Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Thực trạng về bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.55 KB, 103 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN ĐỨC THỊNH

THỰC TRẠNG BỆNH TẬT VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI 4 XÃ/PHƯỜNG
THUỘC THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 2018

LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI BÌNH - 2019
1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN ĐỨC THỊNH

THỰC TRẠNG BỆNH TẬT VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI 4 XÃ/PHƯỜNG
THUỘC THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 2018

LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số: 62 72 76 05

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Phạm Ngọc Khái
2. PGS. TS Ninh Thị Nhung



2


THÁI BÌNH - 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn trân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, khoa Y tế công
cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi vàgiúp
đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn tới Nhà giáo nhân dân PGS.TS. Phạm Ngọc Khái, Nhà giáo Ưu túPGS.TS.
Ninh Thị Nhung, là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúpđỡ và chỉ
dẫn cho tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên và
Trung tâm Y tế Thành phố Điện Biên Phủ, đã phối hợpvà tạo điều kiện giúp
tôi điều tra, thu thập xử lý số liệu kịp thời, chính xác góp phần quan trọng cho
việc hồn thành bản luận văn.
Tơi xin cảm ơn tới những người thân trong gia đình cùng bạn bè, đồng
nghiệp đã chia sẻ động viên tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Học viên

Nguyễn Đức Thịnh

3


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu được tiến hành
nghiêmtúc.Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa

từngđược ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thịnh

4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BS
BHYT
BV
BMI
H
W
WHO
CSSK
KHHGĐ
HA
NCT

NHS
NC
THA
TP
TT
TTYT
TYT
TW
TTGDSK

QH
PC
UBND
YS

Bác sỹ
Bảo hiểm y tế
Bệnh viện
Body Mass Index ( Chỉ số khối cơ thể)
High ( Chiều cao)
Weight ( Trọng lượng cơ thể)
World Health Organization(Tổ chức y tế thế giới)
Chăm sóc sức khỏe
Kế hoạch hố gia đình
Huyết áp
Người cao tuổi
Nghị định
Nữ hộ sinh
Nghiên cứu
Tăng huyết áp
Thành phố
Thông tư
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Trung ương
Truyền thông giáo dục sức khoẻ
Quốc hội
Phòng chống
Ủy ban nhân dân
Y sỹ


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG



ĐẶT VẤN ĐỀ
Người cao tuổi (NCT) Việt Nam là công dân Việt Nam, không phân
biệt thành phần xã hội, dân tộc, tơn giáo, sống ở trong và ngồi nước, có cơng
sinh thành, ni dạy con cháu, xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương, đất
nước, giáo dục thế hệ trẻ về nhân cách, lịng u nước, giữ gìn gia phong, kỷ
cương phép nước. Theo luật người cao tuổi (số: 39/2009/QH12, ngày
23/11/2009), NCT được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ
60 tuổi trở lên [22].
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cuối năm 2017 cả nước có
10.259.500 NCT, chiếm khoảng 10,95% dân số. Hiện cả nước có 97 bệnh
viện(BV) cấp Trung ương và cấp tỉnh có khoa Lão khoa, 912.357 NCT được
khám sức khỏe (SK) định kỳ ít nhất 1 lần/năm do trạm Y tế xã tổ chức thực
hiện[].
Qua nghiên cứu số NCT tỉnh Điện Biên đến cuối năm 2017 có 36.646
người chiếm 6,2% dân số của tỉnh. Số NCT có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)
chiếm 85,9%, NCT được khám sàng lọc là 4.524 người, NCT được tuyên
truyền phổ biến kiến thức về CS và tự CSSK là 14.892[].
Số NCT ở Điện Biên đang có xu hướng tăng nhanh về số lượng, kèm
theo mắc thêm nhiều bệnh mãn tính, các bệnh mới, các bệnh nghề nghiệp theo
su hướng phát triển của xã hội; mô hình bệnh tật tất yếu có sự thay đổi, Xác
định mơ hình bệnh tật là hết sức cần thiết, giúp ngành Y tế nói riêng và các
cấp chính quyền chủ động trong công tác xây dựng dự án, kế hoạch chăm sóc
sức khoẻ nhân dân một cách tồn diện, đầu tư cơng tác phịng chống bệnh có

chiều sâu và có trọng điểm, có chiến lược đầu tư kỹ thuật chuyên môn, trang
thiết bị hiện đại, nhằm đưa ra các giải pháp chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân ngày một hiệu quả tốt hơn.


Trình độ kiến thức, thái độ thực hành, hành vi tác phong về cơng tác quản
lý và chăm sóc sức khỏe (CSSK) NCT của mọi người, ngay cả NCT và cả
nhân viên Y tế cũng chưa thực sự đạt được u cầu. Nên cịn nhiều hạn chế,
tồn tại như khơng ít NCT chưa được khám sức khỏe (SK) định kỳ, chưa lập sổ
theo dõi SK thường xuyên, chưa được ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ
sở y tế, khơng biết mình có bệnh, khơng biết cách phịng trừ, không biết sinh
hoạt một cách hợp lý... một số bộ phận NCT đời sống cịn nhiều khó khăn.
Nên cần phải có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Thành phố Điện biên phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
của tỉnh, mọi vấn đề trong cơng tác văn hóa, xã hội ln phải đi đầu. Bởi vậy
cơng tác CSSK NCT đang được rất nhiều ban nghành, các cấp chính quyền và
mọi người quan tâm. Tuy nhiên chưa có nhiều các nghiên cứu về vấn đề
CSSK cho NCT.Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng về
bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 4 xã/phường ở
Thành phố Điện Biên Phủ năm 2018” với mục tiêu sau:
1. Mô

tả thực trạng bệnh tật của người cao tuổi tại 4 xã/phường ở thành phố

Điện Biên Phủ năm 2018
2. Xác định thực trạng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 4 xã/phường ở
thành phố Điện Biên Phủ năm 2018.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nghiên cứu quốc tế và khu vực về người cao tuổi
1.1.1. Già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Già hóa dân số đã và đang là vấn đề quan tâm của các nước trên thế
giới, do giảm sinh và tăng tuổi thọ ngày càng có nhiều nước dân số bị già hóa
nhanh. Giữa năm 2005 và 2050, một nửa số dân tăng trên thể giới là do tăng
dân số ở độ tuổi 60 trở lên, trong khi đó số trẻ em (những người dưới 15 tuổi)
sẽ giảm nhẹ. Hơn nữa, ở những vùng phát triển hơn, dân số 60 tuổi trở lên dự
tính tăng gần gấp đơi (từ 245 triệu năm 2005 lên đến 406 triệu vào năm
2050), trong khi dân số dưới 60 tuổi sẽ giảm (từ 971 triệu năm 2005 xuống
còn 839 triệu năm 2050). Số lượng NCT ngày một gia tăng nhanh chóng,
trong năm 2010 ước tính có khoảng 524 triệu người ở độ tuổi 65, chiếm 8%
dân số của thế giới nhưng đến năm 2050, con số đó tăng lên gần 1.5 tỉ và
chiếm 16% dân số thế giới [56]. Già hóa dân số phát triển nhanh ở các nước
kém phát triển; Già hóa dân số dẫn đến sự thay đổi trong nhân khẩu học; Điều
này đặt ra những thách thức mới cho các gia đình, cộng đồng và các quốc gia
nói chung, đặc biệt là mơ hình gia đình hạt nhân, ít thế hệ sinh sống trong một
gia đình trong việc quan tâm đến NCT. NCT sẽ sống lâu hơn và cũng sẽ có rất
ít người trẻ để hỗ trợ họ. Ngồi ra, điều này cũng tác động đến độ tuổi lao
động các nguồn lực cho dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội [34],[40],[41],[42].
Sự gia tăng nhanh chóng về số NCT đã ảnh hưởng đến các dịch vụ y tế,
đặc biệt là chi phí cho y tế ngày một cao, việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc
y tế của người lớn tăng lên cùng với tuổi tác mặc dù các yếu tố như thu nhập
và công nghệ trong y học cũng phát triển. Điều này đang đặt áp lực lên vai trò


của Nhà nước và các tổ chức vì với mơ hình gia đình hạt nhân, vai trị của gia
đình đối với việc chăm sóc NCT đã bị thu hẹp đáng kể [56].
Việc quản lý và chăm sóc sức khỏe NCT về thể chất và tinh thần của
các tổ chức, cộng đồng trong xã hội ngày một phổ biến và đạt hiệu quả.NCT

cảm thấy thoải mái và ấm áp hơn khi được các tổ chức, cộng đồng và xã hội
quan tâm, chăm sóc (điều mà hiện nay gia đình ở nhiều nước khơng cịn đóng
vai trị chính).Xây dựng mơ hình chăm sóc sức khỏe cho NCT có sự tham gia
của cộng đồng sẽ đem lại kết quả cao, nâng cao ý thức và trách nhiệm của
toàn xã hội.
1.1.2. Sự hỗ trợ giữa các thế hệ trong gia đình.
Sự hỗ trợ giữa các thế hệ trong gia đình hiện nay đang rất được quan
tâm. Không chỉ nghiên cứu về sự hỗ trợ, tương tác giữa các thế hệ trong gia
đình mà cịn mở rộng ra về mạng lưới hỗ trợ, quá trình tương tác qua lại giữa
các thế hệ , ảnh hưởng của sự già hóa, sự tương tác giữa các thế hệ và những
yếu tố kinh tế vĩ mô [32],[33],[36]. Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa các
thế hệ trong gia đình ban đầu chủ yếu tập trung vào loại gia đình hạt nhân.
Đến những năm 1980, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các thế hệ tập trung
nhiều hơn vào mối quan hệ giữa NCT và các thành viên trong gia
đình.Sussman (1991) cho rằng hiện đại hố là nhân tố chính ảnh hưởng đến
mối liên hệ giữa các thế hệ trong gia đình.Khi mơ hình gia đình, gia đình hạt
nhân ngày một tăng lên thay thế cho gia đình truyền thống, gia đình hai thế hệ
ngày một phổ biến, trẻ em ngày càng ít được gặp gỡ thường xuyên với những
thành viên lớn tuổi.Mối quan hệ giữa những người lớn tuổi với trẻ em ngày
một mờ dần, sự quan tâm chăm sóc người lớn tuổi ngày một ít đi, hay chăng
đó chỉ là quan tâm về mặt vật chất cịn về mặt tinh thần, sức khỏe khơng được
chú ý [35],[43],[44]. Ge Lin (2002) sử dụng luận điểm về hiện đại hoá của
Goode rằng khi một xã hội hiện đại hố, cấu trúc gia đình mở rộng sẽ chuyển


đổi thành gia đình hạt nhân do đó làm suy yếu mối quan hệ qua lại giữa các
thế hệ. Sự suy giảm những hỗ trợ từ gia đình, cả về mặt xã hội và kinh tế là
chịu tác ðộng của cơng nghiệp hố và hiện ðại hố.Q trình đơ thị hố cũng
diễn ra nhanh chóng ở nơng thơn, sự suy giảm quyền lực, việc làm của NCT
đã xảy ra trên khắp thế giới. Vai trị của gia đình trong việc chăm sóc người

cao tuổi cũng ngày càng thay đổi, gia đình có trách nhiệm chăm sóc trẻ nhỏ
và người lớn tuổi, nhưng hiện nay với mơ hình gia đình hạt nhân, với sự hiện
đại hóa và cơng nghiệp hóa thì vai trị đó của gia đình lại được Nhà nước và
các tổ chức xã hội đảm nhiệm. Số lượng và tỷ lệ phần trăm của những người
lớn tuổi sống một mình đang gia tăng ở hầu hết các nước. Ở một số nước châu
Âu, hơn 40 % phụ nữ trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên sống một mình [36],[47],
[52]. Ngay cả trong các xã hội có truyền thống mạnh mẽ cha mẹ sống với con
cái, như ở Nhật Bản, cuộc sống gia đình truyền thống đang trở nên ít phổ biến
hơn [56].
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về người cao tuổi.
Những nghiên cứu trong nước về NCT ngày một nhiều, điều đó thể
hiện sự quan tâm của xã hội đến vấn đề giá hóa dân số đang diễn ra nhanh
chóng hiện nay.
1.2.1. Sự gia tăng tỉ lệ dân số già
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2017, cả nước có
10.259.500 người cao tuổi, chiếm khoảng 10,95% dân số. So với năm 2016,
số NCT tăng lên 115.100 người. Trong đó có 5.200.800 NCT nữ (chiếm
50,7%); 6.657.700 NCT sống ở khu vực nông thôn (chiếm 65%); tỷ lệ NCT là
người dân tộc thiểu số chiếm gần 10%; tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo khoảng
25% (2016). Cả nước có 1.918.800 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 18,7%
tổng số NCT), trong đó 972.700 người là nữ. Số NCT đang hưởng lương hưu
và trợ cấp bảo hiểm xã hội là 2.035.654 người; số NCT hưởng trợ cấp xã hội


hàng tháng hơn 1,6 triệu người và khoảng 1,4 triệu NCT hưởng trợ cấp người
có cơng [28].
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết hội NCT Việt Nam năm 2017, Thứ
trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Hồng Lan cho biết, trong năm 2017, hơn 1,6 triệu
NCT được nhận trợ cấp hàng tháng, trong đó NCT nghèo; Hơn 1.154.488
NCT được chúc thọ, mừng thọ, trong đó có 18.880 người từ 100 tuổi trở lên;

Số NCT có thẻ BHYT 9.377.510 người (92,8%), cao hơn tỷ lệ bao phủ BHYT
toàn dân là 79,69 triệu người (85%). Hơn 132.009 lượt NCT được giảm giá vé
đường bộ với số tiền giảm hơn 1.675 triệu đồng; 14.507 lượt NCT được giảm
giá vé đường thủy với số tiền giảm hơn 214 triệu đồng; 390.082 lượt NCT
được giảm giá vé đường sắt với số tiền giảm hơn 18 tỷ đồng; 3.370 lượt NCT
được giảm giá vé đường hàng không với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng. Thực hiện
giảm giá vé và niêm yết công khai giá vé khi đi xem phim tại các rạp chiếu
thương mại tại các thành phố, tất cả các công ty phát hành phim và chiếu
phim lớn đều thực hiện giảm giá vé cho NCT (trên 55 tuổi) từ 5.000 - 25.000
đ/vé xem phim[].
Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ người cao tuổi so
với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Với sự thay
đổi về cơ cấu dân số sẽ tạo ra những thách thức cũng như cơ hội cho Việt
Nam. Dự báo dân số cũng cho thấy tỷ số hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng
trong thời gian tới khi tốc độ tăng của dân số cao tuổi ngày càng lớn. Nếu
năm 2009, cứ hơn 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi
thì đến năm 2049, tỷ số này chỉ là 2, tức là giảm hơn 3 lần. Quá trình già hóa
dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số
lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày càng lớn.


Số liệu từ bốn cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 19792009 cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60 -69) tăng
chậm, trong khi tỷ lệ NCT ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80
tuổi trở lên) có xu hướng tăng nhanh hơn. Số liệu dự báo của GSO (2010) cho
giai đoạn 2009-2049 cho thấy, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số “già”
cũng là lúc nhóm dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất.So với các
nước khác trên thế giới thì tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao. Thời gian
để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” sang “già” là ngắn hơn nhiều nước:
Pháp mất 115 năm; Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm,

trong khi Việt Nam chỉ mất 20 năm. Là một nước thuộc nhóm nước đang phát
triển thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với
sự già hóa nhanh, ảnh hưởng đến cơ cấu độ tuổi lao động, các hệ thống chính
sách và dịch vụ...
Như vậy, xu hướng già hóa dân cư đang diễn ra khá nhanh ở Việt
Nam.Hiện nay, có khoảng trên 30% số gia đình Việt Nam có người cao tuổi.
Trong số những người cao tuổi có 70% đang tự làm việc ni sống mình hoặc
nhờ vào phần trợ cấp và nuôi dưỡng của con cháu; 30% đang sống trong điều
kiện nghèo; 95% đang mắc ít nhất 1 loại bệnh. So với nhiều nước khác trên
thế giới thì người già ở Việt Nam ở trong tình cảnh khá đặc thù. Do phải trải
qua một thời gian chiến tranh khá dài, nên phần đơng các cụ khơng có sổ hưu,
khơng có sổ tiết kiệm cũng như các nguồn tích lũy khác. Có thể nói nhóm
người cao tuổi này đang gặp khó khăn, không chỉ trong việc chi trả cho các
dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, mà cịn khó có thể tự ni
sống bản thân. Những khó khăn này đang góp phần đẩy người cao tuổi vào
tình trạng phụ thuộc vào gia đình và con cháu mà khơng có một sự lựa chọn
nào khác khi các dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi cịn non yếu như
hiện nay [18].


1.2.2.Tình hình bệnh tật người cao tuổi
Nhìn chung, NCT Việt Nam vẫn chưa thực sự khỏe mạnh như mong
muốn. Báo cáo năm 2006 cho thấy số NCT tự đánh giá về SK bản thân là khá
tốt mới có 5,7% và 22,9% đánh giá SK kém. Điều tra về NCT năm 2011 cũng
chỉ ra rằng hơn 55% và trên 10% số người đánh giá SK bản thân là yếu và rất
yếu. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ NCT gặp ít nhất một loại khó khăn
về vận động là gần 72 % và gặp ít nhất một trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày
là 37,6%. Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh
đồng thời với tỷ lệ trung bb́nh một người mắc gần 2,7 bệnh. Theo nghiên cứu
của Bệnh viện Lão khoa trung ương, tăng huyết áp là bệnh phổ biến với tỷ lệ

mắc lên tới 45,6%, (trong đó những người từ 60 tuổi đến 74 tuổi là 42,0% và
những người từ 75 tuổi trở lên là 54,6%), tỷ lệ mắc bệnh mạch vành là gần
10%. Những bệnh lý tim mạch này thực sự là những bệnh đe dọa nghiêm
trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(vốn có ngun nhân từ các bệnh về đường hơ hấp kéo dài), cũng xuất hiện ở
12,6% NCT và tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng lớn, từ 10,8% ở nhóm tuổi từ
60 đến 74, lên tới 17,2% ở nhóm tuổi trên 75. Một số loại bệnh khác thể hiện
sự thối hóa chức năng ở cơ thể người già gây ảnh hưởng đến SK và chất
lượng cuộc sống như bệnh vềxương khớp, thị giác, thính giác. Bệnh về xương
khớp phổ biến là thối hóa khớp (33,9%), thấp khớp (9%) và lỗng xương
(10,4%). Có tới 76,7% NCT có dấu hiệu giảm thị lực, 70,3% ở nhóm tuổi 60 74 tăng lên tới 93% ở nhóm tuổi trên 75; gần 58 % số người mắc bệnh đục
thuỷ tinh thể và đặc biệt cao ở người trên 75 tuổi (79,6%). Tương tự, tỷ lệ
người bị giảm thính lực là trên 40%. Các tình trạng sa sút về SK đáng kể khác
ở cả nam giới và nữ giới cao tuổi là các bệnh tiểu đường và bệnh của đường
tiêu hóa như loét dạ dày, viêm đại tràng, nuốt nghẹn có tỷ lệ mắc tương ứng là
15,4%, 9,7% và 10,2%. Về tinh thần, những thay đổi về xã hội, tâm lý, SK


suy giảm, bệnh tật và những lo toan trong cuộc sống, sự cô đơn khi mất đi
người bạn đời, người thân thiết làm cho NCT bị sự suy sụp về tinh thần và
mắc các bệnh lý tâm thần trầm trọng. Theo nghiên cứu tại một số địa phương,
tỷ lệ NCT gặp phải tình trạng khó ngủ là 67%, lo lắng về cuộc sống là 51%,
buồn rầu là 40%, chán nản là 42% và mệt mỏi thường xuyên là 34%. Tỷ lệ
NCT sa sút trí tuệ là 4,9% (trong đó, người trên 75 tuổi có tỷ lệ là 9,8%, cao
hơn hẳn so với tỷ lệ 3,9 % ở nhóm người từ 60 đến 74 tuổi). Người cao tuổi
Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau cao, tình trạng khỏe mạnh thấp.Trung bình
mỗi người phải chịu 14 năm bệnh tật trong tổng số 73 năm trong cuộc sống.
Những chỉ số sức khỏe, những thông tin về tỷ lệ bệnh tật và tình trạng sức
khỏe chung nói trên cho thấy nhu cầu cao về CSSK của NCT Việt Nam. Để
đáp ứng nhu cầu này, cần phải có những chính sách, giải pháp phù hợp, sự

đáp ứng hiệu quả từ hệ thống y tế, sự hỗ trợ và quan tâm thỏa đáng của cộng
đồng đối với NCT [5],[6],[10].
1.2.3.Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
Thực hành chăm sóc SK trong đời sống ai cũng biết rằng khơng có biện
pháp nào có thể đẩy lùi tuổi già, chặn đứng quá trình lão hóa.Nhưng có một
điều dễ nhận thấy rằng, có những điều kiện có thể làm chậm q trình lão hóa
và cải thiện chất lượng đời sống của NCT. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,
người thầy của y học dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII, đã viết trong “Thiên
thất tình” về cách thức tự chăm lo sức khỏe tuổi già như sau: “ăn uống không
điều độ bệnh tật phát sinh, cao lương chớ thèm, đạm bạc là quý, người ta sống
được là nhờ có tinh và thần, bớt dục vọng, ít lo âu, thân thể được trẻ lâu”. Y
học hiện đại cũng khuyến cáo NCT thực hiện các biện pháp tăng cường SK
như dinh dưỡng và vận động thể lực phù hợp, duy trì trạng thái thoải mái về
tinh thần, khám SK định kỳ và chữa bệnh đúng cách, kịp thời. Ăn uống là
cách thức đưa năng lượng vào cơ thể như là một nhu cầu tự nhiên.


Theo một khảo sát, có tới 95% NCT có nhu cầu chữa bệnh, nhưng chưa
hoàn toàn được đáp ứng. Điều tra của Bệnh viện Lão khoa trung ương năm
2009 tại Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ ra rằng có
75,8% NCT cho rằng, họ cần được khám chữa bệnh tốt hơn so với hiện tại.
Lý do khiến họ không được khám chữa bệnh là không đủ khả năng kinh tế
(chiếm 45,3%), điều kiện đi lại khó khăn (chiếm 17,3%) và điều kiện y tế địa
phương không đáp ứng được (chiếm 16,5%)[] . Theo VNAS (2011), tỷ lệ
NCT bị đau ốm trong vòng 12 tháng qua cần được điều trị, nhưng không được
điều trị là gần 54,9% trong đó ngun nhân khơng đủ tiền để chi trả là 52,%
và ngun nhân khơng có người đưa đi bệnh viện là 11,5%[].
1.2.4. Vai trị của mơi trường xã hội đối với người cao tuổi
Vai trò của gia đình: Gia đình đang đóng vai trị chính trong việc chăm
sóc sức khỏe NCT. Tỷ lệ NCT nhận được sự giúp đỡ từ người thân trong gia

đình, thường xuyên là 82,2% và khi đau ốm là 69,2%. Các thành viên trong
gia đình có thể hỗ trợ về tinh thần, vật chất, tạo điều kiện để NCT có chế độ
dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý, trợ giúp đề phòng tai nạn và khám,
chữa bệnh khi đau ốm dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết về đặc điểm sức
khỏe, tâm lý, xã hội của NCT. Khi xảy ra đau ốm, những người thân trong gia
đình như vợ, chồng, con cháu là những người chăm sóc chính với tỷ lệ trên
95% và những người giúp đỡ, chăm sóc nhiều nhất là vợ, chồng (26%), con
trai 21,7%, con gái (26,8%), con dâu (15,3%). Những chỉ số này thể hiện đặc
trưng của các mối quan hệ huyết thống, cấu trúc gia đình và sự gần gũi trong
đời sống. Chính sự kính trọng và quan tâm của người thân sẽ giúp NCT thích
nghi với cuộc sống của mình, khơng bị mặc cảm, an tâm, chấp nhận những
thay đổi xảy ra do quá trình lão hóa[].
Ở Việt Nam, NCT tập trung chủ yếu ở nông thôn, 81,2% trong số họ
từng làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp. Do những điều kiện mang tính lịch


sử, nên trình độ học vấn của NCT nói chung cịn thấp, hơn 59% số người đã
khơng có điều kiện học hành đầy đủ, chỉ có 0,21% có trình độ trung học trở
lên, nên những hiểu biết về y học thường thức, các biện pháp luyện tập, phòng
bệnh, tiếp cận dịch vụ y tế của NCT còn hạn chế. Một nghiên cứu được thực
hiện tại một số cộng đồng nông thôn (2010) cho thấy, phần lớn NCT không
biết các biểu hiện của tăng huyết áp (66,5%), không biết nguy cơ nào dẫn đến
tăng huyết áp (84,1%) và không biết cách phịng chống đau xương khớp
(74,6%). Điều này cho thấy, cơng tác truyền thơng, hướng dẫn chăm sóc sức
khỏe đối với NCT là một nhu cầu rất chính đáng. Cho dù các phương tiện
truyền thông đại chúng đã phát triển và sự phổ biến của loại thông tin truyền
khẩu trong dân gian, song không phải lúc nào cũng dễ hiểu và dễ thực hiện,
chưa kể đến nhiều nguồn thông tin không thể kiểm chứng được tính xác thực,
dẫn đến NCT gặp khó khăn trong thực hành tự chăm sóc sức khỏe. Việc
truyền thông trực tiếp thông qua các buổi gặp gỡ, nói chuyện, tư vấn của

chuyên gia sẽ thực sự hữu ích và đem lại hiệu quả cao. Mạng lưới các cơ sở y
tế cần được phát triển và tổ chức mơ hình phù hợp để NCT tiếp cận dịch vụ
thuận tiện. Việc tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện sẽ
giúp những người khó khăn có cơ hội được chăm sóc sức khỏe bình đẳng và
cơng bằng hơn. Người cao tuổi cũng mong muốn cơ sở y tế chủ động hơn
trong cung cấp dịch vụ hơn là việc “ngồi chờ” họ đến với cơ sở của mình, bởi
phần lớn người Việt Nam chỉ đến bệnh viện khi dấu hiệu bệnh tật đã khá rõ
ràng hoặc khi bệnh đã nặng nề. Hiện nay, tổng chi cho y tế ở Việt Nam
khoảng 5-6% GDP và tính theo đầu người khoảng 45 USD/người/năm. Tuy
nhiên, chi công chỉ chiếm khoảng 30% tổng chi y tế[].
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi
Ngoài những yếu tố về di truyền, lối sống, bệnh tật, khả năng thích ứng
với ngoại cảnh cịn có những yếu tố ngoại cảnh như môi trường xã hội, thể


chế, mức sống, tài chính, đạo đức truyền thống, sự giúp đỡ của gia đình và
cộng đồng. Dựa vào những yếu tố này có thể biết và hiểu rõ hơn về những tác
động đến sức khỏe NCT và có những biện pháp hỗ trợ hiệu quả. NCT sau bao
nhiêu năm cống hiến cho xã hội, lo cho con cái và khi về già họ cần có sự
quan tâm, sự tơn trọng của những người xung quanh để không cảm thấy cơ
đơn và có cảm giác bị bỏ rơi [38],[41],[43]. Những yếu tố kính trọng, “uống
nước nhớ nguồn” sẽ tác động tích cực cho sức khỏe NCT, ngược lại, sự lãng
quên, mâu thuẫn giữa các thế hệ, sa sút đạo đức tác động tiêu cực đến sức
khỏe NCT. Số NCT tăng lên sẽ làm tăng thêm áp lực cho kinh tế, xă hội để
duy trì cuộc sống khỏe mạnh cho NCT, vấn đề tài chính cho các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ngày càng quan trọng, chi phí khám chữa bệnh tăng. Báo cáo
tổng quan về chính sách chính sách người già đã nêu lên những khó khăn,
thách thức trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cho NCT, những bệnh tật, chi
phí khám chữa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe...
Sự hỗ trợ về vật chất giữa cha mẹ và con cháu: mỗi người có những

nguồn thu nhập khác nhau nhưng trong đó có một phần quan trọng đó là sự hỗ
trợ từ con cháu. Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy 39,3% NCT cho
biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu cấp. 30% là từ lao động của
bản thân. 29% từ lương hưu hoặc trợ cấp. 1,6% từ các nguồn của cải được
tích lũy và 3,2% từ các nguồn khác. Sự hỗ trợ của con cháu vẫn đóng vai trị
chính trong việc chăm sóc NCT thể hiện trách nhiệm, đạo lý đối với ông bà,
các thế hệ trước. Ngoài việc hỗ trợ về tiền bạc, con cháu còn hỗ trợ NCT bằng
những vật dụng. NCT ở thành thị hoặc sống trong gia đình có mức sống cao
hơn và thường nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn những NCT ở nông thôn hoặc
sống trong hộ gia đình có mức sống thấp. Đặc biệt là có sự khác nhau rõ rệt
về nguồn sống chính giữa nam và nữ. So với nam, phụ nữ cao tuổi phải dựa
vào sự chu cấp của con cháu nhiều hơn. Kết quả điều tra kinh tế nông thôn


Việt Nam đã chỉ rõ chỗ dựa chính của NCT khu vực nơng thơn là gia đình mà
trước hết là con cháu. Sự giúp đỡ của con cháu có thể là chỗ dựa duy nhất
hoặc bổ sung cho các chi phí lớn đối với NCT tùy vào hồn cảnh và khoảng
cách sống khác nhau, trong khi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các tổ chức cịn
hạn chế [31].
Bên cạnh việc cha mẹ nhận sự hỗ trợ từ con cháu thì ngược lại con
cháu cũng nhận được sự hỗ trợ từ cha mẹ già. Đó có thể là hỗ trợ trong những
cơng việc gia đình như nội trợ, chăm cháu hay hỗ trợ về kinh tế. Theo Điều
tra gia đình Việt Nam, 2006 thì trên 90% NCT cho biết họ hỗ trợ con cháu
mình ít nhất một trong các hoạt động: kinh tế; truyền đạt kinh nghiệm; chăm
sóc gia đình. NCT ở nơng thơn tham gia nhiều vào việc tạo thu nhập và chia
sẻ kinh nghiệm làm ăn cho con cháu, 50,3% NCT ở nơng thơn góp phần tạo
thu nhập cho gia đình và 50,9% chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với con cháu. Sự
hỗ trợ đối với con cháu vừa thể hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái,
vừa khiến người được hỏi cảm nhận được bản thân mình vẫn có ích dù đã
nhiều tuổi. Sự hỗ trợ, mối tương tác qua lại giữa cha mẹ với con cháu hay

giữa con cháu với cha mẹ là thể hiện sự yêu thương, đạo lý từ xưa. Việc phát
huy tinh thần này trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp cho NCT có cuộc sống
tốt hơn cả về tinh thần và vật chất.
Mối quan hệ tình cảm, tinh thần giữa NCT và con cháu: “Kính trên
nhường dưới”, kính lão, là truyền thống đạo đức bao đời nay. Tuy nhiên với
sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự thay đổi của mơ hình gia đình, nhiều NCT
sống riêng với con cái, khoảng cách về không gian sống, lối sống đã tác động
đến tình cảm giữa NCT với con cháu và ngược lại. Đối tượng tâm sự, trò
chuyện của NCT là những người thân trong gia đình. Kết quả Điều tra gia
đình Việt Nam 2006 cho thấy 37,5% NCT thường trị chuyện, tâm sự với vợ
hoặc chồng của mình khi vui buồn trong cuộc sống, 24,8% trò chuyện với con


cái và 12,5% tâm sự, trò chuyện với bạn bè và hàng xóm. Tuy nhiên, cũng có
sự khác biệt giữa NCT là nam và NCT là nữ trong việc trò chuyện, tâm sự.
Phụ nữ nói chuyện với con cái nhiều hơn nam giới. 37% phụ nữ cao tuổi cho
biết họ nói chuyện với con, 19,1% với chồng và 12,6% với bạn bè, hàng xóm.
Trong khi đó, 56% NCT là nam trò chuyện với vợ, 12% với con cháu và
12,6% với bạn bè hoặc hàng xóm. Khơng chỉ có con cháu mới hỗ trợ, giúp đỡ
cha mẹ, ngược lại cha mẹ cũng hỗ trợ, giúp đỡ con cháu như trông nom, giáo
dục con cháu. Trong nghiên cứu của Đặng Cảnh Khanh, NCT đóng vai trị
quan trọng trong việc giáo dục con cái các giá trị truyền thống trong gia đình.
1/4 số NCT được hỏi thường xuyên trao đổi với con cháu, đặc biệt là trong
việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống. NCT là nhóm có mực độ quan
tâm đến việc giáo dục con cháu cao nhất, chỉ bảo những truyền thống, hiếu, lễ
cho con cháu. Chính vai trị đó của NCT đã giúp phát huy truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc. Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cũng cho thấy cả
nam và nữ giới cao tuổi đều tham gia nhiều nhất vào việc dạy dỗ con cháu:
90,5% nam và 85,8% nữ. Tỷ lệ nam giới cao tuổi tham gia giáo dục con cháu
cao hơn so với nữ giới, tùy thuộc vào trình độ, năng lực và sức khỏe mà các

nhóm NCT cũng có những khác biệt nhất định. Những NCT hưu trí, nghỉ mất
sức có nhiều điều kiện giáo dục con cháu hơn những người chỉ làm nội trợ.
Như vậy, trong mối quan hệ tinh thần, tình cảm giữa NCT với con cháu khơng
chỉ dừng lại ở việc tâm sự, trò chuyện mà còn giúp con cháu trong các cơng
việc hằng ngày như chăm sóc, giáo dục con cháu. Sự quan tâm, thăm hỏi và
chăm sóc của con cháu đối với NCT cũng có những mức độ khác nhau. Theo
kết quả Điều tra gia đình Việt Nam 2006 trong 12 tháng qua trước điều tra có
95,9% số người có con đã tách hộ về thăm cha mẹ. Do tác động, ảnh hưởng
của kinh tế, tính chất cơng việc, hồn cảnh sống khác nhau nên việc thăm cha
mẹ cũng khác nhau. Có 28% thăm hỏi cha mẹ hàng ngày, 21,5% thăm hỏi một


vài lần trong tuần, 17,8% thăm hỏi một vài lần trong tháng, 24,3 % thăm hỏi
một vài lần trong năm, 8,1 % thăm hỏi vài năm 1 lần và 3,6% chưa về thăm
bố mẹ lần nào trong năm. Nghiên cứu của Hirschman và Vũ Mạnh Lợi cũng
cho kết quả tương tự trong số những người con trưởng thành, theo đó khoảng
60% sống gần cha mẹ, thăm nom họ hàng ngày hoặc ít nhất cũng một lần
trong tuần.
Sức khỏe người cao tuổi và vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT cho thấy
có 50% NCT có sức khỏe bình thường trở lên. NCT ở 7 thành thị có sức khỏe
bình thường trở lên là 51,2 % cịn ở nơng thơn là 48,2%. Những nơi có mức
sống cao thì sức khỏe NCT tốt hơn. Các cuộc nghiên cứu, điều tra về NCT
cũng đã phản ánh tình hình sức khỏe NCT nói chung, hay sức khỏe của nam
người cao tuổi so với nữ người cao tuổi. VNAS thu thập số liệu từ tháng 10 –
12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam
(bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đắk
Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh). Hơn 4.000
người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên)
đã được mời tham gia cuộc điều tra này. Tại thời điểm điều tra, có tới trên
50% số NCT được phỏng vấn cho rằng, tình trạng sức khỏe hiện tại là yếu

hoặc rất yếu. Đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau lưng là các triệu chứng
thường gặp nhất NCT. Gần 40% NCT được chẩn đốn có bệnh huyết áp. Trên
30% NCT được chẩn đoán viêm khớp. Tiếp theo là một số bệnh như tim
mạch, răng miệng, viêm phế quản hoặc bệnh phổi mãn tính, song tỷ lệ mắc
các bệnh này khơng q 20%. NCT ở thành thị mắc tiểu đường cao hơn nơng
thơn. Tỷ lệ NCT gặp ít nhất một khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như ăn
uống, tắm rửa, mặc quần áo hay đi đại tiểu tiện là 30%. Hơn 80% NCT bị
chấn thương trong vòng 12 tháng qua được điều trị bởi cán bộ y tế. Trong số
NCT phải trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gần 50% trong số họ


không đủ tiền chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một điểm đáng lưu
ý là tỷ lệ NCT nam ðýợc vợ chãm chiếm 65,5%,trong khi ðó NCT nữ ðýợc
chồng chãm chỉ có 20,1%, ðây là một yếu tố về bất bình đẳng giới cần được
quan tâm. Số liệu Điều tra gia đình Việt nam 2006 cho thấy, khi cha mẹ đau
ốm, những người con gái về thăm hỏi cha mẹ đẻ cao hơn con trai (64,4 so với
60,1%), những người con ở nhóm tuổi cao hơn có tỷ lệ về chăm sóc cha mẹ
nhiều hơn nhóm tuổi trẻ. Tóm lại gia đình vẫn là chỗ dựa, là yếu tố chính
trong việc chăm sóc, hỗ trợ NCT[]. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay và
trong tương lai thì gia đình có cịn là yếu tố chính hay khơng, hay chức năng
chăm sóc NCT được chuyển sang cho Nhà nước và các tổ chức xã hội đảm
nhiệm vẫn là điều cịn chưa rõ. Với mơ hình gia đình hạt nhân ngày một phổ
biến, sự phát triển kinh tế và xã hội, vòng quay cuộc sống sẽ làm cho mối
quan hệ giữa các thế hệ ngày một thiếu khăng khít hơn không?
1.3. Một số khái niệm:
1.3.1.Người cao tuổi:
Bước vào tuổi già thì NCT có những thay đổi về tâm sinh lý, mối quan
hệ xã hội, việc làm, hiện tượng lão hóa xuất hiện và có nhiều bệnh tật khác
nhau. những thay đổi đó khiến cho NCT tuổi gặp một số khó khăn trong cuộc
sống. Có những người bước vào tuổi già nhưng vẫn hoạt động, khỏe mạnh,

nhưng ngược lại có những người mặc dù chưa bước vào giai đoạn của tuổi già
đã ốm yếu, bệnh tật. Vậy nên có nhiều quan niệm khác nhau về NCT. Có rất
nhiều cách gọi khác nhau về NCT như: người già, người cao niên [23],[24].
Có nhiều quan niệm khác nhau về độ tuổi của NCT: Trong cuốn Từ điển Xã
hội học của G.Endrweit và G.Trommsdorff trong phần xã hội học NCT hay
còn gọi là lão khoa nghiên cứu những NCT trên 65, nhưng trong nhiều trường
hợp những người từ 50-60 tuổi cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của
chuyên ngành này. Trong cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học phần NCT và


sự quan tâm của các tổ chức xã hội khi đưa ra khái niệm về NCT, các tác giả
có phân chia theo độ tuổi như sau: từ 65 đến 74 tuổi gọi là nhóm người cao
tuổi trẻ, từ 75 đến 84 tuổi gọi là nhóm trung cao tuổi và từ 84 tuổi trở lên gọi
là nhóm già. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO), người cao
tuổi là những người từ 70 tuổi trở lên. Theo luật người cao tuổi (số:
39/2009/QH12, ngày 23/11/2009), người cao tuổi được quy định trong Luật
này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên[22]. Có nhiều quan điểm khác
nhau về độ tuổi NCT. Trong luận văn tôi sử dụng khái niệm người cao tuổi
theo Luật người cao tuổi, là những người từ 60 tuổi trở lên. Có nhiều người
60 tuổi trở lên vẫn hoạt động, nhưng cũng có người chưa đến 60 tuổi đã trở
nên già yếu, phải xem xét trong những trường hợp cụ thể với các chỉ báo về
tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế - xã hội và mơi trường sống.
1.3.2. Sức khỏe
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sức khỏe. theo quan điểm của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) – Tuyên ngôn Alma Ata, năm 1978: “ Sức khỏe là
trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và khơng phải
chỉ bao gồm có tình trạng thái khơng có bệnh hay thương tật”. Từ định nghĩa
trên có thể thấy sức khỏe là tổng hợp về tình trạng của cơ thể con người cả về
thể chất lẫn tinh thần. Sức khỏe khơng chỉ phản ánh tính chất cá nhân mà cịn
mang tính chất xã hội. Do vậy sức khỏe cũng được xem là mục tiêu, động lực

của sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội[ ].
Sức khỏe thể chất: là khả năng hoạt động cơ bắp, có sức nâng, kéo, đẩy...
làm các cơng việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, sử dụng công
cụ, khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, có sự dẻo dai và khả năng
chịu được những khắc nghiệt của mơi trường.
Sức khoẻ tinh thần là cảm thấy có đủ khả năng tự tin, có thể đối mặt với
những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường, ln giữ được các mỗi quan


hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập, và dễ hồi phục sau những
tình huống khó khăn...
Sức khỏe xã hội: Sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức
khoẻ xã hội như câu nói của Mác: "Con người là sự tổng hồ các mối quan hệ
xã hội”. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng
chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi
cơng cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội.
Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có
sức khoẻ xã hội tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng
giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội,
của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Ba yếu tố sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội liên quan chặt chẽ với
nhau. Nó là sự thăng bằng, hài hồ của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý
và xã hội của con người. Theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức
khỏe như môi trường kinh tế và xã hội, môi trường vât lý, và đặc điểm và ứng
xử của mỗi cá nhân. Cụ thể hơn, các yếu tố chính đã được phát hiện là có ảnh
hưởng đến sức khỏe bao gồm:
• Thu nhập và địa vị xã hội
• Mạng lưới hỗ trợ xã hội
• Giáo dục và biết chữ
• Tình trạng việc làm

• Mơi trường xã hội
• Mơi trường vật lý
• Chăm sóc sức khỏe và kỹ năng ứng phó
• Phát triển của trẻ tốt
• Sinh học và di truyền


• Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
• Giới tính
• Học vấn
Ở NCT thể hiện rõ nhất là sự lão hóa, suy yếu các cấu trúc chức năng của
cơ thể. Vì vậy, NCT cần được quan tâm tới chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức
khỏe thể chất.
1.3.3.Chăm sóc sức khỏe:
Sức khỏe nằm trong quyền được có mức sống thích đáng nêu ở Điều 25
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền (UDHR), theo đó: “Mọi người đều có
quyền hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi
của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các
dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền bảo hiểm trong trường hợp thất
nghiệp, ốm đau, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống
do những hoàn cảnh khách quan vượt qua khả năng đối phó của họ”. Chăm
sóc sức khỏe là chẩn đốn, điều trị và phịng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích,
và các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần trong con người. Theo Từ điển
bách khoa Quốc gia “ chăm sóc là hoạt động duy trì, điều chỉnh vào lúc cần
thiết để phục hồi khả năng hoạt động bình thường của cơ thể, tạo được trạng
thái thoải mái về thể chất, tinh thần cho mỗi người dân”. Như vậy, chăm sóc
sức khỏe bao gồm cả chăm sóc thể chất và tinh thần. Chăm sóc sức khỏe
khơng chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn là nhiệm vụ của bản thân mỗi
người, mỗi gia đình, và xã hội.
1.3.4. Chăm sóc ở cộng đồng và gia đình:

Cơng tác xã hội là một chun ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng
đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và
tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.


×