Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh với Vũ Trọng Phụng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.93 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA HÀN QUỐC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In
qua tác phẩm Khoai tây.
So sánh với Vũ Trọng Phụng.
Môn học: Văn học Hàn Quốc 1
Học và tên: Đồn Thị Thái Hịa - 18041041
Lớp: 18K4

Hà Nội, 5/2021


MỤC LỤC
1.Giới thiệu. ..............................................................................................................2
2.Nhà văn Kim Dong In. ..........................................................................................2
2.1. Cuộc đời của Kim Dong In ...........................................................................2
2.2. Đặc sắc nghệ thuật thường thấy ở Kim Dong In ........................................3
3.Chủ nghĩa tự nhiên. ..............................................................................................4
3.1. Khái niệm và sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên ..........................................4
3.2. Đặc điểm của chủ nghĩa tự nhiên. ................................................................5
3.2.1. Thái độ khách quan. .................................................................................6
3.2.2. Tính tuyệt đối của tính thuần sinh vật ( huyết thống, di truyền, mơi
trường địa lí và thời điểm lịch sử) .....................................................................6
3.2.3. Rời bỏ hình ảnh của thực tại tồn cảnh để chụp lại những hiện tượng
cá biệt. ..................................................................................................................6
4.Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học của Kim Dong In và tác phẩm “Khoai
tây” ............................................................................................................................7
4.1. “Khoai Tây” ...................................................................................................7


4..1.1. Tóm tắt: ....................................................................................................7
4.1.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm Khoai Tây. .....................................7
4.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In thông qua Khoai Tây 15
5.So sánh với chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Vũ Trọng Phụng. ..................17
5.1. CN tự nhiên trong văn học Vũ Trọng Phụng............................................17
5.2. Sự khác nhau của chủ nghĩa tự nhiên của hai nhà văn. ..........................18
5.2.1. Điểm giống nhau. ...................................................................................18
5.2.2. Điểm khác nhau. .....................................................................................19
6.Kết luận. ...............................................................................................................21

1


1.Giới thiệu.
Từ xưa đến nay, văn chương luôn là lăng kính giúp chúng ta có cái nhìn bao qt hơn về
những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Cuộc sống đan xen phức tạp, ln có những cái tốt - cái
xấu, cái vinh - cái nhục, cái cao cả- cái thấp hèn hòa lẫn, đan xen, và nhà văn là người sử dụng
ngịi bút của mình để vẽ nên những bức tranh lột tả thế giới ấy. Mỗi nhà văn sẽ có một cách nhìn
nhận riêng, một cách đánh giá riêng dành cho xã hội, cuộc sống mà họ nhìn thấy. Đối với nhiều
mặt của cuộc sống, có những nhà văn sẽ thấy chán ghét, muốn thoát ly khỏi thực tại, rời xa thế
giới, nhưng cũng có nhà văn nhìn thẳng vào cuộc sống, với ngòi bút chi tiết và sự quan sát của một
nhà nghiên cứu, họ ghi lại cuộc sống xung quanh bằng chính hiện thực mà họ quan sát được.
Kim Dong In(김동인) là một trong những nhà văn như vậy. Là một trong những nhà văn
tiên phong của trào lưu chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Hàn Quốc thế kỉ XX, mọi tác phẩm của
Kim Dong In đều như một bản cáo trạng của xã hội Triều Tiên thối nát, một bản ghi chép chi tiết
thời kỳ đen tối của lịch sử Hàn Quốc. Những tác phẩm của ơng đều có ảnh hưởng vơ cùng to lớn
tới văn học khơng chỉ trong nước mà cịn cả thế giới. Một trong những kiệt tác của Kim Dong In
phải kể đến Khoai tây(감자), một câu chuyện đầy bi kịch về số phận của một người phụ nữ nghèo
bị tha hóa và có cái kết bi đát đã hai lần được chuyển thể thành phim năm 1968 và 1987, và được
dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau. Khoai tây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ nghĩa

tự nghĩa tự nhiên và nghệ thuật miêu tả xuất sắc của Kim Dong In. Thông qua tác phẩm, Kim
Dong In đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh của Triều Tiên trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng,
một xã hội bị tàn phá, suy đồi về mặt đạo đức, sự vứt bỏ cũng những đạo lý truyền thống, con
người giẫm đạp lên nhau, một bức tranh về cuộc sống đen tối lúc bấy giờ.
Bài tiểu luận sẽ phân tích về tác phẩm “Khoai tây”, qua đó làm rõ được những yếu tố của
chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In, qua đó, ta có những so sánh với Vũ Trọng Phụng,
một trong số ít các nhà văn Việt Nam chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên trong tcá phẩm của
mình.
2.Nhà văn Kim Dong In.
2.1. Cuộc đời của Kim Dong In
Kim Dong In là nhà văn tiêu biểu của phong trào hiện thực và tự nhiên những năm đầu của
văn học hiện đại Hàn Quốc. Ông sinh năm 1900 tại Bình Nhưỡng ( hiện nay là thủ đô của Bắc
Triều Tiên). Vào năm 1917, sau khi cha ông qua đời, giống như nhiều trí thức trẻ khác của Triều
Tiên, ông sang du học tại Nhật Bản, theo học tại Học viện Minh Trị ở Tokyo và vào Trường Mỹ
thuật Kawabata. Năm 1919, Kim và những người cùng ủng hộ quan điểm "nghệ thuật vị nghệ
thuật" đã cho ra đời tạp chí 창조, là tạp chí tiếng Hàn đầu tiên ở Nhật Bản và có ảnh hưởng nhất
định ở Nhật Bản. Cũng vào thời điểm này ông cho ra mắt tiểu thuyết đầu tay 약한 자의 슬픔 đăng
trên chính tạp chí của mình. Vào 1920, ơng bắt đầu viết tiểu thuyết đại chúng, tầm 5 năm sau, ông
cho ra đời tác phẩm nổi tiếng nhất của mình “Khoai tây”.

2


Vào những năm đầu của sự nghiệp văn học, Kim đã sống một lối sống xa hoa (nhờ vào tài
sản thừa kế nhận được từ cha mình) cho đến những năm 1930, lúc đó tài chính của ơng bắt đầu đi
xuống. Tình hình tài chính tồi tệ đã khiến ơng bị trầm cảm và bắt đầu lạm dụng ma túy. Cho đến
thời điểm này, Kim vẫn là một người theo chủ nghĩa thuần túy (thông tục và thực tế)1 nhưng vì
khó khăn mà ơng bắt đầu viết những tiểu thuyết dài kỳ nổi tiếng lúc bấy giờ, điều mà ông đã từ
chối không làm trong suốt những năm đầu cầm bút. Từ tháng 09/1930 đến tháng 11/1931,Kim
Dong In cho ra mắt tiểu thuyết dài kỳ 젊은 그들 trên báo 동아일보. Năm 1939, vẫn còn nghèo và

bị hành hạ bởi chứng mất ngủ, Kim đã cùng với Park Yong-hui, Lim Hak-su và những người khác
đến thăm Mãn Châu do Quân đội Đế quốc Bắc Trung Quốc tài trợ. Hành động này ngày nay ở
Hàn Quốc vẫn được coi là vết nhơ trong sự nghiệp văn chương của ơng. Sau đó, vào năm 1942,
Kim bị bỏ tù với tội danh chống lại Hoàng đế Nhật Bản. Năm 1946, sau khi Triều Tiên giải phóng,
Kim đóng một vai trị rất quan trọng trong việc thành lập Hiệp hội Nhà văn Liên Triều, tổ chức
chống lại các tổ chức khác và thúc đẩy văn học vô sản. Đến năm 1949, ông bị liệt nửa người do
đột qu và vào ngày 05/01/1951, qua đời tại nhà riêng ở Seoul, hưởng thọ 52 tuổi.
Sau này, để ghi nhận cống hiến của ông đối với nền văn học nước nhà, từ năm 1955 Nhà
xuất bản Sasang, một nhà xuất bản lớn ở Hàn Quốc đã thành lập Giải thưởng Văn học Dong In.
(Sau đó, đến lượt Nhà xuất bản Dongseo rồi báo Chosun tiếp tục chịu trách nhiệm về giải thưởng
này). Ngày nay, Giải thưởng Dong In là một trong những giải thưởng văn học cao quý nhất của
Hàn Quốc nhằm tôn vinh các nhà văn tài năng. Với lượng tác phẩm đồ sộ của mình, Kim Dong In
có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhà văn hiện đại và được đưa vào chương trình giảng dạy văn
học trong nhà trường cũng như được giới thiệu ra nước ngoài như một trong những tác gia tiêu
biểu của văn học Hàn Quốc thế kỷ XX.
2.2. Đặc sắc nghệ thuật thường thấy ở Kim Dong In
Đối với những người am hiểu và biết đến các tác phẩm của Kim Dong In, khi nhắc đến
ông, ta thường nghĩ ngay đến lối văn phong hiện thực, chi tiết và quan điểm chủ trương “ Nghệ
thuật vị nghệ thuật”, nhưng trong q trình sáng tác ơng lại đi sâu khai thác đời sống hiện thực với
một tâm hồn nhạy bén, giàu cảm xúc, một khả năng quan sát cuộc sống tinh tế. Các tiểu thuyết của
ông đều mang nội dung dân tộc, thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương sâu sắc đối với những
người cùng khổ. Ông phản ánh xã hội Triều Tiên những năm đầu thế kỷ XX, một thời kỳ đen tối
khi đất nước bị xâu xé bởi nhiều thế lực ngoại bang, hết Mãn Châu rồi đến Nhật Bản. Những địa
ngục trần gian, nơi con người bị tước đi quyền sống và quyền làm người, bị đày ải đến chết dần
chết mịn trong nhục hình và thống khổ ngay trên đất nước mình, bức tranh hiện thực ấy đã được
Kim Dong In khắc họa thật một cách vơ cùng chi tiết và sống động. Ơng đã vẽ nên bức tranh ảm
đạm của một xã hội nghèo đói bởi chiến tranh, và những bi kịch gia đình phát sinh như là hệ quả
của nó. Sự bần cùng khiến con người dần dần tha hóa, đánh mất bản chất tốt đẹp của mình.
Xuyên suốt các tác phẩm của Kim Dong In, nổi bật chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật,
đó là thế mạnh của ơng. Ơng có khả năng miêu tả tính cách và phân tích tâm lý nhân vật một cách

1

"Archived copy". Archived from the original on 2010-08-24. Retrieved 2010-08-10

3


chi tiết, và rất thực tế, thêm nữa là lời văn nghệ thuật đa dạng, thể hiện những tiếng nói đa dạng
khác nhau của các loại nhân vật trong tác phẩm và cốt truyện sáng tạo nhưng không xa rời thực tế.
Tác phẩm của ơng đã góp phần làm phong phú văn học Hàn Quốc và đưa ông đến với vị trí người
khai phá và tiên phong cho nền văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ XX.
3.Chủ nghĩa tự nhiên.
3.1. Khái niệm và sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên
Chủ nghĩa tự nhiên là trào lưu tư tưởng lý luận, là phương pháp sáng tác xuất hiện vào nửa
sau thế kỉ XIX ở Pháp và nhiều nước Châu Âu.. Chủ nghĩa tự nhiên là một khuynh hướng văn học
tiếp sau chủ nghĩa cổ điển, văn học khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực.
Theo từ điển tiếng Anh Webster thì chủ nghĩa tự nhiên là tác phẩm được tạo nên từ các tư
tưởng (tôn giáo, đạo đức hoặc triết học) tôn vinh tự nhiên và loại bỏ các yếu tố siêu nhiên và tâm
linh, thường gắn liền với thiên nhiên trong nghệ thuật hoặc văn học, đặc biệt là trong văn học, kỹ
thuật này, chủ yếu được gắn liền với Zola, được sử dụng để trình bày một phương diện triết học
tự nhiên, đặc biệt là. bằng cách nhấn mạnh ảnh hưởng của di truyền và môi trường đối với bản
chất và hành động của con người2.
Có thể nói, chủ nghĩa tự nhiên là là trào lưu văn học miêu tả hiện thực 1 cách chi tiết để
qua đó chứng minh rằng nhân cách con người được hình thành thơng qua điều kiện xã hội, di
truyền và môi trường.
Chủ nghĩa tự nhiên đưa vào văn học những thủ pháp và phương pháp nghệ thuật mới để
miêu tả đời sống. Chống lại thứ chủ nghĩa lạc quan chính thống giả dối, chống lại tư tưởng đạo lí
và tư tưởng thị dân, biểu lộ tinh thần dân chủ rộng rãi và xu hướng phê phán, tố cáo, chủ nghĩa tự
nhiên đã ảnh hưởng đến sự tiến bộ của tư tưởng xã hội và nhãn quan nghệ thuật.
Cha đẻ của chủ nghĩa tự nhiên là nhà văn người Pháp Emile Zola.

Trước khi lý thuyết chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola ra đời, nhiều nhà văn đã cho ra đời
các tác phẩm mang mầm mống yếu tố của chủ nghĩa tự nhiên, ví dụ như Balzac, Standal, Flaubert,
Champfleury, L. E. Duranty, hai anh em Edmond đến Goncourt,… Điều này cho thấy rằng sự ra
đời của chủ nghĩa tự nhiên trong văn học là khơng thể tránh khỏi.
Sau đó, Emile đã cho ra đời và trình bày một cách chi tiết và cụ thể học thuyết chủ nghĩa
tự nhiên trong các tập sách như Tiểu thuyết thực nghiệm, Các tiểu thuyết gia tự nhiên chủ nghĩa
….. Thuyết tự nhiên của Emile được xây dựng dựa vào những lý thuyết triết học, khoa học của
Charles Darwin, Auguste Comte và Hipolit Taine. Thêm nữa, chủ nghĩa tự nhiên ra đời sau sự sụp
đổ liên tục của các chế độ xã hội khác nhau vào nửa sau thế kỉ XIX, khi mà văn học Pháp và các

2

A made of thought (religious, moral or philosophical) glorifying nature and excluding
supernatural and spiritual elements close adherence to nature in art or literature, esp. (in
literature) the technique, chiefly associated with Zola, used to present a naturalistic philosophy,
esp. by emphasizing the effect of heredity and environment on human nature and action (The
Webster's Dictionary of the English Language, 1989, p. 667).
4


nước Châu Âu đang rơi vào khủng hoảng tư tưởng. Sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên một mặt là
biểu hiện cho lối đi mới trong văn học nhưng mặt khác cũng thể hiện cái nhìn bi quan của các nhà
văn về vấn đề xã hội đương thời.
Theo Emile, tiểu thuyết gia khơng cịn là một người quan sát đơn thuần, ghi chép các hiện
tượng mà là một nhà thí nghiệm tách biệt, người đặt các nhân vật của mình và niềm đam mê của
họ vào một loạt các thử nghiệm và người làm việc với các sự kiện xã hội và cảm xúc như một nhà
hóa học làm việc với vật chất . Theo ví dụ của Zola, phong cách tự nhiên đã trở nên phổ biến và
bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đối với hầu hết các nhà văn lớn trong thời kỳ đó.
Sau khi Emile Zola cho ra đời giả thuyết chủ nghĩa tự nhiên, ông đã tập hợp được khá nhiều
nhà văn xung quanh ông sáng tác theo khuynh hướng văn học này vào giữa những năm 70 của thế

kỉ XIX, chẳng hạn như Guy de Maupassant, J. K. Huysmans, H. Ceard, L Eninique, Alexis, v.v…
Đến những năm 80 của thế kỉ XIX, trường phái chủ nghĩa tự nhiên tan rã. Tồn tại trong vịng 10
năm, chủ nghĩa tự nhiên đã có nhiều đóng góp vào khuynh hướng phát triển của văn học thế giới.
3.2. Đặc điểm của chủ nghĩa tự nhiên.
Chủ nghĩa tự nhiên có thể được coi là một chủ nghĩa hiện thực mới và khắc nghiệt hơn.
Emile cho rằng chủ nghĩa tự nhiên của ông mang đến cho ông sự đổi mới trong cách viết tiểu
thuyết bằng việc tạo ra các nhân vật và cốt truyện dựa trên phương pháp khoa học. Có thể nói chủ
nghĩa tự nhiên hướng vào sự miêu tả một cách khách quan, chính xác và lãnh đạm đối với thực tại
và tính cách người vốn bị quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường, được quan niệm
như là môi trường vật chất và sinh hoạt trực tiếp chứ khơng tính đến các nhân tố xã hội – lịch sử.
Chủ nghĩa tự nhiên lấy việc miêu tả hiện thực tồn tại khách quan bên ngồi và nhân tính, cơ thể
con người làm đặc trưng nổi bật, cho nên chủ nghĩa tự nhiên có một số đặc trưng cơ bản như sau3:
- Tính chân thực.
Tính chân thực là tiền đề và là phẩm chất tối cao, cần thiết nhất của chủ nghĩa tự nhiên.
Đây chính là sự kế thừa của chủ nghĩa tự nhiên từ chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, chủ nghĩa tự
nhiên theo đuổi sự chân thực tuyệt đối. Mọi sự vật trong bất kì một phạm trù nào, dù có vi phạm
đạo đức, bỉ ổi bần thỉu, đều cần được miêu tả một cách chân thực nhất. Trong chủ nghĩa tự nhiên
không tồn tại cái gọi là vùng cầm của văn học, mọi thứ, từ quang cảnh, từ những chi tiết nhỏ nhặt
nhất, đều trở thành nội dung chính và cần được miêu tả một cách tường tận nhất.
- Tính chân nguyên.
Chân nguyên là những quy luật được biểu hiện của di truyền học, sinh lí học. Nhật thức
con người xuất phát từ chân nguyên của cuộc sống,. Chủ nghĩa tự nhiên sử dụng tính chân nguyên
chính là đi nghiên cứu con người từ quan điểm di truyền học, sinh lí học, nghiên cứu ảnh hưởng
của hồn cảnh đối với con người , từ đó làm sáng tỏ tác dụng của quy luật di truyền học, sinh lí
học đối với con người.
- Thực nghiệm khoa học.
Nhà tiểu thuyết trong chủ nghĩa tự nhiên không chỉ là nhà quan sát mà còn là nhà thực
3

HỒ THỊ XUÂN QUỲNH.2011. p29


5


nghiệm. Với tư cách của một nhà quan sát, họ quan sát và sau đó miêu tả nguyên dạng sự thật đã
được quan sát, đưa vào đó xuất phát điểm, các tuyến nhân vật, phát triển và điểm kết thúc. Sau
đso, nhà thực nghiệm xuất hiện, sắp xếp hoạt động của các tuyến nhân vật, đánh dấu các điểm hiện
thực, đưa ra các điều kiện đáp ứng quyết định khi kiểm nghiệm hiện tượng.
Trên đây là những đặc trưng rất cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên, và sau đây là những đặc
điểm chi tiết của chủ nghĩa tự nhiên
3.2.1. Thái độ khách quan.
Emile Zola- cha đẻ của chủ nghĩa nổi tiếng với việc gạt bỏ mọi vấn đề như chính trị, đạo
đức, tơn giáo, vượt lên cảm quan chủ quan của con người và vận dụng phương pháp khoa học vào
sáng tác nghệ thuật. Thật vậy, một tiểu thuyết gia theo đuổi chủ nghĩa tự nhiên phải luôn giữ một
giọng văn “khách quan” xuyên suốt tác phẩm của mình. Người viết chỉ đơn giản là một nhà khoa
học, quan sát và miêu tả lại những gì mình đã thấy. Tuy nhiên, hiếm có ai có thể đạt được sự khách
quan hồn tồn, vì vậy, trong các tác phẩm thuộc chủ nghĩa tự nhiên, ta thường thấy được trình
bày ở ngơi thứ ba, mạch truyện khơng có sự tham gia của người kể chuyện, để câu chuyện đạt
được một phần sự khách quan.
3.2.2. Tính tuyệt đối của tính thuần sinh vật ( huyết thống, di truyền, mơi trường địa lí và thời
điểm lịch sử) .
Con người trong chủ nghĩa tự nhiên chỉ hành động theo bản năng của mình, hay nói một
cách khác hơn nữa là con vật mang hình hài của một con người. Con người khơng có khả năng
thay đổi bản chất con người. Con người sống trong tự nhiên như mọi lồi vật khác. Con người có
thể phản ứng với ngoại và nội lực của tự nhiên nhưng họ hoàn toàn bất lực trước những thế lực
này4. Các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã chọn những nhân vật bị thần kinh hoặc bị bản năng xác
thịt chi phối để làm đối tượng nghiên cứu trong tác phẩm của mình, đây là những nhân vật mà số
phận đã được định trước, họ bất lực trước sự tuyệt đối của tự nhiên. Trong chủ nghĩa tự nhiên, số
phận của con người đã được định sẵn qua huyết thống, di truyền, mơi trường, địa lí,v..v, đó sự đau
khổ và bất hạnh trong cuộc đời, và cuối cùng là cái chết.

3.2.3. Rời bỏ hình ảnh của thực tại tồn cảnh để chụp lại những hiện tượng cá biệt.
Chủ nghĩa tự nhiên ra đời trong thời điểm mà các nhà văn mất hết lý tưởng xã hội, bao
trùm văn học đi theo khuynh hướng này chính là cái nhìn khách quan và tiêu cực của các nhà văn.
Dưới cái nhìn này, nhà văn mất đi khả năng khái quát hóa, họ khơng cịn nhìn thấy viễn cảnh xã
hội thời kì này, thay vào đó, họ tập trung vào chi tiết, sự kiện vụn vặt. Với lý tưởng nhân văn là
một người quan sát, văn học chủ nghĩa tự nhiên lạm dụng việc miêu tả chi tiết một cách, tràn lan
rườm rà. Đây chính là điểm trừ của chủ nghĩa tự nhiên. Dưới góc nhìn khoa học, khách quan của
chủ nghĩa tự nhiên, con người là con vật, và mọi hành động, xấu xa của loài người là bản năng, là
4

. Human beings are living in a natural environment like animals. They can react toward the exterior and
interior forces but they are helpless before these forces (Lin Xianghua, 1989, p.528).

6


tuyệt đối chứ không phải do con người quyết định. Chủ nghĩa tự nhiên đã lấy đi quyền sáng tạo
của nhà văn, chỉ cho phép họ tái hiện lại hiện thực và dựa vào chi tiết như là cứu cánh để đi miêu
tả các hiện tượng cá biệt riêng lẻ thay vì là phương tiện miêu tả cuộc sống.

4.Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học của Kim Dong In và tác phẩm “Khoai tây”

4.1. “Khoai Tây”
4..1.1. Tóm tắt:
Poknyo là một cơ gái xinh đẹp, lớn lên trong gia đình nơng dân nghèo khó nhưng có phẩm
hạnh tốt đẹp. Năm 15 tuổi, cơ bị bán cho một người đàn ơng gố vợ hơn cô đến 20 tuổi. Chồng
của Poknyo là một kẻ lười biếng, không chịu làm lụng mặc kệ cô tự xoay sở trong mấy năm sau
khi cưới. Sau đó hai vợ chồng bàn nhau chuyển đến thành Pyeongyang. Trong khi Poknyo chăm
chỉ làm việc thì gã chồng vẫn chứng nào tật nấy. Hai người lại bị đuổi đi, rời đến khu ổ chuột bên
ngồi thành Chilseong. Ở đây có thể làm ba nghề chính là ăn xin, trộm cắp và gái bán hoa. Poknyo

chọn làm ăn xin nhưng không ai sẵn lịng cho tiền một cơ gái đang mạnh khoẻ. Poknyo tìm được
một cơng việc khác là bắt sâu trong rừng thông và rất chăm chỉ làm việc. Tuy nhiên một ngày nọ,
cô lọt vào mắt xanh của tên quản đốc và từ đó bắt đầu con đường trở thành gái bán hoa. Quan điểm
về đạo đức của Poknyo đã thay đổi. Chưa bao giờ kiếm tiền lại dễ dàng và nhàn hạ đến vậy. Một
năm trôi qua, cuộc sống của vợ chồng Poknyo trở nên tốt hơn. Tên chồng vẫn ham chơi lười làm,
sống bằng những đồng tiền của cơ, và hắn thích như vậy. Cơ thậm chí còn bán hoa cho những tên
ăn xin. Một đêm đi ăn trộm khoai tây ở cánh đồng của tên nhà giàu tên Wang, cô bị ông ta bắt
được và bắt đầu qua lại với ông ta, bỏ việc bán thân cho những gã ăn xin. Chồng cô làm ngơ trước
chuyện này, thậm chí cịn vui mừng vì cơ kiếm được nhiều tiền. Cho đến khi Wang mua một cô
vợ trẻ, Poknyo đã phát ghen lên với điều này. Vào đêm ngày cưới của Wang, Poknyo tức giận
mang theo một lưỡi liềm đến nhà ông ta và hai bên xảy ra xơ xát. Poknyo chết vì chính lưỡi liềm
đó. Wang thoả thuận với chồng Poknyo và thầy lang, cho họ một khoản tiền. Cuối cùng Poknyo
được thầy lang loan tin chết vì xuất huyết não..
.
4.1.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm Khoai Tây.
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa tự nhiên là sự sao chép, miêu tả lại đời sống một cách vô
cảm, chi tiết, chú ý vào các biểu hiện sinh lí thấp kém, bản năng của con người. Các nhà văn thuộc
trường phái tự nhiên chủ nghĩa, họ thấy tồn tại trước mắt mình là một xã hội lố lăng, bịp bợm. Vì
bi quan bất mãn trước cuộc sống nên trong sáng tác họ đã đi sâu vào cội nguồn xã hội, trình bày
tội ác và những tệ nạn của xã hội. Các tác phẩm mang yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trên cơ sở đó đã
ra đời. Nhà văn ảnh hưởng từ tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả những ung nhọt của xã hội với một
thế giới quan hết sức bi quan. Chủ nghĩa tự nhiên giải thích các hiện tượng thối nát của xã hội bằng
những ngun nhân sinh lí. Nó ít chú ý đến sự áp bức giai cấp mà đi sâu vào các vấn đề mãi dâm,

7


trộm cắp, đồng bóng, lối sống trụy lạc của các tầng lớp trong xã hội đương thời. Điều này có thể
thấy rõ trong tác phẩm Khoai Tây. Kim Dong In không tập trung vào bất cứ một áp bức xã hội
nào, mà ông tập trung vào sự trụy lạc, suy đồi của cái khu lán trại ngoài cổng thành Chilsong ấy

và Poknyo.
Đồng thời nhà văn chủ nghĩa tự nhiên miêu tả một cách khách quan, chính xác và lãnh
đạm đối với thực tại và tính cách người vốn bị quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi mơi trường
sống xung quanh. Chủ nghĩa tự nhiên lấy tự nhiên và con người làm đối tượng nghiên cứu. Các
nhà văn tự nhiên chủ nghĩa cho rằng những biểu hiện tâm lí và hành động của con người đều do
hoạt động sinh lí quy định. Con người trong chủ nghĩa tự nhiên chỉ hành động theo bản năng của
mình – con người trở thành con vật – người, hay nói đúng hơn là con vật mang hình hài con người.
Con người nói chung khơng có tư tưởng tình cảm hiểu theo nghĩa thông thường mà cảm nghĩ và
hành động đều chịu sự chi phối của sinh lí, di truyền.
Đây cũng chính là đặc điểm đầu tiên trong truyện ngắn Khoai tây, và cũng là điểm chung
trong nhiều tác phẩm theo trường phái tự nhiên, chính là việc sử dụng ngơi thứ ba cho người kể
chuyện để đảm bảo tính khách quan. Như đã nói ở trên, các nhà văn của chủ nghĩa tự nhiên tránh
đặt mình vào trong tác phẩm, họ đơn giản chỉ là nhà quan sát, là người kể chuyện, người họa sĩ
phác họa lên bức tranh đời sống. Xuyên suốt tác phẩm “Khoai tây” ta không thấy sự xuất hiện nào
của nhà văn. Nếu như các nhà văn hiện thực, như Nam Cao, thường đưa mình vào trong các tác
phẩm với vai trò là nhân vật thuộc tầng lớp trí thức, và qua góc nhìn của nhân vật để kể lại câu
chuyện, đưa ra ý kiến của bản thân như trong tác phẩm “Lão Hạc” thì trong “Khoai tây”, nhà văn
không đưa ra bất cứ một nhận xét, một lời bình luận nào. Phải nhớ, Kim Dong In xuất thân từ tầng
lớp trí thức giàu có, thời điểm ông sáng tác” Khoai tây”, tác giả vẫn còn đang sống một cuộc sống
khá dư dả, câu chuyện của Poknyo hay câu chuyện của những người nông dân ở cái xóm nghèo
ngồi cổng Chilsong ấy khơng phải là câu chuyện của ơng, ơng cũng khơng đưa vào câu chuyện
bất kì một hiện thân nào của mình. Kim Dong In làm trị nhiệm vụ, đóng vai là một nhà quan sát,
viết lại câu chuyện, vẽ lại bức tranh của xã hội lúc bấy giờ.
Các đặc điểm tiếp theo của chủ nghĩa trong tác phẩm có thể được làm rõ thơng các hình
tượng nhân vật được Kim Dong In xây dựng.
Nhân vật chính xun suốt đầu tác phẩm là Poknyo, có thể nói truyện ngắn "Khoai tây"
chính là bức tranh cuộc đời của Poknyo nói riêng, bức tranh của nhiều người nơng dân nghèo khổ
trong hoàn cảnh xã hội suy đồi lúc bấy giờ nói chung. Qua tác phẩm Khoai Tây của Kim Dong In,
ta thấy rất rõ ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên hiển hiện qua hình nhân vật Poknyo. Ngay từ đầu
tác phẩm, Kim Dong In đã vẽ lên một bức tranh xã hội đầy bi kịch chỉ bằng nghệ thuật liệt kê và

lời văn súc tích
”Ngoại tình, đánh nhau, trộm cắp, xin ăn, tù tội, mọi bi kịch và hài kịch trên thế gian này
hình như đều bắt nguồn từ khu ổ chuột bên ngoài cửa thành Chilsong”5

싸움, 간통, 살인, 도둑, 징역, 이 세상의 모든 비극과 활극의 근원지인 칠성문 밖
빈민굴로 오기 전까지는 복녀의 부처는 (사농공상의 제 이위에 드는) 농민이었다.
5

Bản dịch Tiếng Việt của Ngọc Vân.

8


Kim Dong In sử dụng bút pháp nghệ thuật của mình để vẽ lên tình cảnh của Poknyo - một
người nơng dân nghèo, sống trong một xã hội chỉ tồn là sự suy đồi, tha hóa, có thể nói như tận
cùng đáy của xã hội.
Sau khi mở ra hoàn cảnh xã hội xung quanh Poknyo, để giới thiệu nhân vật Poknyo, Kim
khơng giới thiệu miêu tả ngoại hình của cơ, mà ông đi ngay vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
Ngay từ đầu, Poknyo là một cơ giáo biết lễ nghĩa, tuy sinh ra trong một gia đình nghèo khó, một
gia đình sĩ phu hết thời, những cơ được giáo dục theo lề thói cũ, về lễ nghi, đức hạnh, nên dù cho
Poknyo còn ở cái độ tuổi mà như tác giả gọi là “ tắm trần truồng ngoài suối vào mùa hè với đám
con gái nhà khác và chạy khắp nơi trong vùng mà chỉ mặc độc chiếc quần” (그 가운데서 자라난

복녀는 물론 다른 집 처녀들같이 여름에는 벌거벗고 개울에서 멱감고, 바짓바람으로 동네를
돌아다니는 것을 예사로 알기는 알았지만), Poknyo vẫn biết về phẩm hạnh của người phụ nữ. Cô
được giáo dục và biết về sự đoan chính của người phụ nữ xưa, không giống như những đứa trẻ
cùng tuổi khác, cơ canh cánh trong lịng lỗi lo lắng về sự khơng đoan chính của cái việc trần như
nhộng hay mặc quần cộc chay quanh xóm, một cái việc giống như những đứa trẻ con khác trong
làng cô.
Biến cố đầu tiên của cuộc đời Poknyo là khi cô bị gả cho một ông lão hơn cô đến hai mươi

tuổi, khi cơ vừa trịn mười lăm, cái tuổi mới lớn, mới chớm nở của người thiếu nữ. Nếu như theo
xã hội xưa, người chu cấp chính là vai trị của người chồng thì Poknyo, sau khi vừa lấy chồng, đã
phải chăm lo và chu cấp cho lão chồng già hơn cô cả chục tuổi, vì số tiền duy nhất lão cịn lại, lão
vét sạch để mua cô. Một cuộc đổi chác, Poknyo phận con gái chỉ đáng 80 won, trở thành kẻ chăm
lo cho một lão già đại lười. Bản chất của chồng Poknyo là vậy, đi đâu hắn cũng lười biếng, khơng
chịu làm lụng gì, rồi bị đuổi đi. Cuối cùng hai vợ chồng phải chuyển đến vùng ngoài cổng thành
Chilsong.
Ngay từ đầu, tác giả đã miêu tả khu lán trại ngoài cổng thành Chilsong là nơi tận cùng của
xã hội, là nơi mà mọi tội lỗi của con người tồn tại, nó như một chiếc cổng địa ngục, nơi chất chứa
những gì cặn bã nhất, suy đồi nhất của Triều Tiên lúc bấy giờ. Ngay cả khi chuyển về cái nơi nhơ
nhuốc tội lỗi này, Poknyo cũng vẫn chưa dám làm gì trái với đạo đức, phẩm hạnh con người. Cô
bắt đầu với nghề ăn mày, một cô gái khỏe mạnh, ở cái tuổi mơn mởn đấy lại phải lang thang khắp
nơi, đi xin những đồng bạc lẻ của những người người khốn khổ khác. Chả ai sẵn sàng trả tiền cho
một cơ gái trẻ khỏe mạnh, ít nhất thì khơng phải với việc ăn xin, nên Poknyo phải đưa ra những
lời biện minh, những lời nói dối:
“ Poknyo đáp trả lại những lời mỉa mai như vậy bằng lời bao biện rằng chồng cô đang
thập tử nhất sinh , hay đại loại thế, nhưng người dân ở Pyongyang đã quen với những cái cớ như
trên, nên chẳng thể xin được lòng thương hại của họ.”.
(그런 소리를 들을 때마다 그는 여러가지 말로 남편이 병으로 죽어 가거니 어쩌니 핑계는

대었지만, 그런 핑계에는 단련된 평양 시민의 동정은 역시 살 수가 없었다. )
Có lẽ đây là sự thay đổi đầu tiên về mặt đạo đức của Poknyo, cô đi lừa đảo, để kiếm những
đồng bạc lẻ sống sót qua ngày. Thế nhưng dù cho có nghèo khó đến đâu, Poknyo cũng khơng thể
đi làm cái việc trái với đạo đức, trái với phẩm hạnh của người phụ nữ. Poknyo biết rõ số tiền kiếm

9


được của những cô gái bán thân là rất nhiều, dư dả cho vợ chồng cô sống qua ngày, nhưng Poknyo
vẫn nhận thức được xuất thân, nguồn gốc của mình, cơ khơng cho phép bản thân mình làm những

trị mà cô đã được giáo dục là bỉ ổi. Thế nhưng nó cũng giống một lời biện minh cho chính mình.
Cơ khơng bán thân khơng phải vì cơ khơng muốn, mà bởi vì giáo dục của cơ, xuất thân là một gia
đình trí thức, với những lý giáo cổ xưa, nó đi ngược với những phẩm chất cô được dạy cần phải
biết quý trọng. Kim Dong In không đi quá sâu vào thái độ của Poknyo vào phần này. Thế nhưng
ta có thể thấy Poknyo đã từng suy nghĩ về chuyện này, cô cân đo suy nghĩ đến số tiền mà những
người phụ nữ đi đêm bán được, “.....có thể kiếm dễ dàng 50 hay 60 chon một ngày…..” (........매일

오륙십 전은 벌 수가 있었…..) nhưng rồi những dòng suy nghĩ về xuất thân của cơ ngăn cơ lại. Ở
cái xóm nghèo tồn ăn xin, trộm cắp với mại dâm, có vẻ như phẩm hạnh của người phụ nữ với
xuất thân trí thức là chút tự trọng duy nhất cịn sót lại của Poknyo.
Hai vợ chồng Poknyo tiếp tục sống trong nghèo đói. Rồi tưởng chừng như vận may cũng
mỉm cười, Poknyo được chọn để bắt sâu bướm tại cánh rừng thông tại khu lăng mộ Kija. Poknyo
chăm chỉ làm việc để nhận 32 chon một ngày, một số tiền khấm khá so với tình cảnh khó khăn của
hai gia đình cơ. Nhưng trong khi Poknyo cặm cụi làm việc, cô nhận ra có những người cả ngày
chả bắt con sâu nào, chỉ cười đùa nhưng lại kiếm được nhiều hơn cô những 8 chon. Ngay cả người
đốc công, đáng ra phải làm công việc giám sát tiến độ làm việc, cũng chơi đùa, cười cợt với những
người phụ nữ đps. Lại một lần nữa, trước mặt Poknyo là sự cám dỗ của cái công việc mà đáng ra
cô phải cho là dơ bẩn. Cô làm việc cả ngày cũng không bằng những người phụ nữ chỉ đùa cợt kia.
Hẳn lúc này, trong đầu Poknyo lại có những suy nghĩ về ciá công việc mà c ô đã cho là không thể
làm được đó. Rồi cái gì đến cũng đến, tay đốc cơng tìm đến Poknyo.
Khi nghe lời đề nghị của tay đốc công, Poknyo ngay lập tức đặt đồ xuống, không một chút
chần chừ. Như thể cô đã suy nghĩ và sẵn sàng cho việc này. Nhưng trong cô là sự ngượng ngùng,
có lẽ một chút sợ hãi, cơ khơng dám nhìn thẳng vào tay đốc cơng, cơ đi thẳng qua hắn. Cô gọi với
những người phụ nữ khác. Poknyo quá ngây thơ để nhận ra lão đơ đốc gọi mình ra để làm chuyện
chỉ có hai người làm với nhau ? Hay cô gọi những người phụ nữ khác để nhận được sự giúp đỡ ?
để cầu cứu ? để né tránh ? Như thể Poknyo sợ hãi phải làm việc này một mình ? Hay sâu thẳm
Poknyo cái chuyện mình chuẩn bị làm là chuyện chỉ có vợ chồng mới làm với nhau, và cô quá xấu
hổ để thừa nhận với người khác, và với chính mình
Kim Dong In không miêu tả nội tâm của Poknyo trong phân đoạn này, ông miêu tả ngắn
gọn hành động và phản ứng của các nhân vật và để người đọc thông qua những hành động của cô

tự đưa ra ý kiến của mình. Ơng khơng đưa vào đó những đánh giá thơng qua hành động của Poknyo
mà ông để người đọc tự lí giải cho những hành động này của cơ. Ơng làm đúng vai trò của một
người quan sát, một nhà miêu tả của chủ nghĩa tự nhiên

어떤 날 송충이를 잡다가 점심때가 되어서 나무에서 내려와서 점심을 먹고 다시
올라가려 할 때에 감독이 그를 찾았다.
"복네! 얘, 복네!"
"왜 그릅네까?"

10


"좀 오나라."

그는 말없이 감독 앞에 갔다.
"내, 너 음…… 데 뒤 좀 가 보자."
"뭘 하게요?"
"글쎄 가야……"
"가디요. 형님!"

그는 돌아서면서 부인들 모여 있는 대로 고함쳤다.
"형님두 갑세다."
"싫다 애, 둘이서 재미나게 가는데 내가 무슨 맛에 가갔니?"

복녀는 얼굴이 새빨갛게 되면서 감독에게로 돌아섰다.
"가 보자."

감독은 저편으로 갔다. 복녀는 머리를 숙이고 따라갔다.
"복네 도캈구나."


뒤에서 이런 소리가 들렸다. 복녀의 숙인 얼굴은 더욱 빨갛게 되었다.
Sau khi nghe Poknyo gọi với lại, những người phụ nữ đáp lại bằng những cái không, và
những tràng cười, đối với những người ở đây, chuyện này đã trở thành một cái gì đó rất đỗi bình
thường, họ đã vứt bỏ cái gọi là đức hạnh mà Poknyo vẫn níu chặt bấy lâu này: “ 이서 재미나게

가는데 내가 무슨 맛에 가갔니? ?” ……."복네 도캈구나."
Câu nói ấy khiến cho Poknyo càng ngượng ngùng hơn, mặt cô đỏ bừng và cô cúi gằm đầu
đi theo tên đô đốc. Như thể cơ chợt nhận ra à, cái việc mình chuẩn bị làm là cái chuyện vợ chồng.
Cái sự thẹn thùng, cúi gằm mặt vì xấu hổ này chính là những gì cịn lại của người phụ nữ đức hạnh
ngày nào mà Poknyo vẫn cố gắng giữ lấy. “ Từ ngày đó trở đi, Poknyo trở thành một trong số
những lao động nhận được lương mà không phải làm việc.” (그날부터 복녀도 '일 안하고 품삯

많이 받는 인부'의 한 사람으로 되었다)
Cái lần đầu tiên với tên đốc công cũng là khởi đầu cho những bất hạnh tiếp theo của
Poknyo.
“그는 여태껏 딴 사내와 관계를 한다는 것을 생각하여 본 일도 없었다. 그것은 사람의

일이 아니요. 짐승의 하는 것쯤으로만 알고 있었다. 혹은 그런 일은 하면 탁 죽어지는지도 모를
일로 알았다.
그러나 이런 이상한 일이 다시 있을까. 사람인 자기도 그런 일을 한 것을 보면 그것은
결코 사람으로 못할 일도 아니었다. 게다가 일 안하고도 돈 더 받고, 긴장된 유쾌가 있고
빌어먹는 것보다 점잖고……일본말로 하자면 '삼박자(拍子)' 같은 좋은 일이 이것뿐이었다.
이것이야말로 삶의 비결이 아닐까. 뿐만이 아니라 이 일이 있은 뒤부터 그는 처음으로 한 개

11


사람으로 된 것 같은 자신까지 얻었다.
그뒤부터는 그의 얼굴에 조금씩 분도 발리게 되었다.”
Poknyo đã cố gắng giữ gìn cái phẩm hạnh của người phụ nữ xuất thân trong gia đình trí

thức trong suốt khoảng thời gian ấy. Poknyo cho rằng cái hành động lên giường với một người
đàn ông khác là sai trái, là việc của lồi cầm thú. Thâm chí đây cũng không phải là lần đầu tiên
Poknyo làm cái chuyện chăn gối này. Poknyo là một người phụ nữ đã có chồng, cơ khơng phải là
cịn trinh trắng, thế nhưng cái việc cô làm với tay đốc công ấy, nó khiến cơ “thực sự trở thành một
con người”(처음으로 한 개 사람으로 된 것 같은 자신까지 얻었다) . Poknyo lấy chồng ở tuổi 15,
cái tuổi mà cơ cịn chưa đủ lớn để nhận thức được hoàn toàn cái việc người lớn, chồng cô là một
lão già lười biếng, khiến cô phải gánh hết mọi trách nghiệm lên đầu, sau đó thì nghèo đói, thất
nghiệp, đi ăn xin và nhận những cái nhìn khinh bỉ. Cuộc đời Poknyo ngột ngạt, khó khăn, làm gì
có giây phút nào trong đời cơ được coi là vui vẻ, sung sướng. Cô là một con người phải chật vật
để sống qua ngày, không biết ngày mai ra sao. Cái trải nghiệm của cô thiếu nữ lần đầu biết đến sự
sung sướng của xác thịt, nó đánh thức trong Poknyo một cái gì đó mà cơ chưa từng có bao giờ.
Poknyo đã hồn tồn chịu thua trước bản năng con người của mình. Cái cảm giác sung sướng của
việc ái ân, cái việc mà cô cho là sai trái, đáng bị đánh chết, hóa ra nó khơng nằm ngồi cái bản
chất thuần túy của con người. Đối với Poknyo, cái cảm giác sung sướng của việc ăn trái cấm ấy,
nó lớn tới nỗi nó khiến cơ như sống dậy, như thể cho đến bây giờ, cô mới nếm trải cái cảm giác
được sống, được làm người. Poknyo từ chính lúc này đã bị áp đảo hồn toàn bởi con cầm thú, bởi
những cái lợi tiền bạc, và trước nhất, cái nhục dục mới được khám phá của một cô thiếu niên đang
ở tuổi xanh. Sau lần đầu tiên ấy, cô chưa một lần căm ghét cái con đường mà mình đã sa vào. Một
cơng việc nhẹ nhàng, nhiều tiền, và hơn hết, nó giúp thỏa mãn cái bản chất con người của cô.
Hướng phát triển của Poknyo đi đúng theo quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên về con người,
bản chất con người vốn là cầm thú. Hoàn cảnh tác động sẽ khiến con người bộc lộ bản chất thật
của mình. Poknyo khơng hề ghét bỏ việc trở thành gái bán thân, hay việc đi lại ln lí mà cơ đã
từng được dạy dỗ, vì đó là bản chất con người của cơ, một cái gì đó mà cơ vẫn ln kiếm tìm. Nó
thỏa mãn cơ, không chỉ về mặt mặt chất, mặt thể xác mà ngay cả mặt tinh thần. Cái việc mà Poknyo
đang làm, có thể coi nó như đang giải thốt cơ theo một nghĩa nào đó.
Sau khi Poknyo con đường bán thân, cuộc sống của cô trở nên tốt hơn hẳn, tiền bạc đủ để
nuôi sống tên chồng vô công rồi nghề, cơ cũng trở nên xinh đẹp hơn. Và tính tình của Poknyo cũng
thay đổi hẳn, Kim Dong In không miêu tả tính quá chi tiết về tính cách trước kia của cô, nhưng
ông đã nhiều lần nhấn mạnh về ý thức của Poknyo, ở Poknyo từng có một sự dè chừng nhất định,
sự dè chừng của cái gọi là đức hạnh. Thế nhưng giờ đây, Poknyo chẳng ngại ngùng gì ai. Nếu như

lần đầu tiên của Poknyo là do tay đốc cơng tìm đến cơ trước, thì bây giờ, Poknyo chủ động tìm
đến “khách hàng”:
"여보 아즈바니, 오늘은 얼마나 벌었소?"

복녀는 돈 좀 많이 벌은 듯한 거지를 보면 이렇게 찾는다.
Những tên đàn ông mà cô tìm đến là quanh quẩn chỉ là những tay ăn mày, chả phải những
kẻ quyền cao chức vọng gì, số tiền cũng chỉ là 5 nyang một lần, thế nhưng nó đủ để thỏa mãn

12


Poknyo. Thậm chí cái cách cơ gọi khách cũng đầy chất lả lơi, trêu đùa. Cái cô Poknyo mặt đỏ bừng
và cúi gằm mặt vào cái ngày đầu tiên bị tên đốc cơng dẫn đi đã khơng cịn nữa, cơ là người mở
đầu, là người ra giá, là người kì kèo với những người đàn ông. Cô là người chủ động trong những
cuộc đổi chác. Cái sự tự ý thức ầy mơ hồ về đức hạnh trước kia của Poknyo cũng đã hoàn toàn
biến mất
Bi kịch lớn nhất của Poknyo bắt đầu vào chính là cái đêm cơ ăn trộm khoai tây ở nhà Wang,
giống như bao người phụ nữ khác ở cái khu lán trại Chilsong, Poknyo đi ăn cắp của những người
Hoa, cái công việc mà khi mới đến đây, Poknyo không làm.
Và Poknyo bị bắt quả tang. Khi bị phát hiện, cơ có chút bối rối, sợ hãi, nhưng khi tên Wang
gọi cô vào nhà, Poknyo hiểu ý ngay. À vậy là cô chỉ phải quan hệ với hắn. Đối với Poknyo, đó
khơng phải là hình phạt, cô đi theo Wang “ phủi mông và đi theo Wang, đầu ngẩng cao và cái giỏ
lúc lắc trong tay.” (....엉덩이를 한번 휙 두른 뒤에 머리를 젖히고 바구니를 저으면서 왕서방을
따라갔다…), nó là việc thường ngày rồi, cơ ngẩng cao đầu như thể có chút tự hào, à ra là cơ khơng
bị bắt. Thậm chí sau khi xong xi, Poknyo cịn kiêu hãnh khoe với bà hàng xóm rằng cơ được
cho những 3 won và kể lại với chồng.
Sau sự kiện ăn trộm khoai tây đó, Wang trở thành khách hàng duy nhất của Poknyo, thậm
chí cơ cịn khơng đợi Wang đến nhà, cơ tự mình tìm đến nhà hắn. Cái cơng việc mà Poknyo làm
với Wang, nó thậm chí cịn khiến vợ chồng Poknyo trở thành người giàu có trong khu lán trại.
Tưởng chừng như cuộc sống của hai vợ chồng trở nên khấm khá hơn, ngay cả bề ngoài của Poknyo

cũng thế, nhưng đạo đức , tính cách của Poknyo thì ngày càng bị tha hóa, lún sâu vào sự suy đồi.
Nhưng rồi bất hạnh ập đến, Poknyo bị thay thế. Wang đã tự mua cho mình một cơ gái trẻ.
Poknyo ghen. Hẳn là ghen. Có lẽ đối với Wang hay đối với những người khác nhìn vào, Poknyo
chỉ đơn giản là gái bán thân, đang ăn chơi đổi chác với gã. Nhưng có lẽ từ lúc nào, Poknyo đã hình
thành một mối quan hệ phụ thuộc vào Wang. Poknyo đã lấy chồng, nhưng người cô ăn nằm cùng
là Wang, chứ không phải là lão chồng già lười biếng, Wang chu cấp cho Poknyo, và Poknyo hãnh
diện vì sự hào phóng của lão, hẳn rồi, làm gì có cơ gái bán thân nào được chiều chuộng như Poknyo,
thậm chí với số tiền kiếm được từ lão Wang, gia đình Poknyo cịn được coi là khá giả ở cái khu
xóm nghèo ấy. Từ lúc nào, cô đã coi Wang là của cô, và chỉ đến lúc hắn kết thúc cái cuộc đổi chác
thể xác này để mua một người vợ, thay thế nó bằng một cuộc đổi chác khác, mất Wang, Poknyo
khơng cịn gì, khơng cịn tiền, khơng cịn tình. Và trong cơn ghen, cơn giận dữ đến tột cùng của
mình, như thể bị đẩy vào con đường cùng, Poknyo đến tìm Wang vào đúng đêm tân hơn của hắn.
Thế nhưng bản thân Poknyo cịn khơng muốn nhận ra được những cảm xúc của mình “내가
강짜를 해? 그는 늘 힘있게 부인하고 하였다. 그러나 그의 마음에 생기는 검은 그림자는 어찌할
수가 없었다”. Đó là sự bất lực, bất lực vì dường như mọi thứ của Poknyo đang bị tước đoạt đi.
Mất Wang, Poknyo không thể tiếp tục cuộc sống dư dả như bây giờ, cô sẽ lại phiả quay về với
những đi mồi chài những tên ăn mày. Nếu như ban đầu, thỏa mãn tiền bạc và dục vọng trong cô
như thế là đủ, thế nhưng có lẽ Poknyo khơng thể quay lại thời điểm như trước, nó khơng chỉ để
thỏa mãn tiền bạc hay dục vọng, mà còn là sự thỏa mãn cảm xúc. Poknyo cịn bất lực vì cái sự
ghen tuông, ghen tuông đến từ một cô gái bán thân. Những cảm xúc này lớn lên trong lòng Poknyo,

13


và bùng nổ, khiến cho cơ khơng cịn khả năng kiểm sốt mình.
Đây là đoạn cao trào cảm xúc của nhân vật, nhưng Kim Dong In lại không hề tập trung vào
miêu tả vào diễn biến tâm lí của Poknyo mà ông tập trung vào hành động của Poknyo nhiều hơn.
Nếu như trong “Chí Phèo” của Nam Cao, trích đoạn trước khi Chí Phèo tìm đến nhà thống lí, thì
những cảm xúc vỡ ịa của Chí Phèo được Nam Cao đi vào chi tiết, Nam Cao đưa vào đó quan điểm
của mình về những vấn đề giai cấp, xã hội, mà những người như Chí Phèo phải trải qua, ơng đưa

những cảm xúc và mâu thuẫn của Chí Phèo tới đỉnh điểm, và ơng giải quyết nó, bằng cái chết của
Chí Phèo và thống lí. Nhưng Kim Dong In, ơng vẫn chỉ đóng vai trị là người quan sát, ơng chỉ
quan sát những hành động của Poknyo, ông chỉ miêu tả lại hành động của Poknyo, nhẹ nhàng, đầy
sự bình tĩnh. Thế nhưng cái sự bình tĩnh ấy đang che đậy nhưng cảm xúc, những suy nghĩ đang ào
ào trong ruột gan Poknyo, nhưng Kim Dong In che dấu những suy nghĩ ấy đi, giữ vai trò trung lập
của tác giả, và để người đọc tự đưa ra những ý kiến của mình. Đó chính là sự khác nhau trong quan
điểm của chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực nêu ra vấn đề, đặt câu
hỏi cho vấn đề và tìm cách trả lời nó, theo một nghĩa nào đó, nó mang tính khích lệ tuyên truyền,
còn chủ nghĩa tự nhiên chỉ nêu ra vấn đề của xã hội, như một bản báo cáo, không hơn không kém,
lạnh lùng và đầy bi ai, như cái xã hội mà nó đang viết về.
Poknyo xuất hiện trước mặt Wang với khuôn mặt dậm đầy phấn trắng. Phong cách của
nhiều nhà văn chủ nghĩa hiện thực hoặc tự nhiên, đều sẽ là đi vào chi tiết, tiểu tiết của sự vật,
nhưng Kim Dong In chưa một lần miêu tả khn mặt của Poknyo, ơng khơng miêu tả hình dáng
bề ngồi của Poknyo mà thay vào đó tập trung vào diễn biến tâm lí nhân vật thơng qua hành động.
Ơng sẽ chỉ miểu tả bề ngồi của Poknyo với những tính từ như “trở nên đẹp hơn”, v.v. Thế nhưng
ơng ln nhấn mạnh vào hình ảnh Poknyo dặm phấn. Khi Poknyo ngã sâu hơn vào cái con đường
đầy tội lỗi này, cô dặm lên một lớp phấn dày hơn, như thể cô đang che đi cái khuôn mặt của Poknyo
trong quá khứ. Và vào cái đêm mà cô xông vào nhà của lão Wang, mặt cơ trắng bệch tồn phấn,
Poknyo của quá khứ đã hoàn toàn biến mất, sự tha hóa của cơ đã đến tận cùng Cái người đàn bà
điên loạn vì tình đến nỗi xơng vào phịng người khác trong đêm tân hôn là ai, chứ không còn là
Poknyo nữa.
Poknyo trong cơn ghen, nắm lấy Wang và còn đòi dắt hắn về nhà. Khi Wang từ chối Poknyo
và cười cười rằng hắn có chuyện cần làm với cơ dâu mới mua của mình, như thể mọi lí trí của
Poknyo biến mất, cơ vật lộn với Wang, thậm chí cịn rút ra lưỡi liềm đã được chuẩn bị sẵn, và rồi,
cơ chết, bởi chính lưỡi liềm của mình, dưới tay người đàn ơng mà cơ có lẽ, đã trót lịng u.
Có lẽ phân cảnh này là phân cảnh nực cười và cũng là phân cảnh xót xa nhất chuyện.
Poknyo trước giờ vẫn chỉ là gái bán hoa, có thể cô ăn nằm với Wang, nhưng hắn vẫn chỉ coi cơ là
một món hàng, trả tiền để sử dụng. Poknyo khơng có quyền để ghen, thật q nực cười, gái bán
hoa lại đi ghen với vợ của khách hàng. Phân cảnh là một đoàn bi hài kịch, thường thấy ở các tác
phẩm thuộc chủ nghĩa tự nhiên. Cái cảnh vật lộn của Poknyo với Wang, nó như một vở hài kịch,

thế nhưng kết thúc phân cảnh, lại là cái chết của nhân vật chính.
Thế nhưng, câu chuyện khơng kết thúc với cái chết Poknyo. Ba này sau khi Poknyo mất,
thi thể của cơ vẫn chưa cịn chơn cất. Và cái kết của câu chuyện là hình ảnh xác Poknyo ở giữa
nhà, khi mà ba gã đàn ông trao đổi tiền bạc trên cái chết của cô. Nếu như phân cảnh trước là một

14


màn bi hài kịch thì cảnh cuối cùng cuổi của tác phẩm, là bi kịch, bi kịch của Poknyo, ngay cả khi
đã chết, cơ vẫn chỉ là món hàng cho họ đổi chác.
Một nhân vật đáng chú ý nữa trong câu chuyện là nhân vật người chồng của Poknyo. Nhân
vật tác động, chi phối đến cuộc đời Poknyo và cũng là nguyên nhân khiến một người con gái đức
hạnh trở thành một kẻ xấu xa, mưu mơ, đó chính là chồng Poknyo. Chồng Poknyo là một kẻ lười
nhác, sống bằng những đồng tiền của vợ có được do bản thân quan hệ với những người đàn ơng
khác. Ơng ta cịn ủng hộ việc kiếm tiền bất chính của vợ, tạo điều kiện cho kẻ khác quan hệ với
vợ ngay chính trong ngơi nhà của mình. Và ngay cả khi vợ mình đã mất, hắn sẵn sàng đổi chác
với kẻ đã giết vợ mình, ngay trước cái xác của Poknyo, về cái chết của cô. Một tên đểu cáng. Bản
thân tên chồng, đã thối nát, mục rữa từ lâu, hắn cũng là một người bị chi phối bởi hoàn cảnh, bởi
bản năng con người của chính mình. Bản chất của hắn là lười, một kẻ lười thối tha, lười đến vô
dụng. Vì lười và vơ dụng, hắn ln sống nhờ vào người khác, đầu tiên hắn ống nhờ số tiền được
thừa hưởng lại, tiêu hết tiền thì hắn mua vợ để hắn sống nhờ vợ, hắn chỉ biết nằm dài hưởng thụ.
Thậm chí ngay cả khi ợ của hắn, là Poknyo, bắt đầu cái nghề bán thân, ắn cũng chỉ cười ngờ nghệch
vui vẻ vì bây giờ cuộc đời của hắn dễ dàng hơn. Wang đến nhà, thay vì tức giận như điều mà một
người chồng ra phải làm, hắn như một con chó khơn ngoan, ngoan ngỗn ra ngồi để vợ làm việc.
Chồng của Poknyo khơng có tên, tên Wang cịn được một cái tên, nhưng chồng Poknyo thì
khơng, hắn là một lão già ăn bám người vợ kém mình gần 20 tuổi. Chồng Poknyo khơng có ý
nghĩa gì với cuộc đời cô, mà hắn giống như một con ký sinh trùng, chỉ biết ăn bám, khơng có khả
năng làm bất cứ một cái gì. Thế nhưng hắn là lí do chính khiến cơ phải trơi dạt về cái vùng Chilsong
này mà sinh sống, phải đi bán thân để kiếm cơm qua ngày. Là cái bi kịch đầu tiên và bắt đầu mọi
bi kịch sau này của cuộc đời cơ.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về ý nghĩa của tồn bộ truyện ngắn “Khoai Tây”.
Có người cho rằng, thơng qua qua sự suy đồi về mặt tính cách, đạo đức, con người của
Poknyo , Khoai Tây tập trung vào các vấn đề xã hội lúc bấy giờ. Có nhà văn lại cho rằng Lim
Doing In đang cố nhấn mạnh vào hoàn cảnh và bản chất của Poknyo là lí do chính dẫn cơ vào con
đường nhơ nhuốc này.
Lại có một số ý kiến cho rằng thơng qua hình tượng Poknyo, ta thấy rằng con người ln
cố gắng tìm lấy ý nghĩa của cuộc đời mình. Poknyo trước khi bán thân, sống một cuộc đời khơng
có ý nghĩa,bị bán đi, phải lang thang, vơ định, khơng có việc làm, khơng tiền bạc, nhưng cơ như
thể tìm thấy ý nghĩa để tồn tại, Như thể tìm thấy giá trị của bản thân, qua ánh nhìn của những người
đan ơng khác, qua Wang, qua cái số tiền mà cô kiếm được, nhiều hơn của những người đàn bà
khác trong cái xóm trọ nghèo. 6
4.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In thông qua Khoai Tây
Văn học Kim Dong In chịu ảnh hưởng từ nhiều nhà văn khác nhau, đa phần ảnh hưởng đến
từ các nhà văn thuộc chủ nghĩa văn học hiện thực và tự nhiên, điều này lí giải cho phong cách văn
6

정연희. 2002.p20

15


học của Kim Dong In.
Ngay từ những ngày đầu trên con đường văn học, Kim Dong In đã chịu sự ảnh hưởng nặng
nề của Tolstoi, nhà văn hiện thực tài ba của văn học Pháp. Các tác phẩm văn học thiờ kì ầu của
Kim Dong In sử dụng khá nhiều lối viết văn của Tolstoi. 7 Thế nhưng thay đổi trong nhận thức
của Kim Dong In khiến ông dần xa rời lối viết hiện thực mà nghiêng về chủ nghĩa tư nhiên. Nhưng
có thể chắc chắn rằng con đường chủ nghĩa tự nhiên của Kim Dong In bắt đầu từ chủ nghĩa hiện
thực.
Khi Kim Dong In hình thành được cho mình một phong cách nhất định, thì phong cách và
quan điểm văn chương của ơng có phần nghiêng về phong cách của Zolla- cha đẻ của chủ nghĩa

tự nhiên.
Trong các tác phẩm của mình, Kim Dong In thường thể hiện quan điểm chán ghét, căm
ghét tầng lớp xã hội dưới. Giống như Zolla, Kim Dong In mọi sự thống khổ, suy đồi trong xã hội
là do con người tự mình gây ra. Con người bị tác động bởi hoàn cảnh và bản chất của con người
như sự tham lam, sự ham muốn thể xác, như trong Khoai tây, khiến họ phải trả giá. Chính vì thế
mà nhân vật Poknyo trong tác phẩm của Kim Dong In và đa phần các nhân vật thuộc văn học
trường phái tự nhiên đều bị bản năng xác thịt chi phối, họ bất lực trước tự nhiên.
Và đặc biệt hơn, họ cùng chia sẻ cái nhìn bi quan về xã hội và kết cục của các nhân vật mà
họ chọn để miêu tả. Đa phần, kết cục của các nhân vật trong các tiểu thuyết thuộc chủ nghĩa tự
nhiên sự tự phát hủy, là cái chết, là việc chấp nhận sự suy đồi và rơi sâu hơn vào sự tha hóa. Ta có
thể thấy điều đó ở nhân vật Poknyo, kết cục của cơ, là một cái chết tức tưởi, đầy đau đớn, cay
nghiệt.
Một trong những điểm nữa của chủ nghĩa tự nhiên mà được Kim Dong In thể hiện rất rõ
trong tác phẩm ‘Khoai tây”, chính là nhấn mạnh vào sự gia tăng của mặt mặt tối, đi vào chi tiết
những cái xấu xí, bẩn thỉu. Kim Dong In đi vào chi tiết, miêu tả những tội lỗi xấu xa của cổng
thành Chilsong ở ngay những dịng đầu tiên, đó là nơi chứa đựng mặt tối của xã hội Triều Tiên
lúc ấy giờ, và là nơi diễn ra câu chuyện. Việc sử dụng mặt tối của xã hội làm nền cho câu chuyện
chính là để nhấn mạnh tới tác động không thể tránh khỏi của môi trường tới con người. Đây là một
phong cách được sử dụng nhiều trong văn học tự nhiên.
Thế nhưng, ở trường hợp của Kim Dong In, có một điểm đáng lưu ý, là tác phẩm của ông
chỉ tập trung vào kẻ yếu của xã hội. Trong các tác phẩm của Kim Dong In khơng có ý kiến chỉ
trích kẻ mạnh. Mục đích của việc ơng chọn mặt tối của xã hội và hiện thực làm môi trường của
câu chuyện là để nhấn mạnh lý thuyết ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh và sự yếu kém của
những kẻ yếu khi phải đối mặt với những mơi trường, hồn cảnh này.
Một đặc điểm nữa của văn học Kim Dong In mà ta tìm thấy thơng qua tác phẩm ‘Khoai
tây” là sự lạnh lùng, tàn nhẫn đối với số phận của các nhân vật. Kim Dong In vứt bỏ lòng trắc ẩn
của nhà văn, vứt bỏ mọi cảm xúc khi xây dựng tác phẩm, một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa tự
nhiên, như đã nói ở phần trên. Xuyên suốt truyện ngắn Khoai Tây, ta khơng thể tìm thấy một chút
cảm xúc, hay lịng thương xót của tác giả dành cho Poknyo. Sự dẫn truyền hoàn toàn lạnh lùng và
7


장초봉.2018. p27

16


chỉ tập trung vào việc ghi chép lại sự thật.
Một đặc điểm nổi bật nữa của Khoai Tây chính là việc tác giả không hề né tránh việc nhắc
đến bản năng tính dục của con người. Rõ ràng sự tha hóa của Poknyo khơng phải chỉ bắt đầu từ
tiền bạc, nghèo khó, mà cịn là sự tỉnh dậy của bản năng tình dục ở cơ. Nhà văn chủ nghĩa tự nhiên
khơng được phép né tránh những bản năng sinh lí này, vì nó nằm trong lí thuyết bản năng con
người của họ. Thậm chí, bản năng thường thấy nhất trong các phẩm văn học chủ nghĩa tự nhiên
chính là bản năng bị thôi thúc bởi ham muốn thể xác của nhân vật.
Có thể thấy rằng, phong cách văn chương của Kim Dong In bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn
học Phương Tây, đặc biệt là Lef Tolstoi và Zolla. Tuy du học ở Nhật Bản nhưng văn học Nhật bản
chủ nghĩa tự nhiên lại khơng có ảnh hưởng nhiều trong các tác phẩm của ơng, thậm chí cịn có xu
hướng rời xa dần.8 Vì sự ảnh hưởng này mà tác phẩm của Kim Dong In thường rất lạnh lùng, thậm
chí cịn tàn nhẫn, và Kim Dong In, vì sự đối nghịch với nhà văn cùng thời lúc bấy giờ là Lee
Kwang Soo, cộng thêm cái nhìn tiêu cực và quan điểm khinh thường những người thuộc tầng lớp
dưới, kém cỏi, thất học, mà các tác phẩm của ông chỉ một mực tập trung vào những suy nghĩ đó,
sự tuyệt vọng xã hội của tầng lớp này. Các tác phẩm thuộc trường phái tự nhiên của Kim Dong In,
đặc biệt là ‘Khoai tây” đều tuân theo quy tắc của chủ nghĩa tự nhiên phương Tây. Nó lạnh lùng, bi
quan và tràn đầy từ sự tuyệt vọng từ những trang văn học đầu tiên.
5.So sánh với chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Vũ Trọng Phụng.
5.1. CN tự nhiên trong văn học Vũ Trọng Phụng.
Xã hội Việt Nam vào giai đoạn những năm 1930-1945, quay cuồng trong những sóng gió
và biến động. Khủng hoảng kinh tế quy mô lớn, khủng bố trắng và phong trào Âu hóa ở thành thị
đã tạo ra những biến động sâu sắc trong xã hội. Xã hội Việt Nam thời bấy giờ rơi vào khủng hoảng,
bao nhiêu tệ nạn xã hội ra đời, lề thói, nề nếp ngày xưa bị vứt bỏ, con người ngụn lặp trong những
cuộc ăn chơi, trụy lạc, nhân cách bị vùi dập. Trước thực trạng xã hội này, nền văn học Việt Nam

cũng có sự phân hóa rõ rệt với ba lưu phái: lưu phái văn chương lãng mạn, lưu phái văn chương
hiện thực phê phán, lưu phái văn chương Cách mạng vô sản.9. Và trong lưu phái văn chương hiện
thực, các nhà văn trước những vấn đề chính trị lúc bấy giờ cũng có những nhãn quan khác nhau.
Trong số những nhà văn ảnh hưởng chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola, Guy de Maupassant
phải kể đến Vũ Trọng Phụng, Tô Hồi, Ngun Hồng,... nhưng sâu sắc nhất có thể nói đó là nhà
văn Vũ Trọng Phụng. Ơng được mệnh danh là “ơng vua phóng sự”, “một ngịi bút tả chân sắc sảo,
lỗi lạc”, “một nhà văn hiện thực trác việt”, để vị thế của Vũ Trọng Phụng xứng đáng với tầm vóc
trong nền văn học Việt Nam đương đại “vấn đề Vũ Trọng Phụng” đã trải qua biết bao thăng trầm
của cuộc đời.
Trước thực trạng của xã hội, Vũ Trọng Phụng đã dùng ngịi bút của mình cất tiếng nói, phanh phui
tất cả những mặt trái, những mặt xấu xa, nhố nhăng, lố bịch, những điều vơ nghĩa lí, trái với đạo
8

장초봉.2018.p71

9

Hồ Thị Xuân Quỳnh. 2010- p33

17


đức, đạo lí của xã hội… Có thể nói sáng tác của Vũ Trọng Phụng đã bao quát một phạm vi hiện
thực rộng lớn.
Khác với các nhà văn cùng thời, Vũ Trọng Phụng là nhà văn Việt Nam đầu tiên đã phanh phui bản
năng nơi con người, kể cả những người được coi là hiền lành, chân thật. Trong khi những tác giả
hiện thực cùng thời mới chỉ phân chia xã hội thành hai lớp tốt và xấu, đề cao cái tốt và hạ bệ cái
xấu. Họ thấy một xã hội đen tối với sự xuống dốc về đạo đức, lối sống của con người nên họ đã
vẽ nên một xã hội lí tưởng đẹp hơn với những phẩm chất tốt đẹp của con người. Còn ở nhà văn
Vũ Trọng Phụng thì ơng khơng ảo tưởng xa rời thực tại mà thấy được những mặt xấu, mặt trái của

con người nên trong tác phẩm của ông, ông đã khai thác con người ở khía cạnh con người bản
năng, sinh lí. Trong một con người bao giờ cũng tồn tại hai phần: phần con và phần người, phần
thiện và phần ác. Con người mà Vũ Trọng Phụng nhìn thấy qua nhãn quan của mình là những con
người mà phần con đã lấn át hẳn phần người. Con người xã hội bị che khuất bởi sự trổi dậy của
con người bản năng.
Quan điểm của Vũ Trọng Phụng về tiểu thuyết có thể nói chính là bản chất của văn học
hiện thực, bản chất của văn học tự nhiên, “tiểu thuyết là sự thật ở đời”, tiểu thuyết không phải là
chất thơ của cuộc đời mà là vị đắng chát của cuộc sống10. Thêm nữa, Vũ Trọng Phụng không chỉ
bi quan về triển vọng xã hội do chưa có một nhận thức cách mạng khoa học về tiến trình lịch sử,
mà cịn rất bi quan về phẩm chất tinh thần con người. Thói hư tật xấu trong xã hội tư sản khi đó
được ông coi là thuộc về bản chất con người, một sự ảnh hưởng rõ ràng của chủ nghĩa tự nhiên.
Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng thường thể hiện ở những trường hợp ông
viết về cái dâm và nạn mãi dâm và các yếu tố như: quan điểm sinh lí thơ bạo, lối viết sống sượng
hay đề cập đến cái dâm, cái nhìn coi khinh miệt thị người nghèo cũng được biểu hiện.
Ông viết về cái dâm, về bản năng sinh lí của con người qua mỗi nhân vật mà ông xây dựng nên.
Mỗi nhân vật được Vũ Trọng Phụng vẽ nên đều là những con người sống động, con người thật của
đời sống, mang những tính cách, số phận khác nhau nhưng trong họ ln tồn tại một con người
sinh lí, con người tự nhiên. Và những dục vọng đó được ngịi bút đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng
khám phá, khai thác ở đủ các dạng người khác nhau, nhiều góc độ khác nhau trong đời sống tâm
sinh lí của con người. Trong một số tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng như: Giông tố, Số đỏ, Làm
đĩ, ông đã xây dựng rất thành công, khắc họa nên những con người tự nhiên, con người sinh lí.
5.2. Sự khác nhau của chủ nghĩa tự nhiên của hai nhà văn.
5.2.1. Điểm giống nhau.
Tuy Kim Dong In chưa từng ghi nhận sự ảnh hưởng của Zola, trong các tác phẩm của
mình như là đối với Tolstoi11, thậm chí Kim Dong In cịn có một cái nhìn tiêu cực về các tác phẩm
của Zola, tuy nhiên, không thể phủ nhận sự tương đồng trong quan điểm và phong cách văn học
của ông với cha đẻ của chủ nghĩa tự nhiên. Đây cũng chính là điểm gặp mặt trong quan điểm văn
10
11


Hồ Thị Xuân Quỳnh. 2010- p2
장초봉.2018 -p45

18


học của Kim Dong In và Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng và Kim Dong In khi nói đến đặc điểm chủ nghĩa tự nhiên của hai nhà văn
chính là “con người bản năng” được thể hiện khá đậm đặc. Đi vào thế giới tiềm ẩn bên trong con
người, cả hai người khai thác mảnh đất mới trong đời sống của họ. Trong một số tiểu thuyết của
hai nhà văn ta thấy những vấn đề như: bản chất thật của con người, lối sống trụy lạc, những dục
vọng bản năng thấp hèn của con người luôn hiện hữu,…họ đều tập trung và mô tả những cái “nhơ
bẩn” của xã hội.
Các tác phẩm của hai nhà văn cũng đều chứa đựng những cái nhìn vơ cùng bi quan cho
con người, cho số phận con người và cho xã hội đương thời.
Cả hai nhà văn cũng đều là những người đi tiên phong cho chủ nghĩa tự nhiên trong văn
học nước nhà của họ lúc bấy giờ. Nếu như văn học Kim Dong In đi ngược lại với trào lưu văn học
hiện thực, “nghệ thuật vị đời sống” do Lee Kwang Soo dẫn đầu lúc bấy giờ. Thì Vũ Trọng Phụng
là người phá bỏ những hạn chế của văn học trong văn học Việt Nam, ơng viết về những vấn đề,
những khía cạnh mà chưa nhà văn nào vào thời điểm lúc bấy giờ dám tiếp cận một cách cạn kẽ,
chuyên sâu như ông.
Hơn thế nữa, khác với các nhà văn Pháp hay Nga, Kim Dong In và Vũ Trọng Phụng đều
là nhà văn trong thời gian đất nước phải chịu ách thực dân, hồn cảnh xã hội là một phần khơng
thể thiếu trong các tác phẩm của họ.
Nếu xét đến mặt cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên thì Vũ Trọng Phụng và Kim Dong In có
những sự tương đồng nhất định, thế nhưng khi đi vào phân tích sâu hơn, thì phong cách sáng tác
và cách sử dụng chủ nghĩa tự nhiên trong văn học của hai người cũng có sự khác biệt nhất định .
5.2.2. Điểm khác nhau.
Tuy đều sử dụng chủ nghĩa tự nhiên ảnh hưởng từ văn học phương Tây trong các tác phẩm
của mình, nhưng cách sử dụng của hai nhà văn lại rất khác nhau, ngay cả quan điểm về cách nhìn

nhận đối tượng trong trường phái tự nhiên cũng khác nhau.
Nếu so sánh hai nhà văn với định nghĩa chủ nghĩa của Zola làm thước đo thì Vũ Trọng Phụng là
người thốt ly khỏi ảnh hưởng của Zola nhiều hơn, mặc dù người có cái nhìn tiêu cực với các tác
phẩm của Zola là Kim Dong In.
Các nhân vật của Zola bị chi phối của huyết thống, di truyền, môi trường quyết định nhưng
môi trường ấy không phải là môi trường xã hội đương thời mà là hồn cảnh mơi trường bao quanh
nguồn gốc, huyết thống bản năng sinh tồn của con người. Tuy hoàn cảnh nhân vật của Kim Dong
In, như Poknyo, bị ảnh hưởng ít nhiều do hồn cảnh chính trị xã hội, với việc người trí thức xã hội
bị lãng quên trong xã hội thực dân Nhật Bản, nhưng yếu tố môi trường chính tác động đến Poknyo
vẫn chỉ là mơi trường của khu lán trại ngồi cổng thành Chilsong. Cịn các nhân vật của Vũ Trọng
Phụng thì chịu sự chi phối của cả hai mặt nguồn gốc huyết thống và cả xã hội. Các nhân vật trong
‘Số đỏ” tha hóa suy đồi về mặt đạo đức khi khốc lên mình cái mặt nạ đức hạnh, quyền quý, cao
sang. Sự tha hóa của họ, nó bắt đầu với sự tha hóa xã hội, nó được miêu tả cùng với sự tha hóa của
cả xã hội lúc bấy giờ, một xã hội Việt Nam suy đồi, tha hóa.
Một điểm khác nhau nữa trong văn học của hai tác giả là quan điểm xã hội , và xuất thân

19


nhân vật mà họ tập trung. Ở đây, Vũ Trọng Phụng lại có quan điểm gần với Zola hơn là Kim Dong
In. Nhân vật của nhà văn họ Vũ không phải vì họ giàu sang mà trở nên trong sạch, cao thượng;
càng khơng có những con người nghèo hèn thì mặc nhiên phải bần tiện hạ lưu. Bởi ông thấy rõ dù
thuộc tầng lớp nào thì ai cũng có một góc khuất về bản năng tự nhiên mà họ rất muốn che đậy,
việc làm của ông rất đơn giản là phơi bày những thực tế ấy trên từng trang viết của mình. Bất kì
đàn ơng hay đàn bà đều có một bản năng trong lòng nhưng nhờ đạo đức, luân lí hoặc bởi do sự
giáo dục hay hồn cảnh mà bản năng ấy bị đè nén và ngủ thiếp đi nhưng đơi khi nó vẫn ngủ chập
chờn. Nếu khơng có đạo đức hay ln lí kiềm chế thì nó sẽ trỗi dậy và xúi giục người ta làm chuyện
xằng bậy. Tuy nhiên, Kim Dong In gần như chỉ tập trung vào chỉ trích những người thuộc tầng lớp
nghèo hèn, kém giàu sang. Kim Dong In coi yếu tố tác động của môi trường là trên hết, và những
người dân nghèo hèn, thuộc tầng lớp dưới, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những biến động của xã

hội, là những cá nhân dễ bị tha hóa, bị thuyết phục bởi bản ngã con người và rơi vào bi kịch, vào
tuyệt vọng.
Thêm nữa, các tác phẩm của Kim Dong In tập trung vào các nhân vật nghèo của vùng nơng
thơn, vùng rìa ngoại ơ. Cịn với Vũ Trọng Phụng, ơng tập trung vào sự tha hóa của nơi đơ thị, phố
phường.
Cũng phải chỉ ra rằng, Kim Dong In chống lại tư tưởng văn học là để cổ vũ, động viên, mà
ông tin văn học cần trình bày sự thật, và chỉ là sự thật thơi. Vũ Trọng Phụng cũng có quan điểm
gần giống như vậy, thế nhưng Vũ Trọng Phụng không cứng nhắc như Kim Dong In, các tác phẩm
của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm hiện thực phê phán nhiều hơn là thuần tự nhiên như của Kim
Dong In. Điều này là vì, khi đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, ta vẫn thấy được sự lên án, chỉ
trích của tác giả đằng sau những dòng văn, trong khi văn chương của Kim Dong In, khơng phải
khơng có, nhưng ơng khơng bao giờ thể hiện quan điểm của mình một cách gay gắt hay lộ liễu
trong các tác phẩm được viết theo chủ nghĩa văn chương của mình.
Khi đọc các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, yếu tố hài kịch được sử dụng rất nhiều, khơng
ngoa khi nói Vũ Trọng Phụng là cây bút trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam, cái hài kịch
trong tác phẩm của ơng, nó để làm bật lên cái sự nực cười, cái sự vô đạo đức đến phi lý của hiện
thực xã hội lúc bấy giờ, ví dụ như trong “Số đỏ”, cái tên Xuân bị bắt đi tù vì tội nhìn trộm gái, cuối
cùng lại thành đỉnh cao của xã hội thượng lưu với những cái tên gọi đến là nực cười. Hay như cái
chết của cụ cố tổ, một đám tang, tưởng như phải buồn bã, nhưng nó lại trở thành một gánh xiếc,
một trò hề trên cái chết của một người, đầy nực cười nhưng cũng đầy bi kịch. Còn trong tác phẩm
của Kim Dong In, yểu tố hài kịch được sử dụng rất ít, tác phẩm của ơng nhuốm màu đen tối của
bi kịch. Như trong Khoai Tây, cái chết của Poknyo cũng trở thành một cuộc đổi chác, nhưng nó
khơng phơ trương, nó là một cuộc đổi chác trong im lặng giữa ba người đàn ông, ngay trước mặt
cái xác lạnh ngắt của Poknyo, một phân cảnh, một cái kết đầy bi kịch.
Các tác phẩm của Kim Dong In và Vũ Trọng Phụng đêu sử dụng yếu tố chủ nghĩa tự nhiên
trong các tác phẩm của mình, thế nhưng, tuy nhiên, sự khác nhau trong quan điểm, xã hội, môi
trường giáo dục và đường lối phát triển của văn chương đã tạo nên sự khác biệt ở rất nhiều mặt
giữa hai tác giả.

20



6.Kết luận.
Mặc dù nhà văn Kim Dong In chủ trương “ nghệ thuật vị nghệ thuật ” nhưng trong quá
trình sáng tác , nhà văn Kim Dong In lại đi sâu khai thác đời sống hiện thực với một tâm hồn nhạy
bén một khả năng quan sát cuộc sống tinh tế . Các tác phẩm của ồn đưa ra những vấn đề bức thiết
của xã hội Hàn Quốc đầu thế kỷ XX . Trong khuôn khổ sáng tác của thể loại truyện ngắn , tác giả
đã chứng tỏ khả năng đi sâu khám phá tâm lý nhân vật , khả năng quan sát xuất sắc của một nhà
khoa học. Nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Kim Dong In nổi bật vẫn là những người dân
nghèo , bị xã hội đưa đẩy đến bước đường cùng , tha hóa về phẩm chất , đạo đức và kết thúc cuộc
đời bằng cái chết thương tâm hoặc nỗi buồn vô hạn . Nghệ thuật miêu tả ngoại hình , tính cách
nhân vật bằng biện pháp nghệ thuật so sánh , liệt kê ; sử dụng lối miêu tả trực tiếp và gián tiếp qua
lời kể , lời thoại nhằm khắc họa rõ nét chân dung , tính cách nhân vật đã tạo nên giá trị cho các tác
phẩm . Nhà văn đã sáng tạo ra cách sử dụng đại từ nhân xưng ngơi thứ ba trong sáng tác của mình .
Dù là những nhân vật có tên riêng hay khơng có tên riêng nhưng những nhân vật ấy thường là nhân
vật tâm lý , có tính cách phức tạp và cá tính riêng . Truyện ngắn của Kim Dong In đã góp phần
làm phong phú văn học Hàn Quốc và đưa ông đến với vị trí người khai phá và tiên phong cho nền
văn học nửa đầu thế kỷ XX . Tên tuổi và các sáng tác của nhà văn có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế
hệ nhà văn hiện đại và những tác phẩm được đưa vào chương trình giảng dạy văn học trong nhà
trường cũng như được giới thiệu ra nước ngoài chứng tỏ Kim Dong In là một trong những tác gia
tiêu biểu của văn học Hàn Quốc thế kỷ XX và là một trong những nhà văn hóa lớn của Hàn Quốc.

21


Tài liệu tham khảo:
1. Chủ nghĩa tự nhiên | nghệ thuật- e/vi/vanch%C6%B0%C6%A1ng/ti%E1%BB%83u-thuy%E1%BA%BFttruy%E1%BB%87n-ng%E1%BA%AFn/naturalism-art
2. />%9D%98_(%EB%AC%B8%ED%95%99)
3. />4. Naturalism in Literature: Characteristics and Examples
/>5. On the Influence of Naturalism on American Literature- Xiaofen Zhang. 2010

6. 사실주의, 자연주의 김동인, 감자- />7. 감자-김동인
8. 김동인 ‘감자’/국내 자연주의 문예사조 대표작(고전여행:78)
9. 김동인 문학 비교연구-장초봉. 인하대학교. 2018
10. 김동인 소설의 서술자 연구- 정연희. 고려대학교. 2002
11. 전문 비평문과 문학토론을 활용한 현대소설 해석 수업 연구- 김홍. 고려대학교. 2017
12.
. 2003
13. YẾU TỐ TỰ NHIÊN CHỦ NGHĨA TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG- HUỲNH THỊ THẾN, HỒ THỊ XUÂN QUỲNH. TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN. 2011.
14. />
22



×