Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên tỉnh tiền giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.75 MB, 152 trang )

|


ÐĐ.LA120
ƯƯg: ==iNlse

:

:
VA BAO

TẠO

HỌC

VIEN

CHINH

TRI QUOC

HO CHI MINH

HỌC VIỆN BẢO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHAN THANH DŨNG

NÂNG €A0 NĂNG LỰC CỦA 8ậ! N0Ũ BÁ0 CÁO VIÊN
TÍNH TIỀN GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH THỊ



HÀ NỘI =2005

GIA


LA
by
Ad

+

p

/

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BO GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHÁN THANH DŨNG

NÂNG CAO NANG LUC CUA DOI NGU BAO CAO VIEN
TINH TIEN GIANG HIEN NAY
CHUYEN NGANH : CONG TAC TƯ TƯỞNG
MA SO
: 60 31 25
LU@N VAN THAC SĨ KHOđ HỌC CHÍNH TRI


|

HOC VEN BAO CHi8 TUYẾN TRUYEN
=

N20 07

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRAN THI ANH DAO

HÀ NỘI - 2005


MUC LUC
Trang

MO DAU
WS

Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình nghiên cứu của đề tài

Chương

H
\O

1.1. Khái niệm năng lực và năng lực báo cáo viên .

1.2. Các yếu tô cấu thành năng lực của báo cáo viên
1.3. Những nhân tố tác động đến năng lực báo cáo viên

—~]

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ NĂNG LỰC CÚA BÁO CÁO VIÊN

1l

Œ

7. Kết cấu luận văn

Dn

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa của luận văn

on

on

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4+>Re

1.
2.
3 .

WA:
5,
6ó.

2: NĂNG LỰC CUA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN TỈNH
TIEN GIANG - THUC TRANG VA NHUNG VAN DE

DANG DAT RA

52

2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ

báo cáo viên tỉnh Tiền Giang hiện nay
2.2.Thực trạng năng lực của đội ngũ báo cáo viên tỉnh Tiến Giang hiện

63

nay
2.3. Một số vẫn đề đặt ra từ thực trạng năng lực đội ngũ cáo viên tinh

74

Tiền Giang

Chương

3: PHƯƠNG HƯỚNG,

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG


LỰC CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIEN TINH TIEN
GIANG HIEN NAY

84

3.1. Phương hướng nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên tỉnh
Tiền Giang hiện nay
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực của đội ngũ báo cáo
viên tỉnh Tiền Giang

KẾT LUẬN

DANH MỤC
PHỤ LỤC

84
95
121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

123
128


NHUNG CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN

1. BCV


: Báo cáo viên

2. CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

3. CNH, HDH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4. DBHB

: Diễn biến hịa bình

5. DNBCV

: Đội ngũ báo cáo viên

6. DBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

7. Nxb

: Nhà xuất bản

8. TTV

: Tuyên truyền viên


9. XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

ot


MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới toàn điện đất nước của Đảng và nhân dân ta trong
những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng làm thay

đổi cơ bản bộ mặt đất nước, tạo điều kiện đây nhanh quá trình CNH, HĐH.
Cơng tác tư tưởng trong đó có vai trị của ĐNBCV

đã góp phần quan trọng

vào những thắng lợi chung của đất nước.
ĐNBCTV là lực lượng nòng

cốt để xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính

trị, tư tưởng và tơ chức; góp phần đắc lực trong việc tuyên truyền,

giáo dục,

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân, hướng dẫn họ suy nghĩ và hành động theo đường lỗi, chính sách đó.

Đường lối, chính sách đúng đắn nhưng vấn đề là phải có một ĐNBCV giỏi, có

năng lực truyền đạt tốt thì mới đưa được đường lối, chính sách đó vào cuộc
sống, mới khơi dậy được phong trào cách mạng quần chúng rộng lớn. Muốn

vậy, ĐNBCV phải tích lũy được những tri thức, về nhiều lĩnh vực, phải có trình
độ lý luận chính trị nhất định và có năng lực hoạt động thực tiễn tốt.
Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, chưa có
trong tiền lệ lịch sử, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề mới mẻ, vừa cơ bản,

vừa cấp bách. Đồng thời, những diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình
"hình trong nước và quốc tế đầu thế kỷ XXI đã mở ra thời cơ, vận hội lớn song
cũng xuất hiện những thách thức, nguy cơ lớn đối với cách mạng Việt Nam
đòi hỏi phải có nhận thức đúng và giải quyết kịp thời. Trong xu thế bùng nỗ
thơng tin tồn cầu hiện nay, cùng với bước trưởng thành về nhận thức tư
tưởng của cán bộ, đảng viên, trình độ dân trí ngày cảng cao, vấn đề thơng tin
đặc biệt là thơng tin có định hướng trên lĩnh vực tư tưởng chính trị trở thành

yếu tô cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội.


Trước u cầu địi hỏi bức xúc đó, ĐNBCV

phải chủ động, sáng tạo,

phải được nâng cao về năng lực để có đủ khả năng nắm bắt, cung cấp và định
hướng thông tin đúng đắn, kịp thời. Mặt khác, đối tượng của công tác tuyên
truyền miệng

đa dạng, luôn vận động và phát triển địi hỏi bản thân BCV

khơng ngừng nâng cao về năng lực.


Tiền Giang là một tỉnh nằm ở cửa ngõ Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh,
đất hẹp, người đông, trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh nông nghiệp cịn chiếm tỷ
trọng lớn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức độ trung bình so với các

tỉnh ở ĐBSCL. Trong sự nghiệp đổi mới, công tác tư tưởng của Tỉnh bên cạnh
những thành tựu quan trọng đã đạt được, cũng bộc lộ một số yếu kém cần phải

được khắc phục. Hạn chế lớn nhất là nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân
dân trong Tỉnh chưa sâu, chưa đầy đủ về những chủ trương, quan điểm đổi mới
của Đảng. Bởi vậy, Tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng nhịp độ phát triển chưa
tương xứng, chậm chuyên dịch cơ cầu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, nhiều
vấn đề bức xúc về văn hóa - xã hội chưa được giải quyết có hiệu quả. Các tệ
nạn xã hội như bn lậu, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan diễn biến phức tạp.

Là một tỉnh giàu truyền thống yêu nước, cách mạng nhưng công tác tuyên
truyền giáo dục truyền thống chưa được sâu rộng, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Đặc biệt, trong Đảng bộ có một bộ phận đảng viên phai nhạt lý tưởng, giao
động đối với con đường đi lên CNXH, giảm sút ý chí chiến đấu; một số đảng
viên có chức, có quyền thối hóa, biến chất, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; một bộ phận trình độ nhận thức cịn hạn chế, ngại học tập,

lười suy nghĩ, chưa thực hiện được vai trò tiên phong gương mẫu đối với quần
chúng. Trong các tầng lớp nhân dân cịn có biểu hiện băn khoăn, lo lắng đối với
tình trạng phân hóa giàu nghèo đang diễn ra gay gắt; tình trạng mất dân chủ, tệ
quan liêu, tham

nhũng gây mất lòng tin trong nhân dân. Tình hình đó, càng trở

nên đáng lo ngại hơn, khi các thế lực thù địch tăng cường thực hiện âm mưu


“DBHB” nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.


Hoat déng cla DNBCV

ở tỉnh Tiền Giang đã có nhiều cố gang va dat

những thành tích nhất định góp phần hạn chế những mặt tiêu cực nêu trên.
Tuy nhiên, họ vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập, bị động, năng lực hoạt động
chưa cao, đội ngũ đông nhưng chưa mạnh, chất lượng hoạt động còn thấp,

phương thức hoạt động còn nghèo nàn, có phần cứng nhắc, chủ yếu vẫn nặng
về thông tin một chiều từ trên xuống, chưa chú trọng đến đối thoại... Những
biểu hiện trên cho thấy năng lực ĐNBCV chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm
vụ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách có
hệ thống, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra được phương hướng, giải pháp có
tính khả thi để gop phần nâng cao năng lực của ĐNBCV làm cho đội ngũ này
đủ mạnh về sỐ lượng và cao về chất lượng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

chính trị của Tỉnh trong tình hình mới. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Nâng
cao năng lực của đội ngũ báo cáo viên tinh Ti ién Giang hién nay”.
2- Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất
nước, ngày 7/6/1997 Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa VIII) đã ra Thơng báo số 71-TB/TW “Về việc tăng cường lãnh
đạo và đôi mới công tác tun truyền miệng”. Kế từ đó, cơng tác tun truyền
miệng có nhiều chuyển biến tích cực nhờ có sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng, đã đầu tư nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của

hoạt động quan trọng này. Về nâng cao năng lực BCV đã có nhiều chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, có nhiễu bài viết của nhiều tác giả các góc độ khác nhau
được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, đồng thời ngành Tư tưởng — Văn
hóa định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết với nhiều chuyên đề phong phú. Một số
cơng trình có liên quan trực tiếp đến vấn đề này như: Hà Học Hợi và Ngô Văn
Thạo:

“Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng”, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Đào Duy Quát: “Về công tác tư tưởng của

Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Lương


Khắc Hiếu (Chủ nhiệm đề tài): “Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của
đội ngũ báo cáo viên ở Hà Nội hiện nay”, Kỷ yếu để tài khoa học cấp Phân
viện, 2003; Ngô Văn Thạo: “Đổi mới công tác tuyên truyền miệng và hoạt

động báo cáo viên trong tình hình mới”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số
7/2002... Một số luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ cũng đã nghiên cứu van

đề năng lực cán bộ như: Luận án “Náng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay” của Hồ Bá Thâm, năm 1994; Luận án

“Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng
bằng Sông Cửu Long hiện nay” của Phạm Công Khâm, năm 2000...; Luận
văn Thạc sĩ: “Ndng cao nang luc tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ
chốt

cấp cơ sở” của Phạm Văn Hai, năm 1997; “Ndng cao nang luc tu duy ly


luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay” của
Vũ Đình Chuyên, năm 2000;

“Náng cao năng lực của cán bộ lãnh dao chủ

chốt cấp xã vùng Đồng bằng Bắc bộ nước ta hiện nay” của Mai Đức Ngọc,
năm 2002;

“Náng cao năng lực tổ chức thực tiên của đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp huyện miền nui ở Lâm Đồng hiện nay” của Lê Thị Thanh Phụng, năm
2003...

Các cơng trình trên cho thấy, hầu hết các tác giả đi sâu phân tích ở góc
độ triết học, xây dựng Đảng về nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ
chức thực tiễn, năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội

ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Một số cơng trình có đề cập đến năng
lực hoạt động thực tiễn của ĐNBCV nhưng đó mới chỉ là những định hướng
bước

đầu cho việc nghiên cứu. Có thể nói, chưa có cơng trình nào di sâu

nghiên cứu cơ bản, tồn diện vé dé tai "Nang cao nang luc cla DNBCV

tinh

Tiền Giang hiện nay" từ góc độ Khoa học chính trị, chun ngành Công tác tư
tưởng.



3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn việc

nâng cao năng lực của ĐNBCV. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp
nang cao nang luc cua DNBCV cấp ủy các cấp ở tỉnh Tiền Giang hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về năng lực của BCV.

- Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng năng lực của ĐNBCV

cấp ủy

các cấp ở tỉnh Tiền Giang hiện nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực của
ĐNBCTV cấp ủy các cấp ở tỉnh Tiền Giang hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Doi twong nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu năng lực tư duy và năng lực hoạt
động thực tiễn của ĐNBCV cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thuộc tỉnh
Tiền Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu năng lực DNBCV cua cấp ủy trên địa bàn

tỉnh Tiền Giang từ khi có Thơng báo số 71-TB/TW ngày 7/6/1997 của Thường

vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VITI) đến nay.
5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về năng lực của
DNBCV.
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích va tơng hợp, lịch sử và
lơgíc, điêu tra xã hội học, thông kê, so sánh và nghiên cứu tài liệu.


6- Ý nghĩa của luận văn
- Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn có thể cung cấp cơ sở khoa
học phục vụ cho việc củng cố, xây dựng ĐNBCV của tỉnh Tiền Giang.
- Luận văn có thê dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên

cứu của sinh viên Khoa Tuyên truyền — Học viện Báo chí và Tuyên truyền và
những ai quan tâm đến dé tài này.
7- Kết cầu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


Chương Í

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ NĂNG LỰC
CUA BAO CAO VIEN
1.1. KHAI NIEM NANG LUC VA NANG LUC CUA BAO CAO VIEN

1.1.1. Khái niệm về năng lực
Khái niệm “năng lực” đã được nhiều ngành khoa học tiếp cận với những


cấp độ và khía cạnh khác nhau.
Theo nghĩa thơng thường, năng lực là khả năng thực tế mà mỗi con
người có được thông qua trau dồi học vấn, hoạt động thực tiễn, tích ly kinh
nghiệm, tự giáo dục và tự đào tạo dé đáp ứng một yêu cầu nào đó của công

việc được giao nhằm giải quyết những nhiệm vụ hay xử lý những tình huống
đặt ra trong cơng tác, trong đời sống hàng ngày.
Năng lực là những khả năng của chủ thể hoạt động được sử dụng để đáp

ứng những địi hỏi của cơng việc, của đối tượng và khách thể đặt ra. Nó bao
gồm một tập hợp các dấu hiệu hay những chỉ báo cho phép xác định trình độ
của một người nào đó được gọi là người có năng lực, có khả năng làm việc,

có khả năng lao động. Năng lực phải được hình dung một cách cụ thê ở những

con người cụ thể. Về cơ bản, đó là người đã trưởng thành về mặt xã hội, định
hình được tư cách công dân, vị thế xã hội, là một cá nhân, một chủ thể mang

nhân cách.
Tùy thuộc vào nghề nghiép, vi thế xã hội, chức trách, bổn phận và những

sắc thái riêng của từng cá nhân trong từng quan hệ xác định mà năng lực con
người có những hình thái (hình thức, dạng, kiểu, loại) biểu hiện thành những
khả năng khác nhau một cách sinh động, tinh tế, đa dạng, phức tạp.

Theo từ điển tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất sinh lý và tâm lý tạo
cho con người khả năng hoàn thành một loạt hoạt động nào đó với chất lượng

cao” [44, tr.687].



Nói đến năng lực, là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động
nào đó. Muốn hoạt động có kết quả thì cá nhân phải có những phẩm chất tâm
sinh lý nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Nếu những thuộc
tính tâm sinh lý khơng phù hợp với u cầu của hoạt động thì coi như khơng
có năng lực. Năng lực khơng phải là những thuộc tính cá nhân riêng lẻ mà là
một tổ hợp các thuộc tính cá nhân đáp ứng yêu cầu cao của hoạt động. Tổ hợp
khơng có nghĩa là các thuộc tính đó tỒn tại song song mà chúng có quan hệ và
tác động lẫn nhau, thống nhất với nhau theo u cầu nhất định.
Mỗi con người có thể tích hợp trong mình nhiều năng lực tiềm ân, những
năng lực tiềm ân đó có được bộc lộ ra hay khơng, điều đó tùy thuộc vào hàng
loạt những điều kiện chủ quan hay khách quan. Đối với những người có tài
năng đặc biệt và thiên tài, năng lực của họ phát triển tới mức kỳ diệu, khiến
họ đạt đến đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong cuộc đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, bất kỳ hoạt động

nào dù đơn giản hay phức tạp đều đặt ra những yêu cầu nhất định đối với con
người - chủ thể của hoạt động. Để đáp ứng những yêu cầu ấy con người phải
có khả năng nhất định. Sự đơn giản hay phức tạp của hoạt động có liên quan
tới khả năng thông thường hay đặc biệt của con người. Khả năng đó có quan
hệ chặt chẽ với các thuộc tính tâm lý cá nhân — cái mà khi sinh ra con người
đã có hoặc là kết quả của một q trình học tập, rèn luyện. Mức

độ hồn

thành cơng việc cao hay thấp được đánh giá bằng năng lực làm việc của mỗi
con người. Nếu các thuộc tính tâm lý đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thì
con người được đánh giá là có năng lực hoạt động và ngược lại.
Theo A.G.Cơvaliốp, nhà tâm lý học người Nga thì: “Năng lực là một tập

hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng nhu cầu
của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động có kết quả cao” [12, tr.90].
Như vậy, năng lực không phải là một thuộc tính tâm sinh lý riêng lẻ nào

đó của con người mà là sự tổng hợp những thuộc tính đáp ứng yêu cầu nhất


định của việc cải tạo hiện thực. Điều này cũng có nghĩa là nói tới năng lực là
nói đến sự tơng hợp của trình độ hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo... để thực hiện có

kết quả một hoạt động nào đó. Sự tơng hợp đó khơng phải là tổng cộng các
thuộc tính tâm sinh lý cá nhân mà là mối quan hệ biện chứng, là sự tác động

lẫn nhau giữa các thuộc tính đó trong một hệ thống hồn chỉnh. Trong hệ

thống đó một thuộc tính nỗi trội lên và giữ vai trị chủ đạo cịn những thuộc
tính khác giữ vai trị phụ thuộc. Thực tế cho thấy, để hồn thành có hiệu quả
một hoạt động nào đó khơng thể chỉ dựa vào một vài thuộc tính riêng lẻ mà

phải huy động toàn bộ hệ thống cấu trúc năng lực của con người. Chắng hạn
như cán bộ làm công tác tư tưởng muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhất

định phải có sự nỗ lực cao độ của cá nhân: phải có trình độ hiểu biết và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
tư tưởng — văn hóa vào cơng tác tư tưởng; phải nắm vững đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; có kiến thức về tâm lý học, giáo

dục học; có kiến thức cũng như kỹ năng làm công tác tư tưởng cùng với vốn
sống, kinh nghiệm cơng tác. Có các khả năng trên mới có thể nghiên cứu,
phân tích, đánh giá tình hình tư tưởng của đối tượng một cách chính xác, khoa

học. Từ đó, mới có phương hướng, nội dung và phương pháp hoạt động đúng
để làm chuyên biến nhận thức, tình cảm và hành vi của đối tượng theo mục
đích đặt ra. Cũng như các ngành nghề khác, nếu cán bộ làm công tác tư tưởng
chỉ có một vài thuộc tính riêng lẻ nào đó sẽ khơng đủ cơ sở, khơng đủ khả

năng để hoàn thành nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi trình độ
dân trí ngày một tăng, những biến đổi chính trị trong nước và quốc tế đặt ra
những yêu cầu, những thách thức ngày càng lớn đối với những người làm
công tác tư tưởng.

Năng lực vừa là cái “tự nhiên” có sẵn, vừa là kết quả của quá trình học
tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người.

Theo

Chủ tịch Hồ

Chí

Minh “năng lực của con người khơng phải hồn tồn do tự nhiên mà có, mà


10

một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có” [40, tr.280]. Có thể nói rằng,
năng lực khơng phải là tư chất bắm sinh thuần tuý vốn có của con người, đảm
bảo cho con người đạt kết quả trong hoạt động nào đó mà nó là kết quả của sự
phối hợp những tư chat bam sinh vốn có với sự rèn luyện, tu dưỡng, học tập
thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Như đã trình bày ở trên, năng lực là một tơ hợp phức tạp, những thuộc


tính tâm sinh lý của mỗi con người, đáp ứng được những yêu cầu của một
hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động ay dat két qua. Nhu vay, thudc

tính tâm sinh lý nào của con người tham gia vào cầu trúc năng lực là do nội
dung và tính chất của hoạt động qui định một cách khách quan. Do đó, cầu

trúc của năng lực thay đổi tùy theo loại hình hoạt động. Tuy vậy, cùng một
năng lực ở những người khác nhau có thể có cấu trúc khơng hồn tồn giống
nhau. Chăng hạn, cùng có năng lực tơ chức nhưng ở người này được tạo bởi
tính nhạy cảm trước những vấn đề của người khác như: luôn quan tâm đến
đời sống vật chất và tinh thần của những người xung quanh, có tỉnh thần trách
nhiệm cao trước tập thể... Ở người khác năng lực này được tạo bởi sự kết hợp

hài hịa giữa lý và tình trong quan hệ với mọi người, tận tâm trong công việc,
biết phát huy chỗ mạnh và ngăn ngừa chỗ yếu của từng người...
Căn cứ vào tốc độ tiến hành va chất lượng của sản phẩm hoạt động,

người ta chia ra 3 mức độ phát triển của năng lực: năng lực, tài năng, thiên tài.

Năng lực là khái niệm dùng để chỉ mức độ trung bình của tốc độ tiến
hành và chất lượng sản phẩm hoạt động mà nhiều người có thê đạt tới.

Tời năng chính là năng lực đạt tới những thành tích lớn mà nhiều người
khơng có được.
Thiên tài là khái niệm để chỉ những người có năng lực đạt tới những
thành tích đặc biệt, có một khơng hai trong lĩnh vực nào đó.

Khi bàn về năng lực, người ta cịn nhận thấy giữa năng lực với tư chất,


với tri thức và kỹ năng, kỹ xảo, với xu hướng của con người có mơi quan hệ


II
biện chứng. Nghiên cứu các quan hệ này sẽ giúp cho chúng ta có cách nhìn
đúng đắn hơn, sâu sắc hơn khi đánh giá cũng như xác định năng lực hoạt động
của mỗi người.
Giữa năng lực và tư chất có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực là kết quả sự

phát triển của con người thơng qua hoạt động. Nói như vậy, khơng có nghĩa là
bỏ qua vai trị của những điều kiện sinh lý - cơ sở vật chất của sự phát triển
năng lực.
Khoa học đã thừa nhận rằng ngay từ lúc sinh ra, mỗi người có sự khác
nhau về cấu tạo bộ não, về hệ thần kinh, khác nhau về các cơ quan cảm giác

và vận động... Sự khác nhau về sinh lý, khác nhau về tư chất làm cho sự phát
triển khác nhau về năng lực ở mỗi người. Song cũng không thể suy ra một
cách trực tiếp rằng: năng lực khác nhau là do tư chất quyết định. Bởi lẽ tư

chất chỉ là điều kiện vật chất - một điều kiện trong rất nhiều điều kiện khác
nhau của sự phát triển năng lực.
Giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng có mối quan hệ biện
chứng. Nói tới năng lực bao giờ cũng là năng lực về một hoạt động nào đó khả năng thực hiện hoạt động kết quả. Do vậy, muốn có năng lực trong một
lĩnh vực nào đó nhất thiết phải có hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực ay.
Khơng thể có năng lực âm nhạc nếu hồn tồn khơng có tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo về âm nhạc (dù đó là những tri thức kỹ năng, kỹ xảo có được qua q
trình tự học hoặc đào tạo). Việc thu nhận tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một

lĩnh vực hoạt động nào đó ln là điều kiện khơng thể thiếu để có năng lực
trong lĩnh vực đó. Mặt khác, năng lực lại được biểu hiện trong việc tiếp thu tri

thức, kỹ năng, kỹ xảo. Một người được đánh giá là có năng lực trí tuệ phát

triển, được thê hiện ở khả năng nhanh chóng tiếp thu và phát hiện những quan
hệ bản chất của tri thức; ở khả năng tái tạo cảm xúc những kỹ năng, kỹ xảo.
Năng lực được đánh giá khác nhau trong điều kiện như nhau nhưng khả năng

tiếp nhận tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhanh chậm khác nhau... Những phân tích


12

trên khẳng định sự thống nhất giữa năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sẽ là
sai lầm nếu đem đồng nhất năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bởi vì: một
người được xem là có năng lực, nghĩa là người đó đã có tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo trong lĩnh vực đó... Nhưng có tri thức, có kỹ năng chưa hắn đã có năng
lực. Điều đó tương tự như một người có tri thức về cơng tác tư tưởng nhưng
chưa chắc đã có năng lực làm công tác tư tưởng. Tri thức và năng lực là hai
phạm trù có khoảng cách lớn vì hình thành năng lực là một q trình trong đó
có q trình tiếp thu tri thức. Hơn nữa, đó khơng phải là một q trình độc lập
mà ln là một bộ phận của quá trình tổng thể của sự phát triển nhân cách...
Trong quá trình hình thành và phát triển năng lực hoạt động của con
người, xu hướng được biểu hiện như nguyện vọng của con người về một mục

tiêu nào đó. Nhưng nguyện vọng được hiện thực hóa như thế nào lại tùy thuộc
vào trình độ phát triển của năng lực. Trong quan hệ này thì năng lực được
xem như là một phương tiện để thực hiện mục tiêu. Quá trình hoạt động để
thực hiện mục tiêu của xu hướng chính là quá trình hình thành năng lực. Và

trình độ phát triển năng lực của con người quyết định quá trình biến mục tiêu
thành hiện thực. Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển của năng

lực thì năng lực và xu hướng có mối quan hệ khăng khít, thúc đây nhau cùng
phát triển. Điều này cũng có thể quan sát thấy trong thực tế cuộc sống, khi
con người hứng thú, quyết tâm làm một việc gì đó sẽ có khả năng vượt qua
mọi khó khăn, tìm cách trau dồi năng lực đạt cho được mục đích. Mỗi tiến bộ
về năng lực hoạt động giúp cho con người tiến gần đến mục đích một cách
hồn hảo hơn, trọn vẹn hơn...Điều đó cũng có nghĩa là trong bất cứ hoạt động
nào, nếu con người thiếu mục đích, lý tưởng, thiếu sự say mê thì năng lực

hoạt động trong lĩnh vực đó cũng khó hình thành và phát triển.
1.1.2. Khái niệm về năng lực báo cáo viên
- Khái niệm chức danh báo cáo viên


13

Chức danh báo cáo viên là chức danh dùng để chỉ đội ngũ những người
tuyên truyền trực tiếp bằng lời nói. Chức danh của BCV được Đảng ta qui
định trong nhiều văn bản và Ban Tư tưởng — Văn hóa Trung ương hướng dẫn
thực hiện. Trừ một số cán bộ ở các cơ quan chức năng và một số cán bộ, đảng

viên đã nghỉ hưu được các cấp ủy Đảng lựa chọn làm BCV

chuyên trách,

phần lớn BCV hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng chế độ bồi

dưỡng theo qui định của Bộ Tài chính.
Hệ thống BCV được tổ chức chặt chẽ ở tất cả các cấp từ Trung ương đến
tỉnh, thành phó, quận, huyện, xã, phường, thị tran, đảng bộ cơ sở. Các ngành,


các tổ chức đoàn thể, các lực lượng vũ trang (Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam,

Quân đội, Công an...) được tổ chức theo hệ thống dọc, đưới sự lãnh

đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự quản lý của cơ quan tư tưởng — văn hóa, cơ
quan tuyên huấn các cấp.
Báo cáo viên ở cấp Trung ương: Ban Bí thư ủy nhiệm cho Ban Tư tưởng
— Văn hóa Trung ương chọn một số cán bộ cao cấp, Ủy viên Trung ương, lãnh
đạo các bộ, ban, ngành, chuyên gia giỏi có phẩm chất và năng lực tuyên
truyền làm BCV.
Ở địa phương, BCV

được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định do

cấp ủy xây dựng. Báo cáo viên ở cấp nào đo cấp ủy cấp đó trực tiếp ra quyết
định cơng nhận và Ban Tuyên giáo quản lý, điều hành. Số lượng BCV phụ
thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp. Thơng thường ở cấp tỉnh có từ

35 - 50 người, cấp huyện có từ 15 - 30 người, cấp cơ sở có từ 1 - 3 người.
Hiện nay, Dang ta xây dựng được một mạng lưới BCV và TV

ở tất cả các

cấp, từ trong Đảng đến các ngành, các đoàn thể và lực lượng vũ trang. Đội
ngũ đã có đến 10 vạn người, riêng trong lực lượng vũ trang và các đồn thé có
4 vạn. Phương thức hoạt động chủ yếu của BCV là giảng bai, báo cáo chuyên

đề, giới thiệu nghị quyết, nói chuyện thời sự, chính sách, kế chuyện gương



14
người tốt việc tốt, điển hình tiên tiễn, diễn thuyết. .. trước một nhóm người
nghe trong các hội nghị, các buôi sinh hoạt đảng, trong các câu lạc bộ, các

cuộc mít tỉnh, nơi tập trung đơng đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Do đó, theo từ điển tiếng Việt: "Báo cáo viên là người trình bày báo cáo

trước một hội nghị đồng người" [44, tr.56].
Trong điều kiện hiện nay, BCV cần đa dạng hóa phương thức hoạt động
của mình thông qua việc tô chức các cuộc đối thoại với đối tượng dưới hình
thức trao đổi, tọa đàm, thảo luận, tranh luận, hỏi - đáp... Đồng thời tăng

cường việc lồng ghép tuyên tuyển miệng trong hoạt động của các phương tiện
truyền thông đại chúng và các hoạt động giao tiếp xã hội.

- Khải niệm năng lực báo cáo viên
Cán bộ làm cơng tác tư tưởng nói chung, ĐNBCV nói riêng dù ở cấp nào
cũng phải có năng lực nhất định. Trong đó năng lực tư duy và năng lực hoạt
động thực tiễn là hai nhân tố quan trọng nhất tạo nên tài năng của mỗi người.
Hai yếu tơ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau, cái này
hỗ trợ cái kia phát triển. Khơng có năng lực tư duy thì khơng thể nào có khả
năng Hoạt động, độc lập, sáng tạo. Trái lại, chỉ có năng lực tư duy mà khơng
có năng lực hoạt động thực tiễn thì năng lực tư duy dẫn đến bị xơ cứng, giáo

điều, thoát ly thực tiễn, thoát ly cuộc sống, dễ rơi vào chủ nghĩa chủ quan,
duy ý chí.
Báo cáo viên là người trực tiếp triển khai những nội dung cần tuyên
truyền với tính cách như một hoạt động đặc biệt bao gồm:


một mặt là, xác

định cái cần tuyên truyền - đó là những kiến thức, những giá trị tỉnh thần nhất
định, đem lại cho những cái ấy một hình thức phù hợp nhất với lợi ích, nhu
cầu và mục tiêu của chủ thể, có chú ý đến đặc điểm của đối tượng: mặt khác

là, tác động đến ý thức của đối tượng bằng lượng thông tin được phô biến.
Nếu như những kiến thức mới, những giá trị tỉnh thần mới là kết quả trực tiếp
của khoa học, của hệ tư tưởng, của nghệ thuật, thì việc hình thành một trạng


15

thái ý thức nhất định, hình thành thế giới quan, những định hướng có giá trị
cho đối tượng và kích thích họ có những hành động phù hợp với kết quả
truyền đạt của BCV đặt ra. Do vậy, người BCV phải có năng lực tồn diện
trên tất cả các lĩnh vực mới đáp ứng được yêu cầu.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu, năng lực báo cáo viên là tổng hợp các
khả năng lĩnh hội, truyễền đạt thông tin bằng lời nói đến đối tượng với chất
lượng và hiệu quả cao.
1.1.3. Các chức năng chủ yếu của báo cáo viên
Một là, chức năng phổ biễn, cung cấp thông tin, đặc biệt là những thơng
tin mới có giá trị, những thơng tin nội bộ về tình hình trong nước và thế giới,

các vẫn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách lớn, các chỉ thị, nghị quyết, các văn
bản quan trọng của Đảng và Nhà nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,

an ninh, quốc phịng, đối nội và đối ngoại... Thông qua việc cung cấp thơng

tin, BCV góp phần làm giàu thế giới tỉnh thần của cán bộ, đảng viên và các

tầng lớp nhân dân, giúp họ hiểu biết đầy đủ về những nhiệm vụ trước mắt và
lâu dài của Đảng, của đất nước, của địa phương, của tập thé.
Hai là, chức năng phán tích, bình luận thơng tin là chức năng quan trọng
nhất trong hoạt động của BCV. Báo cáo viên không chỉ dừng lại ở việc cung
cấp cho đối tượng một khối lượng thông tin nhất định về các lĩnh vực thông
tin khác nhau của đời sống xã hội, mà quan trọng hơn là phân tích, bình luận

ý nghĩa chính trị của các thông tin ấy làm rõ bản chất của các sự kiện, sự việc
tìm được nguyên nhân và dự báo các chiều hướng, khả năng, triển vọng phát
triển của tình hình, thể hiện được tính định hướng xung quanh các vấn đề mà
dư luận xã hội đang quan tâm, góp phân hình thành dư luận xã hội tích cực,

đúng đắn, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho các đối tượng.
Ba là, chức năng động viên, cổ vũ mọi người, mọi tầng lớp nhân dân
hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia các hoạt động xã hội,


16
nâng cao chất lượng công tác và hiệu quả sản xuất. Chức năng hiệu triệu, cỗ
vũ sẽ tăng lên nếu như lời nói của BCV có sức truyền cảm mạnh mẽ, có khả

năng làm xúc động lịng người, tác động sâu sắc và tình cảm của nhân dân.
Bắn là, chúc năng năm tình hình tư tưởng và dự luận xã hội, thông qua
hoạt động của ĐNBCV

mà một mi, thông tin đến được các đối tuong, mat

khác nhờ thông tin phản hồi từ phía đối tượng, BCV có thể nắm bắt được

nhận thức, thái độ, tình hình tâm trạng, tư tưởng của họ đối với đường lối, chủ
trương, chính sách, năm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích... của

người nghe... Trên cơ sở thông tin phản hồi này, Đảng và Nhà nước kịp thời
điều chỉnh, bố sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật
sao cho chúng vừa phù hợp với qui luật khách quan, với thực tiễn cách mạng,
vừa phù hợp với lịng dân. Vì vậy, ĐNBCV

đóng vai trị như là sợi dây bền

chặt nối liền Đảng với quần chúng; Nhà nước với công dân; trung ương, địa
phương với cơ Sở, góp phần tăng cường liên minh cơng nhân, nơng dân và tri
thức trong tiến trình cách mạng, khắc phục tệ quan liêu, xa rời quan chúng.
Mức độ phơ biến, tính bền vững của các khn mẫu tư duy xã hội phản ánh

qua dư luận xã hội là cơ sở để dự đoán mức độ đồng tình hoặc phản đối của
dư luận xã hội đối với các sự việc diễn ra. Trên cơ sở phân tích các mối quan
hệ về lợi ích giữa các nhóm xã hội, tình trạng phát triển dân trí và tình trạng
thơng tin có thể năm được tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong những

giai đoạn nhất định.
Lý tưởng, lập trường, quan điểm là dạng tư tưởng có tính ồn định vững

chắc, còn tâm trạng của cá nhân và xã hội thì có thể thay đối do nhận thức, do
bị tác động trong những hoản cảnh cụ thể. Báo cáo viên cần nắm bắt tư tưởng,
tâm trạng cả khi chưa bộc lộ thành chủ kiến, thành quan điểm, xu hướng
chính trị, nhất là phải năm bắt được trạng thái khởi đầu và xu thế phát triển

của nó để định hướng nội dung cần tuyên truyền và phương pháp hình thức
nào sử dụng phù hợp, có hiệu quả.




×