Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quan niệm của nữ thanh niên trí thức đô thị hà nội về hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THÙY LINH

QUAN NIỆM CỦA NỮ THANH NIÊN
TRÍ THỨC ĐƠ THỊ HÀ NỘI VỀ HÔN NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THÙY LINH

QUAN NIỆM CỦA NỮ THANH NIÊN
TRÍ THỨC ĐƠ THỊ HÀ NỘI VỀ HÔN NHÂN

Chuyên ngành:


Xã hội học

Mã số:

8 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2019


Luận văn đã đƣợc sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Lƣu Hồng Minh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, khơng gian lận, khơng
sao chép từ các tài liệu khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa
luận tốt nghiệp
NGƢỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy cô
trong Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và tuyên truyền đã tận tình dạy bảo,
giúp đỡ và định hướng cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên TS.
Bùi Thu Hương đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, các bạn/ anh chị cùng lớp
cao học Xã hội học k22.2 cùng bạn bè thân thiết đã động viên, giúp đỡ em
hồn thành q trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2019
Học viên

Nguyễn Thùy Linh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG
Bảng 2.1: Trách nhiệm chính trong gia đình(đơn vị tính:%) .......................... 58
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình trạng hôn nhân ................................................................... 34
Biểu đồ 2.2: Nơi sống trước đây ..................................................................... 35
Biểu đồ 2.3: Điều kiện kinh tế của gia đình .................................................... 36

Biểu đồ 2.4: Thứ bậc trong gia đình ............................................................... 36
Biểu đồ 2.5: Tầm quan trọng của hơn nhân .................................................... 37
Biểu đồ 2.6. Mục đích chính của hơn nhân ..................................................... 43
Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ giữa mục đích duy trì nịi giống và thứ bậc
trong gia đình ..................................................................................... 45
Biểu đồ 2.8: Mục đích kinh tế theo mức sống và khu vực sống trước đây .... 46
Biểu đồ 2.9: “Hợp thức hóa QHTD’’ theo nguồn gốc xuất thân và tình trạng
quan hệ hiện tại .................................................................................... 47
Biểu đồ 2.10: Độ tuổi kết hôn hợp lý theo quan niệm của nữ thanh niên trí
thức đơ thị Hà Nội ............................................................................... 51
Biểu đồ 2.11: Nơi sống trước đây và quan niệm về độ tuổi kết hôn hợp lý .. 51
Biểu đồ 2.12: Quan niệm về quyền kết hơn của một vài nhóm đặc biệt ........ 53
Biểu đồ 2.13: Mức độ quan trọng trong các tiêu chí lựa chọn bạn đời........... 61
Biểu đồ 2.14: Các tiêu chí đánh giá đối với người yêu và mong muốn kết hôn ....... 65
Biểu đồ 2.15: Mong muốn kết hôn với người yêu hiện tại, gần đây nhất ...... 66
Biểu đồ2.16: Tỷ lệ đồng ý với các giả định .................................................... 68
Biểu đồ 2.17: Tỷ lệ đồng ý với nhận định 5 theo nguồn gốc địa bàn ............. 69


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 20
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................ 20
1.2. Một số lý thuyết sử dụng trong đề tài. ........................................... 27
1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 31
Chƣơng 2: QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN CỦA NỮ THANH NIÊN
TRÍ THỨC ĐƠ THỊ HÀ NỘI ........................................................... 34
2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ..................................................... 34
2.2. Quan niệm về hôn nhân ................................................................. 37

Chƣơng3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUAN NIỆM VỀ HƠN NHÂN
CỦA NỮ THANH NIÊN TRÍ THỨC ĐƠ THỊ HÀ NỘI ................................. 72
3.1. Bối cảnh văn hóa – xã hội.............................................................. 72
3.2. Gia đình - yếu tố chính ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của
người phụ nữ trẻ .................................................................................... 76
3.3. Các yếu tố khác .............................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang chuyển mình mạnh
mẽ và đang có những thay đổi tích cực về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, kỹ
thuật… Nhưng cùng với đó là những thay đổi to lớn, trong đó đáng kể nhất là sự
dịch chuyển những giá trị cơ bản liên quan đến sự bền vững của hôn nhân gia
đình và tính liên đới giữa các thành viên trong bối cảnh hiện nay.
Đặt trong bối cảnh của các nước Phương Đơng, hơn nhân chiếm giữ
một vị trí vơ cùng quan trọng. Khác với Tây Phương về vấn đề “tự do” trong
hôn nhân, người Phương Đông xem xét hôn nhân một cách nghiêm túc, thậm
chí nghiêm trang và nhiều khi hà khắc. Tư tưởng Nho giáo thống lĩnh đời
sống xã hội đã tạo nên những quy tắc bất di bất dịch cho hơn nhân.Theo dịng
chảy của thời gian, quan niệm đó dần dần được thay đổi cho phù hợp thời đại.
Trước đây, khi đời sống xã hội Việt Nam với những nhu cầu sinh hoạt, giải
trí, học tập cịn đơn sơ, thì đời sống tinh thần được chú trọng ngay nơi mái ấm
gia đình và ít nhiều lan tỏa ra ngoài xã hội. Ngày nay, khi đời sống con người
được nâng cao hơn về kinh tế song song với sự phát triển văn hóa khoa học

hiện đại dẫn đến sự thay đổi về tư duy nhận thức và lối sống trong cộng đồng
đặc biệt là đối với thế hệ chuyển giao – những người trẻ sinh sống nơi đô thị.
Sự thay đổi rõ nét và cần nhắc tới đó chính là những quan niệm và cách ứng
xử mới đối với hôn nhân của người trẻ khu vực đô thị.
Hiện nay vấn đề hơn nhân đối với người trẻ có sự thay đổi rất lớn với
những chuẩn mực về văn hóa, đạo đức truyền thống từ trước tới nay của
người Việt. Hôn nhân được xem là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời một
con người. Nó đánh dấu sự gắn kết giữa hai con người khác giới cả về vật
chất, tinh thần lẫn thể xác.


2

“ Hơn nhân có rất nhiều những định nghĩa khác nhau. Với những người
theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa : Hôn nhân là một hiện
tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người khác giới với nhau thành
một gia đình để giữ chức năng duy trì nịi giống. Cịn những người theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật lại cho rằng: Hôn nhân trước hết là một quy chế
xã hội và sau đó mới là một hiện tượng sinh học, hiện tượng tự nhiên. Đây là
một sự thật đã tồn tại suốt mấy ngàn năm qua tất cả các nước trên thế giới.”
Từ sự định định nghĩa trên ta thấy rằng, sự liên kết giữa nam và nữ để
thành vợ thành chồng, thành gia đình là một nhu cầu xã hội, tiếp đến mới là
nhu cầu sinh học. Hay nói một cách khác, hơn nhân khơng phải do trời cho
mà nó xuất hiện và hình thành trong quá trình phát triển của lồi người, và nó
cũng biến đổi theo sự văn minh của con người.
Do sự biến đổi của hôn nhân gắn liền với sự biến đổi của văn minh xã
hội nên hơn nhân của lồi người đã trải qua những hình thức khác nhau. Buổi
đầu sơ khai là chế độ quần hơn, sau đó là hơn nhân mẫu hệ - một người phụ
nữ có thể kết hơn với nhiều người đàn ông. Và tiếp đó là hôn nhân phụ hệ, đa
thê. Một người đàn ơng có thể làm chồng của nhiều người phụ nữ. Đó là hơn

nhân bất bình đẳng, mua bán, cưỡng ép… Cuối cùng ngày nay là gia đình
bình quyền, tự nguyện, một vợ một chồng.
Tuy nhiên, qua quá trình phát triển của lịch sử, sự biến đổi của hôn
nhân không chỉ dừng lại ở sự thay đổi các loại hình hình thức như trên mà cịn
có sự biến đổi rất nhiều về đặc điểm, bản chất và những quan niệm về hôn
nhân. “Việt Nam, 15 năm gần đây tuổi kết hơn trung bình lần đầu có xu
hướng tăng và tỉ trọng kết hôn giảm đi rõ rệt phản ánh xu hướng kết hôn
muộn của giới trẻ” Qua thời gian với những tác động khách quan của xã hội,
hành xử trong tình u và hơn nhân của người trẻ ngày nay khác với thế hệ
trước. Và nhận xét đầu tiên có thể thấy trong quan hệ yêu đương nam nữ ở


3

thời đại mới là tính bạo dạn hơn của những đối tượng đang yêu đặc biệt là
người phụ nữ. Nếu như trước đây trong tình u hơn nhân và hạnh phúc gia
đình, người phụ nữ ln là người phải chịu nhiều tổn thương thiệt thịi thì
trong xã hội hiện đại ngày nay, suy nghĩ của người phụ nữ với tình u hơn
nhân và gia đình đã khác xưa khá nhiều từ tư tưởng cho đến cách hành động.
Người phụ nữ ngày nay, đặc biệt là những phụ nữ trẻ sinh sống tại đơ thị
khơng cịn bị bó buộc bởi những định kiến và tư tưởng trong xã hội cũ, họ
được chủ động với cuộc đời mình hơn với nhiều lĩnh vực trong đó có tình u
và hơn nhân. Trong xã hội hiện đại ngày nay, giá trị của người phụ nữ ngày
càng được công nhận, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các cơng việc và vị trí
quan trọng trong xã hội. Người phụ nữ trẻ quan tâm nhiều tới các hệ giá trị
mới như công việc, bạn bè, các quan hệ xã hội và việc tận hưởng cuộc sống.
Theo thực tiễn và những khảo sát xã hội trên quy mô lớn, người ta nhận thấy
những xu hướng ứng xử mới với tình u và hơn nhân của người phụ nữ trẻ.
Hơn nhân khơng cịn là sự lựa chọn bắt buộc và duy nhất đối với người phụ
nữ, có một bộ phận đã lựa chọn cho mình những xu hướng khác ngồi kết hơn

như lối sống độc thân hay làm mẹ đơn thân, … Quan sát thực tiễn diễn ra
trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình của nước ta hiện nay, dường như đã có sự
thay đổi về quan niệm nhận thức về hơn nhân gia đình, ảnh hưởng đến sự thay
đổi các giá trị về hôn nhân. Nếu như trước kia cha mẹ đóng vai trị quan trọng
trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái, hôn nhân do cha mẹ sắp đặt “cha
mẹ đặt đâu con ngồi đấy” (đặc biệt là người phụ nữ) thì ngày nay người phụ
nữ được tự do trong chuyện tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời của mình. Sự
khác nhau trong quan niệm của từng thế hệ đã nảy sinh sự xung đột cá nhân
về giá trị, về chuẩn mực của hơn nhân, gia đình. Điển hình như nếu như trước
đây ly hôn được cho là không tốt, là một hiện tượng rất hiếm xảy ra, thì hiện
nay, số lượng các vụ ly hôn đang ngày một tăng nhanh. Theo Tổng cục Thống


4

kê, số cặp vợ chồng xin ly hôn ở Việt Nam năm 2000 là 51.000 vụ; năm 2004
con số này đã tăng lên 60.000 vụ, và năm 2006 đã lên tới gần 70.000 vụ.
Thanh niên ngày nay, đặc biệt là nhóm phụ nữ trẻ trí thức ở đơ thị Hà Nội,
hiện đang sống trong mơi trường có nhiều biến đổi, điều kiện sống ngày càng
được nâng cao, giao lưu văn hóa được mở rộng, do vậy, tư tưởng, quan niệm
về kết hơn lập gia đình của họ cũng đang dần dần thay đổi. Những thay đổi về
bối cảnh văn hóa, xã hội đã tạo điều kiện cho họ có sự chủ động trong việc
tiếp xúc gần gũi với những người khác giới để lựa chọn cho bản thân người
phù hợp nhất. Vậy, người phụ nữ trẻ ngày nay nghĩ gì về hơn nhân? Để tìm
được câu trả lời cho những câu hỏi này chúng ta cần phải tìm hiểu một cách
nghiêm túc và kỹ càng hơn về quan niệm về hôn nhân của những người phụ
nữ trẻ, xem họ nghĩ gì về chuyện kết hơn, về tiêu chuẩn chọn bạn đời, về cuộc
sống tương lai. Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài : “Quan niệm của nữ
thanh niên trí thức đơ thị Hà Nội về hơn nhân” khảo sát tại địa bàn Hà Nội
nhằm tìm hiểu những quan niệm về hơn nhân của phụ nữ trẻ trí thức và sự

thay đổi về quan niệm hôn nhân trong xã hội hiện nay. Những suy nghĩ, quan
niệm của những nữ thanh niên hiện đang sống, học tập và làm việc tại thành
phố Hà Nội sẽ giúp chúng ta hình dung rõ nét hơn về “bức tranh hôn nhân”
trong mắt những người trẻ
2. Tình hình nghiên cứu
Quan niệm về hơn nhân của phụ nữ trẻ trí thức và sự thay đổi về quan
niệm hôn nhân trong xã hội hiện nay:
Ngay từ thời kì nguyên thủy cho tới hiện nay, gia đình luôn bị ràng
buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của
xã hội. Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội và
nhấn mạnh rằng gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng và đặc thù. Theo
truyền thống văn hóa Việt Nam, gia đình luôn phải đồng hành và đi kèm với


5

hơn nhân. Hơn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định như một sự
xếp đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ơng và
phụ nữ. Nó là một hình thức xã hội ln ln thay đổi trong suốt q trình
phát triển mà ở đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy
định quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Trong cuộc sống thường ngày, việc kết
hơn, lập gia đình diễn ra rất đa dạng, phong phú về hình thức, phức tạp về nội
dung và ln biến động. Q trình này có tính văn hố của các thế hệ, những
yếu tố văn hoá này đã tác động đến từng cá nhân, nhiều khi còn mạnh hơn các
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Hơn nhân gia đình là những thiết chế hết
sức quan trọng đối với cuộc sống của từng cá nhân, dòng họ và đối với tồn
xã hội do những chức năng vơ cùng to lớn, trọng đại mà nó được giao
phó.Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội gắn liền với sự biến đổi của hôn nhân
cũng như các hiện tượng khác trong tiến trình lịch sử. Sự chuyển đổi kinh tế xã hội sâu rộng ở Việt Nam trong những thập niên vừa qua đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hệ thống giá trị, chuẩn mực và hành vi sống của các nhóm xã

hội, trong đó có giới trẻ. Hiện nay, nhóm thanh niên thế hệ 8x và 9x và sắp tới
là 10x đang hướng đến những quan niệm và hành vi mới về cuộc sống, tình
bạn, tình u và hơn nhân. Chính bởi vậy vấn đề hơn nhân và tình u của thế
hệ trẻ nhận được sự quan tâm rất lớn thể hiện qua các báo cáo, nghiên cứu và
các diễn ngôn báo chí.
Từ trước đến nay, hơn nhân và gia đình luôn là đề tài được nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực quan tâm và nghiên cứu. Chủ đề “hơn nhân” hay nói cách khác
là “kết hôn” hay “lựa chọn bạn đời” luôn là vấn đề quan trọng được đề cập
trong đó. Hàng loạt các cơng trình nghiên cứu khoa học đã ra đời tập trung khai
thác mọi vấn đề và khía cạnh của “hơn nhân” và “kết hơn”. Đặc biệt, có thể nói
cho đến nay đã có một số lượng đáng kể những cơng trình xã hội học về hơn
nhân, tuy nhiên mỗi nghiên cứu lại tập trung khai thác ở một khía cạnh đa dạng


6

khác nhau. Luận án “Mơ hình hơn nhân ở đồng bằng Sông Hồng từ truyền
thống đến hiện đại” của tác giả Khuất Thu Hồng-1996 đã đưa ra và giải
quyết 3 vấn đề: Những người tham gia vào quá trình lựa chọn về quyết định
hôn nhân; tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời; các thủ tục và nghi lễ trong hôn nhân.
Đặc biệt luận án chú trọng mô tả những biến đổi trong hôn nhân dưới tác động
các biến đổi xã hội. Tương ứng với các thời kì lịch sử khác nhau có các mơ
hình hơn nhân tương ứng: mơ hình hơn nhân phong kiến, mơ hình hơn nhân xã
hội bao cấp, mơ hình hơn nhân thời kì đổi mới 1986-1992.
Người phụ nữ hiện đại ngày nay thường được nhắc đến với những đặc
điểm như sự tự tin, chủ động, thành công trong sự nghiệp cá nhân và làm chủ
được cuộc sống riêng của mình. Đời sống của phụ nữ ngày nay khơng chỉ cịn
gói gọn trong những vấn đề về chồng con và nội trợ, mối quan tâm của người
phụ nữ hiện đại mở rộng ra cả những đam mê, sự nghiệp và các kết nối xã hội.
bởi vậy ngày nay một số lượng lớn phụ nữ chỉ xem hôn nhân là một trong

những yếu tố xếp ngang hàng với các yếu tố khác như bạn bè, cơng việc, sở
thích … bên cạnh đó, khi xã hội bước lên một nấc thang mới, hôn nhân đối với
đối tượng người trẻ tuổi hiện nay hướng tới sự hạnh phúc chứ không phải một
nghĩa vụ hay một quy trình cần phải thực hiện.
Nghiên cứu: “Một vài ý kiến về thực trạng hôn nhân và gia đình ở
Hà Nội”: PTS Nguyễn Nhƣ An trong cuốn “Gia đình VN hiện nay” (GS Lê
Thi-Trung tâm KHXH và NV Quốc gia-Trung tâm nghiên cứu KH về gia
đình và phụ nữ-NXB KHXH 1996): Tác giả đã tiến hành điều tra 200 người
ở 200 gia đình tại 2 phường Ngơ Thì Nhậm và n Phụ, đồng thời tham khảo
một số số liệu chung cả nước do Tổng cục Thống kê cung cấp. Kết quả
nghiên cứu cung cấp những thông tin tìm hiểu về tình trạng hơn nhân, tuổi kết
hơn, thành phần và quy mơ gia đình, mối quan hệ trong gia đình, những định
hướng giá trị của hơn nhân và gia đình. Từ đó đưa ra một số kết luận:


7

- Sự nỗ lực cố gắng thành đạt trong cuộc sống đã khiến cho một số phụ nữ
tạm gác việc xây dựng gia đình để có thời gian học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hiện tượng tuổi kết hôn ở giới nữ cho thấy phụ nữ cũng đã có một
bước tiến bộ đáng kể trong việc làm chủ hôn nhân của mình.
- Sự tn thủ độ tuổi kết hơn theo quy định của “Luật Hơn nhân và gia
đình” có thể bắt nguồn từ một phần sự nâng cao dân trí, do q trình tiếp xúc
và giao lưu văn hóa mạnh hơn, trình độ nhận thức xã hội ít bị hạn chế.
Riêng bài “Trở lại với quan niệm về hôn nhân và gia đình qua một
số chỉ báo xã hội học” - Nguyễn Phƣơng Thảo vẫn trong cuốn “Gia đình
Việt Nam hiện nay” đề cập tới một số khía cạnh trong quan niệm về hơn
nhân và gia đình hiện nay như: độ tuổi thích hợp cho hơn nhân, tiêu chuẩn
chọn bạn đời, vai trị của cha mẹ trong hơn nhân của con cái và quan niệm về
số con trong mỗi gia đình, về gia đình hạnh phúc.(Trên cơ sở một số chỉ báo

xã hội học thu được qua cuộc điều tra xã hội học do Trung tâm Nghiên cứu
khoa học về Gia đình và phụ nữ tiến hành tháng 2 năm 1995 tại phường Yên
Phụ - Ba Đình, Hà Nội.)
- Về độ tuổi thích hợp cho hơn nhân: Quan niệm hay nhận thức về độ
tuổi thích hợp đối với hơn nhân phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sinh sống,
vào trình độ văn hóa, nghề nghiệp và lứa tuổi của người được hỏi. Lý do
khiến người trả lời (cả nam và nữ) cho rằng nam nữ thanh niên nên kết hơn ở
độ tuổi trên đây thì đa số các ý kiến đều cho rằng lúc này thanh niên đã phát
triển đầy đủ về thể chất, có suy nghĩ chín chắn về cuộc sống gia đình, có nghề
nghiệp và thu nhập ổn định.
- Về tiêu chuẩn chọn bạn đời: Một chỉ báo quan trọng nhằm phản ánh
quan niệm về hôn nhân là mức độ quan tâm đến những phẩm chất cần có đối với
người bạn đời. Những phẩm chất này thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử và
từng hoàn cảnh kinh tế-xã hội. Có thể nhận thấy rằng hiện nay những phẩm chất,


8

tiêu chuẩn, giá trị về kinh tế hay nói chung là các định hướng giá trị “thực tế”
được cả nam giới và phụ nữ rất chú trọng trong quan niệm chọn bạn đời.
Thứ hai là quan niệm về người quyết định trong hôn nhân. Nếu như
trước đây cha mẹ là người quyết định hôn nhân cho con cái: “cha mẹ đặt đâu
con ngồi đấy” thì hiện nay cơ bản là con cái là người quyết định hơn nhân ,
chỉ có “6.25 % tổng số nam”, “2 % số bạn nữ “đồng ý với quan niệm hôn
nhân do cha mẹ sắp đặt.
Theo nghiên cứu “Xu hƣớng gia đình ngày nay - một vài đặc điểm
nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dƣơng năm 2004” của Viện xã hội học:
“Nếu như trước năm 1975, có 8,3% cuộc hơn nhân do bố mẹ quyết định hồn
tồn thì tỷ lệ này đã giảm mạnh trong các giai đọan tiếp theo và đặc biệt
trong giai đoạn 1994 – 2001, khơng có cuộc hơn nhân nào bố mẹ là người

hồn tồn quyết định”. Mơ hình quyết định hôn nhânlà bố mẹ nhưng hỏi ý
kiến con cái “đã giảm từ 11,5% trong giai đoạn 1965 – 1975 xuống cịn 3,4%
trong giai đoạn 2000 – 2001”. Mơ hình hơn nhân do con cái quyết định nhưng
được sự chấp thuận của bố mẹ chiếm tỷ lệ cao: “64.58 % nam giới và 88 %
nữ giới”. Mơ hình hơn nhân do con cái hồn tồn quyết định, khơng chịu sự
ảnh hưởng của bố mẹ chỉ chiếm tỷ lệ thấp hơn “25 % nam giới, 8 % trong
tổng số nữ giới”. Thứ ba, tác giả đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và
giải thích những nguyên nhân của việc đưa ra các tiêu chuẩn đó
Trong “Báo cáo kết quả điều tra gia đình ở Việt Nam-2006” cũng có
một phần nội dung đề cập đến vấn đề hôn nhân, tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời.
Đây là cuộc điều tra đầu tiên được tiến hành trên phạm vi toàn quốc về một số
vấn đề của gia đình, là kết quả phối hợp giữa Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em Việt Nam trước đây (VCPFC), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(MOCST), Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Tổng cục Thống kê (GSO và
Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) với sự giúp đỡ kỹ thuật của các


9

chuyên gia Viện Nghiên cứu Gia đình Úc và Bộ Gia đình, Nhà ở, Dịch vụ
Cộng đồng và các Vấn đề về Người bản địa, chính phủ Úc. Điều tra được
thực hiện với mục tiêu là nhằm nhận diện thực trạng gia đình trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tồn cầu hóa ở Việt Nam. Cuộc điều tra đã
sử dụng phương pháp điều tra định lượng và định tính để thu thập dữ liệu từ
9,300 hộ gia đình, gồm cả các gia đình dân tộc thiểu số được lựa chọn một
cách ngẫu nhiên trong tất cả 64 tỉnh thành của Việt Nam. Đối tượng được hỏi
của cuộc điều tra này khơng chỉ gồm chủ hộ gia đình mà còn cả người già và
vị thành niên nhằm thu được nhiều thơng tin nhất về gia đình. Một phần kết
quả thu được nói đến vấn đề hơn nhân và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời:
- Về vấn đề hôn nhân: Hôn nhân vẫn rất phổ biến ở Việt Nam, mặc dù

cũng có những thay đổi. Tuổi kết hơn lần đầu thường cao hơn với những
người ở thành phố (cao hơn khoảng 3 tuổi đối với cả nam giới và nữ giới) và
với những người có trình độ chun mơn kỹ thuật cao (cao hơn khoảng 4,5
tuổi đối với cả nam giới và nữ giới so với những người làm lao động giản
đơn).Hơn 80% số người trả lời phỏng vấn tuổi từ 18 đến 60 nhận thức được
sự cần thiết phải đăng ký kết hơn. Số cịn lại 20% chủ yếu thuộc các nhóm
dân tộc thiểu số, sống ở các vùng nơng thơn, thuộc nhóm có thu nhập thấp
hoặc có trình độ học vấn thấp.
- Về vấn đề lựa chọn bạn đời: Được hỏi về lý do kết hôn, 31,5% những
người tuổi từ 18 đến 60 cho biết “Đến tuổi thì lấy”. Điều này chứng tỏ đó là sự
lựa chọn chín chắn của bản thân chứ khơng phải do ý muốn của cha mẹ, mặc dù
tỷ lệ kết hôn theo ý muốn của cha mẹ vẫn còn tồn tại ở một số nơi, cao nhất là
vùng Đồng bằng sông Mê Kông và thấp nhất ở vùng Tây Bắc bộ của Việt Nam.
Ba tiêu chuẩn chính trong việc lựa chọn bạn đời là: biết cách ứng xử, có sức
khỏe tốt và biết cách làm ăn vẫn còn phổ biến. Mặc dù một số tiêu chuẩn mới
như có thu nhập ổn định và có trình độ học vấn đã xuất hiện, nhưng chủ yếu nằm


10

trong nhóm làm cơng và hưởng mức lương cao ở thành thị. Trong tổng điều tra
dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, các kết quả chủ yếu cũng có phần đề cập
đến hơn nhân và xu hướng kết hôn. Theo kết quả điều tra, kết hôn ở Việt Nam là
khá phổ biến, 67% nam giới hiện đang có vợ và 64% phụ nữ hiện đang có
chồng. Hầu như tồn bộ nam giới đều đã từng kết hơn trong cuộc đời của mình.
Phụ nữ có xu hướng kết hơn sớm hơn nam giới, mặc dù hôn nhân của nam là
phổ biến hơn nữ. Trước 25 tuổi, nữ giới kết hôn nhiều hơn so với nam giới.
Cũng theo báo cáo này, tỷ trọng ly hôn ở nước ta là thấp, trong đó tỷ trọng ly
hơn của nữ cao hơn nam, tỷ lệ ly hôn ở thành thị cao hơn gấp 2 lần so với nông
thôn (1.4% so với 08%). Điều này có thể được lý giải là do điều kiện kinh tế của

người thành thị, nhất là phụ nữ có tính độc lập hơn so với nơng thơn nên họ dễ
chấp nhận ly hôn hơn. Tỷ trọng ly thân ở nước ta là không đáng kể.
Nguyễn Đức Chiện (Viện Xã hội học) với bài nghiên cứu “Chuyển
đổi mẫu hình kết hôn của ngƣời Việt ở đồng bằng sông Hồng qua một số
nghiên cứu xã hội học gần đây” đăng trên tạp chí “Nghiên cứu gia đình và
giới” số 1-2008:Từ nguồn dữ liệu nghiên cứu xã hội học được công bố trong
những năm gần đây, bài viết điểm lại một số kết quả nghiên cứu đã tiến hành
nhằm tìm hiểu quá trình chuyển đổi mẫu hình kết hơn của người Việt ở khu
vực đồng bằng sông Hồng thời gian qua. Mẫu hình kết hơn được đề cập ở 3
khía cạnh: gặp gỡ, làm quen; tiêu chuẩn kết hôn; quyết định kết hôn. Sự
chuyển đổi được xem xét qua 3 giai đoạn: truyền thống; trước Cách mạng;
thời kì đổi mới. Kết quả tổng quan các nghiên cứu đã cho thấy sự chuyển đổi
này đi theo hướng từ mẫu hình vai trị- quyền lực cha mẹ (gia đình) can thiệp
cơ quan giảm dần, đến mẫu hình tự chủ và độc lập của con cái tăng dần. Tác
giả cho rằng điều đáng ghi nhận của các nghiên cứu này là đã chỉ ra các tác
động của nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội đến mẫu hình kết hơn ở Đồng bằng
sơng Hồng qua các thời kì. Hai nghiên cứu trên đều tập trung vào tìm hiểu


11

mơ hình hơn nhân. Đặc biệt là đều có xem xét đến sự vận động, biến đổi của
mơ hình theo thời gian và có tính đến sự tác động của các yếu tố bên ngồi
mơi trường. Bên cạnh đó cịn có một số nghiên cứu tập trung nghiên cứu các
vấn đề nảy sinh xung quanh “hôn nhân”.
Người trẻ ngày nay càng ngày càng độc lập và hiện đại về tư tưởng và
tự chủ động đưa ra nhiều quyết định của mình trong đó có chuyện lựa chọn
người u, bạn tình và đối tượng kết hôn. Ba đối tượng này không nhất thiết
giống nhau. Các đối tượng để thỏa mãn các nhu cầu, mục đích khác nhau theo
từng thời điểm. Các nhu cầu này đang chủ yếu được phát biểu là nhu cầu tình

cảm và nhu cầu tình dục. Thực tế xã hội ngày nay đã có sự biến đổi trong các
quan niệm và định kiến về hơn nhân gia đình , sự ảnh hưởng từ làn sóng văn
hóa phương tây và sự tiếp nhận làn sóng văn hóa đó đã mở ra những góc nhìn
và ứng xử mới và rất rộng. điều này dẫn đến những quan điểm “ thoáng” về
tình u và hơn nhân đối với người trẻ. Nếu như trước đây, hôn nhân là
chuyện trọng đại không chỉ đối với cá nhân mà cịn đối với gia đình thậm chí
là dịng họ thì ngày nay, kết hơn phần nhiều là sự lựa chọn của cá nhân, gia
đình và dịng họ khơng cịn nhiều sức nặng trong sự quyết định mà chỉ được
xem như một yếu tố tác động hoặc sự gợi ý xem xét.
Bài viết “Hồn cảnh tìm hiểu bạn đời và quyết định kết hôn của các
thế hệ trẻ ngày nay” của GS. Lê Thi trên tạp chí Gia đình và giới trong
năm 2009. Tác giả đã nghiên cứu và khẳng định quyền tự do trong quyết định
hơn nhân theo mơ hình con cái tự do lựa chọn và quyết định nhưng có sự
đồng ý của bố mẹ, Bên cạnh đó tác giả cịn khám phá ra sự đa dạng trong hình
thức, hồn cảnh tìm hiểu bạn đời “tự tìm hiểu, người cùng làng, cùng phố,
cùng trường, gần nơi làm việc, bạn bè giới thiệu, có người mai mối, ở nơi vui
chơi giải trí, do sự sắp đặt của gia đình…”
Theo Thạc sỹ Lê Thái Thị Băng Tâm- Giảng viên Trƣờng Đại học


12

Khoa học Xã hội và Nhân Văn- ĐHQGHN thì tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
của nam nữ thanh niên “chịu ảnh hưởng lớn từ Gia đình và bạn bè. Các bạn
trẻ học được những quan điểm, thái độ. Sự cảm nhận, định kiến trong việc lựa
chọn bạn đời từ cha mẹ và anh em trong gia đình.Chúng cịn bị hạn hữu, chi
phối trong cách tìm, cách tiếp cận, cách chọn lọc qua sự góp ý, nhận xét chê
bai. Trong nhiều trường hợp bạn bè có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa
chọn bạn đời của nam nữ thanh niên” (Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012). Bên
cạnh đó tác giả cịn đưa ra những giới hạn mà Xã hội đề ra trong lựa chọn bạn

đời bao gồm: “Khung cảnh xã hội”, “Quan hệ thân thuộc”, “Các nhân tố giữa
cá nhân với nhau trong lựa việc chọn bạn đời”, “một số yếu tố khác: tài sản,
địa vị, cá tính, tính thuần nhất của vợ chồng”
Theo nghiên cứu “Những định hƣớng trong việc lựa chọn bạn đời của
sinh viên hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp ĐHKHXH&NV- ĐHKHTNĐHQGHN) của Nguyễn Ngọc Tú tác giả đã đưa ra những kết quả:
Thứ nhất, quan niệm của sinh viên về hơn nhân và gia đình thì thời gian
lập gia đình của họ là khác nhau: “75% dự định sẽ lập gia đình khi có cuộc
sống đầy đủ; 10% dự định sẽ lập gia đình ngay sau khi ra trường và 15% là
chưa nghĩ đến vấn đề này. Phần lớn các bạn trẻ quan niệm “lứa tuổi thích hợp
nhất để tiến đến hôn nhân đối với nam giới là 25- 30, đối với nữ giới là từ 25
tuổi trở lên”
Theo “Gia đình và hơn nhân ở Việt Nam thay đổi như thế nào?”
(Ts.Khuất Thu Hồng, 2015) đã đưa ra những quan điểm:
Thứ nhất, trong nhiều thập kỉ gần đây gia đình đã có những sự biến đổi.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng bình đẳng, đặc biệt
là giữa vợ và chồng. Sự thay đổi này khơng hẳn đến từ làn sóng văn hóa
phương Tây mà chủ yếu đến từ sự nỗ lực lao động nâng cao thu nhập và trình
độ học vấn của người vợ, những yếu tố này cải thiện vị trí của người phụ nữ


13

trong gia đình và xã hội.
Thứ hai, những sự thay đổi về vị trí của người phụ nữ khiến cho những
người coi trọng các giá trị cũ hoang mang và thất vọng. “Trước sự cải thiện vị
thế của phụ nữ và thế hệ trẻ họ sẽ cảm thấy quyền lực gia trưởng bị thách
thức” điều này dẫn tới những sự bất đồng trong quan điểm và lối sống tất yếu
có những bất đồng với vấn đề hôn nhân.
Thứ ba, về sự thay đổi quan hệ hôn nhân ở Việt Nam. Tỉ lệ những người
sống độc thân và ly hôn sẽ gia tăng theo thời gian. Nguyên nhân chính của hiện

tượng này là sự độc lập về kinh tế và sự bình đẳng trong các mối quan hệ. Hơn
nữa, các cá nhân ngày càng có ý thức về việc nâng cao chất lượng cuộc sống, từ
đó những yêu cầu đối với các yếu tố trong cuộc sống cũng ngày càng nâng cao,
từ đó các cá nhân sẽ trì hỗn hơn nhân, thậm chí từ chối nếu cuộc sống gia đình
theo mong muốn và tiêu chuẩn của họ không được đáp ứng. Mặt khác, sự cởi
mở của xã hội ngày nay với hơn nhân cũng là một trong những lí do khiến cho
người trẻ ngày nay mạnh dạn hơn trong việc ra quyết định.
Như vậy,các đề tài đã mô tả một bức tranh tương đối hoàn chỉnh liên quan
đến vấn đề “ hơn nhân”, và chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu các mẫu hình kết hơn, có
quan tâm và xem xét đến sự biến đổi của các mơ hình đó. Đồng thời cung cấp
những bằng chứng thực nghiệm mới về các vấn đề nảy sinh xung quanh vấn đề
hơn nhân,góp phần lí giải động thái hơn nhân ở các vùng miền khác nhau của
Việt Nam. Bên canh đó cũng có một số đề tài,cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến độ tuổi thích hợp cho hơn nhân, tiêu chuẩn chọn bạn đời. Xuất phát từ thực
tiễn đó, tác giả thực hiện đề tài “Quan niệm của nữ thanh niên trí thức đô thị Hà
Nội về hôn nhân” với mong muốn đưa ra một bức tranh về hôn nhân của người
phụ nữ trẻ và các yếu tố tác động đến quan niệm về hôn nhân của họ. Hy vọng
rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại những ý nghĩa nhất định đóng
góp vào các nghiên cứu về gia đình nói chung và hơn nhân nói riêng.


14

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được đưa vào nghiên cứu với mục đích tìm hiểu những quan
niệm về hơn nhân của phụ nữ trẻ trí thức đơ thị Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa khái niệm và các lý thuyết nghiên cứu. phân tích khái
niệm “hơn nhân”và một số khái niệm liên quan.

- Khảo sát định lượng và định tính để thu thập, xử lý, phân tích thơng
tin về quan điểm của phụ nữ trẻ đô thị về hôn nhân.
- Phân tích các yếu tố tác động dẫn đến sự thay đổi về quan điểm hôn
nhân của phụ nữ trẻ đô thị hiện nay.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan niệm về hôn nhân của phụ nữ trẻ trí thức đơ thị Hà Nội.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Nữ thanh niên trí thức sinh sống tại khu vực đô thị Hà Nội( độ tuổi từ
18– 35 tuổi)
4.3 . Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung:
Hôn nhân là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều vấn đề, khía cạnh khác
nhau như tuổi kết hôn, phạm vi kết hôn, tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân, lý do kết
hơn, mơ hình quyết định hơn nhân, nghi thức hơn nhân, mơ hình nơi ở của cặp vợ
chồng sau khi kết hơn, các hình thức hơn nhân, độ bền vững của hôn nhân, ly hôn,
quan hệ tiền hơn nhân, vấn đề sinh con ngồi hơn nhân…. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ nghiên cứu này, luận văn chỉ tập trung vào quan niệm về hôn nhân với 4 nội
dung chính sau: tầm quan trọng của hơn nhân, quyền kết hôn, tuổi kết hôn hợp lý,
tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của nữ thanh niên trí thức đơ thị Hà Nội. Bốn đặc


15

điểm này cho phép chúng ta có một hình dung sơ bộ về bức tranh hôn nhân trong
con mắt nữ thanh niên trí thức đơ thị Hà Nội.
- Thời gian: từ tháng 12/2017 – 5/2018
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội
5. Giả thuyết nghiên cứu và các biến số
5.1. Giả thuyết nghiên cứu

- Duy trì hơn nhân, lựa chọn kết hôn vẫn được coi trọng đối với phụ nữ
trí thức trẻ đơ thị.
- Gia đình có vai trị quan trọng trong tư vấn và tham khảo về hôn nhân
nhưng vai trò quyết định của cá nhân ( nữ thanh niên đô thị) là chủ yếu.
- Tuổi kết hôn của nữ thanh niên trí thức đơ thị gia tăng.
- Nữ thanh niên trí thức ở đơ thị Hà Nội có sự đa dạng các tiêu chí
trong vấn đề lựa chọn bạn đời.
5.2. Các biến số và khung phân tích
5.2.1. Biến độc lập
- Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú.
- Đặc điểm gia đình: nghề nghiệp của cha mẹ, thu nhập, mức sống.
- Giáo dục gia đình và hình mẫu của cha mẹ.
- Tình trạng hơn nhân.
5.2.2. Biến phụ thuộc
- Quan niệm về hơn nhân của nữ thanh niên trí thức đơ thị Hà Nội:
+ Tầm quan trọng của hôn nhân, thái độ đối với việc kết hôn.
+ Tiêu chuẩn chọn bạn đời.
+ Độ tuổi kết hôn hợp lý.
5.2.3. Biến can thiệp:
- Điều kiện kinh tế, xã hội
- Các chính sách pháp luật về Hôn nhân


16

- Gia đình.
5.2.4. Khung phân tích
-

-


Đặc điểm nhân khẩu học
Tuổi
Giới tính
Nghề nghiệp
Nơi cư trú
Nơi sinh
Tình trạng hơn nhân

Tầm quan trọng của hơn nhân
Thái độ đối với việc kết hơn

Tiêu chí lựa chọn bạn đời

Đặc điểm gia đình
- Nghề nghiệp của cha mẹ
- Thu nhập
- Mức sống

Mơ hình gia đình gốc
- Tình trạng hơn nhân của
bố mẹ

Độ tuổi kết hơn hợp lý

-

Điều kiện kinh tế xã hội
Chính sách pháp luật về hôn nhân


6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
để nhận thức và giải thích hiện tượng xã hội.
- Sử dụng các lý thuyết xã hội học như: Lý thuyết xã hội học về giới,
Lý thuyết hành động xã hội, tương tác xã hội, lý thuyết mạng lưới xã hội.


17

6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập và tổng quan những tài liệu có liên quan hoặc có sẵn và
những nghiên cứu về xu hướng hôn nhân của người trẻ, sự thay đổi về xu
hướng và quan điểm hôn nhân để làm tư liệu bổ sung cho đề tài của mình.
Những tài liệu sẵn có sẽ cho phép nhìn nhận, đánh giá vấn đề thực tế hơn.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Để có thêm thông tin nhằm nhận diện rõ ràng và sâu sắc hơn các vấn đề
cơ bản trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành thu thập thông tin bằng bảng
hỏi với dung lượng mẫu là 200 phiếu hỏi dành cho các đối tượng là nữ thanh
niên trí thức đơ thị sinh sống tại thành phố Hà Nội nhằm bổ sung thơng tin mà
các nghiên cứu trước đây ít quan tâm hoặc tìm hiểu thêm những khía cạnh cần
lý giải sâu hơn mà những nghiên cứu trước đó đã đặt ra.
Bảng hỏi được tiến hành khảo sát online qua internet và có sử dụng các
cơng cụ hỗ trợ facebook marketing.
 Phương pháp chọn mẫu:
 Giai đọan 1: Tiến hành chọn các hội nhóm là các group trên mạng xã
hội facebook với nữ giới chiếm tỷ lệ cao như : Phụ nữ giúp nhau hạnh phúc!
(80.488 thành viên); Góc bí mật eva ( 433.560 thành viên); Tâm sự bí mật eva
(396.830 thành viên); Get it beauty ( 41.274 thành viên); Get it beauty tip &

review (1244 thành viên); ...
 Giai đọan 2: chọn mẫu khảo sát
+ Bước 1: sử dụng tools(công cụ) UID x Facebook marketing tiến hành
lấy ID (Indentification) nhóm.
+ Bước 2: Dựa trên cơ sở ID nhóm thu thập được. Dùng cookie đăng
nhập một tài khoản facebook và tiến hành quét hàng lọat UID(User
Indentification) của tất cả các thành viên tham gia nhóm. Từ đó lấy được tồn


18

bộ thơng tin của các thành viên trong nhóm như: user ID, danh sách bạn bè,
hành vi người dùng, giới tính, độ tuổi, khu vực,...
+ Bước 3: Từ cơ sở thông tin UID quét được, sử dụng tools tiến hành
lọc tệp đối tượng cần khảo sát dựa trên tiêu chí: giới tính nữ, khu vực đơ thị
Hà Nội, độ tuổi 18 – 35.
+ Bước 4: Từ bước 3, thu được danh sách mẫu phù hợp tiêu chí khảo
sát. Tiếp tục sử dụng tools qt nick khơng cịn họat động, nick clone,... và
tiến hành lấy 200 mẫu tiêu chuẩn để tiến hành khảo sát online.
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng là bảng hỏi phỏng vấn định lượng.
Quá trình phỏng vấn được diễn ra trong thời gian 15 – 20 phút/ 1 mẫu
bảng hỏi bằng cách gửi bảng hỏi và nói chuyện trực tiếp qua messenger
facebook để hướng dẫn cách trả lời. ( Danh sách phỏng vấn thu được qua quá
trình chọn mẫu).
Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu 20 trường hợp là nữ giới độ tuổi từ 18 đến 35
tuổi sinh sống trên địa bàn Hà Nội. Trong đó cả 20 người được lựa chọn phỏng
vấn sâu đều được lấy trong nhóm 200 người tiến hành khảo sát bảng hỏi. Trong
nghiên cứu đánh giá sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu

để xác định được những vấn đề cần quan tâm hoặc những hướng nghiên cứu mới
có thể nảy sinh sau đó.
Phương pháp xử lí thơng tin
Thơng tin định lượng được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu định
lượng SPSS. Thơng tin định tính được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu
định tính N vivo.
7. Cấu trúc luận văn
Kết cấu nội dung chính


×