Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dinh dưỡng cho lứa tuổi vàng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.86 KB, 5 trang )

Dinh dưỡng cho lứa tuổi vàng
Vẫn biết, ngay khi còn trẻ, hầu như ai cũng biết "sức khỏe là vàng" nhưng
khi về già, dường như khái niệm về sức khỏe này đã được nâng lên rất nhiều (trên
cả giá trị của vàng). Cùng với trẻ em, với những công dân "tuổi vàng", vấn đề dinh
dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe và sự thanh
thản của tâm hồn.
Băn khoăn về tuổi già
Phần lớn người qua tuổi 50 rất "sốc" về sự biến đổi, suy giảm trong cơ thể
diễn ra mỗi lúc một khác. Họ còn ngạc nhiên hơn khi phát hiện ra khi trí nhớ giảm
sút thì sự nhạy cảm trong nhận biết mùi vị thức ăn cũng dần mất đi. Theo ý kiến
của các bác sĩ lão khoa, điều này là lẽ tự nhiên, vì khi về già, các hoạt động của
con người thường bị giảm đi khoảng 1/3 so với thời trẻ. Cùng với khả năng thụ
cảm suy giảm, khối lượng não cũng giảm dần (còn khoảng 1.180g ở nam và 1.060
ở nữ khi bước qua tuổi 80).

Quá trình lão hóa xảy ra ở 5 mức (phân tử, tế bào, cơ quan, hệ thống và
toàn cơ thể). Tuổi càng cao, quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Do vậy
lượng chất đạm phải được cung cấp đầy đủ để phục vụ cho việc tái tạo các tổ chức
mô. Một số người, vì một lý do nào đó (do không nhận thức được ý nghĩa của việc
ăn uống điều độ và hợp lý, do bệnh tật, do hoàn cảnh, do yếu tố tâm lý ) thường
ăn ít, đặc biệt là ăn không đủ các chất đạm và kết quả là cơ thể gầy yếu, mệt mỏi,
suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể và dễ bị mắc bệnh. Cho dù cơ thể người
lớn tuổi cần được cung cấp một lượng tinh bột đầy đủ, song cần hạn chế dùng
đường và bánh kẹo ngọt. Giảm sử dụng mỡ sẽ giảm được lượng calo sử dụng
chung và giúp phòng chống xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, đái tháo đường,
đau khớp Trong khẩu phần ăn của người già, tỷ lệ năng lượng do mỡ cung cấp
nên dưới 20%.
Tuổi già và bệnh tật
Già không phải là bệnh nhưng tuổi già lại tạo điều kiện cho nhiều căn bệnh
phát sinh. Khoảng 85% người có tuổi bị ít nhất một bệnh mãn tính và họ có thể cải
thiện tình hình sức khỏe thông qua chế độ ăn. Giáo sư Albert Barrocas, chuyên gia


về ngoại khoa và dinh dưỡng tại New Orleans, người đã đưa ra thí dụ về sự khó
thở của người bị bệnh phổi khi ăn nhiều đường, nói: "Chế độ ăn tốt không phải
phương thuốc trị bệnh, nhưng nó có thể giảm bớt những đau đớn của người bệnh.
Thậm chí còn giúp một số người không phải dùng thuốc".


Chất xơ có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón ở tuổi già, ngoài ra chất xơ
còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu

Trong khi ở người trẻ tuổi, thừa cân là nguy cơ lớn gây đái tháo đường và
bệnh tim mạch, thì người già lại phải đối đầu với nguy cơ suy dinh dưỡng. Khi bạn
đời khuất núi, người còn lại sẽ chẳng thiết nấu nướng hoặc không biết làm thế nào
để có bữa ăn lành mạnh. Bệnh viêm khớp, bệnh tim hay các bệnh khác khiến việc
nấu ăn trở nên khó khăn. Bệnh Alzheimer làm người bệnh quên ăn. Khi dùng
kháng sinh, người bệnh có thể thấy miệng đắng ngắt. Cùng với đó, thói quen ăn
nhiều cơm ít thức ăn của người Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn, là một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất ở nhiều
người cao tuổi. Bên cạnh dó, cơ thể người cao tuổi lại khó hấp thụ các vitamin,
nên việc bổ sung vitamin là điều cần thiết. Đặc biệt, với những người cao tuổi vừa
trải qua phẫu thuật hoặc gặp các bệnh nguy hiểm như ung bướu, tim mạch cần
hồi sức nhanh, nhu cầu bổ sung dưỡng chất lại càng trở nên cấp thiết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với người có tuổi, thừa 10% trọng lượng
tốt hơn là thiếu 10%. Vì thế, nếu gia đình bạn có người lớn tuổi, bạn nên đặc biệt
chú ý đến thực đơn của các bữa ăn, vì nhu cầu về dinh dưỡng của người già đặc
biệt hơn các thành viên khác trong gia đình.
Sàng lọc dinh dưỡng
Các chuyên gia của Hội dinh dưỡng Mỹ đã kết hợp với Viện hàn lâm Bác sĩ
Gia đình (tổ chức bác sĩ về chăm sóc sức khỏe ban đầu lớn nhất nước Mỹ), đã đề
ra những hướng dẫn thiết thực (còn ít được biết đến) về chế độ dinh dưỡng của

người có tuổi, liên quan tới các bệnh già trong đó chủ yếu là 8 bệnh mãn tính như
ung thư, sa sút trí tuệ, đái tháo đường, huyết áp cao, loãng xương Theo đó, thức
ăn của người già cần chứa nhiều vitamin khác nhau, các khoáng chất và chất xơ.
Chất xơ có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón ở tuổi già, ngoài ra chất xơ còn có
tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Chất xơ có trong trái cây, rau và ngũ
cốc.

Người già thường không hay quan tâm đến việc ăn hoa quả và rau. Nhiều
người trong số họ không có thói quen uống sữa, nguồn cung cấp chủ yếu canxi để
phòng ngừa bệnh loãng xương Tất cả những thói quen đó, kết hợp với khả năng
hấp thụ kém các chất của cơ thể người già dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu các loại
vitamin và khoáng chất khác nhau. Người già cần phải thường xuyên uống từ 2-3
cốc sữa mỗi ngày để phòng ngừa bệnh loãng xương. Tuy nhiên cần chú ý rằng, ở
người già, khả năng tiêu hóa sữa kém hơn, do vậy, nên uống làm nhiều lần mỗi
ngày.

Cùng với tuổi tác, hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn, cường độ trao
đổi chất trong cơ thể người lớn tuổi diễn ra chậm. Do vậy, thức ăn cần được chế
biến kỹ, tinh. Tránh ăn các thức ăn khó tiêu như đồ rán, thịt mỡ, sụn, gân, da, và
cổ cánh gia cầm Người lớn tuổi nên ăn làm nhiều bữa trong ngày. Có thể là 4
hoặc 5 bữa.

×