Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại trung tâm y tế huyện thông nông, cao bằng năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NÔI

BẾ THỊ HUẾ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
THÔNG NÔNG, CAO BẰNG NĂM 2019

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI, 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NÔI

BẾ THỊ HUẾ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
THÔNG NÔNG, CAO BẰNG NĂM 2019

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60 72 04 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thùy Dương
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Trung tâm y tế huyện Thông Nông
Thời gian thực hiện: Từ ngày 28/7/2020 đến ngày 28/11/2020


Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới : PGS.
TS. Nguyễn Thùy Dương - Phó trưởng bộ mơn Dược lực – Trường Đại học Dược
Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học;
Các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt là bộ môn Dược lý,
Dược lâm sàng đã dạy dỗ, tuyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Khoa Dược – Trang thiết bị - Vật
tư Y tế Trung tâm Y tế huyện Thơng Nơng đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè, gia
đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong q trình học tập.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Dược sỹ:

Bế Thị Huế


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN .............................................................................. 3

1.1. Đại cương về kháng sinh ............................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm về kháng sinh ......................................................................... 3
1.1.2. Phân loại kháng sinh ............................................................................... 3
1.1.3. Cơ chế tác dụng của kháng sinh .............................................................. 4
1.1.4. Sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn sản phụ khoa ........................... 6
1.2. Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện ....................................... 12
1.2.1. Nội dung chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện ..................... 12
1.2.2. Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện .......................................... 13
1.3. Vài nét về Trung tâm Y tế huyện Thông Nông ....................................... 15
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 1........................................................... 17
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2........................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu mục tiêu 1 ...................................................... 17
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2 .................................................... 19
2.3. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 24
3.1. Kết quả khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh tại Trung tâm Y tế huyện
Thông Nông trong giai đoạn từ 01/01/2017/ - 31/12/2019 ............................. 24
3.1.1. Đặc điểm và xu hướng tiêu thụ kháng sinh........................................... 24


3.1.2. Tình hình tiêu thụ kháng sinh tại các khoa phòng ................................ 25
3.1.3. Xu hướng tiêu thụ kháng sinh của khoa CSSKSS ................................ 27
3.2. Phân tích đặc điểm sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Y tế huyện Thông
Nông trong năm 2019...................................................................................... 29
3.2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ........................ 31
3.2.2. Phân tích đặc điểm sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Y tế huyện
Thông Nông trong năm 2019 .......................................................................... 33

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN............................................................................ 38
4.1. Tình hình tiêu thụ kháng sinh từ năm 2017 đến năm 2019 tại Trung tâm
Y tế huyện Thông Nông, Cao Bằng ................................................................ 38
4.1.1. Về đặc điểm và xu hướng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện ................ 38
4.1.2. Về đặc điểm tiêu thụ kháng sinh tại các khoa phòng ............................ 39
4.1.3. Về xu hướng tiêu thụ kháng sinh của khoa CSSKSS ........................... 39
4.2. Đặc điểm sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Y tế huyện Thông Nông
trong năm 2019................................................................................................ 40
4.2.1. Về đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................... 40
4.2.2. Về đặc điểm sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Y tế huyện Thông Nông
trong năm 2019................................................................................................ 41
CHƯƠNG V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ASHP

American Society of Health-System Pharmacists - Hội Dược
sĩ bệnh viện Hoa Kỳ

ACOG

Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ

BMI

Chỉ số khối cơ thể


C1G

Cephalosporin thế hệ 1

C2G

Cephalosporin thế hệ 2

C3G

Cephalosporin thế hệ 3

ClCr

Độ thanh thải creatinin

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

DDD

Liều xác định trong ngày

ESBL

Men beta-lactamase phổ rộng

FDA


Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

HSBA

Hồ sơ bệnh án

IDSA

Hiệp hội các bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ

KSDP

Kháng sinh dự phòng

MRSA

Tụ cầu vàng kháng methicillin

NKVM

Nhiễm khuẩn vết mổ

TrTM

Truyền tĩnh mạch

TTM

Tiêm tĩnh mạch


TTYT

Trung tâm Y tế

SOGC

Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Canada

RCOG

Royal College of Obstetricians and Gynaecologists

VNMTC

Viêm nội mạc tử cung

WHO

World Health Organization

XN

Xét nghiệm

C. perfungeus

Clostridium perfungeus

C. seuclellii


Clostridium seuclellii


E. aerogenes

Enterobacter aerogenes

E. coli

Escherichia coli

P. vulgaris

Proteus vulgaris

S. aureus

Staphylococcus aureus

S. pyogenes

Streptococcus pyogenes


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học ..................................... 3
Bảng 1.2. Khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai ................................ 7
Bảng 2.1. Một số khuyến cáo sử dụng kháng sinh trong sản phụ khoa .......... 21
Bảng 2.2. Liều sử dụng của các thuốc theo dược thư Quốc gia ..................... 22

Bảng 3.1. Tình hình tiêu thụ kháng sinh trong tồn viện ................................ 24
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định Mann-Kendall xu hướng sử dụng .................... 28
Bảng 3.3. Đặc điểm về tuổi, thời gian điều trị trung bình, chức năng thận của
bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .................................................................... 31
Bảng 3.4: Lý do vào viện của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .................... 32
Bảng 3.5. Các loại xét nghiệm bệnh nhân được thực hiện ............................. 33
Bảng 3.6. Danh mục kháng sinh sử dụng tại khoa CSSKSS .......................... 34
Bảng 3.7 Chỉ định sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu ....................... 31
Bảng 3.8. Phác đồ kháng sinh được sử dụng tại khoa .................................... 35
Bảng 3.9. Liều dùng và đường của các kháng sinh ........................................ 36
Bảng 3.10. Tính phù hợp về liều dùng và khoảng cách liều của các loại kháng
sinh trong bệnh án nghiên cứu ........................................................................ 37
Bảng 3.11. Tình trạng bệnh nhân ra viện ........................................................ 37


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thu thập số liệu ...................................................... 19
Hình 3.1. Tình hình tiêu thụ kháng sinh tại các khoa phịng .......................... 26
Hình 3.2. Mức độ tiêu thụ các nhóm kháng sinh theo tháng tại khoa Chăm sóc
sức khỏe sinh sản............................................................................................. 28
Hình 3.3. Sơ đồ lựa chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 30


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay kháng sinh được sử dụng rộng rãi, kéo dài, chưa hợp lý nên tình trạng
kháng kháng sinh của các vi sinh vật ngày một tăng. Mức độ kháng thuốc ngày càng
trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều
trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng
đồng. Theo thống kê của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), ước tính
hàng năm có khoảng 25.000 trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn vi khuẩn đa kháng

thuốc và gánh nặng kinh tế của đề kháng kháng sinh lên đến 1,5 tỷ Euro mỗi năm
[45]. Còn tại Mỹ, một thực trạng đáng báo động hiện nay là các vi khuẩn đề kháng
tiếp tục gây nhiễm trùng cho 2 triệu bệnh nhân mỗi năm và dẫn tới 23.000 ca tử vong
mỗi năm [44]. Tại Việt Nam tỷ lệ các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh gia tăng báo
động. Trong số các nước thuộc mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc Châu
Á (ANSORP), Việt Nam có mức độ kháng penicilin cao nhất (71,4%), kháng
erythromycin (92,1%) với vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) [41].
Cũng theo số liệu báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện
ở Việt Nam, năm 2009 có 30 - 70% các vi khuẩn gram âm kháng với các kháng sinh
cephalosporin thế hệ 3 và 4 (C3G và C4G), xấp xỉ 40 - 60% kháng với các kháng
sinh nhóm aminoglycosid và fluoroquinolon [9]. Số liệu từ khoa dược tại 15 bệnh
viện cho thấy tổng kháng sinh sử dụng trung bình tại mỗi bệnh viện là 274,7 DDD
trên 100 ngày giường [10]. Mức độ sử dụng kháng sinh ở Việt Nam cao hơn xấp xỉ
năm lần so với số liệu được công bố từ Hà Lan và tổng kháng sinh sử dụng bình quân
được báo cáo từ 139 bệnh viện thuộc 30 quốc gia Châu Âu [10]. Việc kê đơn kháng
sinh tại nhiều cơ sở y tế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít quan tâm hoặc khơng có
điều kiện làm các xét nghiệm xác định vi khuẩn gây bệnh và đánh giá mức độ nhạy
cảm với kháng sinh (kháng sinh đồ). Thay vào đó, thầy thuốc thường có tâm lý chọn
kháng sinh phổ rộng, có tác dụng mạnh, nhất là kháng sinh mới hoặc phối hợp nhiều
loại kháng sinh để điều trị bao vây. Dẫn đến bệnh nhân thường xuyên được sử dụng
kháng sinh tại các cơ sở y tế và nhiều kháng sinh được chỉ định cho cả các bệnh không
do nhiễm khuẩn.

1


Trung tâm Y tế huyện Thông Nông của tỉnh Cao Bằng là một Bệnh viện tuyến
huyện hạng III. Bệnh nhân đến khám hầu hết đều là bà con dân tộc thiểu số sống tại
vùng núi sâu xa hẻo lánh đi lại khó khăn, nhận thức cịn nhiều hạn chế và thiệt thòi.
Các bệnh nhiễm khuẩn ngày càng gia tăng nên việc sử dụng thuốc kháng sinh tại đơn

vị cũng trở nên phổ biến, nhiều loại kháng sinh được đưa vào sử dụng. Tại đây, nhóm
thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều, chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị tiền thuốc của
Trung tâm Y tế huyện Thông Nông trong năm 2019 với 37%[18] . Hiện nay chưa có
một đề tài nào nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trên địa bàn. Vì vậy
chúng tơi thực hiện đề tài: "Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Trung
tâm Y tế huyện thông Nông, Cao Bằng năm 2019" được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1.

Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh từ năm 2017 đến năm 2019 tại

Trung tâm Y tế huyện Thông Nông, Cao Bằng.
2.

Phân tích đặc điểm sử dụng kháng sinh tại khoa CSSKSS, Trung tâm Y

tế huyện Thông Nông trong năm 2019.

2


CHƯƠNG I.TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về kháng sinh
1.1.1. Khái niệm về kháng sinh
Kháng sinh được định nghĩa:
“Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances)
được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng
ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng
đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và
quinolon [6].
1.1.2. Phân loại kháng sinh

Dựa vào cấu trúc hóa học, kháng sinh được chia thành 9 nhóm như bảng 1.1[6].
Bảng 1.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học
TT
1

Tên nhóm
Beta-lactam

Phân nhóm
Các penicilin
Các cephalosporin
Các beta-lactam khác: carbapenem, monobactam

2
3
4
5

Aminoglycosid
Macrolid
Lincosamid
Phenicol

6

Tetracyclin

7

Peptid


8

9

Thế hệ 1
Thế hệ 2
Glycopeptid
Polypetid

Lipopeptid
Thế hệ 1
Quinolon
Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4
Các nhóm kháng sinh khác
Sulfonamid
Oxazolidinon
5-nitroimidazol

3


1.1.3. Cơ chế tác dụng của kháng sinh
Sau khi vào cơ thể, kháng sinh tới đích tác động sẽ phát huy tác dụng bằng
cách kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn đặc biệt là có hiệu quả ở các vi
khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh bằng cách [6]:
-

Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn;


-

Gây rồi loạn chức năng màng bào tương đặc biệt là chức năng thẩm thấu

chọn lọc, làm cho các thành phần (ion) bên trong tế bào bị thoát ra ngồi. Ví dụ:
polymicin;
-

Ức chế sinh tổng hợp protein;

-

Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic.

1.1.4. Nguyên tăc sử dụng kháng sinh
1.1.4.1. Lựa chọn kháng sinh và liều lượng
Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây
bệnh. Yếu tố liên quan đến người người bệnh cần xem xét bao gồm: tuổi, tiền sử dụng
ứng dụng thuốc, chức năng gan, thận, trạng thái suy giảm miễn dịch, mức độ nặng
của bệnh, bệnh mắc kèm theo, cơ địa ứng dụng... Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy
cảm với kháng sinh của vi khuẩn.
Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng,
chức năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh[6],[3].
1.1.4.2. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm
Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn học
do khơng có điều kiện ni cấy vi khuẩn (do khơng có phịng xét nghiệm vi sinh,
khơng thể lấy được bệnh phẩm), hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng
có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.
Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có phổ
hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy hiểm có

thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn.
Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của vi khuẩn tại
địa phương để lựa chọn được kháng sinh phù hợp [6],[3].

4


1.1.4.3. Sử dụng kháng sinh khi co bằng chứng vi khuẩn học
1.1.4.4. Lựa chọn đường dùng thuốc
Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an tồn và giá thành
rẻ. Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít bị ảnh hưởng bởi thức
ăn. Đường tiêm chi được dùng trong những trường hợp sau:
- Khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa bị ảnh hưởng (do bệnh lý đường
tiêu hố, khó nuốt, nôn nhiều...).
- Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường uống:
điều trị nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó thấm thuốc (viêm màng não, màng trong tim,
viêm xương khớp nặng...), nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển nhanh.
Tuy nhiên, cần xem xét chuyển ngay sang đường uống khi có thể [6],[3].
1.1.4.5. Độ dài của đợt điều trị
Độ dài điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và
sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường
đạt kết quả sau 7 – 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn
ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập (màng tim, màng não, xương - khớp..),
bệnh lao... thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn
chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục chưa biến chứng (khoảng
3 ngày, thậm chí một liều duy nhất).
Khơng nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác được
dụng khơng mong muốn và tăng chi phí điều trị [6],[3].
1.1.4.6. Sử dụng kháng sinh trên một số đối tượng đặc biệt
* Phụ nữ có thai

Một số nguyên tắc khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai [3],[13]:
- Chi kê đơn thuốc dùng trong thai kỳ nếu lợi ích cho mẹ lớn hơn nguy cơ cho
thai nhi.
- Tránh dùng tất cả các loại thuốc (nếu có thể) trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Nên dùng các loại thuốc đã sử dụng rộng rãi trong thai kỳ và có hiệu quả an
tồn. Khơng nên dùng các thuốc mới và chưa có báo cáo về độ an toàn trên thai.
- Nên dùng biện pháp đơn trị liệu bất kể khi nào có thể.

5


- Nên dùng với liều thấp nhất mà có tác dụng.
- Nên dùng các biện pháp điều trị không dùng thuốc.
* Phụ nữ cho con bú
Những nguyên tắc khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú [3]:
- Hạn chế tối đa dùng thuốc.
- Chọn thuốc an toàn cho trẻ bú mẹ, thuốc có tỷ lệ nồng độ sữa/huyết tương
thấp, thải trừ nhanh.
- Tránh dùng liều cao, nên dùng trong thời gian ngắn nhất và ngưng ngay khi
đạt hiệu quả.
- Thời điểm dùng thuốc nên chọn ngay sau khi cho trẻ bú xong.
- Nếu không được phép cho trẻ bú mẹ trong khi dùng thuốc, cần vắt sữa bỏ đi
và dùng sữa ngoài thay thế. Sau trẻ bú lại. khi ngừng thuốc cần lưu ý thêm thời gian
thích hợp (4 lần T1/2) rồi mới cho.
- Cân nhắc lợi ích/nguy cơ cho cả mẹ và con trước khi quyết định dùng thuốc.
1.1.5. Sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn sản phụ khoa
Kháng sinh được sử dụng trong sản phụ khoa với một số trường hợp như sau:
1.1.5.1. Sử dụng kháng sinh trong dự phòng sản khoa
* Khái niệm về KSDP: KSDP là sử dụng kháng sinh để phòng tránh nhiễm
khuẩn tại vị trí phẫu thuật. KSDP cũng có nghĩa là khác với việc sử dụng kháng sinh

để điều trị sớm các nhiễm khuẩn đã có [6].
KSDP được sử dụng cho các thủ thuật có nguy cơ rõ ràng sẽ nhiễm khuẩn. Và
chống chỉ định đối với các tổn thương bẩn, các bệnh nội khoa khơng được kiểm sốt,
các dập nát mơ không cắt lọc được tốt [6].
Nguyên lý của KSDP trong mổ lấy thai là làm giảm số lượng vi khuẩn hiện
diện tại thời điểm phẫu thuật về mức mà miễn dịch có thể vượt qua được. Các thủ
thuật sản khoa hay gặp thường ngày là: mổ lấy thai, đẻ thủ thuật, kiểm soát tử cung
bằng tay, vết rách tầng sinh môn…
* Các loại kháng sinh được khuyến cáo cho các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ
khoa:

6


Trường hợp mổ lấy thai cấp cứu có một số khuyến cáo trên thế giới và các
phác đồ tại các bệnh viện trong nước về sử dụng KSDP trong mổ lấy thai được trình
bày bảng 1.2.
Bảng 1.2. Khuyến cáo sử dụng KSDP trong mổ lấy thai
Khuyến cáo
ACOG (2011) [22]

ASHP (2013) [26]

Kháng sinh
Cefazolin lg (2g nêu BMI >30 hoặc cân nặng >100kg).
TTM trong vòng 60 phút trước lúc rạch da
Cefazolin 2g (3g nếu > 120kg)
Ampicillin + sulbactam 3g (ampicillin 2g/sulbactam
lg).TTM trong vòng 60 phút trước lúc rạch da. Thời
gian sử dụng KSDP < 24h.


The Sanford Guide To
Antimicrobial Therapy Cefazolin 2g, TTM trước rạch da
(2015) [25]
Bệnh viện Chợ Rẫy

Cefazolin

(2013) [2]
Bệnh viện Hùng
Vương
(2014) [3]

Bộ Y tế (2015) [6]
Bệnh viện Từ Dũ
(2015) [5]
Bệnh viện nhân dân
Gia Định [4]

Cefazolin 1g TTM chậm, thời điểm trước rạch da trong
vòng30 phút. Nếu dị ứng penicillin hay cephalosporin:
clindamycin 600mg TrTM trước rạch da.
Nếu sản phụ béo phì (BMI ≥ 30 hoặc cân nặng ≥ 100
kg) dùng 2g cefazolin trước rạch da.
Cefazolin 2g (3g nêu >120kg). TTM 15-30 phút
trước rạch da
Dị ứng kháng sinh nhóm penicilin: clindamycin 600mg
+ gentamicin 5mg/kg.
Cefazolin 2g (3g nêu > 120kg), ampicillin + sulbactam
3g (ampicillin 2g/sulbactam lg). TTM 15-30 phút

trước rạch da.
Cefazolin 2g. TTM 15-30 phút trước rạch
da.

Đối với sinh thường và cả sinh thủ thuật (Forceps hay giác hút) không khuyến
cáo sử dụng kháng sinh [3]. Tuy nhiên sinh thường có rách tầng sinh môn độ 3 và độ

7


4 khuyến cáo dùng kháng sinh phổ rộng có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng và bung
vết khâu (khuyến cáo mức độ B), một nghiên cứu của RCOG đã xác định và đưa vào
một thử nghiệm (147 phụ nữ từ cỡ mẫu được lập kế hoạch trước là 310 phụ nữ) so
sánh tác dụng của kháng sinh dự phòng (cefotetan hoặc cefoxitin, 1g tiêm tĩnh mạch)
về biến chứng vết thương tầng sinh môn sau sinh ở vết rách tầng sinh môn độ 3 hoặc
độ 4 so với giả dược. Tiến hành kiểm tra hai tuần sau sinh cho thấy tỷ lệ có biến
chứng sau khâu phục hồi tầng sinh mơn (đứt vết thương và chảy mủ) của nhóm dùng
kháng sinh là 8,20% và nhóm chứng là 24,10% (tỷ lệ rủi ro (RR) 0,34, khoảng tin cậy
95% (CI) 0,12 đến 0,96 ) [38]. Bộ Y tế cũng khuyến cáo tương tự RCOG sử dụng
cefotetan hay cefoxitin 1g TTM chậm trước thủ thuật [6]. Đối với các thủ thuật sản
khoa như: Chọc ối sinh thiết gai nhau không khuyến cáo sử dụng kháng sinh; bóc
nhau bằng tay được khuyến cáo sử dụng: ampicillin + ức chế beta-lactamase, 1g TTM
chậm trước thủ thuật 30 phút [3]; khâu eo tử cung, nong và nạo sau sinh TTM chậm
cefazolin 1g trước thủ thuật [3].
Trong các trường phẫu thuật, thủ thuật phụ khoa sử dụng KSDP được khuyến
cáo riêng cho từng trường hợp [40]: phẫu thuật cắt tử cung dùng cefazolin 1g TTM
chậm trước rạch da, nếu máu mất trên 1000 ml, lặp lại 1g cefazolin ngay sau phẫu
thuật, nếu bệnh nhân béo phì (BMI ≥ 30 hoặc cân nặng ≥ 100 kg) dùng 2g cefazolin
trước rạch da; phẫu thuật sàn chậu – niệu cefazolin 1g TTM chậm Trước rạch da,
trường hợp dị ứng penicillin hay cephalosporin thì thay bằng clindamycin 600mg

TrTM trước rạch da, nếu máu mất trên 1000 ml, lặp lại 1g cefazolin ngay sau phẫu
thuật, nếu sản phụ béo phì (BMI ≥ 30 hoặc cân nặng ≥ 100 kg) dùng 2g cefazolin
trước rạch da; Phá thai ngoại khoa uống 01 viên doxycycline 100mg trước thủ thuật
1 giờ, sau thủ thuật uống 02 viên; đặt vịng tránh thai khơng khuyến cáo sử dụng
(Khuyến cáo mức độ A) trừ trường hợp nhiễm khuẩn hoặc có bệnh lý lây lan qua
đường tình dục; nạo sinh thiết buồng tử cung cefazolin 1g TTM chậm Trước thủ thuật
30 phút [3].
1.1.5.2. Sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng nặng do sản khoa.
Nhiễm khuẩn hậu sản là một trong năm tai biến sản khoa nguy hiểm thường
gặp, đặc biệt ở các nơi có trình độ và cơ sở vật chất yếu kém. Sự xuất hiện của kháng

8


sinh và sự ra đời các dòng và thế hệ kháng sinh mới đã góp phần làm giảm bớt các
hậu quả của nó. Tuy nhiên các nhiễm khuẩn nặng vẫn còn và là nguyên nhân dễ dẫn
đến tử vong mẹ nếu khơng chẩn đốn và điều trị kịp thời. Ngun nhân của các nhiễm
khuẩn sản khoa gồm: Sót rau, nhiễm khuẩn ối, thủ thuật ở trong tử cung không đảm
bảo vơ khuẩn. Các thủ thuật sản khoa có thể gây nhiễm khuẩn nặng như: Sẩy thai,
sau đẻ, mổ lấy thai. Vi khuẩn gây bệnh hay gặp: E. coli, S. aureus, S. pyogenes, C.
perfungeus, C. seuclellii... Nhiễm khuẩn hậu sản có thể gây ra các tình trạng nhiễm
khuẩn nặng bao gồm: Viêm tử cung toàn bộ, nhiễm khuẩn máu, viêm phúc mạc…[6].
Điều trị bằng kháng sinh đối với nhiễm trùng nặng do sản khoa như sau: Phối
hợp ba loại kháng sinh ceftriaxon 1g tĩnh mạch/24 giờ, azithromycin 500mg tĩnh
mạch/24 giờ, metronidazol 500mg tĩnh mạch/12 giờ. Nếu dị ứng penicilin thì phối
hợp thuốc gentamycin tĩnh mạch 4 - 6mg/kg cho liều đầu tiên, liều tiếp theo dựa vào
độ thanh thải của thận, clindamycin 600mg tĩnh mạch/8 giờ; hoặc phối hợp thuốc
gentamycin tĩnh mạch 4 - 6mg/kg cho liều đầu tiên, liều tiếp theo dựa vào độ thanh
thải của thận, lincomycin 600mg tĩnh mạch mỗi 8 giờ [6].
1.1.5.3. Sử dụng kháng sinh trong viêm âm hộ – âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm hộ âm – âm đạo do vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất trong
viêm âm hộ âm đạo. Nguy cơ gây viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung sau sinh
hay mổ, viêm mỏm cắt sau cắt tử cung, viêm màng ối, sinh non, vỡ ối sớm. Thường
xảy ra sau giao hợp, thụt rửa âm đạo. Viêm âm hộ âm – âm đạo là nguyên nhân khí
hư âm đạo chiếm 40 – 50%.
Điều trị viêm âm hộ âm – âm đạo như sau [6],[29]:
-

Soi khí hư (hay nhuộm gram trước khi điều trị) và tránh giao hợp trong

thời gian điều trị. Sử dụng kháng sinh theo phác đồ đề nghị: metronidazol 2g uống
liều duy nhất, hoặc metronidazol 500mg uống 2 lần một ngày trong 7 ngày, hoặc
metronidazol 0,75% gel 5g bơm âm đạo 1 lần một ngày trong 5 ngày; phác đồ thay
thế: clindamycin 300mg uống 4 lần một ngày trong 7 ngày, hoặc clindamycin cream
2% 5mg bơm âm đạo một lần trong 7 ngày, clinmycin ovule 100mg đặt âm đạo một
lần trong 3 ngày, hoặc tinidazol 2g uống 1 lần một ngày trong 2 ngày, hoặc tinidazole
1g uống 1 lần một ngày trong 5 ngày.

9


-

Nếu bị tái phát: Khoảng 30% tái phát trong 3 tháng sau điều trị, 50% sau

12 tháng. Tái phát nên điều trị metronidazol hay clindamycin uống hay đặt âm đạo từ
10 – 14 ngày.
-

Trường hợp thai Phụ bị viêm âm hộ – âm đạo được khuyến cáo sử dụng


như sau: clindamycin 300mg uống 4 lần một ngày trong 7 ngày. Hoặc clindamycin
cream 2% 5mg bơm âm đạo một lần trong 7 ngày.
1.1.4.4. Sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn niệu trong thai kỳ
Nhiễm

khuẩn

niệu

không

triệu

chứng,

nguyên

nhân

90%

do

Enterobacteriaceae. Khuyến cáo lựa chọn kháng sinh điều trị theo từng loại khác
nhau:
- Đối với viêm bàng quang sử dụng cephalexin 500mg uống 1 viên/lần, 4
lần/ngày trong 5 – 7 ngày; nitrofurantoin 100mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày trong 5
– 7 ngày; amoxicillin + clavulanat 875/125mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày trong 5 –
7 ngày[6]. Nếu viêm bàng quang có biến chứng thì thời gian điều trị 7 – 14 ngày [34].

- Trường hợp viêm thận, bể thận: Theo “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” của
Bộ Y tế năm 2015 như sau: ampicillin 1g x 4 lọ/ ngày chia 4 lần (TM) trong 10 – 14
ngày. Hoặc amoxicillin + clavunalanat 875/125mg x 2 lần/ ngày (TM). Hoặc
ampicillin + sulbactam 1500mg x 4 lần/ngày (TTM). Hoặc cephalosporin (Thế hệ 2,
3): 10 – 14 ngày. Cefuroxime 750mg x 3 lần/ngày (TTM). Cefotaxim 1g x 3 lần/ ngày
(TTM). Ceftriaxon 1g-2g/ngày (TTM) [6].
Nếu thai phụ có tiền căn viêm thận – bể thận trước đó khơng liên quan đến thai
kỳ hoặc có bằng chứng nhiễm cùng loại vi khuẩn ít nhất 1 lần trong thai kỳ này thì
điều trị tối thiểu 21 ngày. Nếu không, khuyến cáo điều trị 10 – 14 ngày [31].
1.1.5.5. Sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn phá thai
Phá thai nhiễm khuẩn thường là kết quả của việc nạo phá thai được thực hiện
bởi các người làm không được đào tạo sử dụng các kỹ thuật không vô khuẩn; chúng
phổ biến hơn nhiều khi việc phá thai là bất hợp pháp. Nhiễm trùng ít gặp hơn sau sẩy
thai tự nhiên. Các sinh vật gây bệnh điển hình bao gồm E. coli, E. aerogenes, Proteus
vulgaris, Streptococci tán huyết, Staphylococci, và một số sinh vật kị khí (ví dụ:,
Clostridium perfringens). Có thể có một hoặc nhiều cơ quan bị ảnh hưởng. Để điều

10


trị sử dụng liệu pháp kháng sinh phổ rộng rộng tăng cường (ví dụ, clindamycin cộng
gentamicin có hoặc khơng có ampicillin), nạo tử cung. Điều trị phá thai nhiễm khuẩn
là điều trị bằng kháng sinh tăng cường cộng với nạo buồng tử cung càng sớm càng
tốt. Một phác đồ kháng sinh điển hình bao gồm clindamycin 900mg TTM mỗi 8 giờ
cộng gentamicin 5mg/kg TTM một lần/ngày, có hoặc khơng có ampicillin 2g đường
tĩnh mạch mỗi 4 giờ. Ngồi ra, có thể sử dụng phối hợp ampicillin, gentamicin, và
metronidazole 500mg đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ [46].
1.1.5.6. Sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng hậu sản
Nhiễm trùng hậu sản bao gồm tất cả các loại nhiễm khuẩn có thể xảy ra sau
sinh thường hoặc sinh mổ hoặc trong giai đoạn cho con bú. Được phân thành các loại

sau: Viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ sau sinh, viêm vú hậu sản, nhiễm
trùng đường tiểu. Sử dụng kháng sinh đối với từng loại như sau:
* Viêm nội mạc tử cung
- VNMTC sau sinh ngả âm đạo sử dụng ampicillin/sulbactam 1,5g mỗi 6 giờ
+ gentamycin 3 – 5mg/ Kg/ngày. Nếu thất bại, hay có sản phẩm thai, sang chấn sản
khoa thì điều trị giống như VNMTC sau sinh mổ.
- VNMTC sau sinh mổ: sử dụng clindamycin 600mg TTM mỗi 8 giờ +
gentamycin 3 – 5mg/Kg/ngày. Nếu sau 24 – 48 giờ triệu chứng lâm sàng không cải
thiện, kết hợp kháng sinh: ceftriaxone 1g TTM chậm x 2/cách 12 giờ vè metronidazol
500mg 1 chai x 3 TTM XXX giọt/phút cách 8 giờ. Nếu không đáp ứng nên đổi sang
kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ hoặc kháng sinh Tienam 500mg, 1 chai pha
với 100ml glucose 5%, TTM 100 giọt/Phút (20 phút) x 3 lần/ cách 8 giờ (bệnh nhân
khơng có suy thận).
* Nhiễm khuẩn vết mổ:
Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tạo vị trí phẫu thuật trong thời
gian từ khi mổ đến 30 ngày sau mổ [21], [40]. Lựa chọn kháng sinh điều trị như sau:
Nhiễm khuẩn vết mổ nông: Sử dụng oxacillin 500mg uống 1 viên x 4 lần/ ngày/
5 ngày hoặc doxycyclin 100mg 1 viên x 2 lần/ ngày/ 5 ngày và Metronidazole 250mg
2 viên x 3 lần/ ngày trong 5 ngày [42].

11


Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: Sử dụng oxacillin TTM Chậm 1-2g 1 lọ x 4 lần/
ngày /5-7 ngày và metronidazol 500mg 1 chai x 3 lần/ ngày TTM XXX giọt/phút.
Hoặc vancomycin TTM 1-2g 1 lọ x 4 lần/ ngày/ 5-7 ngày nếu nghĩ do MRSA. Hoặc
clindamycin 600mg TTM chậm x 3 lần/ ngày trong 7 ngày và metronidazol TTM
500mg 1 chai TTM XXX giọt/phút x 3 lần/ngày trong 7 ngày.
* Viêm vú sau sinh: Sử dụng kháng sinh amoxicillin/clavulanate 625mg uống
mỗi 8 giờ. Clindamycin 300mg uống mỗi 6 giờ (khi dị ứng penicillins). Thời gian

dùng: 5-7 ngày [3].
1.2. Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
1.2.1. Nội dung chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
Để hạn chế đề kháng kháng sinh, việc áp dụng các biện pháp mang tính tồn
diện và lâu dài nhằm đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý tại bệnh viện là rất cần thiết.
Đóng vai trị quan trọng trong chiến lược này là Chương trình quản lý kháng sinh
(AMS) tại bệnh viện.
Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện có thể mang lại lợi ích về tài
chính và cải thiện việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Có nhiều yếu tố tham gia quyết
định việc thực hiện chương trình này thực sự có hiệu quả. Trung tâm kiểm sốt nhiễm
khuẩn Hoa Kỳ (Centers of Disease Control andPrevention – CDC) (2014) đã khuyến
cáo 7 yếu tố chính cần thiết để triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh
bao gồm [35]:
1 - Lãnh đạo đơn vị điều trị hỗ trợ triển khai chương trình;
2- Một bác sĩ chịu trách nhiệm giải trình;
3- Một dược sĩ phụ trách chun mơn dược;
4- Thực hiện ít nhất 1 can thiệp như “thời gian xem xét đơn kê kháng sinh” để
cải thiện kê đơn;
5- Theo dõi đơn kê và kiểu đề kháng;
6- Báo cáo thông tin kê đơn và tình hình đề kháng;
7- Đào tạo cho các nhân viên y tế.
Mặc dù chương trình chi tiết của từng cơ sở điều trị có thể khác nhau nhưng
để đạt được thành cơng của chương trình đều cần tới t đội ngũ cốt lõi gồm các bác sĩ

12


và dược sĩ lâm sàng được đào tạo bài bản về bệnh lý nhiễm khuẩn; đảm bảo sự đồng
thuận và hỗ trợ hợp tác của Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng kiểm soát nhiễm
khuẩn bệnh viện hoặc các đơn vị liên quan; xây dựng được cơ chế phối hợp với đội

ngũ lãnh đạo, các nhân viên y tế và các đối tác liên quan để thực hiện triệt để các mục
tiêu đề ra [35].
IDSA/SHEA và Bộ y tế Việt Nam (QĐ 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016) khuyến
cáo một số nhiệm vụ chính của chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện như
sau [7], [27]:
-

Xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại bệnh viện; xây dựng danh

mục kháng sinh cần hội chẩn khi kê đơn, danh mục kháng sinh cần duyệt trước khi
sử dụng, hướng dẫn điều trị cho một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp tại bệnh viện,
xây dựng quy trình quy định kiểm sốt nhiễm khuẩn;
-

Thực hiện các biện pháp can thiệp dựa vào các hướng dẫn đã xây dựng để

cải thiện việc sử dụng kháng sinh và hiệu quả điều trị;
-

Tối ưu hóa liều dùng theo các thông số dược động học: sử dụng các thông

số dược động học để chỉnh liều hoặc hướng dẫn cách dùng phù hợp để tối ưu hóa
hiệu quả diệt khuẩn và giảm nguy cơ kháng thuốc;
-

Đánh giá sau can thiệp và phản hồi thông tin.

1.2.2. Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
Đánh giá sử dụng kháng sinh là một trong hai chiến lược chính của chương
trình quản lý kháng sinh bệnh viện. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá

việc sử dụng kháng sinh nhưng nhìn chung có thể phân làm hai nhóm phương pháp:
đánh giá định tính và đánh giá định lượng.
1.2.2.1. Đánh giá định tính
Nghiên cứu định tính nhằm đánh giá tính phù hợp của việc dùng thuốc
trên phương diện chất lượng và tính cần thiết của sử dụng thuốc so với các tiêu
chuẩn được xây dựng trước đó. Các tiêu chuẩn này bao gồm chỉ định, liều dùng,
độ dài đợt điều trị và các thông tin khác. Ở Bắc Mỹ, những nghiên cứu này được
gọi là DUR (Drug Utilization Review) - Đánh giá sử dụng thuốc [36], khái niệm
này cũng được hiểu tương tự như DUE - Drug Utilization Evaluation [30].

13


1.2.2.2. Đánh giá định lượng
Phương pháp đánh giá định lượng thực hiện tính tốn lượng thuốc hoặc tổng
chi phí thuốc được sử dụng nhưng không đánh giá được chất lượng của việc sử dụng
thuốc. Mục đích của phương pháp này thường bao gồm [43]:
-

Tính tốn lượng thuốc tiêu thụ trong bệnh viện;

-

Theo dõi xu hướng sử dụng thuốc theo thời gian;

-

So sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các bệnh viện;

-


Xác định các thuốc chậm sử dụng hoặc bị lạm dụng;

-

Đo lường sử dụng thuốc theo sự thay đổi các yếu tố nhân khẩu học;

-

Đo lường bệnh tật liên quan dựa trên lượng tiêu thụ thuốc cụ thể.

Một số phương pháp đánh giá định lượng kháng sinh được sử dụng đã được
áp dụng trong thực tế bao gồm:
a) Tính tốn dựa trên số đơn kê
Phương pháp này tính tốn lượng kháng sinh sử dụng dựa trên việc đếm tổng
số đơn kê kháng sinh, tổng số liều thuốc, ống hoặc gói thuốc sử dụng tại cơ sở. Do
đó, phương pháp này khơng cung cấp một cái nhìn cụ thể về sử dụng thuốc ở bệnh
nhân trừ trường hợp tất cả các bệnh nhân tại cơ sở đều sử dụng thuốc khảo sát với
cùng một chế độ liều và/ hoặc khoảng liều. Nhìn chung, với mục tiêu là xác định
lượng thuốc sử dụng tại cơ sở điều trị, phép tính tốn theo tổng số gam thuốc sẽ có
tính định lượng cao hơn [32].
b) Tính tốn dựa trên chi phí sử dụng thuốc
Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng phổ biến trước đây và hiện nay
vẫn được áp dụng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, việc tính tốn dựa trên chi phí
được xem là khơng đủ tin cậy do giá thuốc có xu hướng biến thiên theo thời gian dẫn
đến sự biến thiên lớn về kết quả đo lường trong thực tế sử dụng. Bên cạnh đó, giá
thuốc cịn thay đổi tùy theo biệt dược và kênh phân phối thuốc. Do đó, tính tốn này
có hiệu lực rất kém, đặc biệt là trong những nghiên cứu dọc phân tích xu hướng sử
dụng thuốc theo thời gian [32].


14


c) Tính tốn lượng kháng sinh sử dụng dựa trên tổng số gam kháng sinh
Phương pháp đánh giá này sử dụng dữ liệu về tổng khối lượng kháng sinh mua
từ khâu mua sắm thuốc. Trong trường hợp phân tích xu hướng sử dụng một thuốc
theo thời gian, đánh giá theo tính tốn này là khá tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp
này sẽ cho kết quả khơng chính xác nếu so sánh các thuốc có liều sử dụng hàng ngày
khác nhau. Do đó, cần có một phép đo lường cho phép chuẩn hóa việc tính tốn cho
các thuốc với liều dùng hàng ngày khác nhau, đặc biệt khi đánh giá sử dụng tổng
lượng các kháng sinh khác nhau trong cùng một nhóm điều trị [32]. Tính tốn theo
liều xác định hàng ngày (DDD) sẽ giải quyết vấn đề này.
d) Tính tốn theo liều xác định hàng ngày (DDD)
Tính tốn theo liều xác định hàng ngày (DDD) là phương pháp được thừa nhận
rộng rãi nhất. Phương pháp này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua từ
những năm 1970 với mục đích chuẩn hóa nghiên cứu về sử dụng thuốc giữa các quốc
gia. DDD là viết tắt của Defined Daily Dose, là liều trung bình duy trì giả định mỗi
ngày cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn [32].
Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong
điều trị nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định
khác nhau, DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉ dành được cho
những thuốc đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại [49].
DDD là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các khoảng
thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. DDD có thể được
áp dụng để tính lượng tiêu thụ thuốc trong bất kỳ một khoảng thời gian nào. Mặc dù
vậy, phương pháp DDD cũng có những hạn chế như: liều DDD khơng có ý nghĩa đối
với sử dụng thuốc ở trẻ em và hiện cũng khơng có một liều DDD nào được xác định
cho bệnh nhân có suy giảm chức năng thận [49]. Thơng thường, liều DDD ít thay đổi,
tuy nhiên đối với kháng sinh, vẫn có một số trường hợp DDD thay đổi theo thời gian,
điều này gây khó khăn cho việc đánh giá xu hướng sử dụng kháng sinh.

1.3. Vài nét về Trung tâm Y tế huyện Thông Nông
Trung tâm y tế Thông Nông được thành lập theo Quyết định số 119/QĐUBND ngày 31/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng là đơn vị sự nghiệp trực

15


thuộc Sở y tế, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật [19].
Thực hiện Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14, ngày 10/1/2020 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính, nhập tồn bộ huyện
Thông Nông vào huyện Hà Quảng, thực hiện quyết định 1465/QĐ-UBND ngày 12
tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thành lập Trung tâm
y tế huyện Hà Quảng (mới) từ ngày 01 tháng 09 năm 2020 được thành lập lại thành
Trung tâm Y tế huyện Hà Quảng [20].
Trung tâm Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt
động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Trung ương; Chịu sự quản lý nhà nước của
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. Quy mô là 65 giường bệnh
thực kê 91 giường. Bao gồm 05 phịng chức năng, 14 khoa chun mơn và 01 cơ sở
điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Có 21 trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc trung
tâm y tế.
Trong những năm gần đây chất lượng khám chữa bệnh của Trung tâm Y tế
Thông Nông nay là Trung tâm Y tế Hà Quảng dần được nâng cao. Nhiều dịch vụ kỹ
thuật được triên khai như: mổ cấp cứu lấy thai bắt đầu triển khai năm 2014, phẫu
thuật kết hợp xương triển khai năm 2019 và kỹ thuật mổ nội soi vừa được triển khai
trong năm 2020… đã dần thu hút được bệnh nhân và giảm tải được áp lực cho tuyến
trên, đem lại những lợi ích cho nhân dân huyện nhà. Tuy nhiên do ảnh của việc sáp
nhập cơ quan, cũng như sáp nhập huyện đang dần vào ổn định, ít nhiều cũng ảnh
hưởng đến công tác khám chữa bệnh của đơn vị. Điều này vừa là thách thức đồng
thời cũng là cơ hội mở ra bước tiến mới cho TTYT trong cơng cuộc chăm sóc sức

khỏe cho nhân dân.

16


×