Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đặc điểm một số chỉ số hóa sinh, nhân trắc dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh phong tàn tật tại bệnh viện da liễu thái bình năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.24 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

PHẠM VĂN HÙNG

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH,
NHÂN TRẮC DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN CỦA
NGƯỜI BỆNH PHONG TÀN TẬT TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÁI BÌNH NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƯỠNG

THÁI BÌNH - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

PHẠM VĂN HÙNG

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH,
NHÂN TRẮC DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN CỦA
NGƯỜI BỆNH PHONG TÀN TẬT TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÁI BÌNH NĂM 2020


LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG
Mã số:
Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ninh Thị Nhung
2. TS. Trương Hồng Sơn

THÁI BÌNH – 2021
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


LTTP
WHO
WHR
TTDD
TNLTD
HA
CN/CC
CC/T
CED
HDL
LDL
Hb
MUAC
BMI

Lương thực, thực phẩm
(World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới
(Waist Hip Ratio) Tỷ số vịng eo/vịng mơng
Tình trạng dinh dưỡng
Thiếu năng lượng trường diễn

Huyết áp
Cân nặng/chiều cao
Chiều cao/tuổi
(Chronic Energy Deficiency)Thiếu năng lượng trường diễn
(High density lipoprotein cholesterol): Lipoprotein
cholesterol tỉ trọng cao
(Low density lipoprotein

cholesterol)

Lipoprotein

Cholesterol tỉ trọng thấp
Hemoglobin
(Middle Upper Arm Circumference) Chu vi vòng cánh tay
(Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
1.1. Một số khái niệm....................................................................................3
1.1.1. Bệnh phong.....................................................................................3
1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng:....................................................................3
1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị:..................................................4
1.1.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:.....................................................4
1.2. Khái quát bệnh phong............................................................................5
1.2.1. Lịch sử bệnh Phong.........................................................................5
1.2.2. Tình hình mắc bệnh Phong..............................................................6

1.3. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm khẩu phần ở người
trưởng thành và một số trường hợp đặc biệt:..............................................10
1.3.1. Ảnh hưởng của dinh dưỡng không hợp lý tới sức khỏe:...............10
1.3.2. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn trên thế
giới:.........................................................................................................12
1.3.3. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn tại Việt
Nam.........................................................................................................18
CHƯƠNG 2.....................................................................................................25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................25
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu:......................................................................25
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:...................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:......................................................................27


2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:..............................................27
2.2.3. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu:........................................27
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu:.......................................................28
2.2.5. Một số kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu:.........................29
2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu...........................32
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu:............................................................36
2.2.8. Các biện pháp khống chế sai số:...................................................36
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:................................................36
2.2.10. Hạn chế của nghiên cứu:.............................................................37
CHƯƠNG 3.....................................................................................................38
KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................38
BÀN LUẬN....................................................................................................66
KẾT LUẬN.....................................................................................................87

KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng tham gia nghiên cứu theo giới tính và nhóm tuổi
.........................................................................................................................38
Bảng 3.2. Tình trạng hơn nhân và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
.........................................................................................................................39
Bảng 3.3. Mức độ chăm sóc và loại hình lao động hiện tại của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................................40
Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu..............................41
Bảng 3.5. Thời gian vào viện điều trị của đối tượng nghiên cứu....................42
Bảng 3.6. Phân độ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu..........................43
Bảng 3.7. Giá trị trung bình một số chỉ số nhân trắc của đối tượng theo giới
tính...................................................................................................................43
Bảng 3.8. Giá trị trung bình BMI, huyết áp của đối tượng nghiên cứu chia
theo giới tính...................................................................................................44
Bảng 3.9. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI của đối tượng nghiên
cứu chia theo giới tính.....................................................................................45
Bảng 3.10. Giá trị trung bình một số chỉ số sinh hóa của đối tượngchia theo
giới tính...........................................................................................................46
Bảng 3.11. Tỷ lệ đối tượng có rối loạn Lipid máu theo giới tính....................47
Bảng 3.12. Phân loại Protein, Albumin, Hb theo giới tính.............................47
Bảng 3.13. Người quan tâm chăm sóc bữa ăn của đối tượng tham gia nghiên
cứu...................................................................................................................48
Bảng 3.14. Số tiền trung bình mỗi bữa ăn chính của đối tượng tham gia
nghiên cứu.......................................................................................................49
Bảng 3.15. Nguồn hỗ trợ bữa ăn của đối tượng nghiên cứu...........................49
Bảng 3.16. Các hình thức hỗ trợ bữa ăn của đối tượng nghiên cứu...............50



Bảng 3.17. Số lượng bữa ăn của đối tượng nghiên cứu..................................50
Bảng 3.18. Số lượng bữa ăn bệnh viện cung cấp cho đối tượng ăn hoàn toàn
tại bệnh viện....................................................................................................51
Bảng 3.19. Tần suất tiêu thụ thường xuyên (≥ 3 lần/tuần) nhóm thực phẩm
giầu đạm..........................................................................................................52
Bảng 3.20. Tần suất tiêu thụ thường xuyên (≥ 3 lần/tuần) nhóm cá, thủy hải
sản và sữa........................................................................................................53
Bảng 3.21. Tần suất tiêu thụ thường xuyên (≥ 3 lần/tuần) nhóm dầu mỡ, ngũ
cốc và chế phẩm..............................................................................................54
Bảng 3.22. Tần suất tiêu thụ thường xuyên (≥ 3 lần/tuần) nhóm đậu đỗ các
loại, rau quả, đồ uống.....................................................................................55
Bảng 3.23. Giá trị năng lượng khẩu phần (Kcal/ngày) của đối tượng theo giới
.........................................................................................................................56
Bảng 3.24. Giá trị trung bình protein khẩu phần (g/ngày) của đối tượng chia
theo giới tính...................................................................................................57
Bảng 3.25. Giá trị trung bình Protein khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo
hình thức ăn tại bệnh viện...............................................................................57
Bảng 3.26. Giá trị trung bình lipid khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo
giới tính...........................................................................................................58
Bảng 3.27. Giá trị trung bình lipid khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo
hình thức ăn tại bệnh viện...............................................................................58
Bảng 3.28. Giá trị trung bình gulcid khẩu phần (g/ngày) của đối tượng theo
hình thức ăn tại bệnh viện chia theo giới tính.................................................59
Bảng 3.29. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng trong khẩu phần theo
giới tính...........................................................................................................59
Bảng 3.30. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng trong khẩu phần theo
hình thức ăn tại bệnh viện...............................................................................60



Bảng 3.31. Tỷ lệ đối tượng đạt về nhu cầu năng lượng khẩu phần chia theo
giới tính và hình thức ăn tại bệnh viện............................................................60
Bảng 3.32. Tỷ lệ đối tượng đạt về nhu cầu protein khẩu phần (g/ngày) chia
theo giới tính và hình thức ăn tại bệnh viện....................................................61
Bảng 3.33. Tỷ lệ đối tượng đạt về nhu cầu lipid khẩu phần (g/ngày) chia theo
giới tính và hình thức ăn tại bệnh viện............................................................62
Bảng 3.34. Tỷ lệ đối tượng đạt về nhu cầu glucid khẩu phần (g/ngày) chia
theo giới tính và hình thức ăn tại bệnh viện....................................................62
Bảng 3.35. Hàm lượng một số chất khoáng và viatmin trong khẩu phần theo
giới tính...........................................................................................................63
Bảng 3.36. Tỷ lệ đạt một số chất khoáng và viatmin trong khẩu phần chia
theo giới tính...................................................................................................64
Bảng 3.37. Tỷ lệ đạt một số chất khoáng và viatmin trong khẩu phần của đối
tượng...............................................................................................................65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu..........................41
Biểu đồ 3.2. Thời gian vào viện điều trị của đối tượng nghiên cứu................42
Biểu đồ 3.3. Số lượng bữa ăn bệnh viện cung cấp cho đối tượng ăn hoàn toàn
tại bệnh viện....................................................................................................51


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phong (hay còn gọi là bệnh Hủi, bệnh Cùi) là một bệnh truyền
nhiễm mãn tính do trực khuẩn Mycobacterium Leprae (trực khuẩn Hansen)
ảnh hưởng chủ yếu đến da và dây thần kinh ngoại vi, dẫn đến các tàn tật và
biến dạng thể chất , , .

Bệnh không gây chết người, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng
cách, có thể chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa tàn tật. Tuy nhiên, chẩn đoán muộn
sẽ để lại các biến chứng phong không hồi phục . Căn bệnh này có thể ảnh
hưởng đến sự hịa nhập xã hội, khẳng định bản thân trong cuộc sống dẫn đến
chất lượng cuộc sống ở người bệnh phong bị ảnh hưởng nghiêm trọng , , , .
Những khuyết tật về thể chất khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn
và ảnh hưởng đến khả năng lao động. Vì thế tình trạng thiếu lương thực đối
với người bệnh phong diễn ra phổ biến, người bệnh phong có tình trạng thiếu
lương thực trong năm kéo dài trung bình 101 ngày/năm. Để đáp ứng với tình
trạng đó họ tiêu thụ ít hơn các thực phẩm hoặc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn,
đặc biệt lượng cá và thịt bị ảnh hưởng thường xuyên. Một số nghiên cứu đã
cho thấy những người bỏ bữa để đối phó với tình trạng thiếu ăn như sau: Số
người đã dùng 02 bữa/ngày chiếm 59%, số người đôi khi thậm chí dùng 01
bữa một ngày chiếm 41%) thay vì ba bữa., .
Tại Việt Nam chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống bệnh
phong đã được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, trong đó đặc biệt ưu tiên
trợ cấp tiền nuôi dưỡng cho người bệnh phong tàn tật . Hiện nay mặc dù có
nhiều tiến bộ hơn về các kiến thức y học, nhưng nghiên cứu tình trạng dinh
dưỡng cho bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân phong - đối tượng chính sách bảo
trợ xã hội thì chưa có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu cùng với đánh giá về
chất lượng dinh dưỡng tại bệnh viện phong.


2
Bệnh viện Da liễu Thái Bình là bệnh viện chuyên khoa Da liễu có chức
năng ni dưỡng, chăm sóc, điều trị người bệnh phong của các tỉnh thuộc khu
vực Bắc Bộ. Bệnh viện có bộ phận nấu ăn tập trung và cung cấp bữa ăn đến
người bệnh dựa vào số tiền nhà nước hỗ trợ. Việc cải thiện bữa ăn, sự đa dạng
về thực phẩm của người bệnh phong là rất hạn chế. Bệnh viện chưa có khoa
Dinh dưỡng và kiến thức về dinh dưỡng của cán bộ nấu ăn cho người bệnh

phong cịn hạn chế. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phong trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh
nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn là cần thiết. Vì vậy chúng tơi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đặc điểm một số chỉ số hóa sinh, nhân trắc dinh dưỡng
và khẩu phần của người bệnh phong tàn tật tại bệnh viện Da liễu Thái
Bình năm 2020” với những mục tiêu:
1. Xác định một số chỉ số hóa sinh, nhân trắc dinh dưỡng của người bệnh
phong tàn tật được nuôi dưỡng tại bệnh viện Da liễu Thái Bình năm 2020.
2. Mơ tả đặc điểm khẩu phần của người bệnh phong tàn tật được nuôi
dưỡng tại bệnh viện Da liễu Thái Bình năm 2020.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Bệnh phong
Bệnh Phong (hay còn gọi là bệnh Hủi, bệnh Cùi) là một bệnh nhiễm
trùng mạn tính do trực khuẩn Mycobacterium Leprae (trực khuẩn Hansen)
gây nên. Bệnh tiến triển âm thầm, có khi suốt đời, bệnh khơng gây chết người
nhưng tổn thương da và các dây thần kinh cảm giác, vận động và dinh dưỡng.
Điều đặc biệt là nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có
thể để lại các di chứng tàn tật nặng nề ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt
động thường ngày, làm việc hay tạo ra thu nhập, ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống. Chính những di chứng này làm cho người ta sợ hãi, kỳ thị và xa
lánh người bệnh .
Từ thời thượng cổ, bệnh đã gợi nên hình ảnh khiếp sợ, gây nhiều thành
kiến chưa từng có như một bệnh nào khác.Về mặt khoa học bệnh phong, vi
khuẩn gây ra nó, các cơ chế miễn dịch, việc truyền bệnh... cịn là một bức
màn bí ẩn mà các nhà chun mơn bậc thầy cịn bó tay.

1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng:
Từ lâu người ta đã biết có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và
tình trạng sức khoẻ. Tình trạng dinh dưỡng có thể được định nghĩa là tập hợp
các đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ
thể phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng
các chất dinh dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình
trạng sinh lý và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Tình trạng dinh dưỡng tốt
phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể


4
có tình trạng dinh dưỡng khơng tốt, (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện
có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai , .
Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ
của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng.
1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị:
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là mức tiêu thụ năng lượng và các
thành phần dinh dưỡng mà trên cơ sở các kiến thức khoa học hiện nay, được
coi là đầy đủ để duy trì sức khỏe và sự sống của mọi cá thể bình thường trong
một quần dân cư.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, ở nước ta, cách ăn
uống, nếp sống, điều kiện lao động và tầm vóc thể lực của người Việt Nam
cũng không ngừng thay đổi. Bên cạnh các vấn đề thiếu dinh dưỡng còn phổ
biến như suy dinh dưỡng protein - năng lượng, thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc
biệt tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn cịn ở mức cao
thì tình trạng thừa cân - béo phì và một số bệnh mạn tính khơng lây liên quan
đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng, đó là gánh nặng kép về dinh
dưỡng. Các bệnh này cần được phòng chống chủ yếu bằng các biện pháp đảm

bảo một chế độ ăn cân đối về dinh dưỡng. Các thách thức trong bối cảnh mới
tiếp tục đòi hỏi những nỗ lực cao trong hành động hướng tới dinh dưỡng hợp
lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng , .
1.1.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là bước đầu tiên của q trình chăm sóc
dinh dưỡng. Mục đích của nó là có được thơng tin đầy đủ để xác định các vấn
đề liên quan đến ding dưỡng. Khi đánh giá dinh dưỡng cần phải so sánh giữa
các thông tin thu thập được với các tiêu chuẩn đáng tin cậy từ đó cung cấp
nền tảng cho việc chẩn đốn dinh dưỡng , ,.


5
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là xác định chi tiết, đặc hiệu và
tồn diện tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Đánh giá TTDD là cơ sở cho
hoạt động tiết chế dinh dưỡng, giúp xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng
cho người bệnh và cũng là cơ sở cho việc theo dõi các can thiệp về dinh
dưỡng cho người bệnh , .
Khơng có một giá trị riêng biệt nào của các kỹ thuật đánh giá TTDD có ý
nghĩa chính xác cho từng người bệnh. Việc phát hiện sớm tình trạng thiếu
dinh dưỡng giúp xây dựng chiến lược hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời thì hiệu quả
sẽ tốt hơn khi để người bệnh rơi vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng quá nặng
rồi mới can thiệp .
1.2. Khái quát bệnh phong
1.2.1. Lịch sử bệnh Phong
Bệnh phong là một trong những bệnh có từ lâu đời nhất của lồi người.
Theo tài liệu ghi chép về bệnh phong sớm nhất trên giấy cói ở Ai Cập khoảng
năm 1552 đến năm 1350 trước Công nguyên. Tiếp đến là người Ấn Độ đã mô
tả bệnh phong từ năm 600 năm trước Công nguyên. Bằng chứng đầu tiên là
các bộ xương của người Ai Cập vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và 2 xác
ướp của người Cop ở Ai Cập vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên đã chứng

minh được sự tàn phá của bệnh phong đối với cơ thể con người. Bệnh phong
lan thành dịch một cách chậm chạp vào thế kỷ thứ 12 - 13 ở châu Âu. Ở châu
Âu, có giai đoạn có tới 19 nghìn trại phong. Sau đó, tỉ lệ bệnh phong giảm
dần do đời sống kinh tế, văn hóa, và xã hội phát triển.
Năm 1973, Gerhard Henric Armauer Hansen lần đầu tiên đã tìm ra
nguyên nhân gây bệnh phong là do 1 loại vi khuẩn hình que có tên khoa học
là Mycobacterium leprae. Mặc dù vậy, song vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu
quả nên bệnh phong vẫn được coi là một trong “tứ chứng nan y”.


6
Từ năm 1941 đến năm 1981 Faget - người Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng
DDS vào điều trị bệnh phong, đã góp phần làm thay đổi phần nào quan niệm
sai lầm về bệnh phong. Tuy nhiên, do chỉ sử dụng một loại thuốc trong thời
gian dài nên đã dẫn đến xuất hiện chủng trực khuẩn phong kháng thuốc.
Từ năm 1982 đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo áp
dụng đa hóa trị liệu, sử dụng 2 đến 3 loại thuốc gồm rifampicin, clofazimine,
DDS vào điều trị cho người bệnh phong, đã làm giảm nhanh tỉ lệ bệnh phong,
giảm số người bị tàn tật, mở ra một hướng mới có thể loại trừ bệnh phong trên
phạm vi tồn cầu ,, , .
1.2.2. Tình hình mắc bệnh Phong
Tình trạng bệnh phong tồn cầu đã thay đổi đáng kể sau khi áp dụng đa
hóa trị liệu vào năm 1982 với việc giảm tỷ lệ lưu hành từ hơn 5 triệu trường
hợp vào giữa những năm 1980 xuống dưới 200.000 vào cuối năm 2016. Bệnh
phong là một trong những bệnh lâu đời nhất mà con người biết đến. Mặc dù
có những tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực của khoa học y tế, bệnh phong vẫn
tiếp tục là một thách thức về sức khỏe cộng đồng .
1.2.2.1. Tình hình bệnh phong trên thế giới:
WHO đã đưa ra chiến lược bệnh phong toàn cầu 5 năm 2016- 2020 vào
tháng 4 năm 2016 với tiêu đề "tăng tốc hướng tới một thế giới tự do" . Điều

này được xây dựng trên chiến lược 5 năm 2011- 2015 tập trung vào phát hiện
bệnh phong để giảm thiểu khuyết tật. Chiến lược trong 5 năm 2016 -2020
được xây dựng xung quanh ba trụ cột: (i) để tăng cường quyền sở hữu, điều
phối và hợp tác của chính phủ; (ii) để ngăn chặn bệnh phong và các biến
chứng của nó; và (iii) để ngăn chặn sự phân biệt đối xử và thúc đẩy hòa nhập.
Đặc biệt tập trung vào phụ nữ và trẻ em.
Theo báo cáo của WHO năm 2016, số ca mắc bệnh phong mới giảm dần
từ 265.661 ca năm 2006 xuống 210.758 ca vào năm 2015. Ở một số khu vực


7
trường hợp mắc mới tăng lên như châu Phi tăng từ 18.579 ca năm 2014 lên
20.004 ca năm 2015 và khu vực Đông nam Á tăng từ 154.834 ca năm 2014
lên 156.118 ca năm 2015. Khu vực Đông nam Á chiếm tỷ lệ phát hiện người
bệnh phong mới lớn nhất toàn cầu là 74%, tiếp theo là Châu Mỹ 14% và Châu
Phi là 9%. Xu hướng phát hiện trường hợp mới cho thấy sự suy giảm chậm
nói chung ở tất cả các khu vực của WHO .
Dữ liệu toàn cầu và khu vực chỉ ra sự gia tăng về số lượng các trường
hợp mới được báo cáo trong năm 2016. Tổng cộng có 214.783 trường hợp
mới được báo cáo từ 143 quốc gia trong năm 2016, tương ứng với tỷ lệ phát
hiện trường hợp mới toàn cầu là 2,9 trên 100.000 dân. Tăng hơn từ 211.973
trường hợp năm 2015, lên tới 214.783 trường hợp vào năm 2016. Mức tăng
này được cho là do các phương pháp tìm trường hợp tích cực được áp dụng
bởi các chương trình quốc gia và cải thiện báo cáo và thu thập dữ liệu. Có một
sự giảm nhẹ ở Châu Phi và Châu Mỹ. Các trường hợp mới tăng chủ yếu ở các
quốc gia Hồi giáo, tổng cộng có 205.304 trường hợp mới được báo cáo trong
năm 2016, chiếm 95,3% tỷ lệ trường hợp mới trên toàn cầu. Một xu hướng
tương tự đã được nhận thấy trong cùng khoảng thời gian 10 năm với các quốc
gia ưu tiên tồn cầu như Bỉ, đóng góp khoảng 94 - 96% của tỷ lệ trường hợp
mới toàn cầu. Năm 2016, trong số các quốc gia báo cáo các trường hợp mắc

bệnh phong mới, 33 quốc gia báo cáo khơng có trường hợp mới, 59 quốc gia
báo cáo từ 1 đến 99 trường hợp mới; 38 quốc gia báo cáo từ 100 đến 999; 10
quốc gia báo cáo từ 1000 đến 9999; và 3 quốc gia (Brazil, Ấn Độ và
Indonesia) đã báo cáo > 10.000 trường hợp .
Cập nhật bệnh phong toàn cầu, 2018: hướng tới một thế giới khơng có
bệnh phong. Số liệu thống kê hàng năm về bệnh phong cho năm 2018 đã
được nhận từ 161 quốc gia thành viên và vùng lãnh thổ .


8
Trong năm báo cáo, đã phát hiện ra 208.619 trường hợp bệnh phong mới
trên toàn cầu và tỷ lệ phát hiện trường hợp mới là 2,74 trên 100.000 dân. Tỷ lệ
lưu hành toàn cầu đã báo cáo vào cuối năm 2018 đã giảm 8.474 trường hợp so
với cuối năm 2017, khi có 192.713 trường hợp đang điều trị. Mặc dù tỷ lệ lưu
hành đã báo cáo giảm 4% trên toàn cầu, sự gia tăng được ghi nhận ở châu Mỹ,
Đông Địa Trung Hải và phía Tây Thái Bình Dương. Một sự giảm nhẹ (1,2%)
cũng đã được quan sát thấy trong số các trường hợp mới được phát hiện trên
toàn cầu. Mặc dù châu Phi và Đông Nam Á báo cáo ít hơn đáng kể, nhiều
trường hợp mới đã được báo cáo từ châu Mỹ, Đơng Địa Trung Hải và phía
Tây Thái Bình Dương.
Các trường hợp mới được báo cáo hàng năm trong 10 năm qua, giữa
năm 2009 và 2018, theo khu vực của WHO. Xu hướng cho thấy sự giảm
chậm trong việc phát hiện các trường hợp mới, từ 244.796 năm 2009 xuống
cịn 208.641 vào năm 2018. Trên tồn cầu, số trường hợp mới được phát hiện
giảm khiêm tốn, bằng 36.155 trường hợp mới hoặc 15%, trong 10 năm qua.
Đông Nam Á đã báo cáo ít hơn 4992 trường hợp (3,2%) so với năm
2017. Tất cả các khu vực khác của WHO đã báo cáo nhiều trường hợp mới
được phát hiện trong năm 2018 so với năm 2017, với mức tăng lớn nhất ở
Đông Địa TRung Hải (tăng 75 hoặc 22%), với Somalia chiếm một nửa số
trường hợp Vùng.

Khu vực Đông Nam Á chiếm 71% các trường hợp bệnh phong mới trên
toàn cầu; 2 quốc gia là Ấn Độ và Indonesia, đã đóng góp 92% tải trọng vụ
việc của Vùng. 3 quốc gia, Brazil, Ấn Độ và Indonesia, báo cáo> 10.000
trường hợp mới.
1.2.2.2. Tình hình bệnh phong ở Việt Nam:
Năm 1982 WHO khuyến cáo đa hóa trị liệu điều trị bệnh phong trên toàn
thế giới, Việt Nam đưa ra chương trình phịng chống phong theo từng cấp:


9
từng vùng, cấp tỉnh và cấp huyện, để loại trừ bệnh phong từ đó đến nay bệnh
phong được kiểm sốt và khơng cịn là vấn đề y tế cộng đồng, tuy nhiên, các
hình thức khám phát hiện bệnh phong vẫn được triển khai tại các tỉnh như
khám tiếp xúc, khám cụm dân cư, khám thơng qua hình ảnh, khám lồng ghép
vào các chuyên khoa khác, người bệnh tự đến cơ sở y tế (khám thụ động)…
người mắc bệnh phong được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tư vấn tự
chăm sóc tàn tật, được hỗ trợ kinh tế, nghề nghiệp…Các thuốc điều trị bệnh
phong vẫn được đảm bảo cung cấp miễn phí, kịp thời và đầy đủ, giảm thiểu
gánh nặng do bệnh phong gây ra:
Tính đến năm 2019, tình hình dịch tễ bệnh phong trong khu vực các tỉnh
phía Nam ổn định hạ thấp tỷ lệ phát hiện giảm từ 0.2 năm 2015 xuống 0.09
năm 2019; tỷ lệ lưu hành giảm từ 0.04/10.000 dân năm 2015 xuống
0.01/10.000 dân năm 2019; số người bệnh phong mới giảm đáng kể từ 70
bệnh nhâ năm 2015 xuống 35 người bệnh năm 2019. Tình hình tàn tật ít thay
đổi, một số tỉnh cịn cao như: Cà Mau: 372 người bệnh, Bình Thuận: 410
người bệnh, Kiên Giang: 368 người bệnh. Đến năm 2015 khu vực đã loại trừ
bệnh phong cấp tỉnh. Từ năm 2016 đến nay phấn đấu tiến tới loại trừ bệnh
phong quy mơ cấp huyện .
Theo báo cáo hoạt động phịng chống bệnh phong giai đoạn 2016-2018
của bệnh viện Da liễu Trung Ương, tỷ lệ lưu hành bệnh phong toàn quốc giảm

từ 0.02/10.000 dân năm 2016 xuống 0.01/10.000 dân năm 2018. Tỷ lệ phát
hiện bệnh phong mới giảm từ 0.15/100.000 dân năm 2016 xuống 0.1/100.000
dân năm 2018. Tỷ lệ tàn tật độ II giảm 23.91% năm 2016 xuống 18.75% năm
2018. Số bệnh nhâ đang quản lý ở Miền Bắc giảm 2162 năm 2016 xuống
2043 năm 2018. Số người bệnh đa hóa trị liệu ở Miền Bắc giảm từ 37 người
bệnh năm 2016 xuống 17 người bệnh năm 2018. Người bệnh mới toàn quốc
giảm 138 người năm 2016 xuống 96 người năm 2018, trong đó người bệnh


10
phong mới ở miền Bắc giảm từ 21 người bệnh năm 2016 xuống 12 người
bệnh năm 2018; tỷ lệ tàn tật độ II toàn quốc giảm 23.91% năm 2016 xuống
18.75% năm 2018 .
1.3. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm khẩu phần
ở người trưởng thành và một số trường hợp đặc biệt:
1.3.1. Ảnh hưởng của dinh dưỡng không hợp lý tới sức khỏe:
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của cả xã hội, là mục tiêu
phát triển, đồng thời cũng là nhân tố quyết định để đạt được sự phát triển bền
vững ở Việt Nam. Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao tình trạng dinh dưỡng và sức
khỏe người dân là trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị
và tồn xã hội, địi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền và
đồn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế là nòng cốt .
Dinh dưỡng và bệnh tật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ thể thiếu
hoặc thừa các chất dinh dưỡng đều có những biểu hiện bệnh lý liên quan.
Tình trạng thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới sự suy mòn của các cơ
quan trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới chức năng. Thiếu vi chất dinh dưỡng
và đa vi chất dinh dưỡng đặc hiệu ở người trưởng thành có thể gây nên tình
trạng trầm cảm, lo lắng và phục hồi chậm. Suy dinh dưỡng gây giảm trương
lực và sức bền của cơ. Thiếu dinh dưỡng trầm trọng và kéo dài gây mất cơ tim
và làm giảm hiệu suất của tim, chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Suy dinh dưỡng

ảnh hưởng đến gần như tồn bộ các mặt của hệ thống phịng vệ miễn dịch,
đặc biệt làm giảm khả năng miễn dịch điều hòa tế bào và sức đề kháng đối với
nhiễm trùng. Suy dinh dưỡng gây nên một gánh nặng kinh tế to lớn cho toàn
xã hội. Người cao tuổi bị suy dinh dưỡng có nhiều nhu cầu về chăm sóc sức
khỏe và hỗ trợ xã hội hơn, có thời gian nằm viện lâu hơn và tạo nên gánh
nặng cho người chăm bệnh , .


11
Với tình trạng thừa dinh dưỡng cấp tính làm giảm nhiều mặt của chức
năng miễn dịch, làm tăng tải oxy hóa, gây tăng sinh nhiễm trùng. Các biến
chứng điển hình của thừa dinh dưỡng cấp tính bao gồm ứ dịch, tăng đường
huyết, tăng lipid máu, biến chứng gan, thận và hội chứng ni ăn lại. Thừa
dinh dưỡng mạn tính là một nguyên nhân quan trọng nhất gây béo phì và các
rối loạn chuyển hóa liên quan .
Theo thống kê, bệnh mạn tính khơng lây bao gồm béo phì, đái tháo
đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư,…đang là nguyên
nhân dẫn đến tử vong của 40 triệu người trên thế giới mỗi năm. Ở Việt Nam
các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh chóng, là nhóm bệnh có tỉ lệ
tử vong cao nhất, chiếm 73% các trường hợp .
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chứng mình rằng, việc
thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh có tác động mạnh
mẽ tới sức khỏe của mỗi con người trong suốt cả cuộc đời, thậm chí liên quan
đến cả thế hệ sau của họ (dinh dưỡng với chu kỳ vòng đời). Hành vi ăn uống
thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại mà cịn có thể là
ngun nhân của các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và đái tháo đường sau
này hay không .
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý làm gia tăng các bệnh mạn tính khơng
lây liên quan đến dinh dưỡng. Theo kết quả cuộc Tổng điều tra các yếu tố
nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế tiến hành năm 2015 (STEP2015) cho thấy có đến 57,2% số người trưởng thành (18 đến 69 tuổi) ăn ít

rau/trái cây (tức là ăn ít hơn 5 suất rau/trái cây trung bình trong 1 ngày - theo
định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới); mức tiêu thụ muối hiện nay của người
Việt Nam cao gấp 2 lần mức khuyến nghị (theo khuyến nghị của WHO là
5gam muối/người/ngày, tương đương với 8g bột canh, hoặc 25ml nước mắm,
hoặc 35ml xì dầu), có đến 28,1% số người thiếu hoạt động thể lực (tức là có


12
<150 phút hoạt động thể lực cường độ trung bình trên tuần hoặc tương
đương). Điều tra STEPS 2015 cho thấy nhóm độ tuổi 18-69 tuổi đều có các
yếu tố nguy cơ cao .
1.3.2. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn trên
thế giới:
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng tổng số người lớn tuổi hoặc cao tuổi
(≥60 tuổi) trên toàn thế giới sẽ vượt qua con số 1,2 tỷ vào năm 2025. Người
cao tuổi đặc biệt dễ bị suy dinh dưỡng vì có nhiều vấn đề thực tế gặp phải
trong việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Khi tuổi tác ngày càng cao, mặc dù
cả khối lượng cơ thể nạc và tỷ lệ trao đổi chất cơ bản đều giảm dẫn đến giảm
nhu cầu năng lượng, nhu cầu về các chất dinh dưỡng quan trọng khác lại tăng
lên . Do đó, việc đưa tất cả các loại thực phẩm vào chế độ ăn một cách thích
hợp cần phải được quan tâm. Vì dinh dưỡng của người cao tuổi ảnh hưởng
đến khả năng miễn dịch cũng như chức năng, nên đây là một thành phần quan
trọng của chăm sóc người cao tuổi cần được chú ý hơn nữa.
Nghiên cứu tỷ lệ và mối tương quan của suy dinh dưỡng ở người cao
tuổi ở khu vực thành thị ở Coimbatore năm 2016 của AC Mathew cho thấy
trong số 190 người cao tuổi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao
19,47% và 24,73% có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tình trạng chức năng kém,
tình trạng kinh tế xã hội kém, sống độc thân / góa bụa / ly hơn và khơng có
lương hưu có liên quan độc lập với suy dinh dưỡng. Trong nghiên cứu, mối
liên hệ có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa tình trạng kinh tế xã hội kém

nói chung và suy dinh dưỡng. Cũng quan sát thấy mối liên hệ đáng kể giữa
suy dinh dưỡng và những người khơng có lương hưu. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
cao ở những người lớn tuổi trong tình trạng kinh tế xã hội kém .
Cũng trong nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng của cộng đồng - người lớn
tuổi sống ở vùng nông thôn Nepal năm 2017 của Saruna Ghimire và cộng sự


13
cho thấy BMI trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 21,4 ± 3,9
kg/m2; tỷ lệ suy dinh dưỡng và có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, lần lượt là
24% và 65% .
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ số sức khỏe nhân trắc học và mức
tiêu thụ thức ăn ở người lớn tuổi hoạt động thể chất của Pablo Valdés Badilla
và cộng sự năm 2017 cho thấy tần suất phần trăm tiêu thụ các loại thực phẩm
ở mức thấp so với các khuyến nghị hàng ngày về sữa (18,9% khơng sử dụng;
22,2% Ít hơn một lần một ngày; 43,5% 1/2 khẩu phần một ngày), trái cây
(3,9% khơng sử dụng; 14,9% Ít hơn một lần một ngày; 43,8% 1/2 khẩu phần
một ngày), thực phẩm ngũ cốc (38,4% khơng sử dụng; 21,2% Ít hơn một lần
một ngày; 26,2% 1/2 khẩu phần một ngày), đồ uống có đường (55,1% khơng
sử dụng; 23,1% ít hơn một lần một ngày; 16,0 ½ khẩu phần một ngày), ít sử
dụng đồ ăn vặt, đồ ăn nhẹ và đồ chiên rán, hầu hết người tham gia đều có ăn
sáng 93,4% và bữa ăn sử dụng chủ yếu là rau .
Đánh giá dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở
người già Nepal năm 2019 của Man Kumar Tamang và các cộng sự cho thấy
25,6% người cao tuổi ở mức dinh dưỡng bình thường; 49,6% có nguy cơ suy
dinh dưỡng và 24,8% nằm trong ngưỡng suy dinh dưỡng, những người cao
tuổi thất nghiệp có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 3,23 lần so với những
người có việc làm, những người cao tuổi báo cáo thiếu hoạt động thể chất có
nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 4,67 lần .
Nghiên cứu các yếu tố dự báo suy dinh dưỡng ở người già trên 65 tuổi ở

miền đông Ethiopia: Mối quan tâm sức khỏe cộng đồng bị lãng quên của
Abdu Oumer Abdu và cộng sự năm 2020, kết quả: Tổng số 592 người trả lời
(93,4%) đã được phỏng vấn. Khoảng 51,7% và 15,7% được phát hiện có nguy
cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng tương ứng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao
hơn ở những người dân nông thôn, không đi làm và khơng có bảo hiểm y tế.


14
Những người bị đau mãn tính, nhập viện trước đó và khơng có khả năng trang
trải chi phí cá nhân là yếu tố dự báo suy dinh dưỡng .
Tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan giữa dân số cao tuổi sống
trong cộng đồng ở thị trấn Debre Berhan, khu North Shewa, Ethiopia năm
2020 của Mezemir Y có kết quả 21,1% bị suy dinh dưỡng và 49,3% có nguy
cơ suy dinh dưỡng. Tần suất bữa ăn: 75,07% ăn 3 bữa ăn trở lên trong cuộc
sống hàng ngày, 17,89% người cao tuổi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa trong
cuộc sống hàng ngày của họ, ngay cả khi không nhịn ăn trong tổng số những
người được hỏi có 10,56% người đã giảm lượng thức ăn xuống một cách
nghiêm trọng, có nghĩa là ít hơn 3/4 bữa ăn đầy đủ của họ. Phân loại tuổi về
tình trạng dinh dưỡng của các nhóm người cao tuổi như sau; 60–64 tuổi
13,3% bị suy dinh dưỡng, 47,6% có nguy cơ suy dinh dưỡng và 39,9% được
ni dưỡng bình thường, ở nhóm 65–74 tuổi 18,4% bị suy dinh dưỡng, 52,8%
có nguy cơ suy dinh dưỡng và 28,8% được ni dưỡng bình thường và nhóm
75 tuổi trở lên 38,4% bị suy dinh dưỡng, 43,8% có nguy cơ suy dinh dưỡng
và 17,8% được ni dưỡng bình thường .
Trong nghiên cứu của KM Thouhidur Rahman năm 2020 về Các yếu tố
liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người già ở một khu vực được chọn
của Dhaka, Bangladesh, kết quả có tổng cộng 125 người được hỏi đã hồn
thành cuộc phỏng vấn, và trong số đó có 25,6% bị suy dinh dưỡng và 58,4%
có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Trong đó 22,0% nam và 28,8% nữ bị suy dinh
dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và có nguy cơ suy dinh dưỡng của những người

được hỏi sống khơng có bạn đời tương ứng là 28,6% và 65,3%.  Tỷ lệ cao hơn
đáng kể ở người bị trầm cảm, răng miệng kém và không được học .
Một số nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của người bệnh phong:
Một nghiên cứu về thói quen ăn uống, khẩu phần ăn và tình trạng dinh
dưỡng của những người có tiền sử mắc bệnh phong ở Hàn Quốc năm 1997,


15
do Se-Young Oh; Hee Young Paik; Dalae Ju thực hiện trên 87 người bệnh
mắc bệnh phong (42 nam và 45 nữ) từ ba làng tái định cư ở tỉnh Kyunggi. Kết
quả cho thấy: khoảng hai phần ba đối tượng đã hơn 60 tuổi, về thể lực: 40%
đối tượng có khó khăn trong việc thực hiện cơng việc gia đình. Khoảng một
phần ba các đối tượng khơng có đủ sức khỏe để lên cầu thang. Đối với một
nửa trong số họ, đứng trong hơn 15 phút là một nhiệm vụ khó khăn. Nữ có
khả năng thể chất kém hơn nam. Thói quen ăn uống: 60% đối tượng cho biết
họ không bỏ bữa. Một phần ba đối tượng cho biết họ bỏ bữa ăn nhiều hơn ba
lần một tuần, chủ yếu là do khơng muốn ăn. Khoảng 50% đối tượng khơng có
cảm giác ngon miệng. So với nam, nữ bỏ bữa thường xuyên hơn và ít thèm ăn
hơn. Khoảng 30% đối tượng chỉ có bữa ăn khi họ cảm thấy đói. Ăn bên ngồi
khơng được ưa thích; khoảng 80% trong số họ hiếm khi ăn ngoài. Thức ăn và
dinh dưỡng: Các đối tượng ăn cơm và kim chi (bắp cải muối và củ cải) nhiều
hơn một lần một ngày. Trung bình, họ tiêu thụ 648g gạo và 88g kim chi mỗi
ngày. Lượng gạo nhiều hơn gấp đơi so với trung bình quốc gia (314 g) trong
khi kim chi ít hơn trung bình quốc gia (115 g). Thực phẩm ăn nhiều hơn một
lần một ngày bởi hơn 25% đối tượng là gạo, lúa mạch, đậu, kim chi, hành tây,
bột đậu và cà phê. Điều này cho thấy các đối tượng có chế độ ăn uống đơn
điệu phụ thuộc chủ yếu vào gạo và kim chi. Mức tiêu thụ năng lượng trung
bình hàng ngày lần lượt là 1750 và 1473 kcal đối với nam và nữ. Mức tiêu thụ
năng lượng tuyệt đối của nam cao hơn nữ nhưng về tỷ lệ phần trăm của chỉ số
về mức độ đầy đủ cho một chất dinh dưỡng dựa trên mức cho phép hàng ngày

được đề xuất của Hàn Quốc, sự khác biệt nhỏ đã được tìm thấy giữa họ
(86,5% và 81,4% của Hàn Quốc cho nam và nữ, tương ứng). Lượng vi chất
dinh dưỡng thấp, đặc biệt là đối với nữ. Nữ giới có 57% cho thiamin, 72%
cho riboflavin; tiêu thụ ít canxi và sắt hơn so với nam giới .


16
Nghiên cứu Sự phụ thuộc chức năng và tình trạng dinh dưỡng của những
người sống sót sau bệnh phong ở Sungai Buloh, Malaysia năm 2016 cho kết
quả: Cân nặng trung bình 56.14± 13.82 Kg, cân nặng thấp nhất 36 Kg, cao
nhất 106 Kg; chiều cao: trung bình 153.48 ± 8.67 cm, thấp nhất 133 cm, cao
nhất 170 cm. BMI trung bình: 22.77 ± 5.78, thấp nhất 16.65, cao nhất 40.89;
vịng cánh tay: trung bình 26.34 ± 0.48 cm, thấp nhất 18cm, cao nhất 37 cm.
Có 9,6% suy dinh dưỡng và 49,3% có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tỷ lệ người
khuyết tật là 56,2%, đi bộ lên cầu thang là cần trợ giúp cao nhất (50,7%) .
Nghiên cứu Mối tương quan giữa liệu pháp và hồ sơ lipid của người
bệnh mắc bệnh phong: Có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn sau khi điều
trị không? năm 2017 ở những người bệnh trải qua điều trị bệnh phong ở
Brazil. 84 người bệnh trưởng thành của cả hai giới tính trong độ tuổi từ 20
đến 60 tuổi và được chẩn đoán mắc bệnh phong thể ít vi khuẩn hoặc bệnh
phong thể nhiều vi khuẩn đã được lựa chọn sau khi điều trị đa hóa trị liệu. Kết
quả cho thấy: Cholesterol tồn phần là 193,8 ± 29,4 mg/dL ở dạng ít vi khuẩn
và 203,5 ± 41,7 mg/dL ở dạng nhiều vi khuẩn. LDL-c trung bình là 116,9 ±
22,7 mg/dL ở người bệnh ít vi khuẩn và 121 ± 31,3 mg/dL ở người bệnh
nhiều vi khuẩn. Mức triglyceride trung bình là 123,4 ± 45,2 mg/dL ở dạng ít
vi khuẩn và 147,4 ± 88,9 mg/dL ở dạng nhiều vi khuẩn. Đánh giá TTDD theo
BMI cho thấy 41,67% bình thường, trong khi 55,96% có BMI vượt mức.
Khẩu phần chủ yếu của những người bệnh này là thức ăn nghèo protein .
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hàm lượng chất dinh dưỡng và thói quen
uống cà phê và tỷ lệ thiếu máu ở những bệnh nhân phong trước đây năm 2018

của Sadar Ginting và cộng sự. việc tiêu thụ thức ăn của người bệnh phong,
ngoài việc ăn gạo như một loại lương thực chính, cịn ăn bánh mì và mì. Tuy
nhiên, về các món ăn kèm, hầu hết đều tiêu thụ các nguồn protein từ thực
phẩm thực vật, cụ thể là đậu phụ tiêu thụ hầu như mỗi ngày. Thức ăn động vật


×