Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo đảng, nhà nước trên bản tin thời sự của đài truyền hình việt nam (khảo sát các bản tin thời sự 12h và 19h trên kênh vtv1 đài truyền hình việt nam từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM QUỐC THẮNG

QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN
VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN BẢN TIN THỜI SỰ
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(Khảo sát các bản tin thời sự 12h và 19h trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨBÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM QUỐC THẮNG

QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN
VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN BẢN TIN THỜI SỰ
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM


(Khảo sát các bản tin thời sự 12h và 19h trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018)
Chuyên ngành : Quản lý Báo chí - Truyền thơng
Mã số

: 80320101

LUẬN VĂN THẠC SĨBÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

PGS.TS. Nguyễn Văn Dững

HÀ NộI -2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Nội dung
và các trích dẫn nêu trong luận văn có xuất xứ rõ ràng và trung thực. Luận
văn có kế thừa chọn lọc những cơng trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài
liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, sách báo theo danh
mục tài liệu của luận văn. Các kết luận trong luận văn chưa được cơng bố
trong các cơng trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngàythángnăm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Quốc Thắng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo đã
giảng dạy lớp đào tạc thạc sỹ báo chí học, chuyên ngành Quản lý Báo chí Truyền thơng, K23.1, Học viện Báo chí và Truyên Truyền.
Đặc biệt, trân trọng cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Huyền (trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) - người đã hướng dẫn tận tình và giúp
đỡ tác giả thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp ở Đài
Truyền hình Việt Nam đã tạo điều kiện rất thuận lợi, chia sẻ kinh nghiệm,
cung cấp tài liệu phục vụ tham khảo, khảo sát, giúp học viên trong suốt thời
gian học tập và làm luận văn.
Hà Nội, ngàythángnăm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Quốc Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ
LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ....................................................................... 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 13
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nội dung thơng tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước
trên báo chí ....................................................................................................... 22
1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý
thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước .............................................................. 27

1.4. Nguyên tắc báo chí trong việc quản lý thông tin về lãnh đạo Đảng và Nhà
nước .................................................................................................................. 30
Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỘI DUNG THƠNG TIN VỀLÃNH ĐẠO
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM...................................... 36
2.1. Mơ hình quản lý nội dung thơng tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Đài
Truyền hình Việt Nam ...................................................................................... 36
2.2. Thực trạng quản lý thông tin về các lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các
bản tin thời sự 12h và 19h của VTV1 ................................................................ 41
2.3. Đánh giá về kết quả quản lý thông tin về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước trong các bản tin thời sự 12h và 19h của VTV1 ........................................ 66
Chương 3.MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG,NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ............................................................. 76
3.1. Một số vấn đề đặt ra ................................................................................... 76
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý sản xuất nội dung thông tin về lãnh đạo
Đảng, Nhà nước trên Đài truyền hình Việt Nam................................................ 79
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 92
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 95


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên báo chí, tin chính trị là một mảng nội dung hết sức quan trọng và
hấp dẫn bởi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan sát sườn
tới cuộc sống của từng người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, tổ chức, địa
phương... nên bất cứ ai cũng quan tâm. Mặt khác, nếu thơng tin chính trị đến
được với mọi người dân, mọi hộ gia đình, tổ chức, địa phương… thì chủ

trương, chính sách sẽ nhanh chóng được phản hồi, phản biện để được bổ
sung, hoàn thiện và sớm phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.
Tin về hoạt động của lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước (bao gồm
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ - sau
đây gọi tắt là Lãnh đạo Đảng, Nhà nước) là một phần nội dung quan trọng và
hấp dẫn đặc biệt trong mảng tin chính trị. Cơng chúng có nhu cầu và có quyền
biết lãnh đạo của mình trơng thế nào, đang làm gì cho dân, cho nước và cho
bản thân mình? Tuy nhiên, cơng chúng không mấy người được gặp trực tiếp
lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thông tin về hoạt động và sức khỏe của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước được xếp vào danh mục bí mật quốc gia, nếu khơng phải là
đối tượng được phép tiếp cận thì khơng thể biết được các thơng tin liên quan
đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, chỉ cần nghe phong thanh
tin đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước này chuẩn bị ra một chủ trương mới
hay đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước kia có vấn đề về sức khỏe là tồn dân
bàn tán, ngóng chờ thơng tin chính thức. Đặc biệt, trước các kỳ Đại hội Đảng,
ai sẽ được bầu làm Tổng Bí thư, ai sẽ được giới thiệu để Quốc hội bầu làm
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ ln được người dân
mọi tầng lớp ngóng trơng, bàn luận rất sơi nổi.
Xét từ phía chính quyền, việc người dân biết gì về lãnh đạo Đảng, Nhà
nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới uy tín củakhơng


2

chỉcá nhân các lãnh đạo đómà cịn của tồn bộ hệ thống chính trị đối với cơng
chúng. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần có uy tín trong cơng chúng thì mới có
thể đồn kết, tập hợp được nhân dân để thực thi chủ trương, chính sách, pháp
luật của chính quyền, giữ gìn ổn định và phát triển đất nước.
Tham khảo các tư liệu trước đây trên báo chí về hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh có thể thấy, ngay từ trong kháng chiến đến khi xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở miền Bắc, thực hiện kháng chiến chống Mỹ, thơng tin và hình
ảnh về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra xã hội đã được tổ chức, quản
lý rất chặt chẽ. Khi chính quyền non trẻ, đất nước đang trong kháng chiến, nơi
ăn, chốn ở, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước
là “thơng tin tuyệt mật” nhưng vẫn có thơng tin và hình ảnh về Người ra với
cơng chúngdo cả phóng viên Việt Nam và nước ngồi, kể cả phóng viên của
Mỹ, của Pháp thực hiện. Tất cả hình ảnh và thơng tin đó đều có tính chân thực
rất cao, để lại niềm tin yêu cho nhân dân Việt Nam và thế giới không chỉ với
cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh mà với cả tồn Đảng, chính quyền cách Mạng
trong sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa dành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ
quốc và phát triển đất nước.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy, thông tin về các lãnh đạo Đảng và
Nhà nước rất được chú trọng cả về số lượng, chất lượng và đã phát huy hiệu quả
trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, việc truyền thơng về hoạt động của lãnh đạo
Đảng, Nhà nướcvẫn cịn nhiều điểm phải hồn thiện để hấp dẫn cơng chúng hơn.
Một bộ phận khơng nhỏ cơng chúng tìm kiếm thơng tin về lãnh đạo Đảng, Nhà
nước trên các kênh không chính thống, trong đó có nhiều thơng tin sai lệch, bịa
đặt với chủ đích phản động. Tình trạng này gây ra sự nhiễu loạn thông tin trong
xã hội về lãnh đạo Đảng, Nhà nước; gây mất lòng tin ở một bộ phận dân chúng
đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thậm chí, có nhiều thời điểm, gây chia rẽ
trong xã hội, tạo cớ cho các thế lực thù địch chống phá.


3

Trong bối cảnh phương tiên thông tin ngày càng nhiều, khả năng đưa
tin ngày càng nhanh, để đảm bảo thông tin chính thống về lãnh đạo Đảng,
Nhà nước vừa phong phú, hấp dẫn, vừa nhất quán, đúng định hướng tuyên
truyền, tạo ra sức thuyết phục làm lu mờ các thông tin sai lệch khác, kể cả
thông tin bịa đặt phản động, việc nghiên cứu quản lý nội dung thông tin về

lãnh đạo Đảng, Nhà nước là hết sức cần thiết.
Việc quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần hiểu
với đầy đủ nội hàm là bảo mật, cất giữ thông tin khi chưa xuất bảnvà tổ chức
xử lý, đảm bảo hiệu quả tuyên truyền khi xuất bản.
Chính vì lẽ đó, và với kinh nghiệm gần 10 năm chuyên trách đưa tin về
lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho hệ thống bản tin của Đài Truyền hình Việt
Nam, tôi chọn đề tài “Quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà
nước trên bản tin thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam” (khảo sát các
bản tin thời sự 12h và 19h trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam từ
tháng 03 đến tháng 08 năm 2018) làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước là một phần quan trọng của
mảng thơng tin chính trị, nội chính trên báo chí.
Ở nước ngoài, từ lâu, hoạt động này được nghiên cứukhá phổ biến dưới
thuật ngữ: Truyền thơng chính trị (Political Communication) hay Quan hệ
cơng chính trong chính trị (PR in politics hoặc Political public relations). Sở
dĩ như vậy vì trong nền chính trị của hầu hết các nước, những hoạt động như
truyền thơng cho các cơ quan hành chính nhà nước, cácchiến dịch vận động
tranh cử, vận động hành lang cho một chính sách… đã trở thành một phương
thức hoạt độngchính trị thơng thường.Cá nhân chính trị gia hay mỗi đảng
chính trị đều có chương trình truyền thơng để vận động cho mình và ứng cử
viên của đảng mình, chính sách của đảng mình.


4

Từ năm 1948, các học giả Paul Lazarsfeld, Bernard Berelson, and Hazel
Gaudet đã xây dựng lý thuyết Dòng chảy hai bước, in trong cuốn sách Sự lựa
chọn của Nhân dân (The People’s Choice), sau khi nghiên cứu tiến trình người
dân đưa ra quyết định của mình trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1940.

Theo lý thuyết này, công chúng được chia ra làm hai nhóm. Số đơng là cơng
chúng tiếp nhận thụ động. Số ít là cơng chúng có vai trị dẫn dắt dư luận. Phần
đơng chúng khơng tiếp nhận trực tiếp thông tin từ phương tiện truyền thông đại
chúng mà thơng qua nhóm cơng chúng có vai trị dẫn dắt dư luận.
Nhóm cơng chúng dẫn dắt dư luận là những người mà cách hiểu, cách
diễn giải của họ đối về các thông tin được đăng trên các phương tiện thơng tin
đại chúng có ảnh hưởng tới cơng chúng còn lại, định hướng thái độ, hành vi
của họ.
Trong xã hội, tùy từng lĩnh vực và thời điểm, có nhiều người, ở nhiều
ngành nghề khác nhau có khả năng có ảnh hưởng dẫn dắt dư luận. Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước ở bất cứ nước nào, khi muốn lãnh đạo được toàn dân hành
động theo đúng chủ trương, đường lối của mình,phải chủ động để có được
ảnh hưởngcủa “người dẫn dắt dư luận”. Đồng thời, phải nhận diện được
những người có ảnh hưởng “dẫn dắt dư luận khác”, sử dụng họ, thông qua
các phương tiện truyền thông đại chúng, như báo chí, các phương tiện truyền
thơng phi đại chúng, như truyền thông miệng, cho việc quảng bá, vận động
nhân dân tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của mình.
Chính phủ nhiều nước, đặc biệt là các nước tư bản phát triển đều áp
dụng rất triệt để các biện pháp truyền thơng chính trị. Political Public
Relations đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu rất chuyên sâu. Gần đây
nhất, hai giáo sư Jesper Stromback - người Thụy Điển và Spiro Kiousis người Mỹ đã xuất bản cuốn Political Public Relations - Nguyên lý vàứng
dụng, trong đó nêu lên các kinh nghiệm thơng qua ví dụ cụ thể của tổng
thống Mỹ, Thủ tướng Đức, thủ tướng Anh,...


5

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về truyền thơng chính trị cũng được
nghiên cứu từ lâu dưới thuật ngữ Tuyên truyền. Chủ yếu việc tuyên truyền áp
dụng cho truyền thông về chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, ít khi áp dụng để vận động, quảng bá hình ảnh cho cá nhân.
Trên thực tế, người dântin vào Đảng, Nhà nước hay không đều thông
qua việc xem xét, giám sát hoạt động, tư tưởng của những con người cụ thể
trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, mà trước tiên là các lãnh đạo cấp cao
nhất. Khi xuất hiện trước công chúng, khi hành xử, phát ngôn trên cương vị
lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước thì các vị đó là đại diện cho Đảng,
Nhà nước. Giữ gìn hình ảnh, quản lý thơng tinvề các lãnh đạo Đảng, Nhà nước
chính là giữ gìn hình ảnhvàquản lý thơng tincho Đảng, Nhà nước. Cơng việc
này có hai góc độ: Thứ nhất là phải có cơ chế buộc bản thân lãnh đạo Đảng,
Nhà nước phải tự gìn giữ hình ảnh của mình, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, tác
phong của mình thực sự xứng đáng với vị trí là đại diện cao nhất của của Đảng,
Nhà nước. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “phải nhốt quyền lực
vào trong lồngcơ chế, luật pháp”(*1). Góc độ thứ hai là phải đảm bảo thông tin
về lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến với người dân thể hiện được đúng bản chất tư
tưởng, đường lối của Đảng, Nhà nước. Không nhầm lẫn giữa con người cá
nhân của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với tư cách đại diện Đảng, Nhà nước của
lãnh đạo. Muốn vậy, công tác truyền thông phải đượctổ chức một cách khoa
học, quảnlý nội dung và hình thức thơng tin, nắm bắtphản ứng cơng chúng…
Cơng việc này chính làcơng tác truyền thơng trong chính trị, mà báo chí nói
chung, đài truyền hình nói riêng là cơng cụ thiết yếu.
Nói chung, khi viết các nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, phóng viên đều phải tuân thủ các lý thuyết cơ bản của hoạt động báo
chí, truyền thơng.
1

/>

6

Các lý thuyết báo chí cơ bảnnày được đề cập trong rất nhiều sách, như

cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (NXB Lao động, năm 2012),“Báo chí và dư
luận xã hội”(Nxb Lao động, Hà Nội-2011) của tác giả Nguyễn Văn Dững,
cuốn “Lao động nhà báo” của tác giả Lê Thị Nhã (2010) hay cuốn Truyền
thông Lý thuyết và Kỹ năng cơ bản (NXB Chính trị Quốc gia) của nhóm tác
giả, do Nguyễn Văn Dững (chủ biên).
Lý thuyết về PR cũng được nghiên cứu nhiều. Cuốn “Quan hệ công
chúng: Lý luận và thực tiễn” ( Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) củatác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền đề cập nhiều góc độ, từ tổng quan hoạt động quan
hệ cơng chúng đến mơ hình tổ chức, quy trình hoạt động của hoạt động quan hệ
công chúng; thực tiễn ở một số nước. Mặc dù các nghiên cứu chủ yếu tập trung
trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp nhưng cũng đã nhắc tới hoạt động PR
Chính phủ, khi khẳng định: …trong các khách hàng của các cơng ty quan hệ
cơng chúng có các tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan chính phủ…
Nghiên cứu chuyên sâu hơn về PR Chính phủ, tác giả Đinh Thúy Hằng
đã chủ biên cuốn sách “ PR lý luận & ứng dụng: Chiến lược PR chính phủ,
doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ” (Nhà xuất bản Lao động - 2015). Cuốn
sách nhận định: “quan hệ báo chí và quản lý thơng tin” là một trong 3 hoạt
động đặc trưng của PR Chính phủ. Cuốn sách cho rằng hoạt động PR Chính
phủ có thể khác nhau tùy từng cơ quan, song chúng dựa trên 2 cơ sở nền tảng,
là: Chính phủ dân chủ phải thơng tin cho người dân biết hoạt động của mình và
hoạt động quản lý chính phủ hiệu quả địi hỏi phải có sự tham gia chủ động và
ủng hộ của người dân. Vì vậy, hoạt động truyền thơng của Chính phủ, dù thuộc
thể chế nào, cũng thường có 3 hoạt động đặc trưng, là: thông tin cho các thành
phần liên quan về các hoạt động của Chính phủ, đảm bảo sự chủ động hợp tác
trong hoạt động của Chính phủ, vận động sự ủng hộ của người dân đối với
chính sách mà chính phủ đưa ra và quan hệ báo chí, quản lý thông tin.


7


Hoạt động quan hệ cơng chúng chính phủ cũng được đề cập trong Giáo
trình “Quan hệ cơng chúng chính phủ trong văn hóa đối ngoại” của tác giả
Lê Thanh Bình. Cuốn sách nêu các khái niệm về PR chính phủ và giới thiệu
lịch sử hình thành phát triển PR ở một vài quốc gia; phân tích mục tiêu và
hoạt động PR thúc đẩy văn hóa đối ngoại nước ta những năm gần đây. Ngồi
ra, cuốn sách cịn giới thiệu bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế
giới, đồng thời tổng kết những thành tựu chính về PR trong văn hóa đối ngoại
của đất nước trong lịch sử. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường hoạt động công chúng trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại của
ngoại giao Việt Nam thời kỳ hội nhập.
Một số luận văn thạc sỹ báo chí học đã đề cập chuyên sâu hơn về quản
lý sản xuất nội dung thơng tin chính trị, nội chính trên báo chí.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Thị Mai chọn góc độ đề tài là Thơng
tin hai chiều giữa Quốc hội với cử tri trên báo Đại Biểu Nhân Dân. Luận văn
gồm 3 chương: Quốc hội và cử tri, mối liên hệ không thể tách rời; Thực trạng
thông tin hai chiều giữa Quốc hội và cử tri trên báo Đại biểu nhân dân và Phát
huy cao độ sợi dây gắn kết Quốc hội với cử tri.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Đình Tùng tập trung vào đề tài Kỹ
năng tác nghiệp của phóng viên nội chính báo đảng địa phương khu vực phía
Bắc. Trong đó, tác giả cho rằng phóng viên nội chính là nhóm có vai trò quan
trọng nhất trong việc đem đến cho xã hội những đường lối, chủ trương của
Đảng và Nhà nước. Truyền tải những thông tin này là cách thức đơn giản nhất
để đưa những quyết sách đến với người dân. Ngồi hệ thống truyền thơng, rất
khó để cơng chúng có thể tiếp cận với đường lối, quyết định của các cấp lãnh
đạo. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của thông tin, giúp lãnh đạo và dân chúng
hiểu nhau hơn, từ đó giúp các bên có định hướng, phản biện. Phóng viên nội
chính thường phản ánh các đề tài về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị- xã hội, các đồn thể chính trị, các



8

cơ quan trong khối nội chính, các bộ, ban ngành trung ương và các địa phương,
các hoạt động chính trị, xã hội nổi bật trong nước, các lĩnh vực an ninh quốc
phịng, dân tộc tơn giáo, lao động thương binh xã hội… Do vậy, có những đề
tài phóng viên được giao nhiệm vụ viết báo và khơng cần phải tìm kiếm nhiều.
Tuy nhiên, để có nhiều tác phẩm báo chí phong phú hơn thì phóng viên nội
chính cũng cần thiết lập các mối quan hệ với các đối tượng khác nhau và phải
có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích, so sánh để phát hiện cái mới, sự
khác biệt, đột phá trong các vấn đề, sự việc mà phóng viên tiếp cận được. Từ
cái mới, cái khác biệt đó, phóng viên tiến hành khai thác thơng tin, phát triển
thành những tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn thu hút công chúng.
Trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền chính trị là một
vấn đề mang tính lý luận mà các đảng cộng sản đều phải nghiên cứu, là một
trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu để có thể vận động, đồn kết nhân
dân cho sự nghiệp Cách mạng.
Chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho rằng, để đạt được hiệu quả trong việc giáo
dục ý thức chính trị cho giai cấp cơng nhân, địi hỏi Đảng phải có phương
pháp tuyên truyền, giáo dục quần chúng để đưa quần chúng lên địa vị của
những người tự giác trong đấu tranh cho tự do: “Phải sử dụng vào việc tuyên
truyền và cổ động chính trị, tất cả những hiện tượng và biến cố trong đời
sống xã hội và chính trị có quan hệ đến giai cấp vơ sản, hoặc một cách trực
tiếp như đối với một giai cấp riêng biệt, hoặc như đối với đội tiền phong của
tất cả các lực lượng cách mạng đang đấu tranh cho tự do” (V.I.Lênin:Toàn
tập, t.6, tr.106.)
Trong tuyên truyền, vận động, Lê Nin cũng cho rằng “làm gương” và
phản ánh những tấm gương, những điển hình cụ thể là quan trọng. Lênin
khuyến khích mở rộng dân chủ, công khai làm cho mọi người dân biết cơng
việc của Đảng, của Nhà nước. Đó là một phương pháp cơng tác quần chúng
có tác dụng nâng cao tính chủ động, tính tích cực sáng tạo cách mạng của



9

quần chúng. Người viết: “…một nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần
chúng. Nước mạnh là khi nào quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng
có thể phán đoán được về mọi cái và đi vào hành động một cách có ý thức”
(V.I.Lênin:Tồn tập, t.35, tr.423.).
Đảng, Nhà nước ta cũng đã quán triệt quan điểm này. Đảng lãnh đạo
sát sao công tác tuyên truyền, phản ánh những tấm gương điển hình và yêu
cầu cán bộ đảng viên phải tiên phong làm gương cho quần chúng nói theo.
Như vậy, lãnh đạo Đảng, Nhà nước là những vị lãnh đạo cao nhất của hệ
thống chính trị, Nhà nước càng phải làm gương và các tấm gương đó càng
phải được phản ánh rộng rãi để đông đảo quần chúng noi theo, đi theo sự lãnh
đạo của Đảng. Trước đây, mặc dù trong kháng chiến hết sức khó khăn, nhưng
tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được quan tâm
phản ánh trên các phương tiện truyền thơng, đặc biệt là báo chí trong và nước.
Đến bây giờ, các tư liệu báo chí về Bác vẫn cịn phát huy tác dụng chính trị
rất lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Có thể thấy rằng, thơng tin nội chính, truyền thơng chính trị, PR Chính
phủ, đối với bất cứ thể chế nào, cũng đều rất quan trọng và được nghiên cứu
tương đối nhiều. Ở việt Nam cũng vậy. Tuy nhiên, nghiên cứu ứng dụng
chuyên đối tượng, cụ thể là đưa tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên báo chí
như thế nào, cần quản lý nội dung thơng tin trên báo chívề lãnh đạo Đảng, Nhà
nướcra sao để có ảnh hưởng lớn nhất tớixã hội, đồn kết được xã hội đồng lòng
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước thì chưa có nhiều.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế quản lý nội dung
thông tin về lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các bản tin thời sự 12h và 19h

từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018 trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt
Nam, luận văn góp phần tăng cường nhận thức về sự cần thiết và tầm quan


10

trọng của việc quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đánh
giá về ưu, nhược điểm của việc quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng
và Nhà nước hiện nay, đồng thời, đề xuất góp phần xây một số mơ hình phù
hợp cho việc quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên báo
chí nói chung, bản tin thời sự của các kênh truyền hình nói riêng trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:
- Hệ thống hóa khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Phân tích thực trạng “Quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng,
Nhà nước trên Bản tin Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam” (khảo sát các
bản tin thời sự 12h và 19h trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam từ
tháng 03 đến tháng 08năm 2018)
- Thảo luận về các vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu và đề xuất một
số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả…
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thực trạng quản lý nội dung
thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên bản tin Thời sự của Đài Truyền
hình Việt Nam” (khảo sát các bản tin thời sự 12h và 19h trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 03 đến tháng 08năm 2018) để từ đó rút
ra bài học và giải pháp cho công tác quản lý thông tin về hoạt động của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước trên báo chí.
4.2. Phạm vi và giới hạn đề tài nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu việc quản lý nội dung thông tin về hoạt động

của 4 đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cao nhất là: Tổng Bí thư, Chủ tịch
Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ


11

Việc khảo sát phục vụ đề tài nghiên cứu cho luận văn này chỉ giới hạn
ở các tin tức về các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trong nước và
ở nước ngồi, được phát sóng trong các bản tin do Ban Thời sự, Đài Truyền
hình Việt Nam thực hiện, từ tháng 3 đến tháng 8năm 2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Ở Việt Nam, việc đưa tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước là một phần
quan trọng, có ý nghĩa then chốt của hoạt động thơng tin chính trị.
Nghiên cứu đề tài này, học viên dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, Nhà nước,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về thông tin, tuyên truyền
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống cơ sở lý
luận về báo chí truyền thông, quan hệ công chúng.
5.2.Các phương pháp cụ thể
5.2.1. Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan tới tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị; quản lý
thông tin liên quan tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước; luật Báo chí; hệ thống lý
thuyết về báo chí, truyền thơng có liên quan đến đề tài được thể hiện qua các
cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trước đây
5.2.2.Phương pháp phân tích nội dung và phỏng vấn sâu
- Phân tích nội dung các tin, bài phản ánh về hoạt động và hình ảnh các
lãnh đạo trên cácbản tin của Đài Truyền hình Việt Nam… trong thời gian
khảo sát.

- Phỏng vấn sâu:
+ Nhóm 1: Phỏng vấn sâu một sốphóng viên chun trách của Đài
Truyền hình Việt Nam về những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức và
quản lý sản xuất nội dung thông tin về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước trên hệ thống bản tin của Đài Truyền hình Việt Nam.


12

+ Nhóm 2: Phỏng vấn sâu lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh
đạo Văn phịng Chính phủ về hiệu quả thông tin về hoạt động của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước trên hệ thống tin tức của Đài THVN.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Luận văn góp phần phân tích rõ hơn thực trạng và hiệu quả tuyên
truyền về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên báo chí hiện nay.
- Bổ sung thêm cho hệ thống khái niệm, quan điểm về truyền thơng
chính trị, cụ thể là truyền thông về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
trên báo chí.
- Luận văn sẽ đóng góp cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo
chí, đội ngũ phóng viên chuyên trách một số kiến nghị cho công tác tổ chức
và quản lý nội dung thông tin về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên
báo chí nhằm vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, vừa đáp ứng nhu cầu
được thông tin của công chúng báo chí.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
Nội dung của luận văn gồm có 3 chương, gồm:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN VỀ
LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG,
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM


13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN
VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Truyền thông
Trong các nghiên cứu quốc tế, có nhiềukhái niệm về truyền thơng,
tập trung vào các yếu tố hình thức: trao đổi tư duy, ý tưởng; yếu tố mục
đích: nâng cao hiệu quả hành vi nhờ trao đổi thông tin làm rõ vấn đề; yếu
tố chủ thể: con người giao tiếp với con người để làm thay đổi hành vi của
con người…vv
Trong cuốn “Truyền thông và kỹ năng cơ bản” (Nhà XB Chính trị
Quốc gia), trên cơ sở nghiên cứu nhiều tài liệu trong và ngoài nước, nhóm tác
giảNguyễn Văn Dững (chủ biên) vàĐỗ Thị Thu Hằng đã đưa ra định
nghĩa:…”Truyền thơng làq trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình
cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với như cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã
hội.”[19]
1.1.2. Truyền thơng đại chúng
Cũng theo cuốn “Truyền thông và kỹ năng cơ bản” (Nhà XB Chính trị
Quốc gia) của nhóm tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và Đỗ Thị Thu
Hằng, truyền thông đại chúnglà hệ thống các phương tiện truyền thông hướng
tác động vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền, cả nước,

khu vực hay cộng đồng) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo và tập hợp, giáo dục,
thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề
kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang đặt ra…” [19]


14

Cũng theo nhóm tác giả này thì Truyền thơng đại chúng có 5 chức
năng, trong đó, chức năng thơng tin - giao tiếp được đặt lên hàng đầu, với yêu
cầu quan trọng nhất là …” tạo lập và hướng dẫn dư luận xã hội, tuyên truyền,
vận động nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, cịn có chức năng cung cấp kiến
thức, mở rộng hiểu biết, giáo dục tư tưởng, cổ vũ hành động. Trong chức
năng này thì việc giáo dục tư tưởng, về bản chất là tuyên truyền hệ tư tưởng
của giai cấp cầm quyền’...
1.1.3. Truyền thông chính trị
Khái niệm Truyền thơng chính trị trong nghiên cứu này được hiểu là
hoạt động truyền thông cho các hoạt động chính trị. Nó có thể diễn ra dưới
nhiều hình thức, ở nhiều địa điểm khác nhau và thông qua nhiều phương tiện.
Nó bao gồm việc sản xuất và tạo ra các thơng điệp của các chủ thể chính trị,
truyền tải thơng điệp chính trị thơng qua các kênh trực tiếp và gián tiếp và tiếp
nhận các thơng điệp chính trị.
Truyền thơng chính trị làq trình truyền thơng bao gồm: các định chế
chính trị, các phương tiện truyền thơng và cơng dân. Mọi hành vi truyền
thơng chính trị được tạo ra bởi các bên, các nhóm lợi ích hoặc phương tiện
truyền thông đều hướng đến công dân, để thông báo, thuyết phục họ về chính
sách; gây ảnh hưởng và vận động họ thực thi hoặc không thực thi một hoặc
nhiều chính sách nào đó. Đó là sự tương tácgiữa ba nhóm này trong giao lưu
chính trị. Trong chính trị, các luồng truyền thông di chuyển theo nhiều hướng:
đi xuống từ chính quyền cai trị đến cơng dân; đi theo chiều ngang giữa các

chủ thể chính trị, bao gồm cả phương tiện truyền thơng, và đilên từ cơng dân
và các nhóm đến các tổ chức chính trị.
1.1.4. PR Chính trị


15

Thế giới biết tới khái niệm này với thuật ngữ “Political Public
Relations”hoặc “PR in Politics”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “PR Chính trị” chưa được nói đến nhiều, mặc
dù trên thực tế, về bản chất, đã được áp dụng rất phổ biến. Trong cuốn PR Lý luận và Ứng dụng do tác giả Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên (Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội xuất bản năm 2008), từ PR Chính trị được sử dụng trong
chương 3, phần 1- nói về ứng dụng PR trong hoạt động của Chính phủ: …”
PR Chính trị bắt đầu phát triển và lớn mạnh vào đầu thế kỷ XX…”[22.
tr.166]; …”Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã từng nổi tiếng thành công với
các “chiêu” PR chính trị trong thời gian cầm quyền…”[22.tr.167]
Như vậy, có thể hiểu, PR Chính trị là việc một chính đảng, một chính
phủ, một chính trị gia ứng dụng lý thuyết giao tiếp, thơng qua các kênh phát,
trong đó có truyền thơng đại chúng mà báo chí là nịng cốt, để quản lý thơng
tin về hoạt động của mình tới người dân nhằm nâng cao hình ảnh và uy tín,
chia sẻ thông điệp, thuyết phục, vận động người dân tham gia các hoạt động
do Chính đảng, chính phủ, chính trị gia đó phát động.
Ở Việt Nam, trong điều kiện một đảng cầm quyền và Đảng có vai trị
lãnh đạo tồn diện được Hiến định, Chính đảng, Chính phủ là thống nhất.
Chính trị gia là lãnh đạo Đảng hay lãnh đạo Chính phủ đều theo một chủ
trương, đường lối, phương hướng hành động - nghĩa là có chung thơng điệp
chính trị. Vì vậy, PR Chính phủ hay PR Chính trị, ở Việt Nam, có khái niệm
như nhau.
Trong cuốn PR - Lý luận và Ứng dụng, chương 3, phần 1 - PR Chính
phủ, tác giả Đinh Thị Thúy Hằng viết:…” Tại Việt Nam, các cơ quan báo đài

đóng một vai trị quan trọng trong việc phổ biến đường lối, chủ trương, chính
sách của Chính phủ tới người dân. Ngồi ra, đội ngũ làm công tác dân vận,


16

tun truyền có nhiệm vụ truyền tải những thơng tin mới nhất về chính sách
của Đảng, Nhà nước tới cán bộ và nhân dân.” [22.Tr 160].
1.1.5. Tuyên truyền chính trị
Tuyên truyền là một trong 3 hình thái của cơng tác tư tưởng. Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói: “Tun truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân
nhớ, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt được mục tiêu đó thì tun truyền
thất bại”.
Tun truyền có ba nội dung chủ yếu là: Thông tin (gồm cả định hướng
thông tin); Giáo dục và vận động quần chúng; Tổ chức quần chúng đi tới
hành động.
Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của cơng tác tư
tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân.
Tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hình
thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồi
dưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân.
Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với
những quan điểm sai trái bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; góp phần xây
dựng con người mới, cuộc sống mới.
Cùng với việc thực hiện các nguyên tắc của công tác tư tưởng, trong
công tác tuyên truyền cần tuân theo các nguyên tắc sau:
-


Tính đảng, tính giai cấp: Tuyên truyền phải phục vụ lợi ích của

giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Luôn luôn quan tâm đến việc giáo
dục, bồi dưỡng lý tưởng của giai cấp; giáo dục nhận thức đúng đắn, tư tưởng
của giai cấp cho quần chúng. Người tuyên truyềnchính trị phải thực sự trung
thành với đường lối, chính sách của Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật trong nói


17

và viết, không được lồng những quan điểm cá nhân, trái với đường lối quan
điểm của Đảng khi tuyên truyền.Kiên quyết đấu tranh với các luận điệu thù
địch, thói hư, tật xấu, các tệ nạn trong xã hội...để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
-

Tính khoa học và thực tiễn: Dựa trên những luận cứ khoa học và

thực tiễn để nhìn nhận, phân tích sự việc, hiện tượng, từ đó thuyết phục, cảm
hố đối tượng tun truyền.Ln ln gắn với thực tiễn, trên cơ sở tổng kết
thực tiễn xác định phương hướng và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền
trong từng thời kỳ cách mạng. Trên cơ sở thực tiễn để giải đáp những vấn đề
của cuộc sống đặt ra.Phương pháp, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với
tình hình và với từng đối tượng tun truyền.
-

Tính chân thậtPhải trình bày một cách khách quan những kết

quả thực tiễn, cả thành tựu và thiếu sót, thắng lợi và sai lầm, phân tích, phản
ảnh sự vật và hiện tượng đúng bản chất. Phản ánh đúng đắn tâm tư, nguyện
vọng của quần chúng trong q trình thực hiện đường lối, chính sách, từ đó

kiến nghị những biện pháp bổ sung, sửa đổi, hồn chỉnh đường lối, chính
sách, pháp luật.Tính chân thật khơng mâu thuẫn với việc lựa chọn, xử lý nội
dung tuyên truyền một cách phù hợp nhất với từng loại đối tượng, khơng
nhất thiết nói hết những nội dung có thể gây hiểu nhầm, hoang mang trong
quần chúng.
-

Tính chiến đấu: Tuyên truyền phải có sự nhạy bén chính trị và bản

lĩnh chính trị. Trong mỗi sự việc và hiện tượng cần phân biệt đúng sai, phải
trái, xác định nhanh được cái tốt cần biểu dương, cái xấu cần phải kịp thời phê
phán.Có tinh thần cách mạng tiến cơng, chống mọi âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các lực lượng thù địch trên mặt trận tư tưởng văn hoá, chống mọi quan
điểm, khuynh hướng sai, trái với quan điểm, đường lối của Đảng.
-

Tính phổ thơng, đại chúng: Nội dung tun truyền phải gắn chặt

với cuộc sống thực tiễn phong phú của quần chúng nhân dân, giải đáp những
vấn đề nóng hổi mà cuộc sống đang đặt ra.Hình thức tuyên truyền phải phù


18

hợp với trình độ, tâm lý của từng loại đối tượng, biết sử dụng những loại hình
tuyên truyền mà quần chúng quan tâm, ưa thích, thực hiện tốt thơng tin hai
chiều. Tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm.
1.1.6.Quản lý và Quản lý nội dung thông tin về hoạt động của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước
1.1.6.1. Quản lý

Tư tưởng và quan điểm “quản lý” đã có từ cách đây hơn 2500 năm
nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học
mới xuất hiện. Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý:
Theo Mariparker Follit (1868 - 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết
học Mỹ thì: “Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông
qua người khác”.
Trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý” (1999 - NXB Thống kê), tác
giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử
dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”.
Theo Fredrich Winslow Taylor, trong cuốn sách “Các nguyên tắc quản
lý theo khoa học thì người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ
đạo tổ chức công việc.
Theo ngôn ngữ Hán Việt, công tác “quản lý” là thực hiện hai quá trình
liên hệ chặt chẽ với nhau: “quản” và “lý”. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc,
giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm việc sửa
sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế “phát triển”. Nói chung, trong
“quản” phải có “lý” và trong “lý” phải có “quản”, làm cho hoạt động của hệ
thống luôn ở trạng thái cân bằng. Sự quản lý đưa đến kết quả đích thực bền
vững địi hỏi phải có mưu lược, nghệ thuật làm cho hai q trình “quản” và
“lý” tích hợp vào nhau.


19

Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng
tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời
câu hỏi: Ai quản lý? Quản lý ai? Quản lý cái gì? Quản lý như thế nào? Phương
thức quản lý; Quản lý bằng cái gì? Quản lý để làm gì?Từ đó chúng ta có thể
đưa ra khái niệm về “Quản lý nội dung thông tin về hoạt động của lãnh đạo

Đảng, Nhà nước trên bản tin Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam” như sau:
1.6.1.2. Quản lý nội dung thông tin về hoạt động của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước trên báo chí
Là hoạt động kiểm sốt và tổ chức đưa tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước
trên báo chí. Việc q trình quản lý này gồm 2 giai đoạn:
Quản lý thông tin trước khi xuất bản, phát sóng:Nói chung, thơng
tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước là thơng tin có tính nhậy cảm chính trị rất
cao. Bất cứ thơng tin nào cũng có thể có tác động mạnh tới đối nội và đối
ngoại. Nó cần được quản lý để xuất hiện đúng thời điểm. Tuy nhiên, để có
thời gian cho phóng viên xử lý thơng tin, các hoạt động của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước thường được thông báo sớm tới phóng viên chuyên trách và các cơ
quan báo chí. Nhưng, thơng báo khơng có nghĩa là được đăng tin ngay. Thời
điểm công bố thông tin trên báo chí, nhiều lúc, được các cơ quan trung ương
ấn định. Phóng viên chun trách, các cơ quan báo chí phải tham gia quản lý
bảo mật thông tin cho tới khi được phép cơng bố. Ví dụ cụ thể như trường
hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi Trung Quốc năm 2011. Hai bên đã ký
Thỏa thuận về nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển và thống nhất cùng công
bố trên báo chí vào thời điểm 0h cùng ngày. Các yêu cầu về thời điểm xuất
bản này được các bộ phận giúp việc của Tổng Bí thư thơng báo miệng tới các
phóng viên chuyên trách. Ngay sau khi ký kết, nội dungvăn bản này đã được
chuyển cho nhóm phóng viên chuyên trách. Phóng viên chuyên trách xử lý
thành tin tức báo chí và gửi về cho tịa soạn, chuẩn bị sẵn cho việc xuất bản.
Từ thời điểm đó tới lúc 0h cùng ngày, phóng viên chuyên trách và lãnh đạo


20

tịa soạn có trách nhiệm bảo mật thơng tin, khơng để rị rỉ thơng tin ra bên
ngồi. Tuy nhiên, cả phóng viên và tịa soạn khơng được xuất bản ngay và
cũng khơng được để rị rỉ thơng tin ra bên ngoài về việc hai bên đã ký thỏa

thuận này.
Quản lý thơng tin để xuất bản, phát sóng: Đây là q trình quản lý
từ khâu xử lý tới khâu xuất bản, phát sóng. Đưa những thơng tin nào, thể hiện
ra bằng văn viết như thế nào, bằng hình ảnh như thế nào, sắp xếp ở bản tin
nào, vị trí nào trong bản tin, dự liệu phản ứng tiếp nhận của công chúng như
thế nào, phương án xử lý sự cố khi xuất bản, phát sóng...
Quản lý thơng tin sau khi xuất bản, phát sóng: Đây là q trình theo
dõi hiệu ứng thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước sau khi đến được với
công chúng. Nếu công chúng tiếp nhận thông tin và thơng qua thơng tin đó
cảm thấy tin u lãnh đạo Đảng, Nhà nước;ủng hộ chủ trương, quan điểm của
lãnh đạo Đảng, Nhà nước được phản ánh trong nội dung thông tin; sẵn sàng
làm theo, thực thi các yêu cầu, các lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
mà nội dung thơng tin phản ánh thì việc quản lý thông tin về lãnh đạo Đảng,
Nhà nước đạt yêu cầu.
Nếu sau khi tiếp nhận thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước, công
chúng không tin tưởng vào lãnh đạo Đảng, Nhà nước, không tin vào các chủ
trương, đường lối mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập, không sẵn sàng làm
theo lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thậm chí là phản ứng thành
hành động cụ thể như biểu tình phản đối, bình luận chống phá trên mạng
internet…thì việc quản lý thơng tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên báo chí
đã khơng đạt u cầu; cần có các giải pháp tức thời để giải quyết sự cố.
Nói tóm lại, tùy tính chất của từng sự kiện, việc quản lý nội dung thông
tin vềlãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ đều được quản lý để công bố đúng lúc,
đúng nội dung cần tuyên truyền, có cách thức thể hiện phù hợp, đạt mục tiêu


×