Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh đái tháo nhạt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.74 KB, 5 trang )

Bệnh đái tháo nhạt

Đái tháo đường là một bệnh phổ biến, được nhiều người quan tâm và
tìm hiểu. Nhưng ít người để ý đến một loại bệnh gần như trái ngược, đó là đái
tháo nhạt - khiến người bệnh đi tiểu nhiều, nước tiểu không màu, không vị, tỷ
trọng rất thấp, thậm chí giống như nước lã, nước tiểu không có đường. Bệnh
không quá nguy hiểm, nhưng vẫn gây ra nhiều hậu quả xấu.


Nhiều nguyên nhân phức tạp

Bệnh đái tháo nhạt hiếm gặp hơn so với bệnh đái tháo đường, nam gặp
nhiều hơn nữ và thường ở lứa tuổi trẻ. Bệnh có thể xuất hiện do cơ thể sản xuất
không đủ chất hocmon kháng lợi tiểu - hocmon được sản xuất ở vùng dưới
đồi trong bộ não, tồn trữ ở sau tuyến yên và được tiết ra dưới sự điều tiết của áp
lực thẩm thấu máu. Hocmon kháng lợi tiểu tác động lên các cơ quan thụ cảm, điều
chỉnh khối lượng nước được hấp thu trở lại thận vào máu. Bất cứ khâu nào trong
sự hợp thành, vận chuyển, tiết ra và tác động của hocmon gặp trở ngại đều có thể
dẫn tới triệu chứng đái tháo nhạt. Bệnh đái tháo nhạt trong trường hợp này có thể
là tiên phát (vô căn) hoặc thứ phát sau phẫu thuật não, do nhiễm trùng, do khối u,
do chấn thương sọ não…

Ngoài ra, bệnh còn do khả năng suy giảm của thận trong việc đáp ứng với
tác động của hocmon kháng lợi tiểu. Nguyên nhân này hiếm gặp hơn nhưng cũng
gây hậu quả giống như nguyên nhân từ não: một khối lượng lớn nước sẽ không
được tái hấp thụ vào tuần hoàn não mà thải ra ngoài qua thận khiến bệnh nhân đái
nhiều, khát nhiều. Tình trạng này có thể dẫn tới biến chứng mất nước, mất điện
giải làm bệnh nhân mệt mỏi, ngủ lịm, đau đầu, đau cơ, dễ bị kích thích…

Bệnh đái tháo nhạt có thể xuất hiện từ từ, cũng có thể rất đột ngột sau một
chấn thương hay tình trạng nhiễm trùng nặng.



Diễn biến chậm và khó điều trị

Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể đi tiểu từ 5-10 lít/ngày, thậm chí đôi khi có
thể lên tới 20-30 lít/ngày. Vì tiểu nhiều như vậy nên rất khát và phải uống nước
ngay khiến bệnh nhân uống và đi tiểu liên tục, kể cả ban đêm. Bệnh nhân thường
thích uống nước lạnh.

Nếu thiếu nước, bệnh nhân có thể ngất xỉu, hạ huyết áp, thậm chí sốt cao,
rối loạn tâm thần. Kèm theo đó, da bệnh nhân luôn trong tình trạng khô, không có
mồ hôi. Người bệnh chỉ có cảm giác khát nước, mất đi cảm giác thèm ăn khiến ăn
kém, cơ thể gầy yếu. Riêng đối với tuổi dậy thì có thể kèm theo các rối loạn về nội
tiết như: rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục…

Nói chung, phương pháp điều trị đều bao gồm bồi phụ nước và điện giải.
Cần phải bù đắp hocmon kháng lợi tiểu nếu bị thiếu hụt và giải quyết nguyên
nhân. Nếu do nguyên nhân chấn thương tinh thần hay nhiễm trùng nặng thì cần
điều trị tích cực các chấn thương và tình trạng nhiễm trùng. Nếu do suy thận thì
điều trị bệnh thận. Nếu do thiếu hormon ADH, có thể điều trị bằng phương pháp
thay thế (dùng nội tiết tố).

Bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi lâu dài (nhiều trường hợp phải điều
trị suốt đời) ở phòng khám chuyên khoa nội tiết. Người bệnh cần phải thực hiện
nghiêm túc các chỉ định điều trị về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để đảm
bảo hiệu quả điều trị đồng thời phòng ngừa các tai biến có thể xảy ra.

×