HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
(Học phần Luật sư 1/Kỳ thi chính)
ĐỀ TÀI: QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƯ VỚI KHÁCH HÀNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên:
Sinh ngày: …tháng …. năm …
Số báo danh: …..Lớp: Luật sư ……
Khóa: ….. tại: Học viện Tư pháp cơ sở Tp Hồ Chí Minh
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
----------
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC QUY TẮC ĐẠO ĐỨC & ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ
GIỮA LUẬT SƯ VỚI KHÁCH HÀNG..........................................................................2
1.1
Bản chất trong quan hệ giữa luật sư với khách hàng...............................................2
1.2
Các Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư trong quan hệ với khách hàng.............2
1.2.1 Quy tắc cơ bản.........................................................................................................2
1.2.2 Quy tắc khi luật sư nhận vụ việc của khách hàng....................................................3
1.2.3 Quy tắc khi thực hiện vụ việc của khách hàng.........................................................3
1.2.4 Quy tắc khi kết thúc vụ việc.....................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LUẬT SƯ VI PHẠM QUY TẮC ĐẠO ĐỨC & ỨNG
TRONG QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG.....................................................................4
2.1
Vi phạm liên quan đến hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với khách hàng......................4
2.2
Nhận, chiếm giữ tiền của khách hàng trái quy định.................................................6
2.3
Hứa hẹn, cam kết với khách hàng về kết quả vụ việc..............................................7
2.4
Thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết vụ việc của khách hàng.....................8
2.5
Xung đột lợi ích trong quan hệ khách hàng.............................................................9
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM QUY TẮC ĐẠO ĐỨC & ỨNG XỬ
CỦA LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG.......................................10
3.1
Xác lập các vấn đề liên quan trong hợp đồng dịch vụ pháp lý...............................10
3.2
Giải quyết bất đồng và mâu thuẫn với khách hàng.................................................11
3.3
Thể hiện trách nhiệm của nghề luật sư bằng chứ “Tín”, chữ “Tâm”.....................11
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................13
XỬ
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam tham gia WTO, cùng với khối lượng giao thương trong
nước và thế giới ngày càng mở rộng thì nghề luật sư ở Việt Nam mới thật sự có bước
phát triển mạnh mẽ và ngày càng được xã hội đề cao, tin tưởng. Theo Liên đoàn luật
sư Việt Nam trong năm 2009, khi Liên đồn Luật sư Việt Nam được thành lập chỉ có
hơn 5.000 luật sư nhung tính đến cuối năm 2020 luật sư thành viên có số lượng lên đến
15.107 luật sư. Sự phát triển về số lượng đội ngũ luật sư khơng chỉ nói lên nhu cầu sử
dụng dịch vụ pháp lý cùng với sự gia tăng về phát triển kinh tế - xã hội, mà ngày càng
đề cao vai trò vị trí của pháp luật trong xã hội ngày nay. Nghề luật sư ở Việt Nam đang
từng bước đi lên để hướng đến quá trình hội nhập, cải cách tư pháp, góp phần tạo mơi
trường pháp lý trong các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư để góp phần phát
triển kinh tế.
Để trở thành một luật sư, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy
định thì luật sư cịn địi hỏi phải là một người có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp tuân
thủ đúng Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề luật. Luật sư phải là người có một trái
tim “nóng”, đơi bàn tay “sạch” và phải có cái đầu “lạnh”. Thế nhưng, thực trạng hiện
nay có một số bộ phận luật sư đã vi nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, bị
khiển trách, kỷ luật, xóa tên ra khỏi danh sách của đoàn luật sư. Theo ghi nhận từ báo
cáo của Liên đoàn luật sư trong những trường hợp vi phạm kỷ luật thì đa số là vi phạm
liên quan đến quan hệ giữa luật sư với khách hàng và trong đó chủ yếu là vi phạm về
việc nhận, chiếm giữ tiền của khách hàng khơng đúng quy định. Thậm chí, trong số đó
có một số trường hợp có biểu hiện tiêu cực trong hành nghề.
Việc một số luật sư vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử trong quan hệ với
khách hàng ảnh hưởng không nhỏ đến nghề luật sư, làm mất niềm tin và ảnh hưởng
tiêu cực đối với nghề luật trong xã hội. Xuất phát từ thực trạng như nêu trên và để
không phải phạm phải sai lầm trong việc vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư
trong quan hệ giữa luật sư với khách hàng em đã chọn đề tài nghiên cứu về “ Thực
trạng và giải pháp trong quan hệ giữa luật sư với khách hàng” từ đó có thể đưa ra
những giải pháp để khắc phục, hạn chế việc vi phạm Quy tắc đạo đức nghề luật cho
những ai quan tâm và đang định hướng đến nghề luật sư.
Bài tiểu luận nghiên cứu về Thực trạng và giải pháp trong quan hệ giữa luật sư
và khách hàng được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các quy tắc đạo đức & ứng xử trong quan hệ giữa luật sư
với khách hàng.
Chương 2: Thực trạng luật sư vi phạm quy tắc đạo đức & ứng xử trong quan hệ
với khách hàng
Trang 1
Chương 3: Giải pháp hạn chế vi phạm quy tắc đạo đức & ứng xử của luật sư
trong quan hệ với khách hàng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC QUY TẮC ĐẠO ĐỨC & ỨNG XỬ
TRONG QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƯ VỚI KHÁCH HÀNG
1.1
Bản chất trong quan hệ giữa luật sư với khách hàng
Trong các mối quan hệ giữa luật sư với các chủ thể khác trong quá trình hành
nghề, thì mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng là mối quan hệ nền tảng làm phát
sinh các mối quan hệ khác, đây là quan hệ rất quan trọng, chi phối trong quá trình hành
nghề luật sư.
Bản chất quan hệ giữa luật sư và khách hàng là quan hệ dân sự, chịu sự điều
chỉnh của pháp luật dân sự nên trong quan hệ này các bên thiết lập dựa trên nguyên tắc
tự nguyện, thỏa thuận và bình đẳng. Ngồi ra, trong quan hệ với khách hàng, luật sư
còn chịu sự điều chỉnh của Luật luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
luật sư Việt Nam (“Bộ Quy tắc”). Trong quan hệ với khách hàng, luật sư phải tuân thủ
và thưc hiện đúng theo Bộ Quy tắc, có cách xử sự đúng mực trong quan hệ với khách
hàng, làm đúng vai trò, trách nhiệm và sứ mệnh của người luật sư trong xã hội.
1.2
Các Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư trong quan hệ với khách hàng
Quan hệ giữa luật sư và khách hàng được quy định trong Bộ Quy tắc bao gồm
bốn nhóm quy tắc để quy định về cách ứng xử của luật sư với khách hàng từ nhóm quy
tắc cơ bản đến quy tắc khi luật sư tiếp nhận vụ việc, giải quyết vụ việc của khách hàng
và Quy tắc của luật sư khi kết thúc vụ việc của khách hàng.
1.2.1 Quy tắc cơ bản
Mục 1 Chương II Bộ Quy tắc quy định: “Những Quy tắc cơ bản” trong quan hệ
giữa luật sư với khách hàng bao gồm: Quy tắc 5 - Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của khách hàng; Quy tắc 6 - Tôn trọng khách hàng; Quy tắc 7 - Giữ bí mật thơng
tin; Quy tắc 8 - Thù lao; Quy tắc 9 - Những việc luật sư không được làm trong quan hệ
với khách hàng.
Đối với Quy tắc 8 - Thù lao: Thù lao luật sư là quy tắc có ý nghĩa quan trọng
đối với nghề nghiệp luật sư để luật sư làm việc có chất lượng, hiệu quả và trách nhiệm.
Tính tốn cụ thể được khối lượng công việc và xác định mức thù lao hợp lý sẽ vừa là
quyền lợi và trách nhiệm của luật sư trong vụ việc tương ứng.
Đối với Quy tắc 9 - Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với
khách hàng. Đây là Quy tắc mà thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm
thường hay gặp nhiều nhất. Đồng thời, Quy tắc này rất thường được áp dụng để xử lý
kỷ luật đối với luật sư, Quy tắc 9 đã cụ thể hóa các quy phạm về những hành vi khơng
được phép đối với luật sư, có ý nghĩa bắt buộc đối với luật sư. Là người hành nghề luật
Trang 2
sư tuyệt đối không được thực hiện các hành vi vi phạm trong quan hệ khách hàng được
quy định cụ thể trong Quy tắc 9 của Bộ Quy tắc.
1.2.2 Quy tắc khi luật sư nhận vụ việc của khách hàng
Tiếp nhận vụ việc của khách hàng được quy định Mục II Chương II của Bộ Quy
tắc bao gồm Quy tắc 10 - Tiếp nhận vụ việc của khách hàng và Quy tắc 11 – Những
trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
Theo Liên đoàn luật sư Việt Nam, từ thực tiễn vi phạm luật sư thường hay vi
phạm Quy tắc 10.4 và 10.5 khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng 1. Theo Quy tắc 10.4,
luật sư có nghĩa vụ: “Giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư, về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách
hàng, những khó khăn, thuận lợi có thể lường trước được trong việc thực hiện dịch vụ
pháp lý; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật
sư”. Để tránh khác biệt quan điểm về cách hiểu các nội dung, điều khoản của hợp
đồng, luật sư cần giải thích và ghi rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý là luật sư đã giải
thích, khách hàng đã được nghe giải thích về quyền, nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Đối với Quy tắc 10.5: “Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư phải ký kết hợp đồng
dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong hợp đồng dịch vụ
pháp lý phải xác định rõ yêu cầu của khách hàng, mức thù lao và những nội dung
chính khác mà hợp đồng dịch vụ pháp lý phải có theo quy định của pháp luật”. Việc
ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng là yêu cầu bắt buộc đối với luật sư. Ngoài
ra, các quy định cụ thể về việc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng còn quy
định tại Điều 26 Luật Luật sư 2, luật sư còn phải tuân thủ theo quy định tại Điều 26 về
các nội dung cần có trong hợp đồng dịch vụ pháp lý để tránh vi phạm trong quan hệ
với khách hàng khi ký kết hợp đồng.
Khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng, luật sư còn phải cân nhắc xem xét vụ
việc mà khách hàng yêu cầu có vi phạm Quy tắc 11 không để quyết định nhận vụ việc
hay phải từ chối vụ việc theo như các trường hợp được quy định tại Quy tắc 11 của Bộ
Quy tắc. Trường hợp luật sư biết rõ vụ việc nằm trong những trường hợp tại Quy tắc
11 mà vẫn nhận vụ việc là vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư.
1.2.3 Quy tắc khi thực hiện vụ việc của khách hàng
Thực hiện vụ việc của khách hàng được quy định tại Mục 3 Chương II gồm
Quy tắc 12 đến Quy tắc 15.
1 Luật sư Nguyễn Thế Phong
- Đạo đức nghề nghiệp Luật sư trong quan hệ với khách hàng – Những điểm cần
lưu ý, Tạp chí điện tử - Luật sư Việt Nam - />2 Luật luật sư số 65/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006 có hiệu lực ngày 01/01/2007.
Trang 3
Quy tắc 12 - Thực hiện vụ việc của khách hàng, quy định về trách nhiệm và
cách ứng xử của luật sư trong quá trình thực hiện vụ việc của khách hàng. Luật sư cần
phải có thái độ phù hợp, tránh làm phát sinh tranh chấp với khách hàng. Khi có vấn đề
gì xảy ra trong q trình thực hiện vụ việc của khách hàng, luật sư phải luôn chủ động
thương lượng, hịa giải với khách hàng và phải tơn trọng quyền lựa chọn của khách
hàng trong quá trình thực hiện vụ việc.
Quy tắc 13 - Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng, quy tắc này
chia làm hai phần quy định, gồm (i) các trường hợp luật sư có thể từ chối tiếp tục thực
hiện vụ việc và (ii) các trường hợp luật sư phải từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của
khách hàng. Để tránh vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ giữa luật sư
và khách hàng, luật sư phải đưa ra quyết định từ chối thực hiện vụ việc đối với các
trường hợp được quy định tại Quy tắc 13 để không giúp khách hàng thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật.
Quy tắc 14 - Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ
pháp lý theo Quy tắc 13, theo đó thì dù cho chấm dứt hợp đồng nhưng luật sư cần có
thái độ tôn trọng khách hàng, thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn
hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng
các vấn đề liên quan đến hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
Quy tắc 15 - Xung đột về lợi ích có những nội dung thay đổi khá nhiều so với
Quy tắc 11 - cũ (Giải quyết xung đột lợi ích). Những phần diễn giải về các trường hợp
xung đột lợi ích cũng chi tiết, cụ thể và có phạm vi rộng hơn so với quy tắc cũ. Luật sư
phải nắm rõ các quy tắc về vấn đề xung đột lợi ích trong quan hệ khách hàng khi thực
hiện vụ việc để tránh bị vi phạm, ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của nghề
luật sư trong quan hệ với khách hàng.
1.2.4 Quy tắc khi kết thúc vụ việc
Quy tắc kết thúc vụ việc được quy định tại Mục 4 Chương II tại Quy tắc 16 Thông báo kết quả thực hiện vụ việc. Khi kết thúc vụ việc của khách hàng luật sư phải
thông báo thông tin cho khách hàng về kết quả thực hiện và tiến hành thanh lý hợp
đồng theo như thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LUẬT SƯ VI PHẠM QUY TẮC ĐẠO ĐỨC
& ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
2.1
Vi phạm liên quan đến hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với khách hàng
“Ngày 12/3/2019, Đoàn Luật sư TP.HCM đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật
luật sư Phạm Công Út (Giám đốc Cơng ty luật TNHH MTV Phạm Nghiêm) với hình
thức kỷ luật là xóa tên khỏi danh sách luật sư Đồn Luật sư TP.HCM. Luật sư Phạm
Trang 4
Công Út khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng đã nhận 1 tỷ đồng và theo
hợp đồng sẽ được nhận 30% giá trị tài sản thu hồi được. Tuy nhiên ơng này khơng có
khả năng thực hiện hợp đồng và khơng hồn trả tiền cho khách hàng. Khách hàng yêu
cầu thanh lý hợp đồng, ông Út chỉ chuyển trả 200 triệu đồng. Đến khi khách hàng
khiếu nại, ông Út lại cho rằng số tiền 200 triệu đồng này là cho khách hàng mượn, sẽ
đòi lại và yêu cầu khách hàng tiếp tục thực hiện hợp đồng” 3. Đối với vụ việc này có
thể thấy ơng Út đã vi phạm rất nhiều Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề luật sư, đầu
tiên đó là việc ông Út đã nhận vụ việc của khách hàng ngoài khả năng thực hiện của
mình (vi phạm Quy tắc 10.3), sau đó khi khơng có khả năng giải quyết vụ việc của
khách hàng thì cũng khơng tiến hành thỏa thuận với khách hàng để làm phát sinh tranh
chấp (vi phạm Quy tắc 12.3), thù lao của ông Út theo hợp đồng là 30% giá trị tài sản
thu hồi, ông Út đã nhận của khách hàng 1 tỷ đồng nhưng không thực hiện theo đồng
dịch vụ pháp lý đã ký, việc không trả lại tiền cho khách hàng cũng được xem như hành
vi chiếm giữ, sử dụng tiền của khách hàng trái với thỏa thuận (Quy tắc 9.1). Tiếp theo
đó, khi chuyển lại cho khách hàng 200 triệu đồng thì ơng Út cho rằng số tiền này là
cho khách hàng mượn, ông Út đã không thể hiện sự minh bạch về vấn đề tiền bạc
trong quan hệ với khách hàng, vi phạm nghiêm trọng quy tắc đạo đức và ứng xử của
người làm luật sư trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Nguyên nhân
này cũng xuất phát từ việc các vấn đề thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý cịn
nhiều lỗ hổng, khó xác định một cách rành mạch quyền và nghĩa vụ của các bên trong
một số tình huống cụ thể, chưa quy định rõ về những điều khoản trong hợp đồng nghĩa
vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng, đặt biệt là liên quan đến vấn đề thù lao hay các
khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán cho luật sư sẽ giải quyết như thế nào khi luật
sư không thực hiện được theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
Liên quan đến hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với khách hàng, trên thực tiễn có
rất nhiều trường hợp cịn khơng ký hợp đồng dịch vụ pháp lý mà đã nhận tiền của
khách hàng. “Luật sư Phạm Hồng Thái – Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Thái, đã
nhận ủy quyền cho một khách hàng trong một vụ tranh chấp dân sự nhưng không ký
hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật sư Thái đã không làm hết trách nhiệm của một Luật sư
đối với những nội dung mà Luật sư này đã thống nhất, thỏa thuận với khách hàng,
khiến khách hàng khiếu nại đề nghị trả lại số tiền (10 triệu đồng) mà Luật sư này đã
nhận của họ trước đó”4. Luật sư Thái đã không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý mà nhận
tiền của khách hàng là vi phạm quy định của Luật luật sư và Bộ Quy Tắc.
Việc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý là quy tắc bắt buộc trong Bộ Quy Tắc mà luật
sư phải tuân theo, khi nhận vụ việc của khách hàng luật sư phải ký hợp đồng dịch vụ
pháp lý. Luật sư phải ký hợp đồng và giải thích rõ cho khách hàng các quyền và nghĩa
3 Minh Anh – Thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Phạm Công Út , Pháp luật TP.HCM />4 Tâm Lụa – Khi luật sư nhập nhèm tiền bạc, Tuổi trẻ online - />
Trang 5
vụ của khách hàng, minh bạch, rõ ràng thù lao trong hợp đồng trước khi nhận tiền của
khách hàng, việc này không chỉ tuân thủ đúng quy tắc đạo đức của luật sư mà cịn có ý
nghĩa trong giải quyết tranh chấp với khách hàng và là công cụ bảo vệ luật sư trong
mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng khi có tranh chấp xảy ra.
2.2
Nhận, chiếm giữ tiền của khách hàng trái quy định
Luật sư là người nắm rõ pháp luật, hiểu rõ được những hành vi nào là vi phạm
pháp luật nhưng lại vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề luật sư và vi phạm
quy định của pháp luật là không thể chấp nhận được. Đối với người hành nghề luật sư,
ngoài kiến thức và kinh nghiệm thì phải là một người có đạo đức, tn thủ pháp luật thì
mới trở thành tấm gương cho xã hội noi theo.
“Luật sư Trần Hữu Kiển (Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre) và bà Trương Thị Thu Thủy
ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để hỗ trợ trong vụ chia di sản thừa kế. Hợp đồng có nội
dung luật sư Kiển sẽ đảm bảo cho bà Thủy nhận được khoảng 2 tỉ đồng thừa kế. Khi bản
án được thi hành, bà Thủy nhận 1,4 tỉ đồng. Số tiền này được chuyển vào tài khoản của
luật sư Kiển. Ơng Kiển lại khơng chuyển số tiền cho thân chủ mà lấy lý do vụ việc rất
phức tạp, chưa giải quyết xong, cần liên hệ TAND Tối cao để giải quyết. Bà Thủy biết
luật sư Kiển lần lữa không trả tiền trong suốt 3 năm nên làm đơn tố cáo gửi cơ quan
điều tra giải quyết”5. Qua vụ việc trên, chúng ta thấy rõ được hành vi vi phạm của luật sư
Kiển trong quan hệ với khách hàng vi phạm Quy tắc 9 trong Bộ Quy Tắc những việc luật
sư không được làm trong quan hệ khách hàng cụ thể là Quy tắc 9.1“Nhận, chiếm giữ, sử
dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng”.
Theo thông tin từ vụ việc trên, luật sư Kiển đảm bảo cho bà Thủy nhận được 2 tỷ đồng
tiền thừa kế, nhưng hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với bà Thủy mức thù lao lên đến 1,7
tỷ đồng, bà Thủy đã yêu cầu thay đổi nhiều lần nhưng không được, đến khi hành án lại
chuyển số tiền này vào tài khoản của luật sư Kiển và luật sư Kiển lại không trả lại tiền
cho khách hàng. Ngoài vi phạm liên quan đến việc chiếm giữ tiền của khách hàng, luật
sư Kiển còn vi phạm việc hứa hẹn, cam kết kết quả vụ việc với khách hàng. Ngoài ra,
việc thỏa thuận mức thù lao với khách hàng cịn khơng rõ ràng trong hợp đồng dịch vụ
pháp lý, gây nhiều mâu thuẫn. Trong vụ việc trên còn thể hiện nhiều sự bất cập trong
việc thi hành án khi chuyển tiền vào tài khoản của luật sư, mà không phải chuyển tiền
vào tài khoản của khách hàng nên mới tạo cơ hội cho luật sư chiếm giữ tiền của khách
hàng trái quy định.
“Phạm Thị Ái Liên nguyên là luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đồng Tháp bị
buộc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt bị cáo Liên 24 năm tù về hai tội danh trên. Trong
quá trình hành nghề luật sư, Liên lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để làm quen với
5 Tâm Lụa – Khi luật sư nhập nhèm tiền bạc, Tuổi trẻ online - />
Trang 6
một số người, trong đó có người mà Liên từng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong
vụ kiện dân sự. Sau đó, Liên hỏi vay tiền của họ với lãi suất 3% - 12%/tháng để cho
vay lại hoặc đáo hạn ngân hàng nhưng thực chất là tiêu xài cá nhân. Liên đã có hành
vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 2,7 tỉ đồng. Ngoài ra, Liên đã giả tạo hợp đồng
ủy quyền của chị D.T.L tại Chi cục thi hành án dân sự TP.Cao Lãnh để nhằm chiếm
đoạt số tiền mà khách hàng nhận được sau khi chị D.T.L thắng kiện” 6. Chị Liên là một
người luật sư nhưng lại vi phạm nghiêm trọng tư cách và đạo đức nghề nghiệp, hành vi
chiếm giữ tiền của khách hàng không chỉ vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử trong Bộ
Quy Tắc và Luật luật sư mà cịn dẫn đến bị truy cứu tránh nhiệm hình sự.
Mỗi người luật sư là bộ mặt của chung của tất cả những người đang hành nghề
luật sư, vụ việc trên có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nghề luật sư trong xã
hội, làm mất niềm tin của khách hàng đối với giới luật sư, ảnh hưởng đến danh dự và
nhân phẩm của những người làm luật.
2.3
Hứa hẹn, cam kết với khách hàng về kết quả vụ việc
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp luật sư cam kết, hứa hẹn với khách hàng
về kết quả của vụ việc, có những trường hợp là cam kết trực tiếp trong hợp đồng dịch
vụ pháp lý, có những trường hợp là thỏa thuận “miệng” với khách hàng về kết quả vụ
việc. Khi thực hiện vụ việc cho khách hàng, luật sư phải xác định rõ đúng trách nhiệm
của mình, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích cho khách hàng, thực hiện vụ việc có trách
nhiệm và làm hết khả năng của mình là những vấn đề luật sư có thể cam kết với khách
hàng nhưng luật sư tuyệt đối không được cam kết, hứa hẹn về kết quả thực hiện vụ
việc (Quy tắc 9.8 Bộ Quy Tắc).
“Ngày 20/7/2014, Luật sư Hiền ký hợp đồng dịch vụ với bà L để bào chữa và
bảo vệ quyền lợi cho L.V.M tại TAND TX Bình Minh và TAND tỉnh Vĩnh Long. Trong
hợp đồng dịch vụ nói trên, ở phía dưới cùng cịn có phụ chú viết bằng tay với nội
dung: “Nếu ông L.V.M. không được hưởng án treo bên B sẽ hồn lại số tiền chi phí đã
nhận” với chữ ký cũng như ghi tên Luật sư Nguyễn Thanh Hiền. Thực tế sau đó, ơng
M. bị TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt 3 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Và bà L. đã liên hệ với Luật sư Hiền để yêu cầu hoàn trả lại số tiền chi phí (55 triệu
đồng – PV) nhưng khơng được trả lại, khiến bà L. bức xúc, gửi đơn khiếu nại đến Sở
Tư pháp và Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho rằng Luật sư Hiền đã hứa hẹn kết quả
nhưng khơng đạt được thì chây ỳ khơng trả lại tiền theo thỏa thuận” 7. Luật sư Hiền đã
vi phạm Quy tắc đạo đức của luật sư trong việc cam kết, hứa hẹn với khách hàng về
kết quả vụ việc là cho khác hàng được hưởng án treo và việc hứa hẹn này còn được ghi
rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
6 Luật sư ra tịa vì bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 4,8 tỷ đồng, Thanh Niên , />7 Binh Huyền - 'Tuýt còi' những luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Công an nhân dân online />
Trang 7
Trong các vụ vệc bào chữa trong các vụ án hình sự hay bảo vệ quyền và lợi ích
cho khách hàng trong vụ việc dân sự, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động đến kết
quả vụ việc nên luật sư không thể đảm bảo hay chắc chắn về kết quả cuối cùng của vụ
việc mà kết quả vụ việc còn phụ thuộc vào các đối tượng khác như cơ quan điều tra,
thẩm phán, các chứng cứ giải quyết vụ việc, lời khai của đương sự … Việc luật sư cam
kết với khách hàng về kết quả vụ việc ngoài việc vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề luật cịn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín trong quan hệ giữa luật sư và khách hàng,
đôi khi cịn bị khách hàng kiện ngược lại vì khơng thực hiện được theo như cam kết
của luật sư.
Ngoài ra, khi đã cam kết về kết quả, luật sư sẽ có xu hướng tiêu cực, làm mọi
cách để đạt được cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng với khách hàng, dẫn đến nhiều
hệ lụy tiêu cực của luật sư trong quá trình giải quyết vụ việc của khách hàng như tiêu
cực trong mối quan hệ với thẩm phán, các đương sự khác và cố tính khơng tơn trọng
sự thật khách quan hoặc sẽ cố gắng tạo dựng ra các bằng chứng, chứng cứ giả,…. Rất
nhiều hệ lụy phát sinh từ việc cam kết, hứa hẹn với khách hàng về kết quả vụ việc vì
việc cam kết, hứa hẹn này sẽ là căn cứ để luật sư tính thù lao với khách hàng.
2.4
Thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết vụ việc của khách hàng
“Đó là hành vi mà luật sư Nguyễn Văn Ne - Trưởng văn phòng luật sư số 7 đã
mắc phải, được xác định vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt
Nam và bị kỷ luật với hình thức “cảnh cáo”. Luật sư Nguyễn Văn Ne lại là “đương
kim” Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư TP Cần Thơ nhưng khi thực hiện vụ việc của
khách hàng không chỉ làm mất hồ sơ của khách hàng mà sau khi ký hợp đồng dịch vụ
pháp lý, nhận tiền của khách hàng rồi, luật sư Ne lại không thực hiện nội dung đã ký
kết mà để cho khách hàng tự bơi. Cho tới khi khách hàng bị thiệt hại, khiếu nại đến cơ
quan chức năng, luật sư Ne mới lo chạy khắc phục hậu quả do mình gây nên”8. Luật
sư Ne đã vi phạm trách nhiệm của luật sư trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp
lý với khách hàng, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng, đặc biệt là việc đã
nhận tiền từ khách hàng nhưng không thực hiện giải quyết vụ việc. Nếu xét trong khía
cạnh quan hệ kinh doanh thương mại thì luật sư đã nhận tiền, nhưng khơng cung cấp
dịch vụ là vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng và nếu xét trong quan hệ kinh doanh
thương mại theo quy định của luật thương mại thì luật sư còn phải chịu phạt vi phạm
và bồi thường thiệt hại cho khách hàng với số tiền khách hàng bỏ ra nhưng lại không
được cung cấp dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, quan hệ giữa
luật sư và khách hàng là quan hệ dân sự, chịu sự điều chỉnh của Luật luật sư và các
Quy tắc đạo đức & ứng xử của nghề luật sư, luật sư Ne đã không bảo quản các tài liệu
của khách hàng cung cấp cho luật sư để giải quyết vi phạm Quy tắc 12.2 “Luật sư
nhận và có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài liệu, hồ sơ mà khách hàng giao cho
8 Binh Huyền - 'Tuýt còi' những luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Công an nhân dân online />
Trang 8
mình theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với khách hàng” và vi phạm Quy
tắc 12.1 và 12.3 trong khi thực hiện vụ việc của khách hàng, luật sư đã khơng chủ
động, tích cực giải quyết vụ việc, thể hiện thái độ ứng xử không phù hợp trong quan hệ
với khách hàng khi giải quyết vụ việc, không có tinh thần trách nhiệm trong khi giải
quyết vụ việc của khách hàng để xảy ra mâu thuẫn, khách hàng khiếu nại. Ngồi
những biện pháp kỹ luật, luật sư cịn phải chịu bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra
cho khách hàng về việc làm mất tài liệu và vi phạm hợp đồng vì đã khơng thực hiện
đúng nghĩa vụ của luật sư trong quan hệ khách hàng.
2.5
Xung đột lợi ích trong quan hệ khách hàng
Xung đột lợi ích trong quan hệ khách hàng được quy định tại Quy tắc 15 của Bộ
Quy Tắc. Để đảm bảo tính cơng bằng, khách quan khi giải quyết vụ việc, Bộ Quy Tắc
đã quy định rõ các trường hợp xung đột lợi ích mà luật sư phải từ chối giải quyết để
không ảnh hưởng về quyền và lợi ích của các bên. Ngoài ra, quy định về các trường
hợp xung đột lợi ích trong quan hệ với khách hàng còn để đảm bảo các vấn đề liên
quan đến bảo mật thông tin, bí mật kinh doanh của các cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp mà luật sư đã nhận vụ việc giải quyết.
Trong thực tiễn các công ty và doanh nghiệp lớn trong các phạm vi, lĩnh vực
hoạt động thường có những quy định đặt biệt trong hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với
luật sư mặc dù khơng có xung đột về lợi ích theo Bộ Quy Tắc để bảo vệ thơng tin và bí
mật kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, một hãng luật không được đồng thời ký hợp
đồng dịch vụ tư vấn cho 2 nhãn hàng cùng kinh doanh về nước giải khát như Coca và
Pepsi.
“Trước năm 2008, ông T. là chuyên viên pháp chế cho Công ty P. Trong thời
gian làm chuyên viên pháp chế cho Công ty P., ông T. từng được công ty giao giải
quyết vụ tranh chấp giữa công ty với ông V. Sau đó ơng ra làm luật sư và đến tháng
9/2012, nhận bảo vệ quyền lợi cho ông V. trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng với Công
ty P. Biết chuyện, Công ty P. đã gửi đơn u cầu tịa khơng chấp nhận tư cách luật sư
bảo vệ bị đơn của luật sư T”9. Về tình huống trên, có rất nhiều quan điểm cho là ơng T
khơng sai vì khơng vi phạm quy định của Luật luật sư và Bộ Quy Tắc, Quy tắc số 15
chỉ quy định về việc luật sư khơng được nhận vụ việc mà hai khách hàng có quyền lợi
đối lập nhau. Ông T trong trường hợp này có 2 tư cách, một là tư cách người lao động
làm việc cho công ty, nhận ủy quyền để thực hiện vụ việc và thứ hai là tư cách luật sư
để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, trong những trường hợp này
nếu là luật sư T để bảo vệ danh tiếng cũng như thể hiện tính trung thực, khách quan
của vụ việc thì nhiều luật sư sẽ chọn phương án từ chối giải quyết để tránh xung đột
lợi ích và bảo mật thơng tin cho công ty đã từng làm việc. Thực tế Bộ Quy Tắc và Luật
9 Luật sư Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam – Khi luật sư là “người cũ”, Người đưa tin – Cơ
quan của Hội Luật Gia Việt Nam, />
Trang 9
luật sư đã khơng có quy định rõ ràng về những trường hợp tương tự như trên. Việc quy
định rõ ràng giúp các luật sư có thể dễ dàng trong việc tiếp nhận giải quyết vụ việc và
tránh xung đột lợi ích.
Để tránh xung đột lợi ích trong quan hệ khách hàng, luật sư tuân thủ các quy
định của Bộ Quy Tắc và Luật luật sư. Trong những trường hợp chưa có quy định cụ
thể, luật sư cần có một thái độ cư xử đúng mực, hợp tình hợp lý, đảm bảo tôn trọng sự
thật khách quan của vụ việc, tránh làm phát sinh mâu thuẫn, xung đột lợi ích.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM QUY TẮC ĐẠO ĐỨC &
ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
3.1
Xác lập các vấn đề liên quan trong hợp đồng dịch vụ pháp lý
Từ thực tiễn về các hành vi vi phạm trong quan hệ với khách hàng, để hạn chế
việc này, luật sư cần phải xác lập tất cả các vấn đề trong hợp đồng dịch vụ pháp lý với
khách hàng một cách chi tiết và cụ thể như căn cứ tính thù lao, mức thù lao, quá trình
giải quyết vụ việc của luật sư sẽ bao gồm những cơng việc gì, quyền và trách nhiệm
của mỗi bên, trường hợp luật sư đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc khách hàng đơn
phương chấm dứt hợp đồng thì thù lao của luật sư sẽ được giải quyết như thế nào với
khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán…Tất cả những vấn đề này phải được quy
định cụ thể trong hợp đồng.
Về vấn đề thù lao của luật sư, luật sư khi nhận vụ việc của khác hàng cần phải
dự liệu được các công việc mà luật sư sẽ thực hiện theo các giai đoạn, hạng mục để
làm căn cứ tính tốn thù lao cụ thể trong hợp đồng, việc này vừa đảm bảo được các
khối lượng công việc cần thực hiện tương đương với cơng sức và chi phí mà luật sư bỏ
ra khi giải quyết vấn đề. Các chi phí phát sinh khác chưa xác định được ở thời điểm
hiện tại ( như chi phí đi lại, ăn ở…) cũng nên quy định trong hợp đồng và tách thành
khoảng chi phí riêng để thỏa thuận với khách hàng để tránh phát sinh tranh chấp. Việc
tính tốn được mức thù lao hợp lý tương ứng với hiệu quả chất lượng trong cơng việc
cịn làm ảnh hưởng đến mức độ quảng bá của khách hàng về uy tín, danh dự và đạo
đức của người luật sư đó. Ngồi việc thỏa thuận thù lao trong hợp đồng, luật sư lưu ý
về các về khoản tiền khác khi thỏa thuận với khách hàng như việc hứa thưởng khi
hồn thành cơng việc cũng được xem là hành vi đòi hỏi thêm khoản tiền từ thù lao,
luật sư cần cân nhắc để tránh vi phạm về quy định “Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một
khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngồi khoản thù lao và chi phí đã thoả
thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý” (căn cứ Điều 9 Luật luật sư).
Quan hệ của luật sư và khách hàng là quan hệ dân sự, vì vậy khi xảy ra tranh
chấp thì mỗi bên đều có quyền u cầu bồi thường, nếu khách hàng vi phạm hợp đồng
đã ký thì luật sư cũng có quyền u cầu bồi thường để hạn chế những tổn thất mà luật
sư đã bỏ ra trong quá trình giải quyết vụ việc. Việc đảm bảo quy định rõ ràng về các
Trang 10
điều khoản trong hợp đồng dịch vụ pháp lý là căn cứ để bảo vệ luật sư khi có tranh
chấp với khách hàng xảy ra và giúp luật sư minh bạch trong quan hệ với khách hàng.
3.2
Giải quyết bất đồng và mâu thuẫn với khách hàng
Việc thực tiễn có nhiều khách hàng khiếu kiện luật sư lên các cơ quan chức
năng làm ảnh hưởng rất lớn đến nghề luật sư trong xã hội. Khi luật sư và khách hàng
có mâu thuẫn hoặc tranh chấp luật sư phải chủ động để hòa giải và thỏa thuận với
khách hàng. Thỏa thuận và chủ động làm việc với khác hàng trong các giai đoạn giải
quyết vụ việc rất quan trọng trong quan hệ giữa luật sư và khách hàng, giúp luật sư
luôn tương tác và thông tin với khách hàng để khách hàng nắm bắt và dễ dàng giải
quyết khi có xung đột.
Trong quan hệ kinh doanh thương mại, một sản phẩm dịch vụ tốt khi nó thỏa
mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và chất lượng mà dịch vụ đó đem lại cho người
tiêu dùng, nghề luật sư cũng là nghề dịch vụ của xã hội và nghề luật sư chịu sự ảnh
hưởng lớn của khách hàng. Khi thực hiện vụ việc của khách hàng, luật sư phải tuân thủ
đúng quy định của pháp luật và Bộ Quy Tắc, thể hiện là một người có tư cách đạo đức
tốt, có thái độ và ứng xử tốt với khách hàng.
3.3
Thể hiện trách nhiệm của nghề luật sư bằng chứ “Tín”, chữ “Tâm”
Trong q trình hành nghề luật sư, luật sư phải khơng để tiền bạc chi phối đạo
đức nghề nghiệp. Mỗi luật sư phải tự ý thức được phẩm giá và uy tín để tự điều chỉnh
được hành vi của mình. Đồng thời, các luật sư phải thực sự yêu quý, trân trọng nghề
nghiệp của mình để khơng vướng phải những vấn đề trong quan hệ khách hàng để làm
uy tín bị giảm sút. Quan hệ với khách hàng là “lửa thử vàng” với luật sư. Uy tín, lương
tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư có tiêu cực hay khơng đều xuất phát từ mối
quan hệ này. Vì vậy, luật sư phải thể hiện chữ “Tín” trong quan hệ với khách hàng.
Luật sư hành nghề phải dựa trên cái “Tâm” trong sáng. Chữ “Tâm” ở đây được
hiểu là phải tâm huyết, u và hiểu nghề và có trách nhiệm trong cơng việc. Luật sư
phải yêu nghề và đi theo nghề bằng con đường chân chính, bằng việc vận dụng đúng
pháp luật. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của những luật sư
đang hoạt động hiện nay là sự đam mê, chân chính trong cách làm việc.
Hành nghề và hoạt động theo đúng quy tắc đạo đức của nghề luật sư thật sự rất
khó và cần sự nỗ lực rất lớn từ chính bản thân người luật sư. Ngoài thực hiện theo quy
tắc đạo đức hành nghề, người Luật sư phải biết linh hoạt vận dụng các quy tắc trong xã
hội, phải có cái tâm trong nghề, phải liên tục học hỏi và nâng cao kỹ năng, chun
mơn nghiệp vụ, có như vậy, luật sư mới đáp ứng được lòng tin của khách hàng, xu thế
phát triển của xã hội, xứng đáng với nghề “luật sư” cao quý mà xã hội đã đề ra. Mỗi
luật sư phải tự điều chỉnh hành vi của mình và cơ sở của sự tự điều chỉnh đó chính là
đạo đức. Luật sư hành nghề với mục tiêu phụng sự công lý, tơn trọng và dựa trên pháp
luật thì trước hết phải xuất phát từ nền tảng đạo đức của chính người luật sư đó.
Trang 11
KẾT LUẬN
Thực trạng nêu trên chỉ là một phần của thực trạng luật sư vi phạm Quy tắc đạo
đức và ứng xử của nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách hàng, trên thực tế cịn
có nhiều trường hợp khác mà trong bài tiểu luận chưa đề cập được hết tình trạng luật
sư vi phạm trong quan hệ với khách hàng. Có thể thấy tình trạng luật sư vi phạm đạo
đức nghề nghiệp trong quan hệ với khách hàng để bị kỷ luật với các hình thức như xóa
tên khỏi danh sách, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật hay luật sư cịn bị xử lý hình sự
vì vi phạm pháp luật. Thực trạng vi phạm của luật sư làm ảnh hưởng đến bộ mặt chung
của nghề luật và làm giảm uy tín của luật sư trong xã hội. Không giống như những
nghề khác, nghề luật sư mặc dù cũng được xem là nghề cung cấp dịch vụ cho khách
hàng nhưng chịu sự điều chỉnh của những Quy tắc đạo đức & ứng xử, để cung cấp
dịch vụ tốt thì luật sư phải là một người có đạo đức tốt và ứng xử chuyên nghiệp. Bởi
lẽ các Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề luật sư cũng xuất phát từ những vấn đề
phát sinh trong thực tiễn của nghề luật. Những người luật sư được xem là thành cơng
trong sự nghiệp trước hết khơng phải chỉ vì lợi ích vật chất trước mặt mà phải xuất
phát từ chính thái độ, đạo đức và trách nhiệm của một con người.
Quan hệ khách hàng là quan hệ rất quan trọng của nghề luật sư, có quan hệ với
khách hàng tốt giúp luật sư có thể mở rộng phạm vi công việc, nâng cao giá trị của bản
thân và phát triển tối đa quá trình hành nghề của một người luật sư. Để làm được điều
đó, luật sư phải nắm rõ các Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề luật sư để tránh vi
phạm. Luật sư phải là một người nắm rõ được các quy định của pháp luật và phải có kĩ
năng hành nghề, để trở thành một người luật sư giỏi, luật sư không chỉ trau dồi thêm
các kiến thức pháp luật mà phải tích lũy thêm các kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng
vào trong công việc. Nghề luật sư là nghề thực hiện quyền tư pháp trong xã hội, luật sư
tuyệt đối phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các Quy tắc đạo đức và ứng xử của
nghề luật trong mối quan hệ với khách hàng, không để tiền bạc, vật chất chi phối quá
trình hành nghề ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trong quan hệ với khách
hàng, luật sư phải rõ ràng trong các vấn đề liên quan đến thù lao, tiền bạc, đôi khi phải
biết từ chối đúng lúc, đúng thời điểm để không ảnh hưởng đến danh tiếng nghề nghiệp,
đã là người hành nghề luật sư luôn phải đưa đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu trước
các lợi ích vật chất.
Thực tế có những tình huống chưa được quy định cụ thể trong quan hệ khách
hàng thì luật sư cũng cần phải có một cách xử lý linh hoạt đảm bảo được quyền lợi của
khác hàng nhưng quyền lợi của mình cũng khơng bị ảnh hưởng, đơi khi luật sư cịn
phải nhượng bộ khách hàng để giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng và đảm bảo
uy tín của luật sư. Ở trong những tình huống khó xử lý, luật sư cũng cần phải có kĩ
năng đàm phán và thỏa thuận với khách hàng để tránh làm phát sinh tranh chấp. Là
một người luật sư có đạo đức, biết cách đối nhân xử thế, biết cách duy trì các mối quan
Trang 12
hệ của khách hàng và luôn trau dồi kinh nghiệm, kiến thức là những người luật sư
thành công trong công việc, tạo dựng được niềm tin cho khách hàng từ đó có thể xây
dựng hình ảnh người luật sư chân chính và phát triển ổn định nghề nghiệp luật sư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật luật sư số 65/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006 có hiệu lực ngày
01/01/2007.
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật Sư số: 20/2012/QH13 ban hành
ngày 20/11/2012 có hiệu lực ngày 01/07/2013.
3. Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Liên đoàn luật
sư Việt Nam ban hành ngày 31/12/2019.
4. Luật sư Nguyễn Thế Phong - Đạo đức nghề nghiệp Luật sư trong quan hệ với
khách hàng – Những điểm cần lưu ý, Tạp chí điện tử - Luật sư Việt Nam />5. Minh Anh – Thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Phạm Công Út ,
Pháp luật TP.HCM, />6. Luật sư ra tịa vì bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 4,8 tỷ đồng, Thanh Niên ,
/>7. Tâm Lụa – Khi luật sư nhập nhèm tiền bạc, Tuổi trẻ online ,
/>8. Binh Huyền - 'Tuýt còi' những luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Công an
nhân dân online, />9. Bạch Thị Nhã Nam – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh – Đánh giá xung đột
lợi ích trong mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng tại Việt Nam, Tạp chí điện
tử Luật sư Việt Nam, />10. Luật sư Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam – Khi luật sư là
“người cũ”, Người đưa tin – Cơ quan của Hội Luật Gia Việt Nam,
/>11. Luật sư Phạm Tuấn Anh – Đồn luật sư TP. Hồ Chí Minh – Đạo đức luật sư
không để tiền chi phối nghề, />
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16