Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá các yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.1 KB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
NCS. Huỳnh Thúc Hiếu
Trường Đại học Lạc Hồng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng khởi nghiệp của
sinh viên tại các trường đại học. Dựa trên bộ dữ liệu khảo sát 185 sinh viên khởi
nghiệp và chưa khởi nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, kết quả đánh giá cho thấy ở mỗi giai
đoạn hình thành ý định khởi nghiệp, chuyển ý định thành hành động và yếu tố khởi
nghiệp thành công cần bị chi phối bởi nhiều nhóm yếu tố khác nhau. Do dó, căn cứ
vào mỗi giai đoạn, các bên liên quan cần chuẩn bị những điều kiện tiền đề khác nhau
để sinh viên dễ dàng tiếp cận và thúc đẩy khả năng khởi nghiệp của họ.
Từ khóa: khởi nghiệp; ý định khởi nghiệp; sinh viên.
1. Giới thiệu
Nhiều quốc gia trên thế giới rất chú trọng tinh thần khởi nghiệp và xem đó là
cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Hơn nữa, với nền kinh tế chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và nội lực cịn yếu như ở Việt Nam thì
việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp là hướng đi không thể thiếu. Kinh nghiệm từ các
quốc gia thành công trên thế giới cho thấy đối tượng khởi nghiệp tập trung vào giới
trẻ và chủ yếu là sinh viên. Do đó, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải
nâng cao khả năng cho sinh viên trong quá trình khởi nghiệp, từ việc củng cố tinh
thần kinh doanh, hình thành ý tưởng khởi nghiệp cho tới việc xây dựng văn hóa khởi
nghiệp. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của định hướng
tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam - nhân tố chính trong cơng
cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững thông qua việc ban hành
Quyết định quy định 1655/QĐ-TTg ngày 27/10/2017 nhằm thúc đẩy tinh thần khởi
nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho
học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; Tạo môi trường thuận
lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi
nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên,
ở Việt Nam, tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh (KNKD) ở sinh viên còn thấp, phần lớn


sinh viên khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có xu hướng nộp đơn tuyển dụng vào
các doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có một số rất ít muốn khởi nghiệp bằng việc tự
kinh doanh (Nguyễn Quang Dong, 2013); chỉ 10% sinh viên được khảo sát cho biết
có ý định khởi nghiệp, phần lớn sinh viên mong muốn có được việc làm ổn định và
183


thăng tiến sau khi tốt nghiệp và thấp hơn nhiều so với mức bình quân 12,4% ở các
nước phát triển dựa trên nguồn lực (VCCI, 2015).
Bài viết này nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng khởi nghiệp của
sinh viên tại các trường đại học. Kết cấu bài viết gồm 05 phần: (i) Giới thiệu, (ii) Cơ
sở lý thuyết, (iii) Phương pháp nghiên cứu, (iv) Kết quả nghiên cứu, và (v) Kết luận.
2. Cơ sở lý thuyết
Khởi nghiệp là một định chế/ con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra
những sản phẩm mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn (Eric Ries, 2011).
Shapero và Sokol (1982) thì tinh thần khởi nghiệp là quá trình mà cá nhân sẵn sàng
tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khả thi mà họ nhận
biết được. Một quan điểm khác xuất phát từ các lý thuyết về nhận thức xã hội (Social
Cognitive Theory) của Bandura (1986), lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991)
và lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) cho rằng trước khi
đi đến thực hiện một hành vi, con người phải có ý định về hành vi đó. Trong nghiên
cứu về tâm lí học hành vi, ý định là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng các hành vi có kế
hoạch đặc biệt khi những hành vi đó hiếm gặp, khó quan sát, diễn ra trong khoảng
thời gian không dự kiến trước. Trong khi đó, ý định khởi nghiệp là bước đầu tiên
trong quá trình khám phá, sáng tạo, khai thác cơ hội để khởi nghiệp và thành lập
doanh nghiệp mới (Gartner, 1988).
Các nghiên cứu cho thấy năng lực khởi nghiệp của sinh viên cần được đánh
giá qua 03 giai đoạn: Giai đoạn hình thành ý định khởi nghiệp; Giai đoạn thúc đẩy ý
định thành hành động khởi nghiệp; Giai đoạn hoạt động khởi nghiệp.
- Giai đoạn hình thành ý định khởi nghiệp được hình thành dựa trên các yếu

tố gồm: Thái độ hướng đến khởi nghiệp, thái độ tích cực đối với khởi nghiệp
(Fishbein và Ajzen, 1991); Tư duy khởi nghiệp: Khả năng trở nên năng động, linh
hoạt và tự điều chỉnh trong nhận thức của một người để thích ứng với môi trường
không chắc chắn và năng động (Haynie & cộng sự, 2010); Niềm tin vào năng lực
bản thân (Armitage & Corner, 2001); Động cơ: Có nhu cầu thành đạt (Shane,
2003); Tính cách: Có sự đam mê, nỗ lực khơng ngừng, sẵn sàng đổi mới (Shane,
2003); Nhận thức kiểm soát hành vi: Lập kế hoạch, cân nhắc chi phí cơ hội, kiểm
sốt các vấn đề (Armitage & Corner, 2001); Mơi trường khởi nghiệp: Được tiếp
cận với các thông tin kinh doanh, mơi trường kinh doanh, được gia đình, bạn bè
ủng hộ (Pruett & cộng sự, 2009).
- Yếu tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp thành hành động khởi nghiệp bị tác động
bởi các yếu tố gồm: Tư duy hành động: Tư duy xác định mục tiêu, đề ra chiến lược/kế
184


hoạch và các bước tiến hành để thực hiện mục tiêu (Mathisen & Arnulf, 2013); Thành
lập mục tiêu tốt hơn giúp người đó hành động đạt được mục tiêu cao hơn (Dholakia
& Bagozzi, 2003); Cường độ mong muốn đạt được mục tiêu cao dẫn tới quyết định
hành động (Edelman & cộng sự, 2010).
- Yếu tố quyết định khởi nghiệp thành công bao gồm: Kỹ năng quản lý; Kỹ
năng ra quyết định; Kinh nghiệm; Tầm nhìn; Kỹ năng huy động và quản lý vốn; Kỹ
năng công nghệ; Sự đam mê; Sự kiên trì; Sự chuẩn bị; Những nguyên tắc căn bản;
Kỹ năng marketing và bán hàng (Howard, 2016).
3. Phương pháp nghiên cứu
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện đối với 185 sinh viên của các
trường đại học tại tỉnh Đồng Nai gồm Đại học Lạc Hồng, Đại học Đồng Nai, Đại học
Công nghệ Đồng Nai, Đại học Công nghệ Miền Đông. Mẫu nghiên cứu được mô tả
như Bảng 1. Trước đó, các cuộc phỏng vấn sâu với 13 sinh viên trong đó có 08 sinh
viên đang thực hiện các dự án khởi nghiệp được thực hiện nhằm nhận diện các yếu
tố tác động đến ý định khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công nhằm cung cấp thêm

cơ sở cho việc đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Bảng 1. Mơ tả mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát

Quan sát

Tỷ trọng (%)

Sinh viên đang học tập

163

88,2

Sinh viên đang học và thực hiện hoạt động
khởi nghiệp

16

8,6

Sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt
động khởi nghiệp

6

3,2

185


100

Tổng

Nguồn: Khảo sát của tác giả (2019).
Giai đoạn hình thành ý định được đánh giá gồm 7 yếu tố (YĐ1-YĐ7); Giai đoạn
thúc đẩy ý định thành hành động gồm 3 yếu tố (HĐ1-HĐ3); Giai đoạn hoạt động khởi
nghiệp gồm 11 yếu tố (YT1-YT11). Các yếu tố trong mơ hình được đo lường bằng
thang đo Likert với năm mức độ từ 1-rất không cần thiết đến 5-rất cần thiết được sử
dụng trong nghiên cứu này để đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố cấu thành nên ý
định khởi nghiệp, yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp và yếu tố khởi nghiệp thành công của
sinh viên. Thang đo các khái niệm được trình bày như trong Bảng 2.
Các yếu tố thuộc tính thể hiện khả năng khởi nghiệp được sử dụng công cụ
thống kế mô tả để phản ánh mức độ cần thiết của các yếu tố cấu thành trong từng giai
đoạn khởi nghiệp của sinh viên.
185


Bảng 2. Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu

Nguồn đề
STT
Quan sát
hóa
xuất biến
Yếu tố cấu thành ý định khởi nghiệp
Thái độ hướng đến khởi nghiệp, thái độ tích cực đối với
Fishbein và
1
YĐ1

khởi nghiệp
Ajzen (1975)
Khả năng trở nên năng động, linh hoạt và tự điều chỉnh
Haynie và cộng
2
trong nhận thức của một người để thích ứng với mơi
YĐ2
sự (2010)
trường khơng chắc chắn và năng động
Armitage và
3
Niềm tin vào năng lực bản thân
YĐ3
Corner (2001)
Shane và cộng sự
4
Có nhu cầu thành đạt
YĐ4
(2003)
Shane và cộng sự
5
Có sự đam mê, nỗ lực khơng ngừng, sẵn sàng đổi mới
YĐ5
(2003)
Armitage và
6
Lập kế hoạch, cân nhắc chi phí cơ hội, kiểm soát các vấn đề
YĐ6
Corner (2001)
Được tiếp cận với các thông tin kinh doanh, môi trường

Pruett và cộng sự
7
YĐ7
kinh doanh, được gia đình, bạn bè ủng hộ
(2009)
Yếu tố thúc đẩy hành động khởi nghiệp từ ý định khởi nghiệp
Tư duy xác định mục tiêu, đề ra chiến lược/kế hoạch và
Mathisen và
8
HĐ1
các bước tiến hành để thực hiện mục tiêu
Arnulf (2013)
Thành lập mục tiêu tốt hơn giúp người đó hành động đạt
Dholakia và
9
HĐ2
được mục tiêu cao hơn
Bagozzi (2003)
Cường độ mong muốn đạt được mục tiêu cao dẫn tới
Edelman và cộng
10
HĐ3
quyết định hành động
sự (2010)
Yếu tố khởi nghiệp thành công
11 Kỹ năng quản lý
KN1
12 Kỹ năng ra quyết định
KN2
13 Kinh nghiệm

KN3
14
Tầm nhìn
KN4
15
Kỹ năng huy động và quản lý vốn
KN5
16
Kỹ năng cơng nghệ
KN6
Howard (2016)
17
Sự đam mê
KN7
18
Sự kiên trì
KN8
19
Sự chuẩn bị
KN9
20
Những ngun tắc căn bản
KN10
21
Kỹ năng marketing và bán hàng
KN11
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2019).
186



4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả kiểm định cho thấy các biến trong mơ hình nghiên cứu như Bảng 3
đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (nhỏ nhất 0.856), hệ số này có ý nghĩa và
sử dụng được trong các phân tích tiếp theo. Các hệ số tương quan biến tổng của các
biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3 (Hair & ctg., 2006). Bên cạnh đó, hệ
số Alpha nếu loại biến (Alpha if Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số
Cronbach’s Alpha của biến tiềm ẩn nên các biến đo lường thành phần này đều được
sử dụng trong phân tích tiếp theo.
Bảng 3. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu
Tên biến

Hệ số Cronbach’s Alpha

Số biến quan sát

Yếu tố cấu thành ý định khởi nghiệp

0.889

7

Yếu tố khởi nghiệp thành cơng

0.856

3

Yếu tố khởi nghiệp thành cơng

0.873


11

Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả (2019).
4.1. Yếu tố cấu thành ý định khởi nghiệp
Về các yếu tố hình thành ý định khởi nghiệp: Kết quả khảo sát đối với các đối
tượng về các yếu tố hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên thể hiện trong Bảng
4. Kết quả cho thấy nhóm sinh viên đang học tập chưa thực sự có ý định sẵn sàng
khởi nghiệp so với các nhóm sinh viên khác: điểm trung bình 3.81 so với sinh viên
đang học và thực hiện hoạt động khởi nghiệp (4.05) và nhóm sinh viên đã tốt nghiệp
đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp (4.26).
Bảng 4. Yếu tố cấu thành ý định khởi nghiệp
Yếu tố

Sinh viên đang
học tập

Sinh viên đang học
và thực hiện hoạt
động khởi nghiệp

Sinh viên đã tốt nghiệp
đang thực hiện hoạt động
khởi nghiệp

YĐ1

3.18

3.25


4.16

YĐ2

4.01

4.73

3.46

YĐ3

2.89

4.19

4.91

YĐ4

4.37

4.54

4.23

YĐ5

4.15


4.19

4.38

YĐ6

3.33

3.01

4.45

YĐ7

4.75

4.45

4.26

Trung bình

3.81

4.05

4.26

Nguồn: Khảo sát và tính tốn của tác giả (2019).

187


Đối với nhóm sinh viên đang học tập, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp bao gồm: (YĐ2) Khả năng trở nên năng động, linh hoạt và tự điều
chỉnh trong nhận thức của một người để thích ứng với mơi trường khơng chắc chắn
và năng động; (YĐ4) có nhu cầu thành đạt, có sự đam mê; (YĐ5) nỗ lực không ngừng,
sẵn sàng đổi mới; (YĐ7) được tiếp cận với các thông tin kinh doanh, môi trường kinh
doanh, được gia đình, bạn bè ủng hộ. Trong khi đó, các yếu tố này đối với nhóm sinh
viên đang học và thực hiện hoạt động khởi nghiệp bao gồm (YĐ2) Khả năng trở nên
năng động, linh hoạt và tự điều chỉnh trong nhận thức của một người để thích ứng với
môi trường không chắc chắn và năng động; (YĐ3) Niềm tin vào năng lực bản thân;
(YĐ4) Có nhu cầu thành đạt; (YĐ5) Có sự đam mê, nỗ lực khơng ngừng, sẵn sàng
đổi mới; (YĐ7) Được tiếp cận với các thơng tin kinh doanh, mơi trường kinh doanh,
được gia đình, bạn bè ủng hộ. Các yếu tố được liệt kê lại đều có vai trị quan trọng
đối với nhóm sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp.
4.2. Yếu tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp thành hành động khởi nghiệp
Về các yếu tố thúc đẩy ý định thành hành động: Các sinh viên tham gia khảo
sát đều cho rằng, các yếu tố thúc đẩy ý định thành hành động được khảo sát là cần
thiết và rất cần thiết, với mức đánh giá trung bình là từ 3,48 đến 4,48 (Bảng 5). Các
yếu tố thúc đẩy sinh viên chuyển từ ý định khởi nghiệp thành hành động khởi nghiệp
bao gồm: (HĐ1) Tư duy xác định mục tiêu, đề ra chiến lược/kế hoạch và các bước
tiến hành để thực hiện mục tiêu; (HĐ2) Thành lập mục tiêu tốt hơn giúp người đó
hành động đạt được mục tiêu cao hơn; (HĐ3) Cường độ mong muốn đạt được mục
tiêu cao dẫn tới quyết định hành động.

Yếu tố

Bảng 5. Yếu tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp
Sinh viên đang học và Sinh viên đã tốt nghiệp

Sinh viên
thực hiện hoạt động
đang thực hiện hoạt
đang học tập
khởi nghiệp
động khởi nghiệp

HĐ1

4.10

4.35

4.75

HĐ2

2.99

3.22

4.45

HĐ3

3.35

4.56

4.23


Trung bình

3.48

4.07

4.48

Nguồn: Khảo sát và tính tốn của tác giả (2019).
4.3. Yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp thành công
Về các yếu tố khởi nghiệp thành công: Các sinh viên đã tốt nghiệp đang thực
hiện hoạt động khởi nghiệp tham gia khảo sát đều cho rằng, các yếu tố năng lực khởi
nghiệp được khảo sát là cần thiết và rất cần thiết, với mức đánh giá trung bình là 4,44
(Bảng 6). Các yếu tố cần quan tâm bao gồm đầu tư cho các kỹ năng trong quá trình
188


triển khai hoạt động kinh doanh như: Kỹ năng quản lý, Kỹ năng ra quyết định, Kinh
nghiệm kinh doanh, Tầm nhìn, Kỹ năng huy động và quản lý vốn, Kỹ năng cơng
nghệ, Sự đam mê, Sự kiên trì, Sự chuẩn bị, Những nguyên tắc căn bản, và Kỹ năng
marketing và bán hàng.
Bảng 6. Yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp thành công
Yếu tố

Sinh viên
đang học tập

Sinh viên đang học
và thực hiện hoạt

động khởi nghiệp

Sinh viên đã tốt nghiệp
đang thực hiện hoạt
động khởi nghiệp

KN1

4.63

4.62

4.75

KN2

4.83

4.82

3.60

KN3

4.65

4.23

4.55


KN4

2.82

2.87

4.89

KN5

4.35

4.67

4.32

KN6

3.26

3.51

4.75

KN7

3.37

3.78


4.51

KN8

4.26

4.89

4.65

KN9

2.89

3.35

4.21

KN10

3.61

4.65

4.52

KN11

4.86


4.79

4.14

Trung bình

3.95

4.20

4.44

Nguồn: Khảo sát và tính tốn của tác giả (2019).
Qua kết quả khảo sát cho thấy, các sinh viên tại các trường đại học ở Đồng
Nai đã nhận thức được sự thay đổi của khởi nghiệp giai đoạn mới nhưng vẫn còn
phân vân, do dự ở khá nhiều yếu tố, đặc biệt là về những kỹ năng chuẩn bị cho khởi
nghiệp, tâm lý cho việc khởi nghiệp, tận dụng công nghệ, kinh nghiệm dẫn tới những
do dự trong việc khởi nghiệp. Các sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động
khởi nghiệp đánh giá cao các yếu tố trên sau khi gặp phải những vấn đề như tìm kiếm
việc làm, kinh doanh. Các sinh viên này cũng cho biết, sau khi ra trường thường thiếu
nhiều yếu tố thuộc về kinh doanh khiến cho họ gặp phải nhiều khó khăn trong khi
thực hiện các ý định khởi nghiệp.
5. Kết luận
Nghiên cứu này sử dụng một mẫu dữ liệu sơ cấp khảo sát từ 185 sinh viên tại
các trường đại học ở Đồng Nai nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng khởi
nghiệp của sinh viên từ giai đoạn hình thành ý định khởi nghiệp đến giai đoạn hành
189


động và đảm bảo sự thành công của hoạt động khởi nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên

cứu này, các trường đại học cần chú trọng đến cácvấn đề bao gồm:
Thứ nhất, các trường cần phải nâng cao nhận thức của sinh viên về sự cần thiết
của khởi nghiệp đối với chính bản thân sinh viên, nhất là trong thời đại CMCN 4.0
thông qua các buổi tư vấn, tọa đàm, thảo luận vừa mang tính hướng nghiệp. Từ đó,
sinh viên có thể quan tâm và tự ý thức phải nâng cao khả năng của bản thân.
Thứ hai, các trường cần thiết lập kênh thông tin (Fanpage, link tư vấn...) giải đáp
cho sinh viên những vướng mắc có thể gặp phải khi khởi nghiệp, giúp ổn định tâm lý,
tìm hướng giải quyết khi khó khăn, cũng như chia sẻ kinh nghiệp kinh doanh. Thêm vào
đó, nhà trường có thể đưa những đường link kết nối giúp các sinh viên nghiên cứu hành
lang pháp lý liên quan đến khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, các trường cần xây dựng các tình huống khởi nghiệp mơ phỏng vào
trong chương trình đào tạo dựa trên kiến thức kinh doanh cơ bản và các tình huống
sưu tầm từ các start-up, các chuyên gia, các doanh nhân trẻ, có thể xây dựng bằng các
học liệu hoặc ứng dụng tại bài giảng e-learning để thuận tiện cho sinh viên có thể
tham gia bất cứ lúc nào khi đã đăng ký tài khoản hoạt động và có thể kiểm tra đầu ra
bằng các biện pháp xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
Thứ tư, nâng cao các kỹ năng chuẩn bị, tạo lập mục tiêu và biện pháp hướng
đến mục tiêu. Việc hướng dẫn sinh viên tạo lập mục tiêu khởi nghiệp vừa sức nhưng
vẫn mang hướng phát triển là điều cần thiết. Điều này cần sự trợ giúp của các nhà
kinh tế, sự liên kết giữa các trường đào tạo khối ngành kinh tế và khối ngành không
phải kinh tế thông qua các buổi giao lưu sinh viên khởi nghiệp giữa các trường, các
tổ chức hiệp hội.
Thứ năm, nâng cao kỹ năng công nghệ trong thời kỳ CMCN 4.0. cho sinh viên
để họ làm chủ công nghệ và tận dụng lợi thế từ sự phát triển của thời đại. Các trường
cần tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận công nghệ, cung cấp các tài liệu số để sinh
viên tìm hiểu và vận dụng khởi nghiệp sau khi ra trường. Việc tận dụng lợi thế từ
mạng xã hội, các cơng cụ tìm kiếm… sẽ giúp việc marketing, bán hàng… trong giai
đoạn khởi nghiệp của sinh viên gặp nhiều thuận lợi.
Thứ sáu, thiết lập các phương thức tiếp cận các kiến thức kinh doanh, có thể
dưới dạng tiếp cận một start-up hoặc kho sách, hoặc giới thiệu đầu sách, nội dung

sách, ebook… giúp sinh viên tiếp cận mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng trên cơ sở tài
khoản đăng ký. Điều này không chỉ trang bị kiến thức khởi nghiệp mà còn nâng cao
nhận thức, tiếp cận bài học về sự kiên trì nỗ lực, cũng như hứng thú, đam mê thúc
đẩy sinh viên khởi nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy việc học
tập và tự nâng cao năng lực bản thân sinh viên trong khởi nghiệp.
190


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.

6.
7.
8.
9.

10.

11.
12.
13.
14.

15.


Armitage, C.J & M. Corner. (2001). Efficacy of the theory of planned behavior:
A meta-analytic review. Br. J. Soc. Psychol., 471-499.
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50(2), 179–211.
Bagozzi, Richard P., Utpal M. Dholakia, and Suman Basuroy. How effortful
decisions get enacted: The motivating role of decision processes, desires, and
anticipated emotions. Journal of Behavioral Decision Making 16,(4): 273-295.
Bandura, A. (1986). Social foundations of thought and action: A social
cognitive theory. New Jersey: Prentice-Hall.
Edelman, L. F., Brush, C. G., Manolova, T. S., & Greene, P. G. (2010). Start‐
up motivations and growth intentions of minority nascent
entrepreneurs. Journal of Small Business Management, 48(2), 174-196.
Gartner, W. (1988). Who is an entrepreneur? Is the wrong question. American
Journal of Small Business, 12(4), 11–32.
Howard, G. R. (2016). We can't teach what we don't know: White teachers,
multiracial schools. Teachers College Press.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2006).
Multivariate data analysis. Uppersaddle River.
Haynie, J. M., Shepherd, D., Mosakowski, E., & Earley, P. C. (2010). A situated
metacognitive model of the entrepreneurial mindset. Journal of business
venturing, 25(2), 217-229.
Mathisen, J. E., & Arnulf, J. K. (2013). Competing mindsets in
entrepreneurship: The cost of doubt. The international journal of management
education, 11(3), 132-141.
Ries, E. (2011). The lean startup: How today's entrepreneurs use continuous
innovation to create radically successful businesses. Crown Books.
Shane, S. A. (2003). A general theory of entrepreneurship: The individualopportunity nexus. Edward Elgar Publishing.
Shapero, A., & Sokol, L. (1982). The social dimensions of
entrepreneurship. Encyclopedia of entrepreneurship, 72-90.
Pruett, M., Shinnar, R., Toney, B., Llopis, F., & Fox, J. (2009). Explaining

entrepreneurial intentions of university students: a cross-cultural
study. International Journal of Entrepreneurial Behavior & Research, 15(6),
571-594.
VCCI. (2015). Báo cáo chỉ số khởi nghiệp 2015. Hà Nội.

191



×