GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐƠ THỊ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TS. Phạm Phương Nam
PGS.TS. Phan Thị Thanh Huyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết trình bày khái quát về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách
mạng Công nghiệp 4.0) và chỉ ra những tồn tại chính trong quản lý đất đơ thị như
cơng tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, cụ thể
thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đơ thị gặp khó khăn; công tác lưu trữ, cập
nhật thông tin đất đai chưa tốt; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng đơ thị cịn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại này cần thực hiện
một số giải pháp như hồn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đô thị; nâng
cao năng lực quản lý, sử dụng hệ thống thông tin đất đai và đầu tư cơ sở vật chất
cho công tác quản lý đất đai; cải cách thủ tục hành chính về đất đai; nâng cao chất
lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đất đai, đô thị, quản lý, Việt Nam
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là
trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0),
quản lý đô thị nói chung và quản lý đất đô thị nói riêng cần có những thay đổi mang
tính đột phá, khác với hoạt động động quản lý đất đai truyền thống. Cách mạng
Công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cách thức tiếp cận quản lý đất đai trong
các đô thị. Do vậy, bài viết này nhằm trả lời các câu hỏi, Cách mạng Công nghiệp
4.0 có những ưu điểm gì? Quản lý đất đơ thị hiện nay có những thành tựu gì, những
tồn tại và nguyên nhân gì? Cần có giải pháp nào để quản lý đất đô thị tốt hơn góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo hướng công khai, minh bạch, công
bằng, hiệu quả?
2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ các cơng trình khoa
học đã được cơng bớ trên các tạp chí, mạng internet và các tài liệu khác như văn bản
quy phạm pháp luật, sách liên quan đến nội dung về Cách mạng Công nghiệp 4.0,
quản lý đất đai nói chung, quản lý đất đô thị nói riêng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử
dụng phương pháp so sánh, đánh giá để chỉ ra những mặt mạnh, những khó khăn,
310
hạn chế của quản lý đất đô thị trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm cơ sở
đề xuất những giải pháp cần được thực hiện để hoàn thiện quản lý đất đô thị tại Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và quản lý đất đô thị
3.1.1. Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0
Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một
báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. Theo đó, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự
kết nối kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 là sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh
giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay
đổi cục diện các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có hoạt động quản lý bất động
sản (đất đai và tài sản gắn liền với đất đai). Cụ thể, Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm
thay đổi phương thức quản lý đô thị, trong đó có đất đô thị. Với sự xuất hiện của
Blockchain – công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các chuỗi khối, là vạn
vật kết nối (Internet of things) và dữ liệu lớn (big data) thì các thông tin về bất động
sản trở nên minh bạch và rõ ràng. Điều này tạo điều kiện cho người sử dụng đất,
chủ sử dụng đất có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đất đai
ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào như đăng ký đất đai, nộp thuế, phí, lệ phí liên
quan đến đất đai và có thể kiểm tra tình trạng pháp lý của thửa đất.
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý đất đô thị phá vỡ những ngăn cách về
địa lý, giúp người dân quan tâm đến đất đô thị và thị trường quyền sử dụng đất đô
thị có thể tra cứu thông tin về các thửa đất cũng như các thủ tục mua bán, chuyển
nhượng, đăng ký biến động với thời gian và chi phí thấp hơn so với sử dụng công
nghệ truyền thống (George H. Ross, 2015). Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập quốc tế
sâu rộng với thị trường bất đợng sản mở thì với ứng dụng công nghệ 4.0, dù đang ở
Úc hay Ca-na-đa khách mua có nhu cầu về đất đô thị hay đất khác vẫn có thể tìm
hiểu thơng tin về các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị ở Việt Nam và lựa chọn vị
trí phù hợp mà không phải mất chi phí, thời gian, liên hệ để được cung cấp thông tin
(Pham Phuong Nam, Phan Thi Thanh Huyen, 2018).
3.1.2. Khái quát về quản lý đất đô thị tại Việt Nam
Mặc dù, Luật Đất đai hiện hành (Luật Đất đai năm 2013) không có quy định
nào về đất đô thị nhưng theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam năm 2008 (Bộ Xây
dựng, 2008), đất đô thị là đất nội thành phố, đất nội thị xã và đất thị trấn và đất
ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt để phát triển đô thị được quản lý như đất đô thị. Như vậy có thể hiểu,
311
đất đô thị là toàn bộ các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa
sử dụng) và có thể nằm trong nội thành của các đô thị hoặc nằm ngoại thành của
đô thị nhưng đã được quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phát
triển đô thị.
Đất đô thị có những đặc điểm đặc thù như đất đô thị là đất để xây dựng cơ
sở hạ tầng của đô thị; vị trí của đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng thửa đất;
mục đích sử dụng đất đô thị rất đa dạng; một thửa đất đồng thời có thể được sử
dụng cho nhiều mục đích (ở, văn phòng, kinh doanh…); đầu tư phát triển đất đô thị
đòi hỏi chi phí lớn; việc sử dụng đất đô thị tạo ra nhiều ngoại ứng cả tốt (như tác
động lan tỏa) lẫn xấu (như suy thoái môi trường); chuyển đổi đất nông nghiệp thành
đất đô thị không thể đảo ngược; tuy diện tích đất đô thị ngày càng mở rộng nhưng
đất đô thị vẫn là tài nguyên có tính khan hiếm tương đối; nhờ tiến bộ khoa học-kỹ
thuật, đất đô thị ngày càng được thâm dụng do tận dụng không gian trên cao và
không gian ngầm.
Quản lý đất đô thị là sự tác động của cơ quan nhà nước có thẩm đến đối
tượng sử dụng đất đô thị nhằm sử dụng đất đô thị tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi
trường đáp ứng yếu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh
tại khu vực nội đô thị và ngoài đô thị được quy hoạch để phát triển đô thị. Khung
pháp luật quản lý đất đô thị, ngoài Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, còn bao
gồm nhiều luật khác như Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật
Kinh doanh Bất động sản, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Phí và Lệ
phí... (Cao Việt Hà, Phạm Phương Nam, 2018).
Nợi dung quản nhà nước về đất đô thị cũng như 15 nội dung quản lý nhà
nước về đất đai (Quốc hội 2013) gồm (i) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; (ii) Xác định địa giới hành
chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; (iii) Khảo
sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch
sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; (iv) Quản
lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (v) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (vi) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi thu hồi đất; (vii) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
nội dung quản lý nhà nước về đất đai; (viii) Thống kê, kiểm kê đất đai; (ix) Xây
dựng hệ thống thông tin đất đai; (x) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất; (xi)
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; (xii)
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; (xiii) Phổ biến, giáo dục pháp
312
luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai; (xv) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
3.2. Những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của quản lý đất đô thị trong
bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
3.2.1. Những thành tựu
- Quản lý đất đô thị trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã được các cơ quan
hành chính nhà nước đánh giá là cơng việc quan trọng trong quá trình xây dựng đơ
thị. Cụ thể, quản lý đất đô thị là một trong những nội dung của Đề án xây dựng đô
thị thông minh của nhiều đô thị như thành phố Đà Nẵng, thành phố Bắc Ninh
(UBND tỉnh Bắc Ninh, 2017) do đất đô thị là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hợi,
xây dựng các cơng trình hạ tầng đơ thị.
- Để quản lý đất đơ thị thì xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hạ tầng kỹ thuật
thông tin, phần mềm phải đồng bộ, hiện đại được đặt ra hàng đầu. Theo thống kê
đến hết năm 2017, về xây dựng dữ liệu đất đai, có 132 đơn vị cấp huyện trên 37 tỉnh
chính thức đưa vào sử dụng và khai thác; về hạ tầng thông tin đất đai, theo báo cáo
của 41 tỉnh, thành phố đã đầu tư đường truyền số liệu, phần mềm ứng dụng trong hệ
thống thông tin (Trường Giang, 2018).
- Về giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý đất đô thị, đã triển khai thí điểm
liên thông trao đổi thông tin theo hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về
đất đai của tổ chức cá nhân, hộ gia đình giữa cơ quan tài ngun và mơi trường và
cơ quan thuế tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, Tỉnh
Vĩnh Long, Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lê Minh Thùy, 2018).
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đô thị không chỉ là công cụ
trong việc quản lý dữ liệu mà còn giúp vận hành công tác quản lý nhà nước, đồng
thời, đáp ứng các nhu cầu của tổ chức, người dân và doanh nghiệp một cách khách
quan, minh bạch các thông tin, cơ chế chính sách… liên quan đến đất đai. Ngoài ra,
thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin đất đai và dịch vụ chuyển phát hồ sơ liên quan
đến lĩnh vực đất đai từ Văn phòng Đăng ký đất đai đến các chi nhánh cũng dần
được hoàn thiện.
3.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân
- Công tác quản lý đất đô thị tại nhiều đô thị còn nhiều tồn tại nhất là công
tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thường kéo dài, không được thực
hiện đúng tiến độ đề ra do người dân không nhất trí với giá đất tính tiền bồi thường
về đất và xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường về đất (Nguyễn Thị Thu
Hương và cộng sự, 2018).
313
- Xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất khi giao đất, công nhận
quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cho thuê đất còn có
nhiều khó khăn do thiếu thông tin chính xác về giá đất đã được giao dịch tại những
khu vực lân cận các thửa đất cần được định giá. Nguyên nhân chính là giá đất được
ghi trong hợp đồng thường thấp hơn giá đất giao dịch chính thức giữa các bên trong
hợp đồng nhằm giảm mức thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (Phạm
Phương Nam, 2019).
- Công tác lưu trữ, cập nhật thông tin đất đai chưa tốt nên thông tin về đất đai
không đầy đủ, không thống nhất giữa các cấp quản lý đất đai gây khó khăn cho việc
xác định nguồn gốc đất, chủ sử dụng đất, diện tích đất, loại đất, thời hạn sử dụng đất
và nhất là lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại đô thị vì giá đất thường
cao, dễ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện. Nguyên nhân chính của hạn chế này là tại
nhiều đô thị số lượng hồ sơ đất đai lớn, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho lưu trữ
hồ sơ thiếu, không đáp ứng được nhu cầu. Phương tiện, trang thiết bị để lưu trữ hồ
sơ chưa được hiện đại.
- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị
còn hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng đất từng giai đoạn phát triển kinh tế
- xã hội của các đô thị nên phải thường xuyên điều chỉnh gây mất thời gian, chi phí
và đặc biệt là cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Thanh tra, xử lý những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đô thị còn gặp
nhiều khó khăn do hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai chưa cung cấp đầy đủ thông
tin về lập, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; việc đo đạc, đăng ký đất đai,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; việc quản lý tài chính đất đai và giá đất...
- Hệ thống dữ liệu thông tin hiện nay phần lớn vẫn quản lý theo phương thức
hồ sơ truyền thống, phải mất rất nhiều thời gian để tra cứu, tìm kiếm, từ đó khiến
cho cơng tác quản lý gặp nhiều khó khăn dẫn tới việc xảy ra những vi phạm trong
sử dụng đất đai.
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý đất đô thị trong bối cảnh Cách mạng
Công nghiệp 4.0
3.3.1. Hồn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đô thị
- Cần ban hành quy định xây dựng Hệ thống thông tin đất đai ứng dụng công
nghệ 4.0 gọi tắt là Hệ thống thông tin đất đai 4.0 liên thông từ Bộ Tài Nguyên và
Môi trường đến cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp và đến công chức địa
314
chính cấp xã. Đồng thời, Hệ thống thông tin đất đai phải mở theo quy định để các
đối tượng quan tâm đến đất đai được tra cứu, giám sát thực hiện các quy định của
pháp luật đất đai, nhất là thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đô thị.
Quy định xây dựng Hệ thống thông tin đất đai 4.0 cần cụ thể, chi tiết về trách
nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước chịu trách xây dựng hệ thống thông tin
đất đai; yêu cầu về cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật thông tin, hệ điều hành, phần
mềm; yêu cầu về cập nhật, cung cấp thông tin đất đai; yêu cầu về bảo mật. Đồng
thời, Hệ thống tin đất đai 4.0 phải liên thông với hệ thống thông tin của các ngành,
lĩnh vực khác và đồng bộ trong tổng thể của các đơn vị hành chính, nhất là tại các
đô thị thông minh.
- Cần nghiên cứu thay đổi quy định về xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai
để các bên mua bán quyền sử dụng đất khai chính xác giá đất mua bán thực và tự
nguyện đăng ký biến động đất đai đặc biệt tại các đô thị. Cụ thể, về giá đất để tính
thuế thu nhập cá nhân chỉ tính theo giá đất quy định trong bảng giá đất do UBND
cấp tỉnh ban hành, không theo giá ghi trong hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất
để các bên trong hợp đồng ghi chính xác giá chuyển nhượng tránh những tranh chấp
có thể xảy ra như hiện nay giá thanh toán thực tế và giá ghi trong hợp đồng khác
nhau. Đồng thời, giá đất chuyển nhượng được cập nhật vào Hệ thống thông tin đất
đai 4.0. Giá đất này làm cơ sở cho định giá đất cụ thể trong các trường hợp theo quy
định, nhất là khi thực hiện bồi thường về đất.
3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý, sử dụng hệ thống thông tin đất đai và đầu
tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý đất đai
Để thông tin đất đô thị nói riêng và thông tin đất nói chung được cập nhật,
liên thông từ trung ương đến địa phương, giữa các ngành có liên quan đáp ứng được
yêu cầu của thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì trước tiên phải đào tào, bồi
dưỡng nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai về công nghệ thông tin 4.0 để họ
nắm vững và sử dụng trong quản lý đất đai. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
thông qua các lớp ngắn hạn, hay thông qua chương trình đào tạo trên mạng xã hợi
hay thơng qua các tài liệu hướng dẫn. Đối với người dân cần tra cứu thông tin, sử
dụng hệ thống tin để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cần có
hướng dẫn sử dụng cụ thể qua video hay tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc giải đáp
trực tuyến bằng công nghệ ảo (người máy).
Để quản lý đất đai thông qua Hệ thống thông tin đất đai 4.0 cần đầu tư cơ sở
vật chất tiên tiến, hiện đại phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đầy đủ, cập nhật,
chính xác, nhanh bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin, hệ điều hành, phần
mềm. Nhằm xây dựng Hệ thống thông tin hiện đại với chi phí thấp, đáp ứng tiến độ
đề ra cần thực hiện đấu thầu rộng rãi để tuyển chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, thiết
315
bị theo quy định của Pháp luật đấu thầu. Đồng thời, thực hiện xã hội hóa đầu tư xây
dựng hệ thống thông tin đất đai.
3.3.3. Cập nhật, cung cấp thông tin đất đai
- Để đáp ứng với nhu cầu quản lý đô thị nói chung, trong đó có nhu cầu về
quản lý đất đai trong quá trình phát triển đơ thị, cần thường xuyên cập nhật cơ sở dữ
liệu về quản lý đất đai trên tiêu chí quản trị thông minh hay nói cách khác là hệ
thống “dữ liệu số”, để phục vụ công tác quản lý và cung cấp dịch vụ đô thị theo
hướng thông minh. Để xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về quản lý đất đai cần
phải tập trung vào các nội dung, như lập hồ sơ hiện trạng sử dụng đất bằng hệ
thống thông tin địa lý; tổng thể hồ sơ địa chính liên kết với hồ sơ quy hoạch đô thị
và quản lý đô thị, hệ thống hạ tầng kinh tế đô thị; dữ liệu quản lý hành chính, dân
cư; hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội.
- Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu sử dụng thông tin và dịch vụ đô thị của
các tổ chức, doanh nghiệp, công dân ngày càng cao, trong môi trường có nhiều thiết
bị cá nhân hiện đại, dễ dàng truy cập mạng không dây nên việc xây dựng quản lý dữ
liệu đô thị và đất đai thông minh phải liên tục, không gián đoạn, nhanh đáp ứng nhu
cầu xã hội qua internet, smartphone...
3.3.4. Cải cách thủ tục hành chính về đất đai và nâng cao chất lượng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị
- Song song với xây dựng hệ thống thông tin đất đai cần đơn giản và rút ngắn
thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, tiến tới thực hiện thủ tục hành chính qua
mạng ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào góp phân tinh giảm biên chế trong bộ
máy hành chính nhà nước, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.
- Cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng đô thị để đảm bảo cho các quy hoạch thống nhất, không chồng chéo, có tính
khả thi, không phải thường xuyên điều chỉnh. Để làm được điều này, khi lập quy
hoạch cần dự báo đúng nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng về diện tích đất, loại
đất, thời gian sử dụng đất, vị trí đất và các yêu cầu khác liên quan đến sử dụng đất.
4. Kết luận
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, quản lý đất đô thị nói riêng và
quản lý đất đai có những thành quả nhất định song cũng có những hạn chế như xác
định giá đất tính tiền bồi thường về đất, tính tiền sử dụng đất, thuế liên quan đến đất
đai nhất là đất đô thị; tranh chấp, khiếu kiện về đất đai còn nhiều, phức tạp do
những nguyên nhân cơ bản là thông tin đất đai còn thiếu, không được cập nhật,
thiếu sự thống nhất; quy định của pháp luật còn chưa phù hợp; hệ thống thông tin
đất đai chưa đồng bộ, hiện đại. Do vậy, để quản lý đất đai, trong đó có đất đô thị
316
được hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và hội nhập quốc tế
nhất là tại các đô thị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện chính sách,
pháp luật về quản lý đất đô thị; nâng cao năng lực quản lý, sử dụng hệ thống thông
tin đất đai và đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý đất đai; cập nhật, cung cấp
thông tin đất đai; cải cách thủ tục hành chính về đất đai; nâng cao chất lượng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị.
Tài liệu tham khảo
1.
Bộ Xây dựng (2008). Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Tập 1. QCXDVN 01:
2008/BXD.
2.
Cao Việt Hà, Phạm Phương Nam (2018), Quan điểm về sửa đổi, hoàn thiện
quy định về quyền và trách nhiệm của Nhà nước trong vai trò chủ thể đại diện
sở hữu toàn dân về đất đai và là tổ chức quyền lực công thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với đất đai, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia "Kiến nghị sửa
đổi, bổ sung một số quy định trong Luật Đất đai 2013", ngày 07/11/2018.
3.
George H. Ross (2015), Chiến lược Đầu tư bất động sản, Nhà Xuất Bản Tri Thức.
4.
Lê Minh Thùy (2018), Hiện đại hóa hệ thớng cơ sở dữ liệu đất đai,
/>
5.
Nguyễn Thị Thu Hương, Phan Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thanh Trà, Phạm
Phương Nam (2018), Giải pháp hồn thiện cơng tác thu hồi đất cho phát triển
cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định,
Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Vol .16 số 8, p753-762.
6.
Phạm Phương Nam (2019), Đánh giá một số yếu tớ tác động đến các khoản
thu tài chính từ đất đai tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc tế “Econometrics and Statistical Methods - Applications in
Economics and Finance” (ESM-AEF 2019).
7.
Pham Phuong Nam, Phan Thi Thanh Huyen (2018), Development of Vietnam
Real Estate Market in the Industial Revolution 4.0, CIEMB, Hanoi, Vietnam.
8.
Quốc hội (2013). Luật Đất đai.
9.
Trường Giang (2018), Hiện đại hóa hệ thớng cơ sở dữ liệu đất đai,
/>
10. UBND tỉnh Bắc Ninh (2017), Đề án Xây dựng mô hình thành phố thông minh
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2022 tầm nhìn đến 2030.
317