Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Lợi thế so sánh của cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường châu u (EU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.92 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI
Lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường châu Âu (EU)

Giảng viên :
Học phần :
Mã LHP :
Thực hiện :

Ths. Nguyễn Thùy Dương
Kinh tế quốc tế 1
2106FECO1611
Nhóm 09

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC


Danh mục các từ viết tắt
ASEAN
Bộ NN&PTNT
CHLB
CIAT
CPTPP



ECSC
EEC
EU
EURATOM
EVFTA
EVIPA

FTA
GDP

Gross Domestic Pro

Generalized System

GPS

Hazard Analysis an

HACCP
ii


International Coffee

ICO

International Organ

ISO

MFN

Most Favoured Nat
Maximum Residue

MRLs

Non- Tariffic Measu

NTM

Sanitary and Phytos

SPS

Virginia Guaranteed

VGAP

Vietnamese Good A

VietGAP

XTTM

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

ii



ii


PHẦN MỞ ĐẦU
Lời mở đầu
Ở một quốc gia đang phát triển mạnh như Việt Nam, nông nghiệp vẫn là ngành đóng
góp chính cho GDP. Trên thực tế, trong nhóm ngành nơng nghiệp này thì cà phê hiện vẫn
đang là nơng sản xương sống cho doanh thu trong ngành. Mặc dù còn tồn tại nhiều thách
thức về cơ cấu, cà phê Việt Nam vẫn đang mở rộng và tiếp tục vươn lên phát triển mạnh
mẽ. Hiện cà phê Việt đang trải qua những bước chuyển mình tích cực để trở thành quốc
gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong vài năm tới.
Theo tính tốn sơ bộ từ số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong 8 tháng đầu
năm 2021 cả nước xuất khẩu cà phê Robusta đạt 942.280 tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, giảm
4,5% về lượng, nhưng tăng 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, EU là
một trong những thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam xuất
khẩu sang các nước khối EU chiếm 43% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu cả nước và
chiếm 42% trong tổng kim ngạch (đạt 446822 tấn, tương đương 986,9 triệu USD). Chính
vì EU ln là một trong những thị trường ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, việc nghiên cứu
lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu hết sức cần
thiết để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam khi xuất
khẩu sang thị trường Châu Âu.
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong phần nội dung được chia thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan lý thuyết
Chương II: Lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang EU
Chương III: Giải pháp nâng cao lợi thế so sánh đối với sản xuất cà phê của Việt
Nam sang thị trường EU


6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
1.1. Cơ sở lý thuyết về lợi thế so sánh
1.1.1. Lý thuyết cổ điển về lợi thế so sánh của David Ricardo
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy một nước có lợi thế tuyệt đối so
với nước khác về một loại hàng hố, nước đó sẽ thu được lợi ích từ ngoại thương, nếu
chun mơn hố sản xuất theo lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên chỉ dựa vào lý thuyết lợi thế
tuyệt đối thì khơng giải thích được vì sao một nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn so với
nước khác, hoặc một nước khơng có một lợi thế tuyệt đối nào vẫn có thể tham gia và thu
lợi trong q trình hợp tác và phân cơng lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt
động thương mại quốc tế. Để khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối và
cũng để trả lời cho câu hỏi trên, năm 1817, trong tác phẩm nổi tiếng của mình "Những
ngun lý của kinh tế chính trị", nhà kinh tế học cổ điển người Anh David Ricardo đã đưa
ra lý thuyết lợi thế so sánh nhằm giải thích tổng quát, chính xác hơn về sự xuất hiện lợi
ích trong thương mại quốc tế.
Cơ sở của lý thuyết này chính là luận điểm của D. Ricardo về sự khác biệt giữa các
nước về điều kiện tự nhiên, chất lượng nguồn nhân lực và điều kiện sản xuất, bất kỳ quốc
gia nào cũng có thể tìm thấy sự khác biệt này và chun mơn hố sản xuất những sản
phẩm nhất định dù có hay khơng lợi thế về tự nhiên, khí hậu, tay nghề. D. Ricardo cho
rằng, trên thực tế lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia không nhiều hơn nữa thực tế cho thấy
là phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau không chỉ những mặt hàng có lợi
thế tuyệt đối mà cịn đối với cả những mặt hàng dựa trên lợi thế so sánh. Bằng cách
chun mơn hố sản xuất một số loại sản phẩm nhất định của mình để trao đổi lấy hàng
nhập khẩu thông qua con đường ngoại thương, mỗi quốc gia không chỉ thu được những
nguồn lợi nhất định mà còn cho phép người dân của một nước tiêu dùng ngồi giới hạn
khả năng sản xuất của nước đó.

Từ lý thuyết cổ điển của D. Ricardo có thể kết luận:
- Khi các quốc gia tập trung chun mơn hóa sản xuất để trao đổi các mặt hàng có
bất lợi nhỏ nhất hoặc có lợi nhất thì tất cả các quốc gia đều thu được lợi ngay cả khi
khơng có các lợi thế tuyệt đối. Do đó, trong trao đổi quốc tế, cơ sở quan trọng nhất cần
quan tâm đầu tiên là sự phân cơng lao động và chun mơn hóa sản xuất.
- Lợi thế so sánh là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của các thành phần kinh tế
trong thương mại quốc tế, là cơ sở để thực hiện việc phân công lao động quốc tế.
Lợi thế tuyệt đối có thể coi là một trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh. Về cơ
bản, lý thuyết của D. Ricardo khơng có gì khác với Asmith: ủng hộ tự do hoá xuất nhập
7


khẩu, khuyến cáo các chính phủ tích cực thúc đẩy, khuyến khích tự do hố thương mại
quốc tế.
Cùng với sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của thương mại quốc tế, lý
thuyết cổ điển về lợi thế so sánh của D. Ricardo vẫn còn những hạn chế:
- Trên khía cạnh chun mơn hóa, D. Ricardo giải thích lý thuyết chủ yếu dựa trên
giá trị lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận: (1) hoặc lao động là yếu tố duy
nhất để sản xuất ra hàng hóa hoặc lao động được sử dụng với một tỷ lệ cố định như nhau
ở tất cả các loại hàng hoá và (2) lao động là đồng nhất (nghĩa là chỉ có một loại lao động).
Tuy nhiên cả hai giả thiết này không hợp lý. Cụ thể, lao động không phải là yếu tố sản
xuất duy nhất và nó cũng không thể sử dụng với một tỷ lệ nhất định như nhau ở tất cả các
loại hàng hóa. Hơn nữa, luôn tồn tại khả năng thay thế giữa vốn, lao động và các yếu tố
sản xuất khác trong việc sản xuất hàng hóa, ngay bản thân lao động cũng ln có sự khác
biệt do đào tạo, năng suất và mức lương.
- Xét về mặt trao đổi, có thể thấy rằng tỷ lệ trao đổi trong thực tế được quyết định
bởi cung - cầu và sự phân chia tổng lợi ích có được từ thương mại của các quốc gia. Khi
xây dựng lý thuyết D. Ricardo chưa tính đến điều này. Do đó khơng thể dựa vào lý thuyết
của ơng để định giá tương đối của các mặt hàng trao đổi trên thị trường quốc tế.
- Các phân tích của D Ricardo khơng đề cập tới chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hoá

và hàng rào bảo hộ mậu dịch mà các nước dựng lên. Các yếu tố này ảnh hưởng quyết định
đến hiệu quả của sự thương mại quốc tế.
1.1.2. Sự phát triển của lý thuyết về lợi thế so sánh.
Nhận ra những hạn chế từ Lý thuyết cổ điển của D. Ricardo, các nhà kinh tế học
hiện đại tiếp tục nghiên cứu lợi thế so sánh dựa trên các cách tiếp cận khác hơn và mở
rộng mơ hình nghiên cứu.
1.1.2.1. Quan điểm của Karl Marx
Karl Marx cho rằng, trong quan hệ quốc tế, các quốc gia hoạt động ngoại thương đều
có lợi nhuận và bao giờ cũng xuất khẩu những hàng hóa dịch vụ thế mạnh và nhập khẩu
những hàng hóa, dịch vụ cịn hạn chế. Bản chất của lợi nhuận chính là nhờ, lợi dụng sự
chênh lệch của tiền công và năng suất lao động giữa dân tộc và quốc tế.
1.1.2.2. Quan điểm của G. Haberler về chi phí cơ hội
Từ góc độ chi phí cơ hội của G. Haberler, lợi thế so sánh của một mặt hàng thể hiện
ở chi phí cơ hội thấp hơn của mặt hàng đó so với chi phí cơ hội của mặt hàng khác hay
giá tương đối của mặt hàng thấp hơn. Cách tiếp cận này đã khắc phục được phần nào hạn
chế của mơ hình D. Ricardo chỉ xem xét lợi thế so sánh thuần t từ góc độ chi phí lao
động. Với cách tiếp cận lợi thế so sánh từ góc độ chi phí cơ hội, có thể sử dụng đồ thị để
8


minh hoạ các khoản lợi ích thu được từ thương mại và xây dựng mơ hình lý thuyết thương
mại chuẩn có tính đến cả yếu tố cung và yếu tố cầu thông qua việc sử dụng các đường mô
phỏng như đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan.
1.1.2.3. Lý thuyết Hecksher – Ohlin
Hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển: Eli Heckscher (1879-1852) và B. Ohlin (1899-1979)
trong tác phẩm: “Thương mại liên khu vực và quốc tế”, xuất bản năm 1933 đã phát triển
lý thuyết lợi thế so sánh của D Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mơ hình H-O (tên
viết tắt của hai ơng) để trình bày lý thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có (hay lý
thuyết H-O). Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một
nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng tới chun mơn hố các ngành sản xuất mà cho

phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất khiến cho nước đó
có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) trong sản
xuất những sản phẩm nhất định.
Nếu ở mơ hình nghiên cứu của Ricardo với chỉ một yếu tố sản xuất đó là lao động
thì Heckscher – Ohlin đã nghiên cứu lợi thế so sánh với mơ hình hai yếu tố sản xuất, đó là
lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội tăng Mơ hình thương mại của Heckscher Ohlin cịn gọi là mơ hình 2 x 2 x 2. Từ góc độ mức độ dồi dào tương đối của các yếu tố về
lao động hoặc vốn như là sự ban phát từ tự nhiên đối với một quốc gia của lý thuyết
Heckscher- Ohlin, mặt hàng có lợi thế so sánh là mặt hàng sử dụng tương đối nhiều các
yếu tố tương đối dồi dào của một quốc gia như vốn hay lao động. Quốc gia có nguồn lao
động dồi dào tương đối sẽ xuất khẩu những mặt hàng sử dụng tương đối nhiều lao động,
còn quốc gia dồi dào tương đối về vốn sẽ xuất khẩu những mặt hàng sử dụng tương đối
nhiều vốn. Như vậy, sự dồi dào về các yếu tố là nguồn gốc cịn hàng hố sử dụng nhiều
yếu tố dồi dào như là kết quả phát sinh từ sự dồi dào tương đối tác yếu tố. Chẳng hạn,
Việt Nam là một quốc gia giàu lao động tương đối so với phần còn lại của thế giới vì vậy
Việt Nam nên xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động như hàng dệt may, giày
dép và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều vốn như máy bay, tàu thuỷ. Cách tiếp
cận của Hecskcher - Ohlin chịu sự ràng buộc của rất nhiều giả định như thương mại hồn
tồn tự do, khơng có chi phí vận tải, cán cân thương mại cân bằng. Đây là những ràng
buộc để làm bộc lộ rõ hơn bản chất và cơ chế xuất hiện lợi thế so sánh nhưng rất khó có
thể đạt được.
Tuy cịn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của
thương mại quốc tế ngày nay, song quy luật H-O vẫn là quy luật chi phối động thái phát
triển và được nhiều quốc gia vận dụng trong hoạch định chính sách công nghiệp và
thương mại. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các
nguồn lực sản xuất vốn có theo thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát
triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác thương mại quốc
9


tế, và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát

triển kinh tế ở những nước này.
1.2. Vài nét về hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và lợi thế của
hiệp định này đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
1.2.1. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa
Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức
độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính
thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Ngày
26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách
làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ
Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc q trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định
EVFTA. Tháng 08/2018, q trình rà sốt pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất. Hai
Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019. EVFTA và EVIPA được phê chuẩn bởi Nghị viện
châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020.
Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thơng qua EVFTA. Đối với EVFTA, do đã
hồn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đối
với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của
tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực.
Với EU: Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong Hiệp hội
Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau Singapore, với thương mại hàng hóa trị giá 47,6
tỉ euro và thương mại dịch vụ ở mức 3,6 tỉ euro mỗi năm. Xuất khẩu của EU sang Việt
Nam (thiết bị máy móc và thiết bị vận tải, mặt hàng hóa chất và sản phẩm nông nghiệp),
tuy nhiên thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam là 27 tỷ euro trong năm 2018. EU
nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các thiết bị viễn thông, hàng may mặc và thực phẩm.
Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ giảm 65% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ EU ngay khi
EVFTA có hiệu lực. Phần cịn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm. Hiệp định EVFTA
là một bước thứ hai của EU để tiến vào thị trường của khối ASEAN bao gồm 10 quốc gia
với tổng dân số trên 6 trăm triệu. EU đã ký Hiệp định Thương mại Tự Do với Singapore
(có hiệu lực tháng 11 năm 2019); hiện tại cũng đang bắt đầu đàm phán với các nước Thái

Lan, Mã Lai và Indonesia.
Với Việt Nam, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa
dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng
như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Những cam kết nhằm đối
xử cơng bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư
của nhau trong Hiệp định EVIPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng mơi
10


trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến
từ EU và các nước khác. Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi các Hiệp định này
cũng gửi đi một thơng điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang
có nhiều diễn biến phức tạp và khó đốn định.
1.2.2. Lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đối với hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam
EVFTA tác động tích cực đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác phát
triển thị trường xuất khẩu. Trong lĩnh vực thương mại, EU-27 hiện là một trong các thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trao đổi thương
mại hai chiều năm 2019 đạt 49,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 35,8 tỷ USD. Đối
với EU-27, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 trên thế giới, thứ 8 trong các đối
tác ở châu Á và lớn thứ hai trong ASEAN. Năm 2019, EU-27 là thị trường có kim ngạch
nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới với trị giá nhập khẩu từ ngoài khối đạt 1.934 tỷ Euro. Xét
tương quan xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, hàng hóa Việt Nam mới chỉ
chiếm thị phần khoảng 1,8%. Như vậy, dư địa để hàng hóa Việt Nam tăng thêm thị phần
cịn khá lớn khi tính cạnh tranh tăng cao nhờ thuế nhập khẩu ưu đãi được cắt giảm theo
EVFTA.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU kỳ vọng hưởng lợi bao
gồm: hàng dệt may, giày dép các loại, các sản phẩm nông - lâm - thủy sản, các sản phẩm
nhựa và nhiều mặt hàng khác. Hiện hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU được

hưởng thuế theo Quy định về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (thấp hơn thuế MFN
là 3,5%; đối với thuế tuyệt đối là 30%), tuy vậy mức thuế này còn rất cao. Việc hiệp định
EVFTA được ký kết sẽ giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh lớn so với
hàng hóa cùng chủng loại từ các nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và một số nước
ASEAN do chênh lệch thuế nhập khẩu từ 10-15% và có thể cạnh tranh bình đẳng về giá
với những nước hiện EU khơng áp dụng thuế quan và hạn ngạch như Campuchia,
Myanmar, Bangladesh ...
Cho đến nay, cam kết của EU trong EVFTA là mức cam kết cao nhất mà một đối tác
dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Theo cam kết, ngay khi hiệp
định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương
70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tiếp đó sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dịng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của
ta. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho Việt Nam hạn
ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.(
EVFTA tạo điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu: Hiện nay, hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu với khu vực châu Á (chiếm khoảng 80% kim
11


ngạch nhập khẩu và 50% kim ngạch xuất khẩu). EVFTA sẽ giúp doanh nghiệp có điều
kiện thâm nhập, khai thác các thị trường mới, thị trường còn nhiều tiềm năng cho xuất
khẩu của Việt Nam.
EVFTA tạo cơ hội tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu: EVFTA là điều kiện
quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm
dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn,
từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông
nghiệp xanh… Nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng EVFTA hứa hẹn mang lại cơ
hội hợp tác về vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn
cho doanh nghiệp Việt Nam.
EVFTA tạo động lực phát triển công nghiệp phụ trợ: Quy tắc xuất xứ trong EVFTA

đối với hàng dệt may là quy tắc tương đối chặt “từ vải trở đi”, tức vải nguyên liệu được
dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU. Đồng
thời, sản phẩm dệt may cần đáp ứng tiêu chí cơng đoạn gia cơng chế biến cụ thể quy định
tại hiệp định. Tuy nhiên, EVFTA cho phép sử dụng linh hoạt 10% (theo trọng lượng) sợi
hoặc xơ và 8% (theo giá trị) nguyên liệu dệt may khác khơng có xuất xứ được sử dụng
trong q trình sản xuất. Đây là thách thức khơng nhỏ của ngành do hiện nay ngành vẫn
phải chủ yếu dựa vào nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu do chưa chủ động nguồn cung
trong nước, trong khi các đơn hàng chủ yếu làm gia công và việc sử dụng vải và nguyên
liệu theo chỉ định của khách hàng nước ngoài. Quy tắc xuất xứ là thách thức cho xuất
khẩu nhưng cũng bao hàm cơ hội khi tạo áp lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội
địa hóa, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu.

Chương 2: Lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang EU
2.1. Sơ lược về thị trường EU
2.1.1. Sự ra đời và hình thành của liên minh Châu Âu
Liên minh châu Âu, viết tắt là EU, là liên minh kinh tế–chính trị bao gồm 27 quốc gia
thành viên thuộc châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht
vào ngày 1/11/1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Dân số của Liên minh châu Âu
vào năm 2020 là khoảng hơn 437,9 triệu dân. GDP của khu vực này chiếm khoảng 22%
GDP danh nghĩa và khoảng 17% GDP sức mua tương đương của thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế tồn cầu hóa, khuynh hướng liên kết
khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển
của Liên minh châu Âu (EU). Ngày 18/4/1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước
Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu”
(ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên.
Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho
12


việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu. Ngày 25/3/1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rơma

thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh
tế châu Âu” (EEC). Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu”
(EC). Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước
Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
với 15 nước thành viên (1995). Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước,
năm 2020 Anh rời khỏi EU và đến nay tổng số thành viên là 27 nước.
EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế,
tiền tệ mà cịn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật cơng dân châu Âu,
chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).
2.1.2. Những yêu cầu, quy định, rào cản cơ bản khi xuất khẩu hàng hóa vào EU
2.1.2.1. Quy tắc xuất xứ
EU có những quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc trong nước tối thiểu hoặc ngun
liệu có nguồn gốc ngồi EU tối đa. Vì vậy, cà phê của Việt Nam sẽ phải đáp ứng các tỷ lệ
này để được hưởng ưu đãi trong biểu thuế quan của EU. Theo đó, cà phê nhân xanh xuất
khẩu sang EU theo nguyên tắc của EVFTA cần đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy, tức là
100% phát triển từ vùng nguyên liệu tại Việt Nam. Đối với các chế phẩm từ cà phê: không
tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra.
Trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được vượt quá 40% trọng lượng sản
phẩm.
2.1.2.2. Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
Để vào được thị trường châu Âu cà phê xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an tồn thực phẩm và mơi trường. Tuân thủ hệ thống quản
lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và
kiểm sốt điểm tới hạn (HACCP).
Ngồi ra, EU cịn quy định các chất gây ơ nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất
để không đe dọa sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực phẩm.
Các chất gây ô nhiễm phổ biến có thể được tìm thấy trong các sản phẩm cà phê là: thuốc
trừ sâu; độc tố nấm mốc; salmonella; dung môi chiết; polycyclic aromatic hydrocarbons
(PAHs) và Acrylamide.
EU quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong và trên các sản

phẩm thực phẩm. Các sản phẩm có chứa mức thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép sẽ bị
thu hồi khỏi thị trường châu Âu. Đối với cà phê hữu cơ mức dư lượng thuốc trừ sâu phải
bằng 0, điều này gây khó khăn cho một số nhà xuất khẩu trong trường hợp glyphosate
khiến cà phê mất trạng thái hữu cơ.
13


Chỉ thị số 2009/32/EC, ngày 23/4/2009 về việc hạn chế dung môi chiết xuất. Giới hạn
dư lượng tối đa đối với các dung môi chiết xuất như methyl acetate (20 mg/kg trong cà
phê), dichloromethane (2 mg/kg trong cà phê rang) và ethylmethylketone (20 mg/kg trong
cà phê).
Mặc dù khơng có giới hạn cụ thể đối với hạt cà phê xanh, nhưng đối với cà phê rang
hạt và rang xay: mức OTA (độc tố nấm mốc) tối đa được đặt ở mức 5 μg/kg và đối với cà
phê hòa tan: mức tối đa được đặt ở mức 10 μg/kg.
2.1.2.3. Quy định về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm Cà phê
Hàng hóa phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của
nước xuất khẩu cấp (tại Việt nam là do Cục Bảo vệ thực vật cấp).
Hàng hoá phải được làm các thủ tục hải quan và kiểm dịch tại cửa khẩu đến đầu tiên
của EU.
Hàng hoá phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký chính thức tại một
nước thành viên EU.
Hàng hố phải được thơng báo trước cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu đến đầu tiên
của EU.
2.1.2.4. Tiêu chuẩn chất lượng của người mua
Trung tâm Thương mại Quốc tế tuyên bố rằng việc chấm điểm thường dựa trên các
tiêu chí sau: độ cao và/hoặc khu vực; thực vật đa dạng; chế biến; kích thước hạt cà phê; số
lượng hạt khuyết tật; Hình thức rang và chất lượng cốc (hương vị, đặc tính, độ sạch); Mật
độ của cà phê.
2.1.2.5. Quy định về bao gói, ghi nhãn và một số chứng chỉ liên quan
Các sản phẩm Cà phê được giao dịch trên thị trường phải đảm bảo các quy định PDOProtected Designation of Origin (bảo hộ tên gọi xuất xứ). Hiện nay, đối với doanh nghiệp

xuất khẩu hàng bao gồm Cà phê đi châu Âu (EU) được phép tự chứng nhận xuất xứ cho
các lô hàng trị giá dưới 6,000 EUR, không cần phải làm C/O bản giấy. Điều kiện là nhà
xuất khẩu phải đăng ký mã số REX. Trường hợp hàng hóa bao gồm Cà phê xuất khẩu đi
EU có trị giá trên 6,000 EUR, doanh nghiệp bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận “CO
form EUR.1”.
Ngoài quy định về xuất xứ, doanh nghiệp Cà phê cần quan tâm tới các quy định về
chỉ dẫn địa lý, ghi nhãn thực phẩm. Nhãn của cà phê nhân phải được viết bằng tiếng Anh
và phải bao gồm các thông tin sau: Tên sản phẩm; Mã nhận dạng của Tổ chức Cà phê
Quốc tế (ICO); Nước xuất xứ; Phân loại; Khối lượng tịnh tính bằng kg; Đối với cà phê
được chứng nhận: tên/mã của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận.
14


2.1.2.6. Các yêu cầu đối với thị trường ngách
Các chương trình chứng nhận về đa dạng sinh học và hữu cơ: Để tiếp thị cà phê là cà
phê ‘hữu cơ’ trên thị trường châu Âu, nó phải tuân thủ luật của EU (2018/848) về sản xuất
và dán nhãn hữu cơ. Để xuất khẩu cà phê hữu cơ, Doanh nghiệp phải được cấp Giấy
chứng nhận kiểm tra (COIs) của cơ quan kiểm soát trước khi chuyến hàng xuất phát (Điều
13(2) EU 2020/25).
Specialty coffee – Cà phê đặc sản: Phân khúc cà phê đặc sản cao cấp được đặc trưng
bởi điểm thử nếm rất cao (khoảng 87 trở lên), quy trình đổi mới (như chế biến tự nhiên và
mật ong), quan hệ thương mại trực tiếp, tính minh bạch cao và khả năng truy xuất từ
nguồn đến người tiêu dùng.
2.1.2.7. Thuế quan xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
Trước khi có hiệp định EVFTA thuế suất cơ bản của EU đối với cà phê Việt Nam nằm
trong biên độ 7,5%-11,5%. Theo cam kết của EVFTA, 100% số dòng thuế đối với cà phê
đã được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Thực thi cam kết EVFTA, khơng chỉ
các sản phẩm như cà phê nhân xanh hoặc vỏ quả, vỏ lụa cà phê mà ngay cả cà phê chế
biến cũng được giảm thuế ngay về 0%.
2.1.3. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của EU

2.1.3.1. Nhu cầu tiêu thụ
EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ
các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng
30% lượng tiêu thụ toàn cầu. Lượng nhập khẩu cà phê của thị trường EU liên tục tăng
trưởng trong 3 năm qua. Theo Eurostat, nhập khẩu cà phê vào EU năm 2019 đạt 4,189
triệu tấn, trị giá 13,1 tỷ euro, tăng 2,9% về lượng và tăng 0,2% về trị giá so với năm 2018.
EU là một trong những nơi có tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất thế giới, trên
5kg/người/năm, trong đó dẫn đầu là Phần Lan.
Mặc dù trong năm 2020 kinh tế khu vực EU tăng trưởng chậm lại do tác động của
dịch Covid-19 nhưng nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường này vẫn lớn. Trong đó, nhu
cầu tiêu thụ cà phê chế biến, đặc sản ngày càng gia tăng.
2.1.3.2. Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ
Các nhà bán lẻ cà phê ở châu Âu đang ngày càng chú trọng đến cách trình bày và
phong cách pha chế sáng tạo. Hơn nữa, việc sử dụng cà phê trong các sản phẩm như bánh,
kẹo, bột dinh dưỡng… cũng góp phần tạo ra sự phát triển mới tại thị trường cà phê ở châu
Âu.
Thương mại xanh trong ngành cà phê đang ngày càng được ủng hộ bởi người tiêu
dùng EU. Phân khúc rang xay tại chỗ (thay vì sử dụng cà phê đóng gói hoặc được pha
15


sẵn) thưởng thức hương vị cà phê riêng biệt theo sở thích cũng được một nhóm người tiêu
dùng ưa thích lựa chọn. Nhu cầu về các dòng cà phê đặc biệt cũng có xu hướng tăng ở
phân khúc khách hàng cao cấp, ưa chuộng các dòng cà phê chất lượng cao và có nguồn
gốc xuất xứ “độc nhất” từ một trang trại cụ thể có thương hiệu hoặc đáp ứng được các tiêu
chí bền vững. Tuy nhiên, về cơ bản phần đông người tiêu dùng EU vẫn gắn cà phê với các
hoạt động giải trí, gặp gỡ bạn bè hay công việc tại các quán cà phê.
2.2. Ngành cà phê của Việt Nam
2.2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất cà phê của Việt Nam
Hiện nay cả nước có khoảng 700000 ha cà phê, trong đó cà phê vối chiếm 93,7% tổng

sản lượng, chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân chiếm 95%. Hiện nay cà phê là mặt hàng có
kim ngạch thứ 2 sau gạo và có triển vọng trong thế kỉ 21 cà phê sẽ trở thành mặt hàng có
kim ngạch cao nhất trong tất cả các mặt hàng nơng sản. Bên cạnh đó, cả nước có 97 cơ sở
chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan
và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở
chế biến cà phê rang xay - tổng cơng suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở
chế biến cà phê hịa tan - tổng cơng suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng cơng
suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng cơng suất thiết kế 139,9
nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%. Cà phê bột của Trung
Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không những chiếm lĩnh được thị
trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời
đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu, năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới,trung
bình 2.6 tấn/ha nhân đối với Robusta và 1.4 tấn nhân đối với Arabica. Việt Nam đứng thứ
3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững, đứng thứ 2 về xuất khẩu và chiếm 8,3%
thị phần xuất khẩu cà phê tồn cầu. Cà phê Robusta - cà phê có thế mạnh của Việt Nam
chiếm tỷ trọng chính cả về diện tích và sản lượng, giữ vai trị chủ đạo trong kinh doanh,
sản xuất và có năng suất cao nhất ở tỉnh Kon Tum, sau đó đến Gia Lai, Lâm Đồng, Đắc
Nông và Đắc Lắc. Năng suất cà phê ở tỉnh Đắc Lắc khơng cao, có thể vì diện tích lớn đã
già cỗi, hoặc trồng xen các cây như bơ, sầu riêng, tiêu nhưng Đắc Lắc ln ln có những
mơ hình trồng và canh tác bền vững cà phê đi tiên phong vì vậy, sản lượng sản xuất cà
phê ln cao và ổn định hơn các tỉnh khác.

Bảng 2-1 Diện tích và sản lượng ước tính cà phê Robusta của Việt Nam -2018/2019

16


Cà phê Arabica- dòng cà phê được ưa chuộng ở châu Âu, được trồng chủ yếu ở Lâm
Đồng và Sơn La do đây cũng là nơi tập trung các nhà máy sản xuất chế biến theo phương

pháp ướt. Tuy diện tích và sản lượng của Arabica có thấp hơn Robusta nhưng vẫn được
sản xuất để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cà phê của thị trường EU.
Bảng 2-2 Diện tích và sản lượng ước tính cà phê Arabica của Việt Nam – 2018/2019

Trong những năm gần đây, mặc dù ngành sản xuất cà phê của nước ta có những bước
phát triển nhanh chóng cả về diện tích và sản lượng song cà phê Việt hiện đang phải đối
mặt với không ít những thách thức, bao gồm cả khách quan và chủ quan.
Về yếu tố khách quan: Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với trình trạng thời tiết
cực đoan đã đặt các vùng trồng cà phê vào vị trí nguy hiểm. Theo Trung tâm Nông nghiệp
Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến nước ta mất
50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050. Hơn nữa, trong những năm
tới, sản xuất cà phê Việt chủ yếu dựa vào 3 nhóm. 50% tổng số thuộc nhóm cây từ 10 - 15
tuổi - nhóm cho năng suất cao nhất; 30% cây là từ 15 - 20 tuổi và khoảng 20% trên 20
tuổi - nhóm khơng thể đảm bảo năng suất. Vậy nên, nếu không được cải tạo trong vài năm
tới, cây già sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cà phê của nước ta.

17


Về yếu tố chủ quan: Diện tích cây cà phê mới trồng đã tăng đáng kể trong thời gian
gần đây, nhưng hầu hết lại nằm ở những khu vực không phù hợp - đất nơng, dốc cao,
thiếu nước tưới,...Do đó, dù diện tích trồng được cải thiện nhưng lại khơng đạt được hiệu
quả kinh tế do năng suất thấp và chi phí sản xuất cao. Các biện pháp canh tác, thâm canh
được áp dụng trong quá khứ đã sử dụng quá nhiều đầu vào (phân bón, tưới tiêu,..) để đạt
được năng suất tối đa, dẫn đến cây cà phê không chỉ nhanh chóng cạn kiệt và mất khả
năng sản xuất, mà còn gây phá hủy tài nguyên nước ngầm và ô nhiễm đất - nhiều bệnh và
sâu bệnh hình thành, đặc biệt là nấm và tuyến trùng rễ. Những hình thức sản xuất với quy
mô nhỏ, phân tán và độc lập của các hộ nơng dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất chất
lượng thấp và không ổn định. Sự khác biệt của đầu tư, thu hoạch và chế biến đã phần nào
ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ ngành Cà phê Việt Nam.

2.2.2. Lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam với EU
2.2.2.1. Lợi thế trong sản xuất
• Lợi thế về điều kiện tự nhiên
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chia thành hai miền rõ rệt: miền Bắc
với khí hậu mùa đơng lạnh và mưa phùn, thích hợp trồng cà phê Arabica. Miền Nam có
khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng, thích hợp với việc trồng cà phê Robusta. Bên cạnh
đó dải đất Tây Nguyên hay còn gọi là Cao nguyên trung phần may mắn được thiên nhiên
ưu đãi cho đất đỏ bazan trù phú với hơn 2 triệu hecta chiếm khoảng 60% diện tích đất
bazan cả nước. Loại đất này có tính chất cơ lý tốt, khả năng giữ nước và hấp thụ chất dinh
dưỡng cao, kết cấu viên cục, độ xốp bình qn 62- 65%. Bên cạnh đó, các cao ngun này
có độ ẩm khơng khí lớn để cây cà phê phát triển, nhất là loại cà phê Robusta. Lượng mưa
không quá nhiều ở đây cũng làm giảm sự phát triển của nhiều loại sâu bọ. Cùng với đó,
nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (ngày nắng gắt, đêm se se lạnh) giúp cà phê
được trồng ở vùng này ngon hơn.
Về vị trí địa lí, Việt Nam nằm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, khu vực kinh tế
sôi động của thế giới. Nước ta nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế
quan trọng với nhiều cảng biển như: cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng,
Sài Gòn…và các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Các tuyến đường bộ,
đường sắt xuyên Á, các đường hàng không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước xung
quanh. Hơn nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước: Lào, đông
bắc Campuchia, Thái Lan và khu vực tây nam Trung Quốc. Vị trí địa chính trị thuận lợi
tạo cơ hội để hướng đến, tiếp cận, và cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngồi,
tăng cường bn bán, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường bn bán với nước ngồi đặc
biệt là xuất khẩu cà phê.
18


Trong khi đó, phần lớn các nước EU có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa,
chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc vịng cực có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí

hậu địa trung hải. Vào mùa đông khu vực này thường có tuyết rơi dày nhiệt độ trong
khoảng -5° C đến 7° C, mùa hè nhiệt độ từ 14°C đến 30°C. Vì vậy các nước thuộc EU
khơng có lợi thế về trồng cà phê do cà phê là cây nhiệt đới yêu cầu cần nền nhiệt, lượng
mưa, ánh sáng khá cao, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20 -26 độ C. Nhiệt độ quá lạnh khiến
cây sẽ kém ra hoa từ đó khơng đậu quả và ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng.
• Lợi thế về nhân cơng
Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn từ nghiên cứu,
chọn giống gieo trồng đến chăm sóc thu hoạch rồi thu mua, chế biến, bảo quản đóng gói,
vận chuyển,...nên cần một lượng lao động khá lớn. Việt Nam lại là nước có lợi thế về
nguồn nhân lực. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, dân số Việt Nam trung bình ước
tính là 97,58 triệu người, đứng thứ ba trong khu vực Đông - Nam Á và thứ 15 trên thế
giới, trong đó cơ cấu dân số trẻ (55,6% trong độ tuổi lao động). Mỗi năm, xã hội có thêm
khoảng 1, 1 triệu lao động mới. Người dân nước ta cần cù chịu khó, lại ham học hỏi, tiếp
thu nhanh những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản
xuất do đặc điểm quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê địi hỏi rất nhiều
cơng lao động, trung bình 1 ha cà phê cần từ 300- 400 cơng lao động, trong đó riêng cơng
thu hái chiếm đến hơn 50%. Vì vậy, dân số đông là một nguồn lực quan trọng để phát
triển kinh tế, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh
của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chi phí nhân cơng ở Việt Nam tương đối thấp so với các nước trên thế
giới. Năm 2018 mức lương nhân công ngành sản xuất của Việt Nam là 252 USD/ tháng.
Còn ở khu vực EU, theo số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), Đan Mạch là
nước có chi phí nhân cơng cao nhất với 43,5 euro/giờ tương đương 10553,92 USD/ tháng
cịn Bulgaria là nước có chi phí nhân cơng thấp nhất 5,4 euro/ giờ hay 1310,4 USD/
tháng. Cũng theo báo cáo trên, tính trung bình các nước EU, chi nhân công lao động là
27,4 euro/ giờ tương đương 6647,68 USD/ tháng cao gấp 26 lần mức lương nhân công ở
Việt Nam (252 USD/ tháng). Chi phí nhân cơng thấp đã giúp giảm giá thành sản xuất cà
phê, tăng lợi thế cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường
EU.


19


Biểu đồ 2-1: Chi phí nhân cơng của các nước EU
(Nguồn: Cơ quan thống kê châu Âu)



Lợi thế về chính sách

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược của Việt Nam nên nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích sản và xuất khẩu cà phê như chính sách
về đất đai, theo đó đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp (trong đó có đất trồng
cây cà phê) được miễn tiền thuê đất với mức ưu đãi (miễn 3 năm, 7 năm, 11 năm, 15 năm,
hoặc cả thời gian thuê đất tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định tại
chính sách thu tiền thuê đất (Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ); chính sách
giảm thuế, áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 5% đối với các sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi chưa qua chế biến hoặc chỉ làm sạch ướp đông, phơi khô, mức thuế 10% đối với các
sản phẩm trồng trọt, qua chế biến ( làm sạch, sấy khô, tách tạp chất, đánh bóng, đóng gói
thành cà phê thành phẩm chất lượng cao ; chính sách hỗ trợ chuyển giao nghiên cứu và
khoa học công nghệ đào tạo.

20


Đặc biệt, hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) được
ký kết và có hiệu lực từ 1/8/2020 giúp cắt giảm thuế quan của EU đối với cà phê nhập
khẩu từ Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế quan theo EVFTA, cà phê của Việt Nam xuất
khẩu sang EU đã có 93% dịng thuế về 0% . Theo đó, EU xóa bỏ mức thuế 7,5% - 9,0%
đối với cà phê nhân (rang, rang xay). Đối với một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà

phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê mức thuế 9,0% - 11,5% sẽ được xóa bỏ trong vịng 3
năm. Đối với các sản phẩm cà phê nhân xanh hoặc vỏ quả, vỏ lụa cà phê, thuế suất nhập
khẩu vào thị trường EU đã là 0% trước khi ký EVFTA. Như vậy, EVFTA là cơ hội tiếp
cận và mở rộng thị trường lớn cho cà phê Việt Nam vào EU. Sản phẩm được hưởng lợi
theo EVFTA là các sản phẩm cà phê chế biến. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành cà
phê Việt Nam tại thị trường EU.


Sở thích, thị hiếu

Cà phê được du nhập vào các nước EU từ đầu thế kỷ thứ 18 và tới nay đã trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Thói quen uống cà phê của người dân
bắt nguồn từ việc nơi đây có thời tiết rất lạnh. Với nhiệt độ có thể xuống tới -10OC, tạo ra
một thói quen uống một tách cà phê nóng để thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Mùa
hè là cao điểm nóng nực thì cà phê đá lại giúp giải nhiệt nhanh chóng. Bất kỳ lúc nào
người dân EU cũng có thể uống cà phê được và nó như một thức uống bắt buộc trong mỗi
bữa ăn, mỗi khung giờ làm việc của họ, khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê ở thị trường này rất
cao lên đến khoảng 5kg/người/năm. Một số quốc gia tiêu thụ nhiều cà phê ở EU là Đức,
Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy,.... Theo Hiệp hội cà phê quốc gia Thụy Điển, trung
bình một người sẽ tiêu thụ 3,4 cốc cà phê một ngày, tiêu thụ bình quân khoảng 8,2kg cà
phê/người/năm, trung bình khoảng 70-80.000 tấn cà phê/năm. Với mức tiêu thụ bình quân
khoảng 8,7kg cà phê/người/năm, Đan Mạch tiêu thụ trung bình khoảng 40-50.000 tấn cà
phê/năm, trung bình người Đan Mạch uống khoảng 4 cốc cà phê/ngày. Bên cạnh đó, 7080% dân Na Uy uống cà phê hàng ngày, và nhiều người trong số họ uống 4-5 cốc/ngày.
Với mức tiêu thụ bình quân xấp xỉ 10kg cà phê/người/năm, Na Uy tiêu thụ trung bình
khoảng 40-50.000 tấn cà phê/năm.
Trong khi đó, cà phê được du nhập ở Việt Nam từ thế kỉ 19. Theo Hiệp hội Cà phê
ca cao Việt Nam (Vicofa), người Việt tiêu thụ mỗi năm khoảng 1,25 kg, tiêu dùng nội địa
của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6% – thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê
và kém hơn 4 lần so với sản lượng tiêu dùng cà phê ở các nước EU.



Giá cả:

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê cho biết năm 2019 giá cà phê nguyên liệu tại
các vùng sản xuất đạt mức của nước ta đạt 34-35 triệu đồng/ tấn và thời điểm cuối năm
đạt 33 triệu đồng/ tấn. Còn giá cà phê trung bình của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị
21


trường EU trị giá 2854609 nghìn USD, đạt 1727 USD/tấn (tương đương khoảng 39,7 triệu
đồng/tấn) (số liệu của tổng cục hải quan).
Bảng 2-3: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường EU trong năm 2019
(Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan)

Mức giá bán cà phê xuất khẩu Việt Nam khá thấp so với giá bán cà phê nội địa của
thị trường EU. Ở EU, các nước như Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Pháp, Ba Lan,...là nước
sản xuất cà phê để cung cấp cho thị trường này. Theo số liệu của Eurostat, năm 2019 giá
bán cà phê nội địa của Đức là 3572 Euro/ tấn (khoảng 94,3 triệu đồng/ tấn) cao gấp 2,3
lần so với giá cà phê xuất khẩu ở Việt Nam; giá bán cà phê nội địa của Bỉ là 2799 Euro/
tấn (khoảng 74,8 triệu đồng/ tấn) cao gấp 1,8 lần so với cà phê xuất khẩu Việt Nam hay ở
Pháp giá bán cà phê nội địa là 17541 Euro/ tấn ( khoảng 468,51 triệu đồng/ tấn) gấp 11,8
lần so với giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung, giá bán cà phê xuất khẩu của
22


Việt Nam luôn thấp hơn so với giá nội địa thị trường EU, điều này góp phần tạo nên lợi
thế so sánh về cà phê cho chúng ta đối với EU.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi thế so sánh về cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang
EU
2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Cà phê là một loại cây phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên như độ cao địa
hình, tính chất đất, chế độ mưa, khí hậu, nhiệt độ, biên độ dao động… Tuy nhiên, những
năm gần đây, biến đổi khí hậu tồn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng
sản phẩm cà phê. Ví dụ, năm 2015 là năm ngành Cà phê bị tác động bởi biến đổi khí hậu
nặng nề nhất khiến năng suất, chất lượng cà phê giảm mạnh. Niên vụ 2014 – 2015, sản
lượng cà phê giảm khoảng 26% so với niên vụ trước. Và từ đó cũng làm giảm sản lượng
và chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hay chỉ riêng đợt lũ tháng 8/2019 đã làm
thiệt hại hơn 1.000 ha cà phê của Tây Nguyên. Đồng thời, mưa lớn trong nhiều ngày
khiến quả cà phê bị rụng hàng loạt, gây ảnh hưởng rất lớn cho vụ mùa tới.
2.3.2. Thị trường cung cầu của mặt hàng cà phê
Nhu cầu nhập khẩu cà phê của EU là rất lớn, chiếm khoảng 30% trên toàn thế giới và
lượng nhập khẩu liên tục tăng trong những năm qua. Và trên thị trường EU, Việt Nam
cũng đang là xuất khẩu đứng vị trí thứ 2 (sau Brazil). Điều này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục
tận dụng được lợi thế so sánh của mình, khai thác được thị trường EU trong tương lai, đặc
biệt là thị trường Bắc Âu đang trở thành một thị trường ngày càng tiềm năng.
Dù vậy, hiện nay, Brazil vẫn dẫn đầu về lượng cà phê xuất khẩu trên thị trường thế
giới. Riêng với EU, năm 2019, Brazil xuất khẩu khoảng 1,1 triệu tấn sang thị trường này,
trong khi Việt Nam xuất khoảng 677.000 tấn; cà phê Arabica chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu
xuất khẩu của Brazil, nên mang về giá trị cao hơn cho quốc gia này. Tuy nhiên, Việt Nam
lại có thế mạnh về cà phê Robusta, nên cơ hội tại thị trường EU cho cà phê Việt không hề
nhỏ, đặc biệt là các sản phẩm chế biến. Hay trong đợt giãn cách vừa qua, việc Việt Nam
phải phong tỏa trên diện rộng do COVID-19 cùng với việc đóng cửa trung tâm xuất khẩu
TP.HCM đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuyến hàng cà phê ra nước ngoài, làm hạn
chế nguồn cung cà phê toàn cầu.
2.3.3. Giá cả và chất lượng
Giống như các hàng hóa khác, giá cả và chất lượng của cà phê sẽ ảnh hưởng tới
nguồn cung, cầu cũng như khả năng xuất khẩu. Giá thấp, lượng cà phê xuất khẩu sẽ tăng
nhưng giá trị lại giảm và ngược lại. Trong những năm qua, giá cà phê Việt Nam liên tục
biến động theo giá thế giới. Đồng thời Việt Nam cũng đã dần thu hẹp được khoảng cách
giữa giá bán tại cảng so với giá tham chiếu tại Sở giao dịch Hàng hóa Ln Đơn so với

trước đây để phù hợp với giá trên thị trường thế giới. Mặt khác, chất lượng cà phê liên tục
23


được cải thiện, nên đã giúp thu hút được các thị trường khó tính như EU, giúp cho sản
lượng xuất khẩu tăng cao.
2.3.4. Nhân tố nguồn lực
Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực có đủ lớn
thì mới có khả năng thực hiện được hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, nguồn nhân lực dồi
dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của người dân Việt Nam từ lâu đời có thể giúp cho cà
phê Việt Nam có hương vị riêng, có điều kiện để giảm giá thành xuất khẩu. Đây là điều
kiện để thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê.
2.3.5. Chính sách hỗ trợ của nhà nước
Nhà nước đã coi cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực trong xuất khẩu và từ đó đã có
rất nhiều chính sách hỗ trợ, chú trọng vào sự phát triển của ngành hàng này. Sau nhiều nỗ
lực đàm phán của Bộ Công Thương, các FTA song phương và đa phương có hiệu lực đã
tạo ra một khu vực thị trường rộng lớn cho ngành cà phê Việt Nam có cơ hội được tiếp
cận và thâm nhập tốt hơn do mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hầu hết các sản phẩm
cà phê đã bằng 0%. Có thể nhắc đến gần đây là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA) được kí kết đã mở ra thời cơ mới cho ngành hàng cà phê Việt Nam vào thị
trường châu Âu (EU) với thuế suất 0%. Và để hỗ trợ doanh nghiệp không bỏ phí những
ưu đãi và cơ hội từ EVFTA, trong tháng 10/2020, Vifoca đã chủ động phối hợp với Bộ
Công Thương tổ chức 2 đợt đào tạo nâng cao năng lực xúc tiến thương mại và mở rộng
thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp ngành cà phê ca cao ( tại Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh).
Bên cạnh đó, Bộ Cơng Thương tổ chức định kỳ Ngày Cà phê Việt Nam, Lễ hội Cà
phê Việt Nam; ưu tiên tham gia các Hội chợ chuyên ngành lớn trong nước và quốc tế…;
tổ chức “Tuần hàng nông sản Việt Nam tại Pháp”, “Những ngày hàng Việt tại CHLB
Đức” để đưa nơng sản nói chung và cà phê nói riêng vào hệ thống phân phối của Tập
đoàn Casino (Pháp), Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức)…
2.3.6. Khoa học công nghệ

Các yếu tố khoa học cơng nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói
chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học cơng nghệ ngày càng phát
triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách không
gian thời gian khơng cịn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát triển của
mạng thơng tin tồn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật
liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được sản
phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.
Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước xuất khẩu cà phê
như Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến cà phê cịn thiếu máy móc trang thiết bị nghiêm
24


trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất khơng ổn định,…gây khó khăn cho
việc xuất khẩu cà phê.
2.3.7. Kênh và dịch vụ phân phối
Khi có kênh và dịch vụ phân phối tốt và hợp lý không chỉ giúp giảm chi phí trong
hoạt động xuất khẩu mà q trình xuất khẩu cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện, nắm
bắt được tâm lý, mức độ hài lòng của khách hàng nước nhập khẩu, từ đó cải thiện khuyết
điểm của mình, tạo nên lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam so với các nước khác.
2.4. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU
Năm 2017, cà phê xuất sang các nước EU nói chung chiếm 42,1% trong tổng lượng
cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt 1,37 tỷ USD, giảm 0,9% so với năm 2016. Thị trường
Đức đứng đầu về kim ngạch, với 476,52 triệu USD, chiếm 14,7%, giảm 3,5% so với năm
2016; sang Italia đạt 271,47 triệu USD, chiếm 8,4%, tăng 10,6%; sang Tây Ban Nha đạt
220,91 triệu USD, tăng 4,5%, chiếm 6,8%. Ngược lại, xuất khẩu giảm mạnh nhất ở thị
trường Thụy Sĩ giảm 88% về lượng và giảm 85% về kim ngạch.
Mặc dù năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giảm (chủ yếu do sự tác
động của El Nino) nhưng các chính sách của chính phủ đề ra đã góp phần nào cứu vớt
được các thiệt hại do hiện tượng này gây ra. Ví dụ, nhằm hướng đến nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê gắn với phát triển bền vững, Nhà nước

cũng đưa ra nhiều hỗ trợ cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn VGAP, GAP như Sản xuất theo
tiêu chuẩn như UTZ, 4C, GAP… Kết quả là tính đến cuối năm 2017, hơn 200.000ha,
chiếm hơn 30% tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam, được chứng nhận bởi các sáng
kiến phát triển bền vững, giúp việc xuất khẩu thuận tiện hơn vào một thị trường khó tính
như EU.
Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 1,9 triệu tấn cà phê, trong đó thị trường EU là thị
trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và
chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt 749.231 tấn, trị giá
1,34 tỷ USD, so với năm 2017 tăng 19,1% về lượng nhưng giảm 1,5% về kim ngạch.
Riêng tháng 12/2018 lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhẹ 0,8% so với tháng
11/2018, đạt 66.134 tấn và kim ngạch giảm 5,6%, đạt 111,17 triệu USD.
Trong khối EU, xuất khẩu sang Đức là nhiều nhất, chiếm trên 34%, đạt 260.475 tấn,
tương đương 459,03 triệu USD; xuất sang Italia chiếm 18%, đạt 136.157 tấn, tương
đương 245,25 triệu USD; xuất sang Tây Ban Nha chiếm 16%, đạt 122.063 tấn, tương
đương 219,22 triệu USD.
Năm 2019, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam chiếm
gần 44% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2019.
25


×