Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

KHÓA LUẬN VẬN ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

TỶ LỆ VẬN ĐỘNG THỂ LỰC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG,
NĂM 2019
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

TỶ LỆ VẬN ĐỘNG THỂ LỰC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG,
NĂM 2019
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
DÀN Ý NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ........................................................................ 5
1.1. Khái niệm VĐTL ................................................................................................. 5
1.2. Phân loại - Đơn vị đo lường VĐTL..................................................................... 5
1.2.1. Phân loại VĐTL ........................................................................................... 5
1.2.2. Đơn vị đo lường VĐTL................................................................................ 6
1.3. Tình hình VĐTL .................................................................................................. 7
1.4. Lợi ích của VĐTL trong thai kỳ .......................................................................... 7
1.4.1. Lợi ích của VĐTL trong thai kỳ đối với thai phụ ........................................ 7
1.4.2. Lợi ích của VĐTL trong thai kỳ đối với thai nhi ....................................... 10
1.5. Nguy cơ của VĐTL trong thai kỳ...................................................................... 11
1.6. Các khuyến nghị về VĐTL dành cho thai phụ .................................................. 12
1.6.1. Khuyến nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ............................................. 13
1.6.2. Khuyến nghị tại các quốc gia trên thế giới ................................................ 14
1.6.3. Khuyến nghị tại Việt Nam ......................................................................... 15
1.7. Các công cụ đo lường vận động thể lực ở thai phụ ........................................... 17
1.7.1. Bộ khảo sát hoạt động của phụ nữ Úc (The Australian Women’s Activity
Survey - AWAS) ...................................................................................................... 17
1.7.2. Bộ câu hỏi vận động thể lực trong hoạt động giải trí ở thai phụ (Pregnancy

Leisure Time Physical Activity Questionnaire - LTPAQ) ....................................... 17
1.7.3. Bộ câu hỏi vận động thể lực toàn cầu (Global Physical Activity
Questionnaire - GPAQ) ............................................................................................ 18


1.7.4. Bộ câu hỏi quốc tế về vận động thể lực (International Physical Activity
Questionnaires - IPAQ) ............................................................................................ 19
1.7.5. Bộ câu hỏi vận động thể lực ở thai phụ (Pregnancy Physical Activity
Questionnaire - PPAQ) ............................................................................................. 19
1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng vận động thể lực ở thai phụ .................... 22
1.8.1. Yếu tố cá nhân ............................................................................................ 22
1.8.2. Yếu tố gia đình - xã hội .............................................................................. 25
1.8.3. Yếu tố mơi trường ...................................................................................... 27
1.9. Các nghiên cứu VĐTL ở thai phụ trên Thế Giới và tại Việt Nam .................... 28
1.9.1. Các nghiên cứu VĐTL ở thai phụ trên Thế Giới ....................................... 28
1.9.2. Các nghiên cứu VĐTL ở thai phụ tại Việt Nam ........................................ 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 34
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 34
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 34
2.3. Dân sô nghiên cứu ............................................................................................. 34
2.3.1. Dân số mục tiêu .......................................................................................... 34
2.3.2. Dân số chọn mẫu ........................................................................................ 34
2.3.3. Cỡ mẫu ....................................................................................................... 34
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu ..................................................................................... 35
2.3.5. Tiêu chí chọn mẫu ...................................................................................... 36
2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa ....................................................................... 36
2.4. Xử lý dữ liệu ...................................................................................................... 37
2.4.1. Liệt kê và định nghĩa biến số ..................................................................... 37
2.4.2. Phương pháp xử lý dữ kiện ........................................................................ 48
2.5. Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 48

2.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 48
2.5.2. Công cụ thu thập dữ liệu ............................................................................ 48
2.5.3. Kiểm sốt sai lệch thơng tin ....................................................................... 49
2.6. Phân tích số liệu................................................................................................. 50
2.6.1. Thống kê mơ tả........................................................................................... 50
2.6.2. Thống kê phân tích ..................................................................................... 51


2.6.3. Kiểm soát yếu tố gây nhiễu ........................................................................ 51
2.7. Y đức ................................................................................................................. 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 53
3.1. Mô tả đặc tính mẫu nghiên cứu ......................................................................... 53
3.1.1. Mơ tả yếu tố cá nhân (n=365) .................................................................... 53
3.1.2. Mô tả yếu tố gia đình - xã hội (n=365) ...................................................... 57
3.1.3. Mơ tả yếu tố môi trường (n=365) .............................................................. 58
3.2. Tỷ lệ VĐTL theo loại: việc nhà, đi lại, thể dục, công việc của thai phụ (n=365)
.................................................................................................................................. 59
3.3. Tỷ lệ VĐTL theo mức độ: tĩnh tại, nhẹ, vừa, mạnh của thai phụ (n=365)........ 60
3.4. Tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ (n=365) ........................ 60
3.5. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu tố cá
nhân, yếu tố gia đình xã hội, yếu tố môi trường (n=365) ......................................... 61
3.5.1. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu
tố cá nhân (n=365) .................................................................................................... 61
3.5.2. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu
tố gia đình - xã hội (n=365) ...................................................................................... 65
3.5.3. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu
tố môi trường (n=365) .............................................................................................. 66
3.6. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu tố cá
nhân, yếu tố gia đình - xã hội, yếu tố mơi trường bằng mơ hình đa biến (n=365)... 67
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 68

4.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ................................................................................... 68
4.1.1. Yếu tố cá nhân ............................................................................................ 68
4.1.2. Yếu tố gia đình - xã hội .............................................................................. 72
4.1.3. Yếu tố môi trường ...................................................................................... 73
4.2. Tỷ lệ VĐTL theo loại: việc nhà, đi lại, thể dục, công việc của thai phụ ........... 73
4.3. Tỷ lệ VĐTL theo mức độ: tĩnh tại, nhẹ, trung bình, mạnh của thai phụ ........... 75
4.4. Tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ ...................................... 76
4.5. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu tố cá
nhân, yếu tố gia đình - xã hội và yếu tố môi trường................................................. 77


4.5.1. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu
tố cá nhân .................................................................................................................. 77
4.5.2. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu
tố gia đình - xã hội .................................................................................................... 81
4.5.3. Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với yếu
tố môi trường ............................................................................................................ 82
4.6. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ............................................................. 83
4.6.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 83
4.6.2. Điểm hạn chế.............................................................................................. 83
4.7. Tính mới và tính ứng dụng của nghiên cứu....................................................... 84
4.7.1. Tính mới ..................................................................................................... 84
4.7.2. Tính ứng dụng ............................................................................................ 84
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
KTC
NVYT
TP.HCM
VĐTL

Khoảng tin cậy
Nhân viên y tế
Thành phố Hồ Chí Minh
Vận động thể lực

TIẾNG ANH
Từ viết tắt
ACOG
AWAS
BMI
CDC
GPAQ
ICC
IPAQ
LTPAQ
NCDs
PCC
PPAQ
PR
SCC
USDHHS
WHO

Nguyên văn

The American College of
Obstetricians and Gynecologists
The Australian Women’s
Activity Survey
Body Mass Index
Centers for Disease Control

Ý nghĩa tiếng Việt
Viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ

Bộ khảo sát hoạt động của phụ nữ
Úc
Chỉ số khối cơ thể
Trung tâm Kiểm sốt và Phịng
ngừa Dịch bệnh
Global Physical Activity
Bộ câu hỏi vận động thể lực toàn
Questionnaire
cầu
Intraclass Correlation Coefficient Hệ số tương quan nội bộ nhóm
International Physical Activity Bộ câu hỏi vận động thể lực quốc
Questionnaire
tế
Pregnancy Leisure Time
Bộ câu hỏi vận động thể lực trong
Physical Activity Questionnaire hoạt động giải trí ở thai phụ
Noncommunicable diseases
Các bệnh khơng lây
Pearson correlation coefficient Hệ số tương quan của Pearson
Pregnancy Physical Activity

Bộ câu hỏi vận động thể lực ở thai
Questionnaire
phụ
Prevalence Ratio
Tỷ số tỷ lệ hiện mắc
Spearman correlation coefficient Hệ số tương quan của Spearman
United States Department of
Sở y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa
Health and Human Services
Kỳ
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Tóm tắt các cơng cụ đo lường vận động thể lực ở thai phụ .................... 21
Bảng 1. 2: Tóm tắt các nghiên cứu về vận động thể lực ở thai phụ ......................... 32
Bảng 2. 1: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo số thứ tự thai phụ đến khám......... 35
Bảng 2. 2: Cách tính thời gian trung bình và mức độ vận động theo 33 hoạt động . 47
Bảng 3. 1: Mô tả yếu tố cá nhân (n=365) ................................................................. 53
Bảng 3. 2: Mô tả yếu tố cá nhân (n=365) (tiếp theo) ............................................... 55
Bảng 3. 3: Mơ tả yếu tố gia đình - xã hội (n=365) ................................................... 57
Bảng 3. 4: Mô tả yếu tố môi trường (n=365) ........................................................... 58
Bảng 3. 5: Tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ (n=365).............. 60
Bảng 3. 6: Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với
yếu tố cá nhân (n=365) ............................................................................................. 61
Bảng 3. 7: Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với
yếu tố cá nhân (n=365) (tiếp theo) ........................................................................... 63
Bảng 3. 8: Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với
yếu tố gia đình - xã hội (n=365) ............................................................................... 65

Bảng 3. 9: Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với
yếu tố môi trường (n=365) ....................................................................................... 66
Bảng 3. 10: Mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ với
yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình xã hội, yếu tố mơi trường bằng mơ hình đa biến
(n=365) ..................................................................................................................... 67


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ VĐTL theo loại: việc nhà, đi lại, thể dục, công việc của thai phụ
(n=365) ..................................................................................................................... 59
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ VĐTL theo mức độ: tĩnh tại, nhẹ, vừa, mạnh của thai phụ trong 1
tuần (n=365) ............................................................................................................. 60


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vận động thể lực (VĐTL) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là bất
kỳ sự chuyển động nào của cơ thể được tạo ra bởi cơ xương mà đòi hỏi sự tiêu hao
năng lượng [28]. VĐTL đóng vai trị quan trọng trong giai đoạn mang thai, nhiều
nghiên cứu chứng minh VĐTL đầy đủ giúp thai phụ giảm 31% nguy cơ đái tháo
đường thai kỳ, 43% nguy cơ tiền sản giật, 44% các triệu chứng trầm cảm sau sinh
[27, 56, 88]. Ngoài ra, thai phụ VĐTL đầy đủ còn giúp tăng chỉ số phát triển thần
kinh ở trẻ gấp 1,51 lần so với thai phụ thiếu VĐTL [58].
Năm 2010, WHO đã đưa ra Khuyến nghị Toàn cầu về vận động thể lực cho sức
khỏe, theo đó hướng dẫn nhóm tuổi từ 18 đến 64 nên tham gia VĐTL trong thể dục
ít nhất 150 phút mức độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút mức độ mạnh mỗi tuần, hoặc
kết hợp tương đương của cả hai mức độ VĐTL vừa và mạnh. Hướng dẫn này cũng
dành cho thai phụ và cần có tư vấn y tế phù hợp trước khi đạt được mức VĐTL theo
khuyến nghị [83]. Tuy nhiên, tỷ lệ thai phụ VĐTL đủ theo khuyến nghị của WHO là
khác nhau tại các quốc gia và nhìn chung tỷ lệ này cịn khá thấp. Cụ thể, nghiên cứu

tại Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Trung Quốc cho thấy tỷ lệ
thai phụ VĐTL đủ theo khuyến nghị dao động từ 7,1% đến 48,8% [45, 49, 53, 55, 57,
87]. Tại Việt Nam, tỷ lệ thai phụ VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO tại Trung tâm
Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2015 là 37,1% và tại huyện Trảng Bàng
(Tây Ninh) năm 2018 là 23,6% [11, 12]. Theo kết quả khảo sát, hầu hết thai phụ giảm
hoặc ngừng tập thể dục khi mang thai, nghỉ ngơi và thư giãn được xem là quan trọng
hơn việc tham gia các hoạt động thể dục [25, 87]. Kết quả này cho thấy VĐTL ở thai
phụ chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam, các thông tin về VĐTL vẫn là nhu
cầu cần thiết để hoàn thiện chương trình chăm sóc tiền sản tại các cơ sở y tế.
Nghiên cứu tổng quan hệ thống của Thompson và cộng sự năm 2017 cho thấy các
yếu tố liên quan đến VĐTL ở thai phụ là một tổng thể, bao gồm: yếu tố cá nhân, yếu
tố gia đình - xã hội và yếu tố môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu được
thực hiện chỉ tập trung vào yếu tố cá nhân, một số ít các nghiên cứu đánh giá yếu tố
gia đình - xã hội và yếu tố môi trường nhưng chỉ dừng lại ở khảo sát định tính [34].
Vì vậy, việc đánh giá tồn diện vai trị động lực hay rào cản của các yếu tố liên quan


2
này bằng nghiên cứu định lượng có ý nghĩa quan trọng, nhằm lập kế hoạch can thiệp
thúc đẩy hành vi VĐTL ở thai phụ một cách hiệu quả [30].
Bệnh viện Hùng Vương là một trong hai bệnh viện sản khoa lớn nhất tại thành phố
Hồ Chí Minh cũng như tồn bộ khu vực phía Nam, đây là nơi tập trung đa dạng các
đối tượng thai phụ đến khám thai. Theo thống kê, trung bình hàng năm bệnh viện tiếp
nhận hơn 650.000 lượt khám và có xu hướng ngày càng gia tăng [9]. Vì vậy tác giả
mong muốn kết quả nghiên cứu “Tỷ lệ vận động thể lực và các yếu tố liên quan
của thai phụ đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương, năm 2019” có thể góp phần
mơ tả chính xác tình trạng VĐTL của thai phụ, cũng như góp phần hồn thiện chương
trình chăm sóc tiền sản thai phụ đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương.



3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ vận động thể lực đủ theo khuyến nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của thai
phụ đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2019 là bao nhiêu?
2. Có hay khơng mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO với yếu tố cá
nhân, yếu tố gia đình - xã hội, yếu tố môi trường của thai phụ đến khám tại Bệnh
viện Hùng Vương năm 2019?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ đến khám tại Bệnh
viện Hùng Vương năm 2019.
Xác định các yếu tố liên quan (yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình - xã hội, yếu tố mơi
trường) với VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ đến khám tại Bệnh viện
Hùng Vương năm 2019.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ VĐTL theo từng loại (việc nhà, đi lại, thể dục, công việc) của thai
phụ đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2019.
2. Xác định tỷ lệ VĐTL theo từng mức độ (tĩnh tại, nhẹ, vừa, mạnh) của thai phụ đến
khám tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2019.
3. Xác định tỷ lệ VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO của thai phụ đến khám tại Bệnh
viện Hùng Vương năm 2019.
4. Xác định mối liên quan giữa VĐTL đủ theo khuyến nghị WHO với yếu tố cá nhân,
yếu tố gia đình - xã hội, yếu tố mơi trường của thai phụ đến khám tại Bệnh viện
Hùng Vương năm 2019.


4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU
VẬN ĐỘNG THỂ LỰC
TỶ LỆ VĐTL

THEO LOẠI
- Việc nhà
- Đi lại
- Thể dục

TỶ LỆ VĐTL
THEO MỨC ĐỘ
- Tĩnh tại

TỶ LỆ VĐTL ĐỦ
THEO WHO

- Công việc

- Nhẹ
- Vừa
- Mạnh

YẾU TỐ GIA ĐÌNH -

YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG

XÃ HỘI

- Sự an toàn tại khu dân cư

- Giai đoạn thai kỳ

- Thông tin về chế độ


- Không gian tập thể dục

- Trình độ học vấn

VĐTL khi mang thai từ

(cơng viên, đường bộ)

- Nghề nghiệp

NVYT

tại khu dân cư

YẾU TỐ CÁ NHÂN

- Nhóm tuổi

- Thái độ của gia đình về

- Cơ sở tập thể dục (phịng

- Số con hiện có

tập thể dục khi mang

tập thể hình, hồ bơi) tại

- BMI trước khi mang thai


thai

khu dân cư

- Tình trạng hơn nhân

- Tiền sử sinh non

- Người tập thể dục cùng

- Hội nhóm/câu lạc bộ tập

- Tiền sử sẩy/nạo phá thai

- Người hỗ trợ chăm sóc

thể dục tại khu dân cư

- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Tần suất tập thể dục
trước mang thai 3 tháng
- Triệu chứng khó chịu

khi mang thai

con cái/việc nhà


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Khái niệm VĐTL
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), VĐTL là bất kỳ sự chuyển động nào của cơ
thể được tạo ra bởi cơ xương mà đòi hỏi sự tiêu hao năng lượng. VĐTL ở đây không
chỉ bất kỳ một hoạt động cụ thể nào mà bao gồm tất cả hoạt động với các mục đích
và mức độ khác nhau [28].
Theo WHO khuyến nghị, VĐTL đủ ở nhóm tuổi từ 18 đến 64 là tham gia VĐTL
trong thể dục ít nhất 150 phút mức độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút mức độ mạnh
mỗi tuần, hoặc kết hợp tương đương của cả hai mức độ VĐTL vừa và mạnh. Hướng
dẫn này cũng dành cho thai phụ và cần có tư vấn y tế phù hợp trước khi đạt được mức
VĐTL theo khuyến nghị [83].
VĐTL trong thể dục còn được gọi là VĐTL sức bền, bao gồm các bài tập có sự di
chuyển nhịp nhàng của các nhóm cơ lớn trong một khoảng thời gian kéo dài (ví dụ:
đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, nhảy dây, bơi lội, chèo thuyền, khiêu vũ, chơi quần vợt)
[83].
1.2. Phân loại - Đơn vị đo lường VĐTL
1.2.1. Phân loại VĐTL
VĐTL diễn ra xuyên suốt thời gian trong ngày, bao gồm tất cả các khía cạnh hoạt
động và mang tính phức tạp. Ngồi ra, VĐTL cịn là một trọng tâm nghiên cứu của
khoa học dịch tễ vì vậy việc mô tả và phân loại VĐTL trở nên thực sự cần thiết.
VĐTL theo loại hoạt động:
VĐTL trong công việc: là bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện khi đang
làm việc.
VĐTL trong đi lại: là các hoạt động được thực hiện để đi từ nơi này đến nơi khác
bằng các loại phương tiện (xe đạp, xe buýt, xe hơi) hoặc đi bộ.
VĐTL trong việc nhà: bao gồm các công việc trong nhà hoặc xung quanh nhà như
nấu ăn, dọn dẹp, làm vườn.
VĐTL trong tập thể dục: là các hoạt động thực hiện trong thời gian rảnh bao gồm
các bài tập thể dục, đi dạo và các trò chơi thể thao.



6
VĐTL theo mức độ:
VĐTL mạnh: hoạt động có chi phí năng lượng lớn hơn hoặc bằng 6,0 MET, ví dụ
như đi bộ nhanh (4,5 - 5 dặm/giờ), chạy mang theo vật nặng, xúc tuyết bằng tay, cắt
cỏ hoặc tập thể dục nhịp điệu.
VĐTL vừa phải: hoạt động có chi phí năng lượng từ 3,0 đến dưới 6,0 MET, ví dụ
như đi bộ nhanh (<4,5 dặm/giờ), lau nhà, hút bụi hoặc qt sân.
VĐTL nhẹ: hoạt động có chi phí năng lượng từ 1,5 đến dưới 3,0 MET, ví dụ như
đi bộ chậm (2 dặm/giờ), nấu ăn hoặc đứng làm việc tại quầy thu ngân.
VĐTL tĩnh tại: bao gồm bất kỳ hoạt động khi thức nào, đặc trưng bởi chi phí năng
lượng từ 1,0 đến dưới 1,5 MET trong khi ngồi, ngả hoặc nằm [28].
1.2.2. Đơn vị đo lường VĐTL
Đơn vị đo lường VĐTL có thể là "Metabolic Equivalent of Task" (MET),
kilocalories (kcal), joules (J) hoặc mức tiêu thụ oxy (ml/kg/phút). Trong đó MET là
đơn vị đo lường dành cho người lớn được sử dụng nhiều nhất để báo cáo. Một MET
được định nghĩa là mức tiêu hao năng lượng khi ngồi nghỉ ngơi và tương đương lượng
tiêu thụ oxy là 3,5 ml/kg/phút hay 1,2 kcal/phút tính trên người cân nặng 70 kg. Tiêu
hao năng lượng của các hoạt động khác được thể hiện bằng bội số của MET [28].
Phiên bản tóm tắt các hoạt động thể chất đầu tiên xuất bản năm 1993, nhằm cung
cấp một danh sách toàn diện về các loại VĐTL và giá trị mức độ năng lượng MET
tiêu hao tương ứng. Tài liệu này cung cấp một sự nhất quán trong việc ước tính và
phân loại mức độ VĐTL, tăng cường khả năng so sánh kết quả các nghiên cứu VĐTL
trên thế giới. Dựa trên phiên bản năm 1993 và năm 2000, một bản cập nhật thứ hai
được thay thế vào năm 2011 để bổ sung thêm các hoạt động sử dụng cơng nghệ (ví
dụ: tập thể dục trên máy tính và video) và các hoạt động chưa được cơng bố trước
đây (ví dụ: các cơng việc gia đình như chăm sóc trẻ em). Phiên bản tóm tắt các hoạt
động thể chất năm 2011 có tổng cộng 821 mã, được chia thành 21 mục hoạt động
chính có mô tả chi tiết các hoạt động cụ thể với giá trị MET đi kèm. Ví dụ: mã 05186
mơ tả các hoạt động chăm sóc trẻ ở tư thế đứng như tắm rửa, mặc quần áo, chải tóc,

cho trẻ ăn hoặc bồng bế trẻ. Hoạt động này thuộc loại VĐTL trong việc nhà và được
xếp vào mức độ VĐTL vừa phải với chi phí năng lượng tiêu hao là 3 METs [15].


7
1.3. Tình hình VĐTL
VĐTL khơng đủ được xếp là yếu tố nguy cơ đứng thứ tư trong mười yếu tố nguy
cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, tuy nhiên tỷ lệ VĐTL khơng đủ cịn khá cao
trong dân số. Theo số liệu thống kê của WHO năm 2016 trên tồn thế giới có tới
27,5% dân số trưởng thành (≥ 18 tuổi) VĐTL không đủ theo khuyến nghị và tỷ lệ này
chưa được cải thiện trong suốt 15 năm qua (năm 2001: 28,5%). Tỷ lệ VĐTL không
đủ tập trung nhiều hơn ở nữ giới, chiếm tới 32% so với nam giới chỉ chiếm 23% [85].
Theo số liệu thống kê WHO 2016, khu vực Châu Mỹ của WHO (39%) và khu vực
Đơng Địa Trung Hải (35%) có tỷ lệ VĐTL không đủ cao nhất, trong khi tỷ lệ thấp
nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương (19%) và khu vực Châu Phi (22%). Các quốc
gia thu nhập cao có tỷ lệ lưu hành cao hơn gấp đôi so với các quốc gia thu nhập thấp
ở cả hai giới: 32% nam giới và 42% nữ giới VĐTL không đủ ở các quốc gia thu nhập
cao so với 13% nam giới và 19% nữ giới ở các quốc gia thu nhập thấp. Điều này được
giải thích bởi các quốc gia thu nhập cao hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ,
giải trí, cơng nghiệp và nơng nghiệp cơ giới hóa; trong khi người dân ở các quốc gia
thu nhập thấp lại hao phí năng lượng nhiều hơn cho cơng việc nặng và việc di chuyển,
đi lại [85].
Cũng theo thống kê năm 2016, Việt Nam có tỷ lệ VĐTL khơng đủ (25,4%) thấp
hơn so với khu vực Đơng Nam Á nói chung (30,5%). Nữ giới (30,6%) có đóng góp
phần lớn vào tỷ lệ VĐTL không đủ so với nam giới [84].
1.4. Lợi ích của VĐTL trong thai kỳ
Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa nhất quán trong việc chứng minh tất cả các lợi
ích của VĐTL trong thai kỳ. Tuy nhiên, VĐTL mức độ vừa phải kèm với các bài tập
thể dục hợp lý được xem là an toàn, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần cho
thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các hoạt động thể dục phù hợp nên được

xem xét và khuyến khích theo mức độ VĐTL của thai phụ [72].
1.4.1. Lợi ích của VĐTL trong thai kỳ đối với thai phụ
Đái tháo đường thai kỳ
Tập thể dục trong thời kỳ mang thai là một yếu tố bảo vệ đối với bệnh đái tháo
đường thai kỳ. Mặc dù VĐTL khơng hồn tồn ngăn ngừa được sự phát triển của
bệnh nhưng có hiệu quả rõ ràng trong việc kiểm soát bệnh. Điều này được giải thích


8
vì sự vận động các nhóm cơ lớn giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường
thơng qua việc cải thiện việc sử dụng glucose và tăng độ nhạy insulin [64, 72]. Một
nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện từ năm 1996 đến năm 2000 tại Hoa Kỳ cho thấy,
thai phụ có tham gia bất kỳ hoạt động thể dục nào khi mang thai sẽ làm giảm đáng kể
nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Cụ thể, những thai phụ có thai tham hoạt động thể
dục trong thai kỳ thì giảm 31% nguy cơ đái tháo đường thai kỳ so với những thai phụ
không tham gia hoạt động thể dục trong thai kỳ (RR=0,69, KTC:0,37-1,29). Khi tiến
hành phân tích đa biến, những thai phụ tham gia hoạt động thể dục khoảng 28 METgiờ/tuần thì giảm 29% nguy cơ mắc đai tháo đường thai kỳ so với những thai phụ
không tham gia hoạt động thể dục trong thai kỳ [27].
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những biến chứng xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, với tỷ
lệ xuất hiện ở 3 - 7% thai phụ. Một nghiên cứu đoàn hệ thực hiện trên thai phụ Canada
từ năm 1984 đến năm 1986 cho thấy thai phụ thường xuyên hoạt động thể dục/giải
trí trong 20 tuần đầu tiên của thai kì thì giảm 43% nguy cơ tiền sản giật, 29% nguy
cơ tăng huyết áp so với nhóm thai phụ ít hoạt động thể dục/giải trí [56]. Bổ sung cho
kết quả trên là một nghiên cứu tổng quan có hệ thống của tác giả Kasawara K.T cùng
cộng sự năm 2012. Kết quả cho thấy VĐTL có tác dụng bảo vệ khoảng 23% với nguy
cơ tiền sản giật (OR 0,77; KTC 95%: 0,64–0,91; p<0,01), và thời gian VĐTL trước
khi mang thai là yếu tố bảo vệ khoảng 42% với nguy cơ tiền sản giật (OR: 0,56; KTC
95%: 0,41–0,76; p <0,01). Vì vậy nghiên cứu đã đề xuất tập thể dục như một phương
pháp để giảm thiểu tác động của tiền sản giật. Khi một thai phụ được chẩn đoán bị

cao huyết áp hoặc tiền sản giật, họ sẽ được theo dõi chặt chẽ và phải tuân thủ theo
hướng dẫn cụ thể của chuyên gia y tế về VĐTL cũng như các loại hình tập thể dục có
thể tham gia [47].
Tăng cân q mức trong thai kỳ
Tăng cân quá mức trong thai kỳ được định nghĩa là tăng trên 10% trọng lượng cơ
thể so với trước khi mang thai. Tăng cân quá mức trong thai kỳ làm tăng nguy cơ cao
huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật. Một chế độ tập thể dục an
toàn được áp dụng trong thai kỳ giúp chống lại tăng cân quá mức trong thai kỳ [64].
Kết quả của một nghiên cứu bệnh chứng tại Thụy Điển từ năm 2003 đến năm 2005,


9
cho thấy những thai phụ bị béo phì tham gia vào chương trình kết hợp tư vấn và tập
thể dục 1-2 lần/tuần ít bị tăng cân hơn trong thời kỳ mang thai so với những thai phụ
bị béo phì chỉ được tiếp nhận chế độ chăm sóc sức khỏe thơng thường [24]. Bổ sung
cho kết quả trên là nghiên cứu đoàn hệ tại Thường Châu (Trung Quốc) từ năm 2005
đến 2007. Cụ thể, trong ba tháng giữa thai kỳ những thai phụ năng động có nguy cơ
tăng cân quá mức ít hơn nhóm thai phụ ít vận động khoảng 40% (p<0,001). Trong ba
tháng cuối thai kỳ, những thai phụ năng động có nguy cơ tăng cân qua mức ít hơn
nhóm thai phụ ít vận động khoảng 35%. Kết quả phân tích đa biến cho thấy những
thai phụ năng động thì giảm nguy cơ tăng cân quá mức khoảng 1,1 kg (p=0,04) và
1,4 kg (p=0,02) trong thai kỳ thứ hai và thứ ba khi so với thai phụ ít vận động [42].
Sinh mổ
Một số nghiên cứu đã tiến hành xem xét mối quan hệ giữa vận động thể ở thai phụ
và việc sinh mổ. Điển hình là nghiên cứu đồn hệ được thực hiện tại Iran từ năm 2012
đến 2013 trên 2029 thai phụ. Kết quả phân tích đa biến chỉ ra rằng, những thai phụ
tăng mức vận động thể lực trong cả các hoạt động thể dục và công việc từ khi mang
thai thì giảm 32% nguy cơ sinh mổ so với những thai phụ có mức vận động thể lực
không đổi (RR=0,68; KTC 95%: 0,47-0,97) [13]. Bổ sung cho kết quả trên là nghiên
cứu của Timothy J. Bungum và cộng sự thực hiện năm 2000 tại Hoa Kỳ, VĐTL trong

gia đoạn ba tháng đầu thai kỳ có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh mổ. Cụ thể,
kết quả sau khi kiểm sốt các yếu tố gây nhiễu thì những thai phụ ít VĐTL có nguy
cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần so với những thai phụ năng động [77].
Trầm cảm sau sinh
Phụ nữ tập thể dục trong thời kỳ mang thai có tâm lý thoải mái hơn, ứng phó các
sự kiện bất lợi tốt hơn, có ý thức tốt hơn về hạnh phúc và còn giúp cải thiện giấc ngủ.
Và hiệu ứng tích cực đối với sức khỏe tâm thần này vẫn tiếp tục kéo dài sau khi sinh
và làm giảm đáng kể tỷ lệ trầm cảm sau khi sinh [64]. Một nghiên cứu của tác giả
Zewditu Demissie cùng cộng sự tại Hoa Kỳ năm 2011 đã tìm thấy mối liên quan giữa
VĐTL và các triệu chứng trầm cảm. Trong mơ hình đa biến, thai phụ có tổng VĐTL
vừa từ 0-2,67 MET-giờ/tuần thì giảm 44% các triệu chứng trầm cảm so với thai phụ
không VĐTL (OR=0,56; KTC 95%: 0,38-0,83). Thai phụ có chăm sóc trẻ và người
lớn tuổi với ≤ 2,25 giờ/tuần thì tăng 1,84 lần có các triệu chứng trầm cảm [88].


10
Ngồi các lợi ích kể trên, VĐTL thường xun và hợp lý ở thai phụ cịn mang lại
nhiều lợi ích khác: tăng cường lưu thông máu làm giảm tỷ lệ giãn tĩnh mạch và huyết
khối tĩnh mạch sâu, giảm tỷ lệ đau lưng và đau vùng chậu, giảm táo bón, đầy hơi,
sưng phù, ít biến chứng hơn trong q trình sinh nở, cải thiện tư thế, phục hồi nhanh
hơn sau khi chuyển dạ [64].
1.4.2. Lợi ích của VĐTL trong thai kỳ đối với thai nhi
Trọng lượng trẻ sơ sinh
Tập thể dục trong thai kỳ có liên quan đến việc giảm trọng lượng sơ sinh của trẻ
nhưng không làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối
với thai phụ thừa cân/béo phì bởi họ có nhiều khả năng sinh con thừa cân. Làm gia
tăng các nguy cơ sau này cho trẻ như thừa cân/béo phì, cholesterol cao [64]. Theo kết
quả một nghiên đồn hệ được thực hiện trên 1913 thai phụ ở Quebec (Canada) thực
hiện từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 8 năm 2012, hao phí năng lượng cho hoạt động
thể dục thể thao trong ba tháng đầu có liên quan đến giảm cân nặng lúc sinh của trẻ

nhưng không liên quan đến tình trạng thiếu cân của trẻ. Cụ thể mỗi hoạt động thể
dục/thể thao hao phí năng lượng 1 MET/giờ/tuần trong ba tháng đầu tiên làm giảm
2,5 gram trọng lượng của trẻ (p<0,05). Đồng thời việc tăng cường hoạt động thể
dục/thể thao trong ba tháng đầu của thai phụ còn giảm 17% nguy cơ trẻ sơ sinh thừa
cân. Mối liên quan này sẽ khác nhau tùy theo tình trạng tiền sản của thai phụ, những
thai phụ có tiền sản giật, khi tăng mức độ hoạt động mạnh 1 MET/giờ/tuần trong ba
tháng đầu tiên sẽ làm giảm 20 gram cân nặng của trẻ lúc sinh. Kết quả này vẫn đúng
trong các giai đoạn thai kỳ tiếp theo, tức khi tăng mức độ hoạt động mạnh 1
MET/giờ/tuần trong các giai đoạn thai kỳ tiếp theo sẽ làm giảm 19,7 gram cân nặng
của trẻ lúc sinh (p<0,05) [61].
Chỉ số phát triển thần kinh và chỉ số thơng minh
Một nghiên cứu đồn hệ được thực hiện trên 3792 trẻ sơ sinh tại thành phố Pelotas
(Brazil) từ năm 2004 đến năm 2008, sự phát triển thần kinh của trẻ được đánh giá
bằng thang điểm Battelles, chỉ số thông minh của trẻ được đánh giá bằng thang điểm
Weschler và VĐTL trong thể dục khi mang thai của thai phụ được thu thập bằng
phương pháp hồi cứu. Kết quả phân tích đơn biến của nghiên cứu tìm thấy những thai
phụ năng động thì có chỉ số phát triển thần kinh cao hơn ở trẻ 12 tháng và 24 tháng


11
và chỉ số thông minh cao ở trẻ 48 tháng. Cụ thể, những thai phụ tập thể dục trong thời
kỳ mang thai thì chỉ số phát triển thần kinh của trẻ cao hơn so với những thai phụ
không tập thể dục, với điểm số tăng từ 2,5 đến 6,7 điểm ở nhóm trẻ 24 tháng tuổi và
12 tháng tuổi (p<0,001). Những thai phụ tập thể dục trong thời kỳ mang thai thì chỉ
số thơng minh trung bình của trẻ cao hơn so với thai phụ không tập thể dục, với điểm
số tăng 4,8 điểm ở nhóm trẻ 48 tháng (p<0,001). Sau khi kiểm sốt các yếu tố gây
nhiễu, tìm thấy mối liên quan giữa chỉ phát triển thần kinh của trẻ 12 tháng tuổi với
hoạt động thể dục của mẹ trong thời kỳ mang thai. Cụ thể, ở nhóm trẻ 12 tháng tuổi
có mẹ tập thể dục trong thời kỳ mang thai thì có chỉ số phát triển thần kinh gấp 1,51
lần so với những trẻ có mẹ khơng tập thể dục trong thai kỳ (p<0,001). Như vậy, VĐTL

dành cho hoạt động thể dục trong thời kỳ mang thai của mẹ có ảnh hưởng tích cực
đến chỉ số phát triển thần kinh và chỉ số thông minh của trẻ [58].
1.5. Nguy cơ của VĐTL trong thai kỳ
Tập thể dục được cho là làm tăng nguy cơ liên quan đến thai kỳ nhưng niềm tin
này chưa được chứng minh bằng chứng khoa học. Điều này khơng có nghĩa là khơng
có rủi ro nào cả. Tất cả phụ nữ tập thể dục trong khi mang thai nên tìm lời khuyên từ
bác sĩ để chọn chương trình tập luyện phù hợp và đảm bảo rằng thai phụ không tham
gia vào các hoạt động cần tránh [4].
Tăng thân nhiệt
Mức độ VĐTL có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng thân nhiệt của thai phụ, tuy
nhiên cơ thể tự duy trì thân nhiệt ổn định thông qua việc tăng tần số hô hấp, tưới máu
đến ngoại vi và thải mồ hôi. Nếu tập thể dục trong điều kiện nóng ẩm, mức độ rất
cao, thời gian kéo dài, cơ thể mất nước thì nhiệt độ cơ thể sẽ gia tăng. Đặc biệt trong
ba tháng đầu của thai kỳ nếu thân nhiệt của mẹ tăng cao trên 39,2◦C có thể gây ra dị
tật bẩm sinh lớn cho trẻ [4, 18]. Tuy nhiên dữ liệu về ảnh hưởng của tập thể dục đến
tăng thân nhiệt của mẹ trong thai kỳ cịn hạn chế và khơng có báo cáo nào về tăng
thân nhiệt liên quan đến tập thể dục gây quái thai ở người [18].
Thiếu máu thai nhi
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu oxy tăng dẫn tới tăng cả biên độ và tần số hô
hấp. Tập thể dục cũng làm tăng tiêu thụ glucose từ cơ bắp, làm cho máu được phân
phối nhiều hơn đến các cơ quan nội tạng và cơ xương và kết quả là giảm đáng kể


12
lượng oxy và chất dinh dưỡng được phân phối đến nhau thai. Tuy nhiên q trình này
chỉ thống qua và chưa có bằng chứng trực tiếp nào chỉ ra sự bất lợi của tập thể dục
đến sự vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi là kết quả lâu dài. Lưu ý từ
khoảng tháng thứ tư của thai kỳ, xuất hiện sự cản trở máu về tĩnh mạch chủ bụng do
tử cung phát triển theo tư thế nằm ngửa gây chèn ép tĩnh mạch chủ làm tăng nguy cơ
giảm thể tích tâm thu và giảm huyết áp nên cần tránh các bài tập thể dục có động tác

nằm ngửa [4, 18].
Co thắt tử cung
Khi mang thai tập thể dục làm sản sinh các kích thích tố có thể gây ra các cơn co
thắt tử cung sớm và các cơn co thắt này thường ngắn. Theo nghiên cứu đoàn hệ của
tác giả Grisso J.A và cộng sự cho thấy VĐTL như đứng lâu, tập thể dục mức độ mạnh,
không ảnh hưởng đến tỷ lệ co thắt tử cung, chỉ khi có sự kết hợp giữa hoạt động leo
cầu thang và đi bộ mới làm tăng tỷ lệ co thắt tử cung [41]. Cũng theo kết quả một
nghiên cứu khác của tác giả Ralph W. Hale và cộng sự cho thấy tập thể dục không
liên quan đến sinh non ở thai phụ [68].
Chấn thương
Thai phụ trải qua nhiều thay đổi sinh lý và giải phẫu, đặc biệt là gia đoạn muộn
của thai kỳ. Sự thay đổi nội tiết tố do thai nghén như tăng phóng thích relaxin làm
nới lỏng các dây chằn và các khớp xương trở nên linh hoạt hơn. Cân nặng tăng khi
mang thai làm tăng áp lực lên khung xương, hệ cơ xương khớp và dây chằng. Đồng
thời, trọng tâm của cơ thể thay đổi theo hướng ngả về phía trước làm căng thêm các
cơ phía sau, tạo ra sức ép mạnh lên phần thắt lưng. Do đó, khả năng giữ thăng bằng
của cơ thể trở nên khó khăn hơn. Tất cả những thay đổi đó làm tăng tính nhạy cảm
của thai phụ với chấn thương. Vì vậy thai phụ cần được tư vấn y tế về mức độ VĐTL
phù hợp cũng như các môn thể dục có thể tham gia, tránh các mơn có nguy cơ ngã
cao như trượt tuyết, trượt băng, cưỡi ngựa, các môn gây nguy cơ mất thăng bằng và
tổn thương cho thai nhi khi bị ngã [64].
1.6. Các khuyến nghị về vận động thể lực dành cho thai phụ
Các khuyến nghị về VĐTL ở thai phụ được ghi lại từ thế kỷ XVIII nhưng nội dung
chỉ phản ánh chuẩn mực văn hóa - xã hội của thời đại, chứ khơng mang tính khoa
học. Các nghiên cứu đầu tiên về VĐTL và lợi ích sinh lý ở thai phụ đã được tiến hành


13
vào khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nhiều khuyến nghị có bằng chứng khoa
học đã được xây dựng, cập nhật và phát triển liên tục, đây được xem là tài liệu hướng

dẫn cho các chuyên gia y tế khi tư vấn về VĐTL cho thai phụ [50].
1.6.1. Khuyến nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra “Khuyến nghị toàn cầu về
VĐTL cho sức khỏe” với trọng tâm chính để phịng ngừa các bệnh khơng lây nhiễm
thông qua VĐTL trên quy mô cộng đồng. Khuyến nghị này cung cấp hướng dẫn về
tần suất, thời gian, mức độ và loại VĐTL cần thiết để tăng cường sức khỏe và phịng
ngừa các bệnh khơng lây nhiễm. Các mức VĐTL được khuyến nghị tập trung theo ba
nhóm: 5-17 tuổi, 18-64 tuổi và trên 65 tuổi:
Trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-17 tuổi: được khuyến khích tham gia vào nhiều
hoạt động thể chất khác nhau nhằm hỗ trợ sự phát triển tự nhiên, mang lại hứng thú
và phải đảm bảo an tồn. Thời gian VĐTL tích lũy ít nhất là 60 phút với mức độ trung
bình đến mức độ mạnh mỗi ngày, các hoạt động mức độ mạnh nên được thực hiện ít
nhất 3 lần mỗi tuần. Khuyến nghị này áp dụng cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên,
khơng phân biệt giới tính, chủng tộc, dân tộc hoặc mức sống.
Người trưởng thành từ 18-64 tuổi: được khuyến khích tham gia VĐTL trong thể
dục ít nhất 150 phút mức độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút mức độ mạnh mỗi tuần,
hoặc kết hợp tương đương của cả hai mức độ VĐTL vừa và mạnh. Để tăng thêm lợi
ích về sức khỏe cần tăng mức VĐTL mức độ trung bình lên 300 phút mỗi tuần hoặc
tương đương nếu kết hợp mức độ trung bình và mạnh. Vận động tăng cường cơ được
thực hiện ở các nhóm cơ lớn trong 2 ngày hoặc hơn 2 ngày mỗi tuần. Tuy nhiên lưu
ý thai phụ trước khi đạt được mức VĐTL theo khuyến nghị cần được sự tư vấn chi
tiết từ chuyên gia y tế về những lợi ích, rủi ro sức khỏe từ đó đưa ra một chế độ VĐTL
phù hợp.
Người lớn từ 65 tuổi trở lên: được khuyến khích tham gia VĐTL trong thể dục
trong thời gian ít nhất 10 phút, nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động với mức độ
trung bình trong một tuần hoặc ít nhất 75 phút hoạt động với mức độ mạnh hoặc kết
hợp một hoạt động tương đương với mức độ trung bình và mạnh trong một tuần.
Những người có khả năng di chuyển kém nên thực hiện VĐTL để tăng cường sự cân
bằng và ngăn ngừa nguy cơ té ngã với 3 ngày trở lên mỗi tuần. Theo khuyến nghị tỷ



14
lệ chấn thương cơ xương là không phổ biến tuy nhiên để giảm nguy cơ này cần
khuyến khích mức độ VĐTL vừa phải, bắt đầu VĐTL ở mức độ thấp và dần tiến đến
mức độ cao hơn. Đối với trường hợp người lớn tuổi không thực hiện được các khuyến
nghị VĐTL do điều kiện sức khỏe thì có thể VĐTL tùy theo khả năng và điều kiện
mà họ cho phép [83].
1.6.2. Khuyến nghị tại các quốc gia trên thế giới
Một số quốc gia trên thế giới đã ban hành hướng dẫn chi tiết về VĐTL trong thai
kỳ bởi cơ quan chun mơn hoặc cơ quan chính phủ, hướng dẫn dựa trên nhiều bằng
chứng khoa học với sự đồng thuận của các chuyên gia. Đại diện là 6 khuyến nghị của
5 quốc gia, bao gồm khuyến nghị của Đại học sản khoa và phụ khoa Hoàng gia Anh
[69], khuyến nghị của Trường Y khoa Nhật Bản [51], khuyến nghị của Liên đoàn Y
học Thể thao Úc [75], khuyến nghị của Ủy ban Y tế Quốc gia Đan Mạch [55], khuyến
nghị Viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) [14] và Sở y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa
Kỳ (USDHHS) [79].
Hầu hết các khuyến nghị đều hướng dẫn cụ thể về tần suất, thời gian và mức độ
tập thể dục. Cụ thể, Vương quốc Anh khuyến nghị thai phụ bắt đầu các bài tập thể
dục với thời gian tập thể dục tối thiểu 15 phút/3 lần/tuần, sau đó tăng dần lên 30
phút/3 lần/tuần và đạt 30 phút/4 lần/tuần ngay cả khi giảm mức độ vận động. ACOG
khuyến nghị nên tích lũy VĐTL ít nhất 20-30 phút cho mỗi lần tập với mức độ trung
bình vào tất cả các ngày trong tuần trong trường hợp thai phụ khơng có chống chỉ
định nào, đối với thai phụ ít VĐTL nên được đánh giá trước khi đưa ra chế độ tập
luyện và nên tăng dần theo thời gian. USDHHS Hoa Kỳ chỉ ra rằng “những phụ nữ
khỏe mạnh khơng VĐTL tích cực hoặc VĐTL mức độ mạnh nên có ít nhất 150 phút
tập thể dục mức độ vừa phải mỗi tuần trong suốt thời gian mang thai và sau sinh. Tốt
nhất là hoạt động này nên được chia đều trong cả tuần”. Ủy ban Y tế Quốc gia Đan
Mạch khuyến nghị thai phụ VĐTL ít nhất 30 phút mức độ vừa phải hàng ngày, Nhật
Bản khuyến nghị tập thể dục aerobic tối đa 60 phút với tần suất 2 đến 3 lần mỗi tuần,
Pháp khuyến cáo rằng thai phụ có thể bắt đầu hoặc tiếp tục VĐTL mức độ vừa phải

trong thời gian mang thai. Các khuyến nghị đưa ra thời gian và mức độ VĐTL khác
nhau nhưng nhìn chung phần lớn các khuyến nghị đều ủng hộ thai phụ VĐTL ở mức


15
độ vừa phải và tốt nhất nên tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế trước khi bắt đầu hoặc
tiếp tục một chương trình tập thể dục.
Các khuyến nghị về VĐTL này là tài liệu tham khảo được sử dụng để tư vấn và
khuyến khích thai phụ tăng cường VĐTL, là cơ sở để xây dựng các khuyến nghị riêng
và phù hợp cho từng quốc gia, hoặc phát triển một khuyến nghị thống nhất trên toàn
thế giới dành riêng cho đối tượng thai phụ [50].
1.6.3. Khuyến nghị tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có một khuyến nghị chính thức nào về VĐTL ở thai
phụ. Việc lựa chọn các khuyến nghị sẵn có để tham khảo vẫn chưa đồng nhất giữa
các cơ sở y tế. “Khuyến nghị toàn cầu về VĐTL cho sức khỏe” của WHO và “Vận
động thể lực trong phòng và điều trị bệnh” của Thụy Điển cũng được xem là một tài
liệu tham khảo phù hợp [4, 83].
Các bài tập thể dục được khuyến khích
Tất cả các bài tập có nhịp điệu và tạo sự vận động các nhóm cơ chủ yếu đều có
hiệu quả như đi bộ chậm, đi bộ nhanh, đi bộ với gậy, chạy bộ, đạp xe, các bài tập
nâng bước, các bài tập mềm dẻo và khiêu vũ, yoga tiền sản, bơi lội cũng là bài tập lý
tưởng. Đặc biệt các bài tập dưới nước rất thích hợp với những người có các vấn đề ở
vùng chậu hông và lưng. Tuy nhiên thai phụ cần lưu ý nên sử dụng trang phục tập
luyện mỏng, bổ sung nước trong và sau khi tập, khơng tập các bài tập có mức độ
mạnh trong mơi trường nóng ẩm để tránh hiện tượng tăng thân nhiệt trong ba tháng
đầu thai kỳ.
Đối với bài tập sức mạnh, trong thời kỳ mang thai nên tập trung vào các cơ vùng
đáy chậu, vùng lưng và vùng bụng nhưng có thể phối hợp tập luyện ở cơ chân và tay.
Ở thai phụ từ tuần thứ 16 trở đi, tử cung phát triển làm tăng nguy cơ tắc nghẽn dòng
máu từ tĩnh mạch chủ đổ về tim, làm tăng nguy cơ giảm thể tích tâm thu và giảm

huyết áp. Do đó, nên thực hiện các bài tập sức mạnh cho vùng bụng ở tư thế ngồi,
nằm nghiêng một bên hoặc đứng. Nói chung, các bài tập được khuyến cáo với 3 lần
tập mỗi tuần, mỗi lần thực hiện 8-12 nhịp. Thai phụ nên tránh tập nặng quá sức dẫn
đến căng thẳng. Nhiều người gặp khó khăn trong việc xác định các cơ vùng đáy chậu
khi tập. Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để
đánh giá mức độ tập luyện chính xác trước khi sinh [4].


16
Các bài tập thể dục nên tránh
Chống chỉ định thai phụ khơng nên tập lặn vì thai nhi khơng được bảo vệ khỏi các
bệnh do giảm sức ép và tắc mạch do bọt khí. Thai phụ tránh chơi các mơn thể thao
có nguy cơ ngã cao như trượt tuyết, trượt băng, khúc côn cầu, thể dục dụng cụ hoặc
cưỡi ngựa, nên cảnh giác về nguy cơ mất thăng bằng và những nguy cơ tổn thương
cho thai nhi khi bị ngã. Tập thể dục ở những nơi có độ cao lớn (>2500m) được chứng
minh là gây ra sự chuyển hướng dòng máu từ nhau thai đến các cơ, do đó làm giảm
oxy cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần có ít nhất 4-5 ngày để thích nghi và
thiết lập lại quá trình trao đổi chất trước khi tập thể dục tại những vùng cao. Thai phụ
cần được các bác sỹ sản khoa đánh giá kỹ lưỡng trước khi tham gia các môn thể thao
thi đấu. Trong thời kỳ mang thai, cần khám sức khỏe định kỳ và siêu âm theo dõi sự
phát triển của thai nhi nhằm đảm bảo lượng nước ối ổn định, tình trạng dinh dưỡng
tốt và tránh nguy cơ tăng thân nhiệt. Các vận động viên thi đấu cần được biết ảnh
hưởng làm suy giảm khả năng hoạt động thể chất khi mang thai [4].
Các trường hợp cần tư vấn về chế độ VĐTL từ nhân viên y tế
Các lưu ý với các trường hợp thai phụ bệnh tim, loạn nhịp tim chưa được chẩn
đoán, bệnh phổi hạn chế, viêm phế quản mạn tính, cao huyết áp thai kỳ, bệnh lý tuyến
giáp, đái tháo đường, động kinh, bệnh thiếu máu, chảy máu âm đạo trong thời gian
từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9, thai chậm phát triển trong tử cung, cổ tử cung yếu,
thai đôi, bệnh lý xương khớp gây hạn chế vận động, có tiền sử tiền sản giật, chuyển
dạ sớm, vỡ màng ối sớm, béo phì quá mức (BMI > 40), suy dinh dưỡng, rối loạn ăn

uống hoặc hút thuốc > 20 điếu/ngày. Cần phải có đánh giá, tư vấn của chuyên gia y
tế để chỉ định hình thức, mức độ tập luyện phù hợp cho từng thai phụ.
Trong phần lớn các trường hợp, vận động thể lực trong thời kỳ mang thai đều an
toàn cho người mẹ và thai nhi, do đó tất cả các thai phụ được khuyến cáo thực hiện
các bài tập thể dục nâng cao thể chất như là một phần của lối sống lành mạnh. Thai
phụ nên vận động thể lực với mức độ trung bình trong thời gian khoảng 30 phút mỗi
ngày. Nên chọn các bài tập an toàn, giảm thiểu nguy cơ ngã và ảnh hưởng không tốt
đến thai nhi [4].


×