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng; từ thực tiễn của
công tác vận động, tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên, Đảng ta đã tổng

kết: “…Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất
nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội…”.[24]
Trong tình hình hiện nay, cơng tác thanh niên ngày càng đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức mới. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhất là
sự phát triển của mạng Internet, cùng nhiều hình thức hoạt động xã hội khác
tạo sức hút mạnh mẽ đến thanh niên, tác động hằng ngày đến tư tưởng, tình
cảm, nhận thức, hành động. Do đó tất yếu thanh niên sẽ có những địi hỏi cao
hơn đối với tổ chức Đồn; nếu các hoạt động đồn khơng phong phú, hấp dẫn
thì thanh niên sẽ đến với các hoạt động khác trong xã hội. Khơng những vậy,
thanh niên ngày nay hoạt động khơng bó hẹp trong phạm vi gia đình, đơn vị,
khu vực. Vì vậy, để công tác tập hợp thanh niên, tổ chức hoạt động Đồn phát
huy hiệu quả rõ nét hơn thì tổ chức Đồn nói riêng và các tổ chức xã hội nói
chung cần áp dụng một cách có hiệu quả thành tựu của cơng nghệ vào quản lí
và vận hành. Bằng những phân tích nêu trên, việc áp dụng Internet nói chung
và đặc biệt là mạng xã hội nói riêng vào công tác thanh niên là việc nên làm
và cần làm nhanh nhất có thể.

2


Vấn đề đặt ra là: cán bộ nòng cốt của Đoàn cần tổ chức hoạt động đoàn
qua mạng xã hội như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao nhất? Liệu có
một mơ hình, một định hướng nào để tổ chức Đoàn tất cả các cấp thực hiện áp
dụng triển khai nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất hay khơng? Vì những lý do
trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Mơ hình tổ chức các hoạt động
Đoàn thanh niên qua mạng xã hội(nghiên cứu trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội)” để nhìn nhận thực trạng hoạt động Đồn trên
mạng xã hội, nghiên cứu đối tượng tiếp nhận thơng tin từ Đồn thanh niên, từ

đó có những đánh giá và khuyến nghị phù hợp về mơ hình tổ chức hoạt động
Đồn thanh niên qua mạng xã hội cũng như xây dựng các hệ thống quản lý
đoàn viên, cán bộ Đoàn, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cơng tác Đồn trong
Quận Nam Từ Liêm nói chung.
2.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy đề tài về mạng xã hội mới chỉ
được nhắc đến trong nhiều bài báo, diễn đàn chứ chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu khoa học và cũng chưa có khuyến nghị nào về mơ hình tổ chức
hoạt động Đồn qua mạng xã hội. Có thể khẳng định đây là một đề tài rất
mới, cịn nhiều khía cạnh cần nghiên cứu để đưa đến những khuyến nghị hiệu
quả cho việc triển khai áp dụng vào toàn hệ thống.
2.1. Nghiên cứu, tài liệu về thanh niên vàmạng xã hội
Nghiên cứu Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh thiếu niên ở
Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương đăng trên Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật số 407, tháng 5 – 2018 cho biết:
(1) Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam
Hiện nay, giới trẻ Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội có độ phủ
sóng tồn cầu như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Myspace... và một

3


số mạng nội địa như Zalo, Zingme, Go.vn, Yume.vn. Trong danh sách các
mạng xã hội kể trên có lẽ nổi bật nhất vẫn là Facebook.
Phần lớn thanh, thiếu niên đã sử dụng mạng xã hội trên 4 năm (43,8%),
chiếm tỷ lệ cao thứ hai là từ 2-4 năm (34,2%), từ 1-2 năm (17,5%) và dưới 1
năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,5%).

(2) Mục đích sử dụng mạng xã hội
Trong nhiều mục đích khác nhau khi sử dụng mạng xã hội của thanh,
thiếu niên, mục đích chiếm tỷ lệ cao nhất đó là: tìm kiếm, cập nhật thơng tin
xã hội (66,3%); làm quen với bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ (60%); liên lạc
với gia đình, bạn bè (59%), chia sẻ thơng tin (hình ảnh, video, status) với mọi
người (54,0%) và để giải trí (49,5%), sử dụng mạng xã hội như một công cụ
hỗ trợ phục vụ cho hoạt động học tập và làm việc chiếm (44,7%). Ngoài ra,
một bộ phận còn sử dụng mạng xã hội với nhiều mục đích khác như: mua sắm
online (30,7%); tìm kiếm việc làm (21,7%), hay bán hàng online (13,7%).
(3) Đối tượng kết nối
Kết quả khảo sát thể hiện top 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là trong các đối
tượng kết nối của giới trẻ là: những người bạn cùng lớp cùng quê (90,2%); gia
đình, họ hàng (81,3%); những người bạn trong các nhóm xã hội khác họ quen
là (48,2%). Các số liệu cho thấy, mặc dù tạo ra một mạng lưới các mối quan
hệ rộng mở với những liên kết đan xen như vậy song đa phần giới trẻ vẫn tỏ
ra khá thận trọng trong việc kết bạn.
(4) Địa điểm và phương tiện sử dụng mạng xã hội
Kết quả khảo sát thể hiện rõ tính đa dạng, linh hoạt và chủ động của
thanh, thiếu niên trong việc sử dụng mạng xã hội. Họ có thể sử dụng mạng xã
hội ở bất cứ đâu có kết nối internet, đặc biệt khi cơng nghệ wifi đang ngày
càng trở nên phổ biến ở khắp nơi. Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội cao thuộc về
những không gian mà ở đó giới trẻ có quỹ thời gian rảnh rỗi khá nhiều như:

4


tại nhà chiếm tỷ lệ cao nhất (95,8%), nơi làm việc và trường học (17,3%). Hai
địa điểm có tỷ lệ truy cập mạng xã hội thấp nhất là quán net (9,5%) khi mục
đích của phần lớn các bạn trẻ đến đây để chơi game online và thư viện (2,8%)
bởi đây dường như là mơi trường thích hợp cho các bạn trẻ có nhu cầu tập

trung cho việc đọc và nghiên cứu thay vì sự giải trí.
Tần suất sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên đang có xu hướng
ngày càng gia tăng: điện thoại di động thông minh (85,3%), máy tính xách tay
(24%), máy tính để bàn (20,5%), hoặc máy tính bảng (6,8%). Phần lớn đối
tượng được khảo sát đều cho biết nơi truy cập mạng xã hội phổ biến nhất của
họ chính là trên bàn làm việc tại văn phòng, cơ quan và ngay cả ở trường học.
(5) Thời gian sử dụng mạng xã hội
Thời gian sử dụng mạng xã hội có sự khác biệt nhất định trong thanh,
thiếu niên do phụ thuộc vào nhiều yếu tố chi phối như: quỹ thời gian, không
gian, thời điểm, điều kiện kinh tế, tính chất cơng việc, mục đích lên mạng…
của mỗi cá nhân. Kết quả khảo sát về thời gian sử dụng mạng xã hội hàng
ngày của thanh, thiếu niên thể hiện top 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là: từ 1-3 tiếng
(35,7%); từ 3-5 tiếng (25,7%); trên 5 tiếng chiếm (22,6%); trong khi sử dụng
ít hơn 1 tiếng chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,0%). Những số liệu cho thấy, dường
như thanh, thiếu niên đang dành khá nhiều thời gian cho mạng xã hội.
“Báo cáo về cuộc điều tra của Trung tâm nghiên cứu Pew” trong
những giai đoạn 2005 - 2006, 2008 - 2015 chỉ ra: từ năm 2009, nữ giới sử
dụng phương tiện truyền thông xã hội với tỷ lệ cao hơn nam giới. Những
người trẻ tuổi trong khoảng từ 18 đến 29 tuổi biết sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội chiếm 90% trong số những người tham gia khảo sát. Trong đó,
có tới 81% người Việt Nam từ 18 - 29 tuổi sử dụng mạng xã hội để đọc các
tin tức hàng ngày nói chung. [2]

5


Công ty nghiên cứu thị trường W&S từng thực hiện “Khảo sát trực
tuyến hành vi của người sử dụng mạng xã hội” trong thời gian 26/02/2018 28/02/2018. Tổng số mẫu nghiên cứu: 810 người (Nam: 380 người, Nữ: 430
người). Đối tượng nghiên cứu là những người có sử dụng mạng xã hội trong
vòng 3 tháng qua kể từ ngày thực hiện nghiên cứu trên tồn quốc. Kết quả

chính thu được như sau:
-

Khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ là thời điểm mà người dùng

thường xuyên truy cập mạng xã hội nhất với tỉ lệ trung bình 1 ngày người
Việt Nam dành 2,12 tiếng/ngày để truy cập mạng xã hội;
-

Facebook là mạng xã hội có thời gian người dùng truy cập mạng nhiều

nhất (tổng 3,55 tiếng/ngày), cao hơn so với mức trung bình 1,42 tiếng.
-

Mục đích chính khi sử dụng mạng xã hội là kết nối, liên lạc (chiếm

26.8%). Họ quan tâm nhiều nhất đến việc cập nhật tin tức 71.7% ở cả 2 giới.
Nữ giới với 67,2% có xu hướng quan tâm những nội dung chia sẻ, tâm sự,
quan tâm nội dung bán hàng chiếm 41,6%. [16]
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học của tác giả Bùi Thu Hoài,
thuộc Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đề
cập tới Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ. Ở đề tài này, tác giả đã nêu
lên thực trạng quản lý của truyền thông xã hội và công chúng báo chí truyền
thống, so sánh mối quan hệ này và đưa và những tác động tích cực cũng như
tiêu cực. Đề tài chỉ rõ mạng xã hội có tác động tới lối sống của giới trẻ về
những yếu tố như thời gian, không gian, phương thức giao tiếp, cách thức bộc
lộ bản sắc cá nhân, thói quen, lối sống. Mạng xã hội còn tác động đến cả việc
thu thập và chia sẻ thông tin của giới trẻ. [7]
Tác giả Tôn Nữ Cẩm Hưởng lại có một góc nhìn khác về mạng xã hội
với sinh viên, thanh niên thể hiện qua luận văn thạc sỹ ngành tâm lý học Thái

độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về

6


mạng xã hội nghiên cứu năm 2014. Đề tài nêu thực trạng thái độ và từ đó
phân tích ảnh hưởng tới hành vi sử dụng mạng xã hội. Kết quả thu được là tỉ
lệ nam thanh niên có xu hướng sử dụng mạng xã hội và internet nhiều hơn so
với nữ giới (chiếm 71,4%). Đối với thanh niên, thời gian truy cập mạng nhiều
nhất là vào buổi tối, thường từ 18 giờ đến 20 giờ, sáng là từ 6 giờ đến 12 giờ
trưa. Cịn trong các ngày nghỉ học, nhóm thanh niên thường truy cập khoảng
4,5 tiếng mỗi ngày. Mục đích mà thanh niên sử dụng mạng xã hội đa số để
tìm kiếm thơng tin, giải trí, giao lưu trực tuyến. Nhóm thanh niên được nghiên
cứu cịn đưa ra nhận định rằng sử dụng mạng xã hội sẽ dễ xây dựng được
mạng lưới quan hệ rộng bởi có sự tự do, bình đẳng trong các mối quan hệ; tiết
kiệm được chi phí phải đầu tư cho các mối quan hệ hơn thực tế ngoài đời. Và
cũng giống như đa phần nghiên cứu khác, Facebook được nhóm thanh niên
này lựa chọn là kênh mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. [8]
2.2. Nghiên cứu, tài liệu vềhoạt động của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí
Minhqua mạng xã hội
Đề tài NCKH cấp bộ năm 2015 “Nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục
của Đồn thơng qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại”,
mã số KXĐTN 15-02 do ThS. Lê Quang Tự Do làm chủ nhiệm đề tài đã chỉ
rõ: Facebook là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong
số 569 thanh niên được hỏi, có 27,5% chưa bao giờ được tập huấn, định
hướng trong việc sử dụng và khai thác các diễn đàn, mạng xã hội, blog; 9%
đã được tập huấn 1 lần; 7,6% đã được tập huấn nhiều lần, và có đến 42,3% tự
tìm hiểu các kiến thức này.[1]
Tỷ lệ thanh niên biết đến hoạt động của các tổ chức Đồn, Hội thơng qua
mạng xã hội là tương đối lớn; tuy nhiên, thấy thơng tin về các tổ chức Đồn,

Hội thông qua mạng xã hội là chưa nhiều, chưa tương xứng với mục đích
tương tác, tìm hiểu của thanh niên.

7


Đa số thanh niên vẫn có sự quan tâm, tìm hiểu đối với các phong trào,
chương trình hành động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, tuy nhiên bên cạnh
đó vẫn cịn một nhóm thanh niên thờ ơ và khơng quan tâm đến các thông tin
này. Dù số lượng này không cao nhưng cũng là một thực trạng đáng báo động
đặt ra đối với Đồn trong cơng tác giáo dục, tun truyền, định hướng thông
qua mạng xã hội.
Đa phần thanh niên đều có thái độ thận trọng trước những thơng tin nhạy
cảm, chống phá của các thế lực thù địch, phần tử xấu đăng tải trên mạng xã
hội. Số lượng thanh niên lựa chọn thái độ phê phán cũng chiếm số đông. Tuy
nhiên, số liệu khảo sát cũng cho thấy một thực trạng một bộ phận khơng nhỏ
thanh niên cịn giữ thái độ dè dặt, e ngại khi đấu tranh với những phần tử xấu
trên mạng xă hội, họ lựa chọn thái độ im lặng trước những thông tin sai lệch
của các thế lực thù địch, phần tử xấu đăng tải mà mình đọc được. Điều này
cho thấy phần lớn thanh niên chưa có thái độ đấu tranh mạnh mẽ với những
thông tin sai lệch được đăng tải trên mạng xã hội.
Đề tài NCKH của ThS. Lê Quang Tự Do đã phần nào chỉ ra một số hạn
chế của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc định hướng thơng tin, tư tưởng
cho thanh niên tính đến thời điểm đó. Hiện nay, thực tế cũng cho thấy hầu hết
những trang Fanpage (trang ưa thích), Group (nhóm), cácdiễn đàn thu hút số
lượng lớn thanh niên tham gia tương tác, trao đổi mới chỉ là các trang tự phát,
khơng có sự định hướng của Đồn hay bất cứ tổ chức chính thống nào. Trong
khi đó các diễn đàn, trang mạng chính thống của Đồn thì lại có ít người
hưởng ứng hơn và hầu như “lép vế” so với các trang tự phát nêu trên.
Nghiên cứuVai trị của Đồn thanh niên trong giáo dục bản lĩnh chính

trị cho đồn viên, thanh niên trước các thơng tin xấu, độc trên mạng xã hội
của Ban Tuyến giáo Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp đã đưa ra 5 lợi ích, 5 tác hại
của mạng xã hội với đồn viên thanh niên. Đồng thời đưa ra các giải pháp để

8


Đồn thanh niên nâng cao vai trị trong việc định hướng đồn viênsử dụng
mạng xã hội, đó là: (1)Nâng cao năng lực xã hội cho các cá nhân, đặc biệt là
cho nhóm học sinh, sinh viên để họ tỉnh táo nhận diện được các thông tin xấu
độc. (2)Tạo môi trường mạng xã hội tích cực, phát động cuộc vận động “Mỗi
ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” nhằm tạo ra xu hướng tích
cực trên mạng xã hội về những giá trị tốt đẹp của cuộc sống đồng thời giúp
“cạnh tranh” và lấn át trước những thông tin xấu, độc hại. Do vậy, các cấp bộ
Đoàn và mỗi đoàn viên, thanh niên cần nhận thức sâu sắc và có các hành
động cụ thể để tạo lập mơi trường mạng xã hội tích cực. (3)Tham gia đề xuất
các chính sách, pháp luật nhằm góp phần hồn thiện các quy định về quản lý
hoạt động thơng tin trên mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng. (4)Đẩy
mạnh nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, tổ chức khảo sát, tổng hợp liệt kê và
thông báo rộng rãi để mọi người biết những trang mạng đen, địa chỉ website,
blog cá nhân khơng nên truy cập, tiếp cận; hoặc có những điểm lưu ý khi truy
cập, khai thác thông tin. (5)Chủ động cung cấp thơng tin chính thống để định
hướng dư luận, nâng cao nhận thức và biết sàng lọc thông tin cho người
dân.(6)Xây dựng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên có năng lực,
phẩm chất đạo đức để kịp thời nắm bắt thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền,
thông tin những vấn đề quan trọng gắn với vai trò và các hoạt động của tổ
chức đoàn.
Trong cuộc khảo sát Mạng xã hội với cơng tác giáo dục tun truyền
đồn viên thanh niên vào năm 2018 do Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bến Tre
thực hiện với 200 cán bộ, đoàn viên, thanh niên thì có 100% người sử dụng

mạng xã hội. Trong đó, có hơn 53% sử dụng facebook, hơn 46% sử dụng
zalo, 68% sử dụng cả zalo và facebook. Trên 90% cơ sở Đồn có trang
facebook. Hiện có trên 90% tổ chức đoàn cấp huyện, thành phố và tương
đương, các xã, phường, thị trấn đều thành lập trang facebook cho từng đơn vị.

9


Bên cạnh đó, Đồn các cấp sử dụng mạng zalo qua hình thức nhóm, từng nội
dung cần tun truyền sẽ có những nhóm đối tượng cụ thể được kết nối, chia
sẻ, trao đổi thơng tin lẫn nhau. Cấp tỉnh có các nhóm như: khởi nghiệp, phịng
chống thiên tai, nắm bắt dư luận xã hội.
Bên cạnh trang Fanpage “Đại hội Đoàn tỉnh Bến Tre lần thứ X”cịn tạo
các nhóm sự kiện, thành lập facebook cho từng nhóm đối tượng học sinh, sinh
viên, thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân… chọn lọc các nội dung
tuyên truyền phù hợp; thành lập một nhóm định hướng dư luận xã hội trong
thanh niên thơng qua mạng xã hội. Thông qua trang mạng này giới thiệu
những sân chơi bổ ích, những hoạt động của Đồn, những mơ hình kinh tế
của thanh niên, những gương cán bộ, đồn viên, thanh niên tiêu biểu.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tiếp cận thơng tin trên mạng xã hội của đoàn viên
thanh niên quận Nam Từ Liêm;
- Phân tích cácđánh giá của đồn viên thanh niên về việc tiếp cậnthơng
tin trên mạng xã hội;
- Từ đó đưa ra đề xuất xây dựng mơ hình thích hợp để tổ chức và triển
khai các hoạt động Đoàn thanh niên thông qua mạng xã hội của quận Nam

Từ Liêm.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa một số khái niệm, lý thuyết xã hội học, hệ thống lý luận,
phương pháp nghiên cứu;
- Tóm lược các nguồn tài liệu để thấy được sự phát triển của mạng xã
hội, nêu bật được tình hình sử dụng mạng xã hội của thanh niên Việt Nam
nói chung;

10


- Qua khảo sát làm rõ thực trạng tiếp cận thông tin trên mạng xã hội,
đồng thờiđánh giá khả năng đáp ứng mục đích tiếp cận thơng tin trên mạng xã
hội của đồn viên thanh niên
- Từ đó đưa ra một số mơ hình và những khuyến nghị hiệu quả để tổ
chức và triển khai hoạt động Đoàn thanh niên thông qua mạng xã hội.
4.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mơ hình tổ chức hoạt động đoàn thanh niên qua mạng xã hội (nghiên
cứu trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).
4.2 Khách thể nghiên cứu
Đoàn viên thanh niên quận Nam Từ Liêm.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: từ tháng 11/2018 – tháng 03/2019
5.


Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng tiếp cận thơng tin về hoạt động đồn trên mạng xã hội của
đoàn viên thanh niên quận Nam Từ Liêm như thế nào?
- Các thơng tin về hoạt động đồn trên mạng xã hội có đáp ứng được
mục đích của đồn viên, thanh niên quận Nam Từ Liêm khơng?
- Các mơ hình tổ chức hoạt động Đồn thanh niên trên mạng xã hội là
gì? Đồn viên có ý kiến như thế nào với các mơ hình tổ chức hoạt động đoàn
trên mạng xã hội được đưa ra?

11


5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Đoàn viên chủ yếu tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
Facebook, Zalo và Viber; Đoàn viên thanh niên quan tâm đến các chủ đề về
giải trí nhất, chủ đề thơng tin đời sống, chính trị ít được quan tâm nhất;
- Giả thuyết 2: Đa số thanh niên có sự quan tâm đối với những hoạt động
đoàn triển khai trên mạng xã hội, tuy nhiên vẫn có một bộ phận khơng nhỏ
chưa kết nối giữa các cán bộ đoàn và đoàn viên, lượng tương tác với các bài
viết về hoạt động đoàn trên mạng xã hội còn chưa nhiều. Mạng xã hội về cơ
bản đã đáp ứng được những mục đích tiếp cận thơng tin của đồn viên, mục
đích kết nối, liên lạc được đám ứng nhiều nhất, sau đó đến mục đích bày tỏ
cảm xúc.
- Giả thuyết 3: Phương thức triển khai mơ hình hoạt động đồn làdùng
mạng xã hội Facebook và trên trang Facebook của đồn thanh niên đơn vị
mình; đội ngũ nhân sự quản trị trang nên là đại diện mỗi đơn vị một người.
- Giả thuyết 4: Mô hình tổ chức hoạt động Đồn qua mạng xã hội được

triển khai qua 3 giai đoạn: xây dựng nên tảng MXH, phát triển các kênh
MXH, xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung.
- Giả thuyết 5: Có 05 mơ hình hoạt động đồn thanh niên trên mạng xã
hội được đưa ra và đa số đoàn viên thanh niên đều đồng tình, đó là:
+ Mơ hình liên kết với các tổ chức chính trị xã hội, phịng, ban;
+ Mơ hình cung cấp hệ thống văn bản của Đồn
+ Mơ hình quản lý danh sách, kêu gọi và đăng ký tham gia hoạt động
+ Mơ hình sinh hoạt Đồn trực tuyến
+ Mơ hình tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, cung cấp thơng tin chính trị kinh tế văn hóa xã hội.

12


5.3 Khung phân tích nghiên cứu
Bối cảnh phát triển mạng xã hội

Đặc điểm cá nhân

Đặc điểm cơng
tác Đồn và hoạt
động chính trị,
Đảng

Thực trạng và đánh giá
việc tiếp cận thơng tin
trên mạng xã hội của
đồn viên thanh niên

Đánh giá mơ hình

tổ chức hoạt động
đoàn thanh niên
qua mạng xã hội

Đặc điểm trang
thiết bị kết nối
MXH

Chính sách của Đảng, Nhà nước

Thuyết minh các biến số
* Biến số độc lập
Đặc điểm cá nhân:
- Giới tính
- Tuổi
- Thu nhập cá nhân
Đặc điểm cơng tác đồn và cơng tác Đảng
- Khối sinh hoạt đồn
- Chức vụ trong tổ chức đoàn
- Mức độ tham gia các hoạt động đoàn
- Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam
- Tổ chức chính trị xã hội khác tham gia ngồi tổ chức Đoàn thanh niên
- Mức độ tham gia hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội khác
Đặc điểm trang thiết bị kết nối

13


- Loại thiết bị điện tử sử dụng
- Loại đường truyền kết nối internet (wifi, 3G,…)

* Biến số trung gian: Thực trạng và các đánh giá việc tiếp cận thông tin
trên mạng xã hội của đoàn viênthanh niên
Thực trạng tiếpcận thơng tin trên mạng xã hội của đồn viên thanh niên
- Lượng tương tác, đề cập trên mạng xã hội
- Khu vực hoạt động
- Lượng đề cập, phản hồi tích cực, tiêu cực
- Những mơ hình tiêu biểu
- Phương thức tiếp cận: loại mạng xã hội
- Chủ đề tiếp cận: thời sự trong và ngồi nước; an ninh chính trị; khoa
học đời sống; giải trí; giới tính; thời trang, mỹ phẩm;…
- Kết nối với cán bộ đoàn trên mạng xã hội
- Tương tác, bình luận với bài đăng
Đánh giá việc tiếp cận thơng tin trên mạng xã hội của đồn viên
thanh niên
- Mục đích kiếm sống: học tập, tìm kiếm việc làm, bn bán kinh
doanh, tìm kiếm thơng tin
- Mục đích chia sẻ: kết nối bạn bè, chia sẻ thơng tin, bày tỏ cảm xúc
ý kiến
- Mục đích giải trí
* Biến số phụ thuộc: Đánh giá mơ hình tổ chức hoạt động đoàn thanh
niên qua mạng xã hội(dự định triển khai trong thời gian tới)
- Đội ngũ quản trị viên
- Phương thức triển khai: loại mạng xã hội (Facebook, Zalo,
Instagram,…)
- Thời gian, giai đoạn tiến hành

14


- Mơ hình tổ chức hoạt động đồn trên mạng xã hội:

+ Liên kết với các tổ chức chính trị xã hội, phòng, ban;
+ Cung cấp hệ thống văn bản của Đoàn;
+ Quản lý danh sách, kêu gọi và đăng ký tham gia hoạt động;
+ Sinh hoạt đoàn trực tuyến;
+ Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cung
cấp thơng tin chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội
*Biến số can thiệp
+ Bối cảnh phát triển mạng xã hội hiện nay
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước
6.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận
Áp dụng một số lý thuyết chuyên ngành xã hội học: Lý thuyết chức năng
– cấu trúc, Lý thuyết về nhu cầu, Lý thuyết công dụng và thoả mãn
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.


Phương pháp nghiên cứu định tính

Phân tích tài liệu có sẵn: Gồm các sách, tạp chí, báo cáo, bài viết và các
tài liệu thống kê đã xuất bản có liên quan đến đề tài. Phân tích các báo cáo
tháng, quý, năm; các chỉ thị, kế hoạch, công văn, do Quận ủy Nam Từ Liêm
và Quận đoàn Nam Từ Liêm ban hành năm 2018 có liên quan đến đề tài. Mục
đích trước hết và chủ yếu là phục vụ cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu
liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Ngoài ra, những tài
liệu nêu trên cũng là nguồn dữ liệu để so sánh, đối chứng với dữ liệu khảo sát
mà đề tài sử dụng để phân tích xuyên suốt.

+ Tổng quan một số tài liệu về các chủ đề nghiên cứu.
+ Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan.

15


Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu với
từng nhóm đối tượng để tìm hiểu thực trạng, mục đích tiếp cận và sử dụng
mạng xã hội cho hoạt động đoàn. Tổng số mẫu tham gia phỏng vấn sâu là 22
người, cụ thể:
+ Đoàn viên tham gia hoạt động: 10 người
+ Cán bộ Đoàn cơ sở: 10 người
+ Lãnh đạo Quận đoàn: 02 người


Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Dữ liệu định lượng được thu thập từ việc điều tra bảng hỏi trên đoàn
viên thanh niên quận Nam Từ Liêm sử dụng mạng xã hội. Tiến hành điều tra
200 bảng hỏi.
Cách thức chọn mẫu:
-

Giải đoạn 1: lập danh sách tổng số 52 cơ sở đoàn trực thuộc, lựa

chọn ngẫu nhiên ra 10 đơn vị; (Phương pháp ngẫu nhiên hệ thống)
-

Giai đoạn 2: Từ 10 đơn vị chọn ra, mỗi đơn vị chọn ngẫu nhiên ra


20 đoàn viên thanh niên. (Phương pháp ngẫu nhiên hệ thống)
Phương pháp xử lý dữ liệu
Kết quả khảo sát định lượng sẽ được sử lý bằng phần mềm thống kê
chuyên dụng trong khoa học xã hội SPSS 20.0
Kết quả khảo sát định tính sẽ được sử ký bằng phần mềm NVIVO 8
7.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần bổ sung nghiên cứu mới về mạng xã hội, về thanh niên,
mô tả rõ thực trạng tiếp cận thông tin trên mạng xã hội của thanh niên, đưa ra
những giải pháp phù hợp để đổi mới hoạt động, sự kiện của Đoàn thanh niên,
đồng thời đổi mới cách thức huy động, truyền thơng chính sách của Đảng,
Nhà nước đến đối tượng thanh niên.

16


×