Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 91 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU GIANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH
NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI
THÁO ĐƢỜNG TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI
TRÚ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU GIANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH
NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP MẮC KÈM ĐÁI
THÁO ĐƢỜNG TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI
TRÚ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC LÝ – DƢỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK60720405



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THỊ VUI
Nơi thực hiện: Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ 28/7/2020 đến 28/11/2020

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội,
phòng Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo bộ môn Dƣợc lâm sàng, bộ môn
Dƣợc lực trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi
trong học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Đào Thị Vui - Trƣởng
bộ môn Dƣợc lực, ngƣời thầy tận tâm đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo,
động viên tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ viên chức, các quý đồng
nghiệp Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn này.
Cuối cùng tơi xin dành tất cả tình u thƣơng, lịng biết ơn vơ hạn tới gia
đình, bạn bè, ngƣời thân đã ln bên tơi, hết lịng vì tơi trên con đƣờng khoa học.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020

Nguyễn Thị Thu Giang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
Phần 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
1.1. Đại cƣơng về bệnh Tăng huyết áp .................................................................... 3

1.1.1. Định nghĩa và phân loại THA ........................................................................ 3
1.1.2. Nguyên nhân THA: ........................................................................................ 4
1.1.3. Yếu tố nguy cơ và phân tầng nguy cơ THA .................................................. 4
1.2. Tăng huyết áp trên bệnh nhân mắc kèm đái tháo đƣờng .................................. 6
1.2.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 6
1.2.2. Dịch tễ học tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đƣờng ...................................... 7
1.2.3. Chẩn đoán ...................................................................................................... 8
1.2.4. Điều trị tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đƣờng ........................................... 9
1.3. Một số nghiên cứu về tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đƣờng ...................... 22
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................................... 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................... 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................... 25
2.2.3. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................... 27
2.2.4. Mẫu nghiên cứu: .......................................................................................... 29
2.3. Cơ sở đánh giá và quy ƣớc trong nghiên cứu ................................................. 29
2.3.1. Cơ sở đánh giá đặc điểm bệnh nhân ............................................................ 29
2.3.2. Các tiêu chí để phân tích sử dụng thuốc: ..................................................... 29
2.3.3. Cơ sở đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ............................................ 32
2.3.4. Cơ sở đánh giá hiệu quả điều trị ĐTĐ và hiệu quả kiểm soát lipid máu .... 33
2.3.5. Cơ sở đánh giá chức năng thận của bệnh nhân và việc hiệu chỉnh liều ở
bệnh nhân suy thận ................................................................................................. 33
2.3.6. Cơ sở đánh giá tƣơng tác thuốc trong quá trình điều trị .............................. 33


2.3.7. Quy ƣớc: ....................................................................................................... 34
2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 34

Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 35
3.1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị THA ở bệnh nhân THA mắc kèm
ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu ................................................................................... 35
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu................................................. 35
3.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu ........................................ 39
3.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát huyết áp, đƣờng huyết và HbA1c, lipid máu sau
3 tháng và sau 6 tháng điều trị ............................................................................... 58
3.2.1. Hiệu quả kiểm soát huyết áp ........................................................................ 58
3.2.2. Hiệu quả kiểm soát đƣờng huyết, HbA1c .................................................... 60
3.2.3. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu sau 3, 6 tháng điều trị ................................... 61
Phần 4. BÀN LUẬN .............................................................................................. 63
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................................. 63
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................................... 63
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................................ 65
4.2. Thực trạng sử dụng thuốc ............................................................................... 66
4.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc điều trị THA ....................................................... 66
4.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đƣờng ....................................... 68
4.2.3. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu.................................................................. 72
4.2.4. Sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận................................. 72
4.2.5. Tƣơng tác thuốc ........................................................................................... 73
4.3. Hiệu quả kiểm soát các mục tiêu .................................................................... 74
4.4. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 77
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 80


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


ACC/AHA

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ

ACE

Men chuyển Angiotensin

ADA

Hiệp hội đái tháo đƣờng Hoa Kỳ

BMI

Chỉ số khối cơ thể

CB

Chẹn bêta

CKCa

Chẹn kênh Calci

CTTA

Chẹn thụ thể Angiotensin

DTT


Dày thất trái

ĐMC

Động mạch chủ

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

EF

Phân suất tống máu

ESC/ESH

HA

Hiệp hội tăng huyết áp/ Hiệp hội tim mạch châu Âu
Báo cáo lần thứ 7 của Ủy ban liên hiệp Quốc gia Hoa Kỳ về
tăng huyết áp
Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trƣơng


LT

Lợi tiểu

RLLP

Rối loạn lipid máu

TG

Triglycerid

THA

Tăng huyết áp

TIA

Cơn thiếu máu não thoáng qua

TTCQ

Tổn thƣơng cơ quan

ƢCMC

Ức chế men chuyển

VSH/VNHA


Hiệp hội tăng huyết áp/ Hiệp hội tim mạch Việt Nam

WHO

Tổ chức y tế thế giới

YTNC

Yếu tố nguy cơ

JNC 7


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1: Phân loại theo phân độ THA ..................................................................... 3
Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hƣởng nguy cơ tim mạch bệnh nhân THA ........................ 5
Bảng 1.3: Phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp ........................... 6
Bảng 1.4: So sánh HA mục tiêu giữa ESC/ESH 2018 và ACC/AHA 2017 ........... 10
Bảng 1.5: Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở ngƣời trƣởng thành, khơng có thai 11
Bảng 1.6: Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở ngƣời già……………………………………..12
Bảng 1.7: Chiến lƣợc thuốc điều trị THA ................................................................. 16
Bảng 1.8: Tóm tắt ƣu, nhƣợc điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đƣờng uống. 19
Bảng 1.9: Liều dùng statin ....................................................................................... 22
Bảng 2.1. Nội dung thông tin cần thu thập tại các thời điểm.................................... 26
Bảng 2.2. Chỉ tiêu đánh giá thể trạng theo WHO 2000 dành cho khu vực Châu Á – Thái
Bình Dƣơng ................................................................................................................ 29
Bảng 2.3. Phân loại mức độ suy giảm chức năng thận ............................................. 33
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới ........................................................ 35
Bảng 3.2. Thời gian mắc bệnh tăng huyết áp ............................................................ 36

Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo BMI ................................................................... 37
Bảng 3.4. Đặc điểm chỉ số FPG, HbA1c, lipid tại thời điểm ban đầu ...................... 38
Bảng 3.5. Đặc điểm chức năng thận của bệnh nhân ................................................. 39
Bảng 3.6: Danh mục các thuốc sử dụng trong mẫu nghiên cứu ............................... 40
Bảng 3.7: Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị THA trong mẫu nghiên cứu...................... 41
Bảng 3.8. Các phác đồ điều trị tăng huyết áp tại thời điểm ban đầu ........................ 42
Bảng 3.9. Tỷ lệ thay đổi phác đồ điều trị tăng huyết áp ........................................... 46
Bảng 3.10. Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị THA ..................... 47
Bảng 3.11: Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ sử dụng trong mẫu nghiên cứu……48
Bảng 3.12: Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu.................... 49
Bảng 3.13. Các phác đồ điều trị ĐTĐ tại thời điểm ban đầu .................................... 51
Bảng 3.14. Lựa chọn thuốc điều trị ĐTĐ trong một số trƣờng hợp đặc biệt ............ 53
Bảng 3.15. Tỷ lệ thay đổi phác đồ điều trị đái tháo đƣờng ....................................... 54
Bảng 3.16. Liều dùng của metformin trong 1 số đơn thuốc ..................................... 55
Bảng 3.17. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu sử dụng trong mẫu nghiên cứu .... 55
Bảng 3.18. Sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận ....................... 57
Bảng 3.19. Tƣơng tác có YNLS và thƣờng gặp giữa thuốc điều trị THA, ĐTĐ ...... 58
Bảng 3.20. HATT và HATTr của bệnh nhân sau 6 tháng điều trị ............................ 58
Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh nhân có HATT < 120 mmHg tại các thời điểm .................... 59
Bảng 3.22. FPG và HbA1c tại các thời điểm sau 6 tháng điều trị ............................ 60
Bảng 3.23. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3, 6 tháng .............................. 61


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ khuyến cáo điều trị THA VNHA/VSH 2018 [13] .......................... 13
Hình 1.2. Chiến lƣợc kết hợp thuốc .......................................................................... 16
Hình 1.3: Sơ đồ lựa chọn thuốc và phƣơng pháp điều trị đái tháo đƣờng típ 2 ........ 17
Hình 1.4: Các thuốc trong ĐTĐ típ 2: Cách tiếp cận tổng quát (theo hƣớng dẫn ADA
năm 2019) ....................................................................................................................... 20
Hình 1.5: Sơ đồ điều trị với insulin ........................................................................... 21

Hình 3.1. Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị THA tại từng thời điểm............................. 42
Hình 3.2. Các dạng phác đồ điều trị THA tại từng thời điểm ................................... 44
Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc lựa chọn thuốc phù hợp tại từng thời điểm ........... 45
Hình 3.4. Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ tại từng thời điểm............................. 50
Hình 3.5. Các dạng phác đồ điều trị ĐTĐ tại từng thời điểm ................................... 52
Hình 3.6. Tỷ lệ các thuốc điều trị rối loạn li[id máu tại từng thời điểm ................... 56
Hình 3.7. HATTh, HATTr tại các thời điểm sau 6 tháng điều trị............................. 59
Hình 3.8. FPG tại các thời điểm sau 6 tháng điều trị ................................................ 61


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm đƣợc xem nhƣ “kẻ giết
ngƣời thầm lặng” vì tồn bộ sự tiến triển của bệnh thƣờng diễn ra trong âm thầm
khơng có triệu chứng, nó đƣợc coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch,
đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tăng huyết áp là một vấn đề rất thƣờng gặp
trong cộng đồng. Vào năm 2000, theo thống kê của tổ của tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu ngƣời bị THA (chiếm 26,4% dân số), riêng
các nƣớc đang phát triển chiếm 639 triệu) và ƣớc tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm
2025 với tổng số ngƣời mắc bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ
ngƣời. Ba phần tƣ trong số các bệnh nhân này là ngƣời thuộc các nƣớc đang phát
triển [32]. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu ngƣời tử vong do các bệnh lý
về tim mạch. Trong số các trƣờng hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm
có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do tăng huyết áp [40].
Bên cạnh tăng huyết áp, đái tháo đƣờng (ĐTĐ) là bệnh lý nội tiết chuyển hóa
song hành với các bệnh lý tim mạch, cũng đang là vấn đề xã hội mang tính tồn cầu
trở thành ngun nhân gây tử vong đứng hàng thứ tƣ hoặc thứ năm ở các nƣớc phát
triển và đƣợc xếp vào nhóm bệnh không lây phát triển nhanh nhất thế giới [1]. Theo
ƣớc tính của Tổ chức y tế thế giới WHO tới năm 2025 trên thế giới sẽ có khoảng
300 đến 330 triệu ngƣời mắc đái tháo đƣờng, chiếm 5,4% dân số toàn cầu [2].
Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đƣờng (ĐTĐ) là hai bệnh độc lập, có mối

liên quan, ngày càng phổ biến ở những nƣớc phát triển nói chung và ở Việt Nam nói
riêng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hai bệnh này thƣờng kết hợp với nhau, tỷ
lệ bệnh luôn tăng theo lứa tuổi và tỷ lệ ngƣời tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo
đƣờng gấp hai lần ở ngƣời bình thƣờng. Các yếu tố nguy cơ với bệnh lý mạch máu
thƣờng gắn bó với nhau là: Tăng huyết áp, tuổi tác, stress, thừa cân hoặc béo phì,
chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đƣờng, lƣời vận động, nồng độ cholesterol
máu tăng, hút thuốc... càng nhiều yếu tố, mức độ nguy cơ càng cao. THA là một
yếu tố làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngƣợc lại ĐTĐ cũng làm cho THA trở nên
khó điều trị hơn. THA có thể xuất hiện trƣớc khi bệnh nhân đƣợc chẩn đoán ĐTĐ

1


hoặc đƣợc phát hiện đồng thời với ĐTĐ trong bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa.
Dù ngƣời bệnh ĐTĐ ở type 1 hay type 2, nhƣng khi có THA đều làm cho tiên lƣợng
bệnh xấu đi rõ rệt; làm cho tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so
với ngƣời không bị ĐTĐ [2]. THA và ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh
mạch máu lớn và nhỏ: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh
võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh. Việc làm giảm huyết áp đồng thời
giảm đƣờng huyết sẽ giúp giảm các nguy cơ trên nên đƣợc coi là một mục tiêu quan
trọng ở bệnh nhân đái tháo đƣờng có tăng huyết áp.
Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) và phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Bắc
Ninh là một bệnh viện chuyên khoa hàng đầu của tỉnh về Y học cổ truyền và Phục
hồi chức năng. Ngoài chữa các bệnh bằng phƣơng pháp YHCT và phƣơng pháp
PHCN, bệnh viện còn phục vụ khám chữa bệnh cho một số lƣợng lớn các bệnh
nhân có bảo hiểm y tế mà trong đó tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, nội tiết
nói chung và tăng huyết áp, đái tháo đƣờng nói riêng chiếm một tỷ lệ khá cao. Do
đó, để góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng điều trị của bệnh viện đặc biệt là trên
đối tƣợng bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đƣờng, chúng tơi tiến hành đề
tài: “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân

tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đƣờng tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y
học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh” năm 2019 với các mục
tiêu:
1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị THA ở bệnh nhân tăng huyết
áp mắc kèm đái tháo đƣờng tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền và
phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh.
2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát huyết áp và đái tháo đƣờng tại phòng khám
ngoại trú của bệnh nhân.

2


Phần 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về bệnh Tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa và phân loại THA
1.1.1.1. Định nghĩa THA: Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trƣơng ≥ 90 mmHg [13]
1.1.1.2. Phân loại THA: Dựa theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam năm 2018
Bảng 1.1: Phân loại theo phân độ THA [13]
Mức HA đo tại phòng khám (mmHg)*

Tối ƣu

HA tâm thu

HA tâm trƣơng

(mmHg)

(mmHg)


< 120



< 80

Bình thƣờng **

120 – 129

và/hoặc

80 – 84

Bình thƣờng cao **

130 – 139

và/hoặc

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1

140 – 159

và/hoặc

90 – 99


Tăng huyết áp độ 2

160 – 179

và/hoặc

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140



< 90

*Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trƣơng
cao nhất. Tăng HA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HA tâm thu
** Tiền Tăng huyết áp: khi HA tâm thu > 120-139 mmHg và HA tâm trƣơng > 8089 mmHg
3



1.1.2. Nguyên nhân THA:
Phần lớn THA ở ngƣời trƣởng thành là khơng rõ ngun nhân (THA ngun
phát), chỉ có khoảng 10% các trƣờng hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát).
Nguyên nhân gây THA thứ phát bao gồm:
- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi
thận, thận đa nang, thận ứ nƣớc, suy thận.
- Hẹp động mạch thận.
- U tủy thƣợng thận (Pheocromocytome).
- Cƣờng andosterone tiên phát (Hội chứng Conn).
- Hội chứng Cushing’s.
- Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
- Do thuốc, liên quan đến thuốc( kháng viêm non-steroid, thuốc tránh thai,
corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ mắt…).
- Hẹp eo động mạch chủ.
- Bệnh Takayasu.
- Nhiễm độc thai nghén.
- Ngừng thở khi ngủ.
- Yếu tố tâm thần.
1.1.3. Yếu tố nguy cơ và phân tầng nguy cơ THA
1.1.3.1. Các yếu tố nguy cơ
Điều trị THA không chỉ dựa vào chỉ số THA mà còn phụ thuộc vào rất
nhiều các yếu tố nguy cơ khác. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học lớn đã chứng
minh đƣợc mối liên quan chặt chẽ giữa con số huyết áp với các bệnh lý nhƣ
đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận và phình tách động mạch chủ [15].

4


Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hƣởng nguy cơ tim mạch bệnh nhân THA [13]

Đặc điểm

Giới (nam > nữ)

dân số và

Tuổi (≥ 55 tuổi ở nam, ≥ 65 tuổi ở nữ).

các thông

Thuốc lá – đang hút hoặc đã hút

số cận lâm Cholesterol toàn bộ và HDL-C
sàng

*Uric acid
Đái tháo đƣờng
Tăng trọng hoặc béo phì
Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (tuổi nam < 55 và nữ < 65)
Tiền sử gia đình hoặc ngƣời thân mắc bệnh THA sớm. Mãn kinh
sớm
Lối sống tĩnh tại
Yếu tố tâm lý và xã hội
*Nhịp tim (trị số khi nghỉ > 80 l/phút)

Tổn

Cứng mạch: HA mạch (ở ngƣời lớn) ≥ 60 mmHg

thƣơng cơ


Vận tốc sóng mạch (PWV) ĐMC- đùi > 10 m/s

quan đích

ECG dày thất trái

khơng có

Siêu âm tim DTT

triệu chứng Albumine niệu vi thể hoặc tăng tỉ lệ albumin-creatinine
Bệnh thận mạn mức độ vừa với eGFR > 30-59 mL/ph/1.73 m2
(BSA) hoặc bệnh thận mạn nặng với eGFR < 30 mL/phút/1.73 m2
Chỉ số cẳng chân − cổ tay < 0.9
Bệnh võng mạc tiến triển: xuất huyết hoặc xuất tiết, phù gai thị
Bệnh tim

Bệnh mạch não: Đột quị thiếu máu cục bộ, xuất huyết não, TIA

mạch đã

Bệnh mạch vành: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tái tƣới máu cơ tim

xác định

Hiện diện mảng vữa xơ qua hình ảnh
Suy tim, bao gồm Suy tim với EF bảo tồn
Bệnh lý động mạch ngoại biên
Rung nhĩ


5


1.1.3.2. Phân tầng nguy cơ tim mạch
Để có chiến lƣợc quản lý, theo dõi và ra quyết định điều trị lâu dài cho
ngƣời bệnh nhất thiết cần phân tầng nguy cơ tim mạch. Phân tầng nguy cơ THA
theo mức HA, các yếu tố nguy cơ, tổn thƣơng cơ quan đích hoặc các bệnh đồng mắc
đi kèm.
Bảng 1.3: Phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp [13]

Giai
đoạn
Bệnh
THA

Giai đoạn
1 (khơng
biến
chứng)
Giai đoạn
2
(bệnh
khơng
triệu
chứng)
Giai đoạn
3 (bệnh
có triệu
chứng)


Các YTNC
BT- Cao
khác,
HATT
TTCQ đích
130-139
hoặc bệnh HATTr 8589
Khơng có
Nguy cơ
YTNC
thấp
1 hoặc 2
YTNC

Nguy cơ
thấp

≥ 3 YTNC

Nguy cơ
thấp -trung
bình

TTCQĐ,
Bệnh thận
mạn giai
đoạn 3 hoặc
ĐTĐ khơng
TTCQ

Bệnh Tim
Mạch có
triệu chứng,
Bệnh Thận
Mạn giai
đoạn ≥ 4,
hoặc ĐTĐ
có TTCQĐ

Phân độ HA (mmHg)
Độ 2
Độ 1
HATT
HATT 140160-179
159 HATTr
HATTr
90-99
100-109
Nguy cơ
Nguy cơ
thấp
trung bình
Nguy cơ
Nguy cơ
trung bình
trung bình
- cao
Nguy cơ
Nguy cơ
trung bình cao

cao

Độ 3
HATT ≥
180 HATTr
≥ 110
Nguy cơ cao
Nguy cơ cao
Nguy cơ cao

Nguy cơ
trung bình
- cao

Nguy cơ cao

Nguy cơ
cao

Nguy cơ cao
– rất cao

Nguy cơ
rất cao

Nguy cơ rất
cao

Nguy cơ
rất cao


Nguy cơ rất
cao

YTNC: yếu tố nguy cơ; TTCQĐ: tổn thƣơng cơ quan đích; ĐTĐ: đái tháo đƣờng
1.2. Tăng huyết áp trên bệnh nhân mắc kèm đái tháo đƣờng
1.2.1. Định nghĩa
Tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đƣờng đƣợc hiểu là ngƣời bệnh có cùng hai

6


bệnh lý tăng huyết áp và đái tháo đƣờng. Nghĩa là trên ngƣời bệnh hiện diện cả 2
bệnh tăng huyết áp và đái tháo đƣờng. Bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp trƣớc hoặc
bị đái tháo đƣờng trƣớc hoặc cùng lúc bị hai bệnh này.
Bệnh đái tháo đƣờng là bệnh rối loạn chuyển hóa phức tạp, có đặc điểm tăng
glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thƣơng ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim
và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [5].
1.2.2. Dịch tễ học tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường
ĐTĐ là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất toàn cầu, tỷ lệ
mắc ĐTĐ trên thế giới rất cao, chiếm 1-2% dân số ở các nƣớc đang phát triển, 10%
ở các nƣớc phát triển trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm 85-95% [14]. Tăng huyết áp
thƣờng gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, với khoảng ≥ 70% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tăng
huyết áp. Tăng huyết áp và các bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ đƣợc xếp vào
loại biến chứng mạch máu lớn. Các nguy cơ đột quỵ hoặc tim mạch tăng gấp 2 lần,
bệnh thận giai đoạn cuối tăng gấp 5-6 lần ở bệnh nhân THA mắc kèm ĐTĐ [22].
Theo báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ, từ năm 2005-2008, 67% ngƣời bị ĐTĐ từ 20
tuổi trở lên có kèm theo THA [39].

Theo Liên đoàn ĐTĐ Thế giới (International Diabetes Federation - IDF),
năm 2017 tồn thế giới có 425 triệu ngƣời bị bệnh ĐTĐ và con số này tiếp tục gia
tăng, ƣớc tính đến năm 2045 sẽ có 629 triệu ngƣời bị ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với
việc tăng sử dụng thực phẩm khơng thích hợp, ít hoặc khơng hoạt động thể lực ở
ngƣời trẻ, bệnh ĐTĐ típ 2 đang có xu hƣớng tăng ở cả ngƣời trẻ, trở thành vấn đề
sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy
hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lịa, suy thận và cắt cụt chi.
Tuy nhiên, có đến 70% trƣờng hợp ĐTĐ típ 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất
hiện bệnh bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dƣỡng hợp lý và tăng cƣờng
luyện tập thể lực [7] .

7


Ở Việt Nam, theo thống kê năm 1990, tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 1,1% (Hà Nội),
2,25% (thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (Huế). Điều tra toàn quốc năm 2012 của
Bệnh viện Nội tiết trung ƣơng trên đối tƣợng 30 – 69 tuổi cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn
quốc là 5,4%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 13,7% và tỷ lệ ngƣời mắc bệnh
chƣa đƣợc chẩn đoán tại cộng đồng là 63,6% [7].
Theo Tổng điều tra toàn quốc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở
Việt Nam năm 2015, có 18,9% ngƣời trƣởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng
huyết áp, trong đó có 23,1% nam giới và 14,9% nữ giới. Còn nếu xét trong độ tuổi
18-25 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3% năm 2015.
Nhƣ vậy là cứ 5 ngƣời trƣởng thành 25-64 tuổi thì có 1 ngƣời bị tăng huyết áp [9].
1.2.3. Chẩn đoán
Chẩn đoán tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đƣờng theo khuyến cáo về chẩn
đoán và điều trị tăng huyết áp 2018 của Hội tim mạch học Việt Nam và tiêu chuẩn
chẩn đoán đái tháo đƣờng typ 2 theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT năm 2017 của
Bộ Y tế, cụ thể nhƣ sau:
Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán là THA mắc kèm ĐTĐ khi ngƣời bệnh đƣợc

chẩn đoán THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trƣơng ≥
90 mmHg và đƣợc chẩn đoán ĐTĐ (theo Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo
đƣờng típ 2 của Bộ Y tế 2017), dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- Glucose huyết tƣơng lúc đói (FPG) ≥ 7,0 mmol/l ( ≥ 126 mg/dl).(1)
- Glucose huyết tƣơng ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm sau 2 giờ làm
nghiệm pháp dung nạp glucose đƣờng uống 75g.(2)
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol)(3)
- Có các triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (tiểu nhiều, uống
nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân) hoặc mức glucose huyết tƣơng ở
thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (hay 200 mg/dl).(4)

8


Những điểm cần lƣu ý khi chẩn đoán:
Ngƣỡng chẩn đoán THA theo trị số huyết áp do cán bộ y tế đo theo đúng quy trình.
Nếu khơng có các triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết, xét nghiệm
chẩn đoán các tiêu chí (1), (2), (4) ở trên cần đƣợc thực hiện lặp lại lần 2 để xác
định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1
đến 7 ngày.
1.2.4. Điều trị tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường
1.2.4.1. Nguyên tắc điều trị
Bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đƣờng đƣợc xếp vào nhóm nguy
cơ tim mạch cao nên nguyên tắc điều trị cơ bản bao gồm [4], [5], [13]:
- Tích cực thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
- Điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài
- Điều chỉnh các rối loạn lipid
- Phối hợp thuốc điều trị càng sớm càng tốt
- Sử dụng insulin trong trƣờng hợp cần thiết nhƣ trong đợt cấp của bệnh mạn

tính, nhồi máu cơ tim...
1.2.4.2. Mục tiêu điều trị
♦ Mục tiêu kiểm soát huyết áp [13].
- Chọn phƣơng thức điều trị có chứng cứ giảm tối đa nguy cơ lâu dài toàn bộ
về bệnh suất và tử suất tim mạch, tử vong chung.
- Xác định ngƣỡng huyết áp ban đầu cần điều trị và đích huyết áp cần đạt
theo cá nhân hóa: dựa vào độ THA, bệnh phối hợp và nhóm tuổi.
- Điều trị kiểm sốt cùng lúc tất cả các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm với
các bệnh đồng mắc theo các khuyến cáo hiện hành
- Xác định các yếu tố cản trở sự tuân thủ điều trị

9


- Đích huyết áp cần đạt đƣợc với bệnh nhân THA mắc kèm ĐTĐ:
+ Nhóm bệnh nhân từ 18 - 64 tuổi: HATT (mmHg): đích trong khoảng 130
đến 120 nếu dung nạp; HATTr (mmHg): < 80 đến 70.
+ Nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi: đích HATT (mmHg): < 140 đến 130 nếu dung
nạp; HATTr (mmHg): < 80 đến 70.
Bảng 1.4: So sánh HA mục tiêu giữa ESC/ESH 2018 và ACC/AHA 2017 [25],[29]
Mục tiêu

ESC/ESH 2018

ACC/AHA 2017

140/90 mmHg, không quá khắt khe

130/80 mmHg, chú trọng cách


về cách đo HA.

đo HA và chẩn đốn chính xác.

HA mục tiêu
chung

Có thể hạ xuống ≤ 130/80 mmHg ở Sử dụng dữ liệu từ các phân tích
hầu hết bệnh nhân (nếu dung nạp

tổng hợp (meta analysis) và các

đƣợc) (IA)

nghiên cứu quan sát.

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều
≥ 65 tuổi

trị THA, HATT mục tiêu khuyến cáo
là 130 -139 mmHg (IA)
Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều

< 65 tuổi

trị THA, HATT mục tiêu khuyến cáo
là 120 -129 mmHg (IA)

♦ Mục tiêu kiểm soát đƣờng huyết, lipid máu [5]
(Mục tiêu kiểm sốt đƣờng huyết, lipid máu đƣợc trình bày ở bảng 1.5)

- Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c < 6,5% (48 mmol/mol)
nếu có thể đạt đƣợc và khơng có dấu hiệu đáng kể của hạ đƣờng huyết và những tác
dụng có hại của thuốc: Đối với ngƣời bị bệnh đái tháo đƣờng trong thời gian ngắn,
bệnh ĐTĐ típ 2 đƣợc điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ
tuổi hoặc khơng có bệnh tim mạch quan trọng.

10


- Mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c < 8%
(64mmol/mol) phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hạ glucose huyết trầm
trọng, lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý
đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
- Nếu đã đạt mục tiêu glucose huyết lúc đói, nhƣng HbA1c còn cao, cần xem
lại mục tiêu glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu ăn.
Bảng 1.5: Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở ngƣời trƣởng thành, khơng có thai
Mục tiêu

Chỉ số

HbA1c

< 7%*

Glucose huyết tƣơng
mao mạch lúc đói,
trƣớc ăn

80 - 130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)*


Đỉnh glucose huyết
< 180 mg/dl (10.0 mmol/L)*
tƣơng mao mạch sau ăn
1-2 giờ
Huyết áp

Tâm thu < 140 mmHg, Tâm trƣơng < 90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp < 130/85-80
mmHg

Lipid máu

LDL cholesterol < 100 mg/dl (2,6 mmol/L), nếu chƣa
có biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol < 70 mg/dl (1,8 mmol/L), nếu đã có
biến chứng tim mạch.
Triglycerides < 150 mg/dl (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol > 40 mg/dl (1,0 mmol/L) ở nam và
> 50 mg/dl (1,3 mmol/L) ở nữ.

* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân.

11


Bảng 1.6: Mục tiêu điều trị đái tháo đƣờng ở ngƣời già
Glucose
Tình trạng

Cơ sở để


HbA1c

sức khỏe

chọn lựa

(%)

huyết lúc

Glucose lúc

Huyết

đói hoặc

đi ngủ

áp

trƣớc ăn

(mg/dL)

mmHg

(mg/dL)
Mạnh khỏe


Còn sống lâu

< 7,5%

90 - 130

90 - 150

< 140/90

< 8%

90 - 150

100 - 180

< 140/90

< 8,5%

100 - 180

110 - 200

< 150/90

Phức
tạp/sức

Kỳ vọng sống


khỏe trung

lâu

bình
Rất phức
tạp/sức
khỏe kém

Khơng cịn
sống lâu

1.2.4.3. Thuốc điều trị trên bệnh nhân THA mắc kèm ĐTĐ [13]
Ngoài việc thay đổi lối sống, ăn uống, tập luyện hợp lý, kiểm sốt các yếu tố
nguy cơ… thì thuốc là 1 yếu tố bắt buộc đối với các bệnh nhân có chỉ định dùng
thuốc.
 Thuốc điều trị THA
Theo khuyến cáo điều trị THA VNHA/VSH 2018 thì bệnh nhân THA mắc
kèm ĐTĐ thuộc đối tƣợng bệnh nhân THA có chỉ định điều trị bắt buộc: Thuốc
đƣợc chỉ định sẽ là: ƢCMC/CTTA + CKCa/LT. ƢCMC, CTTA, CKCa, LT đều có
thể đƣợc dùng và có hiệu quả cho bệnh nhân ĐTĐ, nhƣng ƣu tiên ƢCMC/CTTA
khi có đạm niệu [13].

12


Hình 1.1: Sơ đồ khuyến cáo điều trị THA VNHA/VSH 2018 [13]
* Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) [10]
- Cơ chế tác dụng: ACE có nhiều trong huyết tƣơng và các mô khác, đặc biệt

ở thành mạch, tim, thận, tuyến thƣợng thận, não. ACE xúc tác cho quá trình tạo
angiotensinII – có tác dụng co mạch, tăng giữ Na+ và gây tăng huyết áp. Thuốc ức
chế ACE làm angiotensinII khơng đƣợc hình thành, dẫn đến giãn mạch, tăng thải
Na+ làm hạ huyết áp.
- Tác dụng không mong muốn [10]: Gây ho khan ( hay gặp trên phụ nữ và
ngƣời cao tuổi), tăng kali máu, phát ban, suy thận cấp có thể hồi phục (hiếm gặp),
phù mạch, trên thần kinh nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, dị cảm, loạn cảm.

13


- Chống chỉ định [10]: thai nghén, tăng kali máu (> 5,5 mmol), teo hẹp động
mạch thận 2 bên.
- Ƣu điểm [4],[14]: ƣu tiên hơn với suy tim tâm thu, ĐTĐ, protein niệu. Có
lợi với bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim kèm phân suất tống máu thấp.
* Nhóm chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II (CTTA) [10]
- Cơ chế tác dụng: Do ức chế RAT1 của angotensin II làm mất tác dụng của
angotensin II.
- Tác dụng không mong muốn [10]: tƣơng tự nhƣ ACE, thƣờng nhẹ và
thoảng qua song ƣu điểm hơn là ít gây ho vì khơng làm bất hoạt bradykinin
- Chống chỉ định [10]: Mang thai, tăng kali máu, hẹp động mạch thận
- Ƣu điểm [4],[14]: ít gây ho hơn ƢCMC, có lợi trên bệnh nhân ĐTĐ tup 2
và bệnh nhân suy tim.
* Nhóm chẹn kênh calci (CCB) [10]
- Tác dụng và cơ chế:
+ Trên mạch: làm giãn mạch
Giãn mạch ngoại vi: chủ yếu giãn động mạch, làm giảm sức cản ngoại vi →
hạ huyết áp.
Giãn mạch não, tăng cung cấp oxy cho tế bào thần kinh
Giãn mạch vành, tăng cung lƣợng mạch vành, tăng cung cấp oxy cho cơ tim

+ Trên tim:
Làm giảm hình thành xung động, giảm dẫn truyền và giảm co bóp cơ tim,
giảm nhu cầu oxy có lợi cho bệnh nhân co thắt mạch vành.
Thuốc gắn đặc hiệu vào kênh calci có ở tế bào cơ tim và cơ trơn thành mạch,
phong tỏa kênh không cho Ca++ đi vào trong tế bào nên làm giãn cơ.
Dihydropyridin (DHP) còn ức chế nucleotid phosphodiesterase vòng ở tế bào cơ
trơn, dẫn đến tăng nucleotid vòng gây giãn cơ trơn mạch máu làm giảm huyết áp.
- Tác dụng khơng mong muốn [10]: có thể gây hạ huyết áp quá mức và gây tim
đập nhanh do phản xạ nên có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc não. Phù mắt
cá chân, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nóng đỏ bừng mặt. Tuần hồn: Đánh trống
ngực, tim đập nhanh (xảy ra phổ biến và rất bất lợi, nhiều khi phải bỏ thuốc).
- Chống chỉ định: Bloc nhĩ thất độ 2-3; suy tim (chẹn kênh Ca loại ức chế nhịp tim).

14


- Ƣu điểm [4],[14]: Giảm biến cố tim mạch và tử vong, có tác dụng chống đau thắt ngực.
* Nhóm chẹn beta:
- Cơ chế tác dụng:
Giảm cung lƣợng tim, giảm tiết renin rất có hiệu quả với ngƣời có hoạt tính
renin cao ở huyết tƣơng (da trắng, trẻ tuổi) nên giảm angiotensin II hoạt hóa và
giảm aldosteron. Giảm trƣơng lực giao cảm ở trung ƣơng do đối kháng với β –
adrenergic ở trung ƣơng. Một số thuốc chọn lọc trên β1 – adrenergic, tác dụng trên
β2 – adrenergic của thành mạch rất kém nên ít ảnh hƣởng tới sức cản ngoại biên
hơn. Một số thuốc chẹn β – adrenergic có tác dụng cƣờng giao cảm nội tại của cơ
tim: alprenolol, oxprenolol, pinplol, metoprolol, acebutolol, … nên ngăn bớt đƣợc
sự giảm nhịp tim. Đặc tính này có thể có lợi cho những bệnh nhân có rối loạn về
chức năng nút xoang, về dẫn truyền nhĩ thất và co bóp cơ tim.
- Tác dụng không mong muốn [10]: Nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền nhĩ
thất, suy tim do giảm co bóp cơ tim. Giảm độ nhạy cảm insulin, có thể dẫn đến không

dung nạp glucose. Tăng triglycerid.
- Chống chỉ định [10]: Bloc nhĩ thất độ 2,3. Hen phế quản, bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính.
- Ƣu điểm [4],[14]: Giảm tỷ lệ gặp và tử vong do bệnh tim mạch trên bệnh
nhân trẻ, giảm tỷ lệ tái nhồi máu/đột tử trên bệnh nhân hậu nhồi máu cơ tim.
* Nhóm thuốc lợi tiểu:
- Cơ chế lợi tiểu: làm giảm thể tích huyết tƣơng dẫn đến giảm cung lƣợng
tim và giảm huyết áp.
- Chống chỉ định [10]: bệnh gút (lợi tiểu thiazide); Suy thận, kali máu cao
(lợi tiểu kháng aldosterone).
- Ƣu điểm [4],[14]: Giảm các nguy cơ gặp bệnh tim mạch và tử vong, dung
nạp trên đa số các bệnh nhân, có lợi trên bệnh nhân suy tim, suy thận.
* 1 số nhóm thuốc chính và liều dùng: phụ lục 3
* Sự phối hợp thuốc THA: Phối hợp thuốc để cải thiện kiểm soát huyết áp
giúp đạt đƣợc mục tiêu điều trị, giảm biến chứng tim mạch của bệnh nhân.
Khuyến cáo năm 2018 của Hội tim mạch học Việt Nam đã đƣa ra chiến lƣợc
thuốc điều trị THA đƣợc thể hiện trong bảng 1.7.

15


Bảng 1.7: Chiến lƣợc thuốc điều trị THA [13]

Theo đó: khuyến cáo phối hợp thuốc cho hầu hết bệnh trong điều trị ban đầu, ƣu
tiên ƢCMC hoặc CTTA với CKCa hoặc lợi tiểu.
Lợi tiểu
(thiazide, thiazide-like)

Chẹn bêta đƣa vào liệu trình nếu có chỉ định bắt buộc đối
với chẹn bêta


Chẹn Kênh
Canxi

ƢCMC
hoặc CTTA

Hình 1.2. Chiến lƣợc kết hợp thuốc [13]

16


 Thuốc điều trị ĐTĐ

THA có thể là một trong những biến chứng mạn tính ở bệnh nhân ĐTĐ.
THA cũng làm cho tiến triển của bệnh ĐTĐ diễn ra nhanh hơn và trầm trọng hơn.
Ngồi u cầu phải kiểm sốt đƣợc huyết áp, mục tiêu kiểm sốt đƣờng huyết cũng
đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Nếu để tình trạng đƣờng huyết tăng cao trong thời
gian dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
* Lựa chọn thuốc và phƣơng pháp điều trị ĐTĐ típ 2 [5].
Giảm cân nếu thừa cân + dinh dƣỡng + luyện tập +/- Metformin

Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c
Luyện
tập
dinh
dƣỡng
theo
khuyến
cáo


Metformin nếu chƣa dùng, hoặc Metformin + nhóm thuốc khác (có thể
là thuốc viên hoặc insulin, đồng vận thụ thể GLP-1)
Sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c

Metformin + 2 thuốc nhóm khác
Sau 3 tháng khơng đạt mục tiêu HbA1c
Thuốc viên+ insulin tiêm nhiều lần +/- thuốc khơng phải insulin

Hình 1.3: Sơ đồ lựa chọn thuốc và phƣơng pháp điều trị đái tháo đƣờng típ 2
Các loại thuốc điều trị ĐTĐ lần lƣợt là: Metformin, thuốc ức chế kênh đồng
vận chuyển natri-glucose (SGLT2i), sulfonylurea, glinides, pioglitazon, ức chế
enzym alphaglucosidase, ức chế enzym DPP- 4, đồng vận thụ thể GLP-1, insulin.
- Các yếu tố cần xem xét khi chọn lựa điều trị:
+ Hiệu quả giảm glucose huyết
+ Nguy cơ hạ glucose huyết: sulfonylurea, insulin
+ Tăng cân: Pioglitazon, insulin, sulfonylurea
+ Giảm cân: GLP-1 RA, ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose

17


×