Trường: THCS Chánh An
Tổ: Hoá- Sinh- Thể dục.
Chuyên đề
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH QUA QUAN SÁT TRANH
I.LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Sinh học là một môn khoa học đi sâu nghiên cứu về thế giới sinh vật, nghiên cứu về
quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của sinh vật từ đơn bào đến đa bào, từ đơn
giản đến phức tạp.
Trong chương trình THCS, sinh học nghiên cứu sự vận động, phát triển của giới thực
vật và động vật.Hiện nay, giới thực vật và động vật vô cùng phong phú và đa dạng ở tất cả
các môi trường sống, với những người yêu thích môn sinh học thì họ luôn đặt ra câu hỏi: “
Vậy, sinh vật đã được sinh ra như thế nào, chúng tồn tại, vận động và phát triển ra sao?”.
Trên cơ sở đó để tiến hành các thực nghiệm nhằm giải thích sự vận động và phát
triển của sinh vật, giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để phát huy và
nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy học. Theo phương pháp dạy học mới” lấy học sinh
làm trung tâm” thì vấn đề phải làm sao cho học sinh tự học, tự nhận xét và phát hiện được
kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Một trong những cách để học sinh làm được
điều đó là giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy học nhằm
phát huy tính tích cực gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học và giúp cho học sinh
có thể phát biểu ý kiến của mình học hỏi lẫn nhau, từ tranh ảnh có thể tìm ra kiến thức cho
bản thân ; đồng thời rèn luyện cho học sinh kó năng quan sát, ứng xử, so sánh, tư duy,
nghiên cứu hình và tổng hợp kiến thức…Chính vì thế mà tổ Hoá- Sinh- Thể Dục quyết định
chọn chuyên đề “ Phát huy tính tích cực của học sinh qua quan sát tranh”, thể hiện cụ thể
qua hai bài:
- Sinh 7 : Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp (tuần 16)
- Sinh 8 : Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa (tuần 13)
II.NỘI DUNG:
Cho đến nay lí luận cũng như trong thực tiễn giảng dạy không giáo viên nào phủ nhận
vai trị quan trọng của tranh ảnh tài liệu trực quan..., đặc biệt là đối với bộ môn sinh học.
Việc sử dụng như thế nào cho có hiệu quả phát triển tư duy của học sinh phụ thuộc vaøo nhiều
yếu tố: nội dung, chất lượng bài dạy, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, đồ dùng dạy học, phương
pháp dạy, kĩ năng sử dụng...
Tranh ảnh trực quan được sử dụng tốt khi học sinh được trực tiếp quan sát tai nghe
mắt thấy và được trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng bài giúp học sinh dễ hiểu bài, dễ suy
luận , dễ nhớ , lâu quên , phát triển được năng lực quan sát , năng lực tư duy gây hứng thú
trong học tập...
Khi được xem tranh ảnh , kênh chữ, kênh hình học sinh có điều kiện được tư duy độc
lập chủ động tích cực tự giác tìm phát hiện kiến thức mới .
III. GIẢI PHÁP
1-Soạn :
- Giáo viên cho học sinh thấy được vai trò kiến thức của môn sinh học trong cuộc sống
của chúng ta.
- Xây dựng được kế hoạch bài dạy theo tinh thần đổi mới phương phaùp theo hướng tích
cực như việc tổ chức hoạt động của học sinh , xây dựng hệ thống câu hỏi mang tính tư duy ,
tạo kỹ năng quan sát kênh hình, kênh chữ học sinh tieáp thu được kiến thức mới .
2. Chuẩn bị bài giảng :
Giáo viên:
- Chuẩn bị đủ đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật … phục vụ cho tiết học .
- Giáo án phải thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò : Giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát kênh hình, kênh chữ giải thích tìm ra kiến thức mới .
- Giáo viên dặn doø học sinh ở tiết học trước (Ở phần dặn dò khâu chuẩn bị cho tiết học
sau ) : Xem trước nội dung bài học , soạn bài tìm hiểu trước kiến thức có liên quan bài học…
- Giáo viên nếu cần có thể chuẩn bị thêm các sơ đồ, bảng phụ , hệ thống caâu hỏi … phục
vụ cho tiết học .
Học sinh : Thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên dặn dò.
3. Tiến hành tiết học:
* Tổng quát :
a. Nội dung quan sát:
- Quan sát kênh hình, kênh chữ khám phá từng bước .
- Quan sát có chọn lọc .
- Hoàn chỉnh kiến thức.
b. Phương pháp :
- Chuẩn bị kỉ giáo án
- Học sinh quan sát kênh hình, kênh chữ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Quan sát khám phá kiến thức .
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến phát biểu.
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
* Chi tiết :
Bước 1 : Ổn định kiểm tra .
Bước 2 : Giới thiệu baøi mới .
Bước 3 : Giảng bài mới .
Giáo viên giới thiệu nêu vấn đề để học sinh quan sát kênh hình, kênh chữ tư duy tìm
ra kiến thức mỗi đề mục bài mà nội dung có liên quan theo trình tự :
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét , giải thích , kết luận các kiến thức vừa phát
hiện. Giáo viên cho học sinh nhận xét lẫn nhau chốt lại kiến thức đúng.
Mục đích bài học :
+ Kiến thức 1 : Gồm những nội dung naøo ?...
+ Kiến thức 2 : Gồm những nội dung naøo ?...
+ Kiến thức 3 : Gồm những nội dung naøo?...
Td : 1/ Sinh 7 : Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp ( Tuần 16)
Kiến thức 1 :Đặc điểm chung
Kiến thức 2 : Sự đa dạng của ngành chân khớp
Kiến thức 3 : Vai trò thực tiễn
2 / Sinh 8 : Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa (Tuần 13 )
Kiến thức 1 : Thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn
Kiến thức 2 : Các cơ quan tiêu hóa
* Kết luận : Cứ trình tự các hoạt động tiến hành như trên cho đến hết bài.
Bước 4 : Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại các kiến thức vừa phát hiện .
- Giáo viên cho học sinh các câu hỏi sgk hoặc câu hỏi đã chuận bị.
Bước 5 : Hướng dẫn về nhà
Giáo viên dặn dò học sinh về học thuộc bài, chuẩn bị bài mới- soạn bài.
Sinh 8:
+ Tìm hiểu ở nhà về sự tiêu hóa ở khoang miệng (Kẻ sẵn bảng sgk)
+ Tìm hiểu hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ
dày
Sinh 7:
+ Học bài, trả lời câu hỏi sgk
+ Vận dụng kiến thức vào thực tế để xác định các ngành thuộc loài chân khớp
+ Chuẩn bị bài mới: “Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá
chép”
Đọc trước bài 31 “Cá chép” trong sgk
Mỗi nhóm mang theo 1 con cá chép còn sống bỏ vào chậu nước.
IV. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số ý kiến chúng tôi xin trình bày nhằm phát huy hiệu quả của
chuyên đề, tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp dạy học mới mà bộ giáo
dục đề ra. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với kinh nghiệm còn non trẻ cho nên trong
bài viết và trong tiết dạy sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong quý đồng nghiệp
đóng góp ý kiến xây dựng thêm để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn !
Chánh An, ngày 30 tháng 09 năm 2013
Người viết
Võ Thị Ngọc Tuyết