Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Ba bước để phát triển lãnh đạo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.91 KB, 4 trang )

Ba bước để phát triển lãnh đạo

Trong một nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh, các tổ chức đều tìm cách
tăng doanh thu và giảm bớt chi phí. Một số tổ chức tin rằng cách dễ
dàng nhất để làm việc này là cắt giảm ngân sách đào tạo nhân viên. Tuy
nhiên, những tổ chức có tầm nhìn chiến lược lại có cách làm khác:
không ngừng phát triển nhân sự của mình, đặc biệt là các lãnh đạo.
Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ, những
tổ chức có chương trình đào tạo nhân sự lâu dài thường bứt phá hơn hẳn
những tổ chức không đào tạo nhân sự. Còn trong một cuộc khảo sát khác,
với đối tượng là các giám đốc nhân sự của các công ty mới khởi nghiệp ở
Chicago, Mỹ, thử thách nghề nghiệp lớn nhất đối với họ là phát triển lãnh
đạo.
Để phát triển lãnh đạo một cách hiệu quả, mỗi tổ chức - với những nhu cầu
và mục tiêu riêng - cần có một chiến lược phù hợp. Dẫu vậy, cũng có một số
tiêu chí chung giữa các chương trình đào tạo lãnh đạo này, bao gồm:

Lên kế hoạch đào tạo lãnh đạo
Đầu tiên, cần phải biết được rằng bạn đang có gì trong tay. Hãy trả lời 5 câu
hỏi sau:
Tổ chức của bạn có một kế hoạch toàn diện để phát triển con người không?
Bạn sẽ được lợi gì từ một chương trình phát triển lãnh đạo có hiệu quả?
Chi phí ước tính về doanh thu, năng suất và tinh thần làm việc mà bạn sẽ
phải chịu nếu như không phát triển một chương trình như vậy là bao nhiêu?
Hình dung một chương trình phát triển lãnh đạo thành công đối với tổ chức
của bạn sẽ như thế nào?
Bạn sẽ mong muốn bỏ ra bao nhiêu thời gian, nhiệt huyết và tiền bạc để phát
triển một chương trình như thế?
Bước lên kế hoạch tiếp theo chính là xác định những tố chất của những lãnh
đạo đã thành công trong tổ chức của bạn. Mỗi tổ chức có một cấu trúc và
văn hóa riêng và có những con người với tố chất riêng. Chìa khóa để dẫn


đến một chương trình phát triển lãnh đạo thành công là bạn phải nhìn vào
những người đã thành công.
Hãy nghĩ về những người đã và đang rất thành công trong công ty của bạn
và tự hỏi rằng:
Họ đã có những kinh nghiệm đào tạo nào?
Họ có học vấn như thế nào?
Họ đã có bao nhiêu năm làm việc?
Họ thích nghi với văn hóa công ty như thế nào?
Phong cách cá nhân của họ như thế nào?
Điều gì làm động lực mạnh mẽ nhất cho họ?
Phát triển lãnh đạo thực tiễn
Một khi bạn đã có được một bản phác thảo về chương trình phát triển lãnh
đạo và "thành công" được nhìn nhận như thế nào, bạn phải bắt tay vào thực
hiện chương trình. Hãy bắt đầu thử nghiệm với một hoặc hai người. Điều
này cho phép bạn giữ kín được cuộc thử nghiệm. Có nhiều cách khác nhau
để bắt đầu chương trình, nhưng gần như tất cả các chương trình thành công
đều có hai phần rõ rệt: đào tạo lãnh đạo cụ thể và huấn luyện/cố vấn.
Phần đào tạo có thể bao gồm:
Giao tiếp kinh doanh hiệu quả
Kỹ năng giải quyết xung đột
Xây dựng nhóm
Liên quan đến những phong cách cá nhân khác nhau
Quản lý thời gian
Kỹ năng ủy thác
Đặt mục tiêu
Kỹ năng cố vấn
Những lĩnh vực khác liên quan đến tổ chức của bạn
Phần thứ hai là phần cố vấn. Một người cố vấn có thể cung cấp cho các lãnh
đạo sự tập trung cần thiết để họ có thể đạt tới được cấp độ cao hơn một cách
nhanh hơn; giúp giảm thiểu những lãng phí về thời gian

Thúc đẩy việc phát triển lãnh đạo
Một khi bạn đã thành công với phát triển một hay hai lãnh đạo, đây là lúc để
bạn bắt đầu nhân rộng chương trình. Hãy bắt đầu đưa thông tin về chương
trình đào tạo cho những nhân viên tiềm năng trong các buổi phỏng vấn.
Nhiều tổ chức nhỏ đã sử dụng phương thức này để thu hút nhân tài, vì nếu
không các nhân viên tiềm năng sẽ chuyển sang làm việc tại các tổ chức lớn
hơn.
Hãy nói cho các ứng viên biết bạn sẵn lòng đầu tư vào họ để biến họ trở
thành một nhà lãnh đạo tương lai như thế nào. Những người giỏi trong môi
trường công ty nhỏ và vừa luôn có nhu cầu tự phát triển và hoàn thiện mình.
Họ sẽ vô cùng ấn tượng nếu biết rằng bạn muốn đầu tư vào họ.
Hãy rút ra những tố chất thành công của các nhân viên hiện thời trong tổ
chức và chú ý tới những nhân viên thể hiện tốt. Hãy chỉ ra cho các nhân viên
biết rằng mục tiêu của bạn là giúp họ hoàn thiện tối đa. Tuy nhiên phải cẩn
thận, đừng tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, trong đó một người chiến
thắng đồng nghĩa với người khác bị thất bại.
(Theo Lanhdao.net, Today Leadership, Tuổi Trẻ)

×