Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TRONG GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN (Phần văn bản)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÝ DO CHON CHUYÊN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận.
Như chúng ta đã biết, bản chất văn học là nghệ thuật ngơn từ. Trong đó, tiếng
mẹ đẻ là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm văn học. Muốn hiểu tác phẩm văn học
thì khơng thể khơng thơng qua ngôn từ. Bộ môn Ngữ văn trong bậc trung học cơ sở
bao gồm cả ba phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập Làm Văn. Cả ba phân môn này đều
gắn bó với nhau về nội dung lẫn phương pháp.Chính vì vậy, người giáo viên đứng lớp
phải tăng cường thực hành, giảm lí thuyết và biết gắn liền tác phẩm với đời sống thực
tế để thu hút, lôi cuốn các em học sinh u thích học mơn Ngữ văn. Đặc biệt năm nay
là năm thứ năm mà ngành giáo dục đang thực hiện hai cuộc vận động lớn, đó là: “Hai
không - bốn nội dung” , “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
và năm học thứ ba mà ngành giáo dục đang thực hiện mơ hình “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”; Đây cũng là năm học thực hiện theo chủ đề “Tiếp tục thực
hiện đổi mới quản lí giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục” thì việc tăng cường
tính thực hành trong tiết dạy Ngữ văn lại càng cần thiết hơn.
Phân môn Văn cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức về tác phẩm văn học,
giúp học sinh vận dụng những kiến thức đó vào phân mơn Tập làm văn và Tiếng việt.
Nếu giáo viên biết thiết kế các phần thực hành phù hợp với khả năng tư duy cho
người học thì sẽ gây hứng thú học tập cao, đồng thời cũng gây kích thích tư duy sáng
tạo và nhạy bén trong việc tiếp xúc tác phẩm của người học.
Việc vận dụng thực hành hoàn toàn phụ thuộc vào sự linh hoạt của từng giáo
viên đứng lớp. Căn cứ vào nội dung bài học và trình độ của từng đối tượng học sinh,
người giáo viên phải biết lựa chọn các phần thực hành sao cho thích hợp nhằm giúp
học sinh giải quyết tốt nhiệm vụ học tập của mình và bộc lộ cách hiểu và cảm nhận
của mình một cách tự tin, chủ động. Như vậy trong một giờ dạy Văn bản, giáo viên có
thể vận dụng những phần thực hành khác nhau, khơng nên gị bó hay theo một khuôn


mẫu nhất định, nếu như vậy sẽ gây nhàm chán cho học sinh và bài dạy trở nên đơn
điệu.
Đứng trước thực tế đó, chúng ta những giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn cần
biết cách áp dụng phần thực hành vào việc giảng dạy là phương pháp tối ưu nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh, hướng cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức và
rèn luyện kĩ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết tiếng Việt khá thành thạo. Nếu có được kĩ
năng như trên thì trước hết học sinh phải biết tóm tắt, phân tích, cảm nhận và bình
giảng tác phẩm một cách nhuần nhuyễn. Đó chính là lí do mà chúng tơi chọn chuyên
1


đề: Sử dụng một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng trong giờ học Ngữ
Văn (Phần văn bản).
2. Cơ sở thực tiễn.
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, trong chương trình Ngữ văn THCS đối với
phân môn văn, việc hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung của mỗi văn bản là không
hề đơn giản. Trong khn khổ một tiết học chỉ có 45 phút, thời gian giành nhiều cho
việc phân tích tác phẩm cịn phần bài tập trong phần luyện tập giáo viên thường
hướng dẫn học sinh về nhà làm.
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ,
khối chuyên môn cũng như sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, từ đó chúng tơi đã rút ra
những kinh nghiệm để vận dụng một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng
trong giờ học Ngữ văn (Phần văn bản).
b. Khó khăn:
Trong các biện pháp hỗ trợ, có một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện. Bên
cạnh đó có một số biện pháp như: Ngắm tranh ảnh học bài hoặc lồng ghép bài hát, …
khó thực hiện vì những thiết bị dạy học này cịn thiếu nên địi hỏi giáo viên phải tìm
tịi, sưu tầm phần nào cũng có ảnh hưởng nhiều thời gian trong việc chuẩn bị, đầu tư.
Qua việc thăm lớp dự giờ cho thấy phần đông học sinh là con em lao động,

ngồi việc học các em cịn phải phụ giúp gia đình kiếm sống, dẫn đến các em cịn lơ
là trong việc học. Hơn nữa nhiều phụ huynh học sinh cịn cho rằng mơn học Ngữ văn
chỉ cần học thuộc bài là được không cần đầu tư nhiều như các môn khoa học tự nhiên
cho nên giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, chúng ta cần phải làm gì để giúp các
em tiếp thu được các kiến thức cơ bản, rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhằm bồi
dưỡng sự hứng thú, niềm say mê đối với phần văn bản nói riêng và mơn Ngữ văn nói
chung. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, chúng tôi đưa ra một số giải pháp hỗ trợ để
nâng cao chất lượng trong giờ dạy học Ngữ văn phần văn bản. Xin được mạnh dạn
trao đổi cùng quý thầy cô.
II. PHẠM VI, MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

1. Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng trong giờ
dạy Ngữ văn phần văn bản.
2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS.
3. Mục đích nghiên cứu: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức
cho học sinh.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

Để có được một tiết học phần Văn bản sơi nổi, hào hứng đúng mục tiêu cần đạt
thì giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy của mình và các
biệp pháp vận dụng cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phải tạo tình huống có vấn đề trong thực hành.
- Phải sát với nội dung bài học và lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia.
- Phải ln thay đổi hình thức truyền đạt để kích thích tư duy cho người học,

tránh nhàm chán đơn điệu trong tiết dạy.
Dưới đây là một số biện pháp thực hành cụ thể mà chúng tôi đã áp dụng trong
những giờ dạy phần văn bản.
1. Tổ chức trò chơi:
a. Trò chơi “Tiếp sức”:
Đây là trò chơi tạo cho học sinh sự năng động, tinh thần đoàn kết tương trợ
nhau trong học tập.
* Hình thức thực hiện:
- Tổ chức học sinh thành các đội.
- Giáo viên nêu yêu cầu và thời gian thực hiện.
- Đánh giá kết quả.
Ví dụ:
- Khi dạy bài tóm tắt tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, giáo viên chia
lớp thành ba đội thi tóm tắt văn bản theo ba phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu
lạc, đồn tụ.
* Hình thức thực hiện:
Mỗi đội lần lượt cử một thành viên lên bảng tóm tắt một phần, nếu thành viên
của đội đó khơng tóm tắt được hết một phần thì thành viên khác sẽ tiếp tục lên tóm tắt
cho hồn chỉnh. Thời gian của mỗi đội là 5 phút. Nếu hết thời gian mà đội nào tóm tắt
đầy đủ ba phần của tác phẩm thì đội đó sẽ chiến thắng.
b. Trị chơi “Thi đọc diễn cảm”:
Đây là trò chơi giúp các em rèn kỹ năng đọc và nhớ lâu các nhân vật, nắm vững
nội dung bài học đồng thời tạo khơng khí hứng thú học tập cho học sinh.
* Hình thức thực hiện:
- Thi đọc cá nhân (nhóm)
- Giáo viên nêu yêu cầu

Học sinh thực hiện

Ví dụ:

3

Nhận xét đánh giá.


Khi dạy đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngơ Tất Tố, để tạo khơng
khí của tiết học sôi nổi. Giáo viên cho học sinh thi đọc diễn cảm.
* Hình thức thực hiện:
Đọc phân vai: Lấy bốn học sinh vào bốn vai.
+ Một học sinh đọc vai chị Dậu.
+ Một học sinh đọc vai anh Dậu.
+ Một học sinh đọc vai cai lệ.
+ Một học sinh đọc vai người nhà lý trưởng.
Qua việc thi đọc các em sẽ làm nổi bật thái độ, tính cách và bản chất của từng
nhân vật đồng thời cũng làm toát lên chủ đề của văn vản: Tức nước thì vỡ bờ.
Học sinh nào đọc đúng giọng thể hiện được tâm trạng, tính cách, bản chất của
nhân vật thì được điểm cao.
c. Trị chơi “Tập làm giám khảo”:
Đây là trò chơi giúp học sinh rèn kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.
* Hình thức thực hiện:
- Giáo viên nêu yêu cầu

Học sinh thực hiện

Nhận xét đánh giá.

Ví dụ:
Khi dạy bài “Ếch ngồi đáy giếng” giáo viên yêu cầu học sinh tự rút ra bài học
trong cuộc sống.
* Hình thức thực hiện:

Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bài trong thời gian 2 phút. Giáo viên gọi bốn học
sinh lên bảng trình bày bài làm của mình, trong quá trình các bạn lên trình bày những
học sinh cịn lại ở dưới lớp là giám khảo. Sau khi bốn học sinh trình bày xong thì giáo
viên đề nghị giám khảo nhận xét và cho điểm bằng cách giơ tay. Nếu bạn nào được
giám khảo bình chọn nhiều nhất thì bạn đó sẽ chiến thắng.
d. Trị chơi “Đóng kịch ngắn” (Dùng trong hoạt động ngoại khóa):
Đối với trị chơi này khơng những giúp học sinh nhớ lâu các nhân vật, nắm
vững nội dung bài học mà cịn giúp học sinh có khả năng bộc lộ cảm xúc, diễn xuất
tạo khơng khí học tập sơi nổi.
* Hình thức thực hiện:
Giáo viên phân vai cho học sinh chuẩn bị, tập duyệt, biểu diễn.
Ví dụ:
- Khi dạy văn bản “Bắc Sơn” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, giáo viên cho
học sinh đóng kịch về cuộc xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.
* Hình thức thực hiện:
4


+ Một học sinh đóng vai nhân vật Cửu – một chiến sĩ cách mạng với tinh thần
nhiệt tình, hăng hái nhưng lại rất nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm
và định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin
Thơm.
+ Một học sinh đóng vai nhân vật Thái là một người bình tĩnh, sáng suốt. Thái
đã củng cố được lòng tin của Thơm vào cách mạng và tin vào bản chất của cơ.
+ Một học sinh đóng vai nhân vật Thơm: Với hành động dứt khoát, đứng hẳn
về phía cách mạng để cứu Thái và Cửu khi bị Ngọc truy đuổi. Thơm cũng rất khơn
ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng.
+ Một học sinh đóng vai nhân vật Ngọc: Một địa vị thấp kém trong bộ máy cai
trị của thực dân. Y đã thể hiện rõ bộ mặt Việt gian, khi ra sức truy lùng những người
cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Cửu và Thái. Mặt khác Ngọc muốn

che dấu Thơm về bản chất và hành động của mình, nhưng tâm địa và tham vọng của
Ngọc vẫn cứ lộ ra trước mặt Thơm – khi Ngọc bộc lộ sự ghen tức và ý đồ trị lại thằng
Tốn ở làng.
Qua tình huống kịch học sinh khơng những nắm rõ nội dung của bài học mà
còn biết phân biệt được tính cách của từng nhân vật. Qua đó, thể hiện thái độ và tình
cảm của mình đối với những nhân vật đó.
2. Quan sát tranh ảnh:
Đây là biện pháp rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, nhận biết thơng tin qua các
kênh hình. Từ đó giúp cho học sinh nắm vững kiến thức.
Khi giáo viên phân tích ba câu thơ cuối trong bài “Đồng chí” của nhà thơ
Chính Hữu, giáo viên chiếu hình ảnh hai người lính đứng gác.

Và đặt câu hỏi: Hãy quan sát tranh và cho biết trong bức tranh đó có những hình ảnh
gì? Nêu ý nghĩ của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
+ Học sinh trả lời:
Hình ảnh đẹp ở câu thơ mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên
tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và
chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ…Các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau giữa

5


cuộc đời người lính cách mạng. Và ý nghĩa sâu xa hơn, đó cũng chính là biểu tượng
cho thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
Khi dạy đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong Truyện Kiều của nhà thơ
Nguyễn Du, giáo viên treo bức tranh.

Và nêu câu hỏi: Hãy quan sát bức tranh và cho biết cảnh vật ở lầu Ngưng Bích như
thế nào? Từ đó nêu cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều?
+ Học sinh trả lời:

Lầu Ngưng Bích cao ngất nghểu, chơi vơi giữa mênh mơng trời nước. Nhìn ra
chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Nàng Kiều trơ trọi giữa
khơng gian hoang vắng, khơng một bóng người. Qua đó cho ta thấy tâm trạng của
Thúy Kiều buồn và cô đơn.
Khi dạy bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt, giáo viên chiếu hình ảnh.

-

Và nêu câu hỏi: Quan sát hình ảnh và cho biết cảm nhận của em về tình bà cháu?
+ Học sinh trả lời:

6


Hình ảnh bếp lửa gắn bó suốt cả tuổi thơ của người cháu với sự chăm sóc, lo
toan vất vả và tình yêu thương, che chở của bà dành cho đứa cháu.
Khi dạy bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, giáo viên chiếu
hình ảnh.

Và nêu câu hỏi: Xem kĩ hình ảnh và cho biết hình ảnh “Dịng người đi trong thương
nhớ và kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” đẹp và sáng tạo ở chỗ nào?
+ Học sinh trả lời:
Hình ảnh “Dịng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực cịn “kết tràng
hoa” vừa là một hình ảnh thực vừa là hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo.Tác giả cho thấy
mỗi con người khi vào lăng viếng Bác mang theo một vòng hoa thể hiện lịng thành
kính của nhân dân đối với Bác, cịn mỗi một con người là một bơng hoa đẹp.
Khi dạy văn bản “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen giáo viên cho học
sinh quan sát bức ảnh:

7



Rồi đặt câu hỏi: Quan sát bức ảnh cho biết hồn cảnh của cơ bé bán diêm trong
đêm giao thừa.
+ Học sinh quan sát bức ảnh và trả lời.
Trong đêm giao thừa, trời rét buốt em bé đầu trần, chân đi đất. Cả ngày em
không bán được bao diêm nào, nên khơng giám về nhà vì sợ bố đánh. Em ngồi nép
vào một bức tường, thu đôi chân vào người. Ngồi trời mỗi lúc một rét buốt hơn, đơi
bàn tay em đã cứng đờ ra. Em đã quẹt một quê diêm để hơ đơi bàn tay cho đỡ lạnh.
Chính ánh sáng kì diệu của ngon lửa đã giúp em bé quên đi cái rét buốt của đêm 30 tết
Khi dạy bài “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, giáo viên chiếu bức ảnh.

Rồi đặt câu hỏi: Quan sát hình ảnh và cho biết ở đoạn kết truyện tác giả đã tập
trung miêu tả hành động của nhân vật Nhĩ với vẻ khác thường. Hãy giải thích sự khác
thường ấy?
+ Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời:
Hành động cuối cùng của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nơn nóng thúc dục cậu
con trai, hãy mau kẻo lỡ mất chuyến đị trong ngày. Hình ảnh này cịn gợi ra một ý
nghĩa khái quát hơn đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vịng vèo, chùng
chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó và hướng tới những
cái đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững.
Khi dạy bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên chiếu bức ảnh.

8


Rồi đặt câu hỏi: Quan sát hình ảnh và cho biết cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của
hình tượng con cò trong bài thơ?
+ Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời:
Hình ảnh con cị được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú

của nhà thơ. Hình ảnh con cị như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm
hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường. Hình ảnh
con cị cũng đã gợi lên ý nghĩa biểu tượng về lịng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu
dàng và bền bỉ của người mẹ.
Sau khi dạy xong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” phần kể tóm
tắt văn bản, giáo viên treo tranh và yêu cầu HS nhìn tranh kể lại văn bản.

9


3. Viết đoạn văn ngắn tại lớp:
Dạng bài này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết: Biết dùng từ, đặt câu, viết
đoạn hồn chỉnh, trình bày trơi chảy, mạch lạc.
Ví dụ:
Sau khi dạy xong văn bản “Tơi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh giáo viên cho
học sinh viết đoạn văn ngắn nói về tâm trạng của em trong buổi đến trường đầu tiên.
Hoặc khi dạy xong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng,
giáo viên cho học sinh viết đoạn văn (khoảng 7 đến 8 dòng) phát biểu cảm nghĩ về
tình cảm của bé Hồng đối với mẹ.
* Hình thức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu học sinh viết theo sự hiểu biết của từng cá nhân và lần lượt
trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Từ đó, tự bản thân của mỗi
học sinh rút ra ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để khắc phục và phát huy
trong bài học sau.
4. Dạng bài trắc nghiệm (Lựa chọn đúng sai):
Đối với dạng bài này tuy đơn giản nhưng lại giúp cho giờ học sinh động, học
sinh có thao tác nhanh, tiết kiệm được thời gian và khắc sâu được kiến thức.
* Hình thức thực hiện:
Giáo viên chuẩn bị trước ở nhà bằng bảng phụ hoặc trên máy chiếu. Giáo viên
treo bảng phụ hoặc chiếu lên máy chiếu bài tập trắc nghiệm. Gọi học sinh đọc bài tập,

xác định mục đích yêu cầu và trả lời bài tập bằng cách chọn câu đúng nhất.
Ví dụ:
- Khi dạy bài thơ “Đồn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận, giáo viên áp
dụng bài tập này vào phần tổng kết.
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
Nghệ thuật của bài thơ là:
A. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng
tượng phong phú độc đáo.
B. Bài thơ có nhiều sáng tạo, có nhiều âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng lạc quan.
C. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng
tượng phong phú độc đáo; có nhiều âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng lạc quan.
D. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng
tượng phong phú độc đáo; có nhiều âm hưởng hào hùng, lạc quan.
Khi dạy văn bản “Cố hương” của tác giả Lỗ Tấn, giáo viên áp dụng bài tập
trong phần tổng kết .
10


Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
Nhận xét nào đúng nhất về tác phẩm “Cố hương”?
A. Là truyện ngắn giàu chất trữ tình.
B. Là truyện có yếu tố hồi kí, đậm chất trữ tình.
C. Là tiểu thuyết lịch sử, đậm chất trữ tình.
D. Là hồi kí đậm chất trữ tình.
Khi kiểm tra bài cũ của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh
Hải.Sau khi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ, giáo viên cho câu hỏi trắc nghiệm.
Câu nào sau đây sắp xếp chính xác với mạch cảm xúc trong bài thơ “Mùa xuân
nho nhỏ”?
A. Mùa xuân con người – Mùa xuân đất nước – Mùa xuân thiên nhiên.
B. Mùa xuân thiên nhiên – Mùa xuân đất nước – Mùa xuân con người.

C. Mùa xuân thiên nhiên – Mùa xuân con người – Mùa xuân đất nước.
D. Mùa xuân đất nước – Mùa xuân con người – Mùa xuân thiên nhiên.
Qua những bài tập trắc nghiệm, giáo viên có thể kiểm tra được mức độ hiểu bài
của học sinh. Dạng bài tập này có thể áp dụng rộng rãi ở các tiết học như: Kiểm tra
bài cũ, luyện tập, củng cố, tổng kết từng phần hoặc cả bài…
5. Sử dụng lược đồ: (Áp dụng hình thức này để củng cố trọng tâm của một phần hoặc
cả bài)
Trong qúa trình giảng bài giáo viên có thể vẽ lược đồ tóm tắt các ý của phần
trọng tâm hoặc của cả bài trên bảng phụ hay trên máy chiếu rồi gọi học sinh lên bảng
khái quát lại nội dung bài học.
Ví dụ:
- Khi dạy bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, giáo viên sử dụng lược
đồ để củng cố phần một về “Cơ sở hình thành tình đồng chí”.
Anh

Cùng

Tơi

Q hương nghèo.

Chung lí tưởng chiến đầu.
11


Gắn bó keo sơn, chia sẻ mọi khó khăn

ĐỒNG CHÍ
Giáo viên vận dụng hình thức này vừa giúp học sinh mạnh dạn trình bày một
vấn đề trước tập thể một cách mạch lạc, vừa giúp học sinh học bài dễ nhớ, dễ hiểu và

nắm vững kiến thức.
6. Lồng ghép bài hát:
(Những bài thơ đã được phổ nhạc hoặc những bài hát liên quan đến nội dung bài học).
Giáo viên có thể áp dụng trước, sau hoặc trong quá trình dạy, cũng có thể sử
dụng trong q trình kiểm tra bài cũ của học sinh.
Ví dụ:
- Sau khi dạy xong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hồ bình” của nhà
văn G. Mác–két, giáo viên cho học sinh hát bài “Chúng em cần bầu trời hồ bình”,
nhạc và lời của Hoàng Long, Hoàng Lân.
- Khi dạy văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của nhà thơ Phạm Tiến
Duật, giáo viên giảng đến ý: Tình đồng chí, đồng đội của bài thơ này so với bài thơ
“Đồng chí” , ngồi tình đồng chí đồng đội, tình chiến đấu, cùng đoàn kết yêu thương,
cùng chia sẻ mọi gian lao thì họ cịn mở rộng ra hơn đó là tình cảm anh em, tình cảm
gia đình.Và giáo viên cho học sinh hát bài “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”- Một
bài thơ hay của nhà thơ Hữu Thỉnh được phổ nhạc.
- Sau khi dạy xong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh
Khuê, giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Cô gái mở đường”
- Hoặc sau khi dạy xong bài: “Đồng chí”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng me”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác” giáo viên có thể hát hoặc yêu cầu
học sinh hát cũng có thể cho học sinh nghe băng đĩa.
Với những tiếng hát hào hùng, sôi nỗi như: Năm anh em trên một chiếc xe tăng,
Chúng em cần bầu bầu trời hồ bình …hay với giọng êm dịu, du dương, trầm bổng
như: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng
Bác…thì khơng những giúp học sinh thư giản để tiếp tục học mơn học khác mà cịn
làm cho các em nhớ mãi và khắc sâu bài học vào tâm trí của mình.
7. Sử dụng bản đồ tư duy:
Giáo viên có thể áp dụng trong quá trình dạy hoặc sau khi củng cố, cũng có thể
sử dụng trong q trình kiểm tra bài cũ của học sinh.
12



Ví dụ:
- Trong qúa trình dạy văn bản “Thầy bói xem voi”, giáo viên có thể vừa phân
tích vừa vẽ sơ đồ tư duy, giúp học sinh dễ nhận biết hồn cảnh, cách xem, cách phán
về voi của năm ơng thầy bói mù. Từ đó rút ra bài học.

- Khi dạy “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật và
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, giáo viên cho học
sinh vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt hoặc củng cố bài học.

13


Khi dạy xong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh phần củng cố giáo viên cho
học sinh khái quát toàn bộ nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.

II. KẾT QUẢ.
Việc áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng trong giờ học
Ngữ văn (Phần văn bản) chúng tôi nhận thấy một số ưu điểm sau:
- Giáo viên cải tiến được cách thức soạn giáo án, tăng cường áp dụng đồ dùng
dạy học và công nghệ thông tin vào trong tiết dạy học Ngữ văn, đặc biệt là phần văn
bản. Tạo khơng khí sơi nổi, gây hứng thú cho lớp học; tránh sự nhàm chán, hình thức
đơn điệu, thầy đọc trị chép.
- Học sinh tiếp thu bài theo hướng tích cực, hiểu nhanh, nhớ lâu; tinh thần học
tập cũng thoải mái và đạt kết quả cao hơn.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua quá trình thực hiện các biện pháp hỗ trợ trên, chúng tôi đã đúc kết được
một số kinh nghiệm thực tế như sau:

14



- Muốn học sinh tiếp thu một tác phẩm hay và đúng với mục tiêu cần đạt thì
trước hết người giáo viên phải biết tạo hứng thú trong giờ dạy.
- Giáo viên luôn phải nghĩ rằng: Các em học sinh đang sống trong thời đại cơng
nghệ thơng tin thì khơng thể ngồi trong lớp học một tiết mà chỉ nghe giáo viên nói
theo kiểu một chiều hoặc đơn thuần là thầy nói trị nghe. Vì vậy, trong mỗi tiết dạy
giáo viên cần phải sử dụng một số biện pháp hỗ trợ thích hợp để tác động đến tư duy
của học sinh.
- Giáo viên phải thường xuyên sử dụng các biện pháp hỗ trợ trên để nâng cao
chất lượng dạy học.
- Cuối cùng, để có được kết quả giảng dạy như mong muốn, người giáo viên
phải luôn không ngừng học tập, rèn luyện, nghiên cứu, học hỏi để nâng cao tay nghề
và có tâm huyết với nghề nghiệp. Có như vậy người giáo viên mới giúp các em biết
yêu thích tác phẩm, biết vận dụng cái hay, cái đẹp của nghệ thuật vào cuộc sống.

15


C. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.
I. Kết luận:
Như chúng tôi đã nêu trên, việc vận dung một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao
chất lượng trong giờ học Ngữ văn (Phần văn bản) đã mang đến một kết quả dạy - học
rất khả quan như: Đa số học sinh có hứng thú trong giờ học, hiểu bài tốt và công tác
giảng dạy cũng đạt hiệu quả cao hơn.
II. Kiến nghị:
- Theo quan điểm của chúng tôi, để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn việc
trang bị đầy đủ về đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh minh họa, đèn chiếu, băng hình,
tài liệu tham khảo ... là hết sức cần thiết. Vì vậy đề nghị nhà trường trang bị thêm
tranh ảnh, chân dung các tác giả, đèn chiếu, băng hình, đĩa nhạc, máy casette và tài

liệu liên quan đến phân môn Văn để nâng cao chất chất lượng dạy học trong môn Ngữ
văn.
* Trên đây chỉ là một số biện pháp mà chúng tôi vừa chắt lọc, thiết kế áp dụng
phù hợp với đối tượng học sinh của trường. Chuyên đề sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót.
Kính mong q thầy cơ đóng góp để chúng tơi có thêm nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy, nhất là giảng dạy (Phần văn bản).
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
DUYỆT CỦA BGH

Yên Đồng, ngày 6 tháng 12 năm 2012
Người thực hiện

NGUYỄN THỊ HƯƠNG THƠM

16



×