Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Giáo án ôn tập ngữ văn 8 thay cho các tiết kiểm tra, viết bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 74 trang )

Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

GIÁO ÁN CÁC TIẾT ÔN TẬP THAY CHO CÁC TIẾT KIỂM TRA KÌ 1
LỚP 8
Tiết
ƠN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện
thể loại, PTBĐ, nội dung, nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm trên.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về các tác phẩm đã học trên một số
phương diện cụ thể.
- Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác ôn tập để khắc sâu thêm kiến thức.
4. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo;
Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ
thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng: Năng lực ngơn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu
văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Soạn giáo án.
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu


- Chuẩn bị ảnh tranh ảnh minh hoạ cho bài học
2. Học sinh :
- Soạn bài .
- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
- Phát vấn, Thảo luận nhóm..
- Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, phân tích mẩu.
IV. .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

HOẠT ĐỘNG CỦA G V

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
GV đưa ra 1 số bức ảnh liên quan đên văn bản và cho HS gọi tên văn bản

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
GV hướng dẫn HS lập bảng hệ
HS hoàn thiện các nội I. Hệ thống kiến thức

thống lại kiến thức đã học.
dung theo bảng.
(GV có thể in sẵn bảng để HS
kẹp vào vở hoặc HS lập bảng
vào vở )
Tên văn
bản,
tác giả.
"Tơi đi
học"(1941)ThanhTịnh
(1911-1988)

Thể
loại.
Truyện
ngắn.

“Trong lịng Hồi kí
mẹ”- Trích
"Những
ngày thơ
ấu"-1938 Nguyên
Hồng (19181982)

Phương
thứcbiểu
đạt.
Tự sự kết
hợp miêu
tả,

biểu
cảm.
Tự sự kết
hợp miêu
tả và biểu
cảm.

Nội dung chủ yếu.

Những kỉ niệm trong
sáng về ngày đầu tiên
được đến trường đi
học.
- Nỗi cay đắng tủi cực
và tình yêu thương mẹ
mãnh liệt của bé Hồng
khi xa mẹ, khi được
nằm trong lòng mẹ.

Đặc sắc nghệ thuật.

Miêu tả diễn biến tâm
trạng nhân vật tinh tế,
nhẹ nhàng mà sâu sắc,
những hình ảnh so sánh
mới mẻ và gợi cảm.
Qua 2 tình huống, tg đã
miêu tả, biểu cảm làm
nổi bật diễn biến tâm
trạng phức tạp cùng thế

giới nội tâm phong phú
của bé Hồng.
- Những hình ảnh so
sánh, liên tưởng táo
bạo. Cảm xúc nồng


Trường THCS
Giáo viên:

“Tức nước
vỡ bờ” Trích "Tắt
đèn"- 1939
của Ngơ Tất
Tố(18931954)

Giáo án Ngữ Văn 8

Tiểu
thuyết

Lão HạcTruyện
1943. - Nam ngắn.
Cao (1915 ?1951)

Tự sự kết
hợp miêu
tả và biểu
cảm.


-Vạch trần bộ mặt tàn
ác, bất nhân của chế độ
thực dân nửa PK, tố
cáo chính sách thuế
khố vơ nhân đạo.
- Ca ngợi những phẩm
chất cao q và sức
mạnh quật khởi, tiềm
tàng, mạnh mẽ của chị
Dậu và cũng là của
người phụ nữ VN.

Tự sự xen Số phận đau thương và
miêu tả và phẩm chất cao quý của
biểu cảm. người nông dân cùng
khổ trong XHVN trước
CM T8.
- Thái độ trân trọng
của tác giả đối với họ.

nàn, mãnh liệt.
- Ngòi bút hiện thực,
khoẻ khoắn, giàu tinh
thần lạc quan.
- Xây dựng tình huống
truyện bất ngờ, có cao
trào và giải quyết hợp
lí.
- Xây dựng, miêu tả
nhân vật chủ yếu qua

ngơn ngữ, hành động,
trong thế tương phản
với nhân vật khác.
- Tài năng khắc hoạ
nhân vật rất cụ thể,
sống động, đặc biệt là
miêu tả và phân tích
diễn biến tâm lí của
một số nhân vật.
- Cách kể truyện mới
mẻ, linh hoạt. Ngôn
ngữ kc và miêu tả
người rất chân thực,
đậm đà chất nông thôn,
nông dân và triết lí
nhưng rất giản dị, tự
nhiên.


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

C. HOẠT ĐỘNG HDHS LUYỆN TẬP
GV phát phiếu học tập
HS làm đề vào vở
Rèn kĩ năng làm đề đọc hiểu
II. Luyện tập
GV chấm chữa bài

HS trình bày

ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ
dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ
tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và
ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong
cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lịng tơi, mấy người học trị cũ đến sắp
hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là
những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức
mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu khơng đứng lại càng đúng hơn nữa, hai


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá
một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo
nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”
( Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào các em đã được học? Tình hưống
của truyện đặc biệt ở điểm nào?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?
“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lịng tơi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng
dưới hiên rồi đi vào lớp”
Câu 4: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân

tích hình ảnh so sánh đó?

Gợi ý
Câu 1:
- Đoạn trích trên, trích trong văn bản “ Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.
- Tình hưống của truyện đặc biệt ở chỗ: Tự nhiên, nhẹ nhàng như cuộc sống hằng
ngày. Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại: cảnh cuối thu với lá vàng rụng,
với những đám mây bàng bạc trên khơng, với hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới
nón mẹ lần đầu tiên đến trường. Thế là quá khứ được đánh thức và bao kỉ niệm chợt
ùa về, náo nức, tưng bừng, rộn rã. Dưới ngòi bút Thanh Tịnh, tất cả hiện lên cụ thể,
sống động, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc dịu dàng, thiết tha.
Câu 2: Nội dung: Tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.
Câu 3: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lịng tơi( TN), mấy người học trò
cũ( CN) //đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp( VN)-> Câu đơn.
Câu 4: Hình ảnh so sánh trong đoạn :
"Cũng như tơi, mấy cậu học trị mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám
nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".
Gợi ý :
- Viết đúng quy cách đoạn văn, kiểu đoạn văn tuỳ chọn.
- Nội dung đảm bảo các ý cơ bản như sau :
+ Hình ảnh so sánh tinh tế, gợi cảm, vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi
cho người đọc nhiều liên tưởng: trẻ thơ còn bé bỏng, non nớt cũng như chim con, lần

đầu các em nhỏ đi học cũng như chim con tập bay. Đi học là đã lớn hơn, đã biết háo
hức, khát khao, biết bồi hồi lo lắng khi nghĩ đến chân trời học vấn mênh mông.
+ Cách miêu tả rất độc đáo và sinh động gợi hình ảnh và tâm trạng của các em
nhỏ lần đầu tới trường: các em nhỏ ngây thơ xinh xắn rất đáng yêu; khao khát được
học hành và mơ ước được biết những điều mới lạ; rất háo hức nhưng cũng rất bỡ ngỡ,
rụt rè, e sợ.
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2
.
Cho câu văn sau: Và cái lầm đó khơng những làm tơi hổ thẹn mà cịn tủi cực
nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện
ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
a. Đoạn văn được kể ở ngôi thứ mấy ? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngơi kể đó?
b. Câu văn trên sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật
đó?
c. Viết một đoạn văn theo lối TPH nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng. Chỉ
ra một trường từ vựng.

Gợi ý:
* a. Đoạn văn được kể ở ngôi thứ nhất
Tác dụng của việc sử dụng ngơi kể đó:
+ tạo điểm nhìn trần thuật, câu chuệ được kể chân thực


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

+ Làm rõ hơn chủ đề tác phẩm
+ Nhân vật dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ.

b. Câu văn sử dụng hình ảnh so sánh: Phải sống trong sự ghẻ lạnh của bà cô, bà luôn
cố ý gieo rắc và trong đầu Hồng những hoài nghi khiến Hồng khinh miệt mẹ. Nhưng
bằng một trái tim nhạy cảm, bằng lịng kính u mẹ, Hồng đã chiến thắng, bỏ mặc
ngồi tai những lời nói ác độc của bà cô. Hồng tin tưởng, chờ đợi mẹ sẽ về. Sự chờ
đợi, niềm khát khao ấy được tác giả thể hiện qua chi tiết, chú bé đuổi theo bóng người
trên xe kéo và hình ảnh so sánh sự thất vọng nếu người quay lại ấy không phải là mẹ
thì chẳng khác nào ảo ảnh của một dịng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện
ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Cách so sánh
nhấn mạnh vào nỗi hổ thẹn và tủi cực nếu như có sự nhầm lẫn.
c.HS tự viết đoạn
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 3
Cho đoạn trích sau:
“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện
chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên
mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như
cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau,
rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sịm.
Kết cục, anh chàng “hầu cận ơng lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này
túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
(SGK Ngữ văn 8 – tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng
tác của văn bản đó.
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản mà em vừa nêu.
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng hành động của chị Dậu trong đoạn trích
trên. Việc sử dụng các từ đó có tác dụng gì?
Câu 4: Viết đoạn tổng – phân – hợp từ 9 – 12 câu làm rõ nhận định: Chị Dậu tiêu
biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình u thương vừa có sức
phản kháng tiềm tàng, mạnh mẽ. Trong đoạn có sử dụng 1 thán từ (gạch chân và chú



Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

thích rõ).

Gợi ý:
Phần I
Câu 1 - Văn bản: Tức nước vỡ bờ
(1 điểm) - Tác giả: Ngơ Tất Tố
- Hồn cảnh sáng tác: năm 1939, trích trong tiểu thuyết Tắt đèn
Câu 2
Ý nghĩa nhan đề:
(1 điểm) - Nghĩa đen: chỉ hiện tượng tự nhiên khi nước quá nhiều sẽ làm cho
bờ ngăn nước bị vỡ
- Nghĩa bóng: nó chỉ một hành động phản kháng của con người do đã
quá sức chịu đựng
→ Nhan đề hợp lí, thể hiện q trình từ áp bức đến phản kháng của
chị Dậu
Câu 3 - Trường từ vựng hành động của chị Dậu: túm, ấn dúi, xô đẩy, nắm,
(1 điểm) giằng co, du đẩy, buông, vật, túm, lẳng
- Tác dụng:
 Thấy được sức mạnh của người nông dân
 Thấy được sức phản kháng tiềm tàng, mạnh mẽ
Câu 4
* Yêu cầu về hình thức: đủ dung lượng, diễn đạt trơi chảy,
(3 điểm) mạch lạc, khơng có lỗi sai chính tả và ngữ pháp
* Yêu cầu tiếng Việt: thán từ (phải gạch chân và chú thích

được)
* Yêu cầu về nội dung: cần đảm bảo các ý cơ bản sau
- Người phụ nữ giàu tình yêu thương: quan tâm, chăm lo cho chồng
 Hết lịng chăm sóc cho anh Dậu khi anh đau ốm
 Ra sức van xin, liều mạng với cai lệ để bảo vệ chồng
- Người phụ nữ có sức phản kháng tiềm tàng, mạnh mẽ
 Lúc đầu: van xin tha thiết, thái độ nhẫn nhịn, xưng hô “cháu –


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

ông” → người dưới cầu xin người bề trên
 Khi tên cai lệ đánh chị và xơng vào trói anh Dậu: chị đấu lí,
cảnh báo đanh thép, xưng hô “tôi – ông” tư thế ngang hàng
 Lời nói đầy thách thức, xưng hơ “bà – mày” với tư thế của kẻ
bề trên
 Đấu lực, đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng

ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 4
Đọc đoạn trích và thực hiên các yêu câù:
“ Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiến hậu lại .
Tôi vui vẻ bảo :
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tơi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác? ...
- Việc gì cịn phải chờ khi khác ? ... Khơng bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ
cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm ...
- Đã biết , nhưng tơi cịn muốn nhờ ơng một việc ...

Mặt lão nghiêm trang lại ...
- Việc gì thế , cụ ?
- Ơng giáo để tơi nói ... Nó hơi dài dịng một tí .
- Vâng , cụ nói .
- Nó thế này , ơng giáo ạ ! ”
( Trích Ngữ văn 8 , tập 1 - Nhà xuất bản Giáo dục )
Câu 1. Xác định thể loại và ngôi kể chuyện của văn bản có đoạn trích trên. Việc lựa
chọn ngơi kể chuyện này có tác dụng như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích trên lão Hạc muốn nhờ ơng giáo việc gì? Việc đó giúp em
hiểu gì về nhân vật này? (1,0 điểm)
Câu 3. Xác định từ ngữ thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích, gọi tên trường
từ vựng đó? (0,5 điểm)
Câu 4. Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao có nhiều phẩm
chất tốt đẹp. Hãy lựa chọn một phẩm chất em ấn tượng nhất và viết đoạn văn
khoảng 10 – 12 câu trình bày theo cách diễn dịch làm sáng tỏ phẩm chất ấy của
nhân vật. Đoạn văn có sử dụng trợ từ (chú thích rõ từ ngữ là trợ từ)


Trường THCS
Giáo viên:

Câu

Giáo án Ngữ Văn 8

Mục đích – Yêu cầu

Câu 1 - Thể loại: Truyện ngắn
- Ngôi kể: Ngôi thứ 1 (ông giáo)
- Tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện:

+ Là người gần gũi, chứng kiến toàn bộ cảnh đời của Lão Hạc => Câu chuyện
mang tính chủ quan, nhân vật bộc lộ trực tiếp tư tưởng tình cảm, cảm xúc
(Hs nêu được 2 ý trở lên cho điểm tối đa)
Câu 2 * Lão Hạc muốn nhờ ông giáo:
- Thứ nhất: Nhờ ông giáo cho lão gửi ba sào vườn của con trai lão
- Thứ hai: Gửi ông giáo 30 đồng bạc nhờ lo ma chay hộ, cịn thiếu đâu thì nhờ
hàng xóm
=> Phẩm chất lão Hạc: tự trọng, giàu tình yêu thương con
Câu 3 - Hs xác định đúng từ ngữ (0,25đ), tên trường từ vựng (0,25đ)
+ Ví dụ: Trường hoạt động: nói, cười, bảo, ngồi,…


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

Câu 4 *Hình thức: (1,0 điểm)
+ Cách trình bày: Đoạn văn diễn dịch, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khơng mắc
lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
+ Số câu: khoảng 10 – 12 câu
+ Yêu cầu Tiếng Việt: Chỉ rõ trợ từ (không chú thích khơng cho điểm)
* Nội dung: (2,5 điểm)
- Làm rõ một phẩm chất của lão Hạc trong truyện ngắn:
+ Nêu được phẩm chất nhân vật
+ Phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ phẩm chất
+ Đánh giá nghệ thuật khắc họa phẩm chất nhân vật
+ Bày tỏ cảm xúc về nhân vật
D. HOẠT ĐỘNG LIÊN HỆ - VẬN DỤNG
1. Gv đưa ra một số dề HS trao đỏi thảo luận và

văn NLXH từ các VB để viết đoạn NLXH
HS ứng dụng vào thực tế
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
TỪ CÁC VĂN BẢN ƠN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
Câu 1. Từ văn bản Tôi đi học, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy, ghi lại
những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2. Từ đoạn trích Trong lịng mẹ , em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Câu 3: Từ sự cảm thơng và sẻ chia những khó khăn của ông giáo với Lão Hạc, em
hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 1trang giấy nêu ý nghĩa của tình đồng cảm và
chia sẻ trong cuộc sống
2. vận dụng cao

Hs suy nghĩ cá nhân hoặc
theo nhóm và trả lời

Câu 1. So sánh và phân tích tâm trạng của nhân vật “tơi” ở 2 đ/v sau:
Đoạn 1:...Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tơi trường Mĩ Lí trong vừa xinh
xắn vừa oai nghiêm mhư cái đình làng Hồ ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong
những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lịng tơi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Đoạn 2: ...Một mùi hương lạ xơng lên trong lớp. Trơng hình gì treo trên tường
tơi cũng thấy lạ và hay hay. Tơi ngồi nhìn bàn ghế chỗ tơi ngồi rất cẩn thận rồi tự
nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tơi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tơi, một


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8


người bạn tôi chưa hề que biết, nhưng lịng tơi vẫn khơng cảm thấy sự xa lạ chút nào.
Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ q đến tơi cũng khơng dám tin có thật.
Gợi ý:
Đây là 2 đ.văn d.tả t.trạng của n.vật tôi ở 2 thời điểm khác nhau: Khi đứng
trước ngôi trường ở lần đầu tiên đi học và khi đã rời bàn tay mẹ, được ông đốc khuyên
nhủ, được thầy giáo trẻ tươi cười đón nhận rồi ngồi vào chỗ của mình trong lớp.
- Đ.văn 1 d.tả t.trạng mới lạ trước ngơi trường khơng phải mình thấy lần đầu.
Hơm nay, n.vật “tơi” c.thấy ngơi trường oai nghiêm, cao rộng cịn mình thật bé nhỏ
nên lo sợ vẩn vơ.
- Đ.văn 2 vẫn d.tả t.trạng ngỡ ngàng nhưng b.đầu đã cảm thấy ấm áp, quyến
luyến thật tự nhiên. Sau khi được ông đốc hiền từ khuyên nhủ, được thầy giáo trẻ tươi
cười đón nhận, chú bé khơng cịn cảm giác sợ hãi nữa. Từ đây mọi vật, người bạn ngồi
kề bên bỗng trở nên thân thuộc. Tình cảm quyến luyến x.hiện bất ngời mà rất tự nhiên.
=> Đ.văn 1, n.vật “tôi” bỗng cảm thấy lạ trước những điều tưởng chừng đã
quen. Ở đ.văn 2, n.vật “tôi” từ lo sợ vẩn vơ bỗng tự nhiên có cảm giác gần gũi, tin cậy
=> Qua 2 đ.văn này, ta thấy niềm vui trong trẻo, ấm áp của nhân vật “tôi” trong ngày
tựu trường đầu tiên được nhà văn Thanh Tịnh ghi lại rất chân thực.
IV.Rút kinh nghiệm: ................................................ ...........................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................

…………………………………………………………………………………………
…..
GỢI Ý ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TỪ CÁC VĂN BẢN
Câu 1. Từ văn bản Tôi đi học, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy, ghi
lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
Gợi ý:
- Hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, co dung lượng 100 chữ tương đương
với 10 dịng, khơng sai chính tả, chữ viết rõ ràng...
- Kĩ năng: Biết viết đoạn văn biểu cảm
- Nội dung: Ghi lại được những cảm xúc suy nghĩ của bản thân về vai trò của nhà

trường: Bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, cung cấp tri thức, chắp cánh ước mơ ....
cho thế hệ trẻ .
- Trường học là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm
để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Tài liệu Thu Nguyễn
- Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải
những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời.


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

- Thầy cơ cịn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người.
Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia
niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp.
- Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hồi bão của
những cơ cậu học trị.
- Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi
bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn.
Có thể nói, mái trường như ngơi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những
năm tháng học trò tươi đẹp.
Câu 2. Từ đoạn trích Trong lịng mẹ , em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
trình bày suy nghĩ của em về vai trị của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Gợi ý:
* Hình thức:
- Trình bày mạch lạc, hành văn trơi chảy, khơng mắc lỗi diễn đạt
- Dung lượng: Khoảng 2/3 trang giấy thi
(Trừ 0,5: ngn di ẵ trang, di quỏ 1 ẳ trang hoặc viết thành bài văn)
* Nội dung:

Hs trình bày được các nội dung
- Khái niệm gia đình: Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc, yêu thương, chăm
sóc.
- Vai trị và tầm quan trọng của gia đình:
+ Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên; là cái nôi giáo
dục nên nhâm phẩm, tính cách của con trẻ
+ Gia đình có nhiều mâu thuẫn, bất hòa khiến các thành viên dễ bị tổn thương và
mặc cảm
+ Con trẻ nếu khơng được gia đình bao bọc và dạy dỗ, sẽ dễ gục ngã trước khó
khăn, cám dỗ từ xã hội,…
- Biện pháp để có một mái ấm gia đình hạnh phúc:
Xây dựng khơng khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc và no đủ.


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

Mỗi gia đình phải biết cách giáo dục, quan tâm và chăm sóc con trẻ
- Liên hệ gia đình em
- Khẳng định vai trị của mái ấm và tình cảm gia đình
Câu 3: Từ sự cảm thơng và sẻ chia những khó khăn của ông giáo với Lão Hạc, em
hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 1trang giấy nêu ý nghĩa của tình đồng cảm và
chia sẻ trong cuộc sống
* Yêu cầu hình thức: Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn ( bắt đầu bằng chữ
cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), dung lượng 10 - 15
câu.
* Yêu cầu kĩ năng: Đoạn văn nghị luận các câu liên kết chặt chẽ, lô gic làm sáng vấn
đề.

* Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung sau:
Mở đoạn: Học sinh đưa dẫn vấn đề từ câu nói của nhà văn Nam Cao trong truyện Lão
Hạc để khẳng định đồng cảm và chia sẻ rất cần trong cuộc sống.
Thân đoạn:
- Giải thích đồng cảm và chia sẻ: Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng. Là sự đồng
cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác. Giúp đỡ họ khi họ khơng có khả
năng thực hiện
- Vai trị, ý nghĩa của tình u thương trong cuộc sống:
+ Tình u thương có ý nghĩa và sức mạnh lớn lao. Tình yêu thương đem đến cho con
người niềm vui, hạnh phúc, cao hơn là mang lại sự sống, sự cảm hố kì diệu, tiếp thêm
sức mạnh để con người vượt qua mọi thử thách, khó khăn. (Dẫn chứng)
+ Người cho đi tình yêu thương cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc trong lịng.
(Dẫn chứng)
+ Tình u thương làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, là lực hấp dẫn kéo gần con người lại
với nhau. Đáng sợ biết bao khi thế giới này chỉ có hận thù, chiến tranh.
- Bàn luận (Mở rộng):
+ Phê phán những kẻ sống ích kỉ, thơ ơ vơ cảm trước nỗi đau đồng loại
+ Tuy nhiên tình u thương khơng phải là thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ có được
khi con người có ý thức ni dưỡng, vun trồng.
+ Tình u thương cho đi phải trong sáng, khơng vụ lợi có thể nó mới có ý nghĩa.


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

+ Hãy biến yêu thương thành hành động, yêu thương đúng cách, không mù quáng...
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Sống yêu thương, trân trọng tình yêu thương
của người khác dành cho mình và cũng cần biết san sẻ tình yêu thương với mọi người.

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: tình u thương là thứ tình cảm khơng thể thiếu
trong cuộc sống của mỗi con n
Tiết
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố khắc sâu kiến thức về nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Rèn kĩ năng kể, tóm tắt VB, Có kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết đặc sắc của VB.
- Rèn kĩ năng viết đoạn theo lối cảm thụ.
2. Kỹ năng:
Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh
cuộc sống của các em.
3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc.
4. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng
lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và
truyền thông.
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn
bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Soạn giáo án.
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu
- Chuẩn bị ảnh tranh ảnh minh hoạ cho bài học
2. Học sinh :
- Soạn bài .
- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm


Trường THCS

Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
- Phát vấn, Thảo luận nhóm..
- Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, phân tích mẩu.
IV. .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
GV đưa ra 1 số bức ảnh liên quan đên văn bản và cho HS gọi tên văn bản

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
GV hướng dẫn HS lập bảng hệ
thống lại kiến thức đã học.
HS hoàn thiện các nội I. Hệ thống kiến thức
(GV có thể in sẵn bảng để HS kẹp dung theo bảng.
vào vở hoặc HS lập bảng vào vở )
T
T
1

Tác
phẩm

Cô bé
bán
diêm

Tác giả
An-đécxen
(18051875)

Thể loại

Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

Truyện
cổ tích
hiện đại

Niềm thương cảm sâu sắc
đối với những con người
bất hạnh, niềm tin của con
người và tấm lòng nhân ái
của nhà văn.

-Cách kể chuyện hấp
dẫn đan xen giữa mộng
tưởng và thực tế, sử
dụng hình ảnh tương
phản đối lập đặc sắc.
-Sự kết hợp chặt chẽ

giữa yếu tố kể, tả, biểu
cảm.


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

-Xây dựng tình huống
truyện độc đáo, hấp
dẫn phù hợp với tâm lí
trẻ thơ.
2

Đánh
nhau
với cối
xay gió

Xéc-vantéc
(15471616)

Tiểu
thuyết

3

Chiếc
lá cuối

cùng

O hen-ri
(18621910)

Truyện
ngắn

4

Hai
cây
phong

Ai-matốp
(19282008)

Truyện
ngắn

Sử dụng tiếng cười khơi
hài để diễu cợt cái hoang
tưởng, tầm thường đề cao
thực tế và sự cao thượng.
Ca ngợi tình bạn, tình
người đằm thắm, tha
thiết, thủy chung, trong
sáng nghệ thuật chân
chính phục vụ con người,
hãy yêu thương trân trọng

con người nhất là những
con người nghèo khổ.
Vẻ đẹp thân thuộc cao
quý của hai cây phong
gắn liền với tình thương
tha thiết của tác giả.

Sử dụng phép tương
phản trong xây dựng
nhân vật.
Xây dựng cốt truyện
đơn giản, giàu kịch tính,
kết cấu truyện tương
phản, tinh tế hai lần đảo
ngược kết thúc truyện
bất ngờ, ngôn ngữ kể
truyện giản dị nhẹ
nhàng và sâu sắc.
-Nhân vật kể chuyện kết
hợp với hai mạch kể,
gắn với hai đại từ nhân
xưng là tôi và chúng tôi.
-Phương thức biểu đạt
kết hợp với miêu tả,
nhân hóa cao độ.

C. HOẠT ĐỘNG HDHS LUYỆN TẬP
GV phát phiếu học tập
HS làm đề vào vở
Rèn kĩ năng làm đề đọc hiểu

II. Luyện tập


Trường THCS
Giáo viên:

GV chấm chữa bài

Giáo án Ngữ Văn 8

HS trình bày

ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1
“Sáng hơm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói
chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đơi má
hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm,
trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho
ấm!”, nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu em đã trơng thấy, nhất là cảnh huy
hồng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.”
(Ngữ văn 8 – tập 1)
1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ và thể loại của văn bản?
2. Tác giả của đoạn trích là ai? Tại sao người ta gọi những truyện ngắn của tác giả là
truyện cổ tích?
3*. Cơ bé bán diêm chết trong giá rét nhưng tác giả lại miêu tả em với “đôi má hồng
và đơi mơi đang mỉm cười.”. Điều đó có ý nghĩa gì?
4*. Khi chứng kiến cái chết của cơ bé vì sao những người xung quanh họ khơng thể
biết được “những điều kì diệu em đã trơng thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà
cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”? Qua chi tiết đó tác giả muốn gửi

gắm thơng điệp gì?
5. Viết một đoạn văn theo cách T-P-H (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về
cái chết của cơ bé bán diêm trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một
câu đặc biệt và một từ láy tượng hình. Gạch chân và chú thích.

Gợi ý
Câu 1. TP Cô bé bán diêm : truyện ngắn


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

Câu 2. Tác giả của đoạn trích là An – đéc – xen
Người ta gọi những truyện ngắn của tác giả là truyện cổ tích vì nó mang màu sắc cổ
tích, có những chi tiết kì ảo, kết thúc có hậu…
Câu 3: Cơ bé bán diêm chết trong giá rét nhưng tác giả lại miêu tả em với “đôi má
hồng và đôi môi đang mỉm cười.”. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Đối với người khác chết là hết, là một sự bất hạnh nhưng đối với cơ bé thì chết là một
niềm hạnh phúc bởi vì đó là cách duy nhất để giải thoát khỏi nơi khốn khỏ thực tại, là
cách duy nhất để em có thể đến được với bà, với quá khứ huy hồng và ngọt ngào êm
ái.
- Cơ bé ra đi trong sự siêu thốt, trong niềm vui sướng vơ bờ. Cơ đã chía tay với cuộc
đời một cách vui vẻ và mãn nguyện để được sống một cuộc đời khác, một thế giới
khác – một thế giới chỉ có tình u và niềm vui, niềm hạnh phúc.
=> tấm lịng nhân đạo của tác giả: cảm thông, thấu hiểu trẻ thơ; yêu thương trẻ thơ và
luôn mong muốn các em có một cuộc sống thật hạnh phúc; xót xa trước thân phận bất
hạnh…
Câu 4: Khi chứng kiến cái chết của cơ bé vì sao những người xung quanh họ khơng

thể biết được “những điều kì diệu em đã trơng thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà
cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”? Qua chi tiết đó tác giả muốn gửi
gắm thơng điệp gì?
- Bởi vì những người đó sống q thơ ơ, ích kỉ. Ngồi việc sử dụng cái đói, cái rét để
tạo sự ngăn cách của họ đối với em bé thì họ cịn xây dựng một bức tường hữu hình
hoặc vơ hình để tạo ra sự ngăn cách mới giữa họ và em. Họ khơng có quyền được nhìn
thấy, được tận hưởng những gì do mộng tưởng của em tạo ra bởi vì em thuộc về một
thế giới khác.
=> Nhà văn phê phán lối sống ích kỉ, co cụm, chỉ biết mình.
=> Mọi người hãy biết chia sẻ, yêu thương những con người bất hạnh đặc biệt là trẻ
em; hãy dành cho con trẻ những gì tốt đẹp nhất để các em được sống bình yên và hạnh
phúc.
Câu 5:
- Cái chết thương tâm, khơng đáng có khiến người đọc phải suy nghĩ, đớn đau…
- Cái chết là sự giải thoát cho em khỏi cảnh đói rét và cơ độc…
- Cái chết đó có sức tố cáo sâu sắc sự ác độc, vơ trách nhiệm của người cha
- Cái chết lên án sự thờ ơ, tàn nhẫn, ích kỉ, vơ nhân đạo của người đời trước một em bé bất
hạnh, khốn khổ.
=> thể hiện tấm lịng nhân đạo của tác giả: ơng đã miêu tả cái chết của em bé thật nhẹ
nhàng mà sâu sắc.
=> thông điệp: Mọi người hãy biết chia sẻ, yêu thương những con người bất hạnh đặc
biệt là trẻ em; hãy dành cho con trẻ những gì tốt đẹp nhất để các em được sống bình


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

yên và hạnh phúc.

ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2
. Đọc đoạn văn: “ .., em thân u ơi, em hãy nhìn ra ngồi của sổ, nhìn chiếc lá
thường xn cuối cùng trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ thấy nó
rung rinh hoặc lay động khi gió thổi khơng? Ồ, em thân u, đó chính là kiệt tác của
cụ Bơ - men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.
( Trích “ Chiếc lá cuối cùng”. O. Hen - ri. Sách Ngữ văn 8. Tập một)
1. a. Xác định các trợ từ, thán từ có trong đoạn. Nêu rõ tác dụng của các từ đó.
b. Giải thích nghĩa của từ “ kiệt tác”? Và giải thích thật ngắn gọn: Tại sao Xiu lại
gọi chiếc lá mà cụ Bơ - men vẽ vào cái đêm mưa gió đó là “ kiệt tác của cụ Bơ men”?
2. Kết thúc bài viết “ Giá trị của lòng nhân ái trong cuộc sống hiện đại ”, một sinh
viên có bình luận: “ Nhà thơ Tố Hữu đã từng cảm thán mà thốt lên rằng:
“ Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau” khi ơng nhận ra chính tình
u thương chân thành giữa con người với con người khiến cuộc sống vốn dĩ đã đẹp
đẽ lại càng trở tốt đẹp và ý nghĩa hơn gấp trăm nghìn lần”.
a. Em có bằng lịng với vấn đề được đề cập tới trong bình luận trên khơng? Trình bày
ý kiến của em trong khoảng 10 - 12 câu văn.
b. Trong đoạn, gạch chân một câu văn có sử dụng phép nói quá hoặc nói giảm, nói
tránh.

Gợi
*1. a. - trợ từ: chính: nhấn mạnh thêm cho đối tượng CN “ cụ Bơ - men”
- thán từ:
+ ơi: gọi đáp/sự thân thiết, gần gũi, gây sự chú ý trước khi thơng báo thơng tin
chính


Trường THCS
Giáo viên:


Giáo án Ngữ Văn 8

+ồ : làm rõ cảm xúc ngạc nhiên của nhân vật
=> Câu văn trở nên rõ nghĩa, có giá trị biểu cảm,....
b. - Giải thích nghĩa của từ “ kiệt tác”: tác phẩm nghệ thuật có giá trị đặc sắc,.......
( Hs giải thích đúng là được)
- Vì đó là chiếc lá đẹp, sinh động, được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt bằng tất cả tài
năng, tình yêu thương của cụ Bơ- men nhằm cứu sống,lấy lại niềm tin vào cuộc sống
cho Giôn – xi,.....( hoặc Hs lý giải theo cách hiểu riêng, đúng là được) (1đ)
2. Viết đoạn nghị luận xã hội:
a. Hình thức: - Đúng hình thức đoạn, đủ số câu, đúng phương thức NLXH (0.5đ)
b. T.Việt: - Xác định/ gọi tên câu ghép, thành phần thán từ ( 0.5đx2)
c. Nội dung: - Giải thích khái niệm: Tình u thương giữa con người với con người. (
0.5đ)
- Nêu được biểu hiện cụ thể của tình yêu thương giữa con người với con
người, nguyên nhân, tác dụng to lớn của tình u thương đó (1đ)
- Nêu được biểu hiện cụ thể của việc không có tình thương u con người
trong cuộc sống, ngun nhân, hậu quả tai hại của lối sống vơ tâm, ích kỷ (0.5đ)
- Liên hệ thực tế, nêu được biện pháp giải quyết hợp lý. (0.5đ)
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 3
“ Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả
đêm,…vẫn cịn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá
cuối cung ở trên cây. Ở gần cuống lá cịn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình
răng cưa đã nhốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám trên cành cách
mặt đất chừng hai mươi bộ.”
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác phẩm đó thuộc thể loại gì?
b.Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm mà em vừa nêu
c. Câu văn in đậm trong đoạn văn trên sử dụng phép tu từ gì? Nếu tác dụng của phép tu
từ đó.
d. Từ “ơ kìa!” trong đoạn trích trên thuộc từ loại gì? Nếu lược bỏ từ đó đi thì sắc thái

biểu cảm của câu văn có bị ảnh hưởng không?
Gợi ý
a. TP Chiếc lá cuối cùng, thể loại: truyện ngắn
b. HS tự tả lời
c. Phép nhân hóa
d. “Ơ kìa” là Thán từ
Nếu lược bỏ sẽ làm ảnh hưởng đến sắc thái biểu cảm vì khơng thể hiện được sự ngạc


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

nhiên, ngỡ ngàng của nhân vật
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 4
Cho đoạn trích:
“…Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lịng trơng
thấy ngay được, nhưng tơi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn
rõ.
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng
nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong
sinh đơi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!
Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây
ngất”.
1. Những câu văn trên được rút từ văn bản nào, thuộc tác phẩm nào? Của ai?
2. Tìm một câu ghép trong đoạn trích trên và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế
của câu ghép mà em vừa xác định.
3. Theo em, tại sao mỗi lần “từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu”, nhân vật
“tơi” lại “Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong”?

4. Một số tác phẩm văn học nước ngoài mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 8
cũng có những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng góp phần làm nên giá trị của tác
phẩm như hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích trên. Hãy chỉ ra một hình ảnh như
vậy và nêu tác giả, tác phẩm. Nêu ngắn gọn ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đó.

Gợi ý
Câu
Đáp án
1
Đoạn trích: Hai cây phong
Tác phẩm: Người thầy đầu tiên


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

Tác giả: Aimantop
2

3

HS xác định được câu ghép
Chỉ ra được mối quan hệ giữa các vế của câu ghép
VD: Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lịng trơng
thấy ngay được, nhưng tơi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng
nhìn rõ.

Quan hệ tương phản



HS cơ bản làm rõ các ý sau:
- Hai cây phong tượng trưng cho những gì đẹp đẽ nhất của tuổi thơ…

4

- Hai cây phong gắn với hình ảnh thầy Đuy-sen (hình ảnh, tấm lịng…)
HS:
- Liệt kê được hình ảnh giàu ý nghĩa mang tính biểu tượng
- Nêu xuất xứ của chi tiết đó (tác giả - tác phẩm)
- Nêu ý nghĩa của chi tiết mà HS lựa chọn
VD: Chi tiết Ngọn lửa diêm (Cô bé bán diêm – Anđécsen) -> tượng trưng
cho những khát khao, mơ ước của em bé …
Chi tiết chiếc lá (Chiếc lá cuối cùng – Ơ Henri) -> tượng trưng cho lịng
nhân hậu, tình u thương, sự hy sinh …

D. HOẠT ĐỘNG LIÊN HỆ - VẬN DỤNG
1. Gv đưa ra một số dề văn HS trao đỏi thảo luận và
NLXH từ các VB để HS ứng viết đoạn NLXH
dụng vào thực tế
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TỪ CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Câu 1: Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng được coi là bức thông điệp màu xanh về tình yêu
thương. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn dài khoảng 2/3 trang giấy thi
trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người trong cuộc sống
Câu 2: Từ suy nghĩ của nhân vật tôi trong truyện Hai cây phong về những kỉ niệm tuổi
thơ êm đẹp gắn với những người bạn, em hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoàn 2/3 trang
giấy nêu suy nghic của em về Tình bạn đẹp trong cuộc sống
2. vận dụng cao


Hs suy nghĩ cá nhân hoặc


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

theo nhóm và trả lời
.
Viết đoạn văn có độ dài từ 20 đến 25 dịng trình bày ý kiến của em về câu hỏi sau:
Có thật cần đến đoạn kết truyện như của tác giả An-đéc-xen (đoạn trích “Cơ bé bán diêm”)
khơng? Nếu kết thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì có làm giảm cái hay của truyện
khơng? Vì sao?
GỢI Ý
1.u cầu về kĩ năng:
Hiểu đề bài, trình bày bằng một đoạn văn chặt chẽ rõ ràng, lập luận chắc chắn, có sức
thuyết phục. Diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.
2.u cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày bằng những trình tự khác nhau, nhưng phải thể hiện được sự
suy ngẫm cơ bản sau đây:
-Với tấm lòng nhân ái của nhà văn, thì đoạn kết truyện được coi là rất cần thiết. Nếu kết
thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giảm đi (0,25 điểm)
- Người đọc không thấy được sự đối lập giữa một bên là hình ảnh cơ bé bán diêm ngây
thơ, hồn nhiên đẹp đẽ như tiên đồng ngọc nữ với một bên gió lạnh của ngày đầu năm. Và
người đọc cũng không thấy được sự đối lập giữa một bên là thái độ lạnh lùng thờ ơ của
mọi người khi chứng kiến cảnh thương tâm này (cô bé rất cơ đơn: mồ cơi bố nghiệt ngã,
vơ tình) (0,5 điểm)
- Đoạn kết của truyện đã phơi bày cả một xã hội vơ tình, lạnh lùng trước cái chết của
một đứa trẻ nghèo mô côi (0,25 điểm)

-Đoạn kết truyện cịn cho thấy cái nhìn đầy cảm thơng cùng tấm lòng nhân hậu và lãng
mạn của tác giả viết lại câu chuyện thương tâm này khiến người đọc bớt đi cảm giác bi
thương để đưa tiễn cô bé lên trời với niềm vui, hy vọng chợt bùng, lóe sáng sau những
lần đánh diêm (0,5 điểm)
- Cái hay của đoạn kết: người đọc chứng kiến cả xã hội Đan Mạch đương thời tàn nhẫn
thiếu tính thương từ đó lên án, cho thấy tấm lòng nhân ái của nhà văn
IV.Rút kinh nghiệm: ................................................ ............................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................

GỢI Ý ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TỪ CÁC VĂN BẢN
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Câu 1: Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng được coi là bức thông điệp màu xanh về tình
yêu thương. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn dài khoảng 2/3 trang giấy
thi trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người trong cuộc sống (2 điểm)
* Yêu cầu về hình thức


Trường THCS
Giáo viên:

Giáo án Ngữ Văn 8

- Học sinh trình bày thành một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 giấy thi
- Diễn đạt tốt, lập luận rõ ràng, đúng vấn đề u cầu, khơng sai lỗi chính tả giáo viên
cho điểm tối đa. Tùy mức độ bài làm của học sinh giáo viên cho điểm
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhưng cơ bản đề cập
được các ý cơ bản sau:
+ Giải thích được thế nào là tình u
+ Nêu biểu hiện của tình u thương
+ Bàn luận về vai trị của tình yêu thương

+ Biết phê phán những biểu hiện trái ngược với tình yêu thương
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động
Câu 2: Từ suy nghĩ của nhân vật tôi trong truyện Hai cây phong về những kỉ niệm tuổi
thơ êm đẹp gắn với những người bạn, em hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoàn 2/3 trang
giấy nêu suy nghic của em về Tình bạn đẹp trong cuộc sống
Gợi ý
Mở đoạn: Trong đời sống tinh thần của con người, tình cảm là một tình cảm vơ cùng
thiêng liêng và có được một tình bạn đẹp là niềm hạnh phúc.
Thân đoạn
- Giải thích :Thế nào là một tình bạn đẹp:
+ Là tình bạn chân thành, trong sáng, vơ tư và đầy tin tưởng.
+ Tình bạn trong sáng khơng chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị.
Cũng không phải xuê xoa, bao che, bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau.
- Biểu hiện (dẫn chứng) về tình bạn đẹp
+ Có những tình bạn đẹp đẽ đã lưu danh muôn thủa: Bá Nha-Tử Kì, Lưu Bình-Dương
Lễ, Nguyễn Khuyến-Dương Khuê,…
+ Trên thế giới: tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen
- Giá trị (ý nghĩa) của một tình bạn đẹp:
+ Sưởi ấm tâm hồn, ấm áp lịng người khi cơ đơn, giúp con người tìm thấy niềm vui,
thấy những ý nghĩa cao đẹp trong cuộc đời
+ Giúp nhau vượt qua những khó khăn, trở ngại, thử thách, những điều kiện khắc
nghiệt của cuộc sống


×