Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TĂNG CƯỜNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.8 KB, 9 trang )

Một số giải pháp cơ bản củng cố, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay
Mở đầu
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được
hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước; là cội nguồn sức
mạnh giúp dân tộc ta luôn đứng vững, khẳng định và phát triển trước các thế lực
ngoại bang hùng hậu ln lâm le, tìm cách thơn tín nước ta. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy cao độ trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc trước kia cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện
nay.
1. Một số vấn đề về Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay được hiểu là sự gắn kết tất cả
các thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, không chia dân tộc, tôn giáo,
đảng phái, giai cấp, tầng lớp, giới tính, lứa tuổi, vùng miền, là người Việt Nam ở
trong nước hay định cư ở nước ngoài, hết thảy các lực lượng thành một khối thống
nhất, vững chắc, ổn định, lâu dài tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Cơ sở của xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về vai trò quyết định
của quần chúng nhân dân trong lịch sử, tư tưởng “Đại đồn kết” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đồng thời thấm nhuần sâu sắc đạo lý “dân là gốc”, phát huy truyền
thống cố kết dân tộc trong q trình dựng nước và giữ nước của ơng cha ta. Đại
đoàn kết cũng dựa trên cơ sở kết hợp đúng đắn độc lập dân tộc với lý tưởng
XHCN, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt
không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn xác định xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược, sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng
KKD


2017


2
Việt Nam, văn kiện Đại hội XII khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường
lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được khẳng định trong suốt
chiều dài lịch sử. Nhờ có sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mà chúng ta luôn
đương đầu và giành thắng lợi trước các thế lực ngoại xâm phương bắc bảo vệ vững
chắc bờ cõi nước nhà. Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua các giai đoạn cách
mạng dân tộc ta đã xây dựng được khối đại đồn kết thống nhất “mn người như
một” tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ quốc
xâm lược giành thắng lợi hết sức vẻ vang, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ “độc lập,
thống nhất dân tộc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Thành tựu to lớn có ý nghĩa
lịch sử của chặng đường 30 năm đổi mới: Đất nước thốt khỏi tình trạng nghèo
nàn, lạc hậu; kính tế phát triển khá; đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện; đất nước mở của và ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng; vị thế của Việt
nam không ngừng được khẳng định…. Đó là thể hiện đường lối cách mạng đúng
đắn của Đảng trong đó có chiến lược xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thế giới tiến sâu vào nền
kinh tế tri thức trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học, công nghệ 4.0 diễn ra
mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa xuất hiện những điều kiện mới vừa mang đến thời cơ thuận lợi nhưng
cũng kèm theo nhiều thách thức khó khăn, các thế lực thù địch ra sức đẩy mạnh
thực hiện âm mưu “Diễn biến hịa bình”, “bạo loạn lật đổ”, kích động tư tưởng ly
khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta, u cầu có
mơi trường hịa bình, ổn định, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để thực
hiện mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, cơng bằng, dân chủ, văn

minh” địi hỏi hơn bao giờ hết càng phải củng cố, xây dựng và phát huy tình thần
đại đồn kết tồn dân tộc để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó.


3
Trong những năm qua, chúng ta đã nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp
tập hợp, chăm lo và phát huy tốt khối đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam
trong ông cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, “… sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức
mạnh của nhân dân. Chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi
cơ cấu xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có chủ trương
phù hợp. Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền
và lợi ích hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa được kịp thời thể chế
hóa, hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc”. Mặt khác, các
thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tông giáo, dân chủ, nhân quyền,
khoét sâu vào những hạn chế như tình trạng ơ nhiễm mơi trường, giải quyết chưa
thỏa đáng trong quá trình đền bù giải tỏa, tái định cư, đặc biệt là vấn đề tham
nhũng, lợi ích nhóm, phân hóa giàu nghèo trong xã hội diễn ra ngày càng sâu
sắc…. để kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, tông giáo, tụ tập đông người
bất hợp pháp, bạo loạn, làm mất ổn định chính trị - xã hội, làm cho khối đại đồn
kết tồn dân tộc có nguy cơ rạn nứt, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tiêu biểu như vấn đề tôn giáo ở
Nghệ An, Hà Tĩnh 2017, hoặc biểu tình, gây rối, bạo loạn ở Bình Thuận mới đây,
hoặc đã xuất hiện hiện tượng chia rẽ, thù hằn dân tộc, tông giáo diễn ra ngày càng
sâu sắc trên mạng xã hội…..
2. Một số giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết tồn dân tộc.
Trước u cầu và địi hỏi mới, để tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, Tăng cường đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện
nay. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc tăng cường và phát huy khối đại

đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa hiện nay. Năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Ðảng, hiệu
lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai trò phản biện xã hội và tập hợp lực lượng
của Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị, xã hội được nâng cao chẳng những


4
quyết định sự ổn định, phát triển của xã hội, đất nước mà còn củng cố vững chắc
niềm tin của các giai cấp, dân tộc, các tầng lớp nhân dân làm cho sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc ngày càng phát triển.
Cần tăng cường đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị theo hướng tinh,
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trách chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Đảng ta
là đảng cầm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo toàn bộ xã hội, đại diện
cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Để xây
dựng Đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc, đòi hỏi Đảng
phải tiếp tục đổi mới và nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống
chính trị, đặc biệt là đối với Nhà nước và Mặt trận tổ quốc; hoàn thiện cơ chế lãnh
đạo; quan tâm chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy vai trò
làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực đời sống.
Để Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự là nhà nước “của dân, do
dân và vì dân”, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp, “bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”;
pháp luật phải ghi nhận và thể chế hóa đầy đủ quyền con người, quyền công dân và
bảo đảm về mặt pháp lý để mọi thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích
hợp pháp cũng như kiểm sốt quyền lực của mình. Ðó là cái gốc của sự đồn kết
cộng đồng dân tộc và đồng thuận xã hội.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần đổi mới theo hướng thực hiện
tốt hơn vai trò đại diện cho lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân; thực hiện
tốt chức năng giám sát hoạt động của nhà nước, phản biện xã hội; là tiếng nói của
nhân dân, “cầu nối” giữa Đảng với dân, góp phần làm cho mối liên hệ giữa Đảng,

Nhà nước với nhân dân ngày càng khăng khít, đảm bảo “ý Đảng” ln hợp với
“lịng dân”; thực sự là mặt trận tập hợp, vận động, tuyên truyền, xây dựng, phát
huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, Giải quyết hài hịa lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, lợi ích
cá nhân và lợi ích xã hội. Vấn đề lợi ích là yếu tố quan trọng đầu tiên, có tính tiên
quyết bảo đảm thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc


5
lần thứ XII khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết
hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành
quả của công cuộc đổi mới”
Ở nước ta gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, thành phần, lược lượng xã hội. Một
xã hội ổn định, đoàn kết, phát triển phải dựa vào các giai tầng xã hội, trong đó và
trước hết là giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân, đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, đội
ngũ này đang gặp nhiều khó khăn thách thức trên nhiều phương diện. Giai cấp
công nhân nước ta tăng nhanh về số lượng, nhưng trình độ học vấn, chun mơn,
kỹ năng nghề nghiệp còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước. Giai cấp nông dân đời sống vật chất và tinh thần còn thấp, tỷ lệ
hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch
giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn
đề xã hội bức xúc; tại một số vùng nông thôn, mối quan hệ cộng đồng cổ truyền bị
xói mịn, tệ nạn xã hội gia tăng, dân chủ cơ sở chưa được phát huy đúng mức, an
ninh trật tự diễn biến phức tạp đã gây nhiều bức xúc, tiềm ẩn bất ổn trong xã hội
nông thơn. Các chính sách đối với đội ngũ trí thức thiếu đồng bộ, mang nặng tính
hành chính, thiếu những chính sách động viên và phát huy khả năng cống hiến của
trí thức vào việc tham gia giải quyết các vấn đề trọng yếu của quốc gia. Các chính
sách cụ thể về việc làm, tiền lương, tiền thưởng, tôn vinh... chưa thật sự trở thành

động lực thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của trí thức… Điều đó chứng tỏ rằng,
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân
chưa thật bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới. Lòng tin vào Đảng,
Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân chưa vững chắc, phần vì đời sống
cịn nhiều khó khăn, phần vì bất bình trước những bất cơng xã hội và tình trạng
tham nhũng, quan liêu, lãng phí cịn khá phổ biến và nghiêm trọng, kỷ cương phép
nước nhiều lúc, nhiều nơi khơng nghiêm, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, trật tự
an tồn xã hội cịn phức tạp. Các vụ khiếu kiện đơng người vẫn cịn, có lúc, có nơi


6
rất gay gắt. Việc tập hợp nhân dân của Mặt trận và các đồn thể, các tổ chức xã hội
cịn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi, ở một số vùng có đơng đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc
thiểu số... Cho nên, thực chất của việc “kết hợp đúng đắn các lợi ích” của các chủ
thể nêu trên chính là q trình phát hiện và giải quyết đúng đắn mâu thuẫn (dù
không đối kháng) giữa các nhu cầu, lợi ích... thường nảy sinh trên nhiều lĩnh vực.
Phát hiện, giải quyết kịp thời và đúng đắn các mâu thuẫn đó sẽ tạo ra tổng hợp
động lực căn bản nhất cho sự củng cố, phát triển liên minh - cơ sở của đại đoàn kết
toàn dân tộc. Cơ sở này đặt ra từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng
chung của giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân, đội ngũ trí thức và của tồn dân
tộc trong q trình đi tới giải phóng con người, giải phóng xã hội khỏi chế độ tư
hữu, áp bức, bóc lột, bất cơng, nghèo nàn và lạc hậu.
Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; quan
tâm phát triển giai cấp công nhân cả số lượng và chất lượng; không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu
số, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ kháng chiến cũ, các vùng
chiến lược, vùng tôn giáo. Có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài của
đất nước. Tạo thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát
triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực để cống hiến cho đất nước. Thực hiện tốt chính sách

bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng; hoàn thiện chính sách
pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp
của các tôn giáo. Đối với đồng bào định cư ở nước ngồi, cần có chính sách hỗ trợ
bà con ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác hữu
nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; đồng thời, cần có cơ chế, chính sách
thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ba là, Đẩy mạnh dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, bảo đảm quyền làm
chủ thực sự của nhân dân. Dân chủ mà chúng ta hướng tới là nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, ở đó quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, thực hiện cơng bằng và bình đẳng xã hội. Dân chủ vừa là


7
mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Thực hiện và phát huy tốt quyền
làm chủ của nhân dân sẽ tạo nên sự đồng thuận của xã hội. Dân chủ và đồng thuận
xã hội là cơ sở để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cần quán triệt và nhận thức đúc đắn, sâu sắc vai trò của dân chủ trong xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên,
cơng chức. Từ đó thực hiện nghiêm mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà
nước về phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Trước hết, cần thực hiện dân chủ trong Đảng, bộ máy nhà nước và các đồn
thể xã hội, khơng ngừng nâng cao hiệu quả vận hành của cả hệ thống chính trị.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong
Đảng; mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật Nhà nước.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế để thực hiện “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật, kỷ cương xã hội. Đẩy mạnh thể chế hóa, cụ thể
hóa đường lối, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật để mỗi người dân được
bày tỏ nguyện vọng, tham gia thảo luận, góp ý những vấn đề quan trọng của đất

nước; tham gia phát triển kinh tế; sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh
thần. Các văn bản quy phạm pháp luật thực thi chính sách về khối đại đồn kết dân
tộc một mặt phải mang lại và bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mọi
giai cấp, dân tộc, lực lượng xã hội, thành phần kinh tế, đồng thời phải phát huy
được sức mạnh của mọi thành viên trong xã hội cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Nhà nước cần có chính sách quan tâm mọi mặt đối với các tầng lớp, giai
cấp trong xã hội, nhất là chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có
cơng với cách mạng, người nghèo, tạo điều kiện để họ khắc phục khó khăn, đảm
bảo cuộc sống, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, âm mưu, hành động
của các thế lực thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


8
Các thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến
hịa bình”, kết hợp với“bạo loạn lật đổ” với âm mưu ngày càng tinh vi, sảo quyệt.
Chúng thường lợi dụng những vấn đề nhạy cảm như: vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân
chủ, nhân quyền, vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ quan liêu, tham nhũng, những yếu
kém trong lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước… làm nhân dân
mất lòng tin vào chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra mâu thuẫn dẫn
đến xung đột xã hội, làm suy yếu và lật đổ chế độ ta.
Vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm
mưu, thủ đoạn nham hiểm, thâm độc của các thế lực thù địch, nâng cao tinh thần
cảnh giác đối phó, khơng để bị lợi dụng, mua chuộc, kích động. Kiên quyết đấu
tranh chống các quan điểm sai trái như dân chủ phi giai cấp, dân chủ vô hạn độ, vô
nguyên tắc, dân chủ cực đoan; tách rời dân chủ với quyền lợi và nghĩa vụ; lợi dụng
các vấn đề dân chủ, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, những hạn chế yếu kém của nhà
nước để chống phá chế độ; coi thường kỷ cương phép nước…Đẩy mạnh phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội đi đơi với ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí. Đổi mới cơ chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở hành lang pháp

lý để đấu tranh đẩy lùi những nhân tố gây ảnh hưởng, làm bất ổn xã hội, chia rĩa
khối đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng, công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta.
Kết luận
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta ln xác định xây dựng khối đại đồn kết toàn
dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam và là nguồn sức mạnh,
động lực chủ yếu có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, của mọi cấp, mọi ngành và của toàn dân. Cần tiếp tục
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để bổ sung, hoàn chỉnh những vấn đề cơ bản
về xây dựng, củng cố, hoàn thiện và phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh


9
thổ, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.



×