Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SANG KIEN XAY DUNG NE NEP TU QUAN CHO HOC SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.19 KB, 14 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM BƠI
TRƯỜNG THCS LẬP CHIỆNG
HỌ VÀ TÊN: BÙI VĂN NHUẬN
TỔ CHUYÊN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

GIẢI PHÁP KHOA HỌC GIÁO DỤC

XÂY DỰNG NỀ NẾP TỰ QUẢN
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS

NĂM HỌC: 2012 - 2013


Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua thực tế làm công tác đội bản thân tôi nhận thấy công tác xây dựng
nề nếp tự quản cho học sinh trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan
trọng điều này sẽ xây dựng một mơi trường giáo dục có trật tự có kỷ cương
xứng đáng là nơi đào tạo những con người có văn hóa, có nếp sống văn
minh. Ngồi ra cịn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục nó
ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đạo đức học sinh và ảnh hưởng đến kết
quả học tập của các em. Tôi thấy đại đa số những học sinh có kết quả học
tập tốt đều là những học sinh gương mẫu trước tập thể lớp và luôn chấp
hành đúng những quy định về nề nếp mà nhà trường đề ra và ngược lại
những học sinh có kết quả học tập kém đều là những học sinh ln có thái
độ ý thức chấp hành nề nếp kém luôn bê trễ trong mọi cơng việc được giao.
Vì vậy chúng ta phải xây dựng mơi trường có lề lối có khn mẫu nhằm
hướng cho các em một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập
trong sinh hoạt một cách hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe phục vụ cho học
tập để trở thành con ngoan trò giỏi trở thành người cơng dân mới có đủ sức
khỏe có đủ trình độ và phẩm chất đạo đức góp phần xây dựng tổ quốc Việt
Nam Xã hội chủ nghĩa ngày càng thêm giàu đẹp. Từ những ý nghĩa hết sức


to lớn như trên, từ những tình hình đạo đức học sinh như hiện nay đồng
thời là sự mong muốn của tồn xã hội nói chung và những người làm cơng
tác giáo dục nói riêng trong đó có bản thân tơi, tôi nêu lên vấn đề xây dựng
nề nếp tự quản cho học sinh trường THCS nhằm góp một kinh nghiệm nhỏ
trong nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.


Phần thứ hai: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
- Các em học sinh Việt Nam nói chung và học sinh trường THCS Lập
Chiệng nói riêng là thế hệ kế cận của Đồn Thanh niên, là lực lượng xung
kích nịng cốt của đất nước trong tương lai.
- Để các em học sinh trở thành những con người có ích trong tương
lai, chúng ta cần giáo dục cho các em một cách tồn diện “Đức - Trí - Thể Mỹ”. Muốn vậy song song với việc truyền thụ kiến thức cho các em, chúng
ta cần xây dựng cho các em ý thức trách nhiệm, ý trí tự lực trong cuộc sống
thơng qua việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng kĩ năng sống, và xây dựng
nề nếp cho các em.
Xây dựng nề nếp tự quản nhằm:
- Phát huy ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tự giác, tính năng động của
mỗi cá nhân trong tập thể.
- Phát huy sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân nhằm thực hiện tốt
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra.
- Xây dựng và hình thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng giao
tiếp, ý thức làm chủ tập thể của học sinh. Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý lứa
tuổi và sở thích cá nhân.
- Tiết kiệm về mặt thời gian cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng
phụ trách Đội nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục cao.
- Từ những kết quả quan sát được, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch,
tìm hiểu và áp dụng các phương pháp để xây dựng nề nếp tự quản cho học
sinh.



2. Nội dung cụ thể
Qua thực tế làm công tác phụ trách Đội ở trường THCS Lập Chiệng
tôi nhận thấy rằng cơng tác Đội trong nhà trường đóng một vai trị hết sức
quan trọng, nó bao qt tồn bộ hoạt động của học sinh trong nhà trường,
là yếu tố cơ bản để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn, trong đó hoạt động
nề nếp của học sinh là hoạt động xuyên suốt trong quá trình hoạt động Đội
của năm học. Vì vậy muốn thực hiện tốt việc xây dựng nề nếp tự quản cho
học sinh thì cần phải có những điều kiện sau:
Người làm công tác Đội phải thực sự là người thầy, người anh, người
chị mẫu mực trong tác phong tư cách trong từng lời ăn tiếng nói là người
có tính kỉ luật cao khơng được chậm trễ trong mọi công việc đồng thời phải
là người hăng say nhiệt tình u nghề mến trẻ, có khả năng hiểu một cách
sâu sắc, tâm hồn trẻ thơ dễ thông cảm và hòa đồng với các em gần gũi và
yêu thương các em như người cha, người mẹ nhằm giúp đỡ về mặt tinh
thần cho các em bởi lẽ các em còn nhỏ chưa có kinh nghiệm trong cuộc
sống trong học tập và rèn luyện, nhận thức cảm tính hơn lý tính, đời sống
tình cảm rất đậm đà có những suy nghĩ thiếu chính chắn dẫn đến những
hành động bột phát sai trái. Vì vậy các em rất cần sự hướng dẫn giúp đỡ
của người phụ trách Đội và các giáo viên khác, muốn vậy người phụ trách
Đội phải có đủ năng lực và trình độ tổ chức lãnh đạo giỏi, phải có phương
pháp khoa học và nghệ thuật để tiếp cận từng đối tượng học sinh và xử lý
mọi tình huống một cách công bằng khách quan để tránh những tâm lý bất
mãn của các em đối với mọi hoạt động. Nói tóm lại người phụ trách Đội
phải là tấm gương sáng cho các em noi theo.
Muốn có nề nếp tốt thì phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và
phải xem giáo viên chủ nhiệm lớp là tổng phụ trách Đội của lớp đó đồng
thời phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm lớp để có
thơng tin hai chiều kịp thời để có biện pháp uốn nắn chấn chỉnh các em.



Tổng phụ trách đội phải xem đội ngũ các em ban chỉ huy liên đội và
đội ngũ các em cờ đỏ là cánh tay đắc lực của mình do đó phải khuyến khích
động viên các em trân trọng những cơng việc mà các em đã và đang làm
cũng như những kết quả các em đã đạt được, khác với những học sinh khác
nếu như những em này lỡ có sai phạm điều gì đó thì nên khéo léo khun
bảo, nhắc nhở các em, khơng nên phê bình những em này trước tập thể vì
đa số các em này đều ngoan ngỗn, có ý thức cao trước tập thể, có lịng tự
trọng, tự ái cao, có như thế các em mới phục tùng và làm tốt công việc
được giao.
Phải tham mưu thật tốt với lãnh đạo nhà trường để gắn công tác chủ
nhiệm lớp với danh hiệu thi đua của họ nhằm ràng buộc họ vào tổ chức của
nhà trường đồng thời trước cuộc họp hội đồng hàng tháng phải thông tin
kịp thời với lãnh đạo nhà trường về kết quả công tác chủ nhiệm từng lớp để
trong cuộc họp hội đồng có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những
lớp có nề nếp kém đồng thời tuyên dương những lớp có nề nếp tốt nhằm
động viên các giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn nữa công việc được giao.
Một yếu tố không thể thiếu được trong công tác xây dựng nề nếp tự
quản đó là phải có một hệ thống quy định nề nếp để xếp loại thi đua cho
các lớp một cách rõ ràng, chi tiết và toàn diện đồng thời phải thông qua hội
đồng và thông qua toàn thể học sinh trước khi thực hiện, khi đánh giá kết
quả thi đua của từng lớp theo tôi nên đưa vào một khung điểm thống nhất
để xếp loại xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu (A*, A, B, C, D).
Bên cạnh hệ thống điểm theo quy định là hệ thống điểm thưởng cho
các việc làm tốt của các cá nhân và tập thể học sinh. Vì trong các hoạt động
của nhà trường có rất nhiều cơng việc nhỏ khơng đòi hỏi số lượng lớn học
sinh tham gia như: quét dọn nhà vệ sinh, vệ sinh khu để xe, tưới cây, ... nên
chúng ta sẽ để cho các tập thể lớp đăng ký một hoặc một nhóm cơng việc
để phạt các cá nhân vi phạm của lớp mình mặt khác là để nhận điểm

thưởng về bổ sung vào quỹ điểm của lớp mình.


* Hệ thống điểm dược quy định như sau:
- Thang điểm nề nếp là 120 điểm
- Thang điểm học tập là 80 điểm
- Tổng điểm là 200 điểm
* Hệ thống điểm cộng cho các việc làm tốt của các lớp:
- Quét dọn phòng vệ sinh: 3 điểm/1 lượt
- Tưới cây: 1 điểm/1 lượt 3 cây
- Dọn dẹp khu để xe: 2 điểm/1 lượt
- Nhặt được của rơi trả người đánh mất: 5 điểm/1 lượt
- Làm cỏ xân trường: 2 điểm/1 lượt 10m2
* Cách xếp loại theo tuần như sau:
- Từ 200 điểm trở lên xếp loại xuất sắc.
- Đạt từ 180 – 199 điểm xếp loại tốt
- Đạt từ 165 – 179 điểm xếp loại khá
- Đạt từ 150 – 164 điểm xếp loại trung bình
- Đạt dưới 150 điểm thì xếp loại yếu.
* Những quy định về nề nếp, vệ sinh, học tập được thực hiện theo nội
quy trường lớp và điều lệ trường THCS:
NỘI QUY TRƯỜNG LỚP
1. Kính trọng, lễ phép, vâng lời thầy cô và người lớn tuổi, đoàn kết
giúp đỡ bạn bè. Thường xuyên trao dồi đạo đức, tác phong theo năm điều
Bác Hồ dạy.
2. Thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Chấp hành quy tắc, trật tự an
toàn xã hội, nhất là luật an toàn giao thông đường bộ.


3. Phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo trong học tập, vào

lớp thuộc bài, làm bài đầy đủ và nghiêm túc trong giờ học; Trung thực
trong kiểm tra, thi cử.
4. Tham gia tốt các hoạt động giáo dục thể chất, các buổi lao động,
các phong trào hoạt động tập thể do nhà trường, Liên đội tổ chức và phát
động. Khi tham gia phải tuân theo các điều lệ quy định.
5. Phải có ý thức bảo vệ tài sản của trường, lớp, không xâm phạm tài
sản của người khác, nhặt của rơi phải trả lại cho người mất.
6.Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp, tạo mơi trường " Xanh ,
Sạch , Đẹp " tích cực trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ nguồn nước sạch,
không tiểu tiện và vức rác bừa bãi.
7. Nghỉ học phải viết đơn xin phép, có sự đồng ý của phụ huynh và
giáo viên chủ nhiệm. Nếu nghỉ 03 ngày trở lên phải có sự đồng ý của Ban
giám hiệu trường.
CÁC HÀNH VI HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC LÀM:
1. Học sinh nữ đi học khơng được đánh phấn, nhuộm tóc, móng tay
dài, sơn móng tay, móng chân, đeo đồ trang sức q giá đắt tiền; Học sinh
nam đi học khơng được đeo bơng tai, móng tay dài, để tóc dài, nhuộm tóc
và kiểu tóc sai quy định.
2. Tất cả học sinh không được đi xe gắn máy, không mang theo và sử
dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy chơi game, khơng mang
nhiều tiền và hiện vật q giá khác.
3. Học sinh khơng được nói tục chửi thề, phát ngơn thiếu văn hóa làm
xúc phạm đến danh dự, phẩm chất của thầy cô, nhân viên nhà trường, bạn
bè và người lớn tuổi; Không gây gổ đánh nhau với bạn trong trường và
người ngồi làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường.


4. Học sinh không được trốn học, leo rào, bỏ tiết, bỏ giờ chào cờ.
Khơng được xóa bảng tin, khơng vẽ bậy lên tường lên bàn ghế; ăn quà trên
đường đi học và lúc về nhà; không được tụ tập trước cổng trường, trên

đường giao thông.
5. Học sinh không được sử dụng chất kích thích và uống rượu, bia, các
chất gây nghiện, hút thuốc dưới mọi hình thức; Khơng được tụ tập đành
bài, cá độ, đá gà, và các hình thức đánh bạc ăn tiền khác.
6. Học sinh không được xem và lưu hành các loại hình văn hóa đồi
trụy, mê tín dị đoan, sách nhảm nhí khơng lành mạnh và mang dụng cụ trò
chơi điện tử cầm tay vào trường học.
7. Khi đi học không được mang theo dao, kéo, và các vật nhọn, bén,
các loại vũ khí, các chất gây cháy, nổ vào trường; không phá hoại tài sản
của nhà trường.
PHẠT ĐIỂM LỖI VI PHẠM
ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ HỌC SINH:
I. Nề nếp:
 Đi học muộn; thiếu đồ dùng học tập; quàng khăn quàng đỏ muộn
(0,5đ/1 lỗi)
 Nghỉ khơng phép; khơng khăn qng đỏ; khơng có đồ dùng học tập;
Mặc áo không cổ; Không mặc đồng phục vào thứ 2 và thứ 5 (1đ/1 lỗi)
 Làm việc riêng trong giờ học, giờ truy bài; ăn quà trong lớp; đội mũ
trong lớp (trừ 2đ/1 lỗi)
 Truy bài mất trật tự; bàn ghế kê lộn xộn; xếp hàng vào lớp lộn xộn,
mất trật tự (trừ 2đ/1lỗi).


 Thiếu khăn trải bàn, lọ hoa, dụng cụ vệ sinh; Khơng đóng cửa lớp,
khơng tắt quạt, tắt bóng điện trước khi về học hoặc ra ngoài trời (trừ 3
điểm/1 lỗi)
 Trống tiết, trống vào lớp mà chưa vào (trừ 10đ).
 Vào lớp rồi nhưng vẫn mất trật tự; Có nhắc nhở nhưng vẫn mất trật
tự (trừ 5đ/1 lỗi)
 Thiếu tôn trọng, súc phạm BCH liên đội, đội cờ đỏ; Đánh nhau, nói

tục chửi bậy (trừ 5 điểm /1 lỗi. Nếu là cán bộ lớp thì trừ 10đ/1 lỗi)
 Trèo cửa sổ, lan can, trèo cây, bẻ cành hái hoa; Đứng ngoài lớp đang
học làm ảnh hưởng tới lớp; Sử dụng pháo (các chất gây nổ), hút thuốc,
đánh khăng, đánh bài (trừ 5đ/lỗi).
* Đi xe gắn máy, mang điện thoại di động đến trường (trừ 5đ/1 lỗi)
* Giờ chào cờ:
- Khơng có ghế ngồi trừ 1đ/1lỗi; xếp hàng muộn, lộn xộn (trừ 5đ)
- Không hát Quốc ca, Đội ca, hát không nghiêm túc (trừ 2đ/1lỗi)
II. Vệ sinh:
1. Vệ sinh bẩn; không vệ sinh hoặc vệ sinh rồi nhưng lại gây mất vệ
sinh (trừ 10đ).
2. Lớp ra vệ sinh muộn (trừ 5 đ).
III. Thể dục giữa giờ:
1. Ra tập muộn, tập khơng nghiêm túc hoặc trốn (trừ 1đ/1 lỗi)
2. Đội hình xếp hàng chậm, không đúng quy định (trừ 5đ).
IV. Đối với BCH LĐ, lớp trưởng, lớp phó, cờ đỏ:
1. Vào họp muộn không lý do; họp gây mất trật tự (trừ 5đ)
2. Nghỉ họp không lý do; không làm đúng nhiệm vụ theo quy định (trừ
10đ)


V. Các quy định khác:
- Các buổi sinh hoạt tập thể tham gia các hoạt động do nhà trường tổ
chức.
+ Vắng một em thì trừ 01 điểm.
+ Nếu thiếu một dụng cụ do nhà trường phân cơng thì trừ 01 điểm.
+ Nếu lớp lộn xộn nói chuện riêng thì trừ 05 điểm.
- Những bài dự thi do nhà trường tổ chức:
+ Nếu nộp bài không đúng thời gian quy định thì trừ 05 điểm.
+ Nếu thiếu 01 bài thì trừ 01 điểm

- Đạt giải trong các hội thi do nhà trường tổ chức:
+ Giải nhất cộng 20 điểm.
+ Giải nhì cộng 15 điểm.
+ Giải ba cộng 10 điểm.
+ Giải khuyến khích cộng 05 điểm.
- Làm việc tốt như: Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất hoặc
phát hiện báo cáo những hành vi phá hoại của công cứ một trường hợp thì
cộng 5 điểm.
- Có hành vi phá hoại của cơng thì trừ 5 điểm
- Những đợt đăng kí giờ học tốt, buổi học tốt:
+ Đạt một giờ học tót thì cộng 2 điểm, nếu đạt một buổi học tốt thì
cộng 8 điểm.
+ Nếu đăng ký mà khơng đạt thì trừ như số điểm được cộng.
- Các lớp được phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các buổi lễ nếu
khơng hồn thành đúng thời gian quy định thì trừ 20 điểm.
VI. Quy định chức năng, quyền và nghĩa vụ của cờ đỏ:


- Cờ đỏ phải chấm đúng đủ theo quy định.
- Phải ghi rõ ràng khơng tẩy xóa lung tung
- Nếu ốm đau thì lớp phải cử người khác đi chấm thay.
- Nếu vi phạm một trong các trường hợp trên thì trừ 10 điểm/1 trường
hợp.
3. Kết quả đạt được:
Qua những biện pháp trên, tơi nhận thấy các em đã hồ nhập vào hoạt
động chung của trường lớp, các em đã tích cực thực hiện và bảo nhau cùng
thực hiện nội quy trường lớp
100% các em tham gia tích cực đầy đủ trong các cuộc vận động giúp
bạn vượt khó, tham gia phong trào kế hoạch nhỏ và phong trào ủng hộ trẻ
em khuyết tật. Ban cán sự lớp tự tổ chức được các buổi sinh hoạt lớp, tham

gia các hoạt động do liên đội và nhà trường tổ chức.
Tất cả các em đều có hứng thú và biết tập trung trong giờ học, có nền
nếp hợp tác tích cực trao đổi cùng bạn khi học tập và giữ kỷ luật trong khi
sinh hoạt không gây ảnh hưởng đến lớp bạn. Quan hệ bạn bè vui vẻ, hoà
đồng, cạnh tranh lành mạnh trong học tập. Từ đó, lớp học đã đi vào nền
nếp, dẫn đến chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh được nâng cao
rõ rệt.
Ban chỉ huy Liên đội hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo, Tự tổ
chức được các buổi sinh hoạt cờ đỏ cuối tuần, cuối tháng và đột xuất khi
Tổng phụ trách có việc bận. Công tác lao động, vệ sinh trường lớp ở các
chi đội được diễn ra một cách đồng đều tự giác tích cực, nhất là vào các dịp
thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn.
Tham gia đầy đủ, tích cực và đạt kết quả cao các phong trào thanh
niên tình nguyện, giao lưu văn nghệ thể thao tại địa phương trong các dịp lễ
lớn như Khai hội đình Lập, ngày thành lập Đồn TNCS Hồ Chí Minh, ngày
thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, …


Phải nói rằng sau một thời gian với cơng sức đầu tư thử nghiệm các
biện pháp trên, thật sự đã mang lại hiệu quả tốt. Bản thân tôi hy vọng rằng
qua giải pháp khoa học giáo dục này sẽ giúp cho việc thúc đẩy nề nếp tự
quản của học sinh THCS ngày càng tốt tạo nền móng vững chắc nâng cao
chất lượng dạy và học ở trường THCS, đồng thời giải pháp này sẽ được
nhiều đồng nghiệp ủng hộ.


Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Qua những kinh nghiệm phân tích trên được rút ra từ thực tế làm công
tác đội trong những năm qua cho thấy từ khi tôi thực hiện và áp dụng

những biện pháp đã nêu trên trong những năm qua nề nếp trường tôi đã tiến
bộ rõ rệt so với những năm trước đây khi những biện pháp nêu trên chưa
được áp dụng. Hiện tôi đang theo học lớp Sư phạm Vật lý trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 hệ vừa làm vừa học nhưng trong năm học vừa khi tôi đi
học (khoảng 10 ngày/ tháng) nề nếp tự quản của học sinh trường tơi vẫn
được duy trì tốt. Hoạt động của ban chỉ huy liên đội đạt hiệu quả cao.
Từ khi tôi áp dụng biện pháp trên tôi được ban giám hiệu nhà trường
ủng hộ một cách tích cực. Một bằng chứng cụ thể và có sức thuyết phục để
chứng minh cho những ý kiến trên của tôi là trong những năm vừa qua Ban
giám hiệu, Hội đồng sư phạm nhà trường, Ban thi đua nhà trường đánh giá
cao về nề nếp của học sinh.
Tuy nhiên Kết quả mới chỉ dừng lại ở cấp trường, do một số giáo viên
chủ nhiệm vẫn chưa ủng hộ nhiệt tình, chưa đồng thời áp dụng các biện
pháp trên tại lớp
2 . Ý kiến đề xuất:
Nên lựa chọn những giáo viên thực sự có năng lực, có kinh nghiệm
làm cơng tác chủ nhiệm lớp nhất là lớp có nhiều học sinh cá biệt từ những
năm trước và lớp 9.
Khi đánh giá xếp loại giáo viên có làm cơng tác chủ nhiệm lớp phải
đặc biệ chú ý đến kết quả công tác chủ nhiệm của giáo viên đó và thực sự
xem cơng tác chủ nhiệm lớp là một mặt không thể thiếu được khi xếp loại
thi đua của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.


Trên đây là giải pháp mới trong công tác xây dựng nề nếp tự quản
trong nhà trường mà bản thân tơi đã áp dụng nó và đem lại kết quả cao đối
với thực tế nhà trường. Tuy nhiên nó chưa phải là hồn hảo và tuyệt đối
nên tơi muốn đưa ra để các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo và cùng đóng
góp bổ sung thêm nhằm xây dựng một phương pháp, biện pháp làm thật tốt
để góp phần cơng sức cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của đất nước.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lập Chiệng, ngày 02 tháng 5 năm 2013
NGƯỜI VIẾT

Bùi Văn Nhuận
BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG



×