Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của singapore hiện nay và chính sách phát triển nhân lực của singapore qua các thời kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.77 KB, 29 trang )

BỘ
Ộ GIÁO
GIÁO D
DỤ
ỤC
C VÀ
VÀ ĐÀO
ĐÀO T
TẠ
ẠO
O
B
TRƯỜ
ƯỜNG
NG Đ
ĐẠ
ẠII H
HỌ
ỌC
C TH
THƯƠ
ƯƠNG
NG M
MẠ
ẠII
TR

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN
Đề tài:
Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của


Singapore hiện nay và chính sách phát triển nhân
lực của Singapore qua các thời kì.

Nhóm thực hiện : Tập thể nhóm 3.
Lớp học phần
Giảng viên

: 2169FECO2031.
: Ths. Nguyễn Ngọc Diệp.

Việt Nam, 9-2021


MỤC LỤC
Lời nói đầu..............................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT..........................................................................................4
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực.............................................................................4
1.2. Tổng quan về sự phát triển kinh tế và nhân lực Singapore........................4
1.2.1. Tổng quan về nền kinh tế Singapore...........................................................4
1.2.2. Tổng quan về nhân lực Singapore...............................................................4
a. Lực lượng nhân lực..............................................................................................4
b. Chất lượng nhân lực............................................................................................5
II. THỰC TRANG NGUỒN NHÂN LỰC SINGAPORE HIỆN NAY.............5
2.1. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện nay...........................................5
2.1.1. Chất lượng lao động......................................................................................6
2.1.2.Công tác đào tạo............................................................................................7
2.1.3. Cơ cấu nhân lực............................................................................................7
2.1.4. Tỷ lệ việc làm................................................................................................7
2.1.5. Thu nhập.......................................................................................................8
2.1.6.Tỷ lệ thất nghiệp...........................................................................................10

2.2. Giải pháp.......................................................................................................11
III. CHÍNH SÁCH PHÁP TRIỂN NHÂN LỰC CỦA SINGAPORE QUA
CÁC THỜI KÌ......................................................................................................11
3.1. Giai đoạn thuộc địa.......................................................................................11
3.1.1. Giới thiệu sơ lược.......................................................................................11
3.1.2. Các chính sách phát triển nhân lực..........................................................12
3.2. Giai đoạn độc lập (từ năm 1965).................................................................12
3.2.1. Giới thiệu sơ lược.......................................................................................12
3.2.2. Các chính sách phát triển nhân lực..........................................................13
3.3. Giai đoạn bùng nổ cơng nghiệp hóa và chuyển đổi...................................14
3.3.1. Giới thiệu sơ lược.......................................................................................14


3.3.2. Chính sách phát triển nhân lực.................................................................15
3.4. Giai đoạn phát triển ngành dịch vụ............................................................17
3.4.1. Giới thiệu sơ lược.......................................................................................17
3.4.2. Các chính sách phát triển nhân lực..........................................................17
3.5. Đánh giá tổng quát.......................................................................................23

Lời nói đầu
Singapore là một trong những quốc gia trên thế giới thành công nhất trong phát
triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững dựa trên nguồn nhân lực kỹ thuật được
đào tạo tốt, có đủ khả năng, trình độ tiêu thụ, lĩnh hội kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến, hiện đại. Đây là bài học kinh nghiệp quý giá cho các quốc gia, dận tộc trên
thế giới về chính sách phát triển nguồn nhân lục nói chung và nguồn nhân lực
chất lượng cao nói riêng trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Bài biết phân tích
thực trạng nguồn nhân lực của Singapore hiện nay và chính sách phát triện nhân
lực của Singapore qua các thời kỳ. Qua đó ta thấy được chính sách phát triển
nhân lực của Singapore đã góp phần biến một nước thuộc địa, nghèo nàn phát
triển trở thành con rồng châu Á và vươn lên hàng các nước phát triển trên thế

giới.


I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Theo nghĩa rộng: Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất
xã hội, nguồn cung cấp sức mạnh cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao
gồm tồn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Theo nghĩa hẹp: Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực để
phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả
năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội hội, tức là toàn bộ các cá nhân có thể
tham gia vào q trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, vị trí và kỹ
năng nghề nghiệp của họ được huy động vào q trình lao động.
Như vậy, có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng hồ thể lực và trí lực tồn tại trong
toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền
thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận
dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và
tương lai của đất nước.
1.2. Tổng quan về sự phát triển kinh tế và nhân lực Singapore.
1.2.1.
Tổng quan về nền kinh tế Singapore
Singapore hầu như không có tài ngun, ngun liệu đều phải nhập từ bên
ngồi. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; khơng có nước ngọt; đất
canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp
không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu

trong nước.
Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ đạo. Là một
trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Singapore trở thành đầu mối
giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những

cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới). Sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng
nề của suy thối kinh tế tồn cầu từ năm 2001-2003, GDP thực tế năm 2004 của
Singapore tăng mức kỷ lục 8%. Chính phủ đang cố gắng hướng đến việc xây
dựng một nền kinh tế ít bị tác động bởi những biến động bên ngồi và trở thành
trung tâm tài chính và công nghệ cao của Đông Nam Á.


1.2.2. Tổng quan về nhân lực Singapore
a. Lực lượng nhân lực
- Nhân lực trong nước:
Chính phủ đã dành một khoản đầu tư lớn để phát triển giáo dục và đào tạo, từ 3%
GDP lên 5% trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Hiện nay đầu tư cho giáo dục và
đào tạo chiếm khoảng 10% GDP của Singapore .Năm 2016, chính phủ chi 12,66
tỷ đơ la Singapore trong đó chi cho đại học là 3,12 tỷ. Năm 2018 tăng mức đầu tư
cho giáo dục lên 12,8 tỷ đô la Singapore
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Singapore xếp thứ 5/188 quốc gia với
0,925 điểm chỉ số cạnh tranh đạt mức trung bình 5,59 điểm giai đoạn 2007 –
2008, chỉ số đổi mới toàn cầu xếp thứ 5/126 quốc gia (2018). Năm 2017
Singapore sử dụng được 73% vốn nhân lực của mình, xếp hạng nhất tại Châu Á
và đứng thứ 11 trên tổng số 130 quốc gia tham gia đánh giá về khai thác nguồn
nhân lực
- Nhân lực quốc tế:
Singapore đặc biệt chú trọng phát hiện và tuyển dụng các sinh viên tài năng nước
ngồi thơng qua kênh giáo dục. Hiện tại, Singapore có 35.000 sinh viên nước
ngồi theo học tại các trường đại học ở đây. Tại các trường như Đại học Quốc gia
Singapore (NUS), Đại học Kỹ thuật Nanyang, Đại học Quản lý Singapore, số sinh
viên nước ngoài chiếm 20%. Sinh viên nước ngoài theo học dưới dạng vay tiền
của Chính phủ Singapore và đổi lại sau khi tốt nghiệp các sinh viên này có nghĩa
vụ làm việc cho một công ty của Singapore (tại Singapore hoặc bất kỳ nước nào
khác) trong thời gian tối thiểu ba năm để trả nợ. Với cách làm này, Chính phủ

Singapore ln có nguồn lao động chất lượng cao được bổ sung hàng năm để làm
việc cho các cơng ty Singapore. Chính sách và đường lối táo bạo như vậy đã dẫn
đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kê nhân khẩu học. Trong số
5,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nước ngồi.
b. Chất lượng nhân lực
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Thực tế đã minh chứng Singapore rất thành
công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo
dục phát triển hàng đầu châu Á. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học


và cơng nghệ mới vào giảng dạy, chương trình đào tạo của Singapore luôn chú
trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc.
Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy vì
những người này tạo ra năng suất vơ cùng lớn, thành thạo về chun mơn, kĩ
thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã
phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục.
II. THỰC TRANG NGUỒN NHÂN LỰC SINGAPORE HIỆN NAY
2.1. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện nay
Tính đến năm 2018 Singapore có 5.5 triệu lao động ( kể cả dân nhập cư và du
học sinh). Là một quốc gia ít dân chính phủ Singapore đưa ra nhiều chính sách
đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực trẻ nước ngoài do đó trong số 5,5 triệu lao động
có tới 25% là người nước ngoài.
2.1.1 Chất lượng lao động
Chủ yếu là chất lượng lao động cao.
- Chỉ số nhân lực 2013 (HCI) do Diễn đàn thế giới đánh giá đã xếp hạng
Singapore đứng thứ ba toàn cầu và nhất châu Á. Năm 2017 với việc phát triển và
sử dụng được 73% vốn nhân lực của mình, Singapore đã được Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) xếp hạn thứ nhất tại Châu Á, đứng thứ 11 trên tổng số 130 quốc
gia.

- Giá trị mới nhất từ năm 2020 là 0,938 điểm. Để so sánh, mức trung bình của thế
giới vào năm 2020 dựa trên 185 quốc gia là 0,724 điểm.


- Đào tạo đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới, có thái độ làm việc tích
cực, thành thạo về chuyên môn và tạo ra năng suất vô cùng lớn, thúc đẩy đào tạo
tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thơng dụng tiện cho tiếp cận thị trường tồn cầu.
Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo Singapore rất trong sạch, hầu như khơng có sự xuất
hiện của tham nhũng tại đây.

Hình 1: Biểu đồ năng suất lao động của Singapore và một số nước trong khu
vực năm 2019
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) 2019 năng suất lao động của Singapore cao
nhất Châu Á, con số này gấp 5 lần Trung Quốc và gấp khoảng 15 lần Việt Nam.
Năng suất lao động theo giờ của Singapore đạt con số ấn tượng 54,9 USD gấp
12,5 lần Việt Nam.


2.1.2Cơng tác đào tạo nhân lực
Chính phủ Singapore rất chú trọng , đầu tư vào công tác phát triển, đào tạo nhân
lực
- Chính phủ Singapore đầu tư rất lớn để phát triển giáo dục, từ 3% GDP lên 5%
trong thập niên đầu của thế kỉ XI, hiện nay đầu tư cho giáo dục và đạo tạo chiếm
khoảng 10% GDP. Đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề đóng vai trị quan trọng trong
cải cách nền giáo dục Singapore. Kỹ thuật và công nghệ luôn là ưu tiên hàng đầu
trong đào tạo, tiếng anh, tốn và các mơn khoa học là mơn bắt buộc chiếm 1/3
thời lượng chương trình và nhà nước đầu tư xây dựng các học viện kĩ thuật và dạy
nghề.
- Singapore cũng khuyến khích các cơng ty tham gia đào tạo nguồn lực đất nước
bằng cách tổ chức khóa đào tạo và dạy nghề cho nhân viên và cơng nhân trong

q trình làm việc. Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên
thơng, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế có uy tín đặt chi
nhánh để tạo nguồn lực chất lượng cao cho đất nước.
2.1.3 Cơ cấu nhân lực
Theo thống kê năm 2017, dân số trong nhóm từ 15 đến 64 tuổi chiếm 77%, trên
64 tuổi chiếm 8,01% điều này phần nào đáp ứng được nhu cầu về lao động trong
các ngành nghề, công việc khác nhau. Tuy nhiên cơ cấu dân số Singapore cũng
đang có xu hướng già hóa càng tạo điều kiện cho lao động nhập cư nên chính phủ
Singapore đã quyết định nâng tuổi nghỉ hưu lên 63 và tuổi tái sử dụng lên 68 bắt
đầu từ ngày 1/7/2022, trợ cấp 2.500 đô la Singapore ( tương đương 1900 USD)
cho mỗi nhân viên trên 60 tuổi.
2.1.4. Tỷ lệ việc làm
Tỷ lệ việc làm cho lao động từ 15 đến 24 tuổi giảm 3% từ 33,9% (năm 2019)
xuống 30,9% (năm 2020) vì phần lớn lao động độ tuổi này vừa học vừa làm nên
thường chọn các công việc bán thời gian (phục vụ nhà hàng, khách sạn, bán hàng,
gia sư, ….) và điều này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Ngược lại tỷ lệ việc
làm cho lao động từ 65 tuổi trở lên tiếp tục tăng 09% từ 27,6% (năm 2019) lên
28,5% (năm 2020). Bất chấp đại dịch COVID-19 tỷ lệ người cao niên trong lực
lượng lao động thường trú tiếp tục tăng 17% (năm 2010) và tăng đến 26% (năm
2020).


Hình 2:Biểu đồ thể hiện tỷ lệ việc làm của lao động Singapore
Tỷ lệ việc làm cho lao động từ 25 đến 64 tuổi giảm nhưng nó vẫn ở mức trung
bình 80,5% trong năm năm qua. Lao động thường trú trong độ tuổi này mặc dù
chiếm đa số nhưng cũng giảm từ 74% xuống 67% trong một thập kỉ. Sự sụt giảm
này là do tỷ lệ việc làm cho nam giới giảm 0,9% từ 88,8% xuống còn 87,9%
trong khi tỷ lệ việc làm ở nữ chủ yếu được giữ vững ở mức 73,2%.

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ việc làm của lao động từ 25 – 64 tuổi theo giới

tính
Với việc gia tăng cơ hội học tập trong những năm vừa qua, tỷ lệ người có bằng
cấp trong lực lượng lao động thường trú tăng lên 39% vào năm 2020. Nhiều lĩnh
vực ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID – 19, tỷ lệ việc làm của những người có


bằng cấp từ 25 đến 64 tuổi duy trì ở mức 87,6% vào năm 2020. Tuy nhiên thu
nhập trung bình của họ cũng thấp hơn so với thu nhập trước đại dịch.
2.1.5. Thu nhập
Thu nhập danh nghĩa của lao động tồn thời gian giảm 0,6% từ 4.563 đơ la năm
2019 xuống cịn 4.534 đơ la vào năm 2020. Sau điều chỉnh lạm phát, thu nhập
trung bình thực tế giảm 0,4% năm 2020, so với mức 2,2% năm 2019. Thu nhập
trung bình trong vịng năm năm từ 2015 đến năm 2020 là 2,7%/năm cao gần bằng
so với giai đoạn từ năm 2010 đến 2015( 3,1% / năm).

Hình 4: Biểu đồ thể hiện thu nhập của lao động toàn phần ở Singapore
COVID – 19 đem lại ảnh hưởng bất lợi lớn hơn cho những người có thu nhập
thấp : ví dụ như sự sụt giảm khách du lịch ở những khu du lịch sẽ ảnh hưởng đến
taxi/ tài xế xe thuê tư nhân và những người bán hàng rong. Hoặc việc tạm thời


đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, giải trí vì dịch làm
cho những nhân viên bồi bàn, phục vụ, nhân viên thu ngân,… bị cắt giảm giờ
công hoặc tạm thời nghỉ việc khiến cho thu nhập của họ bị sụt giảm
Tuy nhiên nhiều chương trình đang được tiến hành để giảm thiểu tác động của
COVID – 19 đối với những người có thu nhập thấp. Chương trình WIS đã nâng
mức hỗ trợ thu nhập cho những người có thu nhập thấp từ 2.000 đơ la lên 2.3000
đơ la vào năm 2020. Ngồi ra cịn có các chương trình tạm thời khác giúp hỗ trợ
những lao động bị ảnh hưởng bởi COVID – 19 bao gồm Chương trình cứu trợ thu
nhập người lao động tự do (SIRS) và Trợ cấp hỗ trợ COVID – 19 ( CSG)

2.1.6. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhiều hơn ở đối tượng lao động Non – PMETs so với
đối tượng lao động PMETs ( lao động là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều
hành, kĩ thuật viên ). Tỷ lệ thất nghiệp thường trú của những người Non – PMETs
tăng 1,7% từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020 trong khi tỷ lệ này ở nhóm lao động
PMETs là 0,6%. Tuy nhiên tỷ lệ cho cả hai nhóm vẫn thấp hơn mức đỉnh suy
thối trước đó vào năm 2009

Hình 5:Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thất nghiệp của hai nhóm Non – PMETs và
PMETs
Trong nhóm lao động Non – PMETs tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh ở tất cả các độ
tuổi đặc biệt là những người trên 50 tuổi. Sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp lớn hơn
trong các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID –


19, cụ thể như : Dịch vụ lưu trú tăng 5%, Dịch vụ cộng đồng, xã hội và cá nhân
tăng 2,4%, Xây dựng tăng 2,3%, Thương mại bán lẻ tăng 2,2%, Dịch vụ ăn uống
tăng 1,8%, Giáo dục tăng 1,8%, Dịch vụ hành chính – hỗ trợ tăng 1,7%,…. Cịn
lại chỉ có Hành chính cơng và Quốc phịng giảm 0,3%, Dịch vụ bất động sản ít bị
ảnh hưởng chỉ tăng 0,1% so với tỷ lệ của một năm về trước.
Tỷ lệ lao động bị cho nghỉ việc do cắt giảm nhân lực tăng mạnh từ 11% năm 2019
lên 18% vào năm 2020. Trong khi đó việc các cơng ty áp dụng các biện pháp tiết
kiệm chi phí tạm thời bằng cách tạm thời sa thải hoặc ngừng trả lương đã dẫn đến
tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 0,5% lên 6%. Khoảng một phần mười (9%) hoặc 201.100
lao động có việc làm đã giảm số giờ làm việc dưới hình thức thời gian làm việc
ngắn hơn bình thường hoặc nghỉ phép không lương. Tỷ lệ lao động bị thất nghiệp
do mất việc hoặc ngừng cơ sở kinh doanh tăng từ 5,5% lên 7,6%.
Thời kì COVID - 19 : gần 1.094.900 lao động (49%) làm việc tại nhà chủ yếu là
đối tượng lao động PMET. Tình hình thị trường lao động đã được cải thiện từ
tháng 6 năm 2020, việc làm cho lao động thường trú đã tăng trở lại mạnh mẽ

trong quý 3 năm 2020. Tháng 10 năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng 0,1% so
với tháng 9 năm 2020.
2.2. Giải pháp
- Nâng cao địi hỏi chun mơn lao động nước ngồi
- Kiểm sốt tốt dịch bệnh trên cả nước và lao động nhập cư: rà soát trên cả nước
phát hiện người nhiễm bệnh, tổ chức tiêm vaccine toàn dân, xử phạt nặng những
đối tượng cố tình chống đối gây bệnh ra cộng đồng
- Thắt chặt quản lý ngăn chặn nhập cư trái phép
- Nâng cao ý thức người dân trong phịng dịch
III. CHÍNH SÁCH PHÁP TRIỂN NHÂN LỰC CỦA SINGAPORE QUA
CÁC THỜI KỲ
3.1. Giai đoạn còn là thuộc địa Anh
3.1.1. Giới thiệu sơ lược
Nền kinh tế Singapore được hưởng lợi nhiều từ các chính sách cai trị của chủ
nghĩa thực dân Anh trong việc thiết lập lên các trung tâm tài chính và thương mại
tại thuộc địa.


Năm 1819: Chính sách thực dân hóa đã đem lại nền tảng cho sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản tại khu vực này. Chính chính sách này đã biến Singapore trở
thành "nơi giàu có đứng thứ hai ở khu vực châu Á chỉ sau Nhật Bản". Phần lớn
khối tài sản được tích lũy sớm vào thời điểm đó tại khu vực này là nguyên nhân
giúp Singapore ngày nay trở thành một trong những trung tâm cảng biển lớn của
thế giới.
Năm 1826: Singapore được coi là thủ đô của các lãnh thổ thuộc Anh nằm tại khu
vực Đông Nam Á.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai , Singapore bị Đế quốc Nhật Bản chinh phục và
chiếm đóng từ năm 1942 đến năm 1945. Khi người Nhật đầu hàng, Singapore trở
lại quyền kiểm soát của Anh, với mức độ tự quản ngày càng tăng
3.1.2. Các chính sách phát triển nhân lực

Các chính sách phát triển nhân lực ở giai đoạn này chưa được chú trọng.
Bất chấp tầm quan trọng ngày càng tăng của Singapore, chính quyền quản lý hịn
đảo này lại thiếu nhân lực, hoạt động kém hiệu quả và không quan tâm đến phúc
lợi của người dân. Miễn là thương mại của Anh khơng bị ảnh hưởng, chính quyền
khơng quan tâm đến phúc lợi của dân chúng.
Trong khi dân số tăng gấp bốn lần từ năm 1830 đến năm 1867, quy mô của dịch
vụ dân sự ở Singapore vẫn không thay đổi. Hầu hết mọi người không được tiếp
cận với các dịch vụ y tế công cộng và các bệnh như dịch tả và đậu mùa đã gây ra
các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở các khu vực quá đông đúc của
tầng lớp lao động. Kết quả của sự kém hiệu quả của chính quyền và bộ phận dân
cư chủ yếu là nam giới, nhất thời và ít học, xã hội vơ luật pháp và hỗn loạn. Năm
1850 chỉ có mười hai cảnh sát trong thành phố gần 60.000 dân. Mại dâm, cờ bạc
và lạm dụng ma túy (đặc biệt là thuốc phiện) phổ biến.
3.2. Giai đoạn độc lập (từ năm 1965)
3.2.1. Giới thiệu sơ lược
Sau khi độc lập, Singapore đối diện với một tương lai đầy bất trắc. Đối đầu
Indonesia-Malaysia đang diễn ra và phe bảo thủ trong Tổ chức dân tộc Mã Lai
thống nhất phản đối mạnh mẽ phân ly; Singapore đối diện với nguy hiểm trước
khả năng bị quân đội Indonesia tấn công và bị ép buộc bằng vũ lực để tái gia nhập
Liên bang Malaysia theo các điều khoản bất lợi. Phần lớn truyền thông quốc tế


hoài nghi về viễn cảnh cho sự tồn tại của Singapore. Bên cạnh vấn đề chủ quyền,
các vấn đề cấp bách là thất nghiệp, nhà ở, giáo dục, và thiếu tài nguyên tự nhiên
và đất đai. Thị trường nội địa nhỏ với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao. 70 phần
trăm hộ gia đình Singapore phải sống trong điều kiện và hồn cảnh vơ cùng tồi tệ
và một phần ba người dân phải sống nhờ trong các khu ổ chuột ở ngoại ô thành
phố. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình rơi vào khoảng 14 phần trăm, GDP bình quân
đầu người là 516 Đô la Mỹ và một nửa dân số không biết chữ.
Ngày 22 tháng 12 năm 1965, Đạo luật Tu chính Hiến pháp được thơng qua, theo

đó ngun thủ quốc gia là tổng thống và đảo trở thành nước Cộng hịa Singapore.
Singapore sau đó đồng sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 8
tháng 8 năm 1967 và được nhận làm thành viên của Phong trào không liên
kết vào năm 1970.
Các khu công nghiệp được thành lập, đặc biệt là tại Jurong, và đầu tư ngoại quốc
được thu hút đến đảo quốc do ưu đãi thuế. Cơng nghiệp hóa biến đổi lĩnh vực chế
tạo để sản xuất các hàng hóa có giá trị cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn.
Lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển vào đương thời, thúc đẩy nhơ nhu cầu đối với
dịch vụ cho các tàu ghé qua cảng và thương mại ngày càng tăng cao. Tiến bộ này
giúp giảm bớt khủng hoảng thất nghiệp. Singapore cũng thu hút các công ty dầu
thô lớn như Shell và Esso đến thiết lập những nhà máy lọc dầu tại Singapore, đến
giữa thập niên 1970 thì đảo quốc trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba trên thế
giới. Chính phủ đầu tư mạnh cho hệ thống giáo dục, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ
giảng dạy và nhấn mạnh đào tạo thực tế nhằm phát triển một lực lượng lao động
có đủ trình độ phù hợp với cơng nghiệp.
3.2.2. Các chính sách phát triển nhân lực
- Tại giai đoạn này đã có những chính sách đầu tiên quan tâm đến phát triển nhân
lực.
Chính phủ Singapore khi mới thành lập đã cho mở rộng hệ thống trường học để
phổ cập giáo dục ra toàn dân và sáp nhập các trường của từng nhóm cộng động và
dân tộc. Đây là một khâu vơ cùng quan trọng phục vụ hai mục đích chính mà
Chính phủ đặt ra khi mới dành độc lập là: xóa mù chữ và tạo nên sự thống nhất
đất nước qua giáo dục.


Chính sách này phục vụ 2 mục đích chính ngồi xóa mù chữ là tạo nên sự thống
nhất, phổ biến của tiếng Anh trong cộng đồng đa sắc tộc và cung cấp lao động
lành nghề cho các nhà máy thời đó.
Phân chia lại hệ thống giáo dục 1 cách hợp lý. Hệ thống giáo dục của Singapore
trước những năm dành độc lập về mặt pháp lý là hệ thống đào tạo của thực dân

Anh. Lúc đó khơng có giáo dục cưỡng bách, có rất ít trường trung học và đại học,
lực lượng lao động có tay nghề rất khan hiếm. Giáo dục lúc bấy giờ được quy
định bởi những dân tộc sống trên đất nước Singapore do đó chính phủ Singapore
quyết định phân chia lại hệ thống giáo dục mang tính nhất qn
Hình thức đào tạo
Thời gian đào tạo
Mầm non
3 năm
Tiểu học
6 năm
Giáo dục trung học
4-5 năm
Giáo dục dự bị đại học
2-3 năm
Giáo dục sau trung học
1-3 năm
Bảng: Thời gian và cấp bậc đào tạo tại Singapore
Hệ thống giáo dục của Singapore trước những năm dành độc lập về mặt pháp lý
là hệ thống đào tạo của thực dân Anh. Lúc đó khơng có giáo dục cưỡng bách, có
rất ít trường trung học và đại học, lực lượng lao động có tay nghề rất khan hiếm.
Giáo dục lúc bấy giờ được quy định bởi những dân tộc sống trên đất nước
Singapore do đó chính sách phân chia lại hệ thống giáo dục mang tính nhất quán
và giải quyết được vấn đề lúc bấy giờ
Bên cạnh việc có chương trình mơn học được thiết kế hợp lí, cấu trúc chặt chẽ, cơ
sở vật chất tiện nghi thì một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của nền
giáo dục Singapore đó là đội ngũ giáo viên phải đạt chất lượng cao. Bộ Giáo dục
Singapore đã rất thận trọng trong tuyển chọn những giáo viên tiềm năng từ số học
sinh thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích học tập sau khi tốt nghiệp THPT. Phát
triển chuyên môn nhằm phát triền năng lực nghề nghiệp cho giáo viên như: khả
năng tự học tập, nghiên cứu, khả năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng sử dụng



thành thạo công nghệ vào giảng dạy, trở thành người định hướng, khơng chỉ
truyền đạt tri thức mà cịn truyền cảm hứng cho người học.
Singapore coi trọng đào tạo phổ thông – đào tạo kiến thức cơ bản kết hợp với
chính sách song ngữ.
Singapore đưa ra “Chính sách song ngữ”. Từ năm 1966, chính phủ quy định tất cả
học sinh ở cấp tiểu học buộc phải học song ngữ (tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ).
Chính sách song ngữ đã tạo ra một lực lượng lao động có trình độ cao về Tiếng
Anh và sẽ trở thành nguồn lực tốt nhất của Singapore, giúp Singapore trở nên
chuyên nghiệp, hướng ra thị trường quốc tế góp phần thực hiện định hướng lúc
bấy giờ là hướng ra quốc tế.
Chính sách song ngữ lúc bấy giờ giúp Singapore duy trì hịa bình sắc tộc. Nhỏ bé,
tách biệt, nghèo nàn, nhưng Singapore mang trong mình 1 hệ thống sắc tộc đa
dạng đến từ khắp châu Á. Do vậy khơng khó hiểu khi Singapore trở thành một
trong số quốc gia đa ngôn ngữ trên thế giới, với bốn ngơn ngữ chính thức: tiếng
Anh, tiếng Quan Thoại, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Thực tế này đặt ra thách
thức cho giới cầm quyền Singapore lúc bấy giờ là phải có một chính sách phát
triển giáo dục phù hợp, trong đó chính sách về ngơn ngữ là trọng tâm. Ngay lúc
mới nắm quyền điều hành chính phủ, Lý Quang Diệu nhận thức rằng chính giáo
dục sẽ là lối thốt cho tình trạng nghèo túng, lạc hậu và phân hóa của Singapore
hiện tại. Một trong những quyết định quan trọng nhất mà ông đã thực hiện cho
Singapore là thúc đẩy và duy trì chính sách song ngữ như là nền tảng của hệ
thống giáo dục. Nếu các “tiếng mẹ đẻ” kết nối người dân Singapore với nguồn
gốc, văn hóa và di sản tinh thần của từng dân tộc thì tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ làm
việc, giúp các dân tộc kết nối với nhau và với thế giới.
Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến khích và phát động phong trào học thêm ngoại
ngữ thứ 3 (như tiếng Nhật, Đức, hoặc Pháp) - đây là bước ngoặt vô cùng quan
trọng, không những góp phần tạo dựng bản sắc quốc gia dân tộc mà cịn là chìa
khóa để mở cửa vào thế giới phương Tây, đồng thời tạo ra sự bình đẳng, cơ hội

tìm kiếm cơng ăn việc làm cho mọi người dân Singapore.
Lúc đó, Singapore đã bắt đầu tìm kiếm sự cơng nhận của mình trên thị trường
quốc tế bằng cách tham gia vào các tổ chức, hiệp hội như Liên Hợp Quốc,….
Việc mỗi người dân Singapore phải thành thạo 2 ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng
mẹ đẻ và việc khuyến khích và phát động học thêm ngoại ngữ thứ 3 giúp nguồn


nhân lực của Singapore mạnh mẽ hơn, 1 nguồn nhân lực tồn cầu hóa giúp
Singapore dễ dàng hơn trong việc hội nhập phát triển kinh tế, hướng ra thị trường
quốc tế.
Tất cả các học sinh ở cấp trung học lớp trên bắt đầu được đào tạo hướng nghiệp,
chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng, khoa học quản lý
kinh tế và nghiệp vụ kinh doanh. Tin học trở thành môn học bắt buộc ngay từ cấp
trung học. Kiến thức được phân luồng một cách khoa học, người học được đánh
giá theo khả năng. Học sinh giỏi, nhân tài sẽ có một chương trình học riêng.
Kỹ năng nào của người học cũng được phát huy để có thể thành cơng. Khi số
lượng học sinh các cấp tăng nhanh, chính phủ Singapore chú ý hơn tới sự phát
triển của giáo dục bậc cao.
Singapore không tổ chức các kỳ thi đại học mà xét tuyển căn cứ kết quả học tập
ở các cấp học phổ thông. Phù hợp với sự phát triển kinh tế, các trường đại học ở
Singapore hướng tới đào tạo nhiều ngành nghề liên quan.
Nhà nước cùng cho thành lập nhiều Viện nghiên cứu chất lượng cao phục vụ phát
triển. Chú trọng mở rộng hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo
năng lực chuyên môn và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, từ cấp Nhà nước
đến các ngành và công ty.
3.3. Giai đoạn bùng nổ cơng nghiệp hóa và chuyển đổi
3.3.1. Giới thiệu sơ lược
Công cuộc thay đổi trong kết cấu của bộ máy quản lý đã thúc đẩy nền kinh tế đi
lên nhanh chóng.
Giai đoạn 1965-1973: Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm đạt 12,7%.

Giai đoạn 1973-1979: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã góp phần làm nâng cao nhận
thức của chính phủ về các vấn đề kinh tế. Theo đó chính phủ hứa hẹn sẽ phải tạo
ra một diễn đàn về cơng cuộc chuyển đổi nền kinh tế mới. Chính phủ nhấn mạnh
rằng công cuộc tập trung vào việc đầu tư cho công nghệ và giáo dục sẽ là làn sóng
lợi ích kinh tế mới để quản lý và giảm thiểu lạm phát đồng thời giúp người lao
động có được trang thiết bị hồn thiện hơn để duy trì tăng trưởng.
Chính phủ Singapore đã thành lập Ủy ban phát triển kinh tế nhằm đạt được vị trí
dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư và biến Singapore trở thành một điểm đến hấp dẫn
của các nhà đầu tư nước ngồi. Dịng vốn FDI đổ vào Singapore đã tăng lên rất
nhiều trong những thập kỷ sau đó và duy trì cho mãi đến năm 2001 khi mà các


cơng ty nước ngồi tạo ra tới 75% đầu ra sản xuất trong nước và 85% mặt hàng
xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của Singapore có mức tăng
trưởng cao nhất trên thế giới, trong khi tỉ lệ tiêu dùng hộ gia đình và bất cân bằng
trong thu nhập so với GDP giảm ở mức thấp nhất.
3.3.2. Chính sách phát triển nhân lực
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã làm nâng cao nhận thức của chính phủ về kinh
tế. Chính phủ nhấn mạnh rằng cơng cuộc tập trung vào việc đầu tư cho công nghệ
và giáo dục sẽ là làn sóng lợi ích kinh tế mới để quản lý và giảm thiểu lạm phát
đồng thời giúp người lao động có được trang thiết bị hồn thiện hơn để duy trì
tăng trưởng.Nên đã có những chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực cao hơn
nữa.
- Cuối những năm 1980, chính phủ Singapore đưa ra chính sách phát triển nguồn
nhân lực quốc gia thực sự có chất lượng. Họ bắt đầu một quá trình phân cấp và
thực hiện các đánh giá về hệ thống giáo dục đại học, chiến lược cải cách để tăng
cường cạnh tranh trong giáo dục. Chính phủ xây dựng một chương trình đào tạo
nghề và bậc cao đẳng, đại học hiện đại và hiệu quả. Điểm nổi bật của nguồn nhân
lực Singapore nằm ở kiến thức chuyên ngành chuyển sâu và kinh nghiệm làm
việc thực tế, khả năng ngoại ngữ trôi chảy, thông thạo. Các đại học được ra đòi

như: Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học công nghệ Nanyang (NTU),
Đại học Quản lý Singapore (SMU),… Thiết lập các quan hệ đối tác với những
trường đại học hàng đầu và tổ chức giáo dục nước ngoài như Cornell University,
Duke University, Stanford University,…
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Singapore phát triển hệ thống toàn diện
để tuyển chọn, đào tạo và phát triển giáo viên đại trà và giáo viên cốt cán.
- Singapore đưa ra chính sách tuyển chọn và cấp 100 học bổng cho các sinh viên
xuất sắc đi du học ở các trường học nổi tiếng trên thế giới sau đó quay về phục vụ
đất nước thành cơng hạn chế việc “chảy máu chất xám”.
- Chính phủ cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính và các chương trình tài trợ bao gồm
học bổng và khoản vay cho sinh viên trong và ngồi nước
Những chính sách phát triển nhân lực này đã tạo ra một nguồn lao động chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu chuẩn mực quốc tế và phục vụ cho định hướng vươn
ra thị trường thế giới của Singapore. Khắc phục vấn đề thất nghiệp sau độc chính


sách này đã kèm theo tỷ lệ thất nghiệp giảm ổn định từ 6% năm 1970 xuống còn
3,3% năm 1979. Vấn đề cơ bản của chính sách thị trường đã khơng cịn là thất
nghiệp mà trở thành cuộc chiến chống lại tình trạng thiếu lao động. Mối quan tâm
chính là nâng cao năng suất để nhu cầu lao động không tăng lên. Năm 1979, với
thành ngữ "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai", chính phủ tuyên bố ý định
chuyển nền kinh tế theo hướng thâm dụng công nghệ, giá trị gia tăng cao vì vậy
các chính sách này hướng tới đào tạo nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng
được nhu cầu thị trường, cơ cấu cải cách nền kinh tế. Định hướng mới về một nền
kinh tế có giá trị gia tăng cao đã dẫn đến việc phát triển nguồn nhân lực (HRD)
được công nhận là một vấn đề chính sách quan trọng, vì người ta thấy rằng nền
tảng của một nền kinh tế như vậy phải nằm ở việc phát triển nguồn nhân lực vì
vậy những chính sách trên là rất phù hợp
Như vậy việc đưa ra những chính sách tư duy chính sách tập trung vào tầm quan
trọng của việc đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp, đào tạo nhân lực là rất phù hợp

với q trình cơng nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu diễn ra sau khi giành được
độc lập. Vấn đề thất nghiệp phần lớn đã thuyên giảm, và thay vào đó là tình trạng
thiếu lao động bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt, năm 1979, với việc xác định cơ cấu
công nghiệp thâm dụng công nghệ, thâm dụng tri thức và định hướng giá trị gia
tăng cao làm mục tiêu quốc gia,.
Ngoài ra chính phủ cịn đưa ra những chính sách đào tạo đối với người lao
động trong doanh nghiệp như:
Đẩy mạnh đào tạo nghề: Chú trọng phát triển hệ thống dạy nghề, ban hành
một số điều luật và chính sách phát triển nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế. Song song với chương trình đào tạo chính quy tại nhà trường, chính sách
giáo dục của Singapore cũng hướng tới đào tạo bổ túc cho các đối tượng lao
động. Các chương trình đào tạo được thực thi với nhiều đối tượng người dân.
Đối với lao động thường trú: Cải thiện sự phù hợp giữa công việc và kỹ
năng cho lao động thường trú, xác định đúng vị trí lực lượng lao động thường trú
của mình trong bối cảnh kinh tế đang thay đổi.


3.4. Giai đoạn phát triển ngành dịch vụ
3.4.1. Giới thiệu sơ lược
Với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, một lần nữa đất nước cần đa dạng
hóa nền kinh tế.
Những năm 1990: Đây là thời điểm xuất hiện một dấu hỏi lớn cho Singapore, dấu
hỏi đó là về việc họ sẽ tái tạo nền kinh tế của họ như thế nào. Trong những năm
1990 sự xuất hiện của các nhà máy sản xuất được vận hành hiệu quả tại các quốc
gia khác ở khu vực Đông Nam Á đã đặt ra thách thức cho một quốc gia chỉ có
một lực lượng lao động nhỏ và quỹ đất hạn chế như Singapore. Ngài Friedrich đã
nhấn mạnh rằng "nền kinh tế Singapore sẽ khó có thể tăng trưởng vược mức 25%
như thời điểm hiện tại" khi nhìn vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất tại quốc gia này. Mặc dù gặp khó khăn trong lĩnh vực sản xuất, Singapore
vẫn duy trì được sự phát triển mạnh mẽ của mình trong ngành tài chính, thương

mại và vẫn giữ được vị thế là một trung tâm công nghiệp và thương mại quốc tế.
Chiến lược kinh tế của Singapore đã tạo ra sự tăng trưởng thực tế trung bình là
8,0% trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1999. Nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại
khi đạt mức 5,4% vào năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực dưới
thời thủ tướng Ngơ Tác Đống, tiếp đó là 9,9% vào năm 2000. Tuy nhiên, sự suy
thoái kinh tế ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, cũng như sự tụt dốc của
ngành sản xuất đồ điện tử trên toàn thế giới đã làm giảm mức tăng trưởng kinh tế
được ước tính trong năm 2001 xuống tận âm 2,0%.
Nền kinh tế tăng trưởng trở lại mức 2,2% vào năm sau và 1,1% vào năm 2003 khi
Singapore chịu sự ảnh hưởng đến từ dịch bệnh Hội chứng hô hấp cấp tính nặng.
Sau đó, một bước ngoặt lớn đã xảy ra vào năm 2004 giúp phục hồi đáng kể mức
tăng trưởng của Singapore với 8,3%. Mặc dù mức tăng trưởng thực tế lại thấp hơn
so với mức tăng trưởng mục tiêu trong năm quá nửa khi chỉ đạt được 2,5%. Năm
2005, tăng trưởng kinh tế là 6,4% và năm 2006, 7,9%.
Singapore đã có sự phục hồi đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm
2008. Năm 2010, cả nước chứng kiến tốc độ tăng trưởng 15,2%.
Kể từ ngày 8 tháng 6 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore là khoảng 1,9%
và nền kinh tế của đất nước có tốc độ tăng trưởng thấp hơn với tỷ lệ là 1,8% hàng
quý so với 14,8% của năm 2010.
Năm 2015 và 2016 chứng kiến cuộc suy thoái của nền kinh tế khi tăng trưởng
GDP giảm xuống chỉ còn 2%. Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, quốc gia
này vẫn chưa từng công bố là gặp phải mức tăng trưởng âm vẫn là một dấu hiệu
tích cực. Trong thời kỳ mà tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại này, thất nghiệp và
lạm phát vẫn giảm.


Tính đến năm 2017, GDP của Singapore đạt mức 323,87 tỷ US$.
Singapore dự kiến sẽ trải qua thêm một cuộc suy giảm kinh tế vào năm 2019, với
mức tăng trưởng GDP giảm từ 3,1% trong năm 2018 xuống chỉ còn 1,9% do
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

3.4.2. Các chính sách phát triển nhân lực.
Chính do trong những năm 1990 sự xuất hiện của các nhà máy sản xuất được vận
hành hiệu quả tại các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á đã đặt ra thách thức
cho một quốc gia chỉ có một lực lượng lao động nhỏ và quỹ đất hạn chế như
Singapore.
Chính phủ Singapore đã đưa ra : Chính sách thu hút nhân tài nước ngồi
+
Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước
ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm
quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt
quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong
suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành
chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore.
+
Năm 1997, Vụ Tài năng quốc tế thuộc Bộ Nhân lực đã thiết lập hính sách
đầu tiên là “Kết nối Singapore” (Contact Singapore) với 6 văn phòng đại diện đặt
ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á (Bắc Kinh, Thượng Hải) cung cấp các dịch vụ trọn
gói để hỗ trợ tài năng quốc tế muốn đến Singapore.
+ Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy
ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Tháng 10/2001, tại một diễn đàn đại học,
ơng Lý Quang Diệu nói với các sinh viên rằng: "Muốn thành công trong lĩnh vực
nghệ thuật, y học, giáo dục..., cách duy nhất Singapore phải thực hiện là mở rộng
nhân tài trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ thất bại nếu không phát triển được đội
ngũ này".
+
Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng nhân tài "ngoại" không
chỉ là "nguồn vốn đặc biệt" về kinh tế, mà họ còn là "động lực mạnh mẽ cho
Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn" (Văn kiện chính sách của
Singapore năm 2000). Thêm nữa, những người nhập cư cũng góp phần đem lại



"sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị cho đời
sống văn hố của Singapore".
+
Có một điểm cần nói khi bàn về Singapore là chính sách nhân tài nước
ngồi của nước này có nhiều điểm khá giống Mỹ. Cả hai nước đều đặt ra mục tiêu
thu hút nhân tài trước, sau đó mới tiến hành phân công công việc cụ thể.
- Đột phá: Chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước
+
Chính sách và đường lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính
đột phá trong con số thống kê nhân khẩu học. Trong số 4,5 triệu lao động
Singapore có tới 25% là người nước ngồi. Nội các đầu tiên của Singapore cũng
chỉ có duy nhất 2 người bản địa. Thậm chí, ơng Lý Quang Diệu cịn khẳng định,
nếu một ngày nào đó, bộ máy chính quyền Singapore tồn là người có xuất xứ
nước ngồi cũng khơng có gì q ngạc nhiên.
+
Chính sách là vậy, cịn thực hiện thì cần những quy định cụ thể hơn.
Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường ở Singapore chỉ
khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Cịn với lao động nước ngồi có
kĩ năng, tay nghề, ngồi việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ
còn được phép đưa người thân sang sống cùng. Họ được cấp giấy phép định cư và
nhập tịch lâu dài tại Singpapre chỉ trong... vài ngày. Đây là tốc độ nhập tịch nhanh
chóng mặt mà bất cứ người nhập cư nào cũng thèm muốn.
+
Đi liền với đó, Singapore cũng hạn chế lao động nước ngồi khơng có tay
nghề bằng việc chi trả thu nhập thấp, không được phép đưa người thân sang sống
cùng. Những chi phí khác cho dịch xụ xã hội của họ cũng cao hơn người bình
thường.
+
Giống như Trung Quốc và Mỹ, Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài

dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ
không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư.
- Mức lương tương xứng với giá trị của chất xám


+ Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp
dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng
để thực hiện điều này.
+ Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở
những quốc gia giàu có nhất hành tinh. Ấy vậy nhưng năm ngoái, Thủ tướng Lý
Hiển Long vẫn quyết định tăng lương cho các Bộ trưởng, sao cho mức lương đó
phải bằng mức lương của 6 người đứng đầu các ngành nghề trong khối tư nhân.
Tạo ra sự yên tâm cho lãnh đạo, một phần chính sách này muốn hạn chế nạn tham
nhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng dành hết
tâm sức cho công việc quản lý hoạch định chính sách.
- Đầu tư, trợ cấp giáo dục - hoạt động khơng thể thiếu
+
Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy
vì những người này tạo ra năng suất vô cùng lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ
thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã
phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục.
+
Singapore cũng xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh
nước ngồi. Chính vì vậy, ngồi cải tiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có
chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến
Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy
tín của thế giới. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ
Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc
gia Singapore (NUS)...
+

Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho
những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học
tập cao, những cử nhân "ngoại" này phải cam kết làm việc cho một cơng ty nào
đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ.
- Tạo niềm tin người tài ln đứng ở vị trí cao


+
Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những
người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh
danh là rất lớn.
+
Thực tế quản lý bộ máy đất nước Singapore cho thấy, những người đứng
đầu đất nước Singapore hiện nay đều là những người rất giỏi. Bản thân ông Lý
Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của quốc đảo tốt nghiệp ngành luật tại trường
đại học danh tiếng Cambridge. Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong cũng tốt nghiệp
trường Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế. Đương kim
Thủ tướng Lý Hiển Long cũng tốt nghiệp trường Đại học Cambridge của Anh về
ngành tốn và vi tính. Sau đó ơng Lý Hiển Long cịn tham gia học về ngành Hành
chính cơng tại Đại học Harvard - Mỹ.
+
Các Bộ trưởng Singapore cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng
tầm cỡ thế giới. Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là
đầu tầu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức
nhờ quan hệ cửa trước cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ơng
nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, khơng cho họ ngồi vào
những vị trí quan trọng". Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là
da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia.
+
Yeo Cheow Tong - Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin của nước này từng

nhận xét Singapore đang tham gia vào "cuộc chiến tồn cầu để giành giật nhân
tài". Báo chí liên tục ca ngợi nhân tài là "người tham gia quan trọng đối với nền
kinh tế, quyết định sự ổn định của nền kinh tế trong thời buổi cạnh tranh toàn
cầu". Đặc biệt, cách đây gần 9 năm, ngày 21/8/1999, cựu Thủ tướng Lý Quang
Diệu còn khẳng định trên tờ Straits Times Weekly rằng: "Nhân tài nước ngồi là
chìa khố bước tới tương lai", chính vì thế, "các cơng ty cần các nhân tài hàng
đầu để cạnh tranh trên toàn cầu".
+
Khơng phải ngẫn nhiên tạp chí Foreign Policy xếp Singapore là quốc gia
tồn cầu hóa nhất trên thế giới. Với một chính sách bài bản và đúng đắn như vậy,
Singapore xứng đáng với tên gọi "Trung tâm thu hút nhân tài" của thế giới”


Để phát triển hơn kinh tế, ngành dịch vụ là ngành có tiềm năng vì thế huy động
nguồn nhân lực là điều khơng thể thiếu. Vì vậy chính sách thu hút nhân lực nước
ngoài đã giúp giải quyết vấn đề thiếu nhân lực.
Trong tình huống hiện giờ, chứng kiến cuộc suy thoái của nền kinh tế năm 2015
và 2016 khi tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ cịn 2% cần có những nhân tài để
ổn định hơn nền kinh tế đưa đất nước phát triển trở lại. Chính sách đưa nhân tài
ngoại vào bộ máy nhà nước góp phần thúc đẩy q trình bình thường hóa trong
bối cảnh bấy giờ
Singapore đưa ra chính sách thu hút nhân tài nước ngồi là hồn tồn đúng đắn,
mặc dù gặp khó khăn trong lĩnh vực sản xuất, Singapore vẫn duy trì được sự phát
triển mạnh mẽ của mình trong ngành tài chính, thương mại và vẫn giữ được vị thế
là một trung tâm công nghiệp và thương mại quốc tế.
Tiếp tục có những chính sách đào tạo người lao động đối với doanh nghiệp cụ thể
là:
Đề cao vai trò đào tạo nghề trong các công ty: Singapore rất chú ý tới sự
phát triển nhân lực tại các công ty, nhà máy sản xuất: Khuyến khích các cơng ty
tham gia đào tạo nguồn lực đất nước bằng cách tổ chức khóa đào tạo và dạy nghề

cho nhân viên và cơng nhân trong q trình làm việc. Trong cuộc Điều tra Thị
trường Việc làm năm 2018 khuyến nghị nhân viên đào tạo về các lĩnh vực khoa
học và công nghệ để tăng khả năng tuyển dụng của họ. Khuyến nghị này dựa trên
dữ liệu năm 2017 cho thấy nhu cầu việc làm trực tuyến đã tăng 9,6% trên các lĩnh
vực chỉ trong quý 4 năm 2017. Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến
khích việc liên thơng, liên kết với nước ngồi, mời gọi các đại học quốc tế có uy
tín đặt chi nhanh để tạo nguồn lực chất lượng cao cho đất nước
Đối với lao động nước ngoài: đề xuất việc đưa ra các loại thị thực mới cho
người lao động nước ngoài tại Singapore. Những điều khoản này có thể được giới
hạn trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. Để đảm bảo năng suất được duy trì, việc gia
hạn các thị thực này có thể được thực hiện có điều kiện dựa trên kết quả công việc
đã được chứng minh.


×