Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên huyện gia bình, tỉnh bắc ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.89 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÙI THỊ BÍCH HUỆ

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
HỒ CHÍ MINH CHO THANH NIÊN HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NộI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÙI THỊ BÍCH HUỆ

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
HỒ CHÍ MINH CHO THANH NIÊN HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY


Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 8 31 02 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ CHÍ MINH HỌC
NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC: PGS, TS. Lưu Văn An

HÀ NộI – 2018


Luận văn đã được sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS Dỗn Thị Chín


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, thơng tin và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

Bùi Thị Bích Huệ



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

Ban Chấp hành

BTV

Ban Thường vụ

CLB

Câu lạc bộ

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNYN

Chủ nghĩa yêu nước

ĐVTN

Đoàn viên thanh niên

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TNCS

Thanh niên cộng sản

TNXP

Thanh niên xung phong

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MụC LụC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH – KHÁI NIỆM
VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN........................................................................... 10

1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................. 10
1.2. Nội dung chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh ................................ 18
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA
YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH CHO THANH NIÊN HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY ................................................................... 44
2.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí
Minh cho thanh niên huyện Gia Bình ................................................. 44
2.2. Thực trạng – nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong giáo dục
chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh hiện nay .............................................................................. 56
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu
nước Hồ Chí Minh cho thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới ........................................................................................ 88
KẾT LUẬN ............................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 106
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................... 113


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã để lại cho nhân dân ta di sản vô giá về tư tưởng, đạo đức, tác phong. Tư
tưởng của Người giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và
đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, Hồ Chí
Minh luôn ý thức sâu sắc về giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, trong đó
Người đặc biệt nêu cao tầm quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam mà dịng chủ lưu là chủ nghĩa

u nước đóng vai trị to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Nói về truyền thống yêu nước của dân tộc, Người tự hào viết: “Dân ta có một
lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một
làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [41; 38]. CNYN là sản
phẩm tinh thần cao quý nhất, giữ vị trí đứng đầu trong bậc thang giá trị văn
hố tinh thần của dân tộc, là chuẩn mực của đạo lý Việt Nam. CNYN là sức
mạnh nội sinh to lớn của dân tộc, là cội nguồn của bao chiến công hiển hách
mà mỗi người Việt Nam đều phải khắc ghi, gìn giữ và phát huy.
CNYN Hồ Chí Minh chính là sự kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước
truyền thống, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh
điều kiện cụ thể của nước ta và đạt đến đỉnh cao của CNYN Việt Nam, đã dẫn
dắt cách mạng Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. CNYN Hồ Chí
Minh là viên ngọc quý sáng ngời của dân tộc, trường tồn cùng với dân tộc và
con người Việt Nam. Bởi vậy, việc nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung, CNYN Hồ Chí Minh nói riêng giúp chúng ta có thêm lịng tự hào dân
tộc, có thêm niềm tin vào đường lối, sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình


2

thực hiện hố tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, đồng thời tạo nên sức
sống mới cho CNYN Việt Nam trong thời đại mới.
Hiện nay, đất nước ta đang ở trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước Việt
Nam: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên
CNXH. Để thực hiện thành công nhiệm vụ trọng đại này, một động lực quan
trọng hàng đầu là phải khơi dậy và phát huy cao độ CNYN Hồ Chí Minh
trong Đảng, trong các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là trong thế hệ thanh niên

- những chủ nhân tương lai của nước nhà, những người có vai trị quan trọng
quyết định sự tồn vong hay phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nói về thanh
niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Thanh niên là người chủ tương
lai của nước nhà”, “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và rất cần thiết ”. Trong Di chúc, Người khẳng định: “Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng Xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” [49;
612]. Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên với sự nghiệp
cách mạng nước nhà, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo đến
công tác giáo dục thanh niên, nhất là giáo dục CNYN và truyền thống cách
mạng của Đảng và dân tộc ta. Đảng ta khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có
thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng
trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo
con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng
thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên [22; 538-539].
Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong những địa phương có dân
số khá đơng, trong đó thanh niên nơng thơn chiếm phần lớn dân số, là lực
lượng nòng cốt cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. Việc giáo dục
CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên trong những năm vừa qua đã được chú


3

trọng, giúp thanh niên xây dựng mục đích, lý tưởng đúng đắn, góp phần xây
dựng quê hương giàu mạnh. Tuy nhiên, do vẫn cịn có nhiều hạn chế về nội
dung cũng như phương pháp và hình thức giáo dục một bộ phận thanh niên
chưa xác định đúng lý tưởng cách mạng, trình độ giác ngộ, tinh thần cách
mạng chưa cao, một số mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, mơ hồ về sự
lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta.

Cũng khơng ít thanh niên, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường đã suy
giảm ý chí ngại khó, ngại khổ, chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, bng
thả, suy thối về đạo đức, phai nhạt lý tưởng và lịng u nước.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng để đề xuất các giải
pháp tích cực nhằm tăng cường giáo dục CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới là việc làm vô cùng cấp
thiết và quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự thành cơng hay thất bại của sự
nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - giáo dục tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cách
mạng xây dựng CNXH của đất nước ta nói chung. Xuất phát từ những lí do
trên, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho
thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay” để làm luận văn Thạc
sĩ ngành Hồ Chí Minh học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
CNYN Hồ Chí Minh cùng với việc giáo dục, chăm lo bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu về CNYN Hồ Chí
Minh ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể:
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước, và chủ nghĩa
yêu nước Hồ Chí Minh
- Phạm Văn Đồng (1988), Nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, cũng khẳng định hành trang ra đi tìm đường
cứu nước của Nguyễn Tất Thành là truyền thống lịch sử hàng ngàn năm dựng


4

nước và giữ nước, với sức sống mãnh liệt của CNYN Việt Nam. Đó là một
nhận thức cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp ích cho mỗi người khi
nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay.
- Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách

mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, khẳng định truyền thống
yêu nước của dân tộc đã phát triển thành CNYN. Chính CNYN đã thúc đẩy
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và là một trong những nguồn gốc chủ
yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp (1998) Văn hóa Việt Nam – Truyền thống cốt cách
dân tộc, Tạp chí Cộng sản,(số 15). Trong bài viết, tác giả đã trình bày một số
đặc điểm và nét đẹp của nền văn hố dân tộc, trong đó, tác giả đặc biệt đề cập
đến truyền thống yêu nước Việt Nam. Từ đó, đi đến khẳng định truyền thống
yêu nước đã được nâng tầm lên thành CNYN Việt Nam là một giá trị văn hố
sáng ngời, khơng thể thiếu trong văn hố Việt Nam.
- Phan Huy Lê (2000), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội. Trong cuốn sách, tác giả tập trung nghiên cứu CNYN như
một thành tố, một giá trị văn hóa, bản sắc của dân tộc Việt Nam, là cơ sở,
động lực nội tại tạo nên sức mạnh Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại.
- Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cơng trình này, tác giả đã chỉ ra ba đặc
điểm của CNYN truyền thống là: ý chí chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, bảo
vệ văn hoá dân tộc và tư tưởng thân dân. Từ đó, tác giả xem xét CNYN Hồ
Chí Minh và cho rằng nội dung cơ bản của CNYN Hồ Chí Minh là sự thống
nhất lập trường dân tộc và lập trường giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH,
CNYN với chủ nghĩa quốc tế vô sản…
- Trần Xuân Trường (2001), Chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đi từ nghiên cứu CNYN
truyền thống đến CNYN Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. CNYN được


5

tác giả lý giải qua việc nêu và phân tích những nội dung về lao động, bảo vệ
Tổ quốc, chủ nghĩa quốc tế và chống chủ nghĩa cá nhân.

- Nguyễn Hùng Hậu (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến
chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả
đã xem xét sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong bốn giai
đoạn phát triển là thời Hùng Vương, thời Bắc thuộc, thời Lý Trần và thời Lê
Nguyễn. Ông cho rằng CNYN Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển bốn
điểm tinh hoa cơ bản của CNYN truyền thống là kiên quyết đánh đuổi giặc
ngoại xâm, đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc và mong muốn đưa nhân dân
ra khỏi sự đau khổ một cách triệt để.
- Bùi Đình Phong (2013), Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
thời kì hội nhập quốc tế, Nxb Lao động. Ở đây, tác giả đã làm rõ một số khái
niệm như tình cảm yêu nước, chủ nghĩa yêu nước, CNYN truyền thống,
CNYN Hồ Chí Minh...Sau đó, tác giả xem xét cơ sở hình thành và nội dung
cơ bản của CNYN Hồ Chí Minh và đặt ra yêu cầu phải phát huy ca độ CNYN
Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập với những nội dung mới.
Các cơng trình nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu các nội dung, chuyên
đề riêng rẽ về tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, CNYN
thống của dân tộc Việt Nam hay CNYN Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ khác nhau,
và thường tập trung ở những vấn đề có tính lý luận chung nhất của chủ nghĩa yêu
nước: chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, giáo dục CNYN Việt Nam
hay giáo dục CNYN Việt Nam cho nhân dân nói chung.
2.2 Những cơng trình nghiên cứu về giáo dục chủ nghĩa u nước
cho thanh niên
- Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2000), Tài liệu giáo dục chủ
nghĩa yêu nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội đã trình bày một cách khái quát những
vấn đề chung nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam như cơ sở hình thành và
phát triển của chủ nghĩa yêu nước qua các thời kì lịch sử, trong các giai đoạn


6


khác nhau. Từ những luận giải đó, các tác giả cho rằng phải phát huy cao độ
CNYN Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí
và hành động, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Nguyễn Mạnh Hưởng (2000), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền
thống trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lý luận (số 6), Hà Nội.
Bài viết nhằm mục đích giáo dục CNYN truyền thống Việt Nam cho thanh
niên trong thời kì mới nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần, nghị lực, trí tuệ,
tài năng của thế hệ trẻ để tập trung phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây
dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Tác giả cho rằng, việc giáo
dục CNYN sẽ góp phần xây dựng cho thanh niên lối sống đẹp, lý tưởng cách
mạng cao cả.
- Bùi Đình Phong (2009), Vị trí, vai trị của phương thức giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ giáo dục thanh, thiếu niên, Tạp chí Tuyên
giáo, Số 9. Trong bài viết tác giả đã chỉ rõ và phân tích các phương pháp giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, trong đó bao gồm cả các
phương pháp giáo dục về CNYN cho thanh, thiếu niên.
- Nguyễn Ngọc Ánh và Đàm Thế Vinh (2014), Tăng cường công tác
giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 216, tr. 71–73, bài viết đã phân
tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống nổi bật của dân tộc: yêu
nước, bất khuất, anh hùng trong dựng nước giữ nước; hiếu học, tôn sư trọng
đạo, trọng dụng hiền tài; uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, cần cù, lao động
sáng tạo; hịa hiếu, u chuộng hịa bình. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra
những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục các giá trị truyền thống dân
tộc cho thế hệ trẻ trong điều kiện ngày nay: tăng cường công tác tuyên truyền;
đổi mới và đa dạng các hình thức giáo dục các giá trị truyền thống; kết hợp
với công tác giáo dục văn hóa ở nhà trường.



7

- Hồng Chí Bảo - Trần Thị Minh Tuyết (2014), Nghị quyết Trung ương
9 (khoá XI) với vấn đề xây dựng lòng yêu nước của con người Việt Nam trong
thời kì mới, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, tháng 10/2014. Trong bài viết, các
tác giả cho rằng xây dựng lòng yêu nước con người Việt Nam xét về thực chất
là giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức, niềm tự hào dân tộc và cần phải xây
dựng lòng yêu nước như một giá trị văn hoá.
Những kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên đã đề cập một cách
khá đầy đủ và tồn diện về CNYN Hồ Chí Minh và công tác giáo dục CNYN
cho thanh niên. Đây là nguồn tư liệu quý giá để tác giả tham khảo và thừa kế
có chọn lọc trong q trình thực hiện đề tài luận văn của mình. Tuy nhiên,
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về sự giáo dục CNYN Hồ Chí Minh
cho thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng giáo dục
CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, tác giả
luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
CNYN Hồ Chí Minh tại địa phương trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về CNYN Hồ Chí Minh và giáo
dục CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục CNYN Hồ Chí Minh cho
thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: giáo dục CNYN Hồ Chí Minh
cho thanh niên trong huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.


8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
- Về thời gian : từ năm 2012 đến nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về thanh niên, cơng tác thanh niên; về CNYN và giáo dục CNYN cho
thanh niên; đồng thời có sự kế thừa, vận dụng một số kết quả nghiên cứu của
các cơng trình khoa học có liên quan đã được cơng bố.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng các phương pháp phân tích và
tổng hợp, lơgic và lịch sử, phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần cụ thể hóa những nội dung của CNYN Hồ Chí
Minh trong thanh niên hiện nay.
- Xác định nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục CNYN Hồ
Chí Minh cho thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thời gian vừa qua.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giáo dục CNYN cho thanh niên huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập
liên quan đến đề tài này.


9

7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Huyện ủy, Ban
tuyên giáo, các đồn thể chính trị - xã hội huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh về
cơng tác tun giáo, giáo dục CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên trên địa
bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
8. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm 3 chương, 9 tiết.


10

Chương 1
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH – KHÁI NIỆM VÀ
NỘI DUNG CƠ BẢN

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học (2003): “nước”, “đất
nước”, “Tổ quốc” là một phạm trù lịch sử, là “vùng đất, trong đó những người
thuộc một hay nhiều dân tộc cùng chung sống dưới một chế độ chính trị xã
hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định [84, tr.298]. Như vậy nước hay

đất nước là nơi cư trú của cộng đồng người, có biên giới lãnh thổ “nhất định”,
có thiên nhiên, con người và các hoạt động lao động sản xuất cũng như các
hoạt động tinh thần khác. Cách giải thích này mới chỉ đề cập đến khía cạnh
tình cảm của chủ nghĩa yêu nước.
Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: CNYN là nguyên tắc đạo đức
và chính trị mà nội dung là tình u, lịng trung thành, ý thức phục vụ Tổ
quốc. Cùng với sự hình thành dân tộc và Nhà nước, CNYN từ chỗ chủ yếu là
một trong những tâm lí xã hội đã trở thành hệ tư tưởng. Nó trở thành lực
lượng tinh thần vơ cùng mạnh mẽ, động viên mọi người đứng lên bảo vệ Tổ
quốc chống lại mọi cuộc xâm lược. CNYN chân chính thể hiện lịng trung
thành với Tổ quốc vì lợi ích của dân tộc, bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc và
đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước [51; 518]. Như vậy, cũng có thể hiểu
CNYN là sự phát triển đỉnh cao của lòng yêu nước, là sự kết hợp chặt chẽ
giữa tình cảm yêu nước nhiệt thành và một hệ thống nhất các tư tưởng về tình
u, lịng trung thành với Tổ quốc, ý thức phục vụ Tổ quốc. Tức là, trong
CNXH khơng chỉ có tình cảm nồng nàn mà cịn có tri thức, có hệ lý luận về
lịng u nước và ý chí giữ nước


11

Từ điển Triết học giải thích: CNYN là nguyên tắc đạo đức và chính trị,
một tình cảm xã hội mà nội dung là tình u và lịng trung thành với Tổ quốc,
là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích
của Tổ quốc [74; 172].
Về khái niệm “yêu nước”, theo V.I Lênin, là một trong những tình cảm
sâu sắc nhất được củng cố qua hàng nghìn năm tồn tại và là tư tưởng và tình
cảm phổ quát nhất của các quốc gia trên thế giới [33; 226].
Yêu nước là tình cảm gắn bó, yêu mến tha thiết của con người đối với
quê hương, xứ sở, non sông, với cộng đồng các dân tộc đã và đang cùng sinh

sống, dựng xây, bảo vệ trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia.
Tổ quốc là toàn bộ những nhân tố tự nhiên và xã hội tạo thành quốc gia
hiện diện trong chiều dài lịch sử, là bờ cõi, đất đai, sông núi, không phận, hải
phận, tài nguyên trên và dưới mặt đất, trong biển và dưới biển; là nhân dân cộng
đồng các dân tộc chung sống; là ngơn ngữ, văn hóa, là tổ chức kinh tế - xã hội.
Trong cuốn Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Mạnh
Tường cho rằng, nội dung cơ bản của CNYN truyền thống trong lịch sử là: Có
tình u q hương, xứ sở và sự gắn bó, cố kết cộng động; có sự khẳng định
lịch sử riêng và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, khẳng định về độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng của nước ta, vua ta đối với phương
Bắc và các vua phương Bắc; khẳng định tính chính nghĩa của những cuộc đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc và quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ độc lập và sự
tồn vẹn lãnh thổ; có tư tưởng coi trọng vai trò của nhân dân và thân dân
trong sự nghiệp xây dựng, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc [75].
CNYN giữ vị trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc
thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, là động lực nội sinh to
lớn, tạo nên sức mạnh vô địch của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong
những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Đối với dân tộc Việt Nam, CNYN không chỉ là


12

tình cảm tự nhiên, mà cịn là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính
lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc. CNYN đó khơng chỉ dừng lại ở
những tư tưởng, tình cảm thuần túy, mà còn được biểu hiện ở những hành
động thiết thực của cá nhân và cộng đồng người. Nói cách khác, CNYN Việt
Nam là sự thống nhất hữu cơ giữa tình cảm và lý trí, suy nghĩ và hành động,
trở thành đạo lý sống của cá nhân và cộng đồng. Do vậy, có thể hiểu: CNYN
là sự phát triển đến đến đỉnh cao của lòng yêu nước, là một hệ thống nhận

thức, tư tưởng, tình cảm đối với đất nước, Tổ quốc, biểu thị trong tình u q
hương, xứ sở, tiếng nói, văn hóa; trong sự gắn bó vì những lợi ích chung của
cộng đồng quốc gia – dân tộc, trong ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ
đất nước
Từ đó, có thể rút ra khái niệm, CNYN là sự phát triển đến đến đỉnh cao
của lòng yêu nước, là một hệ thống nhận thức, tư tưởng, tình cảm đối với đất
nước, Tổ quốc, biểu thị trong tình yêu quê hương, xứ sở, tiếng nói, văn hóa;
trong sự gắn bó vì những lợi ích chung của cộng đồng quốc gia – dân tộc,
trong ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.
CNYN Việt Nam là một giá trị bền vững, nhân tố quan trọng hàng đầu
tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần và đã trở thành truyền thống,
bản lĩnh Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc
qua các thời kỳ lịch sử; là cơ sở vững chắc gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổng kết
lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dân ta có một lịng nồng
nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng
vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [41; 38].
1.1.2. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
CNYN Hồ Chí Minh là sự phát triển đỉnh cao của CNYN Việt Nam


13

trong thời đại mới nhưng mang sắc thái, dấu ấn, diện mạo cá nhân Hồ Chí
Minh. PGS.TS Bùi Đình Phong đã đưa ra khái niệm: “Chủ nghĩa yêu nước
Hồ Chí Minh là sự kết tinh lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam, một
bộ phận của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời hiện đại, cũng là một bộ
phận trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh; là sự kết hợp chặt chẽ giữa tình

cảm yêu nước nhiệt thành của Hồ Chí Minh với hệ thống lí luận, tư tưởng
chặt chẽ và sâu sắc của Người về tinh thần u nước” [70; 30]. Tác giả hồn
tồn nhất trí với khái niệm CNYN Hồ Chí Minh mà PGS,TS. Bùi Đình Phong
đã nêu ra.
Chính sức mạnh truyền thống u nước của dân tộc đã thôi thúc người
thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đó cũng là cơ sở
dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin
ánh sáng soi rọi con đường cứu nước, nâng truyền thống yêu nước của dân tộc
lên một tầm cao mới, trở thành CNYN Hồ Chí Minh. Mặt khác, đây cũng là
một nhân tố khởi nguồn hình thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau này,
trong bài viết "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin" (năm 1960, nhân dịp
kỷ niệm 90 Ngày sinh Lê-nin), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Lúc đầu chính là chủ
nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê-nin,
tin theo Quốc tế thứ ba" [46; 563]. Như vậy, CNYN Việt Nam là yếu tố khởi
nguồn nhưng không phải là yếu tố duy nhất kết thành CNYN Hồ Chí Minh,
thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nói cách khác: CNYN Hồ Chí Minh là
sự kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn, khoan dung Việt
Nam. Song, chỉ sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với sự tiếp thu
tinh hoa văn hố thế giới, mới tích hợp và phát triển lên trình độ cao - CNYN
Hồ Chí Minh. Nội dung CNYN Hồ Chí Minh được mở rộng, quan hệ chặt chẽ
với tinh thần quốc tế bao la, chứa đựng nội dung cách mạng và tinh thần tiến
bộ của nhân loại, mang hơi thở của thời đại.
CNYN Hồ Chí Minh là một nhân tố quan trọng của CNYN Việt Nam,
là nét đặc sắc và biểu tượng cao đẹp nhất của CNYN Việt Nam. CNYN trong


14

tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ, tổng hịa của tư tưởng u nước Việt
Nam chân chính; truyền thống, tinh hoa văn hóa của dân tộc ta với hệ tư

tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân mà chủ nghĩa Mác-Lênin là đại
diện. Đó là sự hịa quyện giữa tư tưởng truyền thống và tư tưởng hiện đại,
chứa đựng trong đó sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.
Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, coi
việc đánh đổ đế quốc, thực dân, đánh đổ ách thống trị của nước ngồi là yếu
tố hàng đầu để giải phóng dân tộc, nhưng khơng dừng lại ở đó, cái đích vươn
tới là dân phải được tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó là lịng u nước chân
chính, sâu sắc và triệt để, khơng mang tính nửa vời. Một tư tưởng u nước
như vậy tự lơ-gíc và tình cảm nội tại của nó đã mang tính vơ sản và mang
đậm tính nhân văn CNXH sâu sắc và triệt để. Điều này được thể hiện rõ trong
từng lời nói, việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chính nhờ CNYN Hồ Chí Minh mà từ đầu thế kỷ XX, tinh thần yêu
nước Việt Nam mới được khơi dậy thành cơng và tồn dân tộc Việt Nam mới
được tổ chức, đoàn kết lại trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng
đất nước. Trên thực tế, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đã gắn bó chặt chẽ
với tiến trình đấu tranh giải phóng đất nước và là một nhân tố tạo nên những
chiến thắng trong công cuộc giành độc lập trước kia cũng như trong cơng
cuộc chấn hưng đất nước, trong xu thế tồn cầu hố, hội nhập quốc tế hiện
nay. CNYN Hồ Chí Minh là di sản tư tưởng, là tài sản tinh thần to lớn của
Đảng và dân tộc ta.
CNYN Hồ Chí Minh có điểm đặc sắc là nó bao la rộng khắp, gắn u
nịi giống mình với mọi giống người trên trái đất. Nghĩa là nó tơ đậm tinh
thần văn hóa hịa bình. u nước ở Hồ Chí Minh khơng chỉ dừng lại ở tìm ra
con đường cứu nước giành độc lập dân tộc mà còn là ý thức, khát vọng làm
cho đất nước hồ bình, giàu mạnh, phồn vinh. u nước ở Hồ Chí Minh là
gắn liền độc lập tự do của đất nước với hạnh phúc của nhân dân. CNYN Hồ


15


Chí Minh hiện thân ngay cả trong những dịng đầu tiên của văn bản pháp lý
về Việt Nam, về con người Việt Nam: “Việt Nam dân chủ cộng hoà - Độc lập
tự do hạnh phúc” đến “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Độc lập tự do
hạnh phúc” ngày hôm nay.
CNYN Việt Nam truyền thống dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin đã vươn lên lập trường cách mạng của giai cấp vô sản và ngang tầm với
sự địi hỏi của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời hiện đại, trở thành
CNYN Hồ Chí Minh. CNYN ấy mang tinh thần cách mạng triệt để, mang tư
tưởng nhân văn sâu sắc, luôn gắn chặt yêu nước với thương dân, phấn đấu vì
lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, đó cũng là sự thống nhất giữa độc lập dân
tộc và CNXH.
1.1.3. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên
* Khái niệm giáo dục
Giáo dục trong tiếng Anh là “education”, đây là một từ gốc Latin được
ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có nghĩa là dẫn (Ducere)
con người vượt ra khỏi (Ex) hiện tại của họ để vươn tới những gì hồn thiện,
tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.Từ khi ra đời giáo dục đã trở thành một yếu tố
cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội
của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các
quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội. Hiện nay, nhiều cách hiểu
khác nhau về “giáo dục”.
Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh
hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý
thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngồi xã hội. Ví dụ: Ảnh
hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh
hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp
chí; ảnh hưởng của những tấm lòng nhân từ của người khác;…
Giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ
chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các



16

cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển tồn diện nhân
cách. Qua những mơn học trên trường, lớp, những hoạt động thực tiễn như
báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm trại, tham quan… được tổ chức
ngoài giờ lên lớp, sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của người được giáo dục, dưới tác động của giáo viên.
Từ những quan điểm trên có thể hiểu: Giáo dục là một q trình được
tổ chức có ý thức nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm
được tích luỹ trong q trình lịch sử - xã hội của các thế hệ lồi người, nhờ
có giáo dục mà trình độ nhận thức và cải tạo thế giới của con người ngày
càng được nâng lên và không ngừng phát triển.
* Khái niệm thanh niên
Thanh niên (15 – 30 tuổi) - lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con
người vẫn được xem là mùa xuân của nhân loại. Đây là lứa tuổi đang phát
triển cả về thể chất, tâm lý, tinh thần, cả về nhu cầu và tình cảm, trí tuệ và tài
năng, ước mơ và lý tưởng, tư duy và tính cách. Đó cũng là lứa tuổi đang ở vào
thời kỳ định hướng giá trị cuộc sống và đang trưởng thành về nhân cách,
thanh niên luôn là những người giàu ước mơ, hồi bão, giàu lịng nhiệt tình,
hăng say, ý chí, nghị lực, ln có nhu cầu tìm hiểu, thích khám phá, sáng tạo,
giàu óc tưởng tượng, thích giao tiếp, thích tham gia các hoạt động xã hội, có
nhu cầu cao về tình bạn, tình u nam nữ và lập gia đình. Mặt khác, thanh
niên ngày nay do điều kiện sinh hoạt vật chất ngày càng được nâng cao nên
yếu tố sinh lý, tố chất sinh học đã phát triển chín muồi nhưng những phẩm
chất xã hội thì chưa hồn thiện, chưa ổn định vững vàng. Điều đó cho thấy lứa
tuổi thanh niên rất cần đến những tác động tích cực của xã hội.
Tuỳ theo mơi trường hoạt động và đặc điểm nghề nghiệp mà thanh niên
được phân loại theo các tiêu chí khác nhau, từ đó hình thành lên nhiều nhóm
thanh niên khác nhau, các đối tượng xã hội khác nhau: phân loại theo nghề
nghiệp thì có thanh niên nông dân, thanh niên công nhân, thanh niên học sinh



17

- sinh viên, thanh niên trí thức; phân loại theo nhóm đặc thù có thanh niên
nam nữ, thanh niên dân tộc, thanh niên tôn giáo; phân loại theo nơi cư trú thì
có thanh niên nơng thơn và thanh niên đơ thị... Mỗi một nhóm này lại có đặc
điểm nhu cầu, sở thích riêng, nguyện vọng riêng. Tuy nhiên sự phân loại này
chỉ mang tính tương đối, trong thực tế có nhiều đối tượng thanh niên đan xen
với nhau.
*Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên
Giáo dục CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên chính là giáo dục ý chí
quyết tâm đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc; giáo dục tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân để thanh niên hồn thiện mình
trở thành cơng dân tốt; giáo dục tinh thần lao động, thái độ lao động; giáo dục
cho thanh niên về ý thức, tuân thủ luật pháp; giáo dục truyền thống cách mạng
để hình thành những phẩm chất mới, con người mới XHCN; giáo dục cho
thanh niên biết sống đẹp, sống có ích, sống có lý tưởng, lịng biết ơn và tình
u q hương đất nước; là đưa lịng yêu thương Tổ quốc yêu thương đồng
bào của Hồ Chí Minh trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ đi sau học tập
và noi theo, thanh niên trở thành người làm chủ của nước nhà, tiếp tục xây
dựng đất nước trở nên giàu đẹp và văn minh.
Giáo dục CNYN Hồ Chí Minh cho thanh niên nói riêng là một việc làm
rất quan trọng và cần thiết. Đây là sự thực hiện điều căn dặn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào
tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa
“chuyên”. Trong chiến lược giáo dục, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến giáo
dục CNYN Hồ Chí Minh cho thế hệ thanh niên. Đứng trước thách thức của
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì cơng tác này càng trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết. CNYN Hồ Chí Minh là “tiêu điểm của các tiêu điểm,

giá trị của các giá trị” là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc,
đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta.


18

1.2. Nội dung chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
1.2.1. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
- Thứ nhất, “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”- tư tưởng xuyên xuốt
CNYN Hồ Chí Minh
Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí
Minh, “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là một chân lý bất hủ có ý nghĩa lý
luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc. Nó khơng chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ
sống, là một giá trị to lớn trong học thuyết cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đó là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của
nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp vĩ đại đấu tranh vì độc lập, tự do, vì sự tồn
tại và phát triển của dân tộc; đồng thời tư tưởng đó cịn là nguồn cổ vũ, động
viên to lớn đối với nhân loại tiến bộ, đặc biệt đối với các dân tộc bị áp bức trên
toàn thế giới trong cuộc đấu tranh vì cuộc sống và hạnh phúc của mình.
Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần cao quý của người
Việt Nam, là sự tập trung CNYN, ý chí tự lực tự cường Việt Nam. Nhân dân
Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đã từng chiến đấu
với nhiều kẻ thù xâm lược tàn bạo từ nhiều phương. Từ mồ hôi, nước mắt và cả
máu xương của biết bao thế hệ người Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì cuộc
sống, vì quyền độc lập, tự do và hạnh phúc của mình; từ khát vọng cháy bỏng
của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước chống lại tên đế quốc đầu sỏ và hung bạo. Có đặt trong cái mạch “lịch
sử - thực tiễn” ấy, chúng ta mới thấm thía hết được ý nghĩa to lớn và giá trị
thực sự của tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Hồ Chí Minh, một dân tộc độc lập là một dân tộc có quyền bình

đẳng với tất cả các dân tộc khác trên thế giới, khơng có sự phân biệt giàu nghèo
hay chế độ chính trị. Trong bản Tun ngơn độc lập của nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa do Người soạn thảo và tuyên đọc vào ngày 2/9/1945, Hồ Chí
Minh đã trích những lời bất hủ trong Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của


19

nước Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho
họ quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [38; 1]. Suy rộng ra câu
ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Cũng chính bởi
vậy, nên quyền dân tộc độc lập là quyền thiêng liêng được tạo dựng từ mồ hôi,
nước mắt và cả máu xương của biết bao thế hệ người Việt Nam trong cuộc đấu
tranh vì cuộc sống, vì quyền độc lập, tự do và hạnh phúc của mình.
Độc lập tự do là mục tiêu bất biến trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Thật
vậy, ngay từ năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng - cương lĩnh giải phóng đất nước đúng đắn và sáng tạo mà cốt lõi
là độc lập - tự do. Tháng 5/1941, trong Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp
hành Trung ương Đảng, Người chỉ rõ: “Trong lúc này, quyền lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đồn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và
bọn Việt gian đặng cứu giống nịi ra khỏi nước sơi lửa bỏng” [37; 230]. Tháng
8/1945 trong những điều kiện thuận lợi của lịch sử, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí
đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do của nhân dân ta bằng câu nói bất hủ: “Dù
hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành
được độc lập” [30; 196]. Cách mạng tháng Tám thành cơng, Người thay mặt
Chính phủ lâm thời đọc bản Tun ngôn độc lập, trịnh trọng khẳng định với thế
giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững

quyền tự do, độc lập ấy” [38; 3]. Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
của dân tộc Việt Nam diễn ra cũng vì cái quyền “bất khả xâm phạm đó”. Với
tất cả sự khát khao và quyết liệt, Hồ Chí Minh đã khái quát nên thành chân lý
lớn nhất thời đại “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”.
Tuy nhiên, đối với Hồ Chí Minh độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự,
độc lập hoàn tồn, phải đảm bảo theo ngun tắc: có chủ quyền quốc gia thực


×