Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Tổ chức tuyển bài vấn đề nóng trên nhật báo tuổi trẻ tp hồ chí minh (khảo sát từ tháng 82015 đến tháng 82017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN VĂN HẢI

TỔ CHỨC TUYẾN BÀI “VẤN ĐỀ NÓNG”
TRÊN NHẬT BÁO TUỔI TRẺ TP.HỒ CHÍ MINH
( Khảo sát từ tháng 8-2015 đến tháng 8-2017 )

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN VĂN HẢI

TỔ CHỨC TUYẾN BÀI “VẤN ĐỀ NÓNG”
TRÊN NHẬT BÁO TUỔI TRẺ TP.HỒ CHÍ MINH
( Khảo sát từ tháng 8-2015 đến tháng 8-2017 )


Chuyên ngành: Báo chí
Mã số

: 8 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN VĂN DỮNG

HÀ NỘI - 2018


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ - Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 15-8-2018.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình do chính tơi thực hiện, với sự
hướng dẫn của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững.
Các nội dung, số liệu nêu trong luận văn là có cơ sở rõ ràng,
trung thực và tin cậy.
Các kết quả nghiên cứu là chưa từng được công bố trước đó.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HẢI



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Khoa Báo chí, các thầy cơ giáo trong Khoa Báo
chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đặc biệt, tơi nhận được sự giúp đỡ tận
tình, sâu sắc và hệ thống của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững trong suốt quá trình
từ xây dựng đề cương đến thực hiện và hồn thiện luận văn.
Tơi nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện từ Ban biên tập báo Tuổi Trẻ
TP.HCM, từ các đồng nghiệp của tôi ở báo Tuổi Trẻ cũng như đồng nghiệp,
bạn bè ở một số cơ quan báo chí, cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí trong q
trình thực hiện luận văn.
Tơi nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ gia đình trong suốt thời gian thực
hiện luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng tri ân tới mọi người vì tất cả sự quan tâm và giúp
đỡ đó.
Trong q trình thực hiện luận văn, chắc chắn khơng tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả mong nhận được những góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy
cơ, đồng nghiệp, bạn bè... để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HẢI


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Số lượng tin bài trong tuyến bài trạm thu phí BOT


49

Bảng 2.2: Số lượng tin bài trong tuyến bài mở rộng sân bay

54

Tân Sơn Nhất
Bảng 2.3: Số lượng tin bài trong tuyến bài tàu cá vỏ thép nằm

57

Biểu đồ 2.1: Cách thức công chúng đọc báo Tuổi Trẻ

44

Biều đổ 2.2: Các lĩnh vực công chúng quan tâm nhất trên báo

47

bờ

Tuổi Trẻ
Biểu đồ 2.3: Các lĩnh vực được đề cập trong "Vấn đề nóng"

48

từ tháng 8-2015 đến tháng 8-2017 (tính theo số lần đề cập)
Biểu đồ 2.4: Các dạng thơng tin báo chí trong tuyến trạm thu

51


phí BOT
Biểu đồ 2.5: Các dạng thơng tin báo chí tuyến sân bay Tân

55

Sơn Nhất
Biểu đồ 2.6: Các dạng thông tin báo chí tuyến tàu vỏ thép

58

nằm bờ
Biểu đồ 2.7: Các “Vấn đề nóng” được cơng chúng quan tâm

65

Biểu đồ 2.8: Lượng email gửi về Tuổi Trẻ phản hồi vụ trạm

69

nhất
thu phí BOT Cai Lậy các ngày 15, 16 và 18-8. Thời điểm chiều 188, phản hồi nhiều nhất của bạn đọc tập trung vào bài bình luận Xin
nói thẳng với Bộ trưởng
Biểu đồ 2.9: Các kênh phản hồi của công chúng đến báo Tuổi
Trẻ

71


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC

12

TUYẾN BÀI “VẤN ĐỀ NÓNG” TRÊN NHẬT BÁO
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

12

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

27

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TUYẾN BÀI “VẤN ĐỀ

40

NÓNG” TRÊN NHẬT BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM
2.1. Giới thiệu đơn vị khảo sát

40

2.2. Tìm hiểu về tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên nhật báo Tuổi

46


Trẻ
Chương 3: VẤN ĐỀ VÀ KHUYẾN NGHỊ KHOA HỌC – THỰC

75

TIỄN VỀ TỔ CHỨC TUYẾN BÀI “VẤN ĐỀ NÓNG”
TRÊN NHẬT BÁO TUỔI TRẺ
3.1. Những vấn đề đặt ra qua nghiên cứu thực tế

75

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức tuyến bài “Vấn đề

84

nóng”
3.3. Một số khuyến nghị nâng cao chất lượng báo in

89

KẾT LUẬN

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

PHỤ LỤC


101


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử, rồi sau đó là sự bùng nổ
của truyền thơng xã hội và mạng xã hội đang đặt báo in trước những thách thức
to lớn: thay đổi để phát triển hay là sống ngắc ngoải rồi chết dần. Cuộc cách
mạng truyền thông số đã và đang làm thay đổi vai trị, vị trí của công chúng xã
hội. Công chúng truyền thông xã hội và mạng xã hội gia tăng nhanh, trong khi
công chúng báo chí giảm mạnh. Báo chí truyền thống đang mất dần vị thế thống
trị, nhường chỗ cho truyền thông xã hội. Trong các loại hình báo chí truyền
thống, báo in chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi số lượng phát hành của các báo
giảm mạnh, kéo theo đó là số trang quảng cáo sụt giảm. Báo in vẫn giữ cách
làm truyền thống để rồi dần dần biến mất hay tìm cách đổi mới, cải tiến để tồn
tại trước những thách thức đó?
Cùng với hàng loạt các tịa soạn báo in trong nước và thế giới, báo Tuổi
Trẻ TP.HCM cũng không nằm ngồi vịng xốy khắc nghiệt này. Tờ báo căng
kéo với nhiều giải pháp để chặn đứng đà sụt giảm số lượng phát hành và sụt
giảm doanh thu quảng cáo. Để hạn chế sự đi xuống đó, trong nhiều phương án
được đặt ra, Ban biên tập nghiêng về tìm cách cải tiến nâng chất lượng nội dung
báo in. Thay vì chạy đua thông tin thời sự với báo mạng điện tử, mạng xã hội
và các phương tiện truyền thông mới, tịa soạn chủ trương tổ chức cung cấp cho
cơng chúng những thông tin chiều sâu dưới dạng các bài phân tích, bình luận,
điều tra… trên mỗi số báo (hoặc một vài số báo liên tiếp), tập trung về một chủ
đề thời sự nóng bỏng – gọi là tuyến bài “Vấn đề nóng”. “Vấn đề nóng” đề cập
tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,

với các hình thức và thể loại khác nhau.
Qua hàng trăm “Vấn đề nóng” như vậy kể từ tháng 8-2015 (khi bắt đầu
thực hiện đợt cải tiến nội dung), bạn đọc tích cực đón nhận, phản hồi và chia


2

sẻ. Các cơ quan chức năng lắng nghe, tiếp thu. Từ đó, đã góp phần níu giữ được
một phần bạn đọc với tờ báo in hàng ngày. Những kết quả bước đầu rất đáng
được ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thành công, việc tổ chức tuyến
bài “Vấn đề nóng” trên báo Tuổi Trẻ trong thời gian qua cũng bộc lộ những
hạn chế nhất định, phần nào ảnh hưởng đến số lượng cơng chúng của tờ báo
vốn có nhiều độc giả trong nhóm đầu của báo in cả nước. Tuy vậy, vấn đề này
chưa được thực hiện nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản. Việc khảo sát,
nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện việc tổ chức thực hiện tuyến bài “Vấn
đề nóng” trên báo Tuổi Trẻ để chỉ ra những hạn chế, làm rõ nguyên nhân của
hạn chế và đề ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng, hiệu quả của tuyến bài “Vấn đề nóng” trên báo Tuổi Trẻ trong thời gian
tới là vấn đề hết sức cần thiết.
Từ lý do đó, việc tác giả chọn đề tài “Tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng”
trên nhật báo Tuổi Trẻ TP.HCM” (khảo sát từ tháng 8-2015 đến tháng 82017) để triển khai luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành báo chí là cần
thiết và phù hợp cả về lý luận và thực tiễn. Ngồi ra, qua tìm hiểu của tác giả,
đề tài nghiên cứu này không trùng với bất cứ đề tài nào đã được cơng bố trước
đó.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mặc dù việc tổ chức tuyến bài dạng như “Vấn đề nóng” được nhiều cơ
quan báo chí áp dụng, tuy nhiên đến nay chưa có nhiều nghiên cứu đề cập liên
quan đến nội dung này, nhất là nghiên cứu đối với trường hợp các cơ quan báo
in.
Năm 2008, Nguyễn Thị Thanh Hương trong nghiên cứu “Mô thức thông

tin trên chuyên san Hồ sơ - Sự kiện” (khảo sát từ tháng 1-2007 đến hết tháng
6-2008)1 đã tìm hiểu, phân tích phương thức và cách thức thơng tin qua các bài
1

Luận văn thạc sĩ truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền


3

viết trên chuyên san Hồ sơ - Sự kiện nhằm đưa ra mơ hình thơng tin về nội dung
và hình thức của chuyên san, những ưu điểm và hạn chế của mơ hình này. Đến
năm 2011, trong nghiên cứu “Thơng tin tin chuyên đề trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện (tạp chí Cộng sản)”2, tác giả Nguyễn Tri Thức tiếp tục khảo sát nội
dung và hình thức chuyên san Hồ sơ - Sự kiện, qua đó phân tích, đánh giá chất
lượng, hiệu quả của việc tổ chức thông tin chuyên đề trên chuyên san Hồ sơ Sự kiện. Tuy nhiên, nội dung cả hai luận văn mới chỉ dừng ở việc khảo sát,
nghiên cứu về tổ chức thông tin chuyên đề ở một tờ chuyên san thuộc tạp chí
Cộng sản.
Năm 2015, trong nghiên cứu “Tổ chức thông tin chuyên đề trên các tạp
chí ngành xây dựng” (khảo sát các tạp chí Xây dựng, Kiến trúc Việt Nam, Quy
hoạch xây dựng năm 2013-2014)3, tác giả Phạm Thị Thanh Huyền đã khảo sát
nội dung, hình thức tổ chức thơng tin chun đề trên các tạp chí ngành xây
dựng, qua đó phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả của dạng thơng tin này.
Giống như hai trường hợp trên, nghiên cứu của tác giả mới dừng lại ở khảo sát
việc tổ chức thơng tin chun đề trên các tạp chí.
Cũng năm 2015, Nguyễn Thị Thu Huyền trong nghiên cứu “Tổ chức nội
dung các trang thông tin chuyên đề trên báo Lao Động”4, nhận định đây là
nghiên cứu đầu tiên về trang thông tin chun đề trên báo in (khơng phải tạp
chí in). Trong đó, tác giả khảo sát thực tiễn hoạt động của phóng viên báo Lao
Động (và một số báo), từ đó tổng kết những phương thức hoạt động tác nghiệp
của phóng viên tại các chuyên trang trên tờ báo in, chỉ ra những thành công và
hạn chế, cũng như những kiến nghị để nâng cao hiệu quả tổ chức nội dung trang

thông tin chuyên đề trên báo Lao Động. Tuy đề cập đến báo in nhưng tác giả
lại chỉ khảo sát và đề cập đến việc tổ chức các chuyên trang như trang Hà Nội,
Luận văn thạc sĩ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Luận văn thạc sĩ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4
Luận văn thạc sĩ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2
3


4

trang Tiền tệ - Đầu tư, trang Sống khỏe – Sống sạch… với đối tượng công
chúng hẹp hơn và nguyên tắc không “đụng” tới những vấn đề vĩ mô, chỉ đi vào
các vấn đề đời sống dân sinh của địa phương mà như tác giả chỉ rõ trong luận
văn rằng “thường bị các báo tồn quốc bỏ sót hoặc do hạn chế về diện tích nên
các sự kiện thường khơng được phản ánh sâu”.
Năm 2016, trong luận án tiến sĩ "Xu hướng phát triển thông tin chuyên
đề trên báo in Việt Nam hiện nay" (khảo sát chuyên san Hồ sơ sự kiện, tạp chí
Xây dựng Đảng, báo Lao Động cuối tuần, báo An ninh thế giới giữa tháng cuối tháng, trong 3 năm, 2012-2014), tác giả Nguyễn Tri Thức5 đã hệ thống
hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về xu hướng phát triển thông tin
chuyên đề trên báo in Việt Nam, nhất là đối với sự phát triển của báo in trong
bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình báo chí và các phương tiện
truyền thông mới hiện nay. Tác giả cũng chỉ ra thực trạng xu hướng phát triển
thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay thông qua việc khảo sát bốn
ấn phẩm báo chí, qua đó phân tích xu hướng phát triển thơng tin chun đề, từ
đó khẳng định đây là lợi thế, đồng thời là xu hướng phát triển của báo in ở Việt
Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu này sau đó được tác giả biên tập,
xuất bản trong cuốn “Tổ chức chuyên đề báo chí: Thông tin chuyên đề - “phao
cứu sinh” cho báo in hiện đại?”6. Trong nghiên cứu trên, dù tác giả có mở

rộng đối tượng và phạm vi khảo sát nhưng cơ bản vẫn tập trung vào các ấn
phẩm dạng tạp chí, tuần san, bán nguyệt san, chuyên san, chứ chưa thực sự
đề cập đến việc tổ chức thông tin chuyên đề ở các tờ báo in – đặc biệt là các
báo chính trị - xã hội ra hàng ngày với số lượng phát hành lớn và tầm ảnh
hưởng sâu rộng như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Lao Động... Tổ chức
thông tin chuyên đề ở tòa soạn các ấn phẩm trên khơng chịu nhiều áp lực

5
6

Nhà báo, Tạp chí Cộng sản
Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2017


5

như tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” ở các tờ báo chính trị - xã hội ra hàng
ngày, dù có thể tương tự về cách thức, bước đi. Cùng với đó, thời điểm xuất
bản, vị thế của tờ báo, sự phản hồi và tương tác của công chúng với nội dung
“Vấn đề nóng” cũng khơng giống nhau.
Như vậy, có những sự khác nhau nhất định giữa việc tổ chức chun
trang, thơng tin chun đề trên các tạp chí, báo không ra hàng ngày với việc tổ
chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên các tờ báo chính trị - xã hội ra hàng ngày.
“Vấn đề nóng” được xem như “món ăn riêng” của mỗi số báo, mang đến cho
bạn đọc cảm giác mong đợi, ngạc nhiên và hào hứng đón nhận vào mỗi buổi
sáng khi báo phát hành. Vì vậy, đây là một khoảng trống khoa học có thể tìm
hiểu, nghiên cứu và đề tài “Tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên nhật báo Tuổi
Trẻ TP.HCM” của tác giả nhằm góp phần giải quyết vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hình thành nhận thức lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, qua
phân tích thực trạng tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên nhật báo Tuổi Trẻ
TP.HCM, luận văn nhằm đúc kết mơ thức thơng tin, quy trình tổ chức sản xuất
“Vấn đề nóng”; chỉ ra những thành cơng và hạn chế, nguyên nhân của những
thành công và bất cập trong q trình tổ chức thực hiện, từ đó đề xuất một số
khuyến nghị, giải pháp khoa học - thực tiễn để góp phần nâng cao năng lực và
hiệu quả tác động của tuyến bài “Vấn đề nóng” trên báo Tuổi Trẻ nói riêng, vấn
đề tổ chức thơng tin chiều sâu trên báo in Việt Nam nói chung.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, tác giả luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản
của việc tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên báo in; xu thế phát triển của báo
in trong môi trường truyền thông số và sự thay đổi của báo in ở Việt Nam để


6

thích nghi và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình
báo chí và các phương tiện truyền thông mới.
Thứ hai, khảo sát thực trạng tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên nhật
báo Tuổi Trẻ (thời gian khảo sát từ tháng 8-2015 đến tháng 8-2017); nghiên
cứu tổng kết mơ thức cũng như quy trình và cách thức tổ chức thông tin trong
việc tổ chức sản xuất “Vấn đề nóng” (từ xác định sự kiện và vấn đề thông tin,
thảo luận nội bộ, xây dựng đường hướng triển khai, phân công và tổ chức lực
lượng tác nghiệp, xử lý thơng tin tại tịa soạn, xuất bản và đo lường phản hồi
của công chúng); chỉ ra những thành công, hạn chế; nguyên nhân của những
bất cập, hạn chế đó; những phương hướng tác động cần có.
Thứ ba, rút ra những vấn đề, kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất và luận
chứng các khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức tuyến
bài “Vấn đề nóng” trên báo Tuổi Trẻ nói riêng, tổ chức thơng tin chiều sâu trên

báo in Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề tổ chức tuyến bài “Vấn đề
nóng” trên nhật báo Tuổi Trẻ TP.HCM.
b. Khách thể nghiên cứu
Báo Tuổi Trẻ hàng ngày, mà cụ thể là các tuyến bài “Vấn đề nóng” trên
nhật báo Tuổi Trẻ trong hai năm, từ tháng 8-2015 đến tháng 8-2017.
c. Đối tượng khảo sát
Trên cơ sở hình thành khung lý thuyết nghiên cứu, tác giả tập trung khảo
sát việc tổ chức và thực hiện tuyến bài “Vấn đề nóng” trên báo Tuổi Trẻ
TP.HCM hàng ngày trong thời gian từ tháng 8-2015 đến tháng 8-2017. Trong
đó, tác giả tập trung nghiên cứu trường hợp đối với ba tuyến bài “Vấn đề nóng”
cụ thể: Tuyến bài về các trạm thu phí BOT giao thông; Tuyến bài về mở rộng


7

sân bay Tân Sơn Nhất; Tuyến bài về tàu cá vỏ thép nằm bờ. Đây là ba trong số
những tuyến bài mà báo Tuổi Trẻ đã có sự chuẩn bị chu đáo, tổ chức cơng phu,
chọn trúng vấn đề "nóng" và đúng thời điểm bạn đọc quan tâm.
5. Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của học thuyết Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản
Việt Nam, pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí; trong đó, quán triệt
quan điểm chủ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam rằng báo chí là cơ quan
ngơn luận của tổ chức và diễn đàn của nhân dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về chức năng của báo chí.
Ngồi ra, tác giả sử dụng một số lý thuyết chuyên ngành để soi chiếu hoạt động
thực tiễn trong quá trình phân tích, khảo cứu các tuyến bài “Vấn đề nóng” trên

báo Tuổi Trẻ, như lý thuyết về công chúng báo chí, lý thuyết “truyền thơng can
thiệp xã hội”, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự”, lý thuyết “đóng
khung”. Các lý thuyết chuyên ngành này sẽ được tác giả đề cập cụ thể hơn trong
Chương 1.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được dùng để khảo cứu một số cơng
trình, bài nghiên cứu, trao đổi trên báo, tạp chí để làm cơ sở lý thuyết và những
kinh nghiệm cho vấn đề nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Việc tổ chức tuyến bài “Vấn đề
nóng” trên nhật báo Tuổi Trẻ trong hai năm là thường xuyên, liên tục. Trong
phạm vi nghiên cứu này, tác giả chọn nghiên cứu trường hợp đối với ba tuyến
bài “Vấn đề nóng” để tiến hành khảo sát, phân tích, gồm: tuyến bài về các trạm


8

thu phí BOT giao thơng; tuyến bài về mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; tuyến
bài về tàu cá vỏ thép nằm bờ.
- Phương pháp phân tích nội dung: Trong quá trình nghiên cứu trường
hợp đối với ba tuyến bài “Vấn đề nóng” trên báo Tuổi Trẻ, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích nội dung để làm rõ những khía cạnh thành cơng, hạn
chế về nội dung, hình thức của các tác phẩm báo chí được đề cập trong tuyến
bài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Chủ yếu thu thập thơng tin định tính, tác
giả thực hiện phỏng vấn 11 người và chia theo 3 nhóm:
+ Nhóm 1 (4 người): phỏng vấn thành viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ,
lãnh đạo tòa soạn, thư ký tòa soạn, biên tập viên, phóng viên trực tiếp tham gia
tổ chức và thực hiện tuyến bài “Vấn đề nóng”.

+ Nhóm 2 (4 người): phỏng vấn đại diện cơ quan lãnh đạo, quản lý báo
chí xem họ đánh giá như thế nào về việc tổ chức và hiệu quả tuyến bài “Vấn đề
nóng” trên báo Tuổi Trẻ.
+ Nhóm 3 (3 người): phỏng vấn bạn đọc xem họ quan sát, cảm nhận như
thế nào khi theo dõi tuyến bài cũng như đánh giá hiệu ứng tác động của “Vấn
đề nóng” trên báo Tuổi Trẻ.
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu bằng bộ câu hỏi với 11 cá nhân theo
phân bổ đối tượng nêu trên. Các đối tượng được mã hóa từ S1 - S11 với thơng
tin cụ thể như sau:
BẢNG THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN SÂU
TT

Mã số đối tượng

Cơ quan

Chức vụ

Tuổi

phỏng vấn
1

S1

Báo Tuổi Trẻ

Phó tổng biên
tập


52

Giới

Trình

tính

độ

Nam

Đại
học


9

2

S2

Báo Tuổi Trẻ

Phó tổng thư ký

51

Nam


tịa soạn
3

S3

Báo Tuổi Trẻ

Biên tập viên

Đại
học

44

Nam

Đại
học

4

S4

Báo Tuổi Trẻ

Phóng viên

36

Nam


Đại
học

5

S5

Cục Báo chí

Phó trưởng

(Bộ Thơng

phịng

51

Nữ

Thạc sĩ

49

Nam

Đại

tin – Truyền
thơng)

6

S6

Ban Tun

Phó trưởng

giáo Thành

phịng

học

ủy Hà Nội
7

S7

Ban Tun

Phó trưởng

34

Nữ

Thạc sĩ

giáo Thành


phịng
Phó giám đốc

41

Nữ

Thạc sĩ

Chuyên viên

50

Nam

Thạc sĩ

Giảng viên

36

Nữ

Tiến sĩ

Giáo viên

62


Nam

Đại

ủy TP.HCM
8

S8

Sở Thông tin
– Truyền
thơng tỉnh
Quảng Ninh

9

S9

Văn phịng
Quốc hội

10

S10

Học viện
Báo chí và
Tun truyền

11


S11

Hưu trí

(nghỉ hưu)

học

- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Được thực hiện theo hai nhóm:


10

+ Nhóm nhật báo Tuổi Trẻ (4 người): xung quanh kinh nghiệm, cách
thức tổ chức, thực hiện tuyến bài “Vấn đề nóng”.
+ Nhóm ngồi báo Tuổi Trẻ (5 người): thảo luận cùng đồng nghiệp một
số tờ báo chính trị - xã hội để tìm hiểu xem cách thức tổ chức tuyến bài tương
tự “Vấn đề nóng” như thế nào, những khó khăn, vướng mắc gì và những kinh
nghiệm cụ thể…
- Phương pháp bảng hỏi anket: Tác giả chọn phương pháp này để khai
thác thơng tin định lượng, hướng vào nhóm công chúng tiếp nhận của báo Tuổi
Trẻ. Chọn mẫu khảo sát anket được sử dụng theo phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Trên cơ sở cho rằng đối với các nhật báo có chỉ số phát hành lớn, cơng
chúng thường chỉ tập trung một số khu vực, và công chúng các khu vực này
phân bố không đồng đều trên phạm vi cả nước. Chẳng hạn, nhật báo Thanh
Niên chủ yếu phát hành khu vực miền Trung, Tây Nguyên, trong khi công
chúng của nhật báo Tuổi Trẻ chủ yếu là ở khu vực TP.HCM và các tỉnh Nam
bộ (chiếm trên 90% chỉ số phát hành của tờ báo). Do đó, trong khn khổ luận
văn này, học viên phát ra 500 phiếu xin ý kiến công chúng ở khu vực TP.HCM

và miền Tây, miền Đơng Nam bộ để tìm hiểu hiệu ứng tác động của các tuyến
bài “Vấn đề nóng” trên nhật báo Tuổi Trẻ.
+ Tại TP.HCM, phát ra 200 phiếu (khảo sát tại 2 quận: Quận 1 và Quận
Phú Nhuận)
+ Tại miền Tây Nam bộ, phát ra 150 phiếu (Cần Thơ 50 phiếu, tỉnh Hậu
Giang 50 phiếu và tỉnh Kiên Giang 50 phiếu)
+ Tại miền Đông Nam bộ, phát ra 150 phiếu (Đồng Nai 50 phiếu, Bình
Dương 50 phiếu và Bà Rịa-Vũng Tàu 50 phiếu)
Phiếu xin ý kiến công chúng sau khi thu lại được tác giả xử lý, phân tích
bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20.0. Kết quả phân tích dữ liệu được sử
dụng để so sánh, đối chiếu chủ yếu tại Chương 2 của luận văn.


11

Các phương pháp thu thập thơng tin định tính, định lượng trên đây giúp
tác giả so sánh, đối chiếu để làm rõ các vấn đề thực tế đang đặt ra.
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu này góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ
và hồn thiện hơn lý luận về thông tin chuyên đề, thông tin chiều sâu trên báo
chí nói chung và báo in nói riêng.
- Giá trị thực tiễn của đề tài: Luận văn với những giải pháp và khuyến
nghị được nêu tại Chương 3 giúp cho các tịa soạn báo in nói chung, báo Tuổi
Trẻ TP.HCM nói riêng bổ sung, hồn thiện hơn việc tổ chức tuyến bài chuyên
sâu về những “vấn đề nóng” để thu hút và “níu kéo” bạn đọc ở lại với báo in,
nhất là trong bối cảnh đang có sự cạnh tranh gay gắt từ báo mạng điện tử và
mạng xã hội hiện nay. Mặt khác, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong viêc giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo về báo chí trên cả nước.
8. Kết cấu luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,

luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tổ chức tuyến bài “Vấn
đề nóng” trên nhật báo.
- Chương 2: Thực trạng tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên nhật báo
Tuổi Trẻ TP.HCM
- Chương 3: Vấn đề và khuyến nghị khoa học - thực tiễn về tổ chức tuyến
bài “Vấn đề nóng” trên nhật báo Tuổi Trẻ


12

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
TUYẾN BÀI “VẤN ĐỀ NÓNG” TRÊN NHẬT BÁO
1. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Tuyến bài và tuyến bài trên báo in
Tuyến, theo Từ điển tiếng Việt, là khái niệm để chỉ tập hợp sự vật được
liên kết lại theo một đặc điểm chung nào đó [39, tr.1407]. Từ đó, có thể hiểu
tuyến bài là tập hợp các bài viết được liên kết theo một đặc điểm chung nào đó.
Trong lĩnh vực báo chí, các bài này có thể là bản tin, bài điều tra, phân tích,
bình luận, bài trả lời phỏng vấn, hộp dữ liệu, lời trích, hình ảnh, file âm thanh,
đoạn video, đồ họa, bảng biểu…, nói chung là tác phẩm báo chí. Các tác phẩm
báo chí này được liên kết theo một đặc điểm chung về nội dung, cụ thể là cùng
tập trung vào một chủ đề, một vấn đề thời sự nào đó hoặc tập trung đề cập đến
một địa phương, một lĩnh vực nào đó.
Báo in, theo Hà Huy Phượng7, là một loại hình báo chí sử dụng ngơn ngữ
chữ viết, hình ảnh chụp, hình ảnh đồ họa để chuyển tải các sự kiện, vấn đề xảy
ra trong đời sống xã hội mang tính thời sự, chân thực, khách quan thông qua kỹ
thuật in ấn và được xuất bản định kỳ, phát hành phổ biến trong đời sống xã hội

[Xem: 14, tr.73].
Luật Báo chí (2016) tại Điều 3 cũng nêu rõ: Báo in là loại hình báo chí
sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến
bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.
Riêng đối với nhật báo, do đặc điểm xuất bản hàng ngày nên tuyến bài
có thể xuất hiện ở các trang khác nhau trên cùng một số báo hoặc xuất hiện trên
7

PGS,TS, Học viện Báo chí và Tuyên truyền


13

nhiều số báo liên tiếp ra hàng ngày. Nhật báo Tuổi Trẻ số ra ngày 3-4-2016
đăng tuyến bài về phát ngơn gây sốc của ơng Cao Đức Phát, khi đó là bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các bài viết trong tuyến này gồm:
“Bộ trưởng Cao Đức Phát nói “đa số thực phẩm là an tồn”: Thật khó tin”;
hộp dữ liệu “Phù phép thịt trâu thành thịt bị”; phần ý kiến của đại diện ngành
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, ý kiến của chuyên gia an tồn thực phẩm,
ý kiến đại biểu Quốc hội, bài bình luận trong mục Thời sự & suy nghĩ với tiêu
đề “Con cá 1-4 của bộ trưởng to quá !”. Tất cả các thành phần của tuyến bài
này xuất hiện trọn vẹn trong một số báo. Thế nhưng, cũng có những tuyến bài
kéo dài trên một vài số báo, như tuyến bài “Sắp về hưu đi Canada… học làm
xổ số” với tổng số 13 bài, tin, hộp dữ liệu đăng trên Tuổi Trẻ các ngày 28 và
30-11, 1 và 13-12-2015.
Như vậy, theo tác giả, tuyến bài trên báo in có thể được hiểu là tập hợp
tác phẩm báo chí được liên kết theo một đặc điểm chung về nội dung, tập trung
xoay quanh một vấn đề, một chủ đề thời sự hoặc một địa phương, một lĩnh vực
nào đó và có thể xuất hiện trên cùng một số báo hoặc một vài số báo xuất bản
liên tiếp.

1.1.1.2. Tổ chức và tổ chức tuyến bài trên báo in
Từ điển tiếng Việt định nghĩa tổ chức là “1/ sắp xếp, bố trí cho thành một
chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định;
2/ sắp xếp, bố trí cho thành có trật tự, có nền nếp; 3/ làm những gì cần thiết để
tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất…” [39,
tr.1329].
Trong hoạt động nghề nghiệp báo chí, khái niệm tổ chức này được hiểu
là việc xây dựng kế hoạch thông tin và tổ chức nội dung, hình thức của từng
chuyên mục, chương trình, số báo sẽ phát hành... sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể nói, tổ chức thực hiện nội dung chính là sự bàn bạc, phân cơng các bộ


14

phận chun mơn, từng thành viên trong tịa soạn thực hiện kế hoạch xuất bản
từng số báo, trang báo, tạp chí sắp xuất bản. Theo Hà Huy Phượng, tổ chức nội
dung báo và tạp chí “là việc lập kế hoạch nội dung từng số báo, trang báo, tạp
chí sắp xuất bản, tổ chức thực hiện để đạt được mục đích, mục tiêu và đáp ứng
nhu cầu tiếp nhận thông tin của cơng chúng mà cơ quan báo chí đó hướng đến”
[13, tr.2].
Từ các khái niệm về tổ chức và tuyến bài như trên, theo tác giả, có thể
hiểu tổ chức tuyến bài trên báo in là việc xây dựng kế hoạch thơng tin và tổ
chức nội dung, hình thức của các tác phẩm báo chí được liên kết theo một đặc
điểm chung về nội dung, tập trung vào một vấn đề, một chủ đề thời sự đang
được dư luận quan tâm, có thể xuất hiện trên cùng một số báo hoặc một vài số
báo xuất bản liên tiếp.
Thể hiện cao nhất của việc tổ chức tuyến bài trên báo chí chính là sự hình
thành nên các chiến dịch thơng tin – truyền thông, mà Nguyễn Văn Dững8 gọi
là “kỹ năng tổ chức sự kiện và cách thức liên kết các sự kiện thông tin nhằm
khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội” [3, tr.71].

Báo Tuổi Trẻ TP.HCM đã từng thành công với việc tổ chức hàng loạt
chiến dịch thông tin – truyền thơng như thế, điển hình là Ký tên vì cơng lý - Góp
tay xoa dịu nỗi đau da cam (xuất phát từ tuyến bài về vụ kiện địi cơng lý cho
các nạn nhân chất độc da cam do Mỹ gây ra trong chiến tranh Việt Nam), Ngọn
lửa Tuổi trẻ - Mãi mãi tuổi 20 (xuất phát từ tuyến bài về hai cuốn nhật ký của
liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm), Chung tay thắp
sáng nhà giàn DK1, Góp đá xây Trường Sa, Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển
Đông... (từ các loạt bài về cuộc sống – chiến đấu gian khổ, hy sinh của các cán
bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam trên các nhà giàn DK1 và quần đảo
Trường Sa)…
8

PGS,TS, Học viện Báo chí và Tuyên truyền


15

1.1.1.3. Sự kiện và vấn đề thời sự
Sự kiện, theo Từ điển tiếng Việt, là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng
đã xảy ra [39, tr.1157].
Tạ Ngọc Tấn9 cho rằng: Sự kiện có vị trí quan trọng nhất trong các yếu
tố nội dung. Nó là chất liệu cơ bản nhất để sáng tạo nên tác phẩm báo chí, là
tiêu chí đầu tiên, quan trọng nhất để đánh giá chất lượng thông tin. Sự kiện chi
phối các yếu tố nội dung khác, là cơ sở hàng đầu trong việc vận dụng các yếu
tố hình thức nhằm tạo thành tác phẩm báo chí hồn chỉnh [Xem: 19, tr.8].
Trong khi đó, theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm vấn đề được hiểu là
"điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết" [39, tr.1451].
Cịn thời sự là "tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng
trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội – chính trị, xảy ra trong thời gian
gần nhất và đang được nhiều người quan tâm” hoặc là “có tính chất thời sự,

đang được nhiều người quan tâm” [39, tr.1263].
Theo Nguyễn Văn Dững, thời sự có thể hiểu là những sự việc, sự kiện
vừa mới xảy ra, nóng hổi liên quan đến nhiều người và có ý nghĩa ngày hơm
nay, ngay bây giờ. Tuy nhiên, cũng có sự kiện xảy ra lâu rồi, nay mới biết và
mới được nhận thức lại, được nhiều người quan tâm... Báo chí thơng tin sự
kiện và vấn đề đã và đang xảy ra, có ý nghĩa xã hội và được nhiều người quan
tâm. Đó là những sự kiện cơng chúng muốn biết, cần biết nhưng chưa biết, hoặc
những sự kiện lãnh đạo cần thông tin cho công chúng để thực hiện mục đích
chính trị của mình. Sự kiện đã xảy ra từ lâu, nhưng nay mới biết, hoặc xảy ra
đã lâu nhưng nay mang ý nghĩa thời sự, thời cuộc [Xem: 3, tr.66].
Từ các khái niệm trên, theo tác giả, có thể đi đến cách hiểu vấn đề thời
sự là những sự việc, sự kiện quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, xảy ra trong

9

GS,TS, Nguyên tổng biên tập tạp chí Cộng sản


16

thời gian gần nhất, đang được nhiều người quan tâm và cần được xem xét,
nghiên cứu, giải quyết.
Cũng theo Nguyễn Văn Dững, “mọi vấn đề đều diễn ra dưới dạng các sự
kiện. Cho nên, sự kiện là đối tượng phản ảnh chủ yếu và là phương tiện chính
yếu của báo chí tác động vào cơng chúng xã hội”. Ơng cho rằng: “Ca sĩ nói
chuyện với cơng chúng bằng nhạc phẩm, nhà văn giao tiếp với công chúng
thông qua tác phẩm và nhất là các hình tượng nghệ thuật của mình..., nhưng
nhà báo nói chuyện với cơng chúng bằng sự kiện và vấn đề thời sự. Sự kiện là
công cụ, là phương tiện hữu hiệu của nhà báo...” [3, tr.66].
1.1.1.4. “Vấn đề nóng”

Theo tác giả, có thể hiểu vấn đề nóng trên hai bình diện.
Thứ nhất, nói tới vấn đề nóng trước hết là nói đến những vấn đề thời sự
nóng bỏng, với mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng đối với công chúng lớn
hơn so với các vấn đề thời sự thơng thường. Vấn đề nóng có thể là những sự
việc, sự kiện vừa mới xảy ra hoặc xảy ra đã lâu nhưng đang có ý nghĩa thời sự,
thời cuộc. Đặc biệt, vấn đề nóng phải là vấn đề liên quan đến lợi ích của số
đơng cơng chúng, do đó nó thu hút sự quan tâm theo dõi của cơng chúng.
Thứ hai, "Vấn đề nóng" là tên gọi của tuyến bài được báo Tuổi Trẻ tổ
chức trên tờ báo in xuất bản hàng ngày, trong đó cung cấp thơng tin chiều sâu
cho bạn đọc về các vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước thơng qua việc tổ
chức các bài phân tích, điều tra, bình luận kết hợp với ý kiến chuyên gia, các
hộp thông tin dữ liệu, đồ họa, bảng biểu...
Cho tới nay, nhiều cơ quan báo chí cũng sử dụng khái niệm "Vấn đề
nóng" hoặc các khái niệm tương tự như “Vấn đề hôm nay”, “Vấn đề bạn đọc
quan tâm”, “Vấn đề dư luận quan tâm”… để đặt tên cho những chương trình,
chuyên mục (đối với truyền hình, phát thanh) hay chuyên trang, tuyến bài (đối
với báo chí in) mà nội dung trong đó đề cập đến những vấn đề thời sự nóng


17

bỏng của đời sống chính trị - xã hội, liên quan đến lợi ích của số đơng, được
đơng đảo cơng chúng quan tâm.
1.1.1.5. Tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên báo in
Tổ chức tuyến bài “Vấn đề nóng” trên báo in là việc xây dựng kế hoạch
thông tin, tổ chức nội dung và hình thức của các tác phẩm báo chí được liên kết
theo một đặc điểm chung về nội dung, tập trung vào một vấn đề thời sự nóng
bỏng với mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng đối với công chúng lớn hơn so
với các vấn đề thời sự thơng thường. Đó có thể là những sự việc, sự kiện vừa
mới xảy ra hoặc xảy ra đã lâu nhưng đang có ý nghĩa thời sự, thời cuộc, liên

quan đến lợi ích của số đơng cơng chúng; tuyến bài này có thể xuất hiện trên
cùng một số báo hoặc một vài số báo xuất bản liên tiếp.
1.1.1.6. Nhận diện tương đồng và khác biệt giữa tuyến bài “Vấn đề
nóng” trên nhật báo và thơng tin chun trang, chun đề trên tạp chí, báo
thưa kỳ
Nhà báo Nguyễn Tri Thức đưa ra khái niệm như sau:
Thông tin chuyên đề là những thông tin chuyên sâu, đa dạng, nhiều
chiều tập trung phản ánh, tuyên truyền về một vấn đề, chủ đề, đề tài
cụ thể, xác định, dưới các hình thức, nội dung chuyển tải khác nhau
nhằm làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng, tùy theo mục đích của
nghiên cứu. Thông tin chuyên đề cung cấp cho người tiếp nhận thông
tin khối lượng kiến thức tổng quan, đa chiều, sâu sắc, khách quan,
chân thật xung quanh một hay nhiều chủ đề, đề tài cụ thể [20, tr.23].
Trong nghiên cứu “Thông tin chuyên đề trên chuyên san Hồ sơ – Sự
kiện”, Nguyễn Tri Thức cho biết hình thức thơng tin chun đề trên báo in Việt
Nam không chỉ dừng lại ở các cơ quan báo chí chuyên đề một cách khá rõ ràng,
với nhiệm vụ phục vụ đối tượng độc giả chính là chủ yếu; cịn có các ấn phẩm
phụ, phụ trương, phụ san, bản tin chuyên thông tin về lĩnh vực nào đó mà nhiều


18

người quan tâm, ví như chứng khốn, bất động sản, mua sắm, du lịch... Ngồi
ra, một dạng thơng tin chun đề khác là việc xuất bản các trang thông tin
chuyên phản ánh về lĩnh vực, địa bàn nào đó. Các trang thơng tin này thường
xuất bản để tặng miễn phí độc giả.
Nguyễn Tri Thức cho hay đã tiến hành một cuộc khảo sát "bỏ túi" về
thông tin chuyên đề trên báo in, kết quả cho thấy: Các ý kiến về những hạn chế
cơ bản của thông tin chuyên đề khá chung, đó là: khơng thời sự, kén đối tượng
độc giả, dễ bị trùng lắp nếu không tổ chức nội dung tốt, nhiều bài chun sâu

nên hàn lâm khó đọc... Ơng Phan Văn Tú10 cho rằng: "Thông tin chuyên đề
thiên về lý lẽ, lý luận, trừu tượng nên kén bạn đọc... Một hạn chế khác của
thông tin chuyên đề xuất phát từ chính tính chất chun biệt của thơng tin. Tổ
chức thơng tin chun đề chính là đánh vào "phân khúc hẹp" của thị trường bạn
đọc, khó có thể tìm các chuyên đề có thể "làm dâu trăm họ" được" [Xem: 21,
tr.424].
Năm 2015, Nguyễn Thị Thu Huyền11 trên cơ sở khảo sát, phân tích trang
thơng tin chun đề Hà Nội (Chun trang Hà Nội) trên báo Lao Động, lại cho
rằng:
Các trang thông tin chuyên đề thường là những sản phẩm phụ của
các tờ báo, tạp chí, được xuất bản nhằm mở rộng đối tượng độc giả,
bù đắp những thông tin mà tờ báo, tạp chí chính khơng chuyển tải hết
và kịp thời. Nó cũng là ấn phẩm dành cho những đối tượng độc giả
được khu biệt, hẹp hơn, với các thông tin chuyên môn chuyên sâu
hơn về một lĩnh vực cố định... nhằm cung cấp cho độc giả sự hiểu
biết sâu, rộng về lĩnh vực đó. Vì thế, đối tượng của các trang thơng
tin chun đề thường có sự chọn lọc, hẹp hơn so với các ấn phẩm của

10
11

Giảng viên Khoa Báo chí - Truyền thơng, Đại học Khoa học xã hội - Nhân văn TP.HCM
Biên tập viên, Báo Lao Động


×