Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận Kinh doanh quốc tế 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.54 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ I

GVHD: ThS. Đỗ Ngọc Bích
SVTH:

Trần Thúy An

MSSV:

31191026121

LỚP:

DH45IB002

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
Câu 1:


Theo quyết định 1282/QĐ-BCT, kể từ ngày 20/4/2021, Bộ Công Thương Việt Nam áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhơm có xuất xứ từ nước
Cộng Hồ Nhân dân Trung Hoa.


Định nghĩa bán phá giá: Bán phá giá là hoạt động bán hàng tại thị trường nước
ngoài ở mức giá thấp hơn chi phí sản xuất hay dưới mức giá trị thị trường “hợp lý”.


(International Business By Charles W. L. Hill, 8th edition)

a. Nguyên nhân Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp chống bán phá giá:
Bộ Cơng thương Việt Nam có quyết định này xuất phát từ cuộc điều tra 16 công ty
sản xuất nhôm Trung Quốc vào tháng 1/2019. Từ năm 2017, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã gây nên hiện tượng dư cung tại Trung Quốc. Việt Nam đã trở thành “sân sau”
của Trung Quốc khi một lượng lớn sản phẩm nhơm bị tồn kho vì khơng thể xuất khẩu
sang Mỹ đã chuyển sang tiêu thụ tại Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp nhôm Việt Nam bắt đầu đối mặt với sự
cạnh tranh từ doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, đây là cuộc cạnh tranh này khơng
lành mạnh vì theo kết quả điều tra, nhơm Trung Quốc đang bị bán phá giá trên thị trường
với biên độ từ 2,49% đến 35,58%, có trường hợp giá bán cịn thấp hơn rất nhiều so với
chi phí sản xuất sau khi bị ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp
chống bán phá giá ở nhiều nước.
Theo các cuộc điều tra của Ủy ban Châu Âu, hàng nhập khẩu bán phá giá thường rẻ
hơn các sản phẩm cạnh tranh ở nước nhập khẩu. Trước tình trạng bán phá giá nhuôm
Trung Quốc trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất nhôm Việt Nam đối mặt với nguy
cơ bị đẩy ra khỏi thị trường khi người tiêu dùng có thể hưởng lợi nhiều hơn từ hàng nhập
khẩu với mức giá thấp hơn.
Vấn đề cũng nảy sinh khi doanh nghiệp Việt Nam hạ giá sản phẩm nhuôm trong
nước giảm xuống theo giá cả các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ, dẫn đến giá trị thị trường
của nhuôm giảm. Doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường


bằng giá cả hoặc sự khác biệt sản phẩm, mà cả hai khả năng cạnh tranh này đều bị hạn
chế khi có rất nhiều doanh nghiệp nhơm gia nhập thị trường và giá trị thị trường của
nhôm liên tục giảm. Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trong khi lợi nhuận của doanh
nghiệp trong nước giảm. Ngành sản xuất nhôm trong nước đã đối mặt với những thiệt hại
nặng nề khi nhiều doanh nghiệp mất thị phần, hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ, sản
lượng giảm 40-50%, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và nhiều lao động
mất việc làm.

Bên cạnh đó, trong khi doanh nghiệp Trung Quốc có thể sử dụng lợi nhuận từ thị
trường trong nước để trợ giá ở thị trường nước ngoài, cụ thể là Việt Nam thì doanh
nghiệp Việt Nam vừa bị cắt giảm lợi nhuận từ thị trường trong nước, vừa lao đao ở thị
trường nước ngoài.
Trước hết, các tác động khách quan từ tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức
tạp và kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa ngành nhơm
cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải cắt giảm sản lượng, nhân lực, hàng hóa khơng
thể xuất khẩu.
Năm 2018, Mỹ cũng áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm
nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế suất lên đến 374,15%. Trong bối cảnh
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến căng thẳng, ngày càng xung đột và chưa đi
đến hồi kết, đồng thời doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ
hàng nhập khẩu Trung Quốc, việc sản phẩm nhôm từ Việt Nam bị áp thuế chống lẩn tránh
thuế tại Mỹ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cả về lợi nhuận lẫn uy tín cho các doanh
nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhơm chân chính của Việt Nam.
Như vậy, nếu tình trạng bán phá giá kéo dài trong thị trường nội địa, cùng các tác
động nghiêm trọng khác, doanh nghiệp nhơm Việt Nam thậm chí đứng trước nguy cơ phá
sản. Một lần các công ty trong nước biến mất, cơng ty đi thơn tính có thể được hưởng độc
quyền thị trường và đặt bất kỳ mức giá nào họ thích (chỉ bị hạn chế bởi độ co giãn của
cầu) (Li, 2003). Một khi đạt được mục đích thơn tính, doanh nghiệp nước ngồi có thể
nâng giá bán và thu được lợi nhuận đáng kể. Khi đó, người tiêu dùng, các doanh nghiệp


trong lĩnh vực nhôm, ngành nhôm và nền kinh tế trong nước đều bị ảnh hưởng nghiêm
trọng và đối mặt với nguy cơ bị suy yếu.
Bộ Công thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhôm
nhập khẩu từ Trung Quốc là một quyết định kịp thời để giảm thiểu thiệt hại và nguy cơ
thua lỗ, phá sản cho ngành ngành sản xuất trong nước; từ đó bảo hộ thị trường Việt Nam,
bảo vệ ngành nhôm trong nước, giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp trong nước và
đồng thời góp phần ngăn chặn dịng hàng hóa “lẩn tránh” qua Việt Nam.


b. Mục đích của các biện pháp chống bán phá giá:
Trong môi trường thương mại quốc tế, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá có rất nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, các biện pháp chống bán phá giá được
áp dụng để ngăn chặn hành vi bán phá giá, hạn chế và loại bỏ những thiệt hại từ hành
vi bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế từ đó bảo vệ các nhà
sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh thiếu công bằng của doanh nghiệp nước ngồi.
Khi chính phủ can thiệp vào thương mại quốc tế thông qua các biện pháp chống bán
phá giá, tuy người tiêu dùng có thể khơng cịn được hưởng lợi ích từ việc mua hàng hóa
với giá thấp nhưng chính phủ có thể được hưởng lợi, vì thuế tăng nguồn thu chính phủ.
Ngồi ra, các biện pháp chống bán phá giá làm cho lợi ích của doanh nghiệp bán
phá giá biến mất. Khi bị đánh thuế, giá của hàng nhập khẩu đã được bán phá giá sẽ quay
về phù hợp với mức giá trị thị trường “hợp lý”. Điều này góp phần ngăn chặn dịng hàng
hóa giá rẻ vào Việt Nam, giúp doanh nghiệp sản xuất nội địa từ đó lấy lại khả năng cạnh
tranh bằng giá cả. Thị trường trong nước dần lấy lại sự cạnh tranh công bằng, làm động
lực phát triển cho các doanh nghiệp cũng như phát triển lực lượng sản xuất.
Các biện pháp chống bán phá giá đã mang đến cho doanh nghiệp sản xuất nội địa
một sự bảo hộ hợp pháp nhất định. Người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến hàng hóa nội
địa sau khi sản phẩm nhập khẩu tăng giá vì thuế. Áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu
khơng cịn nặng nề như trước, đặc biệt trong dài hạn, giúp giảm cạnh tranh quốc tế cho


các cơng ty trong nước sản xuất hàng hóa tương tự. Doanh nghiệp sản xuất nội địa sẽ có
cơ hội lấy lại thị phần, gia tăng độ nhận diện với người tiêu dùng và cải thiện doanh thu
sau giai đoạn thua lỗ, đứng trên bờ vực phá sản và nguy cơ bị thâu tóm, đồng thời đảm
bảo cơng việc làm ổn định cho lực lượng lao động trong nước.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của các biện pháp chống bán phá giá là để bảo vệ
doanh nghiệp, lực lượng lao động, sản phẩm nội địa cũng như thị trường trong nước.
Ngồi ra, đối với các quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh, có vị trí quan trọng trong
nền thương mại quốc tế thì từ mục đích bảo vệ doanh nghiệp và nền kinh tế trong nước,

các biện pháp chống bán phá giá cũng góp phần củng cố và phát triển vị thế của nền kinh
tế quốc gia.
Các biện pháp chống bán phá cũng có các tác động đáng kể tới kinh doanh quốc tế,
gây nên cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực. Trước hết, tác động tích cực đầu tiên
có thể kể đến là các biện pháp chống bán phá giá sẽ là một cảnh báo để các doanh nghiệp
cạnh tranh lành mạnh, hạn chế hành vi bán phá giá, tập trung nâng cao chất lượng sản
phẩm và lợi thế cạnh tranh của mình hơn khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
Một tác động khác của các biện pháp chống bán phá giá là chuyển hưởng thương
mại. Khi hàng hóa nhập khẩu bị áp thuế chống bán phá, thị phần trong nước hoặc thị
phần nhập khẩu từ nước thứ ba sẽ tăng lên. Vì bị áp thuế, hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ
trở nên đắt hơn trước đây. Người tiêu dùng vẫn muốn tiêu thụ sản phẩm với mức giá thấp
nhất có thể. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác hiện
đang có giá tương đối rẻ hơn và phải chi trả một khoản thuế thấp hơn. Khi đó, sự chuyển
hướng thương mại sẽ xảy ra và các mơ hình thương mại sẽ thay đổi.
Dữ liệu từ nghiên cứu của Ủy ban châu Âu về các biện pháp chống bán phá giá thể
hiện rằng giá thực tế có liên quan nhiều đến quy mô của các mức thuế áp đặt, cụ thể, 3
năm sau khi bị áp thuế chống bán phá giá, nhập khẩu từ các nước đó đã giảm khoảng
60%. Trong khi đó, nhập khẩu từ các nước khơng bị áp thuế đã tăng khoảng 40% trong


cùng thời gian (Lasagni, 2000). Như vậy, thị trường kinh doanh quốc tế đã diễn ra một
hiệu ứng chuyển hướng thương mại.
Các quốc gia khác sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị phần từ hoạt động kinh doanh quốc tế,
tăng lượng hàng hóa xuất khẩu nếu doanh nghiệp hoạt động chân chính, cạnh tranh lành
mạnh và sản phẩm đáp ứng đầy đủ quy định của nước nhập khẩu từ đó phát triển nền
kinh tế quốc gia và gia tăng vị thế trên thị trường quốc tế.
Cũng vì lợi ích từ việc xuất khẩu của quốc gia bị áp thuế chống bán phá giá suy
giảm, các quốc gia khác có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tương tự có thể tận
dụng cơ hội này để thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi (FDI). Nhà đầu tư có thể dịch
chuyển FDI của họ sang thị trường tiềm năng hơn, có khả năng sinh lợi cao hơn và ít rủi

ro hơn.
Tuy nhiên, các biện pháp chống bán phá giá cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực
đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia có thể
phải tiếp nhận những dịng hàng hóa “lẩn tránh” do tác động từ các biện pháp chống bán
phá giá. Vì một lượng sản phẩm xuất khẩu bị áp thuế, sản lượng xuất khẩu của quốc gia
bị áp thuế có thể bị sụt giảm vì doanh nghiệp phải gánh chịu một khoản thuế lớn hơn.
Cung sản phẩm trong nước bị dư thừa khi hàng hóa khơng thể xuất khẩu dẫn đến 2 tác
động khác.
Một là việc xuất khẩu loại hàng hóa đó sang thị trường của nước xuất khẩu khó
khăn hơn khi thị trường nội địa của nước đó đã dư thừa nguồn cung. Quốc gia khác có
thể gián tiếp mất đi một phần lợi ích từ thị trường nước ngoài khi một sản phẩm bị áp các
biện pháp chống bán phá giá.
Hai là tình trạng dư cung buộc quốc gia phải tìm cách tiêu thụ lượng hàng hóa đó để
bù đắp các khoản đầu tư ban đầu và trang trải các chi phí khác. Các quốc gia khác trên
thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế chưa có sự kiểm sốt xuất nhập khẩu chặt
chẽ có khả năng trở thành “sân sau” cho những dịng hàng hóa đó.


Các tác động tiêu cực có thể liên tiếp diễn ra khi các thị trường trong nước khác bị
đe dọa trước hàng hóa dư thừa bị đẩy sang tiêu thụ, thậm chí các quốc gia lớn mạnh lợi
dụng các quốc gia nhỏ khác để lách luật và xuất khẩu sang thị trường lớn. Điển hình là
vào năm 2019, Hải quan Mỹ đã phát hiện một lô hàng ván ép của Trung Quốc đã được
dán nhãn lại để mang nguồn gốc từ Việt Nam để tránh thuế xuất khẩu sang Mỹ.
Trong một nghiên cứu quan trọng xem xét mơ hình gồm nhiều quốc gia vào năm
2007, Bown và Crowley cũng đề cập đến một tác động gián tiếp của các biện pháp chống
bán phá giá là sự suy thoái thương mại. Nếu một quốc gia áp thuế chống bán phá giá đối
với hàng xuất khẩu từ nước thứ ba, điều này sẽ khiến nước xuất khẩu giảm sản lượng
xuất khẩu sang thị trường thứ ba đó, đây là suy thối thương mại.
Cụ thể, Bown và Crowley tìm thấy bằng chứng thống kê cho các tác động rằng việc
áp đặt biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với nước thứ ba làm suy giảm

thương mại của Nhật Bản, giống như mức trung bình của Hoa Kỳ. việc áp thuế đối với
nước thứ ba dẫn đến xuất khẩu của Nhật Bản cùng sản phẩm đó sang thị trường trung
bình của nước thứ ba (suy thoái thương mại) giảm 5 - 19%.
Chính sách chống bán phá giá có thể kìm hãm tự do hóa thương mại hơn là đẩy
mạnh nó. Các biện pháp chống bán phá giá chính là cách nhà nước hay chính phủ can
thiệp vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Nghiên cứu của Messerlin (2004) so sánh
các biện pháp chống bán phá giá so với quy mơ hàng nhập khẩu đã tìm thấy bằng chứng
cho thấy 6 quốc gia áp dụng biện pháp chống bán phá giá mới, nổi bật, gồm Argentina,
Brazil, Ấn Độ, Mexico, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng nhiều biện pháp chống bán phá
giá hơn đạt điểm kém hơn các nền kinh tế đang phát triển khác về một số chỉ số về độ mở
thương mại. Cũng trong nghiên cứu của Coleman, Fry và Payne (2003) giới hạn trong các
cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ ở Mexico
và Nam Phi, các tác giả đã kết luận rằng 'các hành động thực tế đáng nghi vấn' liên quan
đến việc sử dụng chống bán phá giá có thể là một cơng cụ mạnh để chặn xuất khẩu của
Hoa Kỳ. Như vậy, ở mức độ nghiêm trọng, chính sách chống bán phá giá có thể kìm hãm
tự do hóa thương mại hơn là tăng cường nó.


c. Biện pháp để doanh nghiệp hạn chế rủi ro từ việc bị áp thuế chống bán phá giá:
Trước hết, doanh nghiệp nên nắm rõ luật chống bán phá giá của WTO nói chung và
của quốc gia họ xuất khẩu nói riêng bởi lẽ nếu khơng có đầy đủ thơng tin hoặc hiểu thông
tin sai lệch, doanh nghiệp sẽ lúng túng khi tham gia thị trường. Nhà nước và chính phủ
các quốc gia sẵn sàng sử dụng biện pháp can thiệp vào hoạt động kinh doanh quốc tế để
phòng vệ thương mại và bảo hộ thị trường của họ. Doanh nghiệp nên có đội ngũ riêng
thành thạo ở lĩnh vực này gồm các chuyên gia, luật sư, kế toán, nhà kinh tế,… để có khả
năng kịp thời tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược hợp lý cũng như hạn chế
những rủi ro khi bị khởi kiện hay khi bị áp thuế chống bán phá giá.
Sau khi nắm rõ luật, doanh nghiệp nên tìm hiểu thơng tin cơ bản tại nước xuất khẩu
để có chiến lược hợp lý. Doanh nghiệp cần định giá xuất khẩu, xác định lượng hàng hóa
xuất khẩu vào thị trường vì số lượng nhập khẩu quá lớn cũng có thể là cơ sở khiến doanh

nghiệp bị điều tra chống bán phá giá. Bên cạnh các yếu tố chủ quan, doanh nghiệp cần
phải xem xét các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự tại nước nhập khẩu, về sản
lượng, mức giá, nhu cầu của người tiêu dùng,… để hạn chế rủi ro bị áp thuế chống bán
phá giá.
Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp cũng nên sẵn sàng cho
những hệ thống chứng từ sổ sách đúng chuẩn quốc tế cũng như củng cố năng lực về tài
chính, nhân sự, số liệu cần thiết, một hệ thống thông tin minh bạch để bảo vệ doanh
nghiệp khi bị kiện bán phá giá ở thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi bị kiện bán phá giá,
doanh nghiệp nên tích cực hợp tác, chủ động theo đuổi các vụ kiện để giảm thiểu rủi ro
như hợp tác với cơ quan điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin rõ ràng, minh bạch, tận dụng
sự hậu thuẫn của Nhà nước.
Doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường của mình thay vì “bỏ tất cả trứng vào một
giỏ”, chỉ tập trung xuất khẩu hết hàng hóa vào một quốc gia. Đây là cách phân tán rủi ro,
tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường bởi vì một khi bị áp thuế chống bán phá


giá, hoạt động xuất khẩu duy nhất của doanh nghiệp sẽ ngay lập tức trì trệ. Tệ hơn, doanh
nghiệp có thể sẽ phải đứng trên bờ vực thua lỗ, phá sản, người lao động phải nghỉ việc,…
vvifsanr phẩm không thể tiêu thụ, không thể xuất khẩu.
Bên cạnh những biện pháp hạn chế rủi ro trước khi bị áp thuế chống bán phá giá,
doanh nghiệp cũng nên có những biện pháp để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình sau khi
bị áp thuế. Doanh nghiệp nên khơng ngừng tự mình nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng
cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, độ nhận diện với người tiêu dùng, đồng
thời tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ, của các hiệp hội, minh bạch, tuân thủ các quy định
của nước nhập khẩu để có thể đứng vững trong thị trường và trước sự cạnh tranh khốc liệt
của môi trường kinh doanh quốc tế.

Câu 2:
Hoạt động kinh doanh quốc tế là hoạt động thương mại có sự tham gia của các quốc
gia với nhiều sự khác biệt về văn hố – xã hội – chính trị - pháp luật. Những sự khác biệt

này nhiều khi trở thành rào cản đối với hoạt động kinh doanh quốc tế, thậm chí có thể
khiến doanh nghiệp thất bại tại thị trường quốc tế nếu mắc phải những sai lầm trong việc
thấu hiểu và điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường. Điển hình trong năm 2020, tập
đồn bán lẻ quốc tế Walmart gần như rút lui khỏi thị trường Nhật Bản, bán phần lớn cổ
phần của mình cho cơng ty đầu tư KKR và công ty thương mại điện tử Rakuten sau nhiều
năm kinh doanh kém hiệu quả.


Nguyên nhân thất bại của Walmart tại Nhật Bản:

Về pháp luật và kinh tế xã hội, quyền hợp nhất được ghi nhận trong luật Nhật Bản,
tổ chức cho người lao động trở thành thành viên của cơng đồn. Hành vi tổ chức ở Nhật
Bản được phối hợp ở một mức độ lớn, thông qua các mối quan hệ lao động hợp tác. Tuy
nhiên, để nỗ lực giải quyết vấn đề dòng tiền và khả năng phá sản của Seiyu – chuỗi siêu
thị Walmart đã mua lại để gia nhập thị trường Nhật Bản, Walmart đã cố gắng áp dụng một
chương trình tái cơ cấu và cắt giảm chi phí lớn đối với cơng ty, trong đó có hành động


giảm 29% lực lượng lao động. Công ty ngay lập tức bị truyền thơng Nhật Bản lên án vì
áp đặt mơ hình tuyển dụng của Mỹ lên Seiyu. Hình ảnh đại chúng của Walmart bị ảnh
hưởng rất nhiều trong mắt nhân viên và người tiêu dùng Nhật Bản. Với 46 điểm về chủ
nghĩa cá nhân trong tương quan so với tập thể theo Hofstede, Nhật Bản cho thấy nhiều
đặc điểm của một xã hội tập thể, người Nhật coi trọng sự hài hòa xã hội, hiện tượng sa
thải hàng loạt rất ít khi xảy ra ở Nhật và họ chỉ trích việc Walmart áp đặt cách tiếp cận tại
Mỹ vào Nhật Bản. Ngoài ra, liên quan đến cạnh tranh thị trường, quốc hội Nhật Bản đã
thông qua “Đạo luật cửa hàng bán lẻ quy mơ lớn” để đối phó với sự phản kháng của các
nhà bán lẻ địa phương vào năm 1978, từ đó một hàng rào phi thuế quan đã hình thành đối
với sự gia nhập nước ngồi và đã bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ các cửa hàng, dẫn đến sự
phân mảnh thị trường bán lẻ rất cao khiến Walmart cũng gặp phải khơng ít khó khăn.
Sự hiểu lầm văn hóa trong kinh doanh đã khiến Walmart sai lầm trong cách quản lý

và công ty này càng xa lạ với người tiêu dùng Nhật Bản. Họ áp dụng các chỉ thị từ trên
xuống cho nhân viên. Động thái này vấp phải nhiều sự phản đối, người Nhật nổi tiếng với
triết lý Kaizen, phong cách cải tiến năng suất này thường liên quan đến sự phản hồi từ
dưới lên. Không những vậy, Walmart không cho người Nhật một “quyền tự trị” nào khi
bổ nhiệm một CEO người Mỹ chủ yếu có kinh nghiệm làm việc tại Hoa Kỳ và chỉ có
kiến thức thơ sơ về phong tục và ngơn ngữ Nhật Bản. Sau các vấn đề giao tiếp với người
phục vụ và hiệu quả tài chính đáng thất vọng của Seiyu, Walmart đã có CEO và nhiều
quản lý hàng đầu là người bản địa hơn. Tuy nhiên, trái ngược với các quy định của địa
phương, Walmart đã tăng cường việc đề bạt nhân viên nữ vào các vị trí quản lý. Xã hội
Nhật là một trong những xã hội nam tính nhất thế giới với chỉ số Hofstede lên đến 95
điểm, phụ nữ vẫn khó có thể leo lên các nấc thang của công ty ở Nhật Bản với tiêu chuẩn
nam tính của họ về thời gian làm việc chăm chỉ và lâu dài. Nhưng tại Walmart, 14,9% các
nhà quản lý là phụ nữ, vượt quá mức trung bình của Nhật Bản là 6,6%.
Walmart nhận thấy rằng công thức thành công của họ ở Hoa Kỳ không phù hợp với
mọi nền văn hóa (Landler & Barbaro, 2006). Người Nhật có xu hướng mua sắm thường
xun và thường khơng tích trữ sản phẩm vì chi phí đời sống đắt đỏ, thiếu không gian lưu


trữ trong nhà của họ cũng như chủ nghĩa tối giản, thói quen sống gọn gàng. Họ thường sẽ
đến các cửa hàng bán lẻ, mua hàng hóa với số lượng ít hơn trong khoảng thời gian
thường xuyên hơn. Tuy nhiên, chiến lược cung ứng của Walmart là các sản phẩm "size
lớn" với chiết khấu cao. Thị trường bán lẻ Nhật Bản vốn đã đông đúc với các khu chợ,
cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi vừa và nhỏ, vì vậy đến một siêu thị như Walmart
cũng không mang đến cho họ những trải nghiệm mua sắm mới nào phù hợp với thói quen
của họ.
Người Nhật thích sản phẩm tươi hơn là hàng hóa đóng gói và đặc biệt có nguồn gốc
địa phương vì ý thức văn hóa dân tộc của họ rất lớn. Đây là những loại sản phẩm mà
Walmart khó có thể cung cấp khi tập trung vào nguồn hàng giá rẻ, chất lượng, phần lớn
được cung ứng từ Trung Quốc. Walmart đã không đáp ứng được thị hiếu mua sắm của
người Nhật, và không tạo nên sự khác biệt so với các siêu thị đã trường tồn tại Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản có mức thu nhập bình qn trên đầu người của người thuộc
nhóm cao bậc nhất thế giới, vì vậy họ cũng có nhu cầu tiêu dùng cao với những yêu cầu
khắc khe cũng như sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của họ. Văn hóa Nhật Bản coi việc giảm giá là khó chịu, họ thích những thương hiệu xa
xỉ như một biểu tượng cho địa vị của họ trong xã hội và có chất lượng cao vì giá cao.
Người tiêu dùng ở Nhật Bản coi chiến lược “Everyday Low Price” – chiến lược Walmart
đã rất thành công ở Mỹ là “giá thấp, chất lượng thấp”. Người Nhật tiêu thụ rất nhiều hàng
hóa xa xỉ, bao bì và hình thức của hàng hóa cũng đóng một vai trò rất lớn trong quyết
định mua hàng của họ và sản phẩm của Walmart thường không phục vụ cho những khách
hàng u thích thương hiệu cao cấp. Hàng hóa giá rẻ của Walmart còn gây nên sự nghi
ngờ cho người tiêu dùng Nhật về chất lượng sản phẩm.


Giải pháp giúp cơng ty khắc phục những khó khăn từ sự khác biệt về văn
hố – xã hội – chính trị - pháp luật

Rào cản đến từ sự khác biệt về văn hố – xã hội – chính trị - pháp luật là điều luôn
tồn tại trong kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, khi đặt chân ra thị trường nước ngoài, cơng
ty có thể khắc phục những khó khăn này bằng cách trang bị đầy đủ thông tin về môi


trường kinh doanh và chuẩn bị những chiến lược dài hạn, tồn diện cũng như sẵn sàng
thích nghi để phù hợp với hệ thống văn hóa – xã hội – chính trị - pháp luật của quốc gia
đó.
Cơng ty nên nghiên cứu thị trường một cách kỹ càng. Việc nghiên cứu nên xem xét
tất cả các khía cạnh có thể tác động đến hoạt động kinh doanh như môi trường kinh tế, hệ
thống chính trị, nền văn hóa, phong tục, tập quán, luật pháp,… để chuẩn bị cho những
chiến lược phù hợp, sự thích nghi về mọi mặt trong hoạt động của một cơng ty quốc tế ở
nước ngồi. Trong nền kinh tế biến đổi liên tục và cạnh tranh mạnh mẽ, công ty nên
nắm vững thông tin thị trường một cách đầy đủ, thường xuyên đồng thời tranh thủ, tận

dụng nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại.
Sản phẩm công ty đưa ra thị trường phải phù hợp với thói quen, văn hóa tiêu dùng
của người tiêu dùng mỗi quốc gia. Cơng ty có thể tìm hiểu về yêu cầu của thị trường, thói
quen tiêu dùng, tìm kiếm khách hàng và tìm hiểu về đối tượng khách hàng tìm năng của
mình thơng qua các cuộc nghiên cứu trước khi gia nhập thị trường. Để từ đó xây dựng hệ
thống phân phối, chuỗi cung cứng, chất lượng sản phẩm, định giá sản phẩm, mẫu mã, bao
bì, đóng gói, mức độ cạnh tranh với sản phẩm nội địa,… sao cho phù hợp. Tăng cường
chủ động khảo sát thị trường thực tế từ các cửa hàng bán lẻ, trang thương mại điện tử,
siêu thị, những nơi người dân thường xuyên mua sắm để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu
dùng, xem xét xem sản phẩm của mình có phù hợp với thị trường nước ngồi hay khơng
là rất cần thiết.
Để tránh rủi ro từ việc thiếu thông tin, công ty có thể xem xét tuyển dụng người dân
địa phương, người hiểu rõ về môi trường và con người để giúp công ty kinh doanh. Trong
môi trường kinh doanh quốc tế, cơ cấu tổ chức, vận hành công ty, mối quan hệ giữa quản
lý và nhân viên, chế độ cho người lao động,… trong công ty nên được quan tâm phù hợp
với mơi trường của quốc gia đó. Cơng ty cũng nên đảm bảo CEO trong nước có kinh
nghiệm quốc tế, am hiểu về sự khác biệt văn hoá – xã hội – chính trị - pháp luật ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế trong thực tiễn thế nào. Việc thường xuyên luân


chuyển CEO ra nước ngoài, đến quốc gia dự định mở rộng kinh doanh trong một khoảng
thời gian nhất định cũng giúp họ tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau và giúp công ty
xây dựng một đội ngũ điều hành có tính quốc tế.
Kinh doanh ở mơi trường đa quốc gia địi hỏi cơng ty phải thích nghi để phù hợp với
các hệ thống giá trị, chuẩn mực, u cầu của quốc gia đó. Việc thích ứng có thể bao gồm
tất cả các khía cạnh trong hoạt động của một cơng ty quốc tế ở nước ngồi: sản phẩm, cơ
cấu tổ chức, các đối thủ cạnh tranh, cách thức đàm phán các thương vụ, chế độ khen
thưởng cho nhân viên, chiều hướng các mối quan hệ giữa quản lý và lao động, cách thức
quảng bá sản phẩm,… tất cả đều nhạy cảm với sự khác biệt về văn hóa – xã hội – chính
trị - pháp luật và buộc công ty phải sẵn sàng điều chỉnh và thay đổi.

Cơng ty nên đa dạng hố sản phẩm từ việc khai thác triệt để điểm mạnh, tính độc
đáo của sản phẩm của mình. Do sở thích của người tiêu dùng đa dạng và thay đổi liên
tục, việc đa dạng hoá và thường xuyên cải tiến sản phẩm là điều rất cần thiết để tăng khả
năng cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại trên thị trường có nhiều luồng hàng hóa khác nhau.
Để mở rộng, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh, với đối tác, người tiêu dùng,…
công ty cần tích cực, chủ động, tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm và công ty. Các
hoạt động quảng bá nên đa dạng dưới nhiều hình thức, thơng điệp, phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng quốc gia đó. Từ sự khác biệt về mơi trường văn hóa – chính trị - xã
hội – pháp luật nên sản phẩm của cơng ty có thể chưa xuất hiện tại thị trường nước ngoài,
xa lạ với người tiêu dùng. Nên việc cung cấp thông tin rộng rãi và cụ thể về sản phẩm là
vơ cùng quan trọng.

Câu 3:


Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới tồn cầu hố


Xu hướng tồn cầu hóa đang chậm lại sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Tồn cầu
hóa đã kích thích sự di chuyển của mọi người trên khắp thế giới và đây có thể là một
trong những lý do đằng sau mối liên hệ đáng kể giữa tồn cầu hóa và sự lây lân dịch bệnh
COVID-19. Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán – Trung Quốc, sự lây
lan của dịch bệnh dường như phụ thuộc nhiều vào tổ chức khơng gian của tồn cầu hóa.
Nói cách khác, những gì thường được coi là lợi thế, tức là được kết nối với các dịng kinh
tế tồn cầu thâm canh nhất, trong trường hợp này đã trở thành một yếu tố của việc tiếp
xúc trực tiếp và gia tăng với nguy cơ dịch bệnh. Ngược lại, các khu vực, nền kinh tế và
dân số ít tiếp xúc với tồn cầu hóa đã bị ảnh hưởng muộn hơn và chậm hơn bởi sự lây lan
theo không gian của dịch Covid-19. Nhìn chung, tồn cầu hóa, thơng qua việc kích thích
hội nhập của các nền kinh tế và xã hội, đã tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát. Và để
giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm, hầu hết các quốc gia đã phải đóng cửa đất nước, tập

trung nỗ lực chống dịch trong nước, sự hợp tác quốc tế đã suy giảm đáng kể so với trước
kia. Quyền tự do đi du lịch đến mọi nơi trên thế giới, các chuỗi cung ứng tồn cầu tích
hợp và các thị trường liên kết phát triển mạnh và các nền kinh tế quốc gia đã phần nào
vắng bóng trong năm vừa qua. Thay vào đó là hạn chế và cách ly đi lại, đóng cửa quốc
gia, tỷ lệ thất nghiệp cao và doanh nghiệp đóng cửa.
Tuy nhiên, tồn cầu hóa vẫn là một xu thế tất yếu và đóng vai trị quan trọng trong
nền kinh tế, và các quốc gia hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa một cách thận trọng và có
kiểm sốt hơn. Sự lây lan nhanh chóng và mạnh mẽ của vi rút đã buộc các quốc gia phải
cân bằng giữa tồn cầu hóa và đảm bảo mức độ tự lực cần thiết cho quốc gia. Nhà nước
cần điều chỉnh cấu trúc tồn cầu trước đây, kiểm sốt chặt chẽ hành vi của người dân
trong nước, hoạt động xuất nhập cảnh để ngăn chặn những rủi ro từ dịch bệnh.
Các tổ chức quốc tế, khối liên minh khu vực đang bị thách thức bởi tính hợp pháp,
tối ưu và niềm tin vào họ đang bị xói mịn. Một trong những tổ chức quan trọng như vậy
là Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Chính quyền Trump đã đe dọa sẽ khai trừ WHO và hứa
sẽ mở một cuộc điều tra về các khuyến nghị của họ. Viện trợ cho Ý và Tây Ban Nha được
cho là đến từ Nga và Trung Quốc và ít hơn từ các nước láng giềng, vì các nước trong hiệp


định Schengen đã đóng cửa biên giới. Mateo Salvini của Ý đã chỉ trích EU vì họ thiếu trợ
giúp với Covid-19 và cảnh báo rằng tương lai của Liên minh châu Âu EU đang bị đe dọa.
Tại EU, số liệu thống kê về Covid-19 được hiển thị ở cấp quốc gia chứ khơng phải ở cấp
EU khi các chính phủ quốc gia nỗ lực chống lại vi rút. Sự đoàn kết của EU sẽ còn trở nên
căng thẳng hơn nữa khi chính phủ Hungary và Ba Lan bất chấp một số quy tắc của mình
và khi chi phí của Covid-19 sẽ cần được chia cho các quốc gia của mình.
Về các chủ nghĩa đa phương, hiệp định thương mại tự do, một số quốc gia có thể sử
dụng Covid-19 như một cái cớ để rút lui khỏi chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do.
Những cuộc khủng hoảng từ mọi mặt trong đời sống đã giúp các quốc gia linh hoạt hơn
với những bấp bênh của tồn cầu hóa như thiết lập một hệ thống kinh tế mềm dẻo hơn, đa
dạng hóa chuỗi cung ứng tồn cầu, thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, tăng cường
hệ thống thương mại đa phương, tăng cường hợp tác pháp lý trong các lĩnh vực quan

trọng, cũng như xây dựng một mơ hình tự chủ, vững mạnh.
Sau đại dịch, khoảng cách giàu nghèo giữa cách quốc gia trên thế giới còn có nguy
cơ gia tăng và trầm trọng hơn, xuất hiện một trật tự thế giới mới trong bối cảnh toàn cầu
hóa. Do các chính phủ ngừng hoạt động kinh tế để ngăn chặn sự lây lan của vi rút Covid19, tốc độ tăng trưởng chậm lại đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nền kinh tế. Các chính
phủ có cơ sở thu thuế yếu và mức nợ công cao, và do đó có thể có sức mạnh để chống lại
suy thối kinh tế hơn so với các chính phủ phát triển sẽ có nhu cầu khẩn cấp về sự giúp
đỡ quốc tế, vì hầu hết các nước giàu hơn đã có những nỗ lực mạnh mẽ.


Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh doanh quốc tế

Các tác động của đại dịch Covid-19 đã mang đến những thay đổi không nhỏ đối với
hoạt động kinh doanh quốc tế, một lĩnh vực liên quan mật thiết với tồn cầu hóa. Sự bùng
phát Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn sâu sắc cho thương mại thế giới, ảnh hưởng đến cả
hai phía cung và cầu của nền kinh tế tồn cầu. Nhiều chính phủ đã ra lệnh đóng cửa tạm
thời các cơ sở sản xuất khơng thiết yếu, trong đó nhiều tập đồn tự nguyện giảm sản xuất


do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng của họ. Ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực
xuất hiện ở nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế toàn cầu.
Trước hết, về thương mại thế giới, đại dịch đã làm chậm tiến độ của các sáng kiến
thương mại quốc tế khác nhau trên tồn cầu, vì các quốc gia hiện đang bận tâm đến cuộc
khủng hoảng từ Covid-19. Điển hình là thỏa thuận mới giữa Mỹ, Mexico và Canada
(USMCA) được cho là sẽ thay thế thỏa thuận NAFTA hiện tại, thỏa thuận thương mại
giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc được ký kết vào tháng 1/2020, các cuộc đàm phán
giữa Vương quốc Anh và EU về các mối quan hệ thương mại trong tương lai đã bị đình
trệ. Nếu không đạt được thỏa thuận nào, quan hệ thương mại sẽ được điều chỉnh bởi các
quy định của WTO. Đó dường như là một lựa chọn không mấy hấp dẫn, đặc biệt là đối
với thế giới sau đại dịch.
Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng địa phương, ảnh hưởng sâu sắc đến các

chuỗi cung ứng toàn cầu ở tất cả các khâu, từ nguồn cung ứng đến khách hàng cuối cùng.
Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã xảy ra ở tất cả các lĩnh vực. Do tình trạng
đóng cửa ở nhiều quốc gia, nguồn nhân lực, nguyên liệu thô và vật tư tiêu hao bị hạn chế
đã dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động hoặc đình chỉ năng lực ở hầu hết các lĩnh vực.
Vận chuyển quốc tế cho các tuyến đường hàng hải, hàng không và đường bộ bị chậm,
hoãn, hủy bỏ và bị cản trở do các hạn chế đi lại trên quy mô lớn và việc đóng cửa biên
giới.
Từ đó, sự gián đoạn nguồn cung trực tiếp cản trở sản xuất vì dịch bệnh bệnh này tập
trung vào vùng trung tâm sản xuất của thế giới (Đơng Á), và lây lan nhanh chóng ở các
công ty công nghiệp khổng lồ khác - Mỹ và Đức. Sự lây lan dịch bệnh làm gia tăng các
cú sốc về nguồn cung trực tiếp khi các ngành sản xuất ở các quốc gia ít bị ảnh hưởng hơn
gặp khó khăn hơn hoặc chi phí đắt hơn để có được các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu
cần thiết từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng. Sự gián đoạn nhu cầu do sự giảm tổng cầu,
suy thoái, sự chậm trễ mua hàng do người tiêu dùng đề phòng dịch bệnh và sự chậm trễ
đầu tư của các công ty.


Tác động của đại dịch Covid-19 làm sụt giảm cầu trong nước và quốc tế, đặc biệt
tác động đến các ngành không thiết yếu như lĩnh vực dịch vụ quốc tế. Các nạn nhân chính
là du lịch quốc tế, du lịch hàng không chở khách và vận chuyển container, xuất nhập
khẩu. Theo JP Morgan, chỉ riêng du lịch hàng không đã chiếm hơn 30% ngân sách của
các công ty đa quốc gia. Sự bùng phát của đại dịch khiến nhiều quốc gia áp đặt các hạn
chế đối với việc đi lại không cần thiết đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi Covid-19, đình
chỉ vơ thời hạn các chuyến du lịch, thị thực làm việc và thị thực nhập cư. Một số quốc gia
đặt lệnh cấm du lịch hoàn toàn đối với tất cả các hình thức đi lại trong nước hoặc ra nước
ngồi, đóng cửa tất cả các sân bay trong nước. Vào thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Covid19, hầu hết các máy bay đều bay gần như trống rỗng do hành khách bị hủy hàng loạt. Các
hạn chế đi lại do chính phủ áp đặt sau đó đã dẫn đến việc giảm nhu cầu đối với tất cả các
hình thức du lịch, buộc một số hãng hàng không phải tạm ngừng hoạt động. Những hạn
chế đi lại như vậy đã khiến ngành du lịch thiệt hại hơn 200 tỷ đơ la trên tồn cầu, khơng
bao gồm các khoản lỗ khác cho du lịch và được dự báo sẽ khiến ngành hàng không thiệt

hại tổng cộng 113 tỷ đô la.
Hoạt động xuất nhập khẩu bị hạn chế dưới giai đoạn đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động kinh doanh quốc tế và thương mại toàn cầu. Các quốc gia đã gia tăng đáng
kể việc sử dụng các biện pháp chính sách thương mại liên quan đến Covid-19. Đặc biệt,
một số quốc gia đã quyết định thiết lập kiểm soát xuất khẩu đối với một số sản phẩm y tế
(ví dụ như máy thở y tế, một số loại thuốc, thiết bị bảo vệ cá nhân) dưới hình thức cấm
xuất khẩu tạm thời hoặc bổ sung các yêu cầu cấp phép. Các quốc gia khác, liên quan đến
an ninh nguồn cung cấp lương thực của họ, đã đưa ra các hạn chế xuất khẩu đối với các
sản phẩm nơng nghiệp cụ thể. Vấn đề có vẻ này đã dẫn đến một tuyên bố chung của Tổng
Giám đốc Tổ chức Nông lương, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới
lưu ý rằng “sự khơng chắc chắn về nguồn lương thực có thể gây ra một làn sóng hạn chế
xuất khẩu,…,tạo ra một sự thiếu hụt trên thị trường toàn cầu”.
Các giao dịch tài chính tồn cầu đã giảm đáng kể, các cơ hội tài trợ vốn và khả năng
tiếp cận tài chính ngày càng hạn hẹp. Hơn nữa, theo đánh giá của Hội nghị Liên hợp quốc


về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thực tế dựa trên các giả định thận trọng, sự
bùng phát Covid-19 sẽ gây ra đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm 5–15% vào năm
2020.7 Bên cầu cũng bị ảnh hưởng do người tiêu dùng trên tồn cầu hiện tại khơng muốn
chi tiền của họ. Hiện tượng này có thể là do nỗi sợ mất thu nhập và sự không chắc chắn
tăng cao. Nhìn chung, khối lượng thương mại quốc tế kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm trong thời
gian đến.
Covid-19 buộc một số ngành công nghiệp nhạy cảm và rủi ro với an ninh quốc gia
như thực phẩm, y học nội địa hóa chuỗi cung ứng và quốc hữu hóa việc sản xuất và bán
hàng của họ. Các công ty đa quốc gia có thể phản ứng với những thay đổi trong chính
sách quốc gia, khả năng cạnh tranh và trật tự toàn cầu mới bằng cách thay đổi chiến lược
của họ.
Các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch đều cố gắng thu được đồng thời các nguồn
lực y tế trên thị trường toàn cầu. Năng lực sản xuất toàn cầu cho tất cả các thiết bị y tế
này không thể tăng trong một khoảng thời gian ngắn để đáp ứng tất cả các nhu cầu một

cách nhanh chóng, ngành y tế và các ngành liên quan đã đứng trước khơng ít cơ hội và
thách thức. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn do sự tập trung quá mức của các cơ sở sản
xuất ở Trung Quốc đối với nhiều thiết bị y tế cần thiết, thêm vào đó là việc quốc gia này
đã phải nén rất nhiều sản lượng này được đặt tại khu vực nơi dịch bệnh bùng phát đầu
tiên dẫn đến nhiều hoạt động công nghiệp của nó bị chậm lại hoặc thậm chí ngừng hồn
tồn.
Nhìn chung, nhu cầu quốc tế bùng nổ đã thúc đẩy q trình tồn cầu hóa của các
thiết bị và vật tư y tế trong những thập kỷ gần đây. Sự đa dạng của các nhà xuất khẩu lâu
đời đối với vật tư y tế có nghĩa là thương mại về nguyên tắc là một lựa chọn để giúp đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng. Do đó, nhiều quốc gia đã chuyển từ phạm vi quốc tế sang
trong nước để tìm kiếm một số biện pháp kết hợp giữa sản xuất quốc gia cộng với nhập
khẩu cần thiết để đối phó với sự thiếu hụt khẩn cấp của các sản phẩm y tế phục vụ cho
quá trình chống dịch.


Covid-19 đã cho phép các công ty đa quốc gia kiểm tra lợi ích chi phí của chi phí du
lịch và giải trí, các giải pháp cơng nghệ hiện có thể được thử nghiệm. Đặc biệt, giá cổ
phiếu của Zoom, cùng với các công ty giải pháp công nghệ và truyền thông khác, đã tăng
vọt ngay sau cuộc khủng hoảng từ đại dịch.
Công nghệ đã đến gần hơn với nhân loại khi đại dịch bùng nổ, trong tất cả các lĩnh
vực. Liên quan đến sự lây lan nhanh chóng của Covid-19, việc sử dụng cơng nghệ trí tuệ
nhân tạo AI với các khả năng khác nhau là một công nghệ hữu ích trong việc chẩn đốn
nhanh hơn các trường hợp dương tính, quản lý sự bùng phát và giảm sự bùng phát thêm
của Covid-19. Phân tích và chẩn đốn dựa trên AI giúp các bác sĩ chẩn đoán, phán đoán
và cải thiện sự an toàn của bệnh nhân bằng cách tăng độ chính xác, tốc độ chẩn đốn và
sàng lọc. AI có thể bảo vệ nhân viên y tế bằng cách cung cấp thông tin và cung cấp các
khuyến nghị y tế quan trọng. Để sàng lọc và theo dõi bệnh nhân COVID-19, dữ liệu liên
quan đến sức khỏe như nhiệt độ cơ thể được thu thập bằng cách sử dụng các cảm biến
thông minh tại các địa điểm khác nhau như sân bay, bến xe buýt và các tổ chức y tế trong
thành phố thơng minh. Ngồi ra, các ứng dụng IoT như thu thập dữ liệu và thông tin,

giám sát hoặc theo dõi bệnh nhân Covid-19, giám sát các khu vực bị nhiễm bệnh và chia
sẻ thông tin có thể có lợi trong việc ngăn chặn lây lan thêm. Ngoài ra, Internet, Mạng xã
hội, các nền tảng trực tuyến, làm việc, học tập từ xa càng trở nên quen thuộc với con
người, và sẽ là cơ hội phát triển lớn đối với các công ty đa quốc gia ở lĩnh vực công nghệ
trong và sau đại dịch như IBM, Google, Microsoft, Facebook.
Thế giới sau đại dịch Covid-19 sẽ chứng kiến sự gia tăng các nhóm ảo tồn cầu
được tổ chức xung quanh các giải pháp công nghệ khác nhau, bao gồm cả thực tế ảo và
thực tế ảo tăng cường.
Covid-19 đẩy nhanh việc sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến, xu hướng sử
dụng thanh toán kỹ thuật số. Xu hướng này sẽ có lợi cho các công ty đa quốc gia ở lĩnh
vực thương mại điện tử, công nghệ như Amazon, Shopee, Alibaba, Apple, Visa, Master
Card. Những đổi mới trong tiền kỹ thuật số, chẳng hạn như Bitcoin và Facebook Libra,


cũng sẽ làm tăng tính lưu động của tiền xuyên biên giới. Theo sau Covid-19, do suy thối
kinh tế, dịng vốn đầu tư có thể sẽ chậm lại. UNCTAD ước tính mức giảm đáng kể qua
biên giới dịng đầu tư là kết quả của Covid-19.
Các sản phẩm và dịch vụ sẽ tn theo các mơ hình tương tự như các khoản đầu tư,
vì các cơng ty đa quốc gia rút ngắn chuỗi cung ứng, tập trung vào phục vụ khách hàng địa
phương với sản xuất trong nước và đa dạng hóa từ nguồn cung ứng mà trước đây phụ
thuộc vào thị trường nước ngồi. Người hưởng lợi rịng là lao động và chính phủ ở các
quốc gia có thu nhập cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alon, I. (2020). COVID-19 and International Business: A Viewpoint. FIIB Business
Review, 9(2), 75–77. />Andersson Carin Thuresson Tutor, K., Hacker, S., Professor James Dzansi, A., &
Andersson Carin Thuresson, K. (2008). The Impact of an Anti-dumping Measure on
EU imports of Chinese footwear. April.
Anti-Dumping Law of the WTO/GATT and the EC Gradual Evolution of Anti-Dumping
Law in Global Economic Integration: Amazon.co.uk: Li, Wenxi: 9789154426119:

Books. (n.d.). Retrieved June 20, 2021, from />

Asadzadeh, A., Pakkhoo, S., Saeidabad, M. M., Khezri, H., & Ferdousi, R. (2020).
Information technology in emergency management of COVID-19 outbreak.
Informatics in Medicine Unlocked, 21, 100475.
/>Blonigen, B. A., & Prusa, T. J. (2016). Dumping and Antidumping Duties. In Handbook
of Commercial Policy 1b (1st ed., Vol. 1). Elsevier B.V.
/>Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản
phẩm bằng nhơm có xuất xứ từ Trung Quốc - Cổng thông tin điện tử Bộ Công
Thương. (n.d.). Retrieved June 18, 2021, from
/>Bown, C. P., & Crowley, M. A. (2007). Trade deflection and trade depression. Journal of
International Economics, 71(3), 176–201.
/>By Charles W. L. Hill: International Business Eighth (8th) Edition. Retrieved June 20,
2021, from />Case Study: Companies That Failed Internationally From a Lack of Social
Understanding - MediaBeacon. (n.d.). Retrieved June 18, 2021, from
/>Coleman, Jonathan R., John Fry and Warren S. Payne (2003). “Use of Antidumping
Measures by Developing Countries: The Impact on U.S. Exports of Agricultural
Products.” Contributed paper presented at the International Conference Agricultural
policy reform and the WTO: where are we heading?”
Does COVID-19 Mean The End For Globalization? (n.d.). Retrieved June 18, 2021, from


/>Gereffi, G. (2020). What does the COVID-19 pandemic teach us about global value
chains? The case of medical supplies. Journal of International Business Policy, 3(3),
287–301. />Home - Hofstede Insights Organisational Culture Consulting. (n.d.). Retrieved June 19,
2021, from />Hunt, I., Watts, A., & Bryant, S. K. (2018). Walmart’s international expansion: successes
and miscalculations. Journal of Business Strategy, 39(2), 22–29.
/>Kang, J. W., & Ramizo, D. (2020). Impact of antidumping measures on international
trade: Growing South–South tensions? Journal of International Trade and Economic
Development, 29(3), 334–352. />Lasagni, A. (2000). Does Country-targeted Anti-dumping Policy by the EU Create Trade

Diversion? Journal of World Trade, 34(4).
Lewis, S. W. (2020). The economic effects of a pandemic. In Economics in the Time of
COVID-19. www.cepr.org
Ludovic, J., Bourdin, S., Nadou, F., & Noiret, G. (2020). Economic globalization and the
COVID-19 pandemic: global spread and inequalities. Bull World Health Organ., Epub(April). />Messerlin, P. A., Messerlin, & Patrick. (2004). China in the World Trade Organization:
Antidumping and Safeguards. World Bank Economic Review, 18(1), 105–130.
/>Phân tích vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO Bài học rút ra cho
Việt Nam. (n.d.).
Song, L., & Zhou, Y. (2020). The COVID-19 Pandemic and Its Impact on the Global


Economy: What Does It Take to Turn Crisis into Opportunity? China and World
Economy, 28(4), 1–25. />Vietnam: China companies using fake “Made in Vietnam” labels - ABC News. (n.d.).
Retrieved June 18, 2021, from
/>Wal-Mart Finds That Its Formula Doesn’t Fit Every Culture. (n.d.). Retrieved June 20,
2021, from />Xu, Z., Elomri, A., Kerbache, L., & El Omri, A. (2020). Impacts of COVID-19 on Global
Supply Chains: Facts and Perspectives. IEEE Engineering Management Review,
48(3), 153–166. />


×