Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Báo in cho trẻ em việt nam với vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em (khảo sát báo nhi đồng, thiếu niên tiền phong, hoa học trò, mực tím năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

MAI THỊ HẠNH

BÁO IN CHO TRẺ EM VIỆT NAM
VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM
(Khảo sát Báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong, Hoa học trị,
Mực Tím năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

MAI THỊ HẠNH

BÁO IN CHO TRẺ EM VIỆT NAM
VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM
(Khảo sát Báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong, Hoa học trị,


Mực Tím năm 2015)

Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN DỮNG

HÀ NỘI - 2016


LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC SỬA CHỮA THEO KHUYẾN NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, ngày ..... tháng...... năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Dững.

Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực. Các số
liệu trích dẫn trong luận văn đảm bảo chính xác và dựa trên thực tế khảo sát
và báo cáo của các cơ quan liên quan. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong
quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Tác giả luận văn

Mai Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo Khoa Báo chí (Học viện
Báo chí và Tun truyền) đã dày công giảng dạy, đào tạo em trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Dững đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Xin cảm ơn Ban biên tập Báo Nhi đồng, Ban biên tập Báo Thiếu niên
Tiền phong, Báo Hoa học trò và Báo Mực tím đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý,
động viên tác giả hoàn thành Luận văn.
Mặc dù tác giả luận văn đã có nhiều cố gắng song luận văn vẫn cịn đơi
chỗ chưa được như mong muốn. Tác giả mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo,
giúp đỡ của các thầy, cơ giáo để Luận văn được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu

Mai Thị Hạnh


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BÁO CHÍ
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM

23

1.1. Các khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

23

1.2. Vai trò của báo in trong vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

34

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ EM

41

2.1. Giới thiệu các tờ báo khảo sát

41

2.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em


43

2.3. Phương thức báo in giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

68

Chƣơng 3: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
BÁO IN TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ EM HIỆN NAY

74

3.1. Những vấn đề đặt ra qua khảo sát thực 2 nhóm Kỹ năng sinh tồn
và Kỹ năng ứng xử trên 4 tờ báo in tiến hành khảo sát

74

3.2. Nhóm trẻ em gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống

80

3.3. Một số giải pháp và khuyến nghị

83

KẾT LUẬN

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


98

PHỤ LỤC

102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT

:

Công nghệ thông tin

KNS

:

Kỹ năng sống

UNESCO

:

UNICEF

:


Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc

WHO

:

Tổ chức y tế thế giới

Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên
hợp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1:

Kết quả khảo sát tần suất và số lượng tin bài viết về kỹ
năng sống trên Báo Thiếu niên Tiền phong

44

Bảng 2.2:

Kết quả khảo sát về tần suất và số lượng trên báo Nhi đồng

46

Bảng 2.3:


Mức độ xuất hiện tác phẩm trung bình tuần trên một tờ báo

47

Bảng 2.4:

Tác giả viết vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
trên Báo Nhi đồng

Bảng 2.5:

Cơ cấu tác giả về kỹ năng sống cho trẻ em trên báo Nhi
đồng trong năm 2015

Bảng 2.6:

53

Đánh giá chung của phụ huynh về nội dung các bài viết
về trẻ em

Bảng 2.7:

52

58

Chuyên mục có nhóm kỹ năng sống được trẻ em u
thích trên báo in


59

Bảng 3.1:

Trẻ em từ 6- 11 tuổi gặp rủi ro

80

Bảng 3.2:

Trẻ em từ 12 - 16 tuổi gặp rủi ro

81


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Trang
Biểu đồ 2.1:

Tỷ lệ tin, bài về các nhóm kỹ năng trên 4 tờ báo khảo
sát), ngăn chia ơ xanh đỏ, tím, vàng

Biểu đồ 2.2:

Tỉ lệ cơ cấu tác giả viết vấn đề giáo dục kỹ năng sống
ở Báo Nhi đồng trên một số báo

Biểu đồ 2.3:


52

Cơ cấu tỉ lệ tác giả viết bài kỹ năng sống cho trẻ em
trên báo Nhi đồng trong năm 2015

Biểu đồ 2.4:

46

53

Kết quả khảo sát tỷ lệ phụ huynh biết về giáo dục kỹ
năng sinh tồn cho trẻ em

56

Biểu đồ 3.1:

Tỉ lệ trẻ em từ 6- 11 tuổi gặp rủi ro

81

Biểu đồ 3.2:

Tỉ lệ trẻ em từ 12 - 16 tuổi gặp rủi ro

82

Hình 2.1:


Trẻ em chơi thể thao dưới đường phố ảnh hưởng đến
sự an tồn giao thơng

61


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ (có nhiều trẻ em được sinh
ra). Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số năm 2014, trẻ em từ 0- 14
tuổi chiếm tỷ lệ 23,5% dân số. Trong đó, trẻ em từ 5- 14 tuổi (trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn) chiếm 15,2. Trẻ em là nhóm cư dân yếu thế cần
được giáo dục kỹ năng sống (KNS) để có những ứng phó, ứng biến, ứng xử
linh hoạt, an toàn hơn trong cuộc sống thường nhật.
Nhất là thời điểm hiện nay, xã hội Việt Nam đang trong quá trình giao
lưu, hội nhập phát triển kinh tế xã hội. Vì sự thay đổi, biến động của môi
trường kinh tế, xã hội với những mặt tích cực và tiêu cực, trong đó khơng ít
cám dỗ và rủi ro, chính điều này khiến cho trẻ luôn đối diện với áp lực cuộc
sống, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách. Địi hỏi trẻ em chủ nhân
tương lai của đất nước phát triển kỹ năng mềm, điều này liên quan tới việc
trang bị kỹ năng sống cho trẻ em.
Việc phát triển kinh tế đưa đến cho trẻ em được thụ hưởng những thành
phẩm vật chất tốt hơn nhưng cũng đưa lại những bất cập vì có những tổ chức,
cá nhân làm giàu bằng mọi giá. Điều này ảnh hưởng đến giá trị đạo đức, sức
khỏe của xã hội, nhất là đối với trẻ em với khả năng hấp thụ cao.
Nhất là sự phát triển kinh tế, đặt biệt là sự phát triển của cuộc cách mạng
khóa học, nhất là cơng nghệ thơng tin (CNTT) đưa đến cho xã hội tiếp thu tinh
hoa văn hóa, giao lưu hội nhập tốt hơn. Tác động của CNTT đối với xã hội lồi
người vơ cùng to lớn, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong nền

kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở
thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch
vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát
triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ hội


2
tiếp cận thị trường quốc tế. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khố để mở cánh
cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự
sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri
thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát
triển năng lực của con người…
Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều
loại hình đào tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường, các
Quốc gia với nhau đang nhằm đưa chất lượng giáo dục của nước ta ngang
bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thương mại điện tử theo đó
cũng xuất hiện, khách hàng có thể tiếp xúc và tìm hiểu mọi thơng tin về cơng
ty dễ dàng ở bất cứ nơi nào, lúc nào.
Tuy nhiên, CNTT cũng đưa đến nhiều nguy cơ đó là sự cách biệt giàu
nghèo, sự phân hoá giữa một bên là các quốc gia, dân tộc biết nắm bắt và khai
phá những nguồn lợi từ công nghệ thông tin, hạn chế những mặt tiêu cực mà
nó đưa lại với các quốc gia dân tộc khơng có hoặc chưa phát triển những cơng
nghệ đó. Và cũng chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các
nước đang phát triển như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế
mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển của xã hội mà khơng mất đi văn hố
truyền thống q báu của dân tộc. Những điều đó, nếu khơng giải quyết, ứng
xử hợp lý, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em- đối tượng thiếu nhiều
kinh nghiệm sống nhất. Vì vậy, trể m sẽ chịu nhiều tác động, xét trên nhiều
bình diện.

Do có ưu thế vượt trội trong việc cung cấp thông tin, CNTT bị lạm
dụng trong việc đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người. Thay vì tham gia
trực tiếp vào các hoạt động hay các quan hệ giao tiếp của cuộc sống sinh
động, ngồi lỳ hàng giờ trước màn hình ti vi hoặc vi tính, giao tiếp với thế giới
bên ngồi thơng qua một thế giới ảo. Cái thế giới ảo ấy thực sự có ích, khi nó


3
không tiêu tốn quá mức thời gian của con người. Cịn trong trường hợp ngược
lại thì, nó trở thành một thứ phản tác dụng, đặc biệt là với trẻ em.
Những nghiên cứu thực nghiệm đối chứng ở Mỹ đã cho thấy, những trẻ
em xem ti vi nhiều thường kém phát triển trí tưởng tượng hơn những trẻ em ít
xem ti vi. Về mặt tâm lý, điều đó cản trở sự phát triển tình cảm ở trẻ em. Tình
cảm chính là cơ sở tâm lý của quan hệ và hành vi đạo đức. Con người xa lánh
con người, không biết đến bổn phận đối với người khác, đối với xã hội là con
người kém phát triển về mặt tình cảm. Một trong những hiện tượng xuống cấp
đạo đức trong xã hội hiện đại là sự suy giảm tình cảm đạo đức biểu hiện ở
tính ích kỷ và chứng vơ cảm về mặt xã hội của con người. Điều đó có nguyên
nhân từ cơ chế thị trường, nhưng cũng có nguyên nhân từ sự lạm dụng và
không làm chủ được các thành tựu của tiến bộ khoa học - công nghệ.
Trong điều kiện hiện nay, với sự xuất hiện và hoạt động của mạng
Internet trên phạm vi toàn cầu, nhân loại lại phải đối mặt với một tình huống
đạo đức khó giải quyết. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều quốc gia không
quản lý được hoạt động của thông tin trên Internet. Những văn hoá phẩm độc
hại được đưa vào mạng và tác động tiêu cực đến sự phát triển đạo đức ở hàng
loạt quốc gia. Về điều này, thực tế tại Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Trong điều kiện xã hội phức tạp như vậy nhưng việc trang bị kỹ năng
sống cho trẻ em tại Việt Nam còn rất hạn chế, thiếu khoa học, bài bản và đồng
bộ. Thậm chí, phần lớn địa phương, nhà trường còn bỏ trống trong việc trang
bị kỹ năng sống cho học sinh. Đặc biệt là học sinh bậc tiểu học và học sinh

phổ thông cơ sở - phạm vi đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Trên thực tế, KNS cho trẻ em đang là vấn đề hết sức nóng bỏng, nhận
được sự quan tâm của toàn xã hội nhưng việc trang bị kiến thức về kỹ năng
sống cho trẻ em còn rất hạn chế. Xã hội ngày càng phát triển, nhiều vấn đề
phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, cịn có những
tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi


4
người trong đó có trẻ em khơng có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn
những giá trị sống tích cực, khơng có những năng lực để ứng phó, để vượt
qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi
ro trong cuộc sống. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống đang được đặc biệt
quan tâm và hết sức cần thiết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xem xét đưa môn Kỹ năng sống
lồng ghép vào chương trình giảng dạy đang được dư luận rất quan tâm. Tuy
nhiên, công tác giảng dạy cịn thiếu giáo trình chuẩn. Trong khi đó, nhiều
nước trên thế giới đã đưa môn học giáo dục kỹ năng sống thật sự hữu ích vào
chương trình học ở bậc tiểu học. Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng đã
xuất hiện loại hình này song chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh… Nhưng những chương trình được giảng dạy kỹ năng sống ở một
số trường lại khiến cha mẹ và dư luận thấy lo lắng.
Phương pháp dạy học của ngành giáo dục hiện nay đã lấy học sinh là
trung tâm nhưng cũng chưa đáp ứng được những vấn đề liên quan đến kỹ
năng sống. Sự thiếu hụt này đang xảy ra rất nhiều những hệ lụy đáng tiếc cho
trẻ em. Điều mà chúng ta nhìn nhận rõ nhất đó là những năm gần đây, tình
trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Thậm chí, xuất hiện
những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học
sinh, nạn nhân là bạn học và thầy cơ giáo.
Mặt khác, trong q trình tồn cầu hóa, truyền thơng số, trẻ em càng

cần nhiều kỹ năng thích hợp. Trong khi đó, các chương trình giáo dục cho trẻ
em từ cấp 1 đến cấp 2 hầu như rất ít được quan tâm đến vấn đề này. Báo chí
cũng đã quan tâm nhưng còn rất hạn chế. Hơn nữa, các thơng tin trên báo chí
dành cho đối tượng trẻ em nói chung hiện nay vẫn thiên về các thơng tin hoạt
động xã hội, giải trí, các vấn đề nóng của đất nước, trong khi thông tin về kỹ
năng sống dành cho trẻ em vẫn chưa thật sự được quan tâm. 5 tờ Báo được
tiến hành khảo sát vẫn chưa có những bài báo, loạt bài, chuyên mục đậm đặc


5
thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Các thơng tin nếu có cũng chưa
mang tính chất tập trung chuyên biệt dành cho trẻ em. Đơn giản vẫn là những
câu chuyện kể chưa cho trẻ em một khái niệm, một cách nhìn chung nhất về
những kỹ năng sống kiểu như các câu sologan khiến trẻ buộc phải ghi nhớ để
có cuộc sống an tồn, lành mạnh mỗi khi gặp sự cố.
Từ thực tế phân tích ở trên cho thấy, việc giáo dục tồn diện cho học
sinh, trong đó có kỹ năng sống, ở nước ta cịn q nhiều hạn chế và thiếu hụt
một cách nghiêm trọng. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến
thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ giữa
con người với con người, con người với thiên nhiên. Đây là một quan niệm
hết sức sai lầm và cần phải sửa chữa một cách kịp thời.
Bản chất của giáo dục kỹ năng sống là giáo dục, cung cấp, trang bị
những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp thanh thiếu niên có thể sống một
cách chủ động, tích cực, ứng phó với mọi tình huống trong xã hội hiện đại.
Vì vậy, tìm hiểu vấn đề kỹ năng sống cho trẻ em, chúng tôi muốn
nghiên cứu chuyên sâu đến mức độ và khả năng báo chí dành cho vấn đề kỹ
năng sống của trẻ em đã được báo giới quan tâm đến mức độ nào. Trong đó,
tập trung đến các kỹ năng sống chủ yếu đến 2 nhóm kỹ năng thiết yếu là
Nhóm kỹ năng sinh tồn bao gồm (Kỹ năng thoát hiểm; kỹ năng ứng phó, ứng
biến; Kỹ năng sử dụng các vật dụng; Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách

an toàn và hiệu quả); Và Nhóm kỹ năng ứng xử (Kỹ năng phản biện; Kỹ năng
thuyết phục, lấy thiện cảm từ người khác; Kỹ năng thiêt lập và quản lý mối
quan hệ);
Báo chí vì trẻ em có hai nhóm: một là báo chí cho người lớn để cung
cấp kiến thức tác động đến người giáo dục trẻ em; hai là báo chí dành cho trẻ
em thì ở đây chúng tơi nghiên cứu báo chí dành cho trẻ em.
Đây là lý do tác giả luận văn chọn đề tài: "Báo in cho trẻ em Việt Nam
với vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em".


6
- Từ những lý do nêu trên có thể thấy việc giảng dạy kỹ năng sống cho
trẻ em đang là vấn đề hết sức bức thiết của xã hội. Trong bối cảnh hiện nay,
việc nghiên cứu thành công đề tài giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ em qua khảo
sát 5 tờ báo in là: Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng, Hoa học trị, Rùa Vàng,
Mực tím khơng chỉ phục vụ cho cơng tác chỉ đạo mà cịn là cơ sở khoa học để
xây dựng chương trình giáo dục khoa học kỹ năng sống cho trẻ em đối với gia
đình, nhà trường.
- Bản thân tác giả hiện đang công tác tại Báo Gia đình và Xã hội, có
báo điện tử là www.giadinh.net.vn là tờ Báo thuộc Tổng cục Dân số kế hoạch
hóa Gia đình, Bộ Y tế: Ngành Dân số cũng như Bộ Y tế đang trong giai đoạn
chủ trọng đến chất lượng sống. Theo đó, cơ quan ngơn luận cũng đặc biệt chú
trọng đến vấn đề này vì vậy sẽ có những ý kiến đóng góp thích đáng cho tịa
soạn báo trong việc tăng cường, tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy những
bài viết, loạt bài, thậm chí chuyên mục có chất lượng liên quan đến việc cung
cấp kiến thức tác động đến người giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.
Giáo dục kỹ năng sóng cho trẻ em là vấn đề có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa
cấp thiết khơng những để giúp các em có thể tự ứng xử trong những điều kiện
bình thường hay bất trắc thường xuyên biến đổi, mà còn giúp các em trưởng
thành chủ động trong suốt cuộc đời.

Mặt khác, trong nền kinh tế - xã hội đang chuyển đổi nhanh và tiềm ẩn
nhiều rủi ro ở các nước phát triển như Việt Nam, tai nạn rủi ro thường xun
rình rập có thể uy hiếp tính mạng trẻ em, nếu các em thiếu kỹ năng sinh tồn,
kỹ năng ứng xử.
Trong quá trình giáo dục, cung cấp và chia sẻ kỹ năng sống cho trẻ em,
có thể nói có nhiều thiết chế tham gia, vào cuộc. Nhưng báo chí - truyền
thơng có vai trị đặc biệt quan trọng. Bởi thiết chế báo chí - truyền thông tác
động thường xuyên liên tục nhất, sinh động và hấp dẫn nhất, phổ cập nhất, với
nhiều hình thức đa dạng phong phú nhất,...


7
Do vậy, nếu nghiên cứu thành cơng sẽ góp phần tổng kết thực tiễn về
vấn đề báo chí nói chung, báo in nói riêng trong vấn đề cung cấp, giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ em sẽ có ý nghĩa cả trên phương diện lý thuyết cũng như
thực tiễn; đồng thời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đội ngũ những
người làm báo, làm truyền thông hiện nay. Trước hết, góp phần nâng cao
nhận thức trách nhiệm của giới truyền thông, hạn chế lợi dụng các hiện tượng
liên quan đến trẻ em để giật gân câu khách nhằm mục đích câu view mà xa
lãng trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã chỉ ra ba thành
tố của học vấn, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và kỹ
năng đóng vai trị then chốt. Thái độ tích cực, năng động trong học tập và làm
việc thể hiện sự xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống
sẽ giúp cho trẻ em vững bước tới một tương lai có định hướng. Giáo dục kỹ
năng sống mới xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước song đã nhanh
chóng lan rộng ra khắp thế giới. Trên thực tế, nhiều nước phát triển như Nhật,
Mỹ, Scotland… có quan điểm giáo dục là phát triển tồn diện, trong đó chú
trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Ở Nhật Bản khơng có sách giáo khoa dạy riêng về KNS nhưng học sinh
Nhật có bộ mơn Đạo đức bao hàm hết nội dung về KNS. Điều quan trọng hơn
cả là người Nhật quan niệm dạy KNS cho trẻ không phải từ khi trẻ đi học mà
nó cần được dạy từ khi trẻ mới sinh ra và cha mẹ chính là người thầy đầu tiên
và quan trọng nhất dạy cho trẻ những kỹ năng đó.
Tại Scotland cũng như vậy, dù KNS khơng là mơn học riêng, nhưng
học sinh vẫn được trang bị khá tốt do mục đích giáo dục quốc gia, xác định rõ
giáo dục cho trẻ 3-18 tuổi để các em trở thành: người học thành công, cá nhân
tự tin, công dân trách nhiệm, người đóng góp cho cộng đồng. Từ đó xác định
chi tiết hệ thống mục tiêu kỹ năng, hướng dẫn cho các trường tự xây dựng


8
chương trình riêng miễn sao đáp ứng được yêu cầu giáo dục quốc gia, nhu cầu
học sinh và phụ huynh.
Ở Việt Nam, khái niệm giáo dục kỹ năng sống cũng xuất hiện ngay sau
đó nhưng phương pháp giáo dục KNS vẫn còn mới lạ đối với xã hội nên chưa
được sự quan tâm đúng mức. Hơn nữa, giáo dục tại Việt Nam nhìn chung cịn
kém phát triển. Ngoại trừ một số các trung tâm giáo dục khơng chính quy như
Tâm Việt group; Học viện masterkids; Học viện Kỹ năng sống LSA; Trung
tâm ABS Training, Trung tâm dạy nghề GDVT Swisscontact, hệ thống các
trường tiểu học, PTCS quốc tế tại Việt Nam… có các chương trình giáo dục
kỹ năng sống. Cịn lại, hầu hết các trường tiểu học, phổ thông cơ sở chưa
được quan tâm nhiều đến việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh. Trong khi
đó, kỹ năng sống của trẻ em trong xã hội ngày càng chuyên môn hố cao như
xã hội Việt Nam hiện nay khơng thể thiếu được và cần phải được nâng cao
hơn ở hai mảng kỹ năng đó là kỹ năng chun mơn và kỹ năng mềm mà có
thể gọi chung là những KNS.
Từ năm học 2008 - 2009, Bộ GD-ĐT nước ta đã phát động trong các
trường phổ thơng trên tồn quốc phong trào "Xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực" nhằm mang lại "mơi trường giáo dục an tồn thân thiện,
hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội".
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng giáo dục KNS cũng như nghiên
cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học, học
sinh phổ thông trung học trong cả nước đến nay vẫn chưa bài bản, chưa thực
hiện một cách có hệ thống.
Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có cuốn sách, tài liệu khoa học nào
nghiên cứu về vấn đề KNS cho trẻ em một cách bản bài, khoa học. Dù trên thực
tế vấn đề này được bàn luận, tranh cãi nhiều trên hệ thống thông tin đại chúng
nhưng mới dừng lại việc viết những bài báo đơn lẻ, chuyên mục thưa kỳ, viết


9
sách hoặc dịch sách về KNS dưới dạng những câu chuyện cụ thể. Có thể liệt kê
và bình luận ra đây những cuốn sách viết về kỹ năng sống cho trẻ em:
-Bộ sách "Rèn luyện Kỹ năng sống dành cho học sinh" của tác giả
Duy Hoàng, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, xuất bản năm 2012 chia thành
nhiều tập như: Tập viết về "27 bài học tự cổ vũ bản thân"; "25 thói quen tốt để
thành cơng"; "78 bài học suy nghĩ tích cực để thành cơng"… dành cho học
sinh bậc tiểu học. Mỗi bài học là một câu chuyện cụ thể qua mỗi câu chuyện
rút ra cho trẻ một một bài học cụ thể. Cuốn sách cho học sinh sự trải nghiệm
cũng nhân vật chính trong câu chuyện qua đó giúp học sinh hiểu rõ hơn
những khó khăn trong cuộc sống, từ đó giúp học sinh rèn luyện và trưởng
thành lành lạnh.
-Bộ sách "Kỹ năng năng tồn cho trẻ" do Nhà Xuất bản Dân trí xuất bản
năm 2014 của tác giả Hàn Dương (Trung Quốc) được nhiều tác giả dịch lại
với 4 tập khác nhau: Tập 1: Sống khỏe ư? Đơn giản cực!, do Thanh Vân dịch;
Tập 2: Sống khỏe ư? Đơn giản cực kỳ!, dịch giả Thùy Dung; Tập 3: Trong
nhà chưa chắc đã an toàn đâu nhé, dịch giả Quân Đặng; Tập 4: Những cạm
bẫy ngoài đường phố, Happy Zeng dịch. Bộ sách là tổng hợp kiến thức kỹ

năng sinh tồn dành cho trẻ đề cập đến tất cả những mối nguy hiểm được miêu
tả qua 100 câu chuyện tranh cụ thể cung cấp cho trẻ những kiến thức đúng
đắn để phòng tránh hiệu quả nhất.
- Cuốn sách "Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ" do Trắc Nhã chủ biên,
Phương Thảo dịch của Nhà xuất bản Văn học thì dạy trẻ những kỹ năng giao
tiếp thành cơng trong những tình huống cụ thể. Nội dung cuốn sách cũng đề
cập đến sự lợi lại trong việc giao tiếp thành công và không thành công: Không
biết ăn nói đụng đâu hỏng đấy; Biết ăn nói, làm gì thuận đấy; Khéo ăn nói
muốn gì được nấy.
Tác giả Alpha Book biên soạn bộ sách "Thoát nạn trong gang tấc" gồm
15 chương, tập hợp thật đầy đủ và chi tiết những tình huống bất ngờ, nguy


10
hiểm mà bạn nhỏ có thể gặp phải trong sinh hoạt, đời sống: như "Trong nhà";
"Ngoài đường"; "Ở trường học", "Thiên nhiên"; "Ăn uống sức khỏe"… Mỗi
tập đều có những câu chuyện ngắn dạy các bạn nhỏ cách xử lí thật thơng minh
để có thể thốt nạn trong gang tấc và ngày càng trưởng thành. Chẳng hạn
trong tập 1 là những câu chuyện mách cho các em những "phép thuật" để
đánh bại những nguy hiểm thường gặp trong nhà hàng ngày như: "Kẻ gian đột
nhập, đối phó sao đây?"; "Cháy nhà rồi, tớ phải làm sao?; "Rắc rối trong
thang máy, xử trí thế nào?"; "Cái gì bay vào mặt tớ thế này"… Tất cả đều là
những câu chuyện cụ thể và bài học về việc thốt hiểm an tồn cụ thể đối với
trẻ em.
Cuốn sách không cho trẻ em khung lý thuyết khoa học về kỹ năng sống
để từ cách hiểu đó trẻ em có thể dễ dàng nhận diện những tình huống cụ thể
trong cuộc sống và có cách ứng biến linh hoạt. Với cách truyền đạt bằng câu
chuyện buộc trẻ em phải đọc tất cả những câu chuyện trong sách và gặp tình
huống tương tự mới biết cách ứng xử. Trong khi đó, cuộc sống có vơ vàn biến
động với những tình huống khó lường khơng có trong sách thì ngay cả khi đã

đọc hết những câu chuyện trong sách học sinh gặp tình huống ngồi sách
cũng sẽ không biết cách ứng xử.
Điều mà tác giả luận văn muốn nói đến ở đây là cần đưa ra khung lý
thuyết mang tính đặc thù cùng việc trích dẫn những câu chuyện cụ thể để trẻ
em có thể căn cứ vào khung lý thuyết đó ứng biến linh hoạt với các tình
huống cụ thể trong cuộc sống.
- Với nhiều năm nghiên cứu, nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh
Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên đã cho ra đời cuốn sách
"Giáo dục giá trị sống và Kỹ năng sống cho học sinh THPT". Cuốn sách được
viết lồng ghép giữa giá trị sống và kỹ năng sống. Đây là tiền đề đưa công tác
giáo dục kỹ năng sống vào trường học nhằm định hướng những kỹ năng cơ
bản cho học sinh.


11
Vấn đề giáo dục Kỹ năng sống hiện nay cũng đã và đang nhận được sự
quan tâm ủng hộ của mọi người. Bằng các phương pháp trực quan sinh động,
những Kỹ năng sống tích cực tạo điều kiện cho người trẻ bộc lộ những điểm
yếu và thế mạnh của bản thân, những xu hướng và sở thích cá nhân ... Việc
trang bị kỹ năng sống cho giới trẻ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho họ
những kỹ năng cần thiết, đó cịn là việc hướng dẫn giới trẻ cách thức vận
dụng nó vào thực tế cuộc sống như thế nào cho phù hợp với mỗi cá nhân và
môi trường sống tương ứng.
Hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nội dung kỹ năng sống,
nhưng chủ yếu mới nằm trong phạm vi nghiên cứu, ứng dụng cho việc giáo
dục kỹ năng sống trong nhà trường. Trong khi có nhiều phương tiện, cách
thức truyền tải thơng điệp về kỹ năng sống rất sinh động, phong phú về nội
dung, đa dạng về hình thức thể hiện, trong đó có báo chí.
- Bài viết "Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em" của
TS.Nguyễn Trọng Tiến, Trung tâm đào tạo và phát triển tài năng trẻ em

iSmartKids. Bài nghiên cứu chỉ ra 3 nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu kỹ năng sống:
Một là trẻ em được cha mẹ chăm sóc q kỹ, vơ tình tước mất khả năng
sinh tồn của con, trẻ được nuông chiều quá mức mất tính tự lập; Thứ hai là,
trẻ bị cơ đơn trong chính ngơi nhà của mình , giao tiếp gia đình eo hẹp do số
mẹ ít có thời gian giành cho con cái do như những chuyến đi công tác dài
ngày, do không sắp xếp được công việc giành thời gian tâm sự trị chuyện với
con. Khi ở nhà thì chăm chú xem cơng nghệ thay vì chơi với con; Thứ 3 là
chương trình giáo dục của chúng ta lý thuyết vẫn nhiều hơn thực hành, chú
trọng dạy văn hóa mà không quan tâm nhiều đến việc trang bị cho các kỹ
năng sống.
Bài viết phản ảnh được thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống hiện
nay nhưng tất cả chỉ nói chung chung mang tính chất hơ hào, khẩu hiệu nhưng
làm thế nào và cách thức thực hiện ra sao, triển khai trong thực tế như thế nào


12
cho hiệu quả thì bài viết khơng phản ánh được. Nói chung với bài viết này
phụ huynh đọc cũng thấy đây là câu chuyện cũ ai cũng biết, không dung nạp
được kiến thức mới, bài học từ thực tế mà bài viết mang lại.
- "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà
trường trung học phổ thông", Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, tác giả Hoàng
Nghĩa Kiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Luận văn đã đưa ra khách
nhiệm quản lý, quản lý giáo dục, kỹ năng, kỹ năng sống. Luận văn tập trung
phân tích góc độ tác động của cơng tác quản lý đối với hoạt động giáo dục
KNS trong nhà trường. Đề ra những giải pháp nâng cao tình quản lý hoạt
động giáo dục giá trị sống, KNS cho học sinh ở cấp THPT.
- Bài viết của tác giả Nguyễn Cao Thế, Bộ Môn Tâm lý Giáo dục,
Trường Đại học Hà Tĩnh đăng trên website của trường viết về "Bạo lực học
đường và những hậu quả". Bài viết chỉ ra rằng hậu quả của hành vi bạo lực
học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của

gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai
thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ cịn tốn nhiều
thời gian, cơng sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường.
Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề
bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học
đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng
liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.
- "Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học" - Tác
giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng. Luận văn
đưa ra hệ thống khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, giá trị sống cũng như tầm
quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh cấp
tiểu học. Đồng thời đề ra một số giải pháp nâng hiệu quả hoạt động giáo dục
giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở cấp tiểu học.


13
- "Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học" - Tác
giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng. Luận văn
đưa ra hệ thống khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, giá trị sống cũng như tầm
quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh cấp
tiểu học. Đồng thời đề ra một số giải pháp nâng hiệu quả hoạt động giáo dục
giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở cấp tiểu học.
- "Tổ chức phối hợp của huyện đoàn với nhà trường trung học phổ
thông thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở huyện Gia Lâm hiện
nay" - Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, tác giả Phùng Thị Hồi Thương, 2009.
Luận văn đề cập tới vai trị của tổ chức Đoàn thanh niên cấp huyện và nhà
trường cấp THCS trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở huyện Gia
Lâm hiện nay. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ, cách thức phối hợp giữa 2 tổ
chức sao cho hiệu quả.
- "Hãy dành nửa giờ mỗi ngày với con trẻ để chúng thông minh hơn",

Báo Thanh niên ra ngày 13/12/2015. Thông tin trên bài báo phân tích việc cha
mẹ mỗi ngày chơi cùng con, độc sách báo, đưa con đi chơi sẽ giúp con hiểu
biết và thơng minh hơn, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Vì vậy, một trong
những cách giúp con phát triển tốt hơn là cha mẹ nên chơi cùng con.
Bài: "Bộ Giáo dục: Không ép buộc học sinh học kỹ năng sống", đăng trên báo
điện tử Vnexpress.vn ra ngày 29/12/2015. Bài viết phân tích nội dung giáo
dục kỹ năng sống phải phù hợp với lứa tuổi, rèn luyện theo mức độ tăng dần
và không khiên cưỡng, không gây áp lực, không ép buộc học sinh tham gia.
Trong công văn mới nhất ngày 28/1, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục
khi tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo an toàn, nghiêm túc,
hiệu quả, dựa vào điều kiện thực tế của trường, địa phương và tâm lý lứa tuổi
của học sinh để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Các trường tránh tổ
chức hình thức, quá tải, khiên cưỡng, không gây áp lực, không ép học sinh
tham gia


14
Nhìn chung các cuốn sách, tài liệu, luận văn, bài báo khoa học kể trên
mới bước đầu đề cập đến một số khía cạnh của của vấn đề giáo dục KNS cho
trẻ em như khái niệm, thực trạng, giải pháp chung chung, công tác quản lý,
chỉ đạo hoạt động KNS trong nhà trường. Tuy nhiên, về mặt khoa học chưa
có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể, cơ bản nội dung giáo dục KNS cho trẻ em
trên báo chí nói chung và trên 5 tờ báo được khảo sát nói riêng chưa có
chuyên mục thật sự đặc sắc nói về kỹ năng sống.
Đây chính là lỗ hổng về mặt lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục được
nghiên cứu chuyên sâu, với mong muốn tìm kiếm các giải pháp, khuyến nghị
khoa học nhằm tiếp tục nâng cao vai trò của báo chí nói chung, báo in Việt
Nam nói riêng trong vấn đề giáo dục KNS cho trẻ em. Luận văn của tôi sẽ kế
thừa những giá trị đã được khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước đó và
coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai chuyên sâu đề tài nghiên

cứu của mình.
3. Mục đích v nhiệm vụ nghi n cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hình thành nhận thức lý luận - khung lý thuyết về vấn đề
nghiên cứu, qua khảo sát, đánh giá thực tế báo chí diện khảo sát, luận văn
phân tích vấn đề thực tiễn và đề xuất giải pháp và khuyến nghị khoa học
nhằm tiếp tục nâng cao năng lực và thông điệp tác động của báo in nói riêng
và báo chí nói chung trong vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em Việt
Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nói trên luận văn tập trung giải quyết mấy
nhiệm vụ chính sau đây:
- Bước đầu hình thành khung lý thuyết về vấn đề báo in đối với việc
giáo dục KNS cho trẻ em trên báo in hiện nay.


15
- Khảo sát thực trạng 5 tờ báo in diện khảo sát về vấn đề giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ em, nhìn nhận những vấn đề thực tế về vấn đề này.
- Phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó tìm kiếm giải
pháp, khuyến nghị khoa học nhằm tiếp tục nâng cao vai trò của báo in trong
vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là báo in với vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ em
- Phạm vi nghiên cứu là báo in cho trẻ em, chứ không phải báo chí về
trẻ em nói chung. Tức là khơng nghiên cứu nhóm báo về trẻ em nhưng dành
cho người lớn tuổi.
- Theo đó, đối tượng khảo sát báo gồm:
Báo Thiếu niên tiền phong, nhóm cơng chúng đích chủ yếu vào nhóm

cơng chúng trẻ em độ tuổi từ 6 - 16.
- Hoa học trị, nhóm cơng chúng đích chủ yếu tập trung phục vụ đối
tượng ở tuổi mới lớn từ 12- 15 tuổi.
- Mực Tím là tờ báo phục vụ nhóm cơng chúng đích thuộc nhóm tuổi
mới lớn 12 đến 18 tuổi tuy nhiên phạm vi nghiên cứu khảo sát của Luận văn
chỉ dừng lại ở 16 tuổi.
- Báo Nhi đồng là tờ báo phục vụ nhóm cơng chúng đích nhóm lứa tuổi
nhi đồng.
Theo đó, tác giả luận văn sẽ tập trung nghiên cứu nhóm đối tượng trẻ
em trực tiếp chịu tác động của báo chí (biết đọc từ 6- 16 tuổi) mà cụ thể ở đây
là báo in. Không nghiêm cứu đối tượng trẻ em chịu tác động gián tiếp thụ
động đối với báo in (chưa biết chữ từ 0- 5 tuổi).
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề kỹ năng sống mà 4 tờ báo
Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng, Hoa học trò, Mực tím viết cho trẻ em. Đó


16
là các bài báo liên quan đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Trong
đó, tập trung chủ yếu đến các kỹ năng sống chủ yếu thuộc 2 nhóm kỹ năng sơ
bản như Nhóm kỹ năng sinh tồn (Kỹ năng thốt hiểm; kỹ năng ứng phó, ứng
biến; Kỹ năng sử dụng các vật dụng; Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách
an tồn và hiệu quả); Nhóm kỹ năng ứng xử (Kỹ năng phản bác; Kỹ năng
thuyết phục, lấy thiện cảm từ người khác; Kỹ năng thiết lập mối quan hệ) cho
trẻ em trên năm tờ báo tiến hành khảo sát chủ yếu được thể hiện dưới dạng
chuyên mục, bài, loạt bài, truyện tranh... Thời gian tiến hành khảo sát là 1
năm (năm 2015) trên 4 tờ báo nói trên.
5. Cơ sở lý luận v phƣơng pháp nghi n cứu đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các

quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
của Đảng, Nhà nước và các chủ trương, định hướng của ngành Giáo dục về
công tác báo chí…
- Luận văn cũng sử dụng một số lý thuyết về báo chí - truyền thơng nói
chung và một số lý luận về báo chí in ấn nói riêng làm cơ sở cho việc nghiên
cứu và đánh giá.
- Cơ sở lý luận trực tiếp cho vấn đề nghiên cứu là hệ thống lý thuyết
báo chí về trẻ em trong cuốn Báo chí về trẻ em [12]. Mặt khác, tác giả cũng
tham chiếu các vấn đề lý thuyết truyền thông trong cuốn Truyền thông - Lý
thuyết và kỹ năng cơ bản [15].
5.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp thống kê phân tích:
Được dùng để xác định tầng số xuất hiện thống kê và phân loại các tác
phẩm báo chí thuộc diện khảo sát để tìm hiểu về tần suất các mảng vấn đề và
cách thức giải quyết vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.


×