Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chế độ dinh dưỡng cho người gầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.11 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Giáo viên giảng dạy: ThS. Trần Thị Thu Trà
Các thành viên trong nhóm:
1/Lê Tấn Luân
2/Nguyễn Văn Phúc
3/Trần Ngọc Tấn
4/Nguyễn Văn Duy
Giới thiệu chung………………………….trang 2
A)Dinh dưỡng ở người gầy ……………...tr ang 3- 15
1/Sinh lý ở người gầy và cơ thể người gầy có gì khác với người
binh thường
 Khả năng tiêu hóa thức ăn
 Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn

2/Người gầy cần bao nhiêu năng lượng(calories) cho một ngày
3/Chế độ ăn cho người gầy
4/Cách tăng cân giúp người gầy có được một cơ thể hoàn toàn
bình thường
B)Các bảng số liệu về khẩu phần ăn và năng lượng cho người
gầy cho một ngày
C)Tài liệu tham khảo………………………trang 16
I)Giới thiệu chung
• Muốn tăng cân, bạn cần tạo điều kiện để cơ xương phát triển, tích luỹ
mỡ cho cơ thể. Hàng ngày, chúng ta cần nhiều năng lượng để sống,
hoạt động và làm việc. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cung cấp
năng lượng cho cơ thể nhiều hơn năng lượng sử dụng, đặc biệt đối với
người gầy.
• Đối với người bình thường nói chung và người gầy nói riêng thì cần


phải cung cấp chất dinh dưỡng hang ngày cho cơ thể. Người gầy cần
tích cực hơn trong việc ăn uống, chú ý đến từng bữa ăn và món ăn.
Mỗi ngày, ngoài ba bữa chính với đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng
bột đường, đạm, béo, rau và trái cây thì cần ăn thêm 1-3 bữa phụ. Các
bữa này xen kẽ các bữa chính với cốc sữa, bát chè, củ khoai... Nếu
không dị ứng với loại thức ăn nào, nên dùng nhiều loại thực phẩm
trong ngày.
• Ngoài ra, việc đổi món ăn đa dạng sẽ giúp bạn không bị ngán, cơ thể
lại nhận được đủ chất dinh dưỡng. Nếu không dùng đa dạng các loại
thức ăn, bạn sẽ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng, gây
biếng ăn và một số bệnh lý khác.
Nếu không ăn được nhiều, bạn có thể dùng nhiều món trong cùng một
bữa. Chẳng hạn sau bữa chính bạn có thể dùng thêm nửa ly sữa hoặc
trái cây.
Bạn không nên ăn vặt suốt ngày mà nên dồn vào những bữa chính
hoặc bữa phụ. Trước bữa ăn chính khoảng 2 giờ bạn không nên ăn
uống bất kỳ món gì. Hãy thưởng thức chúng sau bữa ăn cơm. Trong
bữa chính nên dùng các loại thức ăn có chất béo, thịt, bánh kem...
• Để đánh giá mức độ gầy béo của một người ta dựa vào chỉ số
BMI:
Chỉ số BMI tính bằng công thức sau trong đó W trọng lượng (kg), H
là chiều cao (m).
BMI = W/H2
Theo thống kê của nhà dinh dưỡng Susie Burrell cho biết rằng:.
Người lớn hơn 20 tuổi
Phân loại kiểu 1
BMI < 18,5: người gầy
BMI = 18,5 - 24,9: người bình thường
BMI => 25: người béo phì
Phân loại kiểu 2

Nam:
BMI < 19: người dưới cân
20 <= BMI < 25: người bình thường
25 <= BMI < 30: người quá cân
BMI > 30: người béo phì
Nữ:
BMI < 18: người dưới cân
18 <= BMI < 23: người bình thường
23 <= BMI < 30: người quá cân
BMI > 30: người béo phì
Những hình ảnh minh họa về người gầy:

Thực trạng người gầy đang là vấn đề đáng quan tâm mà các nhà dinh dưỡng
cần có biện pháp giúp người gầy tăng cân,để có được một cơ thể bình
thường.Người bị gầy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:yếu tố di
truyền,khả năng kinh tế của một người,sự chuyển hóa trong cơ thể….
II/Sinh lý ở người gầy
-Sự tăng trưởng ở cơ thể con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố,các yếu tố đó
liên quan đến khả năng tiêu hóa thức ăn,khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
từ thức ăn và sự trao đổi chất trong cơ thể
a)Khả năng chuyển hóa và hấp thụ thức ăn
Dinh dưỡng hợp lý yêu cầu các thức ăn phải phù hợp với đặc điểm sinh
trưởng, phát dục và hoạt động chức năng của cơ thể. Thức ăn bao gồm
các loại thực phẩm mà cơ thể có nhu cầu, hàm lượng thích hợp, không
thiếu và không thừa, thoả mãn toàn diện nhu cầu của cơ thể, duy trì
chức năng sinh lý bình thường, thúc đẩy sự phát triển và tăng cường sức
khoẻ. Người ta gọi đó là "sự cân bằng thức ăn". Ngoài ra dinh dưỡng
hợp lý còn yêu cầu các thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thụ, không có tạp chất có
hại.
Ăn uống là hành vi bản năng của con người, nhưng vấn đề hấp thụ hợp

lý lại là vấn đề khoa học. Do vậy sử dụng thực phẩm một cách khoa học
mới phát huy tác dụng của dinh dưỡng
-Người bị gầy có thể do nhiều nguyên nhân song trong đó có 2 nguyên nhân
đó là:khả năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn.Tuy mỗi ngày đều ăn đầy đủ
chất nhưng cơ thể hầu như không tăng cân được. Khả năng hấp thụ thể hiện
ở việc tiêu hóa thức ăn. Điều này thường biểu hiện qua tính chất của phân và
số lần đi ngoài. Những người hấp thụ kém thường hay bị rối loạn tiêu hóa, đi
ngoài phân sống, phân lỏng, táo bón, đi nhiều lần trong một ngày. Nếu vấn
đề tiêu hóa thức ăn không có rối loạn thì phải nghĩ tới việc chuyển hóa cơ
bản. Những người gầy thường là những người có chuyển hóa cơ bản cao, thể
hiện ở chỗ sờ vào da bao giờ cũng thấy nóng hơn những người béo.
- Về khoa học, chuyển hóa cơ bản là số năng lượng tiêu hao được dùng cho
các hoạt động tối thiểu của cơ thể như tim đập, phổi thở. Chuyển hóa này ở
mỗi người không giống nhau: có người cao, có người thấp. trung bình mỗi
người cần 1.200 - 1.400 kcal/ngày.
-Những người gầy thường có chuyển hóa cơ bản cao nên tiêu hao năng
lượng nhiều và họ có thói quen ít ăn vặt,ăn béo ,ăn chất ngọt mà những chất
này lại là thành phần sinh năng lượng chính.Ngoài ra khả năng chuyển hóa
cũng như hấp thụ thức ăn của người gầy thấp và thường rất lười vận động vì
cơ thể không đủ năng lượng dành cho các hoạt động luyện tập. Kết quả là
các cơ bắp trở nên nhão, cơ thể gầy yếu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể,
dễ mắc các bệnh về tim, phổi, các bệnh về huyết áp, stress…
Hình ảnh mang tính minh họa
Bảng : Chuyển hoá cơ sở ở cơ thể người (Kcal/m/1giờ)
Lứa
tuổi
7 9 11 13 15 17 19 20 25
Nam 47.3 45.2 43.0 42.3 41.8 40.8 39.2 38.6 37.5
Nữ 24.4 42.3 42.0 40.3 37.9 36.3 35.3 35.3 35.2
Lứa

tuổi
30 35 40 45 50 55 60 65 70
Ðàn ông 36.8 36.5 36.3 36.2 35.8 35.4 34.9 34.4 33.8
Ðàn bà 35.1 35.0 34.9 34.5 33.9 33.3 32.7 32.2 31.7
Bảng : Năng lượng có hiệu quả sinh lý của các chất
Nguồn năng lượng trong thức ăn Protein Lipít Gluxit
Năng lượng ngoài cơ thể do oxy hoá (Kcal/g) 5.65 9.45 4.10
Sự oxy hoá không hoàn toàn trong cơ thể, hàm
lượng nitơ trong nước tiểu (Kcal/g)
1.30 - -
Năng lượng được giải phóng hoà toàn trong
cơ thể (Kcal/g)
4.35 4.95 4.10
Hiệu xuất tiêu hoá 92 95 93
Năng lượng có hiệu quả sinh lý (Kcal/g) 4.0 9.0 4.0
Vì vậy,đối với người gầy cần có một chế độ ăn uống hợp lý và đạt yêu
cầu về dinh dưỡng.
III/Chế độ ăn cho người gầy
 Để giúp người gầy tăng cân thì cần phải có một khẩu phần ăn đầy đủ
chất dinh dưỡng và tạo cảm giác hấp dẫn thèm ăn cho người gầy.
Nên chọn ăn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có
vitamin C. Như vậy sẽ vừa an toàn, hiệu quả, lại ngon miệng và đỡ tốn
kém hơn nhiều. Nên đi ngủ sớm, từ 9 giờ tối. Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi tối,
ngủ trưa chừng 30 phút đến 1 giờ, tập thể dục chừng 1 giờ/ngày. Cần ăn
uống điều độ, mỗi ngày 3 bữa trở lên. Tránh hút thuốc lá, uống rượu và cà
phê (không quá 2 tách). Nên tập uống sữa tươi 1/2-1 lít/ngày
Chế độ ăn mỗi ngày cụ thể như sau:
- Ngũ cốc: Nếu không muốn ăn cơm, có thể thay thế 1/2 lon

×