Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những bệnh “kị” sữa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.17 KB, 5 trang )

Những bệnh “kị” sữa


Giàu dinh dưỡng nhưng sữa và các sản phẩm từ sữa không phải lúc
nào cũng là lựa chọn số 1 cho tất cả mọi người. Có một số bệnh mà uống sữa
không những không có lợi cho sức khoẻ cơ thể mà còn làm tình trạng bệnh
trở nên trầm trọng.


1. Thiếu máu do thiếu sắt
Cơ thể chỉ hấp thụ các chất sắt có trong thực phẩm khi được hệ tiêu hoá xử
lý và chuyển thành loại khoáng chất đặc trưng của cơ thể. Đối với các bệnh nhân
thiếu máu do thiếu sắt, khi uống sữa, loại khoáng chất đặc trưng này sẽ kết hợp với
các thành phần muối canxi và phốt pho có trong sữa bò tạo thành hợp chất hoá học
có tính hoà tan. Điều này không có lợi cho việc hấp thụ sắt của cơ thể.

2. Viêm thực quản

Ở những bệnh nhân mắc chứng viêm thực quản, thành phần chất béo trong
sữa có thể dẫn tới hiện tượng co hẹp thực quản, từ đó làm ra tăng sự hồi lưu trong
hoạt động của dạ dày cũng như đường ruột.



3. Bệnh nhân phẫu thuật vùng bụng

Những người vừa trải qua phẫu thuật vùng ổ bụng thường có hiện tượng bị
đầy hơi. Nếu uống sữa sớm, các chất béo và prôtêin có trong sữa rất khó tiêu hoá
và dễ lên men. Do vậy càng ảnh hưởng tới nhu động của ruột, làm tình trạng đầy
bụng khó tiêu trở càng trở nên trầm trọng.


4. Đau dạ dày

Sự lên men của sữa sau khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các axit và men tiêu
hoá có sẵn trong dạ dày. Do đó sẽ gây kích ứng các chỗ viêm loét hoặc lớp niêm
mạc trong thành dạ dày, làm cảm giác đau càng tăng lên.

5. Viêm túi mật, viêm tuyến tuỵ

Để phân giải và chuyển hoá thành phần chất béo và prôtêin của sữa đòi hỏi
phải có sự làm việc “hết mình” của mật và tuyến tuỵ. Khi bạn mắc các bệnh như
viêm túi mật hoặc viêm tuyến tuỵ, sữa sẽ là “thách thức” lớn nhất cho sức khoẻ cơ
thể.

×