Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giao an tuan 22 Lop 43 X Truc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.88 KB, 11 trang )

TUẦN 22
*BUỔI SÁNG

Thứ hai ngày 29 tháng 01 năm 2017
TẬP ĐỌC
Tiết: 43
SẦU RIÊNG
SGK/ 34 - Thời gian dự kiến: 35hút.

A.Mục tiêu:
- Đọc rành mạch , trôi chảy bài văn
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả
lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Phương tiện dạy học:+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.+ Hs: SGK
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ(5phút) (Bè xuôi sông La)
* Học sinh đọc bài, TLCH:+ Sông La đẹp như thế nào?+ Nêu ý nghĩa của bài hoc.
* Giáo viên nhận xét.
II. Dạy học bài mới: GTB (Sầu riêng).
1. Hoạt động 1: (10hút) Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn: * Gv gọi hs đọc nối tiếp
3 lượt.
- Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-l.đọc từ khó: sầu riêng, ngào ngạt, nghiêng, lượn, cây xoài…- Lần 2:
Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sgk.- Lần 3: Hs đọc-G viên nhận xét.
* Hs đọc theo cặp.* Gọi 1 Hs đọc tồn bài.* Giáo viên đọc lại tồn bài.
2.Hoạt động 2:(10phút)Tìm hiểu bàiGv nêu câu hỏi, yêu cầu hs đọc thầm bài và trả lời các câu
hỏi sgk
3. Hoạt động 3:(5phút) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
* Giáo viên gọi 3 Hs đọc nối tiếp toàn bài.* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Sầu riêng…kỳ lạ”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.* Thi đọc diễn cảm trước lớp.


* Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
III. Củng cố - Dặn dò:(5phút) * Hs nêu ý nghĩa bài đọc. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết
học.
* Về nhà học bài và xem bài mới :Chợ tết .
D.Phầnbổsung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------TOÁN
Tiết: 106
LUYỆN TẬP CHUNG
SGK/118- Thời gian dự kiến: 35phút
A.Mục tiêu:
- Rút gọn được phân số.
- Qui đồng được mẫu số hai phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c)
B. Phương tiện dạy học:+ Gv: Bảng phụ+ Hs: SGK ,Bảng con, VBT
C.Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (5phút) (Luyện tập) * Hs làm bài tập 1b ,2b, 3 , 5 /117;118* Gv nxét.
II. Dạy học bài mới: (30phút) GTB (Luyện tập chung)
Bài 1: (7 phút) Rút gọn được phân số.Rút gọn được phân số
* Hs đọc yêu cầu bài tập* Cả lớp làm bài tập, 4 em nêu kết quả: * Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: (8 phút) Nhận biết được các phân số bằng nhau
* Gọi vài em học sinh nêu kết quả .* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3: (10phút) (a,b, c) :Qui đồng được mẫu số hai phân số.Qui đồng được mẫu số hai phân số
* Hs đọc yêu cầu bài tập.* -HS tự làm bài vào vở bài tập


* 3 hs làm bài ở bảng phụ trình bày . Cả lớpnhận xét,sửa sai .
III Củng cố - Dặn dò: (5phút) * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại lý thuyết.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. * Về nhà xem trước bài mới

D.Phầnbổsung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………........
-----------------------------------------------------------------CHÍNH TẢ(Nghe - viết )
Tiết: 22
SẦU RIÊNG
SGK/ 35 -Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích sạch sẽ , đúng qui định
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh) hoặc BT (2) a/b, BT do GV soạn.
B. Phương tiện dạy học:+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.+ Hs:Bảng con ,vbt
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (5phút) (Chuyện cổ tích về lồi người)
* Học sinh viết từ khó: tuốt lúa, chuyền bóng.* Giáo viên nhận xét.
II. Dạy học bài mới: GTB (Sầu riêng).
1. Hoạt động 1: (20phút) Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
* Gviên đọc bài viết.* Gọi 1 Hs đọc lại bài viết.* Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi
gợi ý.
*Gv pt từ khó, yc hs đọc các từ khó: Trổ vào cuối năm, toả khắp khu vườn, hao hao, lác đác vài
nhuỵ..
* Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con.* Giáo viên đọc bài, Hs viết bài vào vở.
* Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi.* Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét.
2. Hoạt động 2: (5phút) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2: Làm đúng bài tập(kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh)
* Học sinh đọc yêu cầu và làm bài tập.* Yêu cầu hs tự làm bài
* Gọi hs nhận xét chữa bài . * Gv kết luận lời giải đúng
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
III. Củng cố-dặn dò (5phút) * Gv gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại
* Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.* Về nhà xem bài mới
D. Phần bổ sung:

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………
-----------------------------------------------------------*BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt (bs) Tiết 22
Cột mốc đỏ biên giới .Tgdk:35’
A/ Mục tiêu:
- Hiểu bài đọc, trả lời được các câu hỏi của bài Cột mốc đỏ biên giới.
- Biết viết các bộ phận câu: Ở đâu? Ai? Thế nào? Vào ơ thích hợp
B/ Phương tiện dạy học: GV: VTH .HS: VTH.
C/ Tiến trình dạy học: 35 phút
a) Luyện đọc:
- 1 hs đọc cả bài.
- Hs đọc nối tiếp 3 lượt
- Gv đọc mẫu cả bài
b) Luyện tập :
- Hs cá nhân suy nghĩ trả lời theo hình thức trắc nghiệm.
- Viết các bộ phận câu: Ở đâu? Ai? Thế nào? Vào ô thích hợp
- Gv thu bài chấm. Nhận xét, sửa chữa bài tập.


Củng cố dặn dị:-Về nhà tìm hiểu thêm
D.Phần bổ sung
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………..
BUỔI SÁNG
Thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2017
TOÁN
Tiết: 10

SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
SGK /119
-Thời gian dự kiến: 35 phút
A Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 a, b (3 ý đầu)
B. Phương tiện dạy học:+ Gv: Bộ đồ dùng, bảng phụ, bút dạ.+ Hs:Bảng con ,VBT
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (5phút) (Luyện tập chung).
* Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm bài tập: 3d;4/sgk – 118 *Giáo viên nhận xét.
II. Dạy học bài mới: GTB (So sánh hai phân số cùng mẫu số).
1. Hoạt động 1:(10phút) So sánh hai phân số cùng mẫu số
* Giáo viên hướng dẫn Hs cách so sánh hai phân số:

2
5



3
5

* Giáo viên sử dụng bộ đồ dùng, phân tích và hướng dẫn Hs cách so sánh:

¿
3
5
2
¿

5
¿

. Kết luận: Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé
hơn.
2. Hoạt động 2: (15 phút) Thực hành:
Bài 1: So sánh 2 phân số Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số
 Hs đọc yêu cầu bài tập:
 Hs tự làm bài vào vở và đổi vở chấm chéo dụa vào đáp án mẫu
Bài 2 a, b (3 ý đầu) Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1
* Hs đọc yêu cầu bài tập* Cả lớp làm bài tập, gọi 4 em lên bảng viết lại kết quả.
* Giáo viên nhận xét.
III.Củng cố-Dặn dò: (5phút)
* Hs nêu cách so sánh 2 phsố cùng mẫu số.* Gv nhận xét, đgiá tiết học.
D.Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
-----------------------------------------------------KỂ CHUYỆN
Tiết: 22
CON VỊT XẤU XÍ
Sgk / 37 -Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể
lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương u
người khác, khơng lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
B. Phương tiện dạy học:+ Gv:SGK + Hs: SGK
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (5phút) (Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia)
* Gọi Hs kể lại câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện.* Gv nhận xét.



II. Dạy học bài mới: GTB (Con vịt xấu xí).
1. Hoạt động 1:(12phút) Học sinh nghe và hiểu nội dung câu chuyện.
* Gv kể chuyện:+ Lần 1: Giáo viên kể, giải thích một số từ ngữ.+ Lần 2: Giáo viên kể, minh
hoạ tranh.
* Gv gợi ý cho Hs trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung câu chuyện.
* Giáo viên chốt lại, giúp Hs hiểu nội dung của câu chuyện.
2. Hoạt động 2: (13phút) Học sinh thực hành kể chuyện.
*Gv hd Hs sắp xếp tranh cho đúng với nd của bài
* Gv treo tranh cho Hs nxét, rút ra ý cho từng bức tranh.
* Gọi 1 em Hs đọc lại.+ Học sinh kể theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
+ Học sinh tập kể từng đoạn, cả bài. + Thi kể chuyện trước lớp.
* Cả lớp nhận xét.* Gv nhận xét và chốt ý. Cả lớp bình chọn giọng kể hay, tuyên dương.
III.: Củng cố - dặn dị(5phút) * Nêu ý nghĩa câu chuyện.* Tích hợp mơi trường: Giáo dục hs
ý thức yêu quý các loài vật xung quanh ta , không vội đánh giá 1 con vật chỉ dựa vào hình
thức bên ngồi. Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, khơng
lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết dạy.* Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tập kể
chuyện.
D.Phầnbổsung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------*BUỔI CHIỀU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 43
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
SGK / 36 -Thời gian dự kiến: 35 phút


A. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn
khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2).
-HS khá, giỏi viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2).
B. Phương tiện dạy học:- Gv: Bảng phụ, bút dạ.- Hs: VBT
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ(5phút) (Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?).
* Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:+ Học sinh nêu hpần ghi nhớ.+ Đặt câu kể Ai thế nào?.
* Gv nhận xét và đánh giá câu trả lời.
II. Dạy học bài mới: GTB (Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào?)
1. Hoạt động 1: (10 phút) Nhận biết chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Bài 1: Học sinh đọc đoạn văn.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
* Học sinh thảo luận nhóm 4.
* Đdiện nhóm báo cáo:
+ Hà Nội / tưng bừng màu đỏ.+ Cả một vùng trời / bát ngát cờ, đèn và
hoa.
+ Các cụ già / vẻ mặt nghiêm trang.+ Những cô gái thủ đô / hớn hở áo
màu rực rỡ.
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. * Dựa vào nội dung bài, Hs đặt câu hỏi.* Cả lớp nhận xét.
* Giáo viên chốt ý, Hs nêu ghi nhớ Sgk/ 36.
2. Hoạt động 2: (15phút) Thực hành
Bài 1: Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn
* Hs đọc yêu cầu bài tập.* Hs tự làm bài theo các kí hiệu đã qui định .
* Yêu cầu 3 hs làm bài ở bảng phụ tr.bày *Hs cả lớp nhận xét , chữa bài của bạn trên bảng.


* Gv nhận xét, kết luận :Bài gồm có 5 câu kể:+ Câu 3: Màu vàng trên lưng chú …+ Câu 4: Bốn

cái cánh…+ Câu 5: Cái đầu và 2 con mắt…+ Câu 6: Thân chú… + Câu 7: Bốn cánh….
Bài 2: -Viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào?
-HS khá, giỏi viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào?
* Học sinh đọc yêu cầu bài tập.* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
* Hs viết vào vở, 2 m viết vào giấy khổ lớn, đính lên bảng.* Cả lớp nhận xét..
III Củng cố - dặn dò (5phút) * Giáo viên gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ.
* Gv nxét, đgiá tiết học.*Gv ycầu hs về nhà học bài và xem trước bài mới.
D.Phầnbổsung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
--------------------------------------------------------Luyện Viết : ( Tiết 22)
Bài 22
Thời gian :
35 p
A . Mục tiêu : HS viết được cả bài theo mẫu chữ đã cho
- Rèn chữ viết đẹp cho HS , đúng mẫu ,đúng nét .
- Biết giữ vở sạch và u thích mơn luyện viết
B. Chuẩn bị :
- Vở luyện viết , bút …….
C. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
2. HS luyện viết :
- GV giới thiệu mẫu chữ viết , HS nhận xét độ cao , khoảng cách
- Nêu nghĩa của từ , câu , đoạn cần viết
- Cả lớp viết vào vở
3. củng cố - Dặn dò :
D, Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------BUỔI SÁNG

Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2017
TẬP ĐỌC
Tiết: 44
CHỢ TẾT
SGK/ 38
-Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch , trôi chảy bài thơ
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm
đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).
B. Phương tiện dạy học:+ Gv: Đoạn văn đọc diễn cảm.+ Hs:SGK
C. Tiến trình dạy học:
I . Kiểm tra bài cũ(5phút) (Sầu riêng)
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài, trả lời một số câu hỏi:
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? + Hoa, quả sầu riêng được miêu tả như thế nào?
* Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Dạy học bài mới: GTB (Chợ tết)
1. Hoạt động 1: (15phút) Hướng dẫn học sinh đọc bài.
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài thành 4 đoạn:
* Gv gọi hs đọc nối tiếp 3 lượt. - Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: Nóc nhà gianh,
mép đồi, lon xon, ngộ nghĩnh, nháy hoài…- Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ
sgk.- Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét.
* Hs đọc theo cặp.* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.* Giáo viên đọc lại toàn bài.


2.Hoạt động2:(10phút)Tìm hiểu bài.*Gv nêu câu hỏi, ycầu hs đọc thầm bài và trả lời các câu
hỏi sgk
Tích hợp mơi trường : Hs mơ tả được niềm vui khi đón năm mới (tết nguyên đán) của
mình và hiểu về giá trị cùa bản sắc văn hóa cổ truyền của nước ta

3. Hoạt động 3: (5phút) Học sinh đọc diễn cảm.
* Giáo viên gọi 4 học sinh đọc nối tiếp nhau toàn bài.* Giáo viên cho học sinh luyện đọc theo
cặp.
* Hsinh thi đọc diễn cảm trước lớp. * Cả lớp nhận xét.* Gviên nhận xét, đánh giá và tuyên
dương.
III. Củng cố - Dặn dò(5phút) * Hs nêu ý nghĩa bài đọc-Chuẩn bị bài sau :Hoa học trị /34
D.Phầnbổsung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------TỐN
Tiết: 108
LUYỆN TẬP
Sgk / 120-Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số. - So sánh được một phân số với 1.
- Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Bài tập cần làm Bài 1, bài 2 (5 ý cuối), bài 3 (a, c)
B. Phương tiện dạy học:+ Gv: Bảng phụ , sgk+ Hs: Bảng con ,sgk,vbt
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ(5phút) (So sánh hai phạn số cùng mẫu số)
* Gv gọi học sinh lên bảng làm bài tập: 2b (3ý sau) 3/sgk – 119* Giáo viên nhận xét.
II. Dạy học bài mới: GTB (Luyện tập)
Bài 1(a,b)(10phút) So sánh hai phân số - Biết so sánh hai phân số.
 Hs đọc yêu cầu bài tập* Cả lớp làm bài tập.
 Gv gọi 4 em Hs lên bảng làm bài tập ở bảng phụ.* Cả lớp nhận xét.
Bài 2: (a,b)(10phút) So sánh phân số với 1. Biết so sánh phân số với 1
* Gv hdẫn Hs làm bài tập.* Hs tự làm bài vào vở * Gọi 2 em nêu kết quả: * Cả lớp nhận xét và
sửa sai.
Bài 3: (10phút) Xếp được các phân số từ bé đến lớn
* Cả lớp làm bài tập .* Gv treo đáp án và hs tự chấm bài của mình.* Nhận xét tỉ lệ đúng

* Giáo viên nhận xét..
III. Củng cố-dặn dò(5phút) * Hs nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.* Gv nhận xét
tiết học.
D.Phầnbổsung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------*BUỔI SÁNG
Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2017
TOÁN
Tiết: 109
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
SGK/ 116-Tgd k: 35phút
A. Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2 (a)
B. Phương tiện dạy học:+ Gv: Bảng phụ ,SGK+ Hs: Bảng con ,VBT
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (5phút) (Luyện tập)
* Gv gọi hs lên bảng, nêu quy tắc và làm bài tập: bt 2(2 ý đầu) 3b,d /120 * Gv nhận xét.


II. Dạy học bài mới: GTB (So sánh hai phân số khác mẫu số)
1. Hoạt động 1: (10phút) Quy đồng mẫu số hai phân số
* Gv hướng dẫn Hs cách so sánh 2 phân số:

2
3




3
4

+ Do 2 phân số này có mẫu số khác nhau, muốn so sánh hai phân số này cần phải qđms của hai
phân số đó.
+

2 2×4 8
=
=
3 3 × 4 12
¿
¿
9
3
12
4
nên
8
2
¿
¿
12
3
¿
¿

;

3 3×3 9

=
=
+ So sánh tử số của hai phân số đã quy đồng mẫu số:
4 4 ×3 12

* Rút ra quy tắc. * Học sinh đọc quy tắc.
2. Hoạt động 2:(15phút) Thực hành.:
Bài 1:(10phút) So sánh hai phân số Biết so sánh hai phân số khác mẫu số
* Hs đọc yêu cầu bài tập: * Cả lớp làm bài tập.
* Gọi 2 em Hs lên bảng làm bài tập.* GV nhận xét 2 bài làm mẫu . Cả lớp KT chéo .
Bài 2a: (5phút) So sánh hai phân số Biết so sánh hai phân số khác mẫu số,
* Hs đọc yêu cầu bài tập: * Gv yêu cầu hs lưu ý cách rút gọn phân số ,so sánh .
* Cả lớp làm bài tập.* Gv gọi 1 em Hs lên bảng làm. * Cả lớp nhận xét..
III. Củng cố - Dặn dò:(5phút) * Học sinh nhắc lại lý thuyết
.* HS nhận xét và tặng hoa cho bạn _ Gv nhận xét
D.Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
---------------------------------------------------------KHOA HỌC
Tiết: 44
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG – TT
Sgk/ 88
- Tgdk: 35 phút
A.Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về:
+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung
trong công việc, học tập;...
+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phchống tiếng ồn trong c.sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn

cách tiếng ồn,...
B. Phương tiện dạy học: + Gv:SGK + Hs:SGK
C.Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ(5phút) (Âm thanh trong cuộc sống)
* Gv gọi hs trả lời 1 số câu hỏi: + Nêu những âm thanh ưa thích và những âm thanh khơng ưa
thích?
+ Nêu những âm thanh trong cuộc sống xung quanh?
* Giáo viên nhận xét.
II Dạy học bài mới: (25phút) GTB (Âm thanh trong cuộc sống - TT)
1. Hoạt động 1(10phút) : Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số loại tiếng ồn.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên chia lớp thành 7 nhóm.+ Có những âm thanh chúng ta ưa thích ghi lại để thưởng
thức, có những âm thanh khơng ưa thích ta phải tìm cách phịng tránh.
* Hs thảo luận nhóm, làm thí nghiệm.* Dựa vào tranh, đại diện các nhóm nêu kquả.*Cả lớp
nhxét và sửa sai.


c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý, Sgk/ 88.
2. Hoạt động 2: (10phút) Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Hs nêu được tác hại của một số âm thanh và cách phòng chống. - Biết cách
phchống tiếng ồn trong c.sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng
ồn,...
b. Cách tiến hành:
* Hs làm việc theo nhóm 2, TLCH.* Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.* Cả lớp
nhận xét
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chốt lại ý: Mục bạn cần biết Sgk/ 89.
3. Hoạt động 3:(5phút) Làm việc cá nhân
a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng
b. Cách tiến hành:

* Hs làm việc cá nhân, dựa vào thơng tin trong Sgk/ 89.
* Tích hợp môi trường: Giáo dục hs ý thức trong việc sử dụng âm thanh trong cuộc sống :
+ Nói nhỏ nhẹ, đi nhẹ nhàng, mở máy đủ nghe, làm việc riêng đúng lúc, đúng chỗ…
c. Kết luận: Gv chốt lại ý, giáo dục Hs.
III. Củng cố-dặn dò(5phút) * Gọi học sinh nêu lại mục bạn cần biết.
* Hs nhắc lại cách phòng chống tác hại của 1 số âm thanh.*Gv nxét tiết học, dặn dò.Xem trước
bài mới
D.Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------*BUỔI CHIỀU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 44
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
Sgk / 40
- Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp mn màu, biết đặt câu với một
số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ
liên quan đến cái đẹp (BT4).
B. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ.+ Hs: VBT.
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (5phút) (Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?).
* Hs trả lời các câu hỏi: + Học sinh nêu bài học.+ Đặt câu kể Ai thế nào? Xác định chủ ngữ.
* Giáo viên nhận xét các câu của học sinh.
II. Dạy học bài mới:(25phút) GTB (Mở rộng vốn từ: Cái đẹp).
Bài 1: Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu
* Hs đọc yêu cầu và đọc đoạn văn.* Hs thảo luận nhóm 4.
* Đdiện nhóm báo cáo: + Đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, thướt tha…
+ Thuỳ mị, dịu dàng, đôn hậu, lịch sự, tế nhị…

* Cả lớp nhận xét.
Bài 2: Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp mn màu
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
* Học sinh suy nghĩ , tìm từ cá nhân . * Tổ chức cho hs tìm từ tiếp nối trong tồ *
* Đại diện tổ đọc các từ của tổ mình tìm được
+ Tươi đẹp, sặc sỡ, huy hồng, tráng lệ, hùng vĩ…+ Xinh xắn, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ…
* Cả lớp nhận xét.
Bài 3: Biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học
* Gọi một em học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
* Yc hs đặt câu . Gv chú ý sửa lỗi ngữ pháp , dùng từ cho từng hs.( mỗi hs đặt 2 câu)
* 10 đến 15 em tiếp nối nhau đọc câu văn mình trước lớp
* Đại diện các nhóm báo cáo:+ Mặt tươi như hoa em mỉm cười chào mọi người. + Ai cũng
khen chị Ba đẹp người, đẹp nết. + Ai viết chữ cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.


Bài 4: Biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học
*Gọi một em học sinh đọc yêu cầu của bài tập. * Hs tự làm bài vào vở , 1 hs làm bài ở băng
giấy tr.bày.
* Gọi hs nhận xét , chữa bài của bạn trên bảng . GV nhận xét , kết luận lời giải đúng.
III. Củng cố - Dặn dò:(5phút) * Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
Tích hợp mơi trường: Gd hs biết yêu thương và quí trọng cái đẹp trong cuộc sống. Học
sinh hiểu nội dung thành ngữ liên quan đến giá trị giáo dục nhân cách sống của con
người.
* Gv nhận xét và đánh giá tiết học. * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học kĩ bài và chuẩn bị
bài mới
D.Phầnbổsung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------*BUỔI SÁNG


Thứ sáu ngày 02 tháng 02 năm 2017
TOÁN
Tiết: 110
LUYỆN TẬP
Sgk/ 122
- Thời gian dự kiến: 35 phút

A. Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số.
- Bài tập cần làm Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 3
B. Phương tiện dạy học:+ Gv:Bảng phụ ,SGK + Hs: VBT
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (5phút) (So sánh hai phân số khác mẫu số)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập: 2b; 3/sgk – 122* Giáo viên nhận xét
II. Dạy học bài mới: GTB (Luyện tập).
Bài 1(a,b)(5phút) So sánh hai phân số Biết so sánh hai phân số.
 Hs đọc yêu cầu bài tập
 Hs làm bài vào vở . 2hs làm bài ở bảng phụ tr,bày . Cả lớp nhận xét
Bài 2: (a,b)(10phút) So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau Biết so sánh hai phân số
bằng 2 cách
 Hs đọc yêu cầu bài tập: :
 Gv gợi ý hd hs 2 cách : so sánh phân số với 1 và qđms
 Hs tự làm bài vào vở . Gv thu vở chấm , nhận xét , tuyên dương.
Bài 3: (10phút) So sánh hai phân số cùng tử số:
+ Ta có: 17 > 15,

nên:

8
17


<

8
17



8
15

8
15

* Gv hướng dẫn Hs nắm được nội dung nhận xét và ghi nhớ sgk để làm bài tập.
* Cả lớp làm bài tập* Gv gọi Hs lên bảng làm bài tập.* Cả lớp nhận xét.
III. Củng cố - Dặn dò(5phút) * Học sinh nêu cách so sánh các phân số có cùng mẫu số và
cùng tử số
* Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học
D. Phần bổ sung:
…………………………………….................................................................................................
.........................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------TẬP LÀM VĂN
Tiết: 44
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY
SGK :
42
- Thời gian : 35 phút



A.Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận
của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em
thích (BT2).
B. Phương tiện dạy học:+ Gv: Tranh ảnh một số cây.+ Hs: Như tiết 43
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ (5phút) (Luyện tập QS cây cối).
* Giáo viên gọi Hs đọc dàn bài quan sát cây trong vườn.* Giáo viên nhận xét bài làm của học
sinh.
II. Dạy học bài mới: GTB (Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối).
Bài 1: (12phút) Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ
phận của cây cối trong đoạn văn mẫu
* Hs đọc yêu cầu bài tập. * Học sinh thảo luận nhóm, đọc thầm 2 đoạn văn, TLCH.
* Đại diện các nhóm báo cáo: + Tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng
theo thời gian 4 mùa. + Sự thay đổi cây sồi từ mùa đông → mùa xuân (Mùa đông cây sồi
nứt nẻ, đầy sẹo → mùa xuân toả rộng thành vòm láxum x, đầy sức sống). + Cịn có hình
ảnh nhân hố, so sánh.
* Cả lớp nhận xét.
Bài 2: (13 phút) Viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích
* Hs đọc yêu cầu bài tập.* Gv hd Hs làm btập:
+ Hs đọc kĩ đề bài tả cái cây mà em yêu thích. + Hs viết đoạn văn vào vở bài tập.
* Giáo viên gọi Hs lần lượt trình bày bài làm.* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
III. Củng cố - Dặn dò(5phút) * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài.
* Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.* Giáo viên nhận xét tiết học.
D.Phầnbổsung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------BUỔI CHIỀU
Toán (bs)
TIẾT 22
Tgdk:35 phút

A/Mục tiêu:
- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
- So sánh được hai phân số có cùng tử số.
B/ Phương tiện dạy học: GV: bảng phụ, HS: vth, bảng con.
C/ Tiến trình dạy học: 35 phút
1.HDHS làm bài (32 phút)
Bài 1: So sánh hai phân số (hs làm vào vở) .Nhận xét .
Bài 2: So sánh hai phân số cùng tử số
- Hs làm cá nhân - 2 hs làm bảng lớp . NX, tự chấm Đ,S
Bài 3: So sánh hai phân số bắng hai cách khác nhau
- Hs đọc đề tốn và tự giải (theo nhóm 4 hs ) . Các nhóm nhận xét và trao đổi kết quả
- Hs làm làm vào vở.
2.Nhận xét , dặn dò ( 3’)xem lại những bài sai. Nhận xét tiết học.
D.Phần bổ sung
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
-----------------------------------------------------------------SINH HOẠT TẬP THỂ
Tiết : 22
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục tiêu:
-Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Rèn tính kỉ luật biết đoàn kết xây dựng tập thể tốt.


-Biết đấu tranh tinh thần phê và tự phê, xây dựng nề nếp tốt.
B/ Hoạt động lên lớp:
1/ Đánh giá hoạt động tuần qua :
- Các tổ trưởng báo cáo. Các lớp phó đánh giá từng mặt.
- Lớp trưởng nhận xét chung.

- GV nhận xét, tuyên dương tổ, cá nhân thực hiện tốt và nhắc nhở những em còn vi phạm.
- Bầu HS ngồi ghế danh dự
2/ GV đưa ra kế hoạch tuần tới.
- Tiếp tục ổn định nề nếp ra vào lớp, thể dục giữa giờ, vệ sinh đầu giờ, vệ sinh cuối giờ và ra
về, chuyên cần, vệ sinh thân thể thường xuyên. Rèn chữ viết.
- Nộp các loại quĩ.
C/ Củng cố, dặn dò :
- Tiếp tục chấn chỉnh các hoạt động.
- Nhận xét tiết học.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×