Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty nhiệt điện uông bí.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.25 KB, 58 trang )

Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết điện năng có một vị trí vô cùng quan trọng đối với
đời sống của con người. Có thể nói phát minh ra điện năng là một phát minh
vĩ đại nó đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Từ khi có điện cuộc
sống của con người được cải thiện và phát triển vượt bậc. Điện năng là nhu
cầu tất yếu trong đời sống sinh hoạt và là tiền đề cho sản xuất. Đặc biệt trong
thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và đời sống của con người ngày càng
được nâng cao thì nhu cầu về điện ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây Đảng và Chính Phủ đã có rất nhiều các dự án
đầu tư xây dựng, nâng cấp các nhà máy sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu
điện dung cho sản xuất và sinh hoạt. Đó đều là các công trình trọng điểm như:
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy thuỷ điện Sơn La, Nhà máy nhiệt
điện Uông Bí, Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà máy nhiệt điện Phả
Lại…
Là một sinh viên khoa kế toán, với mong muốn được tìm hiểu về quy
trình sản xuất, công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm đặc biệt này, em đã xin được thực tập ở Công ty Nhiệt điện Uông Bí.
Chỉ trong thời gian 6 tuần thực tập nhưng em cũng đã được tìm hiểu
được rất nhiều điều về quy trình sản xuất cũng như công tác kế toán tại Công
ty. Bằng những kiến thức đã học trong quá trình học tập tại trường, quá trình
tìm hiểu thực tế tại đơn vị thực tập, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
của Cô giáo: Đặng Thị Thuý Hằng, Ban giám đốc và các anh chị trong Công
ty Nhiệt điện Uông Bí đã giúp em hoàn thành bài báo cáo của mình. Dưới
đây là Bài báo cáo thực tập của em trong thời gian thực tập tổng hợp tại Công
ty. Do mới tiếp xúc với công việc thực tế, thời gian thực tập có hạn, nhận thức
và khả năng nghiên cứu vấn đề còn hạn chế nên nội dung báo cáo thực tập
của em không tránh khỏi những sai sót.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 1
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, bổ xung của các thầy giáo, cô


giáo và các anh chị trong phòng kế toán Công ty Nhiệt điện Uông Bí, để bài
viết của em được đầy đủ, toàn diện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Bùi Thị Ánh Tuyết
NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP
Ngoài phần Lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính:
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
PHẦN II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
PHẦN III
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN Ở
CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 2
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN
UÔNG BI.
1.1.1: Giới thiệu chung về Công ty Nhiệt Điện Uông Bí
Công ty Nhiệt điện Uông Bí tiền thân là Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí.
Căn cứ theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BCN ngày 30/03/2005 về việc
chuyển Nhà máy nhiệt điện Uông Bí thành công ty thành viên hạch toán độc
lập thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tên gọi bằng tiếng Việt: CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
Tên gọi bằng tiếng anh: UONG BI THERMAL POWER COMPANY
Tên viết tắt: UBTPC
Giám đốc Công ty: Ông Lê Kế Bá
Địa chỉ: Phường Quang Trung - Thị xã Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333 854284 ; FAX: 033 854181
Email: Uongbi_ nmd @ evn.com.vn
Số ĐKKD: 22.06.000008 cấp ngày 11 tháng 05 năm 2005 do Sở Kế
họach và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.
Tài khoản số: 102010000225115 Ngân hàng Công thương Uông Bí.
Diện tích đất đang quản lý: 407.665,8 m
2
Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh: 391.950,3 m
2
Công ty Nhiệt điện Uông Bí có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ
hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu, được mở tài khoản và quan
hệ tín dụng với ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 3
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Nhiệt điện Uông Bí.
Cách đây 45 năm, đúng vào dịp kỷ niệm 71 năm Ngày sinh của Bác Hồ,
19-5- 1961, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí(nay là Công ty Nhiệt điện Uông Bí)
đã khởi công xây dựng với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ). Nhà
máy Nhiệt điện Uông Bí được xây dựng trên tổng diện tích sử dụng 399.582,5
m
2
tại phường Quang Trung và Phường Trưng Vương thị xã Uông Bí.Ngày
2-2-1965, trong dịp về thăm và chúc tết nhân dân Quảng Ninh, Bác Hồ đã đến
thăm Nhà máy. Bác đã căn dặn CBCNV Nhà máy: “ Các cô, các chú hãy ra
sức làm cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ..”

Thực hiện lời Bác dạy, gần 50 năm qua, CBCNV Nhà máy hăng hái thi
đua lao động sản xuất đạt nhiều thành tích trong chiên đấu, xây dựng...
Vững tay súng, chắc tay búa
Lúc Nhà máy mới xây dựng có 4 lò hơi với 4 tổ máy, tổng công suất
48MW. Khánh thành và đưa vào sản xuất chưa lâu, CBCNV Nhà máy đã phải
gồng mình chống trả những trận ném bom ác liệt của máy bay Mỹ. Trong suốt
năm chiến tranh (1964-1972), Nhà máy đã bị oanh tạc 79 trận, với gần 2.000
quả bom các loại nhằm triệt phá nguồn điện chủ lực của miền Bắc lúc bấy
giờ. Không quản ngại hy sinh gian khổ, CBCNV Nhà máy vẫn chắc tay súng,
bám máy bám lò, bảo vệ, giữ vững nguồn điện phục vụ cho sản xuất và chiến
đấu. Ngày 2-2-1965, trong lần về thăm và chúc Tết nhân dân tỉnh Quảng
Ninh, Bác Hồ đã đến thăm Nhà máy. Bác đã khen ngợi thành tích của
CBCNV và các chuyên gia Liên Xô đang xây dựng và vận hành Nhà máy.
Bác nhắc nhở Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí và Mỏ Than Vàng Danh đều là
những xí nghiệp to và hiện đại nhất của nước ta. Than và điện rất cần cho sản
xuất công nghiệp và nông nghiệp, các cô, các chú hãy ra sức làm cho nhiều,
nhanh, tốt, rẻ..... Thực hiện lời dạy của Bác, CBCNV nhà máy đã có nhiều
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 4
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
phong trào thi đua như: Ba điểm cao, năng suất, chất lượng và tiết kiệm, làm
thêm giờ, nhận thêm việc trên tinh thẩn Giặc đánh ngày ta làm đêm, giặc
đánh ta phụchồi. Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt...Nhà
máy khi bị ném bom sập ống khói cao 45m, đã có sáng kiến làm ống khói
ngầm dài 200m, nhả khói vào một ngôi nhà cũ nát để che mắt giặc. Năm
1965, Nhà máy đã sản xuất được 199 triệu KWH, gần gấp đồi năm 1964.
Trong suốt những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,
CBCN Nhà máy đã kiên cường bám trụ, vừa chiến đấu vừa sản xuất. CBCNV
Nhà máy đã đào đắp 650m giao thông hào, lắp đặt 26 cầu trượt và dây tụt, 28
hệ thống chuông báo động, hàng nghìn hầm cá nhân và hầm kiên cố tháo dỡ
4.550 tấn thiết bị các loại sơ tán tại 6 khu vực... Dù chiến tranh ác liệt, nhưng

Nhà máy vẫn giữ dòng điện ổn định phục vụ cho kinh tế và quốc phòng, sản
lượng điện năm nào cũng tăng từ 4,2% đến 37,7% với tổng sản lượng trên 1
tỷ KWH. Vừa khôi phục máy móc bị bom hư hỏng nặng nề đợt I, II, vừa xây
dựng đợt III, IV, đến năm 1973, Nhà máy đã hoàn thành lắp đặt, nâng tổng
công suất lên 153 MW phục vụ cho công cuộc khôi phục và xây dựng đất
Năng động sáng tạo trong thời kỳ đổi mới
Thực hiện lời Bác dạy, trong những năm đổi mới, gần 1600 CBCNV
Nhà máy đã năng động sáng tạo trong công tác để bảo đảm sản lượng điện ổn
định, năm sau cao hơn năm trước. Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí sản xuất theo
công nghệ nhiệt điện đốt than; thiết bị được chế tạo tại Liên Xô (cũ) vào
những năm 50, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió biển, nên
bị ăn mòn nhanh. Trong những năm 90, đã có nhiều ý kiến nên bỏ Nhà máy
Nhiệt điện Uông Bí để xây dựng nhà máy khác ở phía Nam. Nhưng với quyết
tâm cao, đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Nhà máy cùng với Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu và bảo vệ thành công đề tài khoa học
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 5
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Phòng mòn. Sau hai năm áp dụng, Nhà máy đã trở lại hoạt động bình thường.
Ban lãnh đạo Nhà máy cùng với đội ngũ kỹ thuật đã áp dụng nhiều giải pháp
khoa học nâng cao hiệu quả vận hành của lò, máy, hệ thống thiết bị, kéo dài
chu kỳ vận hành lên từ 3 - 4 tháng đối với lò và trên 6 tháng đối với máy.
Trước năm 1995, trung bình một tổ lò máy chỉ vận hành được 3.000 đến
3.500 giờ/năm, nay nâng lên trên 7.000 giờ/năm và máy vận hành ổn định
8.000 giờ/năm đem lại hiệu quả kinh tế cao tiết kiệm nhiên liệu và giảm nhiều
chi phí khác... Nhà máy cũng hết sức quan tâm đến công tác môi trường, giải
quyết ô nhiễm khói bụi của lò máy, bằng cách đầu tư hàng chục tỷ đồng để
lắp đặt và vận hành hệ thống lọc bụi tĩnh điện cho tổ lò 7-8 máy 6 vào năm
2004 và tổ lò 5-6 máy 5 vào năm 2005. Tại các vị trí có nhiều bụi than độc
hại, độ rung, độ ồn cao, nhà máy đã đưa vào sử dụng máy lọc bụi, cửa cách
âm, hệ thống cây xanh, thảm cỏ đảm bảo sức khỏe cho người lao động và môi

trường xung quanh.
Do yêu cầu về Điện của đất nước trong thời kỳ đổi mới vừa qua, ngày
10/10/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 994/QĐ – TTG “ Phê
duyệt đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng” với công suất
300 Mwh và ngày 26/05/2002 đồng chí Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
về dự lễ khởi công xây dựng nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành trong thời kỳ đổi mới Bộ
trưởng Bộ Công Nghiệp đã ra Quyết định số 15/2005/QĐ-BCN ngày
30/03/2005 về việcchuyển Nhà máy nhiệt điện Uông Bí thành công ty Nhiệt
điện Uông Bí, thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt
Nam( Nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam).
Cùng với việc sản xuất, xây dựng Nhà máy mở rộng với sự quản lý theo
cơ chế mới trong những năm vừa qua Nhà máy đã luôn hoàn thành vượt chỉ
tiêu được giao, hoà vào mạng lưới điện quốc gia hàng tỷ KWh điện, góp phần
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 6
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
không nhỏ vào việc cung ứng điện cho khu kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh. Năm 2007 Công ty đã sản xuất được 538 triệu KWh,
vượt mức sản lượng điện được giao, năm 2009 Công ty không những hoàn
thành kế hoạch trước 2 tháng 10 ngày mà còn đạt 128% kế hoạch Tập đoàn
giao ( sản xuất được 742 triệu KWh), góp phần vào công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những thành tích đã đạt được trong lao động
sản xuất và trong chiến đấu. Tập thể cán bộ công nhân viên chức Công ty
Nhiệt điện Uông Bí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 7 Huân chương
các loại, trong đó có 1 Huân chương Độc lập hạng nhì, 5 Huân chương Lao
động, 10 cờ thưởng thi đua. Nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương
Lao động, Huân chương Chiến công, Huân Huy chương chống Mỹ cứu nước
và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đối với cán bộ và công nhân, viên chức
Công ty Nhiệt điện Uông Bí vinh dự lớn nhất là được Đảng và Nhà nước 2
lần phong tặng danh hiệu Anh Hùng: Anh hùng lao động và Anh hùng lực

lượng vũ trang nhân dân.
1.2: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY
NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
1.2.1: Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Nhiệt điện Uông Bí.
Từ khi ngành điện phát triển, nhiều nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện có
công suất lớn ra đời, Công ty nhiệt điện Uông Bí sản xuất góp phần cung cấp
điện cho hệ thống lới điện Quốc gia, góp phần cùng với EVN giải quyết việc
thiếu điện nghiêm trọng đặc biệt trong các đợt nắng nóng. Nhiệm vụ của
Công ty Nhiệt điện Uông Bí là sản xuất và cung cấp điện hoà vào mạng lưới
điện Quốc gia để cung cấp điện cho đất nước theo chỉ tiêu do EVN giao trong
từng giai đoạn, thời kỳ. Bên cạnh việc sản xuất điện, Công ty còn tiến hành
các hoạt động sảm xuất kinh doanh về xây lắp điện, thực hiện việc cung cấp
dịch vụ hành hoá… để thu thêm lợi nhuận.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 7
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Ngành nghề kinh doanh của Công ty được quy định một cách cụ thể:
(Trích từ điều 2 Quyết định 15/QĐ – BCN ngày 30/03 năm 2005 về việc
chuyển Nhà máy nhiệt điện Uông Bí thành công ty Nhiệt điện Uông Bí, thành
viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Nay là Tập
đoàn điện lực Việt Nam).
- Sản xuất, kinh doanh điện năng;
- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các thiết bị điện, các
công trình Nhiệt điện, công trình kiến trúc của Nhà máy điện
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng
và sửa chữa thiết bị của Nhà máy điện;
- Mua bán, xuất, nhập vật tư thiết bị;
- Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám
sát thi công xây lắp;
- Thi công xây lắp các công trình điện;
- Sản xuất kinh doanh than;

- Sản xuất cột điện, bị thép, tấm lót máy nghiền than, sản phẩm bê tông li
tâm, vật liệu bảo ôn cách điện;
- Kinh doanh các nghành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1.2.2. Đăc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Nhiệt Điện
Uông Bí.
Công ty nhiệt điện Uông Bí hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh điện năng - một ngành kinh doanh độc quyền, qua nhiều năm xây
dựng, hoạt động và phát triển, Công ty đã xây dựng một bộ máy hoạt động có
hiệu quả với đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao về
nghiệp vụ chuyên môn có bề dày kinh nghiệm trong quá trình hoạt động Công
ty nhiệt điện Uông Bí đã gặp những khó khăn thuận lợi sau
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 8
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
* Thuận lợi:
- Với hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có cơ sở hạ tầng
vật chất tương đối đầy đủ và đạt chất lượng, đó là một điều kiện thuận lợi để
phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng cao.
- Công ty nhiệt điện Uông Bí hoạt động trong lĩnh vực độc quyền do đó
Công ty có ưu thế về thị trường tiêu thụ , giá cả nguyên vật liệu đầu vào được
ưu đãi, các chính sách về vốn được ưu đãi…
- Hiện tại do cầu đang lớn hơn cung rất nhiều nên Công ty không gặp
phải sự cạnh tranh. Điều kiện sản xuất của Công ty cho phép Công ty sản xuất
được bao nhiêu, Công ty tiêu thụ hết bấy nhiêu. Công ty không phải gặp khó
khăn trong các vấn đề tìm bạn hàng, khai thác thị trường.
Công ty nhiệt điện Uông Bí nằm trong lòng trung tâm thị xã Uông Bí với
vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Thị xã Uông Bí nằm ở trung tâm tam giác kinh
tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với diện tích 253 Km
2
, nguồn lao động
dồi dào, số dân 151.072 người ( tháng 6 năm 2009). Lao động có chất lượng

cao, cùng với nguồn nhân lực của các huyện, thị xã khác trong tỉnh Quảng
Ninh cũng như các tỉnh lân cận: Hải Phòng, Hải Dương… đã đáp ứng nguồn
nhân lực cho sản xuất kinh doanh trong đia bàn nói chung và cho Công ty
nhiệt điện Uông Bí nói riêng. Thị xã Uông Bí nằm trên quốc lộ 10, quốc lộ
18A cùng với giao thông đường thuỷ, đường sắt là đầu mối giao thông quan
trọng của vùng Đông Bắc nên thuân tiện cho việc giao thông,liên lạc, vận
chuyển phục vụ cho sản xuất.
Công ty nhiệt điện Uông Bí nằm trên địa bàn có nhiều Công ty than cung
cấp than như: Công ty than Vàng Danh, Công ty than Uông Bí, Công ty than
Hồng Thái…. Chính vì thế nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của Công ty
luôn được đảm bảo ổn định và dư thừa.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 9
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Nhìn chung Công ty Nhiệt điện Uông Bí có điều kiện vô cùng thuận lợi
cho sản xuất kinh doanh cả về vị trí địa lý,hệ thống giao thông, nguồn nhân
lực, các yếu tố nguyên liệu đầu vào….
* Khó khăn:
- Trong Công ty nhiệt điện, than là nguyên liệu chính chiếm tới 50%
60% giá thành, do dây chuyền trang thiết bị cũ nên suất hao than của Công ty
cao khiến giá thành sản phẩm cao.
- Tuy nằm trong khu vực có rất nhiều mỏ cung cấp than, lượng than cung
cấp luôn ổn định nhưng do việc mua than là hợp đồng nguyên tắc được ký kết
giữa EVN và tập đoàn than Việt Nam nên chất lượng đầu vào bị bạn chế, việc
tìm nguồn đầu vào có chất lượng tốt hơn của Công ty rất khó.
Hơn nữa, Công ty nhiệt điện Uông Bí là một công ty hoạt động trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng, là điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển, nên
chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phía Nhà nước về chiến lược kinh doanh, về giá
cả…Trong bối cảnh phảt triển kinh tế như hiện nay, với sức ép từ nhiều phía,
các công ty khác yêu cầu phá bỏ độc quyền trong ngành điện, Nhà nước yêu
cầu làm ăn có lãi và cung cấp nguồn điện an toàn với giá cả phải chăng, người

tiêu dùng yêu cầu giảm giá, thêm vào đó Công ty đang chuyển hướng hoạt
động sang Công ty cổ phần theo định hướng của EVN. Trước mắt chuyển
sang loai hình Công ty TNHH 1 thành viên. Chính vì vậy, trong thời gian tới
Công ty sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách không nhỏ.
Nhìn chung, các thuận lợi cũng như khó khăn trên đã ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua cán
bộ, công nhân viên Công ty luôn lao động, phấn đấu không ngừng, khắc phục
mọi khó khăn và luôn hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất do Nhà nước và
EVN giao.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 10
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
1.2.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Nhà máy Nhiệt
Điện Uông Bí.
Công ty Nhiệt điện Uông Bí với dây chuyền công nghệ sản xuất có đặc
tính kỹ thuật cao và phức tạp, yêu cầu độ chuẩn xác an toàn cao, vì vậy sản
lượng điện và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kỹ
thuật, an toàn của các máy móc trong khi vận hành.
Để sản xuất điện Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng
nhiên liệu, phân xưởng lò máy, phân xưởng điện - kiểm nhiệt, phân xưởng
hoá. Các phân xưởng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình sản
xuất hợp thành một dây chuyền khép kín thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối
cùng sản xuất ra sản phẩm điện năng.
Dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty là liên tục, khép kín: Than
từ kho than khô được vận chuyển qua hệ thống băng tải ngang, băng xiên đưa
vào kho than nguyên đưa cào nhà máy nghiền, tại đây tan được nghiền thành
bột qua quạt tải bột đưa lên kho than bột, nhờ hệ thống máy cấp nhiên liệu và
gió đưa vào lò đốt.
Không khí qua quạt gió và bộ sấy không khí đưa vào lò để đốt trước đó
được sấy làm tăng nhiệt độ của than bột khi vào lò bắt lửa cháy ngay.
Nước đã xử lý hoá học đi qua bộ phận hâm nước, cung cấp vào bao hơi,

nước trong lò được đun nóng bốc hơi qua phản ứng cháy hơi nước được sấy
khô tới 535
o
C đưa sang máy tua bin kéo máy phát điện sản xuất ra điện.
Khi máy phát ra điện nhờ có máy kích thích từ dòng điện một chiều
thành dòng điện xoay chiều qua biến thế điện năng được tăng lên 220KV,110
KV, 35 KV, 6.3 KV chuyền tải trên hệ thống hoà với lưới điện quốc gia. Sau
khi nhiên liệu cháy tạo ra xỉ tro được làm lạnh qua nước và đập nát cho xuống
mương thải xỉ dùng bơm tống đẩy, bơm thải hút đưa xỉ trong ống ra hồ chứa
xỉ.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 11
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Lò cháy sinh ra khói được đưa qua bộ hâm nước, bộ xấy không khí để
tận dụng sấy nâng nhiệt độ không khí và nước trước khi vào lò, rồi được quạt
khói đưa vào bình ngưng, tại đây hơi nước được ngưng tụ thành nước nhờ hệ
thống làm lạnh của nước tuần hoàn bơm từ sông Uông lên, còn lượng rất nhỏ
được xả ra ngoài trời.
Sau đó, nước được bơm ngưng tụ qua bình gia nhiệt hạ áp và đưa vào
khử khí ôxy, rồi đưa qua bơm tiếp nước cung cấp lại cho lò hơi, cũng còn
trích một phần hơi nước ở tuabin để được gia nhiệt cao, bộ khử khí và gia
nhiệt hạ áp với mục đích tận dụng nhiệt độ của hơi sau khi phát công suất
(quá trình cung cấp nước để vận hành lò hơi là do bơm tiếp nước lấy nước từ
bộ khử khí).
Sản phẩm làm ra đến đâu phải tiêu thụ ngay đến đó (do tính chất công
nghệ) không có sản phẩm dở dang, cũng không có sản phẩm dự trữ tồn kho.
Việc sản xuất điện năng đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao, an toàn. Việc bảo
toàn vốn của Nhà nước được đặt lên hàng đầu. Công ty nhiệt điện Uông Bí
với dây truyền công nghệ sản xuất có đặc tính kỹ thuật cao và phức tạp yêu
cầu độ chuẩn xác, an toàn cao. Vì vậy, sản lượng điện và chất lượng sản phẩm
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kỹ thuật, an toàn của máy móc, trong khi

vận hành. Để sản xuất điện Công ty tổ chức nhiều bộ phận PX và mỗi bộ phận
này có nhiệm vụ chức năng riêng, đảm bảo kỹ thuật cao, phương thức chặt
chẽ, chính xác nghiêm ngặt về quy trình, quy phạm, luật định về công nghệ
sản xuất của dây chuyền như trong.(Sơ đồ 1.1 quy trình sản xuất điện; trang
13 ). ( Nguồn: Trích sơ đồ quy trình sản xuất điện của Công ty Nhiệt Điện
Uông Bí )
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 12
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất điện năng
Công ty Nhiệt điện Uông bí_110MW

Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 13
Hồ nước
ngọt
Nhà xử lý
BZ
K
Máy
Kho than
Kho
than
Hồ
thải xỉ
Kho than chính
Cấp
than
nguyên
Băng
Băng xiên
Quạt

tải
bột
Quạt
Không
khí
Hệ thống
cấp nhiên
Bộ hâm
Bộ
sấy
không
khí

Mương thải
Trạm thải
Gia
nhiệt
~
~
Máy
Máy
phát
Hệ
thống
điện
Tống
Trạm
bơm
Bơm ngưng
Bình

ngưng
Bộ
khử
ống
khó
Quạt
Bơm
tiếp
nước
Gia
nhiệt
Suối nước
Sông Uông
Tua-bin
Khử bụi
tĩnh điện
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Công ty nhiệt điện Uông Bí là công ty điện sản xuất sản phẩm chính là
điện năng, nhiên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất là than, dầu và nước
với công nghệ sản xuất liên tục, khép kín, có đặc tính kỹ thuật cao và phức
tạp, yêu cầu độ chính xác, an toàn cao. Tuy nhiên dây truyền, thiết bị sản xuất
chính của Công ty do Liên Xô cũ để lại. Sau nhiều năm vận hành khai thác
liên tục nên đều đã quá cũ và lạc hậu khiến cho khả năng sản xuất điện của
Công ty giảm xuống. Quá trình sản xuất điện năng là một chu trình công nghệ
khép kín và liên tục. Sản xuất và hoà vào hệ thống điện quốc gia, tức là thông
qua lưới địên phân phối đưa đến các hộ tiêu dùng, không có sản phẩm điện
tồn kho.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH
CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Nhiệt điện Uông Bí.

Do đặc điểm và tính chất ngành nghề nên Nhà máy tổ chức bộ máy
quản lý theo hình thức tập trung tại Phường Quang Trung thị xã Uông Bí.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách
pháp nhân độc lập.
Sơ đồ tổ chức bộ máy. (Theo sơ đồ số: 1.2; trang 15)(Nguồn trích từ
tài liệu giới thiệu Bộ máy Công ty Nhiệt điện Uông Bí).
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 14
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9
Sơ đồ 1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY NHIỆT
ĐIỆN UÔNG BÍ.
Phó GĐ
phụ trách
nhà máy
300MW1
GIÁM ĐỐC
Phó giám
đốc Kỹ
thuật
Phó giám
đốc phụ
trách NM
330MW2
Trưởng ca
Trưởng ca
Phân xưởng
sản xuất vật
liệu xây
dựng và
dịch vụ

P.KT
NM MR2
P.Tổng hợp
CBSX
Phân xưởng
vận hành
Phân xưởng
tự động
- ĐK
Phân xưởng
Nhiên liệu
Phân xưởng

Phân xưởng
Điện -
Kiểm nhiệt
Phân xưởng
Hoá
Phân xưởng
Cơ Nhiệt
Phòng Kỹ
thuật
Phòng tổ
chức LĐ
Văn phòng
Phòng kế
hoạch
Phòng vật

Phòng

TC - KT
Phòng Bảo
vệ
P.Kỹ thuật
giám sát
NM MR 2
15
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Sau đây chỉ một số nhiệm vụ chủ yếu của các cá nhân, đơn vị trong
Công ty, quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng cụ thể của từng người, từng đơn
vị được hoạt động theo Quy chế quy định tạm thời về chức năng nhiệm vụ
của các phòng, ban, phân xưởng…
+ Giám đốc Công ty: Là người chịu trách nhiệm trước EVN và Nhà
nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, kỹ thuật, tài chính của Công ty,
quyền lợi của người lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật và có quyền
hạn cao nhất trong Công ty.
+ Các phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc phụ trách theo từng công
việc trong công tác vận hành, sửa chữa bảo đảm sản xuất ổn định cho mọi
hoạt động, quản lý vật tư, máy móc thiết bị và phân công trực tiếp sản xuất.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc EVN về phần việc được giao.
+ Văn phòng Công ty: Quản lý các thiết bị văn phòng, văn thư lưu trữ,
đảm bảo bí mật hồ sơ kỹ thuật an toàn, trang trí nội thất, đánh máy, nhận và
chuyển công văn tài liệu, báo chí, điều hành và quản lý xe con, xe ca. Chăm
lo đời sống vật chất và sức khoẻ cho công nhân viên và con cán bộ công nhân
viên nhà máy.
+ Phòng kế hoạch: Chức năng tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch sản
xuất kinh doanh, công tác SCL hàng năm, lập kế hoạch năm tiếp theo và
phương hướng phát triển sản xuất, lập khối lượng kế hoạch báo cáo trình
duyệt Tổng công ty, trình báo cho Giám đốc.
+ Phòng Tổ chức lao động: Có nhiệm vụ chủ yếu tham mưu cho Giám

đốc về công tác tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, xây
dựng kế hoạch lao động, kế hoach bảo hộ lao động bảo hiểm xã hội, nâng
lương, nâng bậc hàng năm , chế độ phân quỹ tiền lương, lắp duyệt định mức
cho các công trình sửa chữa nhỏ, vừa và lớn.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 16
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
+ Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ theo dõi sản lượng điện phát ra hàng
ngày và tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của từng ngày, từng tháng, từng
năm. Lập các phương thức vận hành, sửa chữa trình Phó giám đốc kỹ thuật
sản xuất duyệt để áp dụng, tìm biện pháp nâng cao hiệu suất của thiết bị, giảm
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Biên soạn, sửa, kiểm tra các quy trình an toàn
trong Công ty. Báo cáo Giám đốc những sự cố mất an toàn của thiết bị máy
móc. Đề ra phương hướng, lập kế hoạch giải quyết theo đúng quy trình, quy
phạm an toàn…
+ Phòng Tài chính - Kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công
tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán.Quản lý các nguồn vốn, chỉ tiêu lỗ,
lãi, nợ, các số liệu về kế toán tài chính, quyết toán, kiểm toán, kiểm kê tài sản
hàng năm thưo quy định của Nhà nước. Kiểm tra các hoạt động tài chính hàng
năm, làm các thủ tục về thanh lý, quản lý tiền mặt, điều phối giữa các đơn vị
bảo toàn vốn và quay vòng vốn.
+ Phòng vật tư: Mua sắm vật tư theo kế hoạch hàng năm cung cấp các
vật tư thiết bị, máy móc cho công tác sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn, bảo quản
các vật tư, vật liệu trong kho sự phòng theo kế hoạch. Nhiệm vụ quản lý các
xe ô tô vận tải, xe cẩu ô tô đảm bảo phương tiện vận chuyển bốc dỡ và cấp
phát vật tư phục vụ cho các đơn vị trong Công ty.
+ Phòng Bảo vệ: Có nhiệm vụ ngày đêm canh gác tuần tra bảo vệ an
toàn Công ty, chỉ huy đội phòng chữa cháy tham gia xử lý sự cố khi cần thiết.
+ Trưởng ca: Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty
điều hành 5 ca vận hành, sản xuất trong ca ổn định, lập phương thức chi tiết
và xử lý những sự cố trong ca của mình.

+ Phân xưởng Nhiên liệu: Là đơn vị đầu tiên của dây truyền sản xuất,
có nhiệm vụ vận chuyển cung cấp than liên tục bằng các thiết bị băng tải
xiên, ngang qua hệ thống chế biến than để vào lò hơi.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 17
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
+ Phân xưởng Lò: Có vai trò quan trọng trong dây truyền, nhiệm vụ là
vận hành lò – máy ổn định, an toàn và sử dụng tốt nhiên liệu đạt ở mức thấp
nhất (nhất là dầu đốt lò) sửa chữa những khiếm khuyết nhỏ để lò vận hành tốt
và cung cấp đủ hơi nước cho tua bin. Quản lý các thiết bị thuộc hệ thống phục
vụ các tua bin hơi nước có nhiệm vụ tiếp nhận hơi của lò đi qua tua bin để
quay tua bin sản xuất ra điện năng.
+ Phân xưởng Điện - Kiểm nhiệt: Bảo đảm các thiết bị điện vận hành
phát điện lên lưới, phục vụ cho việc vận hành lò, máy và điện ánh sáng cho
làm việc, nhà kho bến bãi, thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị về điện và quản
lý thông tin điện thoại trong nội bộ và ngoài Công ty. Có nhiệm vụ kiểm tra
chất lượng của thiết bị đo lường phục vụ vận hành và đảm bảo cho vận hành
lò, máy được an toàn.
+ Phân xưởng Hoá: Có nhiệm vụ phân tích xử lý cung cấp nước, hơi
sạch cho lò, máy, kiểm tra chất lượng than trước khi đưa vào lò vận hành
thông qua việc lấy mẫu, phân tích thí nghiệm về hoá học nhằm bảo đảm đúng
thông số kỹ thuật cho lọc máy vận hành an toàn liên tục kinh tế.
+ Phân xưởng Cơ nhiệt: Quản lý vận hành các loại máy công cụ, gia
công chế tạo các vật tư, thiết bị đơn giản phục vụ cho công tác sửa chữa của
Công ty. Sửa chữa và xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản như bảo ôn
thiết bị nhiệt. Gia công chế tạo các vật liệu xây dựng, vật liệu bảo ôn, lò hơi
cung cấp cho Công ty tham gia đại tu sửa chữa thiết bị lò máy.
+ Phân xưởng sản xuất vật liệu và dịch vụ: là phòng kinh doanh hạch
toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất bi thép, quản lý khai thác Hồ thải xỉ. Giải
quyết việc làm cho số công nhân dôi dư của sản xuất chính.
+ Phòng tổng hợp CBSX: Chịu trách nhiệm các công tác chuẩn bị cho

sản xuất để quá trình sản xuất luôn được đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch,
đáp ứng kịp thời các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất của Công ty.
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 18
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
+ Phân xưởng Vận hành: Chịu trách nhiệm về công tác vận hành máy
móc thiết bị, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong khâu vận hành máy.
+ Phân xưởng Tự động - Điều khiển: Chịu trách nhiệm về hệ thống
máy móc tự động của Nhà máy. Giải quyết các vấn đề lien quan hệ thống máy
tự động.
+ Các Phòng Kỹ thuật và giám sát kỹ thuật NMMR2: Chịu trách nhiệm
về công tác thiết kế, lựa chọn thiết kế và giám sát kỹ thuật trong quá trình xây
dựng cơ sở vật chất và lắp đặt máy móc thiết bị cho Nhà máy mở rộng 2.
1.4 .TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
UÔNG BÍ.
Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc
EVN, vốn sản xuất của Nhà máy chủ yếu là do Nhà nước cấp và vốn tự bổ
sung của EVN.
- Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây( Bảng 1.1 ;Trang 20 )
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của Công ty
Nhiệt điện Uông Bí năm 2007; 2008; 2009)
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 19
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Bảng 1.1: MỘT SỐ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng tài sản 414.800.653.182 214.223.562.726 515.388.192.225
Tài sản ngắn hạn 71.735.165.447 116.419.189.218 97.162.259.541
Tài sản dài hạn 70.065.487.736 97.804.373.508 418.225.932.683
Nguồn vốn chủ sở hữu 80.009.228.646 86.871.828.426 62.528.393.811
Nợ phải thu 17.908.085.416 59.018.204.280 90.382.551.528

Nợ phải trả 566.523.209 127.352.280.300 452.859.798.413
Tổng sản lượng điện
(triệu KWH)
538 580 742
Tổng doanh thu 271.287.991.240 332.451.387.319 341.595.926.061
Lợi nhuận trước thuế 477.941.450 11.787.146.371 14.112.911.854
Nộp ngân sách NN 143.382.435 3.536.143.911 4.233.873.555
Lao động (người) 1.266 1.350 1.472
Thu nhập
đồng/người/tháng)
3.760.000 4.570.00 5.900.000
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 20
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Từ bảng chỉ tiêu kết quả kinh doanh một số năm gần đây;
( Bảng 1. 1 Trang 20) ta thấy:
- Tổng tài sản: Năm 2008 tổng tài sản của Công ty là 214.233.562.726 đ
giảm 200.577.090.456 đ so với năm 2007. Nguyên nhân phần lớn là do máy
móc thiết bị của Công ty đã quá cũ nát, hư hỏng, mất giá trị. Tuy nhiên được
sự quan tâm của Nhà nước và của EVN đã quyết định nâng cấp và mở rộng
Công ty. Do hoàn thành bàn giao Nhà máy nhiệt điện 2 cùng nhiều trang thiết
bị mới đã làm tổng tài sản của Công ty tăng lên đạt 515.388.192.225 đ.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng hơn 6 tỷ
đồng đây chủ yếu là sự gia tăng do lợi nhuận của của công ty để lại. Năm
2009 vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ còn 62.528.393.811 đ. Nguyên nhân là
do trong quá trình xây dựng, mở rộng Công ty đã phải huy động vốn vay Nợ
để hoàn thành công trình. Vì thế tuy tổng Nguồn vốn tăng lên đến
515.388.192.225 đ nhưng Nợ phải trả lên đến 452.859.798.413 đ chủ yếu là
nợ dài hạn.
- Về sản lượng sản xuất: Năm 2008 Công ty nhiệt điện Uông Bí đã sản
xuất được 580 triệu KWh tăng 42 triệu KWh so với năm 2007. Năm 2009

Công ty đã vượt kế hoạch trước 2 tháng 10 ngày và đạt 128% so với năm
2008, sản lượng năm 2009 là 742 triệu KWh.
- Về doanh thu: Các năm sau đều cao hơn năm trước do Công ty đẩy
mạnh đầu tư tăng sản lượng điện sản xuất ra và giá bán điện cũng được Bộ tài
chính nâng lên trong các năm gần đây làm cho doanh thu tăng. Cụ thể năm
2008 doanh thu tăng 61.163.396.079 đ so với năm 2007 và đạt 122.54%.
Doanh thu năm 2009 tăng 9.144.538.742 đ so với năm 2008 và đạt 102.75%.
- Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế các năm sau cũng đều
cao hơn năm trước. Năm 2008 lợi nhuận tăng 11.309.204.921 đ so với năm
2007. Tuy nhiên năm 2009 lợi nhuận chỉ tăng so với năm 2008 là
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 21
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
2.325.765.483đ và đạt 119,73%. Nguyên nhân là do giá thành sản xuất điện
tăng ( nguyên vật liệu như giá than tăng cao, Công ty đầu tư máy móc thiết bị
có giá thành cao làm chi phí khấu hao tăng…) nhanh hơn tốc độ tăng của giá
bán điện.
- Về lao động: Do yêu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất nên số lao
động trong Công ty cũng tăng lên qua các năm. Tính đến tháng 3 năm 2010 số
lượng lao động của Công ty đã lên đến 1600 người.
- Thu nhập bình quân/1 lao động: Thu nhập của người lao động ngày
càng được nâng cao, đời sống của cán bộ, công nhân viên Công ty ngày càng
được cải thiện. Lương bình quân 1 lao động/ 1tháng năm 2008 là 4.570.000 đ
tăng 810.000 so với năm 2007. Đến năm 2009 lương bình quân của một lao
động là 5.900.000 đ. Đây là một mức lương tương đối cao, đó cũng chính là
phần thưởng xứng đáng cho sự đóng góp, cống hiến của cán bộ, công nhân
viên Công ty.
- Khoản nộp ngân sách Nhà nước: Với kết quả đạt được hàng năm Công
ty nhiệt điện Uông Bí đã nộp vào ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Năm
2008 Công ty nộp 3.536.143.911 tỷ đ vào ngân sách nhà nước. Năm 2009 con
số này lên tới 4.233.873.555 tỷ đ.

Nhìn chung trong những năm gần đây tình tình sản xuất kinh doanh của
Công ty ngày càng phát triển và luôn hoàn thành kế hoạch được giao.
PHẦN II
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 22
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
2.1 .TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
2.1.1. Đặc điểm chung bộ máy kế toán của Công ty.
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý tài
chính, căn cứ vào khối lượng công việc. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo
hình thức tập trung. Tất cả các công việc kế toán đều tập trung ở Phòng Tài
chính kế toán, ở phân xưởng và các tổ sản xuất chỉ làm nhiệm vụ thống kê,
ghi chép ban đầu như việc tính giờ công, ngày công và theo dõi nguyên vật
liệu đưa vào sản xuất.
Với hình thức và cơ cấu bộ máy kế toán như trên, phòng Tài chính kế
toán đã thực hiện đầy đủ việc quản lý tài chính, tiền vốn, chấp hành, đầy đủ
các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, xác định kết quả kinh doanh,
lập đầy đủ các báo cáo theo yêu cầu của EVN, phục vụ kịp thời công tác quản
lý của Công ty và của EVN.
Phòng Tài chính kế toán của Công ty Nhiệt điện Uông Bí có 17 cán bộ
công nhân viên. Trong đó có 01 Trưởng phòng kế toán. 01 Phó phòng kế toán
và 15 nhân viên được tập trung tại phòng Tài chính kế toán, khối lượng công
việc được phân công phù hợp với trình độ và chuyên môn của từng người
dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng kế toán.
2.1.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Nhiệt điện Uông Bí.
Mô hình tổ chức kế toán Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí được bố trí tập
trung theo sơ đồ số 2.2 trang 24) ;
( Nguồn: Tài liệu phòng Tổ chức công tác kế toán Công ty Nhiệt điện Uông
Bí)

Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 23
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9
Sơ đồ số 2.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ
Trưởng phòng
Tài chính kế toán
Phó phòng
Tài chính kế toán
Kế
toán
các
khoản
phải
trả
người
bán và
gia
công
1N
Kế
toán
phu
trách
thanh
quyết
toán
công
trình
1N
Kế

toán
thuế
2 N
Kế toán
các quỹ
công nợ
nội bộ,
công nợ
khác+
KP
công
đoàn
1 N
Kế toán
nguyên
vật liệu,
công cụ
dụng
cụ.
1N
Kế
toán
tiền
lương
và bảo
hiểm

hội.
1 N
Kế

toán
tiền
mặt,
tiền
gửi
ngân
hang.
1N
Kế
toán
tài
sản
cố
định.
1N
Kế toán
SCL và
SC
thường
xuyên.
1N
Kế
toán
tổng
hợp
xây
dựng

bản.
1 N

Kế
toán
than
h
toán
quốc
tế.
1N
Kế
toán
công
nợ,
vay

chi
phí
dự
án.
1N
Kế
toán
theo
dõi
Cbsx
và sản
xuất
khác.
1N
Thủ
quỹ.

1 N
24
Báo cáo tổng hợp Trường Đại học KTQD
2.1.3.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Trưởng phòng Tài chính - kế toán: Là người giúp việc cho Giám đốc
về công tác chuyên môn, phổ biến chủ trương và chỉ đạo công tác chuyên
môn của bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm trước cấp trên về chấp hành luật
pháp và chế độ kế toán hiện hành. Là người kiêm tra tình hình hạch toán,
kiểm tra tình hình tài chính về huy động vốn có trách nhiệm cung cấp các
thông tin tài chính kịp thời và toàn diện để Ban giám đốc ra quyết định.
Phó phòng tài chính kế toán: Là người thực hiện các nhiệm vụ Trưởng
phòng kế toán phân công và trực tiếp điều hành nhiệm vụ của Phòng TC- KT
khi Trưởng phòng kế to vắng mặt. Trực tiếp chỉ đạo kế toán tổng hợp, lập báo
cáo tài chính, tham gia xây dựng kế hoạch và dự toán chi phí, giá thành sản
xuất điện. Phụ trách công tác kế toán dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở
rộng, tham gia công tác Thị trường điện…
Kế toán các khoản phải trả người bán và gia công: Phụ trách theo dõi
tình hình thanh toán các khoản phải trả người bán và việc gia công tại Công
ty.
Kế toán thanh quyết toán công trình: Theo dõi các khoản thanh toán
cho các công trình của Công ty. Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản
nợ phải trả của Công ty cho người bán vật tư hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo
hợp đồng kinh tế đã ký kết và các khoản nợ phải trả cho người thầu xây lắp.
Kế toán thuế: Theo dõi thuế GTCT được khấu trừ, thuế và các khoản
phải nộp nhà nước TK 133, 333
Mở sổ sách theo dõi chi tiết cho từng loại thuế, phí, lệ phí. Chủ động xác
định các lại thuế lệ phí phải nộp NSNN theo luật định trên cơ sở tính đúng,
tính đủ, báo cáo và nộp kịp thời, tiến hành hạch toán các bút toán liên quan
trên máy vi tính. Hướng dẫn các bộ phận thanh quyết toán rà soát và kiểm
soát các chứng từ kế toán, kế khai thuế GTGT. Quản lý và sử dụng các ấn chỉ

Sinh viên: Bùi Thị Ánh Tuyết - Lớp Kế toán 1 – K9 25

×