Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện krông búk, tỉnh đắk lắk hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ PHÚC LONG

QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC
Ở HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

ĐẮK LẮK - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ PHÚC LONG

QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC
Ở HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý xã hội
Mã số: 60 31 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. Nguyễn Vũ Tiến

ĐẮK LẮK - 2016


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày…… tháng…..năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết
luận trong luận văn chƣa từng công bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Lê Phúc Long


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTDT

: Công tác dân tộc

DTTS


: Dân tộc thiểu số

QLNN

: Quản lý nhà nƣớc

QLXH

: Quản lý xã hội

UBND

: Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1: QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở CẤP
HUYỆN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN……………………………….10
1.1. Quan niệm về dân tộc và công tác dân tộc…………………….10
1.2. Quản lý xã hội đối với công tác dân tộc.................................... 21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
DÂN TỘC Ở HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY….40
2.1. Khái quát về huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk và những vấn đề
ảnh hƣởng đến quá trình quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ............. 40
2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý xã hội đối với
công tác dân tộc ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk hiện nay.................... 48
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở HUYỆN KRÔNG BÚK,

TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY ................................................................. 723
3.1. Dự báo các yếu tố tác động và phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản
lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk hiện
nay ........................................................................................................... 723
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý xã hội đối với công tác dân
tộc ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk hiện nay ......................................... 80
KẾT LUẬN ............................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 101


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nƣớc ta hiện có 53 dân tộc thiểu số, với số dân trên 12 triệu ngƣời,
chiếm trên 14% dân số cả nƣớc. Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, các
dân tộc nƣớc ta ln đồn kết, gắn bó với nhau chế ngự thiên tai, chống giặc
ngoại xâm. Đoàn kết dân tộc là truyền thống quí báu, cội nguồn của sức mạnh
dân tộc làm nên những chiến thắng vẻ vang. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên
và lịch sử để lại, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số cịn nhiều khó
khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Ngay từ khi mới ra đời Đảng ta
xác định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lƣợc, cơ
bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của nƣớc ta. Hiến pháp nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quy định: “Nƣớc Cộng hòa XHCN
Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc
Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát
triển”. Đây là điều cốt lõi trong tƣ tƣởng đại đồn kết dân tộc, định hƣớng cho
cơng tác dân tộc, chính sách dân tộc và lĩnh vực dân tộc
Trong những năm qua, nhờ quan điểm, đƣờng lối đúng đắn của Đảng,
pháp luật và chính sách dân tộc của Nhà nƣớc, sự chỉ đạo quyết liệt của các
cấp chính quyền, cố gắng nỗ lực của đồng bào các dân tộc thiểu số, công tác

dân tộc đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc
đã đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc đƣợc cải
thiện rõ rệt, quan hệ các dân tộc, đoàn kết các dân tộc đƣợc củng cố. Tuy
nhiên, khoảng cách thu nhập, giàu nghèo trong cộng đồng dân tộc, giữa vùng
dân tộc thiểu số và cả nƣớc ngày càng dỗng cách xa, phân hóa xã hội ngày
càng gay gắt, ảnh hƣởng đến quan hệ dân tộc, đồn kết dân tộc.
Vì vậy, giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số là mục tiêu hàng đầu của
Đảng, Chính phủ. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm thế nào để quản lý


2
phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách tốt nhất, giúp họ nâng cao
chất lƣợng cuộc sống của mình, vƣơn lên thốt khỏi cảnh đói nghèo, tin tƣởng
và làm theo đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Trong bối cảnh nƣớc
ta đang hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững thì việc quan tâm hơn nữa giúp
đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mình cả về vật
chất và tinh thần đang là mục tiêu hàng đầu trong chính sách dân tộc của Đảng,
Nhà nƣớc Việt Nam.
Huyện Krông Búk là 01 trong 15 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Đắk
Lắk, huyện có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với 14 dân tộc anh em.
Những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc vẫn còn đƣợc lƣu giữ, đặc
biệt là của đồng bào Êđê nhƣ cồng chiêng, lễ hội, một số nghề thủ công…
Tuy nhiên, Krông Búk là một huyện mới chia tách theo Nghị định số 07NĐ/CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Krơng Búk để thành lập thị xã Bn Hồ nên cơ sở vật chất còn thiếu
thốn; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo c n cao, nhất là v ng dân tộc thiểu số; đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; sự phát triển về kinh tế - xã hội không
đồng đều giữa các v ng trong huyện; ngƣời dân trên địa bàn huyện chủ yếu là
sản xuất nơng nghiệp với hàng hóa ch nh là nơng sản cà phê nặng yếu tố độc
canh , do đó thƣờng bị động và phụ thuộc vào giá cả thế giới; tình hình an
ninh nơng thơn cịn nhiều tiềm ẩn phức tạp, nhất là sự k ch động, xúi dục,

chống phá của các thế lực th địch.
Ngƣời dân một số nơi, đặc biệt là v ng nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
vẫn c n t nh ỷ lại, trông chờ vào các ch nh sách hỗ trợ của Nhà nƣớc; ngồi ra
c n có sự tác động của thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, đất đai c n cỗi, xói
m n… làm ảnh hƣởng đến tình hình phát triển chung của cả huyện. Hệ thống
chính trị cơ sở ở một số địa phƣơng c n có những hạn chế về năng lực, trình
độ, ý thức phục vụ nhân dân chƣa cao…, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu;
bên cạnh đó, vẫn c n một số chế độ chính sách cho v ng đồng bào DTTS


3
chƣa thật sự phù hợp, nên hiệu quả công tác dân tộc chƣa cao. Những khó
khăn đó đã tác động khơng nhỏ đến q trình thực hiện cơng tác c ng nhƣ
hiệu quả thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, c ng với các địa phƣơng trên cả nƣớc, huyện Krông
Búk c ng là một trong những huyện có các chƣơng trình, ch nh sách quan tâm
phát triển các dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nƣớc. Chƣơng trình 134, Chƣơng
trình 135, 168, 102, trợ giá trợ cƣớc… Các chƣơng trình, ch nh sách đƣợc triển
khai đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số dần dần cải thiện chất lƣợng cuộc
sống, nâng cao trình độ văn hóa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
các DTTS. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì nhiều nơi đồng bào
dân tộc thiểu số vẫn gặp những khó khăn, chƣa thốt ra khỏi cảnh nghèo đói, trình
độ dân trí cịn thấp so với mặt b ng chung. Nguyên nhân là do một số chính sách
chƣa ph hợp, nguồn kinh ph đầu tƣ hạn hẹp nên dẫn đến kém hiệu quả. Đặc biệt
là bộ máy làm CTDT của huyện luôn thay đổi, thiếu ổn định. Ở cơ sở chƣa có cán
bộ chuyên trách CTDT, nên công tác quản lý, triển khai đầu tƣ các chƣơng trình
dự án cho Phịng DTTS quản lý nên hiệu quả không cao.
Vấn đề đặt ra hiện nay cho CTDT trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh
Đắk Lắk là cần những giải pháp thật sự thiết thực và hiệu quả hơn trong tổ
chức, triển khai, quản lý các chƣơng trình, dự án cho v ng đồng bào DTTS

nh m nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc…
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọ đề tài “Quản lý xã hội
đối với công tác dân tộc ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk hiện nay” làm luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý xã hội, mong muốn góp phần tăng cƣờng
hiệu quả quản lý xã hội đối với công tác dân tộc ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk
Lắk trong thời gian tới.


4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề QLXH đối với CTDT và việc thực hiện các ch nh sách về dân
tộc là một trong những nội dung có ý nghĩa chiến lƣợc trong cơng cuộc xây
dựng đất nƣớc. Vì thế, trong những năm qua vấn đề dân tộc luôn đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm và cụ thể hóa b ng các nghị quyết của Đảng, b ng
các ch nh sách và hệ thống văn bản pháp luật của nhà nƣớc. Vấn đề dân tộc và
quản lý xã hội đối với vấn đề dân tộc đã đƣợc các nhà nghiên cứu khai thác ở
nhiều kh a cạnh khác nhau, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu nhƣ:
- Vấn đề dân tộc và cơng tác dân tộc ở nước ta, Ủy ban Dân tộc và
miền núi, Nxb Ch nh trị Quốc gia, 2001. Công trình này đã trình bày những
quan điểm, ch nh sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc, những yêu cầu nhiệm
vụ đối với ngƣời cán bộ làm CTDT trong giai đoạn hiện nay.
- Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng CSDT trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Viện Nghiên cứu ch nh sách dân tộc và miền núi,
2002. Đây là tập hợp những bài báo khoa học tham gia hội thảo: Vấn đề dân
tộc và định hƣớng xây dựng CSDT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa do TS Bế Trƣờng Thành chỉ đạo biên soạn. Tài liệu đã trình bày những
vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc và CSDT của Đảng và Nhà nƣớc; Những
định hƣớng cơ bản trong việc quy hoạch dân cƣ, đẩy nhanh nhịp độ phát triển
kinh tế hàng hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; Kiến nghị những giải pháp

nh m phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, phát huy bản sắc văn
hóa, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
- Một số vấn đề về bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi, Vụ
Chính sách dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc, Hà Nội, 2005. Tài liệu này chủ yếu
phân t ch những vấn đề về môi trƣờng, vai tr của việc bảo vệ môi trƣờng ở
v ng dân tộc và miền núi, thực trạng môi trƣờng ở v ng dân tộc và miền núi;


5
đề xuất các giải pháp khoa học nh m bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền
vững ở v ng dân tộc và miền núi.
- Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, Lê Ngọc Thắng, Nxb Ch nh trị
quốc gia, Hà Nội, 2005. Tác phẩm chủ yếu đề cập đến một số nội dung về vấn
đề lý luận, ch nh sách dân tộc; các vấn đề về phát triển kinh tế, bảo tồn và
phát huy các bản sắc văn hóa, ổn định xã hội v ng dân tộc và miền núi; đổi
mới nội dung và phƣơng thức công tác dân tộc; vai tr của nghiên cứu khoa
học đối với công tác dân tộc; phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng vùng
dân tộc và miền núi.
- PGS.TS. Trƣơng Minh Dục 2005 , Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Ch nh trị quốc gia, Hà Nội;
PGS.TS. Trƣơng Minh Dục 2008 , Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết
dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Ch nh trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả tập trung phân
t ch và nêu bật truyền thống đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên qua các thời
kỳ lịch sử, quá trình củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây
Nguyên. Đồng thời, phân t ch những xu hƣớng xuất hiện trong quan hệ dân
tộc, từ đó đề xuất một số giải pháp nh m góp phần hồn thiện các chủ trƣơng,
bổ sung các ch nh sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng và củng
cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên.
- Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Viện
dân tộc, Nxb Ch nh trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Với hai nhóm nội dung cơ

bản: 1 Nhóm nội dung mang t nh tổng quan về lý thuyết và định hƣớng
ch nh sách; 2 Nhóm nội dung đề cập các giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực:
sản xuất nông nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo và sử dụng
cán bộ, ch nh sách tái định cƣ, đa dạng hóa thu nhập của đồng bào dân tộc và
miền núi. Cơng trình đã đề cập đến các vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp,


6
trƣớc mắt và lâu dài nh m góp phần tìm ra các giải pháp hữu hiệu, thiết thực,
ph hợp để cải thiện đời sống của đồng bào DTTS.
- Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Ủy
Ban dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006. Nội dung chủ yếu đi sâu
vào nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững ở v ng DTTS và v ng núi ở Việt
Nam. Trong đó, các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên
quan đến phát triển bền vững, thực trạng tình hình phát triển bền vững ở v ng
DTTS và v ng núi, vạch ra những định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững
và giới thiệu một số mô hình phát triển bền vững.
- Dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 2010, TS. Lê Đại Nghĩa và TS. Dƣơng Văn Lƣợng. Các tác giả đã đề
cập đến vấn đề chung về tộc ngƣời, về mối quan hệ giữa các dân tộc ở nƣớc
ts; các vấn đề cơ bản về dân tộc và CSDT của Đảng và Nhà nƣớc qua các thời
kỳ; phân t ch làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc thực hiện CSDT và
đề xuất những giải pháp nh m thực hiện tốt CSDT hiện nay.
- TS. Đặng Thị Hoa (2014), Quản lý xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt
Nam trong phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã
xem xét tác động của các yếu tố truyền thống đến quản lý xã hội cấp cơ sở
vùng dân tộc thiểu số hiện nay, phân tích những ƣu điểm, hạn chế của hệ
thống chính trị cơ sở trong quản lý xã hội vùng dân tộc thiểu số; và tìm hiểu
về công tác cán bộ ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số, nhất là các vùng biên giới.
Về luận án, luận văn có liên quan đến đề tài này:

- Luận án tiến sĩ về Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía
Bắc Việt Nam của tác giả Nguyễn Lâm Thành, năm 2014;
- Luận văn thạc sĩ về Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh
Yên Bái hiện nay của tác giả Lâm Thị B ch Nguyệt, năm 2005;


7
- Luận văn thạc sĩ về Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh
Điện Biên trong giai đoạn hiện nay của tác giả V Quan Trọng, năm 2006;
- Luận văn thạc sĩ về Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay của tác giả
Nguyễn Thị Hoài, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2012;
- Luận văn thạc sĩ về Quản lý nhà nước về cơng tác dân tộc ở tỉnh Bình
Phước trong tình hình mới của tác giả Hà Văn Thành, năm 2006;
Những cơng trình trên đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau của
vấn đề dân tộc c ng nhƣ việc thực hiện các chƣơng trình, chính sách dân
tộc. Các cơng trình nghiên cứu đi trƣớc chính là những tiền đề quan trọng
giúp ngƣời nghiên cứu tiếp cận và thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của
luận văn. Trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài, chúng tôi đã cố gắng
sƣu tập những tài liệu, cơng trình nghiên cứu q giá có liên quan đến đề
tài với hy vọng sẽ kế thừa đƣợc những giá trị khoa học, những phƣơng
pháp tiếp cận từ các cơng trình đi trƣớc để hồn thành nhiệm vụ khoa học
của đề tài.
Vấn đề quản lý xã hội đối với CTDT vẫn c n rất mới mẻ ở nƣớc ta và ở
huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Là một huyện có nhiều thành phần
dân tộc thiểu số nên Đảng bộ, ch nh quyền huyện luôn đặc biệt quan tâm làm
sao để quản lý tốt nhất vấn đề phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện
nay, chƣa có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và viết sâu về quản lý xã hội đối
với CTDT ở huyện Krơng Búk, tỉnh Đắk Lắk, nếu có c ng chỉ là nghiên cứu
đi sâu về CTDT và dân tộc thiểu số để phục vụ tốt hơn nữa cho cơng tác
QLNN; chƣa có bất kỳ một cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ

thống quản lý xã hội về công tác dân tộc ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
hiện nay. Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này, những tài liệu
nêu trên có giá trị tham khảo tốt cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và viết
luận văn.


8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở những vấn đề lý luận về dân tộc, CTDT và quản lý xã
hội về CTDT, làm rõ thực trạng quá trình quản lý xã hội về CTDT ở huyện
Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Đồng thời đề xuất một số phƣơng hƣớng
và giải pháp nh m tăng cƣờng quản lý xã hội về CTDT trên địa bàn huyện
Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong điều kiện hiện nay và đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ khái niệm, đặc điểm của dân tộc, CTDT, quản lý xã hội về
CTDT và nội dung, phƣơng pháp quản lý xã hội về CTDT; Đánh giá thực
trạng quản lý xã hội về CTDT ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong giai
đoạn hiện nay; Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp nh m tăng cƣờng
quản lý xã hội về CTDT trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk từ
nay đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quản lý xã hội đối với CTDT trên địa bàn huyện
Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý xã hội về
CTDT trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về quản lý
xã hội đối với CTDT tại Huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2008 đến

nay và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nh m tăng cƣờng công tác quản lý xã
hội đối với CTDT trên địa bàn huyện Krông Búk đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận


9
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tƣ tƣởng Hồ Ch Minh; các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, ch nh sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể bao
gồm phƣơng pháp thống kê và phân tích, logic, lịch sử, tổng hợp tài liệu,
phƣơng pháp qui nạp, diễn dịch, phƣơng pháp so sánh....
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay
đang đặt ra đối với việc tăng cƣờng quản lý xã hội về CTDT trên địa bàn
huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
- Luận văn c ng đánh giá những thành tựu và khó khăn, hạn chế trong
quá trình quản lý xã hội về CTDT tại huyện Krơng Búk, tỉnh Đắk Lắk; Từ đó
đề xuất một số giải pháp để tăng cƣờng quản lý xã hội về CTDT, kết quả
nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các
chủ thể quản lý xã hội về CTDT đồng thời giúp đồng bào dân tộc thiểu số có
cuộc sống tốt hơn, gìn giữ đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc…
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở cho chính quyền, các tổ chức
đồn thể, tổ chức chính trị xã hội ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk nâng cao
hiệu quả quản lý xã hội đối với công tác dân tộc.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về
các vấn đề liên quan đến CTDT, QLNN.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài p h ần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, l uận văn đƣợc
chia làm 3 chƣơng 6 tiết.


10
Chƣơng 1
QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở CẤP HUYỆN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Quan niệm về dân tộc và công tác dân tộc
1.1.1. Quan niệm dân tộc
Hiện nay, trong đời sống xã hội, khái niệm dân tộc đƣợc hiểu rất đa
dạng, đa cấp độ. Khái niệm dân tộc đƣợc sử dụng trong nhiều ngành khoa
học, bởi dân tộc không chỉ là đối tƣợng nghiên cứu riêng của ngành dân tộc
học. Trong phạm vi khác nhau, dân tộc và những vấn đề dân tộc đƣợc các
ngành khoa học nhƣ sử học, văn hoá học, triết học, nhân chủng học, địa lý
học, tâm lý học, luật học, xã hội học, khoa học quản lý nghiên cứu. Bởi vậy,
với tƣ cách là đối tƣợng của khoa học QLXH, cần có một quan niệm chung về
khái niệm dân tộc. Khái niệm dân tộc thông thƣờng trong đời sống đƣợc d ng
với hai nghĩa cơ bản sau:
Theo nghĩa hẹp, dân tộc là một cộng đồng người tương đối ổn định
hoặc ổn định, được hình thành và phát triển trong lịch sử với ba đặc điểm
đặc trưng: có chung một tiếng nói (ngơn ngữ), có đặc điểm chung cùng bản
sắc văn hóa, có tập qn và trình độ sản xuất phát triển tương tự nhau và có
ý thức tự giác chung về tộc người.
Nƣớc ta là quốc gia đa dân tộc, bao gồm dân tộc Kinh, dân tộc Tày,
dân tộc Mƣờng, dân tộc Dao, dân tộc Chăm, dân tộc Êđê… Trong một dân

tộc có thể bao gồm nhiều nhóm địa phƣơng có đơi chút biến đổi về tiếng nói,
chữ viết, tập quán, dòng họ… nhƣ dân dộc dân tộc Êđê bao gồm các nhóm
địa phƣơng nhƣ: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô,
Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê. Ngƣời
M’Nông ở Tây Nguyên bao gồm các nhóm: M’nơng Gar, M’nơng Preh,
M’nơng Prâng, M’nơng Rlâm, M’nơng Kuênh, M’nông Chil, M’nông Bhiêt...


11
Các dân tộc có thể tồn tại ở một quốc gia c ng có thể tồn tại ở nhiều quốc gia,
do quá trình di cƣ tự do ở một số vùng lãnh thổ. Ví dụ: dân tộc Thái và dân
tộc Mơng đều có ở các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,
Myanma…
Theo nghĩa rộng, dân tộc ở đây ch nh là cộng đồng ngƣời xuất hiện
trong lịch sử, là một cộng đồng ổn định về đời sống kinh tế, có tiếng nói
chung, có lãnh thổ chung và có nền văn hóa chung; trong đó các đặc trƣng
quan trọng nhất là cộng đồng về kinh tế và cộng đồng về văn hóa. Chỉ khi hội
đủ bốn yếu tố đó dân tộc mới hình thành hẳn. Bởi vậy khái niệm dân tộc
thƣờng gắn với vấn đề hình thành và phát triển các quốc gia dân tộc. Nhƣ
vậy, khi nhà nƣớc xuất hiện, một cộng đồng ngƣời mới đã ra đời, khác với
cộng đồng thị tộc-bộ lạc trong xã hội chƣa có giai cấp, chƣa có Nhà Nƣớc.
Nhà nƣớc, quốc gia xuất hiện và các yếu tố nói trên hình thành, phát triển
sớm, muộn khác nhau và do vậy, sự hình thành các quốc gia dân tộc ở các
nƣớc c ng xuất hiện vào các thời điểm khác nhau. Trên sách, báo ngƣời ta nói
đến dân tộc, chính là nói đến cộng đồng ngƣời trƣớc khi hội đủ các yếu tố
trên để hình thành dân tộc trong các quốc gia, nhà nƣớc khác nhau trên thế
giới. Ở Việt Nam, dân tộc hình thành sớm, gắn với quá trình dựng nƣớc và
giữ nƣớc. Quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc c ng là quá trình hình thành dân
tộc Việt Nam. “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thống nhất, sơng có thể cạn,
núi có thể mịn, song chân lý ấy khơng bao giờ thay đổi”, nhƣ Chủ tịch Hồ

Ch Minh đã chỉ rõ. Dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc anh em, trong đó
dân tộc Kinh chiếm số đơng nên gọi là dân tộc đa số, các dân tộc khác số dân
t hơn gọi là các dân tộc thiểu số, các dân tộc anh em c ng chung lƣng đấu
cật dựng nƣớc và giữ nƣớc, ngày nay cùng làm chủ vận mệnh của mình đồn
kết, bình đẳng, tƣơng trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Cho đến nay, khái niệm dân tộc cịn có những ý kiến khác nhau,


12
điều đó một phần là do vấn đề dân tộc đƣợc xem xét từ những quan điểm,
lập trƣờng và giác độ khác nhau; phần khác là do hiện thực phong phú
phức tạp của các loại hình dân tộc đang tồn tại ở các quốc gia, khu vực
trên thế giới. Sự phong phú, phức tạp của các loại hình dân tộc đang tồn
tại ở các quốc gia, khu vực trên thế giới. Sự phong phú, phức tạp đó làm
cho nhiều định nghĩa đƣợc nêu ra, cho đến nay chƣa diễn đạt đƣợc đầy đủ,
trọn vẹn các thuộc tính của các loại hình dân tộc đã xuất hiện trên thế
giới. Việc tìm kiếm một định nghĩa về dân tộc đang là đ i hỏi cấp bách
của lý luận và thực tiễn, cần đƣợc quan tâm.
Dân tộc c n đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc ngƣời… Cộng
đồng này có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc sinh sống
ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau đƣợc liên kết với nhau b ng những
đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, và nhất là ý thức tự giác tộc ngƣời.
C ng nhƣ bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng đồng ngƣời gắn liền với
xã hội có giai cấp, có nhà nƣớc và các thể chế chính trị. Dân tộc có thể từ
một bộ tộc phát triển lên, song đa số trƣờng hợp đƣợc hình thành trên cơ
sở nhiều bộ tộc và tộc ngƣời hợp nhất lại. Từ hình thức cộng đồng trƣớc
dân tộc phát triển lên dân tộc là một q trình vừa có tính liên tục vừa là
bƣớc nhảy vọt lớn.
Dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhƣng có hai nghĩa ch nh:
Hoặc để chỉ cộng đồng dân cƣ của một quốc gia, hoặc để chỉ cộng đồng

dân cƣ của một tộc ngƣời. Sự liên kết cộng đồng dân tộc đƣợc tạo nên từ
yếu tố có chung ngơn ngữ văn hóa, lãnh thổ và biểu hiện thành ý thức tự
giác tộc ngƣời.
Dân tộc là một cộng đồng chính trị, xã hội, tộc ngƣời có căn cứ là ở
chỗ quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân tộc, những nhân
tố tộc ngƣời trƣởng thành cùng với nhân tố chính trị, xã hội. Nhân tố tộc


13
ngƣời đó xuất hiện từ những đặc điểm tự nhiên, xã hội đặc thù của từng
cộng đồng ngƣời và đƣợc tái tạo, sàng lọc, lƣu truyền từ thời kỳ thị tộc bộ
lạc, bộ tộc và phát triển đầy đủ hơn ở cộng đồng dân tộc. Nó là những giá
trị bền vững ngay cả trong thời đại mà giao lƣu quốc tế giữa các dân tộc
đã phát triển. Nhân tố tộc ngƣời biểu hiện nổi bật nhất trong văn hóa nghệ
thuật, ngơn ngữ, phong tục tập qn, tâm lý và tình cảm… dân tộc, tạo
thành nét riêng trong tính cách mỗi dân tộc. Đó là lĩnh vực phong phú, sâu
sắc, tế nhị và rất nhạy cảm trong thế giới tinh thần của dân cƣ mỗi dân
tộc. Chính vì thế, ở nhiều nƣớc, ngƣời ta căn cứ vào tiêu chí ngơn ngữ,
văn hóa, ý thức tự giác tộc ngƣời để xác định thành phần dân tộc của một
ngƣời, của một nhóm ngƣời.
Trong nội dung luận văn này, khái niệm dân tộc đƣợc sử dụng theo
nghĩa thứ nhất, tức là tộc ngƣời.
1.1.2. Đặc điểm của các dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều dân tộc. Trải qua hàng
nghìn năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, các dân tộc ln kề vai sát cánh,
gắn bó máu thịt bên nhau trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên
tai địch họa và dựng xây đất nƣớc. Các dân tộc trên đất nƣớc ta là một cộng
đồng thống nhất trong đa dạng, cƣ trú phân tán và đan xen nhau trên mọi
v ng miền của đất nƣớc với cơ cấu dân số và trình độ phát triển khơng đồng
đều. Bản sắc văn hố từng dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú

của nền văn hoá Việt Nam. Đồn kết các dân tộc ln là vấn đề chiến lƣợc, cơ
bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nƣớc ta. Bình đẳng và đồn kết các dân
tộc là đƣờng lối, chủ trƣơng nhất quán của Đảng ta đƣợc xác định ngay từ khi
mới thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Dựa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Ch Minh, Đảng đã đề ra chủ trƣơng,


14
ch nh sách dân tộc với nội dung cơ bản là: “Các dân tộc trong đại gia đình
Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau c ng tiến bộ”.
Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, các dân tộc ở nước ta có truyền thống đồn kết lâu đời trong sự
nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng thống nhất.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống đoàn kết
giữa các dân tộc ngày càng đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Giƣơng cao ngọn cờ
đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi Cách mạng tháng
Tám năm 1945 giành ch nh quyền về tay nhân dân, lập nên Nhà nƣớc Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà; tiến hành ch n năm kháng chiến chống thực dân
Pháp làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”. Sau năm 1954, toàn dân tộc triệu ngƣời nhƣ một, vừa ra sức
sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng
chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Dân tộc ta đã viết nên bản
anh h ng ca chói lọi về sức mạnh đại đoàn kết, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ
Ch Minh lịch sử năm 1975: giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất
nƣớc. Bƣớc vào thời kì mới, cả nƣớc tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã vƣợt qua bao khó khăn thử thách, giành
nhiều thành tựu quan trọng trong cơng cuộc Đổi mới vì mục tiêu “dân giàu,
nƣớc mạnh, dân chủ, công b ng, văn minh”.
Nƣớc ta có truyền thống đồn kết lâu đời trong sự nghiệp đấu tranh,
xây dựng cộng đồng dân tộc thống nhất. Trong mối quan hệ giữa các dân tộc

ở nƣớc ta thì đồn kết thống nhất là đặc điểm nổi bật nhất, xuyên suốt mọi
thời kì trong lịch sử dân tộc. Các dân tộc sinh sống trên đất nƣớc ta trong
những giai đoạn khác nhau, nhƣng đều có chung một vận mệnh lịch sử. Đồn
kết gắn bó là đảm bảo sự sống c n của từng dân tộc c ng nhƣ của cả cộng
đồng các dân tộc trong quá trình phát triển. Sự liên kết các thành phần dân cƣ


15
sớm có ý thức tự giác, c ng chung sống trong một đất nƣớc ngay từ buổi bình
minh của lịch sử đã tạo nên một cộng đồng quốc gia dân tộc bền vững. Dƣới
sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng đƣợc
củng cố và phát triển, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở
thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.
Thứ hai, các dân tộc thiểu số cư trú trên một địa bàn rộng lớn, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phịng và
bảo vệ mơi trường sinh thái.
V ng dân tộc và miền núi nƣớc ta chiếm gần 3/4 diện t ch tự nhiên,
bao gồm 21 tỉnh miền núi v ng cao, 23 tỉnh có miền núi và 10 tỉnh đồng
b ng có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Suốt dọc biên giới ph a
Bắc và ph a Tây có nhiều cửa ngõ thông thƣơng giữa nƣớc ta với các
nƣớc láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Miền núi là nơi có nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng phục vụ cho sự phát triển đất
nƣớc, nơi thƣợng nguồn của những con sơng lớn, có hệ thống rừng phịng
hộ, rừng đặc dụng giữ vai tr đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi
trƣờng sinh thái. Trong lịch sử phát triển đất nƣớc, địa bàn cƣ trú của
đồng bào các dân tộc thiểu số là địa bàn chiến lƣợc xung yếu, là phên giậu
trấn giữ, bảo vệ biên cƣơng của Tổ quốc. Qua hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lƣợc, núi rừng Việt Bắc, miền Trung,
Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ... đã trở thành những khu căn cứ địa
vững chắc của cách mạng, là nơi cung cấp sức ngƣời, sức của, góp phần

tạo nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Thứ ba, các dân tộc thiểu số ở nước ta có quy mơ dân số không đều
và sống xen kẽ là chủ yếu.
Các dân tộc ở nƣớc ta có quy mơ dân số và trình độ phát triển kinh
tế - xã hội khơng đều nhau, song đồng bào các dân tộc có truyền thống


16
đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên
nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nƣớc. Theo số liệu điều tra dân
số năm 2009, nƣớc ta có 54 thành phần dân tộc, trong đó dân số của 53 dân
tộc thiểu số chiếm khoảng 14% số dân của cả nƣớc. Trong các dân tộc
thiểu số, quy mơ dân số c ng có sự chênh lệch đáng kể, có những dân tộc
thiểu số có số dân trên một triệu ngƣời Tày, Thái, Mƣờng, Khmer, Hoa ,
nhƣng c ng có những dân tộc thiểu số có số dân rất t, một số dân tộc thiểu
số có số dân dƣới 1.000 ngƣời Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu .
Hình thức cƣ trú phổ biến của đồng bào các dân tộc ở nƣớc ta là
sống xen kẽ, do vậy các dân tộc có điều kiện thuận lợi để hiểu biết lẫn
nhau, mở rộng giao lƣu học hỏi kinh nghiệm, truyền thống tốt, tạo thành
khối đoàn kết vững chắc. Mặt khác, mỗi dân tộc có những phong tục, thói
quen, t n ngƣỡng, tơn giáo … khác nhau, nên khi sống xen kẽ nếu không
giải quyết tốt và kịp thời mối quan hệ giữa các dân tộc thì dễ va chạm về
lối sống, lợi ích.
Thứ tư, các dân tộc ở nước ta có trình độ phát triển kinh tế - xã hội
khơng đều nhau.
Tình trạng chênh lệch lớn về các mặt trong đời sống giữa các dân
tộc thiểu số và dân tộc đa số, giữa miền núi và miền xuôi, giữa vùng cao
và v ng đồng b ng và giữa các dân tộc thiểu số với nhau; mà đến nay phải
cố gắng từng bƣớc mới có thể khắc phục đƣợc. Trình độ phát triển khơng
đều này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do

điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cƣ trú của một số đồng bào các
dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc đã đạt đến trình độ cao về phát triển kinh
tế xã hội, nhƣng c ng c n một số dân tộc vẫn ở trình độ phát triển thấp.
Mặt khác, ở nhiều nơi, tình trạng tranh chấp đất đai, chặt phá rừng, va
chạm về lợi ích giữa một số ngƣời gây ra những mâu thuẫn, làm phức tạp


17
thêm mối quan hệ giữa các dân tộc, ảnh hƣởng đến ổn định chính trị của
quốc gia.
Thứ năm, mỗi dân tộc ở nước ta có bản sắc văn hóa riêng, góp phần
làm nên sự phong phú và đa dạng, trong tính thống nhất của nền văn hóa
Việt Nam.
Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, phản ánh truyền thống lịch
sử, đời sống tinh thần của dân tộc b ng những nét độc đáo. Đời sống văn hóa
từ lâu đời của mỗi dân tộc là tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật, cách trang sức,
trang phục, phong tục tập quán, tình cảm, tâm lý, quan hệ gia đình, quan hệ
yêu đƣơng, vợ chồng, dịng họ… đƣợc các dân tộc tơn trọng và bảo vệ.
1.1.3. Công tác dân tộc
1.1.3.1. Khái niệm công tác dân tộc
Công tác dân tộc (CTDT) là việc tiến hành các biện pháp quản lý nhà
nƣớc, xây dựng chính sách, tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện chính
sách dân tộc, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và các biện pháp
khác nh m tác động và tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số cùng phát
triển chung của đất nƣớc, giữ vững khối đại đồn kết dân tộc [14, tr.2].
1.1.3.2. Vị trí cơng tác dân tộc
CTDT là một nội dung quan trọng có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp
của cách mạng nƣớc ta, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị. Thời kỳ
giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, công tác vận động cách
mạng trong vùng dân tộc thiểu số là quan trọng bậc nhất. Bƣớc vào giai đoạn

đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, CTDT có vị trí hàng đầu trong
việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đến thời kỳ
đổi mới, CTDT hƣớng vào việc phát triển kinh tế xã hội, trọng tâm là miền
núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, CTDT ln chiếm vị trí quan trọng trong


18
các thời kỳ cách mạng ở nƣớc ta. Thời kỳ giải phóng dân tộc giành độc lập
tự do cho Tổ quốc, công tác vận động cách mạng trong vùng dân tộc thiểu số
quan trọng bậc nhất; bƣớc vào giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội, CTDT chiếm vị trí hàng đầu trong các chính sách xã hội của
Đảng và Nhà nƣớc ta; đến thời kỳ đổi mới, CTDT hƣớng vào việc phát triển
kinh tế- xã hội, trọng tâm là công tác vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng
biên giới b ng các chƣơng trình và dự án phát triển vùng dân tộc và miền
núi [5, tr.1,2].
1.1.3.3. Mục tiêu và nội dung của công tác dân tộc
Mục tiêu của Công tác dân tộc
Mục tiêu tổng quát của CTDT trong những năm tới là: Các dân tộc
trong cả nƣớc bình đẳng, đồn kết, tƣơng trợ giúp nhau cùng phát triển. Giữ
gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trên cơ sở ngày
càng hịa nhập, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng vào
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ,
công b ng, văn minh.
Nội dung của Công tác dân tộc:
Trong giai đoạn hiện nay, CTDT cần tập trung làm tốt các nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành (hệ thống
chính trị) từ Trung ƣơng đến cơ sở về xây dựng và tổ chức thực hiện chính
sách dân tộc;

- Củng cố và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc
gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó lƣu ý việc phát huy
vai trị những ngƣời có uy t n trong đồng bào dân tộc;
- Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình quốc gia, chƣơng trình mục
tiêu, các dự án đầu tƣ, hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi, đẩy mạnh công tác


19
xóa đói giảm nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc;
- Tăng cƣờng công tác vận động quần chúng, đổi mới nội dung và
phƣơng pháp dân vận ở v ng đồng bào dân tộc; thực hiện phƣơng trâm
“Chân thành, t ch cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc” và có phong
cách “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”;
- Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và trật tự an ninh nhân dân;
- Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống cơ quan làm CTDT từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng,
sử dụng cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc.
Trƣớc tình hình vùng dân tộc và miền núi hiện nay đ i hỏi Đảng và
Nhà nƣớc phải có những chủ trƣơng, ch nh sách và các giải pháp đặc biệt, tập
trung chỉ đạo giải quyết một số vấn đề chủ yếu và cấp bách sau đây:
- Về kinh tế: đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức
sống của đồng bào dân tộc thiểu số trọng tâm là đồng bào vùng cao, vùng sâu,
vùng xa. Trong những năm trƣớc mắt tập trung giúp đồng bào nghèo, các dân
tộc đặc biệt khó khăn, giải quyết ngay những vấn đề bức xúc nhƣ: Tình trạng
thiếu lƣơng thực, thiếu nƣớc sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tƣ liệu sản
xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới,
vùng sâu, vùng xa, v ng đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu
đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, nhất là ở các vùng trọng điểm Tây Nguyên, Tây Bắc và đồng bào dân tộc
Khmer Nam Bộ. Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội

vùng biên giới. Làm tốt công tác định canh, định cƣ và di dân, xây dựng vùng
kinh tế mới; công tác quy hoạch, sắp xếp, phân bổ lại hợp lý dân cƣ, nguồn
nhân lực theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững,
gắn với bảo đảm an ninh quốc phịng.
- Văn hóa- xã hội: nâng cao dân trí và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa


×