Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.71 KB, 18 trang )

1

PHẦN I: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
HIỆN NAY
1.1 Bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, bao
gồm sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể, tình cảm giữa các thành viên
trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động
sử dụng vũ lực nhằm hăm doạ hoặc đánh đập người thân trong gia đình để
điều khiển hay kiểm sốt người đó (Tạp chí Lý luận chính trị). Luật Gia
Đình định nghĩa “bạo hành gia đình” bao gồm những hành vi hay các mối
đe doạ của một người nhắm vào một thành viên khác trong gia đình hoặc
tài sản của họ.
Bạo lực gia đình dựa trên cơ sở giới là một khái niệm hẹp hơn khái niệm
bạo lực chống lại phụ nữ. Bạo lực chống lại phụ nữ là bất kỳ hành động
bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến tổn thất
về thân thể, về tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, cả sự đe
doạ, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở
nơi cơng cộng hay trong cuộc sống riêng tư” (Tạp chí Lý luận chính trị, số
4). Một đặc điểm của bạo lực gia đình là: phần lớn bạo lực gia đình là bạo
lực giới, có nghĩa là bạo lực được thực hiện bởi nam giới đối với phụ nữ
hoặc ngược lại.
1.2 Nguyên tắc phịng, chống bạo lực gia đình.
Theo quy định Khoản 1 Điều 3 Luật Phịng, chống bạo lực gia đình,
ngun tắc phịng, chống bạo lực gia đình gồm: “Kết hợp và thực hiện
đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phịng ngừa là
chính, chú trọng cơng tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hồ
giải phù hợp với truyền thống văn hố, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam”.
1.3 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.



2

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình.
Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại
Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bao gồm:
- Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền sau: u cầu cơ quan, tổ chức,người
có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích
hợp pháp khác của mình; áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp
xúc theo quy định của Luật này; được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý,
pháp luật; được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và
thông tin khác theo quy định của Luật này; các quyền khác theo quy định
của pháp luật.
- Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thơng tin liên quan đến
bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu,
do tính chất nhạy cảm của tội phạm, cũng như mối quan hệ đặc biệt của các
chủ thể, pháp luật không đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc phòng
chống bạo lực gia đình hay tố giác người có hành vi bạo.
Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình.
Khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành vi bạo lực gia
đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay
hành vi bạo lực, phải lắng nghe, thực hiện theo những u cầu chính đáng
của cộng đồng, khơng được có thái độ hung hãn, chống đối hay có ý định
trả thù sự can thiệp đó, phải có thái độ đúng mực với những người can
thiệp.
Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa vụ
của người có hành vi bạo lực. Trong lĩnh vực phịng chống bạo lực gia
đình, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những chế tài như: góp ý,
phê bình trong cộng đồng dân cư, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn... quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp



3

hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra
cơ sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, bảo đảm hiệu quả của
cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình.
Phải kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực
gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Đây là điều rất khó thực hiện,
người có hành vi bạo lực khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khó có chuyện
thương xót, lo lắng cho nạn, do sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm
nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa trị.
Luật Phịng, chống bạo lực gia đình khơng nhắc tới quyền mà chỉ quy định
nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Điều này trước hết có lẽ
bởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ
phải chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ của
pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh
thì có thể thấy: nghĩa vụ mà Luật nêu lên cũng đã hàm chứa một số quyền
của họ: quyền nhận được sự can thiệp hợp pháp, quyền được thực hiện các
hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Có rất
nhiều nguyên nhân, do đó pháp luật cũng cần phải cho họ những cơ hội để
giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn
gắn.
1.4 Trách nhiệm của cá nhân, gia dình và các cơ quan tổ chức trong phòng,
chống bạo lực gia đình.
Trách nhiệm của cá nhân, gia đình.
Điều 32 Luật Phịng, chống bạo lực gia đình quy đinh về trách nhiệm gia
đình và các thành viên như sau:
- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật
về phịng, chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới,

phịng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.


4

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn
người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn
nhân bạo lực gia đình. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư
trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện các biện pháp khác về phịng, chống bạo lực gia đình theo quy
định của Luật này. Pháp luật quy định gia đình và các thành viên gia đình
có những trách nhiệm, có sự chủ động nhất định trong phịng, chống bạo
lực gia đình: giáo dục, nhắc nhở, hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên,
ngăn chặn người có hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân...Pháp luật không
quy định đây là nghĩa vụ mà chỉ là trách nhiệm của gia đình và các thành
viên.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã nêu lên trách nhiệm của rất nhiều cơ
quan, tổ chức, trong đó có thể kể tới trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên, cụ thể: Tuyên truyền, giáo dục, khuyến
khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phịng,
chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phịng, chống
ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Kiến nghị những biện pháp cần
thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống
ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phịng, chống bạo lực
gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Tham gia
giám sát việc thực hiện pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình. (Điều
33. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên). Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 33 của Luật này. Tổ chức

cơ sở tư vấn về phịng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo
lực gia đình. Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ
nạn nhân bạo lực gia đình. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để


5

bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. (Điều 34. Trách nhiệm của Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).
1.5 Xử lý vi phạm pháp luật về Phòng, chống bạo lực gia đình.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức, người
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thơng báo
cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người
đó để giáo dục. Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, cụ
thể: Xử lý kỷ luật, Xử lý hành chính; Xử lý theo pháp luật dân sự; Xử lý
theo pháp luật hình sự. (Điều 42 Luật Phịng chống bạo lực gia đình).
PHẦN II: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH HIỆN NAY
2.1 Khái quát tình hình bạo lực gia đình hiện nay
Trong vài năm trở lại đây, bạo lực gia đình một vấn đề có tính tồn
cầu, được xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn. Sự tuyệt đối hóa bạo lực giới một chiều: đúng là bạo lực
giới nói chung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng phần lớn là do nam
giới gây ra với phụ nữ. Nhưng cần nhận thấy rằng cũng cịn có bạo lực của
phụ nữ đối với nam giới. Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương Binh & Xã
Hội cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình

là nam giới. Nhiều cơng trình nghiên cứu xã hội học trên thế giới cũng cho
thấy đôi khi bạo lực giới trong gia đình là gần ngang nhau giữa nam và nữ.
Ở VN, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành (Bộ Luật hình
sự, Luật Hơn nhân và Gia đình, Cơng ước CEDAW ), cũng như có nhiều cơ


6

quan pháp luật, tổ chức xã hội có chức năng chống bạo hành gia đình
(BHGĐ), những tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ như Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam các cấp, các tổ chức phi chính phủ như Ford Foundation, mạng
lưới DOVIPNET, CSAGA, thế nhưng việc tổ chức thực thi pháp luật trong
lĩnh vực này còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại và hầu như khơng hiệu
quả, bởi chưa có những biện pháp chế tài cụ thể.
Thống kê ở Việt Nam, 66% các vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia đình,
có 186.954 vụ ly hơn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi
chiếm 53,1% ngun nhân dẫn tới ly hơn, có tới 39,7 nghìn vụ ly hơn có
ngun nhân từ bạo hành trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hơn nhân và
gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3% ví dụ: Đồng bằng song Cửu Long có 1.319 ca
nhập viện do bạo hành gia đình, trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, 30 trường
hợp tử vong.
Theo số liệu thống kế gần đây, trên thế giới 30% phụ nữ trên thế giới bị bạo
hành gia đình, có khoảng 67,399 người lớn tuổi và trẻ em được giúp đỡ,
trung bình trong một ngày 24 giờ đồng hồ, nhân viên làm việc trong lĩnh
vực chống bạo hành gia đình phục vụ cho trên 67,000 nạn nhân và trả lời
trên 22,000 cú điện thoại nạn nhân gọi đến đường dây nóng khẩn cấp, 91%
những vụ chết người liên quan đến bạo hành trong gia đình là những người
trưởng thành trên 18 tuổi; những người tuổi quá 50 chiếm 13% số người
chết nói trên. Bốn trẻ em dưới 18 tuổi nằm trong tỷ lệ 9% số người bị mất
mạng. Ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực gây ra tương đương với 1,8%

GDP.
2.2 Các hình thức của bạo lực gia đình hiện nay
- Phân chia theo kiểu bạo hành:
+ Thứ nhất, là bạo lực thể xác như: Tát, đấm, cấu véo, kéo tóc, làm
bỏng, bóp cổ, đánh, ném đồ vật vào người, nhốt trong phòng hoặc trói, lột


7

quần áo, xô đẩy, đánh đấm, đe dọa, tấn công bằng vũ khí hoặc bằng vật
khác, thậm chí có tính hành hung và gây thương tích cho các nạn nhân
(Luật Phịng, chống bạo lực gia đình), đây là hình thức bạo lực chủ yếu do
dùng sức mạnh của cơ bắp để dạy bảo các thành viên trong gia đình chủ
yếu do nam giới sử dụng. Theo báo cáo nghiên cứu 5% phụ nữ thường
xuyên bị chồng đánh đập, kể cả phụ nữ từng có thai. Ở Việt Nam, phụ nữ bị
chồng bạo lực nhiều, ngồi ra cịn bị bạo hành do các thành viên nam trong
gia đình (60,6%).
+ Thứ hai, là bạo lực tình dục chiếm 1,6%/ 100% hình thức này được
hiểu bằng việc đánh đập để bắt quan hệ tình dục, sờ vào chỗ kín mà khơng
được cho phép, dùng những lời nói tục tĩu, thơ bạo để bắt người khác quan
hệ tình dục, cho thuốc vào đồ uống để dễ dàng quan hệ tình dục với người
khác, từ chối không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan
hệ tình dục. Theo UNICEF, cứ 100 trẻ em thì có 3 em đã bị hiếp dâm hoặc
chịu hình thức xâm hại khác, cứ 100 người thì có 9 người gây ra hành vi
lạm dụng tình dục được xác định là cha, cha dượng hoặc người tình của
mẹ. Theo số liệu điều tra, bạo lực tình dục chiếm khoảng 10-69% tổng số
các vụ bạo lực gia đình, 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan
hệ tình dục.
Trường hợp, người chồng chỉ cưỡng ép quan hệ tình dục được xếp vơ nhóm
“người bình thường”, chủ yếu do nhu cầu sinh lý hoặc rối loạn nhân

cách, lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn khí sắc, tâm thần phân liệt…
Những người thật sự mắc bệnh bạo dâm, để thoả mãn khi quan hệ thường
đánh đập, làm tổn thương, chửi mắng, la bới, nhục mạ vợ mới cảm thấy
vui.
+ Thứ ba, là bạo lực về tinh thần, diễn ra một cách âm thầm, chủ yếu
là dùng ngôn ngữ thậm tệ để chiết dạy, dày vò tinh thần, được coi là hình
thức bạo lực tinh vi nhất hiện nay. Đặc biệt loại bạo lực này có xu hướng


8

ngày càng gia tăng 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần. Theo một
nghiên cứu của Trung tâm tư vấn Tình u, hơn nhân và gia đình thành phố
Hồ Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo hành trong gia đình có 55,3% bị bạo
hành về tinh thần, tỷ lệ của bạo lực tinh thần hiện tại của Việt Nam là
25,4% (nông thôn là 27,5% và 20,4% tại thành thị) tỷ lệ bị bạo lực tinh
thần đối với phụ nữ do chồng gây ra tại Việt Nam là 53,6% trong cuộc đời,
42,4% tại Bắc Trung bộ, 52% tại Trung du và miền núi phía Bắc và duyên
hải miền Trung, tới 70,1% tại Vùng Tây Nguyên, 22% tại Vùng Đồng bằng
sơng Hồng, bạo lực gia đình là sự phản ánh cuộc khủng hoảng của gia đình,
bất đồng trong quan điểm, sa xút về tình cảm và cả sự suy thối về các
chuẩn mực đạo đức.
- Phân chia theo nạn nhân
+Thứ nhất, Bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng, đây là kiểu bạo hành
chủ yếu chiếm một phần khá lớn trong cuộc sống, hình thức bạo hành này
chỉ tính chung vào nạn nhân của bạo hành là người tình vợ/chồng. Người bị
bạo hành chịu nhiều hình thức bạo hành như: bị đánh đập, tát, kéo, ép phải
quan hệ tình dục mà khơng muốn, sờ vào cho kín mà khơng có sự cho phép
của chủ… Tại Anh, 37% số phụ nữ bị chết là do bạn tình giết hại, cịn đối
với nam giới, con số này là 6%. Con số này với nữ giới ở các quốc

gia Canada, Úc, Nam Phi, Israel và Mỹ đạt từ 40% đến 70%. Theo Tổ chức
Y tế thế giới (WHO), con số này tính trung bình trên toàn thế giới là 38%.
+ Thứ hai, Bạo lực với trẻ em bao gồm: các hành vi sử dụng bạo lực
với trẻ em như: tát, đánh đập các hành vi gây đau đớn về thể xác cũng như
tinh thần của trẻ em …trong 5 năm có khoảng 17.586 trường hợp là trẻ
em (11,14%) bị bạo lực gia đình, cứ bốn phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có
một người cho biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Theo
thống kê của tổ chức Unicef, tỷ lệ trẻ em có độ tuổi từ 2 đến 4 phải chịu
bạo lực là ¾, tại Việt Nam có đến gần 70% trẻ em dưới 18 tuổi từng chịu
hành vi bạo hành xuất phát từ người thân gia đình. Bạo hành trẻ nhỏ thực


9

sự là một hành vi nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều đứa
trẻ phát tâm lý theo chiều hướng sai lệch.
+ Thứ ba, bạo lực với người già là các hành vi như sử dụng sức khoẻ
để doạ lạt, gây áp lực để làm theo ý của mình, các hành vi tác động đến
thân thể và tinh thần…thường xảy ra những trường hợp: con dâu bạo hành
mẹ chồng; cha chồng; con cái mắng chửi cha mẹ; con rể bạo hành cha, mẹ
vợ,..
+ Thứ tư, Bạo lực xã hội: Ngăn khơng cho tiếp xúc với gia đình, bạn
bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng, là
tình trạng một số thành viên trong gia đình, đặc biệt là người phụ nữ sống
trong tình trạng bị cô lập, tách biệt với xã hội bên ngoài, cắt đứt mối quan
hệ với những người thân trong họ hàng nhà vợ, bạn bè thân hữu, không cho
giao tiếp với bất cứ ai, không được tham gia hoạt động nào của xã hội như
đi học, đi làm hoặc phải sống phụ thuộc một cách miễn cưỡng vào những
thành viên khác, không tham gia các tổ chức xã hội, khơng được hưởng các
quyền lợi chính đáng của mình.

+ Thứ năm, Bạo lực kinh tế: Ở Việt Nam loại bạo lực này chưa có
thống kê đầy đủ, tuy nhiên thực tế cho thấy đây là hình thức phổ biến rộng
rãi, người dân phần lớn sống ở môi trường thiếu kiến thức về bình đẳng
giới; quan hệ hơn nhân gia đình, vai trị vợ chồng chỉ được nhìn nhận dưới
góc độ các quan niệm phong kiến, tư tưởng Nho giáo như “tam tòng”, “tứ
đức”, “trọng nam khinh nữ”. Từ lâu, người phụ nữ chỉ biết đến vai trò ở
chốn “phòng the, bếp núc”. Mỗi ông chồng là một ông vua trong gia đình,
có quyền quyết định mọi việc mà ít khi quan tâm đến ý kiến của người vợ.
Đối với kinh tế, người đàn ơng có nghĩa vụ làm ra tiền cùng người vợ đảm
bảo cuộc sống gia đình, một số người lại lo ăn chơi khơng quan tâm gia
đình, dẫn đến mâu thuẫn gia đình xảy ra liên tục.


10

2.3 Bạo lực trong quan hệ vợ và chồng
BLGĐ giữa vợ và chồng là kiểu bạo hành chủ yếu và chiếm số lượng lớn
trong cuộc sống. Bạo lực gia đình giữa vợ và chồng có thể hiểu là hành vi
cố ý của vợ hoặc chồng gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể
chất, tinh thần, kinh tế, cho vợ hoặc chồng trong gia đình, nạn nhân chủ
yếu là người vợ.
Ở Việt Nam, chưa có các cuộc khảo sát trong cả nước về tình trạng
bạo lực gia đình. Trên báo chí hàng ngày đã đăng tải nhiều vụ bạo lực rất
dã man trong gia đình như: Bài “khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng
vợ!?” (Báo thanh niên), “Kẻ giết vợ dã man” (Báo Giáo dục và Thời đại),
“Cần nghiêm trị kẻ giết vợ dã man” (Báo Phụ nữ Việt Nam), “Đổ xăng đốt
vợ” (Báo Công an nhân dân).
Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, 35% phụ nữ trên thế giới là nạn
nhân của bạo lực gia đình, hơn 10 triệu phụ nữ và nam giới ở Mỹ là nạn
nhân của bạo lực gia đình. Chi phí chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân

của bạo lực gia đình ở Mỹ ước tính khoảng 5,8 tỷ USD/năm.
Theo thống kê cảnh sát Nhật Bản công bố ngày 4/3, số trường hợp cần tư
vấn về bạo lực gia đình tại Nhật Bản đã lên tới con số 82.643 trong năm
2020, theo Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, số vụ bạo lực gia đình cần
tư vấn năm 2020 tăng 436 vụ so với năm 2019, trong số này 76,4% nạn
nhân là phụ nữ, xét theo độ tuổi, có 23,4% nạn nhân trong độ tuổi 20; nạn
nhân trong độ tuổi 30 chiếm 27% và độ tuổi 40 chiếm 22,9%. Nam giới
chiếm 75,9% trong số thủ phạm hành hung, trong đó 26,3% trong độ tuổi
30 và 23,9% trong độ tuổi 40.
Không riêng phụ nữ, nam giới cũng là nạn nhân. Một nghiên cứu chỉ ra
40% nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình là nam giới, người vợ cũng có
thể là người lạm dụng chồng của mình khi sống chung trong một gia đình,
một số ít người chồng khơng có được tiếng nói mạnh mẽ và phải chịu sự


11

quản thúc của người vợ, vợ mới là chủ gia đình hoặc do chồng là người có
sức khỏe yếu hơn, không đủ sức để chống lại, chồng là người sống trong
gia đình từ nhỏ đã bị bạo hạnh lên khi lấy vợ rồi thì vẫn bị bạo hành nhưng
khơng chống lại, hay đơn giản chỉ vì người chồng đó khơng muốn làm tổn
thương vợ mình, khơng muốn có hành động thô lỗ, bạo lực với vợ nên họ
để cho vợ đánh mình thoải mái mà khơng có ý định chống lại.. Từ đó dẫn
tới những trường hợp vợ lạm dụng, bạo hành chính người chồng của mình.
Bạo lực thân thể
Đó là những hành vi xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người
vợ hoặc chồng như: đánh đập, ngược đãi, hành hạ về mặt thể xác, làm tổn
hại đến sức khỏe, thậm chí tước đoạt tính mạng của vợ, chồng… Những
hành vi này khiến cho người vợ hoặc chồng đau đớn, thương tích ở các
mức độ khác nhau, thậm chí dẫn đến tử vong.

- Câu chuyện có thật bạo lực giữa vợ và chồng: Tháng 8/2019 vừa qua, dư
luận có một phen sửng sốt trước vụ việc chồng đánh vợ đang mang thai 26
tuần tại Bình Thuận. Nạn nhân là chị M (31 tuổi, ở An Giang). Ngày
16/8/2019, An đi nhậu về thấy chị M đang ngủ liền chửi và đánh, dùng cây
gỗ dài 80 cm đập lên đầu, tay, chân, chị M bỏ chạy thì An dùng dao đuổi
theo và chém liên tiếp vào người. Cho đến ngày 17-8, khi phát hiện chị M
bị hôn mê, hàng xóm gây áp lực lên gia đình An và đưa chị vào Bệnh viện
Chợ Rẫy cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị M chấn thương đầu, vỡ
nền sọ (gãy xoang sàng hai bên), hai tay bị gãy xương trụ, xương quay,
xương mác, đồng thời còn gãy nhiều xương ngón tay ở bàn tay trái. Nằm
viện điều trị được 2 ngày thì An đe dọa bắt chị phải xuất viện. Mặc dù
thương tích đầy mình nhưng khi về đến nhà, An buộc vợ phải vào bếp nấu
cơm phục vụ. Khi vợ khóc lóc, năn nỉ do hai tay và một chân cịn băng bột
có dấu hiệu nhiễm trùng, mắt khơng thấy rõ thì An tiếp tục dùng cây đánh
vợ thêm lần nữa.


12

Bạo lực tình dục
Khá phổ biến ở vợ chồng, bao gồm các hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục,
cưỡng dâm, hiếp dâm, ép buộc sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy để thỏa mãn
nhu cầu tình dục, nạn nhân chủ yếu là người vợ nên thường có xu hướng
giấu diếm, khơng cho người khác biết, nó ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần,
thậm chí là sức khỏe của người phụ nữ, dẫn đến các chứng bệnh rối loạn,
trầm cảm thậm chí là tự tử. Trên tồn cầu, ước tính có khoảng 736 triệu phụ
nữ - gần một phần ba - đã từng bị bạo lực do bạn tình (chồng).
Bên cạnh đó có những người vợ lạm dụng tình dục với chồng. Có những
người vợ có nhu cầu tình dục rất cao, ln muốn chồng chiều mỗi khi có
nhu cầu, khơng cần biết sức khỏe, chồng có muốn hay khơng nhưng vẫn

phải quan hệ, vì sĩ diện các ơng chồng ln muốn thể hiện mình là một
người đàn ơng mạnh mẽ trong chuyện phịng thê, khơng muốn vợ khó chịu,
khơng muốn vợ của mình ra bên ngồi nên cũng cố gắng làm hài lịng vợ.
- Câu chuyện có thật: Cách đây 5 tháng, Trung tâm CSAGA lên Yên
Bái tổ chức buổi nói chuyện chia sẻ với phụ nữ thì được biết một câu
chuyện bạo hành tình dục hết sức dã man, mà nạn nhân là một cán bộ phụ
nữ xã.
Chị kể, từ khi làm cán bộ hội phụ nữ, chị liên tục bị chồng hành hạ.
Hầu như lần nào uống rượu say, chồng chị cũng bắt chị ở nhà phục vụ
“chuyện ấy”. Nếu không đáp ứng đầy đủ, chị đều bị chồng đánh “lên bờ
xuống ruộng”. Một lần thấy mẹ bị đánh quá nhiều, các con khuyên chị nên
sang nhà bà ngoại “tạm lánh”, nhưng ơng chồng đích thân sang lôi vợ về.
Trên đường về, anh ta lột truồng vợ mà rằng: “Cho thiên hạ thấy mày đẹp
thế nào, mày đi cơng tác xem mày sẽ nói thế nào với dân”. Nhục nhã ê chề
nhưng chị vẫn phải im lặng chịu đựng. Nhiều lúc, chị muốn ly hơn nhưng
nghĩ mình là cán bộ xã thì phải gương mẫu nên thơi.


13

Cịn rất nhiều trường hợp khác nhưng có thể kết luận rằng bạo lực
quan hệ tình dục trong quan hệ vợ chồng chủ yếu là do người chồng uống
rượu bia và các chất kích thích kiến bản năng thú tính bột phát, người
chồng ghen tuông với người khác lên ép vợ phải quan hệ. Theo một nghiên
cứu của Trung tâm tư vấn Tình u, hơn nhân và gia đình thành phố Hồ Chí
Minh thì trong 1665 vụ bạo hành trong gia đình thì có 1,6% bị bạo hành về
tình dục.
Bạo lực tinh thần
Hình thức BLGĐ về tinh thần cũng khá phổ biến nhưng không thể hiện rõ
nét và dễ nhận biết. Đối với bạo lực về tinh thần là những hành vi lăng mạ,

xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục, buộc làm nhữn việc trái đạo đức,
tạo các áp lực về tâm lý, gây tổn thương tinh thần thông qua lời nói, tin
nhắn, … giữa vợ chồng. Đây là hình thức mà người vợ hay người chồng
đều có thể gây ra tổn thương cho nhau, nhưng mức độ tổn thương khơng
thể hiện q rõ nét ra bên ngồi. Tuy nhiên, hành vi này cũng gây tổn
thương tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần của vợ hoặc chồng,
sang chấn tâm lý, tinh thần sa sút có thể ảnh hưởng đến cơng việc, tình
trạng tinh thần hằng ngày hoặc hơn nữa là có thể dẫn đến các bệnh về tâm
lý. Theo những số liệu gần đây cho thấy 80% phụ nữ bị bạo lực về tinh
thần.
- Câu chuyện chồng châm xăng đốt chết vợ ở Thái Bình:
Người chồng là Đoàn Ngọc Huy thường xuyên đi uống rượu rồi say sĩn về
nhà mắng chửi vợ con, đi nhậu về 11- 12h đêm con mắng chửi, la bới, đối
với vợ con đó là một cực hình về mặt tinh thần, chị vợ Nguyễn Thị Hương
nhiều lần khơng kìm được đã to tiếng, cả 2 cãi vả qua lại làm cho bầu
không khí căng thẳng, cũng do nhiêu lần như thế lần nào cũng mâu thuẫn,
cải vả nhau nên anh H đã ra tay giết vợ thảm thương, để lại 3 đưa con.
Đây là loại hình bạo lực tinh vi ngày càng phổ biến nhất hiện nay:
gọn nhẹ, nhanh chóng, khơng gây thương tích cho nạn nhân nhưng ngược


14

lại thì kht một hố sâu vào tâm chí của nạn nhân khiến cho nạn nhân phải
chịu sự dày vò về tinh thần, dẫn tới hoảng loạn tâm chí suy sụp nặng q có
thể dẫn tới trẩm cảm, cịn gây hậu quả với trẻ em; hậu quả đối với gia đình;
hậu quả đối với xã hội. Theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình thì
vợ chồng có quyền và nghĩa vụ yêu thương nhau, chính BLGĐ là nguyên
nhân phá vỡ quan hệ gia đình và làm tăng xu hướng ly hôn trong xã hội
hiện nay.

Bạo lực giữa cha mẹ và con cái
Trong xã hội hiện nay, các vụ bạo lực khơng cịn là chuyện hiếm gặp đối
tượng bạo hành có thể là chính người thân. Đặc biệt, những vụ bạo hành trẻ
em ngày càng xảy ra nhiều, bạo lực trong gia đình hiện nay khơng chỉ có
cha đánh con mà cịn có hiện tượng con đánh cha, mẹ và cả con dâu đánh
bố mẹ chồng. Điều này cho thấy ngày nay giới trẻ đã dám làm nhiều
chuyện mà xã hội đều lên án. Có rất nhiều những câu chuyện đã sảy ra và
để lại nhiều bài học cho toàn xã hội.
Cộng đồng mạng đã từng chứng kiến và thể hiện sự phẫn nội với câu
chuyện một đứa trẻ bị bố mẹ lột truồng trói ở hè phố vì mắc lỗi, một bé gái
bị mẹ đẩy ngã, đánh chửi và để lại siêu thị không cho về nhà chỉ vì nó vơ
tình làm mất gói kẹo, …hay rất nhiều trường hợp con đi chơi game bị bố
mẹ đến tận nơi đánh chửi, thậm chí cịn làm nhục con trước mọi người với
mục đích cho nó xấu hổ sẽ chừa.
- Câu chuyện 1: Sáng 17-10, trên tài khoản Facebook tên LQT (ngụ TP Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang) đăng tải clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một nam
thanh niên ngồi trên võng dùng tay tát tới tấp vào mặt đứa bé khoảng ba
tuổi, được cho là con trai của người thanh niên này. Theo nội dung đoạn
clip, bé trai đứng khoanh tay và bị thanh niên này tát mạnh vào mặt hàng
chục lần. Mặc cho đứa bé gào khóc, cũng như những lời can ngăn của vợ


15

và hàng xóm, nam thanh niên vẫn tiếp tục tát mặt bé trai và nói: “Mày có
tin tao giết nó luôn không”.
PHẦN III: KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH HIỆN
NAY
3.1 Kiến nghị vấn đề
Theo em vấn đề bạo lực gia đình là một hiện tượng xấu khơng hay,

không phù hợp cho sự phát triển của xã hội nhất là lứa tuổi trẻ thơ. Nếu
như tuổi trẻ vẫn con hồn nhiên trong sáng mà lại bị những hăm doạ, hay bị
bạo hành gia đình ảnh hưởng như bố mẹ cải nhau, bố đánh mẹ những hiện
tượng này có sức ảnh hưởng rất lớn tới những suy nghĩ của trẻ sau này.
Theo các trường có học sinh là nữ sinh đánh nhau vừa qua thì một phần lớn
có điểm chung là các em đều sống trong một gia đình khơng hạnh phúc.
Bạo lực là do suy thối đạo đức ở một số ít người nên bạo hành gia
đình cịn tồn tại dai dẳng mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật phịng chống
bạo hành gia đình. Người phụ nữ khi lấy chồng là có quyền bình đẳng với
nam giới, được luật pháp bảo vệ, người vợ người chồng có nghĩa vụ thương
u, kính trọng nhau, khơng được đánh đập, ngược đãi, nếu sai phạm sẽ bị
pháp luật trừng trị. Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phải vào
cuộc và xử lý thật mạnh tay, cứng rắn trong việc xử phạt nạn bạo hành gia
đình. Chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng cần là chỗ dựa.
Mục Hôn nhân - gia đình của Báo Phụ nữ, với những bài viết:
(Quyền thăm con, Nợ ân nghĩa, Vợ nhậu, Nửa đường bng gánh …) phần
nào phản ánh khía cạnh Bạo hành gia đình. Có thể nói, có những trường
hợp người phụ nữ chủ động giải quyết kịp thời khi đã đứng bên bờ vực
thẳm thường đem lại hiệu quả tích cực, nhất là tự giải thoát bản thân và
chuẩn bị tâm lý để chịu đựng và vượt qua biến cố để có cuộc sống tốt hơn.
Chúng ta cần tỏ quyền và nghĩa vụ ngang hàng giữa vợ chồng, được luật
pháp bảo vệ. Cá nhân, các tổ chức và toàn xã hội, các thành viên gia đình


16

cần ý thức được hậu quả của bạo lực gia đình và hạn chế hành vi đấy, và
cần nâng cao năng lực của các cán bộ nhà nước cấp Trung ương và địa
phương trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và luật
Bình đẳng giới nhằm dứt bạo hành gia đình như hiện nay.

Chỉ ra được các ngun nhân, sau đó lấy nền tảng đấy để tìm giải pháp phù
hợp để giải quyết bạo lực gia đình hiện nay.
Nguyên nhân: Nguyên nhân do người chồng say rượu và mượn rượu,
nhiều người uống rượu say quá về đánh vợ, đánh con. Đơi khi có nhiều
người mượn cớ uống rượu để chửi bới, lăng mạ cha mẹ, vợ, con...nguyên
nhân do kinh tế, nhiều gia đình kinh tế khó khăn quá, người nọ đổ lỗi cho
người kia rồi nảy sinh bạo lực; có tình trạng người nọ ép buộc người kia lệ
thuộc mình về tài chính...ngun nhân do cờ bạc, đánh bạc thua khơng có
tiền về nhà đánh vợ, đánh con, vợ khơng cho chồng đánh bạc, nói nhiều rồi
sinh ra bạo lực…nguyên nhân do nhận thức của cộng đồng, người gây bạo
lực và nạn nhân của bạo lực còn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật có người
cịn khơng biết việc mình phải chịu hay gây ra có phải là bạo lực hay
khơng, họ tự cho mình quyền được dạy bảo vợ con, người khác khơng có
quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình.. Những gia đình trẻ chưa
thích nghi với cuộc sống chung cũng như trách nhiệm với gia đình. Nhiều
người phụ nữ thành đạt trở thành lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, hoặc làm
công tác xã hội và đoàn thể, người vợ thành đạt như vậy sẽ làm cho người
chồng tự ti, mặc cảm, không chấp nhận sự thành đạt của vợ và hệ quả là
dần dần dẫn đến xung đột, mâu thuẫn, rạn nứt trong gia đình. Và các
nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông, học vấn thấp, nghiện ngập
ma túy, v.v...
Giải pháp
Để ngăn chặn những vụ việc bạo hành gia đình cần sự vào cuộc của tồn xã
hội. Phịng chống BLGĐ phải kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song


17

lấy phịng ngừa là chính, người trong cuộc cần có sự thấu hiểu, thông cảm,
lắng nghe, nhường nhịn nhau, cũng như thái độ phản đối các hành vi bạo

lực, nhờ can thiệp, giúp đỡ kịp thời của những người thân trong gia đình,
hàng xóm, bạn bè cùng chính quyền và các tổ chức đồn thể.
Con cái có vai trị quan trọng trong việc giải quyết xung đột giữa cha mẹ.
Khi con cái trưởng thành, hiểu được các khía cạnh của cuộc sống sẽ kiềm
chế tốt hơn các hành vi của hai bên cha, mẹ. Gia đình và họ hàng sẽ là cầu
nối giúp hòa giải mâu thuẫn bằng nhiều cách khác nhau như động viên,
khuyên bảo… hàng xóm cũng có vai trị tích cực trong phát hiện các mâu
thuẫn gia đình, can thiệp kịp thời khi xảy ra xung đột. Phong trào xây dựng
gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh
phúc cũng góp phần ngăn ngừa các hành vi bạo lực.
Ở vùng sâu, vùng xa, việc thực hiện các quy ước mới phải được kết hợp hài
hòa với “luật tục” sẽ nâng cao tính giáo dục, răn đe của quy ước, hương
ước. Phát huy thế mạnh hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Mặt
khác, khơng được coi BLGĐ là chuyện riêng của từng nhà và những người
làm cơng tác hịa giải phải được đào tạo, tập huấn để sàng lọc bạo lực, phát
hiện bạo lực cũng như tư vấn cho người bị bạo hành.
Phải sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống BLGĐ và các văn bản hướng dẫn
thi hành luật theo hướng quy định rõ một số khái niệm và gắn trách nhiệm
của người đứng đầu chính quyền cơ sở, tăng mức xử phạt và hình thức xử
phạt nhằm bảo đảm tính răn đe, giáo dục người có hành vi BLGĐ.
Cần lồng ghép nhiệm vụ phịng, chống BLGĐ trong các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm
cho những đối tượng có nguy cơ cao bị BLGĐ chưa có nghề hoặc việc làm
ổn định; nâng cao năng lực hỗ trợ nạn nhân BLGĐ tại các cơ sở bảo trợ xã
hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thi hành Luật Phòng, chống
BLGĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành theo chuyên đề hoặc các địa bàn


18


là điểm nóng của BLGĐ được nhân dân, xã hội quan tâm; biểu dương,
khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác phịng,
chống BLGĐ trên địa bàn quản lý…
Đối với những em nhỏ trong gia đình cần tránh khi cải nhau, tránh xa
những nơi có vũ khí, dao búa, gậy gộc, nên dựa vào các người lớn hơn và
đán tin cậy như ông bà, cô dì chú bác …Khích tướng để đàn ơng tham gia
chống bạo lực tổ chức thành lập các nhóm nam giới tham gia hoạt động
chống bạo lực gia đình.



×