Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 91 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM




ĐINH THỊ TÂM



PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI TIÊU CHO
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT
NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ













TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM



ĐINH THỊ TÂM



PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI TIÊU CHO
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT
NAM

Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
Mã số : 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN TIẾN KHAI









TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 6
2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng 6
2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa 6
2.1.2 Vấn đề lựa chọn tiêu dùng (Mas-collet và cộng sự, 1995) 7
2.2 Lý thuyết chăm sóc sức khỏe và chi tiêu y tế 7
2.2.1 Lý thuyết về chăm sóc sức khỏe 7

2.2.2 Lý thuyết về chi tiêu cho y tế 8
2.3 Hành vi ra quyết định chi tiêu của hộ gia đình 9
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về chi tiêu cho y tế 10
2.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 10
2.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 12
2.5 Khung phân tích và mô hình của nghiên cứu 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 17


3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài 17
3.2 Các định nghĩa và lựa chọn biến 18
3.2.1 Hộ gia đình 18
3.2.2 Đặc điểm nhân khẩu 18
3.2.3 Điều kiện chăm sóc sức khỏe 20
3.2.4 Đặc điểm kinh tế 20
3.2.5 Sự hỗ trợ từ bên ngoài 22
3.3 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 24
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu 25
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ DÀNH CHO NGƯỜI CAO
TUỔI VÀ CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 30
4.1 Dân số Việt Nam đang già hóa 30
4.2 Chi tiêu cho y tế 34
4.3 Hệ thống cơ sở y tế Việt Nam 39
4.4 Bảo hiểm y tế Việt Nam 40
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO
Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 43
5.1 Mô hình hồi quy 43
5.2. Chi tiêu cho y tế của NCT Việt Nam trong bộ dữ liệu khảo sát 43
5.2.1 Đặc điểm của NCT 43

5.2.2 Chi tiêu cho y tế của NCT 47
5.3 Kiểm định mô hình 51
5.4 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy 53
5.4.1 Đặc điểm kinh tế 54
5.4.2 Đặc điểm nhân khẩu 55
5.4.3 Đặc điểm về điều kiện chăm sóc sức khỏe 58
5.4.4 Đặc điểm sự hỗ trợ từ bên ngoài 59
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 61
6.1 Các kết quả chính của đề tài 61
6.1.1 Đặc điểm kinh tế 61
6.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học 61
6.1.3 Đặc điểm cơ sở y tế KCB 62


6.1.4 Đặc điểm sự hỗ trợ y tế từ bên ngoài 63
6.2 Kiến nghị 63
6.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu mới 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu có tính độc lập riêng, chưa được công bố nội dung ở bất kì đâu; các số liệu, các
nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực.
Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

Học viên thực hiện



Đinh Thị Tâm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
TCTK
Tổng cục Thống kê
VHLSS
Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư
NCT
Người cao tuổi
KCB
Khám chữa bệnh
CSYT
Cơ sở y tế
BHYT
Bảo hiểm y tế
TIẾNG ANH
Ý NGHĨA TIẾNG VIỆT
OLS
Ordinary Least Square
Ước lượng thông thường bình
phương bé nhất
UNFPA
United Nations Population Fund
Quỹ dân số Liên hiệp quốc
PAHE
Partnership for Action in Health
Equity

Nhóm Hợp tác Hành động vì Công
bằng Sức khỏe
WHO
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô hình kinh tế lượng thực nghiệm………………………………………22
Bảng 3.2: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc………………………………… 27
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các biến trong mô hình………………………………… 28
Bảng 4.1: Tuổi thọ dân số ở tuổi 60 của Việt Nam và một số nước khu vực…… …31
Bảng 5.1: Phân bố mẫu theo 6 vùng địa lý………………………………………… 44
Bảng 5.2: Tỷ lệ (%) NCT có thu nhập phân theo giới tính………………………… 45
Bảng 5.3: Học vấn của NCT phân theo số năm đi học……………………………….46
Bảng 5.4: Tỷ lệ (%) NCT đang sống có nhau phân theo nhóm tuổi…………………46
Bảng 5.5: Mức chi tiêu cho y tế bình quân của NCT, ĐVT: nghìn đồng/người….… 47
Bảng 5.6: Mức chi y tế bình quân theo số năm đi học của NCT…………………… 49
Bảng 5.7: Độ co dãn của chi tiêu y tế cho NCT theo thu nhập của hộ……………….49
Bảng 5.8: Số lượt KCB ở các cơ sở y tế của NCT……………………………………50
Bảng 5.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của NCT…………………… 52














DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài……………………………………………….14
Hình 4.1: Tuổi trọ trung bình của Việt Nam so với một số nước trong khu vực……30
Hình 4.2: sự biến động trong cơ cấu dân số Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012…… 32
Hình 4.3: Chỉ số giá hóa dân số của Việt Nam so với một số nước………………….33
Hình 4.4: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế trong GDP của Việt Nam so với một số
nước trong giai đoạn 2002 – 2011…………………………………………………….35
Hình 4.5: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe ở khu vực Thành thị -
Nông thôn trong giai đoạn 2002 – 2010…………………………………………… 36
Hình 4.6: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế cả nước trong giai đoạn 2002 – 2010………… 37
Hình 4.7: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế cả nước phân theo các nhóm dân tộc
và thu nhập năm 2010…………………………………………………………………38
Hình 4.8: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế cả nước phân theo 5 nhóm thu nhập
giai đoạn 2002 -2010………………………………………………………………….38
Hình 4.9 : Hệ thống y tế công tại Việt Nam………………………………………… 40







1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Già hóa là một thành tựu
của quá trình phát triển. Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất
của loài người. Con người sống lâu hơn nhờ các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh
dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh tế.
1

Do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm cùng với tuổi thọ tăng, dân số cao tuổi
Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số.
Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp
quốc (UNESCAP), dân số một nước sẽ bước vào thời kỳ già hóa khi tỷ lệ người cao
tuổi (NCT) chiếm hơn 10% tổng dân số. Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống
kê (2010) thì tỷ lệ NCT so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào
năm 2017, hay dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm
2017.
Người cao tuổi (NCT) phải được coi là nguồn lực quý giá cho xã hội, vì họ sẽ
còn đóng góp nhiều cho đất nước bằng những kiến thức, kinh nghiệm của họ. Căn
cứ trên quan niệm đó, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi toàn thế giới lưu tâm tới những
khó khăn đang ám ảnh người cao tuổi, đồng thời cũng đề nghị nhiều chương trình
để bảo đảm sự an toàn về kinh tế, xã hội của khối người quan trọng và cần thiết này,
cũng như tạo cơ hội cho họ đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Giống như việc gia tăng dân số, dân số già hóa cũng gây ra nhiều thách thức
cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Tỷ
trọng dân số cao tuổi đang gia tăng sẽ là một trong những vấn đề nhân khẩu học
quan trọng liên quan tới nhiều lĩnh vực như chăm sóc y tế, lao động, phúc lợi xã
hội đòi hỏi phải có những chính sách hỗ trợ xã hội phù hợp và đầu tư ngân sách
nhiều hơn. Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần thích ứng với những
thay đổi này trong tương lai. Vì lý do đó mà các vấn đề liên quan đến già hóa dân số
được coi trọng trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam trong thập



1
. Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức (UNFPA, 2012)
2

kỷ tới cũng như dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2015.
Vấn đề này cũng được đề cập đến trong nhiều chiến lược quốc gia khác nhau, ví dụ
như: Chiến lược Dân số và Sức khỏe Sinh sản, các chiến lược và chính sách của
một số lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, sức khỏe NCT đang là một vấn đề xã hội và y học của Việt Nam.
Với sự phát triển của xã hội, tuổi thọ càng tăng thì càng nhiều NCT cần được quan
tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe để có một “tuổi vàng” hữu ích cho gia đình và
xã hội.
Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của NCT ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều
cuộc điều tra cho thấy, có tới 95% các cụ cao tuổi có bệnh và có nhu cầu chữa bệnh,
nhưng nhu cầu này chưa được đáp ứng. Hiện nay chỉ có nhóm người về hưu được
khám chữa bệnh tốt hơn các nhóm khác, nhờ Nhà nước bỏ tiền để mua bảo hiểm y
tế cho họ. Gần đây nhóm người già cô đơn không nơi nương tựa, NCT nghèo ở một
số địa phương được cấp phát thẻ khám và chữa bệnh miễn phí hoặc thẻ bảo hiểm y
tế. Nhìn chung số NCT được hưởng chế độ này còn rất ít và hiệu quả của việc
khám, chữa bệnh cho NCT rất thấp.
Đứng trước thực tế rằng tỷ lệ NCT trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói
riêng ngày càng tăng nên nhu cầu về thông tin và phân tích già hóa dân số ngày
càng lớn. Những thông tin và phân tích đó rất cần thiết cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc xác định, xây dựng và đánh giá các mục tiêu và chương trình
cũng như nâng cao nhận thực và sự hỗ trợ của toàn xã hội trong những thay đổi
chính sách. Vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu
cho chăm sóc sức khỏe của NCT ở Việt Nam” nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề
trên.

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Để phát huy vai trò của NCT phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi,
nghiên cứu này nhằm những mục tiêu sau:
3

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chăm sóc sức khỏe của NCT ở hộ
gia đình Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi, các giải pháp tăng cường sức khỏe và giảm các chi phí khám chữa
bệnh cho người cao tuổi.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời những câu
hỏi sau:
- Chi phí chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Nhà nước có thể làm gì để cải thiện và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe của
NCT?
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức chi tiêu cho y tế của NCT ở Việt Nam
tại thời điểm bộ dữ liệu khảo sát năm 2010. Phạm vi nghiên cứu là nhóm NCT trên
phạm vi cả nước, ở cả khu vực thành thị và nông thôn; theo cả 2 giới.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu, tài liệu thứ cấp để xem xét, hệ thống
hóa và tóm tắt tất cả những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được tiến
hành các tỉnh trong cả nước; thu thập thông tin các số liệu trên báo cáo về dân số,
NCT và tiến hành phân tích dữ liệu.
Phương pháp phân tích:
Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau: (i) Phương pháp thống kê:
Tổng hợp, phân tích số liệu về y tế và chăm sóc sức khỏe NCT ở các tỉnh thành

trong cả nước qua bộ số liệu VHLSS 2010, Bộ y tế, Quỹ dân số Liên hiệp quốc tại
Việt Nam (UNFPA), và nhóm Hợp tác Hành động vì Công bằng Sức khỏe ở Việt
Nam (PAHE). Đồng thời, phân tích mối quan hệ sơ bộ giữa chi tiêu cho chăm sóc
sức khỏe của NCT với các yếu tố thuộc về cá nhân NCT, làm cơ sở so sánh và định
hướng kết quả nghiên cứu định lượng sau này. (ii) Phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm: đề tài sử dụng phương pháp hồi quy stepwise để loại bỏ những yếu tố tác
4

động không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả hồi quy, đề tài sẽ phân tích các yếu tố
tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của NCT Việt Nam.
1.5 Kết cấu luận văn
Nhằm đạt được tính chặt chẽ trong việc trình bày, kết nối các nội dung giúp
cho người đọc có thể tham khảo các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, nội
dung của đề tài được trình bày trong 6 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày các nội dung tổng quát của đề
tài, đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng như giới thiệu sơ
lược về phương pháp, và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và thực tiễn. Chương này sẽ trình bày cơ sở
lý thuyết của đề tài, các nghiên cứu có liên quan để từ đó xây dựng khung phân tích.
Trình bày các khái niệm có liên quan và lựa chọn các biến đại diện cho các khái
niệm được nêu lên ở khung phân tích. Đồng thời nội dung chương này cũng trình
bày quy trình xử lý, tinh lọc dữ liệu từ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
năm 2010.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Nội dung chương này sẽ
trình bày các khái niệm có liên quan và lựa chọn các biến đại diện cho các khái
niệm được nêu lên ở khung phân tích. Đồng thời nội dung chương này cũng trình
bày quy trình xử lý, tinh lọc dữ liệu từ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
năm 2010.
Chương 4: Thực trạng chi tiêu cho y tế của NCT ở Việt Nam. Chương này
sẽ tập trung mô tả bộ dữ liệu, thống kê mô tả dữ liệu trên cơ sở xây dựng các bảng

thống kê mô tả, đưa ra một số kết luận ban đầu về một số yếu tố có khả năng ảnh
hưởng đến chi tiêu cho y tế của NCT tại Việt Nam.
Chương 5. Các yếu tố ảnh hkưởng đến chi tiêu cho y tế của người cao tuổi
Chương này sẽ trình bày quá trình thực hiện chạy mô hình hồi quy trên phần mềm
Stata, phân tích ý nghĩa của các chỉ số trong mô hình kết quả.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị. Chương này sẽ tóm lược lại những kết quả
quan trọng của đề tài và đặc biệt là mô hình nghiên cứu. Từ đó có những kiến nghị
5

chính sách nhằm gia tăng sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cao sức
khỏe y tế cho NCT. Ngoài ra, chương này còn đánh giá lại những hạn chế của đề tài
để từ đó mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.
Sau cùng, luận văn cũng đính kèm phần phụ lục để chứng minh chi tiết hơn
những kết quả phân tích đã được trình bày trong các chương.
6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu. Chương
này sẽ trình bày các lý thuyết về vấn đề lựa chọn tiêu dùng và khung lý thuyết chăm
sóc sức khỏe. Các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề chi tiêu cho y tế của các hộ
gia đình nói riêng và chi tiêu cho y tế của NCT cũng được đề cập, tổng hợp ở
chương này.
2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng
2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa
Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua
tại những mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất định. Đường cầu hàng hóa sẽ
thay đổi khi chịu tác động của những yếu tố sau:
- Thu nhập là yếu tố xác định khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập
gia tăng, họ sẽ sẵn lòng chi tiêu cho một loại hàng hóa-dịch vụ với số lượng nhiều

hơn trước.
 Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng đại diện cho sự yêu thích, ưu tiên cho
một loại hàng hóa- dịch vụ. Người tiêu dùng yêu thích một loại hàng hóa- dịch vụ
nào đó càng nhiều, tiêu dùng hàng hóa - dịch vụ đó càng nhiều.
 Cầu của một loại hàng hóa - dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào giá cả của
chính bản thân nó mà còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa liên quan. Theo đó thì
cầu của một loại hàng hóa - dịch vụ sẽ tăng khi giá cả hàng hóa thay thế cho chính
hàng hóa - dịch vụ đó tăng. Ngược lại, cầu của một hàng hóa - dịch vụ sẽ giảm nếu
giá cả của hàng hóa - dịch vụ bổ sung cho nó tăng.
 Qui mô thị trường càng lớn thì cầu của hàng hóa - dịch vụ càng nhiều.
 Những dự đoán giá cả tương lai sẽ ảnh hưởng đến cầu hàng hóa ở thời điểm
hiện tại. Cầu hàng hóa - dịch vụ sẽ tăng nếu như người tiêu dùng dự đoán trong
tương lai, giá cả của hàng hóa này sẽ tăng. Và ngược lại, cầu hàng hóa sẽ giảm nếu
người tiêu dùng dự đoán giá cả hàng hóa - dịch vụ này trong tương lai sẽ giảm hơn
giá cả hiện tại.
7

2.1.2 Vấn đề lựa chọn tiêu dùng (Mas-collet và cộng sự, 1995)
Lý thuyết tiêu dùng thể hiện những quyết định lựa chọn tiêu dùng mang tính
chất duy lý của người tiêu dùng cho các loại hàng hóa. Trong điều kiện ràng buộc
về ngân sách hộ gia đình, người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo tối đa
hóa mức hữu dụng của mình.
Max u(x) (2.1)
ĐK: p.x ≤ I
x = x(

 

   


): rổ hàng hóa tiêu dùng
p = p(

 

   

): giá của rổ hàng hóa tiêu dùng
I: ngân sách của người tiêu dùng
Với mức giá p và ngân sách I cho trước, tập hợp các lựa chọn của người tiêu
dùng sẽ được viết lại ở dạng sau: B(p,I) =

  


    


Để đạt mức thỏa dụng cao nhất, người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng các
hàng hóa x  B(p,I). Vấn đề này được thực hiện dựa trên một số giả định cơ bản
như thông tin thị trường hoàn hảo, người tiêu dùng là người chấp nhận giá và giá cả
hàng hóa có dạng tuyến tính.
2.2 Lý thuyết chăm sóc sức khỏe và chi tiêu y tế
2.2.1 Lý thuyết về chăm sóc sức khỏe
Theo PAHE (2011a), chính sách sức khỏe y tế không chỉ giới hạn trong việc
cung cấp và chi trả cho chăm sóc và dịch vụ y tế, ngày nay các yếu tố xã hội được
nhìn nhận rộng rãi là có tác động đến sức khỏe. Theo đó, có 14 lĩnh vực chính của
các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe bao gồm:
 Phân phối thu nhập
 Giáo dục

 An ninh việc làm (tỷ lệ thất nghiệp)
 Việc làm và điều kiện làm việc
 Sự phát triển đầu đời của trẻ
 An ninh lương thực
 Nhà ở
8

 Loại trừ xã hội
 Các mạng lưới an sinh xã hội
 Các dịch vụ y tế
 Dân tộc
 Giới tính
 Chủng tộc
 Tình trạng khuyết tật
2.2.2 Lý thuyết về chi tiêu cho y tế
Nhằm định lượng cụ thể vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân, báo cáo của
UNFPA Việt Nam (2011) đã chia 14 nhóm lĩnh vực này thành 4 nhóm yếu tố liên
quan. Cụ thể bao gồm các nhóm về đặc điểm về nhân khẩu học, điều kiện chăm sóc
sức khỏe (BHYT, điều kiện sinh hoạt…), và tình trạng nghèo (trợ cấp, hỗ trợ của
chính phủ) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chăm sóc sức khỏe của NCT.
Theo UNFPA Việt Nam (2011), các đặc điểm về nhân khẩu học của NCT liên
quan chủ yếu đến tuổi thọ kì vọng, tỷ lệ phụ nữ trong dân số cao tuổi, khu vực sinh
sống. Nhóm yếu tố về đời sống gia đình, văn hóa và tinh thần của NCT được thể
hiện qua tình trạng hôn nhân; các thế hệ cùng chung sống; trình độ giáo dục và thụ
hưởng văn hóa tinh thần của NCT. Trong số các yếu tố thể hiện đời sống của NCT
thì tình trạng hôn nhân là yếu tố quan trọng nhất vì vợ/chồng của NCT có thể là
nguồn hỗ trợ và chia sẻ chủ yếu về vật chất, tinh thần cũng như chăm sóc khi bị đau
ốm hoặc dễ tổn thương. Nói cách khác, đối với NCT thì sống với vợ/chồng sẽ có
nhiều tác động tích cực (Knodel và Chayovan, 2011). Hoạt động kinh tế thu nhập
của NCT có thể hình thành từ các nguồn tham gia lao động làm công ăn lương, sản

xuất nông – lâm – ngư nghiệp hoặc tự làm kinh doanh cho hộ gia đình và khoản thu
nhập có tính đảm bảo cuộc sống khi không còn đủ sức lao động như tiết kiệm, hưu
trí, kiều hối và các khoản bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội khác.
Vấn đề này cũng thống nhất với kết quả cuộc khảo sát về NCT tại Thái Lan
năm 2011, Knodelet al (2013) đã hình thành một khung lý thuyết nghiên cứu về
chăm sóc sức khỏe NCT. Theo đó, sức khỏe NCT phụ thuộc vào 4 nhóm nhân tố
9

chính, bao gồm các đặc tính xã hội (social charactistics), sự hòa hợp trong gia đình
(living arrangement), các nguồn thu nhập cho y tế (sources of income), sự hỗ trợ
của gia đình, họ hàng (Family support and intergenerational relations). Trong mỗi
nhóm nhân tố chính lại bao gồm nhiều yếu tố nhỏ. Cụ thể, khu vực sinh sống (vùng
hoặc thành thị, nông thôn) và các yếu tố như giới tính, tình trạng hôn nhân của NCT
nằm trong nhóm đặc tính xã hội. Nhóm sự hòa hợp trong gia đình bao gồm các yếu
tố như số thế hệ cùng chung sống, NCT sống chung với con trai hoặc con gái, NCT
sống một mình hay sống với con cháu. Nhóm yếu tố về các nguồn thu nhập dành
cho chăm sóc sức khỏe bao gồm thu nhập của NCT từ tiền lương hưu, trợ cấp,
chính sách xã hội của chính phủ hoặc từ các nguồn tài sản phát sinh lãi như tiền cho
thuê nhà (đất), tiền lãi tiết kiệm ngân hàng. Theo Knodel et al (2013) nguồn thu
nhập chính để trang trải cho chi phí chăm sóc sức khỏe của NCT chủ yếu đến từ thu
nhập của các con và phụ thuộc vào giới tính của con. Con gái sẽ quan tâm chi tiêu
chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ nhiều hơn là con trai (51% ở con gái so với 33% ở
con trai). NCT cùng chung sống với con cháu thì có sẽ được phục vụ và chăm sóc
tốt hơn so với NCT sống một mình.
2.3 Hành vi ra quyết định chi tiêu của hộ gia đình
Hộ gia đình là đơn vị tiêu dùng trong nền kinh tế, là tập hợp tổng thể của
nhiều cá nhân, hành vi ra quyết định cho một vấn đề nào đó vì vậy cũng chịu sự chi
phối phần nào từ các thành viên trong hộ gia đình. Trong nghiên cứu của Douglas
(1983) đã tổng hợp lại một lần nữa các điểm cần lưu ý trong hành vi ra quyết định
của hộ gia đình:

 Quy trình ra quyết định của hộ gia đình có nhiều yếu tố phức tạp tác động,
cần phải cân nhắc để đưa ra được quyết định có lợi nhất, giúp tối đa hóa tổng hữu
dụng của hộ gia đình, hạn chế các lựa chọn bất lợi. Việc ra quyết định của hộ gia
đình không những chịu tác động từ các thành viên trong hộ gia đình mà còn chịu tác
động từ các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân này có thể từ người bán hàng, hoặc
các đối tượng khác có khả năng tác động đến việc ra quyết định đó.
10

 Hoàn cảnh và các điều kiện sống, các chính sách quy định quyền và nghĩa vụ
mà hộ gia đình đó đang bị tác động cũng ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của
hộ gia đình.
Như vậy, quyết định của hộ gia đình nói chung, hay một quyết định chi tiêu cụ
thể chịu tác động của các yếu tố liên quan, từ đặc điểm hộ gia đình đến các điều
kiện môi trường xã hội, các quy định chính phủ…. Do đó, quá trình ra quyết định
của hộ gia đình cũng như các quyết định chi tiêu y tế cần phải được xem xét nghiên
cứu trong trường hợp có nhiều nhân tố có thể chi phối.
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về chi tiêu cho y tế
2.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Eva Liu và Elyssa Wong (1997) đã dùng phương pháp thu thập thông tin, phân
tích và phỏng vấn để nghiên cứu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT ở Hồng
Kông. Các yếu tố như tuổi thọ, tỷ lệ phụ thuộc, điều kiện sức khỏe và gia đình tác
động mạnh mẽ đến việc lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT.
Hauck and Rice (2003, p.105) nghiên cứu về bất bình đẳng trong chi tiêu y tế
của người dân Anh trong 11 năm cho thấy các biến về tôn giáo, học vấn, thu nhập,
tuổi, tầng lớp xã hội và tình trạng sức khỏe đều có tác động có ý nghĩa đến mức chi
tiêu cho y tế của người dân.
Tarmo Räty et al, (2003) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
dịch vụ chăm sóc NCT tại Phần Lan. 1450 mẫu là các NCT (tuổi lớn hơn 60) tại
Phần Lan trong giai đoạn khảo sát từ năm 1993 đến năm 1998. Kết quả cho thấy,
các yếu tố tác động đến quyết định chi tiêu cho y tế NCT ngoài các đặc điểm nhân

khẩu học như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân thì quyết định chi tiêu cho y tế
của NCT còn phụ thuộc vào hoạt động hàng ngày, sự hỗ trợ từ láng giềng, người
thân và các mức thuế, trợ cấp của chính phủ. Theo đó, mức thuế thu nhập càng tăng
thì càng làm giảm khả năng chi tiêu y tế cho NCT. Các biến còn lại như tuổi, tình
trạng đơn thân của NCT, hoạt động hàng ngày (không làm gì hoặc làm việc nhẹ), sự
hỗ trợ của láng giềng hoặc người thân đều làm tăng khả năng chi tiêu y tế cho NCT.
11

Nghiên cứu của Gray (2005) về chi phí chăm sóc sức khỏe ở Anh cho thấy có
một mối tương quan nhỏ giữa tuổi và chi phí chăm sóc sức khỏe. Chi phí chăm sóc
sức khỏe tăng mạnh nhất ở nhóm tuổi 65 – 85. Ngoài ra, tác giả còn kiến nghị chi
phí chăm sóc sức khỏe ở NCT phụ thuộc rất nhiều vào tuổi thọ kì vọng. Theo đó,
chi phí khám chữa bệnh cho NCT tăng mạnh trong giai đoạn 5 năm trước khi mất.
Điều này cũng phù hợp với công trình nghiên cứu sức khỏe cho NCT của chính phủ
Úc (Government of South Australia, 2009) khi kết quả cho thấy số lượng NCT
trong độ tuổi 65 – 75 nhập viện gấp hai lần so với phần còn lại và gấp 5 lần ở nhóm
tuổi trên 85.
J.A.A. Dalstra et al (2006) dựa trên khảo sát 10 nước châu Âu về NCT tuổi từ
60-79 đã kết luận các nhân tố giáo dục, thu nhập và sở hữu nhà ở có tác động đến
chăm sóc sức khỏe NCT. Sử dụng phân tích hồi quy logistic cho biết mối quan hệ
giữa giáo dục, thu nhập và nhà ở với sức khỏe NCT. Kết quả cho thấy rằng có sự
khác biệt đáng kể sức khỏe của người già theo giáo dục và thu nhập ở mỗi nước.
Trong đó hai biến giáo dục và thu nhập ảnh hưởng mạnh mẽ còn yếu tố sở hữu nhà
ở có giá trị bổ sung.
Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho y tế ở Phần
Lan trong giai đoạn 1993 – 2004 của Nguyen, L et al. (2009) cho thấy tỷ lệ người
cao tuổi, quỹ trợ cấp chính phủ, tỷ lệ lực lượng lao động, thuế thu nhập, thu nhập và
mật độ dân số có ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của người dân. Kết quả cũng cho
thấy độ co dãn của chi tiêu y tế theo thu nhập ở cả hai phương pháp ước lượng tác
động cố định và ngẫu nhiên là rất nhỏ (lần lượt là 0,020 và 0,045). Điều đó cho thấy

phần lớn các dịch vụ y tế là các hàng hóa thiết yếu.
Nghiên cứu của Baltagi and Moscone (2010) về mối quan hệ giữa thu nhập
với chi tiêu cho y tế của 20 nước OECD trong giai đoạn 1971 – 2004 cho thấy có
mối tác động dương giữa số NCT và số trẻ nhỏ sống phụ thuộc lên chi tiêu cho y tế.
Việc gia tăng thêm 1 người sống phụ thuộc, cụ thể 1 NCT hoặc 1 trẻ nhỏ sẽ làm gia
tăng chi tiêu cho y tế lên tương ứng là 13% và 18%. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho
thấy một tác động dương giữa thu nhập của người dân đến chi tiêu cho y tế. Thu
12

nhập của người dân tăng 10% sẽ dẫn đến tăng chi tiêu cho y tế lên 8,5%. Tất cả các
kết quả đều có ý nghĩa thống kê 5%.
Trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế ở Ý,
Magazzino C. and Mele M. (2012) cho thấy chi tiêu cho y tế là mặt hàng thiết yếu
với độ co dãn theo thu nhập nhỏ hơn 1 (0,83 – 0,88 theo mô hình phân tích tĩnh và
0,43 – 0,48 theo mô hình phân tích động). Kết quả cũng cho thấy các yếu tố ảnh
hưởng đến chi tiêu cho y tế ở góc độ vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm quốc gia (GDP)
thực, tỉ lệ thất nghiệp, số giường bệnh, mức độ đô thị hóa và tỉ lệ % dân số có trình
độ phổ thông trung học trở lên, độ tuổi của người dân. Ngoài trừ biến giáo dục (%
dân số có trình độ phổ thông trung học trở lên) có tác động âm đến mức chi tiêu y tế
(hệ số ước lượng theo phương pháp pooled -0,79 mức ý nghĩa 1%) thì các biến còn
lại đều tác động dương và có ý nghĩa đến mức chi cho y tế. Biến tổng sản phẩm
quốc gia có tác động mạnh nhất đến chi tiêu cho y tế với hệ số ước lượng bằng 0,88
(mức ý nghĩa 1%).
2.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Theo Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), xu hướng số NCT tăng lên sẽ
làm tăng gánh nặng kinh tế, xã hội để duy trì cuộc sống khỏe mạnh của nhóm người
cao tuổi. Chi phí chăm sóc NCT cao gấp 7-8 lần so với chăm sóc trẻ em. Mức chi
ngân sách bình quân đầu người cho y tế là nguyên nhân chính khiến cho diện phủ
hạn chế của các dịch vụ y tế cơ bản ở các quốc gia đang phát triển. Trong năm
2004, chi phí y tế trung bình đầu người là 91 đôla Mỹ tại các quốc gia đang phát

triển và 15 đôla Mỹ ở các quốc gia chậm phát triển (Ngân hàng thế giới, 2007).
Hiện nay, tổng chi cho y tế ở Việt Nam khoảng 5-6% GDP và tính theo đầu người
khoảng 45 USD/người/năm. Tuy nhiên, chi công chỉ chiếm khoảng 30% tổng chi y
tế, là một tỷ lệ thấp so với các nước có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới.
Sử dụng mô hình hồi quy đa cấp với bộ dữ liệu VHLSS 2002 nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình, Nguyen, L et al (2010)
đã sử dụng 4 nhóm biến như quy mô và thành phần của hộ (quy mô hộ, tỷ lệ người
già, tỷ lệ trẻ em, tỷ lệ phụ nữ); nhóm địa điểm sinh sống; nhóm đặc tính hộ (tuổi,
13

tuổi bình phương của chủ hộ, tôn giáo, số năm đi học của chủ hộ, các biến kỹ năng);
nhóm biến về tiện nghi (điện, nước sạch, nhà vệ sinh…). Tất cả các biến trong mô
hình đều tác động có ý nghĩa thống kê lên mức chi tiêu cho y tế của hộ.
Nghiên cứu về tác động của tín dụng vi mô lên chi tiêu cho giáo dục và chi
tiêu cho y tế của người dân Việt Nam (Tinh Doan et al, 2011) cho thấy tín dụng vi
mô có tác động dương có ý nghĩa thống kê lên chi tiêu cho y tế. Các hộ nghèo được
vay sẽ chi nhiều hơn ít nhất 93 nghìn đồng/hộ/tháng so với các hộ nghèo tương tự
nhưng không được vay. Số mẫu của nghiên cứu bao gồm 411 hộ gia đình nghèo ở
mức dưới 6 triệu đồng/năm (gồm 304 hộ vay và 107 hộ không vay) tại quận 9,
TpHCM Việt Nam vào đầu năm 2008.
Trong nghiên cứu của Le Hong Chung (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chi trả bảo hiểm của người dân Việt Nam. Với bộ dữ liệu VHLSS 2010 được
sử dụng, kết quả cho thấy các yếu tố như số người trong hộ, khu vực hộ sinh sống
(thành thị - nông thôn), các chỉ số đại diện cho tài sản của hộ và số người phụ thuộc
(NCT và trẻ em) ảnh hưởng đến việc thanh toán bảo hiểm. Theo đó, các hộ đông
con, sống ở nông thôn và có chỉ số tài sản cao thì có tỉ lệ sử dụng dịch vụ bảo hiểm
thấp. Ngược lại, các hộ có số người sống phụ thuộc nhiều thì lại sử dụng dịch vụ
bảo hiểm nhiều hơn.
2.5 Khung phân tích và mô hình của nghiên cứu
Quyết định chi tiêu cho hàng hóa – dịch vụ của người tiêu dùng chắc chắn sẽ

chịu nhiều tác động không những từ chính bản thân người tiêu dùng mà còn chịu tác
động khách quan từ các yếu tố bên ngoài. Nếu xem chi tiêu cho y tế của NCT như
một loại hàng hóa thì chắc chắn, mặt hàng đặc biệt này cũng không tránh khỏi
những vấn đề nói trên.
Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chi tiêu cho y tế của NCT theo
UNFPA Việt Nam (2011) hoặc Knodelet al (2013) đã đưa ra 4 nhóm đặc điểm có
tác động đến quyết định chi tiêu cho y tế của NCT bao gồm: nhóm về đặc điểm về
nhân khẩu học, điều kiện chăm sóc sức khỏe; tình trạng kinh tế của gia đình, và sự
hỗ trợ từ bên ngoài (láng giềng, tổ chức đoàn thể các cấp). Đây là cơ sở nền tảng mà
14

tác giả hình thành khung lý thuyết. Kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở đầu
bài tác giả xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu này như sau:
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài





















ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
1. Thu nhập NCT
2. Thu nhập của hộ
MỨC CHI TIÊU CHO Y
TẾ CHO NCT
ĐẶC ĐIỂM NHÂN
KHẨU
1. Tổng số người trong hộ
2. Số người sống phụ
thuộc (trẻ em, NCT)
3. Đặc điểm NCT (giới
tính, hôn nhân, học vấn,
sắc tộc, sống với con
cháu)
4. Địa điểm sinh sống
(vùng, thành thị).
SỰ HỖ TRỢ VỀ Y TẾ
1. Tín dụng ưu đãi
2. Sự hỗ trợ từ bên ngoài
ĐIỀU KIỆN CHĂM
SÓC SỨC KHỎE
1. Bảo hiểm y tế
2. Cơ sở y tế
15

Với mục tiêu nghiên cứu chi tiêu cho y tế của NCT hướng đến đối tượng cụ

thể là nhóm NCT không phân biệt giới tính, địa điểm nơi sinh sống trên phạm vi cả
nước. Do đó tác giả xây dựng mô hình kinh tế trong nghiên cứu này làm nền tảng để
xây dựng mô hình chính thức cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng
mô hình có dạng logarit tự nhiên cho đặc điểm kinh tế hộ gia đình, kế thừa từ kinh
nghiệm sử dụng logarit cho biến chi tiêu trong các mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia
đình của Tarmo Räty et al (2003), Nguyen, L et al (2009), Baltagi and Moscone
(2010) và Magazzino C. and Mele M. (2012). Mô hình cụ thể dưới dạng toán học
được viết tổng quát như sau:
  

 

  

  

  

  

(2.2)
Với: ln: là logarit tự nhiên
Y: chi tiêu cho y tế của NCT
A: véctơ các đặc điểm kinh tế hộ gia đình
B: véctơ các đặc điểm nhân khẩu học
C: véctơ các điều kiện chăm sóc sức khỏe
D: véctơ sự hỗ trợ về y tế từ bên ngoài.


véctơ các tham số ước lượng



là sai số
Những tham số trong mô hình trên sẽ được ước lượng bằng phương pháp bình
phương bé nhất (OLS).
Tóm tắt ý chính chương 2:
Nội dung chương 2 đã trình bày rõ ràng các lý thuyết về cầu của một loại hàng
hóa - dịch vụ, lý thuyết hành vi tiêu dùng, lý thuyết về quyết định của hộ gia đình.
Dựa theo các nghiên cứu tương tự ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, tác giả đã
lựa chọn và phát triển mô hình của UNFPA Việt Nam (2011) PAHE (2012, trang
31) và Knodelet al (2013) cùng với nghiên cứu thực nghiệm Tarmo Räty et al,
(2003) làm nền tảng để xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu. Theo đó, chi tiêu
cho y tế của NCT Việt Nam chịu tác động của 4 nhân tố như đặc điểm kinh tế của
16

hộ gia đình, đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện chăm sóc sức khỏe và sự hỗ trợ từ
bên ngoài.

×