Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.4 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH
QUỐC TẾ

THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ QUỐC TẾ 1

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Mã lớp HP: 2160FECO1711
Nhóm: 17
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thùy Dương
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
NỘI DUNG ................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN ....................... 4
1.1. Khái niệm về xuất khẩu ................................................................................ 4
1.2. Đặc điểm của xuất khẩu ................................................................................ 4
1.3. Các hình thức xuất khẩu ............................................................................... 5
1.4. Vai trò của xuất khẩu .................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NƠNG SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ................................................................. 6
2.1. Giới thiệu chung về thị trường EU ............................................................... 6
2.2. Tổng quan về nông sản Việt Nam ................................................................ 9
2.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai
đoạn 2016-nay .................................................................................................... 16


2.4. Đánh giá ...................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ................................ 30
3.1. Định hướng về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ............................ 30
3.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang
EU ...................................................................................................................... 32
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 36

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trên thực tế cho thấy trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt
được những thành tựu quan trọng, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của đất
nước. Xuất khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng
và phong phú về mặt hàng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và đã trở
thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định
kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
Năm 2015 đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 25 mối quan hệ ngoại giao giữa Liên
Minh Châu Âu (EU) và Việt Nam. Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3
của ngành hàng nơng sản. Khi EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020, xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang EU đã có sự gia tăng rõ rệt. Tuy nhiên, với 2,2% thị
phần cho thấy giá trị và kim ngạch XK hàng nông sản của Việt Nam sang EU vẫn ở
mức thấp so với tiềm năng XK của Việt Nam, cũng như nhu cầu NK của EU.
Trong quá trình cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, lợi thế so sánh là yếu tố
cần thiết để các quốc gia phát huy những ưu thế sẵn có để trao đổi và bổ sung lẫn
nhau nhằm huy động nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế. Và đối với Việt Nam,
việc tận dụng tối đa những lợi thế so sánh là điều thiết yếu để hội nhập thành công
vào nền kinh tế thế giới nói chung và xâm nhập thị trường EU nói riêng. Một thị
trường tiềm năng nhưng có sức cạnh tranh lớn như EU, Việt Nam cần phải đầu tư

nghiên cứu để có những chiến lược xuất khẩu phù hợp. Nhận thấy tầm quan trọng đó
chúng em xin phép chọn đề tài: “Phân tích thực trạng xuất khẩu nơng sản Việt Nam
sang thị trường EU” làm đề tài tiểu luận. Với những kiến thức đã được học thêm vào
đó là tinh thần học hỏi tìm tịi của cả nhóm tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chúng
em hi vọng bài tiểu luận này có thể phân tích, bộc lộ rõ các khía cạnh lợi thế trong
nơng sản của Việt Nam vào thị trường EU.
3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NƠNG SẢN
1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hình thức một nước bán hàng hóa dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh tốn. Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại
tệ đối với một hay đối với cả hai quốc gia.
Đây không phải là hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có
tổ chức, có sự giám sát quản lý của cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên ngồi với mục
đích thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ và phát triển nền kinh tế quốc gia,...
1.2. Đặc điểm của xuất khẩu
Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do đó
sẽ có những điểm khác biệt về ngơn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán,...
điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu.
Vì vậy nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hóa phù hợp.
Thứ hai, thị trường kinh doanh trong xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp
cận hơn thị trường trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ngoài phạm vi biên
giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố
ràng buộc hơn.
Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thường là
mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.

Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán vận
chuyển, ký kết hợp đồng,... đều phức tạp và chứa nhiều rủi ro.

4


1.3. Các hình thức xuất khẩu
 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa 2 bên, bên mua hàng và đơn vị bán
hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Với điều kiện hợp đồng
này phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia, đồng thời đúng tiêu
chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.
 Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)
Đây còn gọi là xuất khẩu gián tiếp là hình thức đưa hàng hóa ra nước ngồi
qua đơn vị trung gian. Với hình thức này, đơn vị có hàng sẽ ủy thác quyền cho một
đơn vị thứ 3 với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng hóa ra nước
ngồi.
 Gia cơng hàng xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất mà công ty trong nước nhận tư
liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, ngun phụ liệu) từ cơng ty nước ngồi về để sản
xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra nước
ngồi theo chỉ định của cơng ty đặt hàng.
1.4. Vai trị của xuất khẩu
 Đối với nền kinh tế quốc dân
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ cơng nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước.
- Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết cơng ăn việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân.


5


- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại.
 Đối với doanh nghiệp
- Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện kiện
tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất
lượng, những yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành một
cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.
- Xuất khẩu giúp doanh nghiệp có vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất,
thúc đẩy doanh nghiệp ln ln đổi mới và hồn thiện cơng tác quản
lý kinh doanh,
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường mở rộng
quan hệ kinh doanh với đối tác cả trong và ngoài nước, trên cơ sở cả hai
đều có lợi, giúp doanh nghiệp tăng được doanh số và lợi nhuận.
- Xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh
nghiệp, như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động
sản xuất, marketing cũng như phân phối và mở rộng kinh doanh.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NƠNG SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1. Giới thiệu chung về thị trường EU
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Liên minh EU
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế tồn cầu hóa, khuynh hướng
liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và
phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

6



– Ngày 18/4/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan,
Lucxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).
– Ngày 25/3/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng
lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày
1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12/1991
các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maastricht, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993,
đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
– Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến
năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên (năm 2018 EU có: 27 nước, Anh vừa rời
EU).
2.1.2. Các quy định, tiêu chuẩn khi xuất khẩu vào EU
 Quy định về chất lượng thương mại và ghi nhãn mác
EU yêu cầu mặt hàng rau quả tươi nhập khẩu cần phải đáp ứng được các tiêu
chuẩn về chất lượng và ghi nhãn. Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành
tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ
ba, tại địa điểm xuất khẩu.
 Quy định về an toàn thực phẩm
Các nước thuộc EU tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật
cho phép với các sản phẩm. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư
lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc
thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp
ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu.
 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
7


Để đối phó với các vấn đề về an tồn thực phẩm (ví dụ như bệnh bị điên),
chính phủ tại các nước đang tăng cường kiểm soát tại tất cả các công đoạn sản xuất,
chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ ơ

nhiễm sinh học, hóa học và mơi trường lên thực phẩm. Các quy định của EU về truy
xuất nguồn gốc sản phẩm có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005.
 Quy định về kiểm dịch thực vật
Để xuất khẩu nông sản sang EU, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ
các quy định nghiêm ngặt về kiểm dịch thực vật với mục đích ngăn ngừa việc lây lan
dịch bệnh và sâu hại đến đến các vùng khác. Các quy định được áp dụng ngay tại địa
điểm nhập khẩu để đảm bảo rằng mức độ rủi ro đó không bị vượt quá mức quy định
 Khai báo hải quan
Những thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu EU là khác nhau
tùy thuộc vào từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện
tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo.
 Chứng nhận nông sản xuất khẩu
- Chứng nhận về môi trường
Nông nghiệp hữu cơ: Một số tiêu chuẩn trang trại hữu cơ:

8


- Các thông tin về nông nghiệp hữu cơ
- Chứng nhận ISO 14001
 Chứng nhận về xã hội
- Thông tin về công bằng thương mại quốc tế
- Chứng nhận SA 800
2.2. Tổng quan về nông sản Việt Nam
2.2.1. Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước trên thế giới
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất tại Việt Nam.
Bên cạnh việc sản xuất để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, Việt Nam
cịn là nước xuất khẩu lượng nơng sản lớn mỗi năm. Cơ hội kinh doanh rộng mở ở
tất cả các cấp của chuỗi giá trị nhờ vào trình độ sản xuất tiếp tục được nâng cao thông
qua việc áp dụng thâm canh và công nghệ tiên tiến. Các cây trồng chiếm ưu thế bao

gồm cà phê, cao su, điều và lúa. Nông sản được xác định trong phụ lục Hiệp định
Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và
các sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuê
9


mã HS (hệ thống hài hịa hóa mã số thuế)” (WTO, 1995, tr.130). Với cách hiệu này,
nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt
động nông nghiệp như:
+ Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa động vật sống,
cà phê, hồ tiêu hạt điều, chè, hoa quả tươi…
+ Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…
+ Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ
sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, da động vật thô…
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam 2020

Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2020 vừa qua, lập kỷ lục mới với giá
trị xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD. Đó là thành quả đáng kinh ngạc của những người nông
dân và các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt từng cơ hội dù là nhỏ nhất để mang
nông sản nước ta ra thế giới trong tình hình hết sức khó khăn do Covid-19.
10


Giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đã bị sụt giảm nghiêm trọng như rau
quả, hạt điều, cà phê… Đáng kể đến, giá trị xuất khẩu rau quả trong năm 2020 đạt
3,26 tỷ USD, giảm đến 13% so với năm 2019 trên hầu hết các chủng loại. Các mặt
hàng khác cũng có sự sụt giảm trong cả khối lượng lẫn giá trị kim ngạch: xuất khẩu
hạt điều đạt 3,19 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ 2019; xuất khẩu cà phê đạt 2,66
tỷ USD, giảm 7,2%; hạt tiêu và chè chỉ đạt giá trị xuất khẩu khiêm tốn là 0,67 và
0,22 tỷ USD, giảm đến hơn 6,6% so với cùng kỳ 2019. Nhìn chung thị trường tiêu

thụ nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn
và gắn với nhu cầu thị trường. Nhiều mơ hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản
xuất nông nghiệp hữu cơ… được triển khai đem lại giá trị hàng hóa lớn, thân thiện
mơi trường.
Xét ở bình diện quốc tế, nơng nghiệp Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí
trên thị trường nơng, lâm, thủy sản toàn cầu; vươn lên trở thành một nhà cung cấp
lớn trên thị trường nông sản thế giới về quy mô và phạm vi thương mại. Nếu như
năm 1986, kim ngạch xuất khẩu tồn ngành nơng nghiệp chỉ đạt 486,2 triệu USD;
năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD, thì đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt
41,3 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; thặng dư thương mại đạt 9,5 đến 10 tỷ
USD... Trong đó, có 10 mặt hàng nơng sản kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở
lên. Điều này khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả. Mặt
khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động
lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này.
Tuy nhiên, chúng ta đang tồn tại những hạn chế về chất lượng, tính bền vững và
cách thức phát triển của nơng nghiệp Việt Nam. Tỷ suất lợi nhuận thấp, tình trạng
thiếu việc làm tương đối nghiêm trọng; chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực
phẩm thiếu ổn định; giá trị bổ sung khơng cao; đặc biệt, trình độ đổi mới sáng tạo
cơng nghệ cịn thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với
11


tiềm năng và lợi thế sẵn có, tăng trưởng có xu hướng giảm. Theo đánh giá của WB,
nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường. Ngành nông nghiệp đang phải
đối mặt với cạnh tranh ngày càng nhiều đối với khu vực đô thị, công nghiệp và dịch
vụ cả về lao động, đất đai và nguồn nước.
2.2.2. Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
Trong số các đối tác thương mại chính của Việt nam, EU nổi lên với tư cách là
thị trường lớn thứ hai của nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam mở rộng mối
quan hệ với đối tác thông qua việc ký kết các hiệp định quan trọng như: Hiệp định

về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) hay là Hiệp định Thương mại
tự do (EVFTA).
Dù dịch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống của người
dân, song 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy xuất nhập khẩu Việt Nam với EU đã tăng
13,1%.
Năm 2021 được coi là dấu mốc quan trọng của hàng nông sản Việt Nam khi các
loại trái cây như vải, nhãn tươi, được XK trực tiếp sang một số nước EU bởi các DN
Việt Nam sau khi được hỗ trợ kết nối, giới thiệu với các công ty NK. Việc phân phối
quả vải tươi không chỉ trong hệ thống cửa hàng, siêu thị châu Á mà đã chính thức
thâm nhập vào các chuỗi siêu thị thực phẩm tại EU.
Hiện Thị trường nhập khẩu nông sản EU bắt đầu khởi sắc do tình hình dịch bệnh
COVID-19 được kiểm sốt, Chính phủ các nước thành viên EU thúc đẩy mở rộng
việc tiêm vaccine, áp dụng quy định giấy thông hành vaccine, nới lỏng quy định đi
lại, mở cửa một phần dịch vụ ăn uống, du lịch do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng
so với giai đoạn trước. Theo đó, đây cũng là thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh xuất
khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này. Ngoài ra, với Hiệp
12


định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), hàng hóa Việt Nam khi XK vào
EU cũng có nhiều lợi thế hơn do được ưu đãi thuế quan.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi thế xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị
trường EU
 Nhân tố thuộc về sản xuất:
- Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có tính chất quyết định trong sự tăng trƣởng và
phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên
thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng khơng có những con người
có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể
đạt được sự phát triển như mong muốn.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất:
KH-CN mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển quốc gia, giúp đẩy nhanh
CNH-HĐH, thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới hiện đại, nâng cao năng suất
lao động, hàng hóa, của cải vật chất tăng cao, đất nước ngày càng phát triển và có vị
thế về kinh tế trong q trình hội nhập. Ngồi ra, KHCN giúp nâng cao chất lượng y
tế, quốc phòng, an ninh,... về máy móc, phương tiện. Nhờ có tiến bộ khoa học kĩ
thuật đã tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá thành thấp, giảm chi phí và tăng
thu nhập, chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến
nông sản, hướng đến xuất khẩu...
- Công tác tổ chức quản lý sản xuất:
Ở một trình độ cao, khi sản xuất và kinh doanh mang tính xã hội rõ nét và ngày
càng sâu rộng hơn, khi đó công tác quản lý sản xuất là điều không thể thiếu. công tác
quản lý tổ chức sản xuất tốt suy cho cùng là do biết sử dụng có hiệu quả những cái
13


đã có để tạo nên những cái chưa có trong xã hội. Vì vậy, quản lý chính là yếu tố
quyết định nhất cho sự phát triển của một quốc gia và các tổ chức trong đó.
 Nhân tố thuộc về tổ chức hoạt động xuất khẩu
- Cơng tác tìm kiếm thị trường:
Sự hiểu biết sâu sắc về thị trường sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh
doanh phản ứng với những biến động của thị trƣờng một cách nhanh nhạy và có hiệu
quả. Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập các thơng tin cần thiết cho việc tìm kiếm
những cơ hội kinh doanh mới bên thị trường và khai thác triệt để thời cơ khi chúng
xuất hiện. Còn cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin nhằm tránh và giảm bớt
những rủi ro do sự biến động không ngừng của thị trường đến hoạt động kinh doanh
đồng thời đề ra những biện pháp ứng phó kịp thời đối với những biến động đó. Tuy
nhiên cũng khơng nên q đề cao vai trị của nghiên cứu thị trường vì nó khơng thể
tự giải quyết được tất thảy mọi vấn đề kinh doanh. Mọi kết quả nghiên cứu đều phải
qua thử nghiệm trước khi áp dụng.

- Xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu:
Dù là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu “top” đầu thế giới. Nhưng
các sản phẩm nơng sản có thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế cịn rất
khiêm tốn do nơng sản trong nước được xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến và
khơng có thương hiệu. Thêm vào đó là việc xây dựng thương hiệu cho hàng nông
sản chưa được quan tâm đúng mức và phát triển chỉ dừng lại ở việc tổ chức tập huấn,
hội thảo, và truyền thông quảng bá trên các phương tiện thông tin, báo đài địa
phương. Thiếu thương hiệu là một trong những nguyên nhân làm nông sản Việt Nam
dễ bị tổn thương khi thị trường có biến động.
Xây dựng phát triển thương hiệu hàng xuất khẩu là việc không thể chậm trễ, cần
một chiến lược tổng thể, bài bản, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp để làm nên
14


những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Việt Nam cần có sự đồng bộ đề xuất
và thực hiện các giải pháp cũng như sự quyết tâm và động lực của các cấp, các ngành
có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp, các nhà sản xuất nông sản tại địa phương.
Đặc biệt, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các loại nông sản chủ lực và tiềm
năng của các tỉnh là vô cùng cần thiết và cấp bách để Việt Nam ngày càng tiến sâu
hơn trong quá trình hội nhập.
 Nhân tố thuộc về nhà nước
- Tạo hành lang pháp lý cho xuất khẩu hàng nông sản:
Một quốc gia có hệ thống pháp luật hồn thiện, đồng bộ và nhất quán, phù hợp
với luật pháp và thông lệ quốc tế sẽ tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt
động kinh tế đối ngoại. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất
khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nơng sản nói riêng. Vì vậy mà hành lang pháp lý
cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường thế giới.
- Hỗ trợ xâm nhập thị trường quốc tế:
Để phát huy lợi thế trong xuất khẩu, nhà nước cần có quan hệ hợp tác quốc tế

ngày càng mở rộng nhằm chủ động tham gia các hiệp hội sản xuất và xuất khẩu hàng
hoá quốc tế, kết hợp tổ chức các hiệp hội theo ngành hàng. Thông qua hiệp hội, các
thành viên có thể trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin với nhau, tạo điều kiện
hỗ trợ và thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn ngành cũng như
của từng thành viên trong ngành; làm đầu mối trao đổi thông tin trong và ngoài nước
cũng như vấn đề về kinh doanh thương mại nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn và
nâng cao khả năng cạnh tranh của từng thành viên hiệp hội.
 Nhân tố quốc tế
15


Trong thương mại quốc tế bao giờ cũng cần có bạn hàng hay đối tác thương mại.
Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
Thơng qua những chính sách của nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy
mạnh hợp tác trong sản xuất nông sản xuất khẩu thông qua kênh huy động vốn đầu
tư.
Phối hợp chính sách thương mại của các nước trong khu vực trong việc thực
hiện hoạt động xuất khẩu nông sản.
2.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai
đoạn 2016-nay
2.3.1. Về kim ngạch và giá trị XKNS sang EU
EU là thị trường lớn thứ 2 với tỷ trọng XK dao động từ 11% - 19% tổng kim
ngạch XKNS của Việt Nam và giá trị XK khoảng trên 5,5 tỷ USD/năm. Ngược lại,
mặc dù tổng sản lượng hàng hóa nơng sản Việt Nam xuất khẩu sang tại thị trường
này ngày càng tăng, nhưng vẫn chỉ chiếm 4% thị trường nhập khẩu nông sản của EU.
Hiện tại EU nhập khẩu mặt hàng nơng sản mỗi năm khoảng 160 tỷ USD/năm, thì
đây chính là thị trường tiềm năng cho hàng Việt Nam hướng đến. Việt Nam đã XKNS
tới hầu hết thành viên của EU, trong đó thị trường XK tập trung chủ yếu vào một số
nước gồm Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Balan. Năm 2020, do tác
động của đại dịch Covid-19, kim ngạch XK nông sản của Việt Nam sang thị trường

EU chỉ đạt 2,91 tỷ USD, giảm 4,7% so với năm 2019. Những sản phẩm XK chính
sang EU bao gồm: cà phê, trái cây, hạt tiêu, hạt điều. Tỷ trọng XK của nhóm này
chiếm hơn 80% kim ngạch XKNS của Việt Nam sang EU. (Bảng 1)
Trong những tháng vừa qua của năm 2021, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, đã
khiến đứt gãy nguồn cung cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều thị trường XK
16


của nông sản Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Riêng với thị trường EU,
nông sản của Việt Nam nhập khẩu (NK) vào thị trường này luôn tăng ở mức cao như:
Đức NK 458 triệu USD, Hà Lan NK 363 triệu USD… trong 8 tháng đầu năm 2021
(mức này tăng cao hơn so cũng kỳ năm 2020). Theo Eurostat, báo cáo trong 4 tháng
đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 12,1 tỷ EURO, tăng
9%, trong khi đó nhập khẩu từ thị trường EU đạt 3,4 tỷ, tăng 30,7% so với cùng kỳ
năm 2020. Dù dịch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống của
người dân, song 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy xuất nhập khẩu Việt Nam với EU
đã tăng 13,1%.
2.3.2. Tình hình XK một số hàng nơng sản chính sang EU như sau:
Cà phê: Là nhóm hàng nơng sản có kim ngạch XK sang EU lớn nhất của Việt
Nam, chiếm 8,5% tổng KNNK của EU và gần 40% lượng cà phê XK của Việt Nam.
Giá trị XK cà phê XK sang EU dao động từ 1,0 - 1,5 tỉ USD/năm giai đoạn 2016 2020. Cà phê XK sang EU chủ yếu là cà phê nguyên liệu, chiếm hơn 90% tổng giá
trị XK.

17


Hạt tiêu: Kim ngạch NK của EU từ Việt Nam khoảng 40 nghìn tấn mỗi năm,
chiếm 23% tổng lượng XK của Việt Nam và đáp ứng 53% nhu cầu của EU. Việt
Nam XK chủ yếu là tiêu hạt (chiếm 90% tổng lượng XK) và chỉ 10% tiêu đã qua chế
biến. Tuy nhiên, giá trị XK hạt tiêu có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2016 2020, từ mức 241,6 triệu USD năm 2016 còn 97,8 triệu USD vào năm 2020. Sự sụt

giảm này chủ yếu là do giá giảm, mặc dù lượng XK tăng.
Hạt điều: EU hiện nay là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam, chiếm
trên 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Kim ngạch XK hạt điều khá ổn định
trong khoảng từ 700 - 900 triệu USD/năm. Năm 2020, KNXK đạt 112 tấn, tương
đương 789 triệu USD, tăng 5,76% về lượng nhưng giảm 4,19% về giá trị so với năm
2019. Các quốc gia NK chính của VN là Hà Lan, Đức, Pháp.
Rau quả: EU là thị trường XK lớn thứ tư của Việt Nam nhưng rau quả của
Việt Nam cũng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ (khoảng 1%) so với nhu cầu NK rau quả
của EU. Rau quả Việt Nam chủ yếu XK sang EU ở dạng tươi và sơ chế. Trái cây là
nhóm sản phẩm có kim ngạch cao XK nhất. Các mặt hàng chủ lực gồm: dứa, thanh
long, chôm chôm và xoài. Năm 2020, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đạt 876,2
triệu USD, giảm 3,8% so với 2019.
Gạo: Gạo của Việt Nam đã thâm nhập được vào toàn bộ thị trường EU. Tuy
nhiên, XK gạo sang EU chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,7%) trong tổng kim ngạch XKNS
của Việt Nam sang EU. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang EU 66 nghìn tấn gạo,
kim ngạch đạt 43,4 triệu Euro; trong khi EU NK tổng cộng khoảng 2,3 triệu tấn gạo,
kim ngạch đạt 1,4 tỷ Euro. So với các nước ASEAN, XK gạo của Việt Nam vào EU
chỉ bằng 1/6 so với Thái Lan, bằng 1/10 Myamnar và bằng 1/4 Campuchia.

18


Chè: EU-27 là thị trường NK chè lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, EU vẫn
chỉ là thị trường tiềm năng và quan trọng của ngành Chè Việt Nam, bởi nhu cầu NK
chè của EU-27 rất lớn, nhưng tỷ trọng NK từ Việt Nam vẫn cịn rất thấp.
Bên cạnh đó, năm 2021 được coi dấu mốc quan trọng của hàng nông sản Việt
Nam khi các loại trái cây như vải, nhãn tươi, được XK trực tiếp sang một số nước
EU bởi các DN Việt Nam sau khi được hỗ trợ kết nối, giới thiệu với các công ty NK.
Việc phân phối quả vải tươi không chỉ trong hệ thống cửa hàng, siêu thị châu Á mà
đã chính thức thâm nhập vào các chuỗi siêu thị thực phẩm tại EU.

Tuy nhiên về mặt chất lượng sản phẩm XK thì chưa đồng đều, chưa có tính ổn
định, trong khi u cầu các nước NK ngày càng cao, nhất là các yêu cầu về VSATTP,
truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, tỷ lệ sản phẩm nơng sản Việt Nam có thương hiệu cịn
ít, từ đó làm giảm sức cạnh tranh và hạn chế sự tham gia sâu vào các hệ thống phân
phối bán lẻ các nước NK. Vì vậy mà trên thực tế, có nhiều DN Việt Nam XK nông
sản vào thị trường EU nhưng bị trả hàng về do thiếu thông tin về thị trường XK, hoặc
việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm DN làm mang tính đối phó, khi hàng khơng đạt
u cầu thì khơng truy ra được lỗi ở khâu nào để xử lý.
EU cũng đã đưa ra cảnh báo đối với 2 sản phẩm XK của Việt Nam do chứa
chất cấm hoặc vượt dư lượng cho phép, vi phạm các quy định về an tồn thực phẩm
trong tháng 9/2021. Đó là sản phẩm đùi ếch đông lạnh của một DN ở tỉnh Tiền Giang
và quả bưởi của một DN ở tỉnh Bạc Liêu. Văn phịng thơng báo và điểm hỏi đáp quốc
gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS) đề nghị Cục Quản
lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo rà soát, kiểm
tra, yêu cầu các nhà sản xuất có sản phẩm nêu trên rà soát các khâu trong chuỗi quản
lý để xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Trước đó, tháng 8/2021, EU

19


cũng đưa ra cảnh báo đối với sản phẩm mì khơ vị bị gà và mì tơm Hảo Hảo chua cay
do chứa chất ethylene oxide.
Nhận xét chung về tình hình XKNS sang EU: mặc dù Việt Nam đã XKNS
sang hầu hết các nước EU nhưng thị phần nông sản Việt Nam trên thị trường EU cịn
rất nhỏ, hàng nơng sản XK chủ yếu dưới dạng thô, cạnh tranh về giá ở phân khúc
thấp. Các nhóm hàng nơng sản XK sang EU tập trung vào 3 nhóm cà phê, trái cây và
hạt tiêu. Thực tế này cho thấy, Việt Nam chưa khai thác được tối ưu những lợi thế
để XK sang thị trường EU.
2.4. Đánh giá
2.4.1. Thành tựu của xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU

- Nông sản trong nước phát triển là cơ sở cho việc xuất khẩu hàng hóa sang
các nước, trong đó có EU là thị trường tiềm năng và hướng phát triển của sản xuất
nông sản: Mặc dù kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa, nhưng ngành nơng nghiệp vẫn luôn là thế mạnh của nước ta và là cơ sở để phát
triển những ngành công nghiệp chế biến, nên phát triển ngành nông nghiệp luôn nhận
được nhiều sự quan tâm của các ban, bộ, ngành và doanh nghiệp. Vượt qua những
khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh covid-19 mang lại, nền
nông nghiệp Việt Nam vẫn có nhiều điểm khởi sắc và phát triển.
Năm 2021 sản xuất nơng nghiệp có mức tăng trưởng tương đối tốt, tháng 5 giá trị
xuất khẩu nhóm nơng sản chính ước đạt 1,75 tỷ USD, lũy kế 5 tháng đầu năm 2021,
xuất khẩu nhóm nơng sản chính ước đạt 7,78 tỷ USD, tăng 13,0%. Sản xuất nông sản
ở nước ta ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp trong
và ngoài nước, đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành đó là tăng dần
tỷ trọng nơng sản chế biến, áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ vào trồng trọt sản
20


xuất, để ngày càng tăng chất lượng hàng hóa và giá trị hàng nông sản. Nhờ chú trọng
đầu tư chế biến sau thu hoạch, giá trị sản phẩm đã được nâng cao, tốc độ tăng trưởng
giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 5-7%/năm. Nhờ đó,
kim ngạch xuất khẩu nơng sản tăng mạnh, bình qn tăng khoảng 8-10%/năm.
Hiện nay, cả nước đã hình thành và tương đối phát triển hệ thống công nghiệp chế
biến, bảo quản nông sản với trên 7.500 cơ sở quy mô lớn và hàng vạn cơ sở chế biến
nông sản nhỏ, lẻ. Tỷ lệ nông sản chế biến xuất khẩu chiếm tới 45% tổng kim ngạch
xuất khẩu nông sản; Về khoa học công nghệ, hiện nay nhiều khâu sản xuất nông
nghiệp có mức độ cơ giới hóa cao như ở khâu làm đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và Đồng bằng sông Hồng đạt 100%, thu hoạch lúa đạt trên 90%; Khâu chăm
sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật cây hằng năm đạt trên 70%. Do được chú trọng theo
hướng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng sản xuất nông sản và sản phẩm đã
chế biến, nên các mặt hàng nơng sản có mức tăng trưởng tương đối tốt như là: rau

quả đạt 15,1%/năm, điều nhân đạt 5%/năm, gạo đạt 8,9%/năm, cao su đạt
11,3%/năm.
- Các tín hiệu tích cực của hàng nông sản xuất khẩu ở thị trường EU: Xuất
khẩu cà phê sang EU cũng đang khởi sắc trở lại, trong đó, trong 5 tháng đầu năm
2021, bên cạnh thị trường Mỹ thì Đức và Italia là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất
của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14% và 7,6%. EU cũng là thị trường lớn thứ 2
tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, đạt 33.885 tấn, tương đương 173,17 triệu USD, chiếm
21% trong tổng lượng và chiếm 18,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của
cả nước. Về mặt hàng rau quả, ngoài các loại trái cây đã được xuất khẩu nhiều năm,
trong tháng 6 năm 2021 vừa qua lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu vào Cộng Hòa Séc,
Pháp và dự kiến sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trong EU. Đây là lơ hàng
vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc Itrace247 được nhập khẩu chính
ngạch, người tiêu dùng ở Châu Âu có thể ngay lập tức tiếp cận tồn bộ lịch trình chi
21


tiết q trình chăm sóc, thu hoạch, đóng gói theo tiêu chuẩn Global GAP. Việc này
có ý nghĩa “khai thơng” vơ cùng quan trọng cho xuất khẩu trái vải nói riêng và là
hướng đi chung việc phát triển xuất khẩu nơng sản của tất cả mặt hàng Việt Nam.
2.4.2. Khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu nông sản sang EU
Được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng sản xuất nơng nghiệp nhưng
XKNS của Việt Nam nói chung và XKNS vào EU nói riêng vẫn chỉ đạt được những
kết quả còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng XKNS của Việt Nam và nhu
cầu NK của EU. Kết quả này xuất phát từ việc XKNS của Việt Nam hiện nay vẫn
gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn này đến từ nội tại ngành Nơng nghiệp Việt
Nam, các doanh nghiệp XKNS, chính sách của Nhà nước cũng như từ những nguyên
nhân từ bên ngoài.
Thứ nhất, hàng nông sản XK chưa đạt được sự đồng nhất về chất lượng, tiêu
chuẩn kỹ thuật trong từng lô hàng, chưa đảm bảo các điều kiện về truy xuất nguồn
gốc. Vì vậy, nhiều mặt hàng nơng sản của Việt Nam không đáp ứng được các yêu

cầu của thị trường EU, không xâm nhập được vào thị trường này hoặc vào được thị
trường xong bị trả lại. Nguyên nhân của thực trạng này trước hết xuất phát từ nội tại
của ngành Nông nghiệp Việt Nam chưa chú trọng khai thác lợi thế để đáp ứng các
tiêu chuẩn khi XK sang EU. Sản xuất nơng nghiệp vẫn mang tính chất manh mún,
nhỏ lẻ, nguồn lực dành cho sản xuất NSXK (vốn, lao động, đất đai) cịn hạn chế.
Người nơng dân chưa am hiểu sâu về các kỹ thuật tiến bộ để nâng cao nâng suất và
chất lượng sản phẩm, cũng như chưa tiếp cận nhiều với công nghệ trong việc xây
dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Mối liên kết giữa người nông dân với
các nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước cịn lỏng lẻo.
Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần phải khắc phục tình trạng manh
mún, nhỏ lẻ trong sản xuất NSXK, đầu tư nguồn lực để phát triển sản xuất nông
22


nghiệp, nâng cao trình độ của người nơng dân và tăng cường liên kết chuỗi trong sản
xuất và XK nông sản. Đồng thời, để tăng tính đồng nhất của sản phẩm, nâng cao giá
trị XK, Việt Nam cũng cần phải mở rộng và đẩy nhanh q trình hiện đại hóa khâu
chế biến các loại sản phẩm nơng sản.
Thứ hai, khó khăn từ phía các DNXK trong việc tiếp cận thị trường nơng sản
EU. Ngay cả khi chúng ta đã có nơng sản để XK thì các DNXK cũng gặp khó khăn
khi XK sang EU do thiếu thông tin thị trường này. Nguyên nhân của thực trạng này
là do năng lực nội tại về vốn, con người,… của các DNXK còn thấp. Về phía Nhà
nước cũng chưa có tổ chức hỗ trợ thực chất và chưa có nhóm nghiên cứu riêng về thị
trường EU. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) sang thị trường
EU chưa mở rộng sang tất cả các nước thành viên và chưa đi sâu vào đối tượng thụ
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao năng lực của các DNXK, đồng thời
thúc đẩy các hoạt động XTTM đối với hàng nông sản tại thị trường này.
Thứ ba, XKNS gặp trở ngại từ phía EU. EU là một thị trường khó tính, địi hỏi
cao về chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm và các hàng rào kỹ thuật. Vì vậy, các
chính sách quản lý nông sản của EU nghiêm ngặt, đặc biệt các rào cản kỹ thuật của

EU với nông sản thực phẩm có xu hướng ngày càng khắt khe hơn,… (Bộ Cơng
Thương, 2020). Ngồi ra, EU cũng u cầu hàng nơng sản NK phải có nguồn gốc
xuất xứ đầy đủ. Hàng nông sản của Việt Nam thường bị cảnh cáo vì dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật. Vì thế, mặc dù EVFTA được thực thi với việc dỡ bỏ hầu hết các rào
cản thuế quan và hạn ngạch, hàng nông sản của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều
rào cản kỹ thuật để thâm nhập mạnh hơn vào thị trường này.
Để hàng nơng sản Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường EU, vấn đề
đặt ra là một mặt Việt Nam cần phát triển sản xuất hàng nông sản XK chú trọng gắn
liền với tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực theo tiêu chuẩn khắt khe của
23


EU ; mặt khác, ở góc độ quốc gia cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại, đàm
phán để tránh việc bị EU áp các rào cản kỹ thuật khơng hợp lý. Bên cạnh đó, người
nơng dân và doanh nghiệp phải đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc vào từng khâu
trong q trình sản xuất NSXK.
Ngồi ra, XKNS của Việt Nam cịn gặp khó khăn do chi phí logictics trong
XK nói chung và XKNS nói riêng cịn cao và chịu cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc
gia trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Braxin,...
2.4.3. Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
sang thị trường EU
Trước khi EVFTA có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào EU đã được
hưởng mức thuế suất ưu đãi (GSP), nhưng vẫn ở mức khá cao (10 - 20%). Từ ngày
1/8/2020, khi EVFTA có hiệu lực, nơng sản VN có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu
với các mặt hàng chiến lược và có lợi thế nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan.
- Các mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều đều
có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
- Đối với sản phẩm chăn nuôi, thuế bằng 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực
với động vật sống, thịt lợn, thịt trâu bị đơng lạnh và lộ trình sau 5-7 năm đối với thịt
gia cầm và thịt gia súc qua chế biến.

- Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 17 dịng thuế rau
quả và chế phẩm rau quả (tương đương 5,94%); xóa bỏ tất cả các dịng thuế thuộc
nhóm sản phẩm này trong vịng từ 6-8 năm; khơng duy trì bất kỳ biện pháp hạn ngạch
nào với nhóm sản phẩm này.
- Cà phê xuất khẩu sang EU đang phải chịu thuế 7,5-11,5%, nhưng đã đạt 1,09
tỷ USD năm 2019 (chiếm 37,9% giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam). Ngay sau khi
24


EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu cà phê từ Việt Nam và EU sẽ được xóa bỏ hồn
tồn. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê
vào thị trường rất quan trọng này.
- Với mặt hàng gạo, năm 2019, Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang EU với giá
trị khiêm tốn là 10,7 triệu USD, bởi thuế suất mà EU đang áp lên gạo nhập khẩu từ
Việt Nam khá cao, cụ thể là thuế tuyệt đối 175 EUR/tấn với gạo xay xát, 65 EUR/tấn
với gạo tấm, 211 EUR/tấn với lúa. Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ giành cho
Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (thuế 0%) đối với gạo xay xát và gạo thơm, đồng
thời xóa bỏ thuế đối với gạo tấm trong 5 năm. Đây là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu
gạo sang EU trong thời gian tới, bởi khu vực này đang tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn
gạo/năm.
Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các mặt hàng nông sản của các
nước ở Châu Á (vì có nhiều mặt hàng tương đồng), đặt biệt với hai thị trường nông
sản lớn cuả Thái Lan và Trung Quốc, do chưa có hiệp định thương mại tự do với EU.
Sau đây là bảng các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU thời gian trước
và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực:
Mặt

Tháng 8 -

So với


7 tháng đầu So với 7

11 tháng

So với

hàng

11/2020

tháng 8 -

năm 2020

tháng

năm 2020

11 tháng

(Nghìn

11/2019

(Nghìn

năm

(Nghìn


năm

USD)

(%)

USD)

2019

USD)

2019

(%)



234.850

-13,5

675.923

-3,5

(%)

910.772


-6,3

phê

25


×