Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư gan điều trị tại trung tâm ung bướu bệnh viện bãi cháy tỉnh quảng ninh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 101 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan có 2 loại là ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ
phát. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2018 cho thấy
ung thư gan đứng thứ 5 về tỷ lệ mắc và đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong trong các
loại ung thư. Năm 2018 thế giới ghi nhận hơn 840 nghìn người phát hiện mới
ung thư gan, phần lớn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Quỹ
Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã xếp Việt Nam trong nhóm những nước mắc
ung thư gan cao nhất. Theo số liệu từ GLOBOCAN năm 2018, đối với Việt
Nam, ung thư gan là loại ung thư hàng đầu cả về mức độ phổ biến cũng như
tỷ lệ tử vong, với tổng số 25.335 ca mắc mới/năm , . Chính vì vậy nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến ung thư gan hiện nay là chủ đề rất được quan tâm.
Trước đây, tiên lượng của người bệnh Ung thư gan rất kém, thường chỉ
sống thêm 6 tháng đến 1 năm kể từ khi được chẩn đoán. Đến nay, các tiến bộ
về chẩn đoán và điều trị, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và dân trí khiến cho
người dân quan tam đến sức khỏe nhiều hơn, tỉ lệ phát hiện ung thư gan ở giai
đoạn sớm ngày càng tăng lên.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện
nay, rất nhiều người bệnh ung thư gan khơng được chăm sóc dinh dưỡng đúng
trong suốt thời gian trị bệnh, nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh
dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế
giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời giai sống của
bệnh nhân. Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú
trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Mỗi năm, nước ta có
khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết
vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u, con số trên đã phần nào cho thấy tác
động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng


2
nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng


nề , , .
Bên cạnh việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư
gan thì đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư gan cũng là
một vấn đề đang được hết sức quan tâm. Thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
chất lượng cuộc sống của bênh nhân ung thư gan phụ thuộc vào giai đoạn
phát hiện bệnh. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư gan là vấn đề
mới ngày càng được quan tâm của người bệnh cũng như những người làm
cơng tác chăm sóc sức khỏe. Tại Việt Nam do điều kiện kinh tế và do tình
trạng gia tăng nhanh chóng các bệnh ung thư gan, chất lượng cuộc sống của
người bệnh ung thư gan ở mức độ nào? chưa có nghiên cứu nào đánh giá về
chất lượng cuộc sống của người bệnh , , .
Vì vậy để nâng cao về chất lượng cuộc sống, cũng như cải thiện về tình
trạng dinh dưỡng cho người bệnh mắc bệnh ung thư gan, được hiệu quả trong
điều trị và cung cấp cho người bệnh những thông tin đầy đủ, toàn diện hơn về
tiến triển của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, giúp người bệnh cải thiện
khả năng thích nghi và hịa nhập với cuộc sống, nhất là bệnh ung thư gan
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và
chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư gan điều trị tại trung tâm
ung bướu bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh năm 2019” với mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ SDD và thói quen ăn uống của người bệnh ung thư gan
đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh Viện Bãi Cháy, tỉnh
Quảng Ninh năm 2019.

2.

Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư gan đang điều
trị tại Trung tâm Ung bướu, thuộc Bệnh Viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh
năm 2019.



3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Ung Thư
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), Ung Thư là sự tăng trưởng
khơng được kiểm sốt và sự xâm lấn lan rộng của tế bào, Ung thư là một bệnh
lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào
tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát
triển của cơ thể .
1.1.2. Ung Thư gan: Phụ thuộc vào nơi Ung Thư khởi phát, có hai cách để
phân loại Ung Thư gan
- Ung Thư gan nguyên phát: Là Ung Thư có thể khởi phát từ gan gồm:
+ Ung Thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là Ung Thư gan phổ biến nhất
+ Ung Thư ống mật (Ung Thư biểu mơ đường mật) ít phổ biến hơn;
+ Sarcôm mạch máu là một thể hiếm gặp
+ Ung Thư nguyên bào gan là một thể rất hiếm gặp
- Ung Thư gan thứ phát: Xảy ra khi các tế bào Ung Thư từ một cơ quan khác
trong cơ thể lan đến gan hay còn gọi là ung thư di căn gan, thường gặp hơn
nhiều so với ung thư gan nguyên phát. Ung thư của đại tràng, trực tràng, phổi
hay vú có thể di căn gan âm thầm .
1.1.3. Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm đa chiều, thường bao
gồm những đánh giá chủ quan về cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của
cuộc sống . Thuật ngữ "chất lượng cuộc sống" đối với mọi người và mọi
ngành học có thể quan niệm rất khác nhau, mặc dù sức khỏe là một trong
những yếu tố quan trọng của chất lượng cuộc sống, những lĩnh vực khác
như việc làm, nhà ở, trường học, quan hệ với người xung quanh, các khía

cạnh của nền văn hóa, các giá trị và tâm linh cũng là những khía cạnh ảnh


4
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, đo lường chất lượng cuộc sống, là
rất phức tạp .
1.1.4. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Các khái niệm về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và các
yếu tố của nó đã bắt đầu hình thành từ những năm 1980, bao trùm hết những
yếu tố của chất lượng cuộc sống (CLCS) bị ảnh hưởng bởi sức khỏe hoặc thể
chất hoặc tinh thần . Ở cấp độ cá nhân, điều này bao gồm nhận thức về sức
khỏe thể chất, tinh thần và mối tương quan của chúng, bao gồm cả rủi ro về
sức khỏe, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội, và tình trạng kinh tế xã hội, Ở
cấp độ cộng đồng, bao gồm các điều kiện, chính sách và thực tiễn ảnh hưởng
đến nhận thức sức khỏe của một cộng đồng dân cư. Hiểu biết về các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe cho phép cơ
quan y tế hợp pháp hóa việc giải quyết các lĩnh vực chính sách công liên quan
đến sức khỏe xung quanh một bối cảnh chung bao gồm cả các dịch vụ xã hội,
quy hoạch cộng đồng và kinh tế . Đo lường chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe có thể giúp xác định những gánh nặng của các căn bệnh và cung
cấp những hiểu biết mới có giá trị để hiểu mối quan hệ giữa chất lượng cuộc
sống liên quan đến sức khỏe và các yếu tố nguy cơ, đo lường chất lượng cuộc
sống liên quan đến sức khỏe sẽ giúp giám sát tiến độ trong việc đạt được mục
tiêu y tế quốc gia. Phân tích các dữ liệu giám sát chất lượng cuộc sống liên
quan đến sức khỏe có thể phân nhóm các đối tượng dựa vào tình trạng sức
khỏe, hướng dẫn can thiệp để cải thiện tình hình của họ và ngăn chặn hậu quả
nghiêm trọng hơn. Giải thích và cơng bố những dữ liệu này có thể giúp xác
định các nhu cầu cho chính sách y tế và pháp luật, giúp phân bổ nguồn lực,
hướng dẫn xây dựng kế hoạch chiến lược, và theo dõi hiệu quả của các can
thiệp cộng đồng rộng lớn , .



5
1.1.5. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng (SDSD) là một trạng thái mất cân bằng (thiếu hoặc thừa)
về năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác gây ra những hậu quả bất
lợi đến cấu trúc, chức năng của từng bộ phận cơ thể và gây ra bệnh tật. Hội
Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu đã đề xuất định nghĩa suy dinh
dưỡng cho người bệnh như sau: “Suy dinh dưỡng là một tình trạng cung cấp
thiếu, khơng đầy đủ hay rối loạn hấp thu dinh dưỡng dẫn đến làm thay đổi
thành phần cơ thể (giảm khối mỡ tự do và khối tế bào cơ thể), làm giảm chức
năng về thể chất, tinh thần và suy giảm kết quả điều trị bệnh” .
Tuy nhiên, suy dinh dưỡng ở người bệnh cịn có thể do tình trạng tăng dị
hóa trong chấn thương, viêm và các stress chuyển hóa. Nếu như suy dinh
dưỡng do khẩu phần cung cấp khơng đủ thì có thể dễ dàng can thiệp và hồi
phục bằng hỗ trợ dinh dưỡng. Nhưng đối với các bệnh lý gây tăng dị hóa, tạo
ra cân bằng năng lượng và nitơ âm tính thì khơng thể phục hồi bằng liệu pháp
dinh dưỡng đơn thuần, kể cả khi được nuôi ăn dư thừa. Thơng thường, chỉ khi
giai đoạn dị hóa bắt đầu giảm mới có thể hồi phục lại các mơ đã mất. Do đó,
Ủy ban hướng dẫn đồng thuận Quốc tế đã thống nhất chẩn đoán suy dinh
dưỡng dựa trên nguyên nhân của tình trạng đói và bệnh lý. “Suy dinh dưỡng
do đói” là khi có tình trạng đói mạn tính và khơng có viêm; “suy dinh dưỡng
do bệnh mạn tính” khi có tình trạng viêm ở mức độ nhẹ đến vừa (như suy
giảm chức năng cơ thể, ung thư, viêm khớp hay béo phì); “suy dinh dưỡng do
tổn thương hay bệnh cấp tính” là khi có tình trạng viêm cấp tính nặng (như
nhiễm trùng nặng, bỏng, chấn thương, sau đại phẫu thuật) .
Ngoài ra, để sử dụng thuật ngữ “suy dinh dưỡng” theo cả nghĩa thiếu
và thừa dinh dưỡng, suy dinh dưỡng được định nghĩa “là tình trạng rối loạn
dinh dưỡng bán cấp hay mãn tính, trong đó có sự kết hợp thừa dinh dưỡng,
thiếu dinh dưỡng và tình trạng viêm ở nhiều mức độ khác nhau dẫn đến sự

thay đổi về thành phần và suy giảm chức năng cơ thể” .


6
1.2. Thực trạng mắc ung thư gan và Suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư
1.2.1. Tình hình mắc ung thư gan
Ung thư gan là một trong 6 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Vào
năm 2008, có khoảng 40.000 nam và khoảng 20.000 nữ được chẩn đoáng mắc
ung thư gan tại châu Âu, năm 2012, cả thế giới có 782.000 ca mắc mới. Nó
cũng là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ hai trong số các loại ung thư hiện
nay, ung thư gan phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Tại châu Âu, cứ 1000 nam
thì có 10 người và 1000 nữ thì có 2 người mắc ung thư gan. Ở giai đoạn sớm,
ung thư gan thường khơng có biểu hiện bệnh, chính vì thế những trường hợp
mắc bệnh thường được chẩn đoán khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn trầm
trọng. Bệnh có xu hướng liên quan tới tuổi tác, với đa số ca được chẩn đoán
mắc bệnh nằm ở độ tuổi trên 75. Tuy nhiên, ở một số khu vực có nền kinh tế
đang phát triển như châu Á hay châu Phi thì bệnh có thể phát triển ở những độ
tuổi trẻ hơn. Khoảng 83% bệnh nhân ung thư gan đến từ những quốc gia có
nền kinh tế kém hoặc đang phát triển .
Trước đây, thời gian sống thêm trung bình của ung thư gan không cao do
thời gian đầu bệnh nhân hầu hết không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi bệnh
đã ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn. Theo nghiên cứu của Zhao và
cộng sụ tại Trung Quốc trên 743 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan, nghĩa là
bệnh nhân ở giai đoạn gần như sớm nhất và được điều trị triệt để, thời gian
sống thêm trung bình cũng chỉ là 72 tháng, và tỉ lệ sống sau 1 năm, 3 năm và
5 năm lần lượt là 91.5%, 70.3% và 55.3% .
Ở Việt Nam, các nghiên cứu ở một số tỉnh thành cho thấy ung thư gan rất
thường gặp. Cũng giống như các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ mắc
ung thư gan hiệu chỉnh theo tuổi ở nước ta khá cao, hơn 20/100000 dân, đồng
thời với tỉ lệ tử vong cao nhất trong các nguyên nhân tử vong do ung thư,

31% ở nam và 20% ở nữ. Nguyên nhân gây ung thư gan ở nước ta chủ yếu là
virus viêm gan B. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B chiếm tới hơn 70%


7
các bệnh nhân ung thư gan. Tuổi mắc bệnh ung thư gan dao động từ 40 đến
60 tuổi, là độ tuổi lao động chính, đóng góp nhiều cho xã hội. Chính vì vậy,
nhóm bệnh nhân ung thư gan rất cần được quan tâm nghiên cứu để cải thiện
về khả năng chẩn đoán, điều trị cũng như chất lượng cuộc sống để giảm bớt
gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội .
Tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm tiếp nhận
khoảng 500 ca ung thư gan mới. Trong những năm gần đây, mỗi năm, Việt
Nam có đến 10.000 ca mắc bệnh mới, và trở thành quốc gia có tỉ lệ người mắc
bệnh ung thư gan hàng đầu thế giới. Phần lớn các bệnh nhân lại phát hiện
bệnh trong giai đoạn muộn nên việc chữa trị khơng cịn hiệu quả.
Một nghiên cứu gần đây dựa trên các số liệu hiện có và sử dụng các
thuật tốn để tính tốn tiên lượng cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính tăng
từ 6,4 triệu người năm 1990 lên khoảng 8,4 triệu năm 2005 và tiên lượng
đến năm 2025 là 8 triệu. Đó là kết quả của chương trình tiêm chủng để
phịng nhiễm HBV. Trong khi đó tỷ lệ xơ gan và ung thư gan do HBV lại có
xu hướng tăng cao: năm 1990 là 21.900 đối với xơ gan, 9.400 đối với ung
thư gan thì đến năm 2025 các số liệu tương ứng là 58.650 và 25.000. Tỷ lệ
tử vong do HBV tăng từ 12.600 năm 1990 và có thể lên tới 40.000 ở năm
2025 .
1.2.2. Thực trạng Suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư
a/ Trên thế giới.
Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư là thường gặp: Tỉ lệ thay đổi tùy
thuộc từng địa điểm, loại ung thư, giai đoạn ung thư. Suy dinh dưỡng làm
tăng tỉ lệ biến chứng và tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi
phí điều trị, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Kết quả nghiên cứu của Ferigollo năm 2018 có 60 bệnh nhân đã được
đánh giá tình trạng dinh dưỡng, hầu hết trong số họ là nữ (58,3%), người
trưởng thành (51,7%), bị ung thư ruột kết và trực tràng (45%) và được ghi


8
danh vào các chu kỳ điều trị hóa trị đầu tiên (68%) với bệnh kèm theo ( 77%).
PG-SGA cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (77%) trong mẫu, giảm cân nặng
(40%) và giảm tiêu thụ thực phẩm (41,7%) với các triệu chứng tiêu hóa (75%)
và thay đổi về năng lực chức năng (78 %), kết luận sự cần thiết phải can thiệp
dinh dưỡng quan trọng (70%). Các thông số sinh hóa cho thấy một số giảm
albumin huyết thanh (56%) và tổng số tế bào lympho (76%) .
Các nghiên cứu quốc gia tại Anh cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng gặp ở
khoảng 1/3 số người bệnh. Suy dinh dưỡng phổ biến ở hầu hết các lứa tuổi và
các nhóm bệnh. Tuy nhiên, nhóm đối tượng trên 65 tuổi có tỷ lệ suy dinh
dưỡng cao hơn so với nhóm dưới 65. Các bệnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao là
bệnh đường tiêu hóa (41%), ung thư (40%), bệnh lý thần kinh (31%) .
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu, tỷ lệ suy
dinh dưỡng chiếm 20-60% người bệnh nằm viện và có đến 30-90% bị mất cân
đối trong thời gian điều trị .
Kết quả nghiên cứu tại Tây Ban Nha cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng gặp
ở khoảng 50% số người bệnh điều trị ngoại khoa. Nhóm người bệnh có tình
trạng dinh dưỡng tốt có thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm người bệnh
suy dinh dưỡng. Điều này cịn có liên quan đến việc sử dụng thuốc cao hơn,
xét nghiệm chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao hơn. Kết quả này cũng tương tự
như kết quả nghiên cứu của tác giả Francisca Leide da Silva Nunes và cộng
sự tại Brazil .
Một nghiên cứu khác tại Đức cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của người
bệnh nằm viện là 53,6% theo SGA và 44,6% theo NRS. Trong thời gian nằm
viện, người bệnh nhận được trung bình 759,9 +/- 546,8 kcal / ngày. Tỷ lệ suy

dinh dưỡng tăng lên ở người bệnh bị bệnh lý gan mật và tiêu hoá, trầm cảm
hoặc chứng sa sút trí tuệ. Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với suy dinh
dưỡng là nghỉ ngơi và bất động tại giường. Bệnh nhân nhập viện phải chịu


9
đựng liệu pháp dinh dưỡng không đầy đủ và nguy cơ phát triển suy dinh
dưỡng tăng cao trong thời gian nằm viện .
Một nghiên cứu của tác giả Surat Komindr và cộng sự tại Thái Lan cho
biết, suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện gặp chiếm tới 40,5% với 24,8%
có mức độ suy dinh dưỡng vừa và 15,7% là suy dinh dưỡng nặng .
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu, tỷ lệ suy
dinh dưỡng (SDD) ở người bệnh phẫu thuật là 40-50% . Một bệnh nhân khi
được phẫu thuật là một stress đối với cơ thể. Để đáp ứng với tình trạng stress
này, cơ thể sẽ tiết ra các hormon như: cortisol, epinephrine, glucagon, GH,
aldosterol, ADH... làm tăng nhu cầu chuyển hóa, nên cơ thể cần nhiều năng
lượng hơn. Sau mổ, sự lành vết thương, cơ thể có q trình đáp ứng viêm, tiết
ra những chất kích hoạt các tuyến nội tiết tiết ra các chất tương tự như với
stress, vì vậy nhu cầu năng lượng càng tăng hơn nữa. Sau phẫu thuật, ngoài lý
do người bệnh bị suy dinh dưỡng từ trước thì chính cuộc phẫu thuật đã làm
thay đổi về chuyển hóa (như tăng hoạt động giao cảm, tăng tốc độ chuyển
hóa, cân bằng nitơ âm tính, tăng Cytokins và các Interleukin…), làm thay đổi
về sinh lý (tăng tính thấm ruột, giảm chiều cao nhung mao dẫn đến làm tăng
thẩm lậu vi khuẩn, dễ gây nhiễm trùng,...) khiến cho tình trạng dinh dưỡng
của người bệnh ngày càng xấu .
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của vấn đề dinh dưỡng trước
và sau mổ, dinh dưỡng kém có liên quan đến kết cục sau mổ kém, chậm lành
vết thương, khó cai máy thở (đối với các bệnh nhân phải thở máy sau mổ),
suy dinh dưỡng, nhiễm trùng vết mổ...Từ đó làm tăng tỉ lệ tử vong chu phẫu
cho người bệnh, xác định các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng từ

đó có kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, nâng cao tổng trạng trước mổ, phòng suy
dinh dưỡng sau mổ, giúp bệnh nhân mau hồi phục, xuất viện sớm, giảm được
chi phí điều trị từ đó giảm được chi phí y tế cho quốc gia. Nhịn ăn uống đúng


10
trước mổ, thời gian nhịn ngắn hơn, giúp bệnh nhân giảm được các bất lợi của
đáp ứng stress đối với cơ thể mà không làm tăng nguy cơ hít sặc khi làm các
thủ thuật gây mê hồi sức. Sau mổ, ăn lại sớm có thể trong vịng 24 giờ được
chứng minh là có lợi cho bệnh nhân . Ni ăn sớm đường tiêu hóa làm giảm
thời gian nằm viện sau khi phẫu thuật. Giảm tỷ lệ biến chứng, giảm tỷ lệ tử
vong và chức năng hệ tiêu hóa sớm hoạt động trở lại.
Một nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa San Benedetto del Tronto, Ý,
cho thấy tình trạng dinh dưỡng bị tổn hại đã xuất hiện ở hơn một nửa (54%)
bệnh nhân (suy dinh dưỡng 10% và nguy cơ suy dinh dưỡng ở 44% bệnh
nhân). Nữ giới có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn nam giới (48% so với
41%, nữ so với nam) và tỷ lệ suy dinh dưỡng rõ ràng cũng cao hơn so với
nam giới (14% so với 7%, p <0,05, nữ so với nam) .
Theo kết quả nghiên cứu của Somboon Subwongcharoen và cộng sự
năm 2019 nhằm so sánh chi phí và thời gian nằm viện của bệnh nhân phẫu
thuật suy dinh dưỡng và được nuôi dưỡng tốt, đối với cả nhóm bệnh lành tính
và ác tính thì bệnh nhân suy dinh dưỡng có thời gian nằm viện dài hơn và chi
phí điều trị nhiều hơn so với những người bệnh được nuôi dưỡng tốt .
Nghiên cứu của Pirlich tại Đức cho thấy 22% bệnh nhân nằm viện bị
suy dinh dưỡng, tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDD) của bệnh nhân nằm viện ở
Argentina là 47% trong đó suy dinh dưỡng nặng chiếm 12%, tỉ lệ suy dinh
dưỡng của bệnh nhân nằm viện ở Brazil là 56,5% trong đó SDD nặng là
17,4%, SDD trung bình là 39,1% .
Một nghiên cứu khác ở Úc trên bệnh nhân tuổi lớn hơn 60 trong một
năm từ 2014 - 2015 cho kết quả chỉ có 49,7% bệnh nhân được khám sàng lọc

dinh dưỡng, 53,5% bệnh nhân được xác nhận bị suy dinh dưỡng bởi công cụ
SGA. Bệnh nhân suy dinh dưỡng có thời gian nằm viện lâu hơn, tỷ lệ tử vong
ở các bệnh nhân này cao hơn và các bệnh nhân cịn sống có chất lượng cuộc
sống kém hơn .


11
b/ Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện
dao động khác nhau tùy theo từng loại bệnh lý, phụ thuộc vào các ngưỡng giá
trị của các công cụ đánh giá.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương Quỳnh, các bệnh
nhân ung thư tham gia nghiên cứu được đo chiều cao, cân trọng lượng cơ thể
và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế thế giới dựa vào chỉ số
khối cơ thể (BMI), đánh giá nguy cơ dinh dưỡng theo công cụ đánh giá chủ
quan người bệnh (SGA), phỏng vấn khẩu phần ăn và chỉ số hóa sinh
(Hemoglobin, Albumin) được thu thập từ bệnh án. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tình trạng Suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đang ở mức khá cao.
Trong đó, tỷ lệ Suy dinh dưỡng theo BMI là 27,3% và thừa cân/béo phì là
2,7%, có 58,0% người bệnh ung thư có nguy cơ suy dinh dưỡng theo phân
loại SGA. Có 21,4% đối tượng nghiên cứu bị suy dinh dưỡng theo phân loại
Albumin, tỷ lệ người bệnh thiếu máu là 58,0%. Tỷ lệ người bệnh có khẩu
phần ăn 24 giờ khơng đạt nhu cầu khuyến nghị chiếm 59,3% .
Theo nghiên cứu của Dương Thị Phượng và cộng sự về tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016 cho
thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là 20% theo chỉ số khối cơ thể (BMI), có 51,7%
bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng theo phân loại SGA, có 29,1% đối
tượng nghiên cứu bị suy dinh dưỡng theo phân loại Albumin. Từ những số
liệu của nghiên cứu trên có thể thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân
ung thư đang ở mức khá cao .

Tình trạng dinh dưỡng và thành phần của chế độ ăn uống là các yếu tố
liên quan đến nguy cơ ung thư tế bào gan, họ cũng có một vai trị quan trọng
liên quan đến tiên lượng của bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan. Một
số thành phần vi lượng đã được tìm thấy có mối tương quan nghịch với nguy
cơ mắc ung thư tế bào gan. Để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thành xơ


12
gan hoặc ung thư tế bào gan ở bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do
rượu, điều tối quan trọng là phải tối ưu hóa trạng thái trao đổi chất. Tuy
nhiên, bằng chứng từ các thử nghiệm can thiệp trong tương lai được thiết kế
tốt với mục đích giảm tỷ lệ mắc ung thư tế bào gan hoặc kéo dài thời gian
sống ở bệnh nhân bị ung thư tế bào gan dựa trên sửa đổi dinh dưỡng vẫn còn
được tạo ra .
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 292 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa
có điều trị hóa chất tại Bệnh viện K nhằm mơ tả tình trạng dinh dưỡng và chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong tổng số 292 trường hợp nghiên cứu,
208 (71,2%) là nam và 84 (28,8%) là nữ, tuổi trung bình là 57,6 ± 9,99.
Nghiên cứu cho thấy theo chỉ số khối cơ thể, tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng
là 35,2% và theo phân loại SGA có 121 (41,4%) bệnh nhân phân loại đủ dinh
dưỡng SGA A, 171 (58,5%) phân loại suy dinh dưỡng (SGA B và SGA
C).chúng tôi theo phân loại SGA cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng dinh
dưỡng tốt chiếm tỷ lệ 42,4% và có đến 58,6% có nguy cơ suy dinh dưỡng
(SDD) hoặc suy dinh dưỡng vừa và nặng (SGA B và C). Trong đó, tỷ lệ bệnh
nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng chiếm 11% .
Theo các nghiên cứu từ 2010 đến 2015 tại các bệnh viện tuyến tỉnh và
một số bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, Chợ Rẫy, tỷ lệ suy dinh
dưỡng của người bệnh nằm viện khoảng 40% - 50% theo thang đánh giá
SGA. Một số trường hợp bệnh lý nặng như người bệnh phẫu thuật gan mật
tụy, người bệnh ăn qua sonde dạ dày, tỷ lệ suy dinh dưỡng có thể chiếm tới

70%. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng có tới 60% người bệnh ở Việt
Nam bị suy dinh dưỡng khi nằm viện. Đặc biệt, nghiên cứu tại Bệnh viện
Bạch Mai, trong số 308 người bệnh điều trị ở khoa Tiêu hóa và khoa Nội tiết,
thì có đến 71,9% bị suy dinh dưỡng. Thời gian nằm viện kéo dài có liên quan
chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng. Đặc biệt hiện nay số người cao tuổi điều
trị các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng ngày càng gia tăng. Tuy


13
nhiên, vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh chưa được nhìn nhận đúng vai trị
trong thực tế hiện nay .
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Huy, khoảng 50% người bệnh đã có
biểu hiện suy dinh dưỡng ngay khi nhập viện nhưng chỉ 12,5% người bệnh
được phát hiện. Suy dinh dưỡng làm cho các vết thương, tổn thương lâu lành,
suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ
lệ biến chứng, tử vong và chi phí điều trị. Ngồi ra, hậu quả của việc suy dinh
dưỡng ở người bệnh còn làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa, giảm mức
lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi dược động học của
thuốc, tỷ lệ tái nhập viện cao, chất lượng cuộc sống giảm. Trên người bệnh
suy dinh dưỡng, tỉ lệ xuất hiện biến chứng nhiều hơn từ 2 đến 20 lần .
Nghiên cứu của Trần Văn Vũ thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng
ở người bệnh suy thận mạn các giai đoạn khác nhau, chưa có chỉ định lọc
máu. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng từ khoảng 20% đến trên 70% tùy
theo giai đoạn bệnh và phương pháp đánh giá .
Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Trọng Nghị và các cộng sự thực
hiện tại Bệnh Viện Quân Y 103, theo chỉ số BMI có 106/414 bệnh nhân được
đánh giá là suy dinh dưỡng (SDD), trong đó suy dinh dưỡng nhẹ chiếm tỷ lệ
cao nhất 64/106 bệnh nhân (60,4%) và SDD nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất
14/106 bệnh nhân (13,2%) .
Trong một nghiên cứu khác tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai,

Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện bị suy dinh dưỡng cao, ở cả 2 nhóm hồi sức tích cực
và nội khoa, tỷ lệ suy dinh dưỡng theo Prealbumin lên tới trên 60% .
Tỷ lệ suy dinh dưỡng người bệnh nằm viện theo BMI năm 2014; 2015
trong nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Thu lần lượt là 23,0%; 21,0%. Tỷ lệ
suy dinh dưỡng nặng đánh giá qua cơng cụ SGA (đối với nhóm ≤ 65 tuổi) và
MNA (đối với nhóm trên 65 tuổi) là 29,0%; 28,2% lần lượt ở năm 2014;
2015. Suy dinh dưỡng vừa, nhẹ là 21% năm 2014 và 17% năm 2015 .


14
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thư và cộng sự năm 2017 tại
Bệnh viên Trung ương quân đội 108, tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng lúc nhập
viện theo BMI là 16,7%; theo SGA là 35,7%; theo protein máu là 31,0% và
theo albumin là 73,8%; có 47,6% bệnh nhân ăn sonde có trào ngược, 14,3%
bệnh nhân bị tiêu chảy. Sau 1 tuần điều trị tình trạng dinh dưỡng của các bệnh
nhân nặng ngày càng xấu đi, tỷ lệ % bị suy dinh dưỡng theo thang SGA (>11
điểm) sau 1 tuần điều trị tăng từ 35,7% lên 78,6%, OR =2,03; p<0,05; hàm
lượng protein, albumin máu và số lượng hồng cầu, huyết sắc tố đều giảm rõ
rệt: mức giảm tương đối từ 6,9% đến 10,3% (p<0,05) .
Nghiên cứu cắt ngang trên 124 bệnh nhân (69 nam và 55 nữ) trong đó độ
tuổi từ 18 - 80 tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 năm 2013 đến
tháng 8 năm 2013 của Chu Thị Tuyết nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng
của bệnh nhân lúc nhập viện để phẫu thuật đường tiêu hóa (đánh giá theo
phương pháp tổng thể chủ quan SGA và chỉ số khối cơ thể BMI). Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo
chỉ số BMI và giới: BMI dưới 18,5 chiếm tỷ lệ 33,87%. Nguy cơ dinh dưỡng
theo phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGA): nguy cơ dinh dưỡng
mức độ vừa (SGA – B) 39,52%, nguy cơ mức độ nặng (SGA – C) 6,45%.
SGA-B ở phẫu thuật dạ dày là 40,82%, đại/trực tràng là 38,78%, gan mật là
12,24% và tụy là 8,16%. SGA- C ở các nhóm phẫu thuật dạ dày, đại/trực

tràng, gan mật và tụy lần lượt là (62,5%, 25%, 12,5%, 0%). Suy dinh dưỡng
thường gặp ở bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa, theo phương pháp đánh
giá SGA: nguy cơ B và C lần lượt là: 39,52% và 6,45%. Đánh giá theo chỉ số
khối cơ thể: BMI dưới 18,5 (kg/m2) là 33,87% .
1.3. Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư gan
Đối với ung thư gan, một bệnh không chữa khỏi được và điều trị chủ yếu
để giảm tốc độ tiến triển bệnh, kéo dài thời gian sống và duy trì cho bệnh
nhân khơng bị khó chịu bởi các triệu chứng, chất lượng cuộc sống (CLCS)


15
được xem là yếu tố quan trọng, cũng như thời gian sống không bệnh và tổng
thời gian sống. Ở bệnh nhân ung thư gan, các triệu chứng được phản ánh là đủ
nặng để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là rối loạn giấc
ngủ, giảm chức năng tình dục, cổ chướng, ngứa, mệt mỏi, hay chuột rút. Các
chỉ điểm về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe được sử dụng trong
các thử nghiệm cũng là dựa trên các triệu chứng này. Trong ung thư gan,
ngoài triệu chứng bệnh, chính các biện pháp điều trị cũng có thể gây suy
nhược nghiêm trọng và cần thiết phải xem xét tác động của phương pháp điều
trị lên chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân .
Năm 2005, Steel và cộng sự tiến hành nghiên cứu giá trị của FACTHep trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư gan mật với
cỡ mẫu 158 bệnh nhân. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe được
đánh giá ở thời điểm bắt đầu (trước khi điều trị), 3 tháng (n= 55), 6 tháng
(n= 27) sau đó. Kết quả, độ ổn định nội tại của tất cả các phần trong thang
điểm FACT - Hep đều đủ ở tất cả các thời điểm. FACT - Hep đủ nhạy để
phát hiện các thay đổi trong các chỉ điểm lâm sàng (alkaline phosphatase,
alpha- fetoprotein, hemoglobin và thời gian sống), cái phản ánh tiển triển
của bệnh cũng như đáp ứng với điều trị. Kết luận, FACT- Hep là công cụ
đáng tin cậy, tương quan với các chỉ điểm lâm sàng của tiến triển bệnh và
đáp ứng với điều trị

Năm 2006, Jenifer L.Steel nghiên cứu sự khác biệt về chất lượng cuộc
sống (CLCS) của bệnh nhân ung thư gan, bệnh gan mạn tính và nhóm chứng.
272 bệnh nhân gồm 83 bệnh nhân ung thư gan, 51 bệnh nhân bệnh gan mạn
tính và 138 bệnh nhân thuộc nhóm chứng. Sự thay đổi về chất lượng cuộc
sống vừa có ý nghĩa thống kê, vừa có ý nghĩa lâm sàng. Nghiên cứu đã rút ra
kết luận bệnh nhân ung thư gan có chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe kém hơn nhóm bệnh nhân bệnh gan mạn hay nhóm dân số chung. Tuy


16
nhiên, bệnh nhân ung thư gan hay nhóm bệnh gan mạn tính lại có chỉ số hài
lịng về gia đình và xã hội tốt hơn nhóm dân số chung .
Một nghiên cứu của tác giả Cui-Xia Qiao năm 2012 tiến hành trên 140
bệnh nhân ung thư gan đã chỉ ra chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
của bệnh nhân bị ung thư gan xấu đi dần dần với sự tiến triển của các giai đoạn
di căn hạch. Theo nghiên cứu này, điểm FACT- Hep trung bình giảm có ý nghĩa
thống kê theo giai đoạn di căn hạch khối u giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, giai
đoạn 3A, giai đoạn 3B (687 ± 39,69 so với 547 ± 42,57 so với 387 ± 51,24 so
với 177 ± 71,44, P = 0,001). Xem xét riêng phần tình cảm và thể chất thì điểm
cũng giảm dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3B. Riêng phần quan hệ gia đình,
xã hội, chỉ có giai đoạn IIIB thì điểm thấp hơn hẳn so với giai đoạn I .
Theo kết quả nghiên cứu của Jonathan Klein, mất cảm giác ngon miệng
và mệt mỏi được đo bằng QLQ-C30 về mặt lâm sàng và thống kê xấu đi sau 1
tháng điều trị nhưng đã hồi phục sau 3 tháng. Vào lúc 3 và 12 tháng sau khi
điều trị, điểm số FACT-Hep đã được cải thiện so với mức cơ bản ở mức 13% /
19%, xấu đi ở mức 36% / 27% và vẫn ổn định ở mức 51% / 54%. Sử dụng
điểm số Sức khỏe toàn cầu QLQ-C30, chất lượng cuộc sống đã cải thiện 16%
/ 23%, xấu đi 34% / 39% và duy trì ổn định ở mức 50% / 38% sau 3 và 12
tháng. Thời gian sống trung bình là 17,0 tháng (khoảng tin cậy 95% CI, 12,319,8 tháng). Điểm số cơ bản cao hơn trên cả sức khỏe toàn cầu FACT-Hep và
QLQ-C30 có liên quan đến khả năng sống sót được cải thiện. Tỷ lệ nguy hiểm

tử vong giảm 10 đơn vị chất lượng cuộc sống (CLCS), lần lượt là 0,90 và
0,88. Kích thước khối u tương quan nghịch với tỷ lệ sống .
Riad Salem nghiên cứu 29 bệnh nhân nút mạch xạ trị (Y90) và 27 bệnh
nhân nút mạch hóa chất tại Chicago, Illinois nhằm so sánh sự cải thiện chất
lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân ung thư gan điều trị bằng 2 phương
pháp trên. Sử dụng FACT- Hep đánh giá ở thời điểm trước điều trị, sau điều
trị 2 tuần. Ở thời điểm bắt đầu (trước khi điều trị), các nhóm được so sánh về


17
điểm Child - Pugh và toàn trạng, mặc dù bệnh nhân nhóm được TACE thì
gánh nặng về khối u thấp hơn và bệnh ở giai đoạn ít tiến triển hơn, nhưng
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm FACT- Hep giữa 2 nhóm, có thể do cỡ
mẫu nhỏ. Mặc dù ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân được điều trị
nút mạch xạ trị có chất lượng cuộc sống tốt hơn có ý nghĩa, dựa vào điểm hài
lòng về xã hội, về khả năng hoạt động, và điểm đặc hiệu cho nút mạch. Điểm
chất lượng cuộc sống chung và FACT- Hep cũng cao hơn. Như vậy, ở nghiên
cứu này, nút mạch xạ trị mặc dù được áp dụng cho các bệnh nhân bệnh ở giai
đoạn tiến triển hơn, kết quả thu được lại là cải thiện vài khía cạnh trong chất
lượng cuộc sống hơn, trong khi TACE được áp dụng cho những bệnh nhân nhẹ
hơn, nhưng điểm chất lượng cuộc sống lại kém hơn. Tuy nhiên, do cỡ mẫu q
nhỏ, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa trong chất lượng cuộc sống liên quan đến
sức khỏe FACT- Hep .
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ung thư. Các nghiên cứu hầu hết đều chỉ ra rằng sau khi mắc
bệnh, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thay đổi theo hướng tiêu cực và
có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm về bệnh như giai đoạn của ung thư
và thời gian mắc bệnh.
Một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư vú cho thấy điểm chất lượng
cuộc sống (CLCS) tổng quát ở mức trung bình (58,6 điểm); chức năng thể

chất (85,8 điểm) và nhận thức (78,6 điểm) ở mức độ thấp hơn, và thấp nhất là
chức năng hoạt động (71,7 điểm), cảm xúc (70,6 điểm) và xã hội (67,1 điểm).
Kết quả phân tích về các yếu tố liên quan trong nghiên cứu này góp phần hỗ
trợ cán bộ y tế trong đánh giá nhanh chất lượng cuộc sống của người bệnh,
làm cơ sở cho quá trình giao tiếp, hướng dẫn và giúp người bệnh lựa chọn
quyết định điều trị tốt nhất cũng như cảnh báo những tác dụng phụ mà người
bệnh phải trải qua .


18
Năm 2016, một nghiên cứu chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân
ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân cho điểm chất
lượng cuộc sống trung bình là 61,7 ± 12,7. Kết quả phân tích cũng cho thấy
những bệnh nhân có tình trạng hoạt động càng kém, và những bệnh nhân có
giai đoạn bệnh càng nặng thì điểm chất lượng cuộc sống càng giảm, Điểm
chất lượng sống của bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật ở mức
trung bình, 61,7; Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm số chất lượng
sống trung bình, và điểm trung bình triệu chứng, trung bình chức năng với
tình trạng hoạt động và giai đoạn bệnh .
Theo kết quả nghiên cứu của Nông Văn Dương và các cộng sự trên 42
bệnh nhân tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên đã chỉ ra sau 1 tuần điều trị
các điểm số chất lượng cuộc sống đều được cải thiện có ý nghĩa thống kê;
điểm số sức khỏe tổng quát tăng lên 58,5 điểm. Mức độ đau ảnh hưởng đến
chất lượng sống về chức năng hoạt động, nhận thức, cảm xúc, sức khỏe
chung. Có sự khác biệt về điểm số nhận thức giữa nam và nữ; dân tộc Kinh
khác biệt với dân tộc thiểu số về chức năng hoạt động, cảm xúc và sức khỏe
tổng quát; nhóm tuổi dưới 60 có chức năng hoạt động và sức khỏe chung tốt
hơn; và vị trí ung thư cũng khiến chức năng thể chất có sự khác biệt ý nghĩa.
Kết luận: Tình trạng đau vừa, nặng khi nhập viện khá cao; chất lượng cuộc
sống mức trung bình, tuy nhiên được cải thiện có ý nghĩa khi được điều trị

thuốc giảm đau theo bậc thang .
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị nội
trú tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Quân y 103, tác
giả Nguyễn Mai Anh đã cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống
(CLCS) lĩnh vực sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên cứu là 52,0; cao
nhất là chức năng cảm xúc 59,8 điểm; thấp nhất là chức năng xã hội 38,3
điểm. Các yếu tố: cơ sở vật chất, hoạt động điều trị, nhân lực và quy trình,
quy định đều có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh


19
ung thư. Những người bệnh đánh giá được điều trị “Rất tốt” có điểm sức khỏe
tổng quát cao nhất 58,9. Nhóm nhận được hỗ trợ kinh tế từ xã hội và thường
xun tiếp xúc với các kênh thơng tin có điểm sức khỏe tổng quát cao hơn,
tương ứng 60,6 và 59,1. Sự hỗ trợ giữa những người bệnh cũng ảnh hưởng tốt
đến chất lượng cuộc sống (CLCS) .
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thế Anh năm 2019 trên bệnh
nhân ung thư thanh quản, trước điều trị phẫu thuật, chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ung thư thanh quản bị ảnh hưởng ở các khía cạnh "tâm lý - cảm
xúc", "rối loạn giọng nói", "mất ngủ" và "suy giảm tình dục". chất lượng cuộc
sống chung bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Sau điều trị phẫu thuật, chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân giảm thấp nhất ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật
và hồi phục dần sau đó .
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành về chất lượng cuộc sống của người
bệnh ung thư tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2017 mô tả cắt ngang,
gồm 200 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bệnh ung thư và đang điều trị
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ 15/02/2017 đến
15/07/2017. Chất lượng cuộc sống của các người bệnh ung thư là thấp, điểm
trung bình theo bộ câu hỏi FACT-G là 47,03 điểm (SD = 13,84). Trong đó,
lĩnh vực thể chất có điểm cao nhất là 16,24 điểm (SD = 5,49), thấp nhất là

lĩnh vực hoạt động (6,14 điểm – SD = 4,16), hai lĩnh vực quan hệ gia đình xã
hội và tinh thần lần lượt là 12,39 điểm (SD = 2,97), 12,26 điểm (SD = 6,14).
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư có mối tương quan với: giai
đoạn bệnh, thời gian mắc bệnh và phương pháp điều trị, Thời gian mắc bệnh
dài, giai đoạn nặng hơn của bệnh cũng như những bệnh nhân đang được điều
trị chăm sóc giảm nhẹ có chất lượng cuộc sống thấp hơn .
- Các triệu chứng trầm cảm hay gặp ở bệnh nhân ung thư là: mệt mỏi,
buồn chán (70,8%), rối loạn giấc ngủ (70,1%), khí sắc giảm (59,1%) và
chán ăn (56,4%).


20
- Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư là 57,7%, trong đó: trầm cảm nhẹ
32,2%, trầm cảm vừa 18,8% và trầm cảm nặng 6,1%.
- Theo giai đoạn bệnh, nhóm bệnh nhân ung thư giai đoạn I, tỷ lệ khơng
mắc trầm cảm cao (52,9%) và khơng có trầm cảm nặng, ngược lại, nhóm bệnh
nhân ung thư giai đoạn IV, tỷ lệ trầm cảm nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (18,5%),
mức độ và tỷ lệ trầm cảm nặng tăng dần theo giai đoạn bệnh.
1.4. Các công cụ đo lường chất lượng cuộc sông liên quan đến sức khỏe
của người bệnh ung thư
Các công cụ đo lường chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan đến
sức khỏe giúp cho việc có thể chứng minh một cách khoa học về tác động
của sức khỏe lên chất lượng cuộc sống. Một số công cụ được sử dụng rộng
rãi như SF - 12 và SF - 36 (Medical Outcomes Study Short Forms), SIP
(Sickness Impact Profile), và QOWBS(Quality of Well-Being Scale)… Hệ
thống đo lường FACIT (Functional Assessment Chronic Illness Therapy) và
FACIT.org (www.facit.org) là hệ thống quản lý phân phối các thơng tin liên
quan đến hành chính, chấm điểm và giải thích của một loạt các câu hỏi để
đo lường chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe cho những người có
bệnh mãn tính. Bộ câu hỏi đầu tiên của FACIT, FACT - G (Functional

Assessment Illness Therapy - General) được phát triển để đánh giá chất
lượng cuộc sống của bênh nhân ung thư đã được sử dụng trong hàng trăm
nghiên cứu trên toàn thế giới. Kể từ khi công bố FACT - G năm 1993,
FACIT đã phát triển hơn 50 bộ câu hỏi, dịch chúng sang hơn 60 ngôn ngữ.
Trong khi ung thư vẫn là một trọng tâm lớn, FACIT cũng đã phát triển các
công cụ đánh giá sự mệt mỏi, sự hài lòng điều trị, đời sống tinh thần của
bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính khác.


21
1.4.1. FACT - G
FACT - G được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá chất lượng cuộc
sống (CLCS) của bệnh nhân ung thư. Bộ câu hỏi này ban đầu được tạo nên
bởi các bài phỏng vấn bán cấu trúc của cả bệnh nhân và các chuyên gia về
ung thư. Nó gồm 27 câu hỏi để tự theo dõi chia làm 4 khía cạnh của chất
lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe: thể chất, gia đình/ xã hội, tình cảm
và khả năng làm việc. 27 câu hỏi đó có thể được ứng dụng cho tất cả các bệnh
nhân bị bệnh mạn tính, khơng chỉ cho bệnh gan mật, do đó tính đặc hiệu cho
đánh giá bệnh nhân gan mật không cao. Sau này, các phần riêng cho các bệnh
và phương pháp điều trị khác nhau cũng được phát triển thêm để đánh giá
chất lượng cuộc sống đặc hiệu cho từng bệnh .
1.4.2. FACT - Hep
Từ tháng 6 năm 1997 đến tháng 4 năm 1998, bảng điểm FACT- Hep
được hình thành và đánh giá. FACT - Hep là phiên bản đặc hiệu cho ung thư
gan mật thuộc hệ thống đo lường FACIT ( ). Nó bao gồm bộ câu hỏi FACT- G
gồm 27 câu hỏi chia làm 4 phần như trên đã trình bày và thêm vào đó là 18
câu hỏi tập trung đánh giá triệu chứng và chất lượng cuộc sống (CLCS) của
bệnh nhân ung thư gan mật. Tất cả các công cụ đánh giá CLCS đặc hiệu bệnh
của hệ thống FACT đều gồm có FACT- G và phần riêng đặc hiệu cho bệnh đó.
Các câu hỏi trong đó được chia theo mức điểm từ 0 đến 4, với tổng chung cao

hơn và điểm từng phần cao hơn là chỉ ra CLCS tốt hơn. Cùng với EORTC
QLQ-C30, FACT- Hep là một trong các công cụ được sử dụng nhiều nhất
trong số 45 nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư gan
mật, với 14 nghiên cứu, 5 thử nghiệm pha I/II, 2 thử nghiệm pha III .
1.4.3. EORTC-C30
The European Organization for Research and Treatment of Cancer
Quality of Life Questionnaire Core 30 (EORTC QLQ-C30) EORTC QLQ -


22
C30 là công cụ được sử dụng nhiều nhất để đánh giá chất lượng cuộc sống
(CLCS) của bệnh nhân ung thư ( ). Bộ câu hỏi EORCT QLQ - C30 được thiết
kế để bệnh nhân có thể tự theo dõi bệnh ung thư và được thiết kế để sử dụng
cho các thử nghiệm lâm sàng, bao gồm 5 phần về chức năng (thể chất, vai trị,
tình cảm, nhận thức và xã hội), 3 phần về triệu chứng (mệt mỏi, nôn và buồn
nơn, đau), tình trạng sức khỏe chung và 6 vấn đề riêng (khó thở, mất ngủ,
chán ăn, táo bón, ỉa chảy và khó khăn về tài chính). Điểm cao trong phần về
chức năng chỉ ra khả năng thực hiện chức năng tốt, cịn điểm cao trong tình
trạng sức khỏe chung chứng tỏ chất lượng cuộc sống cao, tuy nhiên điểm cao
trong vấn đề về triệu chứng chỉ ra rằng bệnh nhân đang gặp các vấn đề
nghiêm trọng về sức khỏe. EORTC QLQ - C30 được dịch ra hơn 60 ngơn ngữ
và được đánh giá là có tính ứng dụng ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Sau
này, dựa trên EORTC QLQ - C30 và hướng dẫn hình thành các câu hỏi về
chất lượng cuộc sống của nhóm nghiên cứu chất lượng cuộc sống của
EORTC, EORTC QLQ - HCC18 đặc hiệu cho ung thư gan đã được tạo nên
nhưng chưa được áp dụng rộng rãi trong các thử nghiệm ung thư gan quốc tế,
do đó chưa đánh giá được giá trị của công cụ này .
1.4.4. Các công cụ khác
Các công cụ này đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
nói chung cho tất cả các bệnh và tình trạng sức khỏe. Chúng khơng được thiết

kế riêng cho việc đánh giá bệnh nhân Ung thư biểu mô tế bào gan.
a/ SF- 36 SF- 36 là công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe được sử dụng rộng rãi nhất ở Mỹ. Nó là những câu hỏi chung
đánh giá 2 khái niệm lớn về sức khỏe (thể chất và tinh thần) với 36 câu hỏi
chia làm 8 phần: thể chất, xã hội, sống còn, hạn chế vai trị do vấn đề về tình
cảm, hạn chế vai trò do vấn đề thể chất, đau, vấn đề tâm thần và sức khỏe
chung. Mỗi phần được cho điểm từ 0 đến 100 .


23
b/ WHOQOL - 100 và WHOQOL - BREF WHO đã xây dựng 2 công
cụ để đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) là WHOQOL- 100 và
WHOQOL- BREF. Các công cụ này được áp dụng với một loạt các phiên
bản khác nhau và có thể được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc sống của
các nhóm dân cư khác nhau, thậm chí các nước khác nhau. WHOQOL 100
gồm 24 phần với 100 câu hỏi. Các phần bao gồm 6 khía cạnh: thể chất (năng
lượng và mệt mỏi, ngủ và nghỉ ngơi, đau và sự khó chịu), tâm thần (hình
dạng cơ thể và dung mạo, cảm xúc tích cực, tiêu cực, sự tự quý trọng), sự
độc lập (trong các hoạt động hàng ngày), xã hội (quan hệ cá nhân, sự trợ
giúp của xã hội), mơi trường (an tồn cơ học, nguồn tài chính) và tinh thần.
Nó là một cơng cụ cho phép so sánh chất lượng cuộc sống (CLCS) của các
nền văn hóa khác nhau và có tới hơn 40 phiên bản ngôn ngữ khác nhau .
WHOQOL - BREF là phiên bản rút ngắn nhưng cũng có tính ổn định và độ
tin cậy cao .
c/ SQLI bao phủ 5 khía cạnh của chất lượng cuộc sống (CLCS) (hoạt
động, cuộc sống thường nhật, sức khỏe, hỗ trợ của bạn bè và xã hội và quan
điểm). Nó được thiết kế để sử dụng cho các bác sĩ để giúp họ đánh giá lợi ích
và nguy cơ của các phương pháp điều trị khác nhau .
d/ SF- 12 SF- 12 là công cụ gồm 12 câu hỏi về tình trạng sức khỏe
được hình thành dựa trên SF- 36. Phiên bản thứ 2 của SF- 12 chia làm 8 phần:

chức năng thể chất, thể chất, đau, sức khỏe chung, sự sống còn, chức năng xã
hội, tình cảm, và sức khỏe tâm thần. Nó cũng cung cấp các thơng tin chung về
khía cạnh thể chất về tinh thần. Điểm sẽ chấm từ 0 đến 100 và sau đó so với
mức bình thường, với mức điểm càng cao thì chất lượng cuộc sống (CLCS)
càng cao .


24
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh Viện Bãi
Cháy - tỉnh Quảng Ninh
Trung tâm Ung bướu trực thuộc Bệnh viện Bãi Cháy được thành lập
Tháng 11-2015, với 20 giường bệnh. Khu xạ trị, được thiết kế 3 tầng bao
gồm: Phòng bong-ke cho máy gia tốc tuyến tính, phịng chụp CT mơ phỏng,
phịng lập kế hoạch điều trị, phịng chụp xạ hình SPECT, phịng hotlab và một
số phịng kỹ thuật và hạng mục phụ trợ khác khác. Đặc biệt, cuối năm 2018
khu nhà điều trị nội trú có quy mơ 200 giường bệnh bao gồm 12 tầng với các
thiết bị y tế hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh nhân ung bướu
trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
Trung tâm ung bướu Bệnh viện Bãi Cháy được đề xuất là bệnh viện vệ
tinh của Bệnh viện K trung ương. Bệnh viện được Bệnh viện K Trung ương
hỗ trợ đào tạo nhân lực, chuyển giao kỹ thuật do đó, các bác sĩ, kỹ thuật viên
của Bệnh viện đã đã làm chủ các kỹ thuật trong điều trị các bệnh lý ung thư
như: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, phẫu thuật được nhiều ca bệnh phức tạp, như:
U não, u thực quản, u đầu tụy, cắt gan, mật….vv.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Người bệnh được chẩn đoán xác định ung thư gan (nguyên phát và

thứ phát) ở bất cứ giai đoạn nào, đang điều trị các phương pháp tại Trung tâm
Ung bướu thuộc Bệnh Viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh
- Hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh


25
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người bệnh đã được chẩn đoán xác định là ung thư gan, đang điều trị
các phương pháp tại trung tâm ung bướu, có đầy đủ hồ sơ bệnh án với các
thơng tin hành chính, bệnh sử, tiền sử, thăm khám lâm sàng, chẩn đốn hình
ảnh và xác chẩn mô bệnh học,
Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được giải
thích mục tiêu của nghiên cứu.
- Người bệnh nặng, quá mệt mỏi suy kiệt, không đủ khả năng hiểu và tự
trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 1/6/2019 đến tháng 5/2020
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Là một nghiên cứu dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang nhằm:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người bệnh
ung thư gan đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh Viện Bãi Cháy,
tỉnh Quảng Ninh năm 2019
2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư gan tại địa
bàn nghiên cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
a/ Cỡ mẫu:
- Cỡ mẫu xác định tỷ lệ SDD
n = Z2(1-/2)


p.(1-p)
d2

Trong đó:
n là số người bệnh tham gia điều tra
Z (1 - /2 là độ tin cậy lấy ở ngưỡng xác suất  = 5%


×