Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 31 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ninh Thuận, ngày 10 tháng 12 năm 2011

TÓM TẮT NỘI DUNG CHỦ YẾU
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
Để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới đạt
tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các tỉnh
trong khu vực và cả nước, đòi hỏi chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
phải có tầm nhìn chiến lược, với cách tiếp cận mới, tạo sự khác biệt mang tính cạnh
tranh cao, đón nhận những yếu tố mới, những giá trị mới của quá trình tồn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, từ đó tạo động lực bứt phá cho phát triển
nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua và được sự đồng ý của Thủ tướng
Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Thuận đã thuê tư vấn nước ngoài (Tập đoàn Monitor
của Mỹ và Arup của Anh) lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2020, đây là các Tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới, có uy tín
và kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển cho hơn 120 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới.
I. Những nét mới về phương pháp luận và phương thức tiếp cận trong
nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2020:
Môi trường kinh tế vi mơ — “Mơ hình kim cương”

1



1. Về phương pháp luận nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh theo “mơ hình kim cương” là phương pháp tiếp cận mới, phân tích khả
năng cạnh tranh và triển vọng phát triển các ngành kinh tế trong tỉnh, dựa trên phân
tích và dự báo trên 4 mảng chính là các điều kiện đầu vào về yếu tố sản xuất; khả
năng cạnh tranh; các ngành hỗ trợ phát triển; dự báo về cung cầu thị trường của các
nhóm ngành và các doanh nghiệp; đồng thời phân tích, đánh giá các tác động của
mơi trường đầu tư cấp tỉnh và hệ thống thể chế, cơ chế chính sách của quốc gia đến
các ngành kinh tế, để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển trong tương lai.
2. Về phương pháp tiếp cận trong xây dựng quy hoạch là tiếp cận từ phương
pháp thu hẹp khoảng cách chênh lệch GDP/người để đề xuất các luận chứng về tăng
trưởng, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh là động lực quan trọng để thúc đẩy
phát triển kinh tế, đây là phương pháp tiếp cận mới phù hợp với xu hướng nghiên
cứu chiến lược của các quốc gia trên thế giới hiện nay.
Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng

Một vấn đề mới trong nội dung Quy hoạch của Monitor là đề xuất khả năng
huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch, thông qua việc chỉ rõ danh mục dự
án đầu tư và lộ trình triển khai thực hiện cụ thể, đồng thời tiếp cận các nhà đầu tư
tiềm năng ngay trong quá trình lập quy hoạch, là nét mới nhằm bảo đảm tính khả thi
của Quy hoạch.
Xuất phát từ cách tiếp cận mới, trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát
triển dựa vào năng lực cạnh tranh để luận chứng phát triển các nhóm ngành ưu tiên
theo quy trình 2 bước, lựa chọn từ 34 nhóm ngành có lợi thế trên thế giới, lựa chọn
được 21 nhóm ngành kinh tế có tiềm năng triển vọng của Việt Nam và xác định ra 6
nhóm ngành kinh tế trụ cột của tỉnh Ninh Thuận để quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, gồm 4 nhóm ngành cơ bản: (1)
Năng lượng sạch, (2) Du lịch, (3) Nông lâm thủy sản, (4) Sản xuất chế biến và 2
nhóm ngành phụ trợ: (5) Giáo dục - đào tạo, (6) Xây dựng và kinh doanh bất động
sản.

2


3


4


II. Các yếu tố và điều kiện phát triển của Ninh Thuận trong giai đoạn
tới:
5


1. Những lợi thế và cơ hội phát triển:
(1) Lợi thế về vị trí địa kinh tế - chính trị:
Tỉnh Ninh Thuận đang ở mức phát triển thấp như hiện nay, cho phép tỉnh có
cơ hội tận dụng lợi thế của các xu hướng quốc tế, quốc gia và khu vực, chẳng hạn
như về bảo vệ mơi trường và tính bền vững.
Nằm liền kề với Cam Ranh, nơi có sân bay quốc tế cách 60 km, Ninh Thuận
cịn có các trục giao thông nối liền với Tây Nguyên và cả nước (quốc lộ 1A, 27,
đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang,...) và ở trong bối cảnh phát triển
mới của hội nhập kinh tế quốc tế với cách nhìn mới về vị trí của Ninh Thuận trong
Chiến lược biển Việt Nam thì lợi thế này là điều kiện để Ninh Thuận tham gia mạnh
vào hội nhập kinh tế quốc tế, đưa Ninh Thuận trở thành một đầu mối kinh tế của
vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

(2) Lợi thế về tiềm năng biển, điều kiện để phát triển những ngành, lĩnh vực
kinh tế biển mang tính đặc thù của Ninh Thuận và khu vực miền Trung.
Nằm trong vùng khí hậu khơ hạn nhất cả nước, ven biển có nhiều điều kiện

làm dịch vụ cảng biển ở phía Bắc và phía Nam tỉnh với nhiều đồi núi lan ra sát biển
và Vườn Quốc gia Núi Chúa, ngoài biển có nhiều khu vực có rạn san hơ; Ninh
Thuận là nơi có điều kiện sản xuất muối cơng nghiệp quy mơ lớn nhất cả nước, trữ
lượng lớn về khống sản làm vật liệu xây dựng và Titan.
Đó là những điều kiện để Ninh Thuận phát triển về phía Đơng và phía Tây
với các ngành kinh tế biển đặc thù như cảng biển và dịch vụ cảng biển, công nghiệp
biển (vật liệu xây dựng, khai thác Titan), sản xuất muối, phát triển du lịch biển gắn
với du lịch leo núi và du lịch trên cát của vùng khô hạn, dịch vụ cho khai thác đánh
6


bắt thủy sản xa bờ; phát triển cây neem, nho, giống cây trồng và giống nuôi trồng
thủy sản,...
(3) Trên địa bàn có nhiều cơng trình quy mơ lớn tầm quốc gia được triển khai
trong thời gian tới như dự án cảng Dốc Hầm, điện gió, điện hạt nhân, quy hoạch
khơi phục đường xe lửa Đà Lạt - Tháp Chàm. Với lợi thế của tỉnh phát triển sau, rút
kinh nghiệm của các tỉnh đi trước, Ninh Thuận sẽ có điều kiện xây dựng chiến lược
phát triển tỉnh theo hướng “xanh, sạch”, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,
trở thành những “điểm nhấn” và tạo sự lan tỏa phát triển trong tỉnh và khu vực Miền
Trung.
(4) Trên địa bàn Ninh Thuận, có nhiều cơng trình văn hóa, các di tích lịch sử
đang được bảo tồn, nhiều lễ hội văn hóa đặc thù của dân tộc Chăm được gìn giữ. Đó
là những giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, những vốn quý, góp phần
quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội
nói chung.
(5). Trong thời gian qua, nhất là thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
của địa phương giai đoạn 2001 - 2010, nhiều cơng trình, dự án có quy mơ lớn,
những cơng trình động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được
triển khai theo quy hoạch, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được cải thiện,
nhiều cơng trình đầu tư đã được phát huy hiệu quả, nhất là các cơng trình thủy lợi,

giao thơng. Đó là nền tảng và cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai
đoạn 2011 - 2020.
Những cơ hội mới cho phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới:
(1) Sự cam kết, hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả và ngày càng nhiều hơn của
Trung ương.
(2) Chủ trương phát triển một số cơng trình trọng điểm quốc gia tăng tính kết
nối phát triển vùng như đường sắt cao tốc Bắc Nam, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn
TP.HCM đi Nha Trang, đặc biệt là tuyến đường cao tốc từ sân bay quốc tế Cam
Ranh đến thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
(3) Nâng cấp sân bay Cam Ranh trở thành cảng hàng không quốc tế, chính
thức hoạt động vào cuối năm 2009.
(4) Quốc hội đã có chủ trương đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu
tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận, trong đó nhà máy số 1 sẽ được khởi cơng vào
năm 2014 và vận hành thương mại vào năm 2020.
(5) Tuyến đường ven biển đang được triển khai đầu tư theo cơ chế đặc thù
đầu tư nhanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Hạn chế và thách thức trong quá trình phát triển của tỉnh:
Hạn chế lớn nhất trong quá trình phát triển của Ninh Thuận trong các năm
qua, đó là tiềm năng của tỉnh chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả, thể hiện:
(1) Tính kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM và Đà Nẵng còn
hạn chế, và Ninh Thuận vẫn là một trong những tỉnh khó khăn nhất trong khu vực
7


Nam Trung bộ và cả nước, đến năm 2010, GDP bình quân đầu người mới bằng 52%
mức trung bình của cả nước.
(2) Chưa khai thác tốt các điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh để phát triển
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển và năng lượng sạch.
(3) Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển, chất lượng nguồn
nhân lực tại chỗ còn thấp là những thách thức trước mắt và lâu dài đối với tỉnh; cơ

hội việc làm chưa hấp dẫn so với các tỉnh trong khu vực để thu hút lao động có trình
độ và tay nghề cao, đặc biệt là thu hút con em trong tỉnh đã được đào tạo ở các tỉnh,
thành phố lớn về lại tỉnh làm việc.
(4) Công tác qng bá hình ảnh của Ninh Thuận cịn hạn chế.
(5) Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông,
mật độ giao thông đường bộ trong tỉnh còn thấp, mới chỉ bằng 1/3 so với mức trung
bình của cả nước, tính kết nối không cao đến các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh,
các vùng kinh tế cịn khó khăn, miền núi, vùng sâu.
(6) Hệ thống đào tạo nghề hạn chế, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu
cho phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh,
nhất là năng lượng sạch, công nghiệp và du lịch.
(7) Môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh tuy có được cải thiện nhưng cịn
thấp so với cả nước, phần nào đã cản trở quá trình thu hút đầu tư vào tỉnh, năm 2010
chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh xếp thứ 41/63 so với các tỉnh thành phố của cả
nước; đặc biệt là các chỉ số thấp hơn trung bình của quốc gia đó là chỉ số về chi phí
thâm nhập thị trường, tiếp cận đất đai, dịch vụ phát triển kinh tế tư nhân, chi phí
thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.
(8) Thiếu chiến lược đầu tư phát huy hiệu quả kết nối liên kết vùng Nam
Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như đầu tư phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp để kết nối dọc hành lang Quốc lộ 27 và 27B với Đà Lạt - Lâm Đồng,
đầu tư phát triển du lịch vùng phía Bắc của tỉnh kết nối với Cam Ranh - Khánh Hòa,
đầu tư phát triển năng lượng và cơng nghiệp ở phía Nam tỉnh để kết nối với Bình
Thuận và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
3. Những khó khăn và thách thức của cả nước mà Ninh Thuận phải đối
mặt trong quá trình phát triển:
- Những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật và nhanh chóng của cả nước
trong tiến trình đổi mới, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch ngày càng xa giữa các
địa phương có điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế với các tỉnh khó khăn, kém
thuận lợi hơn như Ninh Thuận, ít có cơ hội để tiếp cận thời cơ phát triển để rút ngắn
được khoảng cách; vì vậy địi hỏi Ninh Thuận phải tăng cường tính kết nối với các

thành phố lớn, các thị trường lớn đông dân cư.
- Giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển đó là: Cải cách nền hành chính,
cải thiện mơi trường kinh doanh và đầu tư; cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

8


- Giải quyết tốt khoảng cách phân hóa giàu nghèo ngày càng dỗn ra trong
q trình phát triển, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số cịn nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở hạ tầng, địa lý, thu nhập dân cư và ít có cơ
hội tiếp cận được với các dịch vụ xã hội.
4. Vị thế của Ninh Thuận trong tổng thể của cả nước và của vùng Miền
Trung:
(1) Ninh Thuận đã có những đóng góp một phần nhỏ đối với cả nước; là một
tỉnh có quy mơ nhỏ, chiếm 0,65% về dân số và 1,01% diện tích lãnh thổ và đóng
góp khoảng 0,34% vào GDP cả nước. GDP/người của tỉnh bằng 52% bình quân cả
nước.
(2) Trong vùng Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận là tỉnh cịn nhiều khó khăn
trong phát triển. Đến cuối năm 2009, chiếm khoảng 3,5% về diện tích, 3% về dân
số, Ninh Thuận đóng góp khoảng 2,1% GDP của vùng. GDP/người bằng 68,5%
mức bình quân chung của vùng.
Đối với tiểu vùng cực Nam Trung Bộ (gồm 4 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận,
Phú n, Khánh Hồ), mặc dù dân số của Ninh Thuận chiếm 15%, diện tích chiếm
15,7% nhưng quy mô GDP chỉ chiếm 8,7% GDP của tiểu vùng này, GDP bình quân
đầu người mới bằng 57,8% so với mức bình quân của tiểu vùng.
(3) So sánh một số chỉ tiêu của Ninh Thuận với các tỉnh trong vùng miền
Trung và tỉnh Lâm Đồng thấy rằng: Về quy mô dân số, diện tích, GDP và thu ngân
sách trên địa bàn của tỉnh Ninh Thuận đều xếp cuối cùng hoặc gần cuối cùng trong
các tỉnh miền Trung và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.

Vì vậy, trong giai đoạn tới Ninh Thuận phải có bước phát triển bứt phá để
tránh tụt hậu xa hơn so với các địa phương trong vùng và cả nước.
III. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020:
1. Quan điểm phát triển:
(1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung,
quy hoạch các ngành và lĩnh vực.
(2) Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển và năng
lượng tái tạo hình thành các sản phẩm mũi nhọn và vùng động lực tạo bước chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của
nền kinh tế; tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng và cả nước; đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
(3) Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao; bảo tồn, phát huy, phát triển nền văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh.
(4) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống
chính trị và nền hành chính vững mạnh, tăng cường quốc phịng an ninh, giữ vững
ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội.
9


2. Mục tiêu phát triển:
a) Tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030:
- Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai;
phát triển theo mơ hình “tăng trưởng kinh tế gia tốc” dựa trên 4 giải pháp trụ cột là
nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, phát triển thương
hiệu và tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy các cơ quan
hành chính Nhà nước của tỉnh.
- Xây dựng mơi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống, có tính cạnh tranh

cao, có mơi trường sống tốt, thân thiện với mơi trường, tăng cường khả năng ứng
phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung triển khai có hiệu quả
chương trình phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần thực hiện mục tiêu Thiên
niên kỷ và Chương trình nghị sự tồn cầu về mơi trường.
- Phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm tính cân đối chung giữa tăng
trưởng nhanh và phát triển bền vững; giữa đơ thị hóa nhanh với đầu tư đồng bộ kết
cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm kết hợp đan xen giữa tính
hiện đại với phát huy văn hóa truyền thống.

Uư tiên phát triển 04 Chương trình kinh tế trọng điểm:
(1) Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm sản xuất năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo của cả nước, trung tâm sản xuất muối lớn nhất cả nước.

10


(2) Phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành trọng điểm của Quốc gia và khu
vực, với chất lượng cao, là điểm đến sang trọng, thu hút khách du lịch thuộc tầng
lớp giàu có của Việt Nam và du khách quốc tế.
(3) Phát triển mạnh ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống, có
thương hiệu mạnh và được ưa chuộng trên thế giới và khu vực Châu Á.
(4) Xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm đào tạo có chất lượng cao về
giáo dục khoa học - cơng nghệ, tập trung vào lĩnh vực năng lượng sạch.
b) Mục tiêu tổng quát giai đoạn đến năm 2020:
Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai, có
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, mơi trường đầu tư kinh doanh thơng thống, có
khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phịng, tránh thiên tai; kinh tế phát triển
nhanh và bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo
vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phịng an ninh, giữ vững ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16
-18%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 19 - 20%/năm. GDP/người của
Ninh Thuận vào năm 2015 đạt 1.400 USD, bằng 70% so với mức bình quân chung
của cả nước, đến năm 2020 đạt 2.800 USD bằng 87,5% bình quân chung cả nước.
Cơ cấu kinh tế theo GDP với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; nông - lâm - thủy
sản; dịch vụ vào năm 2015 là 40%; 25% và 35 %; năm 2020 là 52%; 20% và 28%.

c) Các khâu đột đột phá:
Một là: Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, mà trọng tâm là nâng cao hiệu
quả hoạt động Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO), tạo môi trường đầu tư, kinh
11


doanh thơng thống, nhằm khai thác tốt nhất nội lực và thu hút tối đa ngoại lực cho
đầu tư phát triển.
Hai là: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường giao thông kết
nối, mà trọng tâm là tuyến đường ven biển, cần có cơ chế đặc thù để đầu tư nhanh
và tuyến đường cao tốc từ sân bay quốc tế Cam Ranh đến thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm.
Ba là: Đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai liên kết với các trường Đại học,
các Trung tâm đào tạo có thương hiệu, có uy tín trong và ngồi nước để thành lập và
đưa vào hoạt động các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và khu
vực Nam Trung Bộ - Tây nguyên.
3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên
3.1. Định hướng phát triển các nhóm ngành trụ cột:
Quy hoạch phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới dựa trên 6 cụm ngành kinh
tế trụ cột, gồm: 4 cụm ngành cơ bản: (1) Năng lượng sạch, (2) Du lịch, (3) Nông

lâm thủy sản, (4) Sản xuất chế biến và 2 ngành phụ trợ là (5) Giáo dục - đào tạo, (6)
Xây dựng và kinh doanh bất động sản. Theo đó 6 cụm ngành trụ cột có vị thế cực
kỳ quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh, với mục tiêu phấn đấu đến năm
2020, 6 cụm ngành này đóng góp 91% GDP và giải quyết 85% nhu cầu lao động
của toàn tỉnh, định hướng phát triển cụ thể của từng cụm ngành như sau:
3.1.1. Phát triển nhóm ngành năng lượng:
Mục tiêu là xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả
nước, mà trọng tâm là điện hạt nhân và năng lượng tái tạo. Phấn đấu đến năm 2020
cụm ngành này đóng góp 11% GDP của tỉnh và giải quyết 5 - 8% nhu cầu năng
lượng quốc gia, chiếm 8% lao động xã hội.
Các định hướng chính về phát triển cụm ngành cơng nghiệp năng lượng:
- Ngồi nguồn lực Trung ương đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh
Thuận với quy mô công suất mỗi nhà máy 4.000 MW, đây là nhiệm vụ hết sức quan
trọng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Quốc gia.
+ Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1: Tại xã Phước Dinh, huyện Thuận
Nam, tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện tích chiếm đất trên đất liền là 540 ha và 310 ha
diện tích mặt nước biển. Khởi cơng nhà máy vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên
của nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được vận hành thương mại vào năm
2020.
+ Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2: Tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải,
huyện Ninh Hải; có diện tích chiếm đất khoảng 560 ha.
- Huy động các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển
năng lượng tái tạo bao gồm điện gió, điện mặt trời và phát triển thủy điện, cụ thể:
+ Thu hút đầu tư các dự án năng lượng gió, năng lượng mặt trời ở các khu
vực có tiềm năng theo quy hoạch gồm 14 điểm trên địa bàn tỉnh, với quy mô từ
1.500 – 2.000 MW, từng bước hình thành vùng trọng điểm năng lượng sạch của
12


quốc gia. Trong đó giai đoạn 2011 - 2015, ưu tiên phát triển các nhà máy điện gió

có tiềm năng trên địa bàn các huyện Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc.
+ Phát triển loại hình thủy điện tích năng đầu tiên trên cả nước với quy mô
1.200 MW trên hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động
vào năm 2020. Một số công trình thủy điện quy mơ nhỏ gắn với các cơng trình thủy
lợi như Tân Mỹ, sơng Than, Ơ Căm ....
- Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển các cơ
sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng chuyên ngành về lĩnh vực
này, góp phần tạo tăng trưởng nhanh và bền vững.
3.1.2. Du lịch:
Phát triển du lịch Ninh Thuận theo hướng phát triển toàn diện để khai thác
tiềm năng và lợi thế của tỉnh, bao gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa và dịch vụ phục vụ du lịch. Từng bước hình thành các khu du lịch trọng điểm
của cả nước và khu vực Đông nam Á với các loại hình du lịch độc đáo, có chất
lượng dịch vụ tốt nhất, sản phẩm du lịch đa dạng. Phấn đấu đến năm 2020 cụm
ngành này đóng góp 12% GDP và giải quyết 13% lao động của toàn tỉnh. Phấn đấu
đến năm 2015 đón khoảng 1,3 - 1,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm
khoảng 14 - 15% và năm 2020 đón 2,5 - 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế
chiếm khoảng 19 - 20% lượng du khách đến Ninh Thuận.
- Định hướng phát triển ngành du lịch theo 3 hướng như sau:
* Phát triển du lịch biển, với khâu đột phá là đầu tư cải thiện mạnh mẽ điều
kiện hạ tầng giao thông, tạo kết nối cao giữa các khu du lịch với các trục quốc lộ,
nhất là tuyến đường ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná dài 116 km, kết nối các khu
du lịch biển với Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; đi đôi với đào tạo phát triển
nguồn nhân lực cho ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng tỉnh Ninh
Thuận thành một trong những vị trí chiến lược trong mạng lưới du lịch của cả nước
và khu vực. Hình thành 5 khu du lịch biển gồm: Khu du lịch Bình Tiên, Bình Tiên Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ, Mũi Dinh, Cà Ná. Trong đó Khu du lịch trọng điểm
làm động lực là khu du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ để xây dựng
thương hiệu cho du lịch Ninh Thuận với một số khu du lịch cao cấp và khách sạn
đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao, có thể tổ chức các sự kiện tầm quốc gia và khu vực, trở
thành điểm đến của du khách trong và ngồi nước.

* Hình thành các dịch vụ chất lượng cao, tiến tới xây dựng Ninh Thuận trở
thành một điểm đến hấp dẫn. Phấn đấu đến năm 2015, Ninh Thuận trở thành một
trong 7 vùng trọng điểm du lịch quốc gia thuộc tam giác du lịch Nha Trang - Đà Lạt
- Phan Rang. Xây dựng được thương hiệu du lịch Ninh Thuận.
* Phát triển ngành du lịch theo hướng gắn với các lợi thế sẵn có của địa
phương với các loại hình du lịch hiện đại, chuyên nghiệp. Tăng nguồn lực đầu tư
đúng mức cho các sản phẩm đặc thù có lợi thế của tỉnh, như rượu vang kết hợp loại
hình du lịch nghĩ dưỡng - Spa nho, du thuyền, hình thành các khu Resort quy mô
lớn, hiện đại, chất lượng dịch vụ cao, tạo sự khác biệt có tính cạnh tranh cao so với
các tỉnh trong khu vực, nhằm cung cấp các sản phẩm du lịch tốt nhất để thu hút du
khách trong và ngoài nước.
13


- Các ngành du lịch trụ cột phát triển trong thời gian tới, bao gồm:
(1) Phát triển loại hình du lịch thuyền buồm cao cấp, hướng đến đối tượng
khách du lịch có thu nhập cao; hình thành Câu lạc bộ du thuyền, phát triển từ 100
đến 200 du thuyền tại vịnh Vĩnh Hy.
(2) Hình thành các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng gắn với loại hình Spa cao cấp, có
thương hiệu quốc tế, sử dụng nguyên liệu đặc thù của Ninh Thuận.
(3) Phát triển loại hình du lịch kết hợp thưởng thức rượu vang nho, trở thành
điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á.
(4) Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc thù về nắng và gió để phát
triển các dịch vụ thể thao như kéo dù, thuyền bườm, đua mô tô trên cát…
(5) Hình thành các tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghỉ dưỡng cao
cấp thân thiện với môi trường.
(6) Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các khu di tích Chăm và
các làng nghề truyền thống.
- Phát triển 3 sân Golf ở các Khu du lịch trọng điểm theo định hướng quy
hoạch phát triển sân Golf của cả nước đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt, trong đó giai đoạn đến năm 2015 gồm 2 sân Golf là Bình Tiên và Ma
Trai (sông Trâu) và giai đoạn 2016 - 2020 phát triển thêm sân Golf ở Mũi Dinh đáp
ứng nhu cầu của du khách, các chuyên gia và cán bộ làm việc các khu cơng nghiệp,
cơng trình trọng điểm và các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh.
3.1.3. Nông – lâm - thủy sản:
Phát triển nhóm ngành nơng nghiệp, thủy sản theo hướng nâng cao chất
lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành để nâng cao hiệu quả, bảo đảm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, phát
triển nơng nghiệp, nơng thơn gắn với thực hiện chính sách an sinh xã hội. Phấn đấu
đến năm 2020 cụm ngành nông lâm thủy sản đóng góp 20% GDP và giải quyết 29%
lao động của tồn tỉnh.
Định hướng phát triển ngành nơng nghiệp theo các hướng như sau:
- Nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi: Thông qua việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật và công nghệ mới, phương pháp canh tác hiện đại, với tỷ lệ cơ giới hóa cao
từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập
trung và đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng đến vùng sản xuất.
- Phát triển nông nghiệp theo hướng hội nhập và gắn với chế biến: Đi đôi với
tăng năng suất là mở rộng quy mô sản xuất để đạt quy mô sản lượng sản phẩm đủ
lớn, với chất lượng ổn định, theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu cho phát triển
công nghiệp chế biến.
- Phát triển nơng sản có thương hiệu và mang tính đặc thù của Ninh Thuận,
trên cơ sở đẩy mạnh phát triển và tìm kiếm cơ hội thị trường, xây dựng thương hiệu
cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh, tận dụng lợi thế cạnh tranh như các sản phẩm
như rượu vang và giống cây trồng vật nuôi, bao gồm cả nguồn giống thủy sản, để
thúc đẩy hình thành và phát triển ngành đóng gói để vừa đảm bảo chất lượng sản
14


phẩm tốt hơn, vừa phát triển ngành sản xuất phụ trợ mới gắn với xây dựng thương
hiệu và tiếp thị mở rộng thị trường cho sản phẩm ngành nông lâm thủy sản phát

triển.
- Phát triển ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững, khai thác tiềm
năng lợi thế về kinh tế biển, phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và
phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, lấy chế biến làm động lực, quy hoạch phát triển
thủy sản gắn với phát triển du lịch và công nghiệp ven biển và bảo vệ môi trường
sinh thái, tài nguyên biển.
a) Nông nghiệp:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 6 - 7%/năm, nâng
cao giá trị sử dụng đất, phấn đấu đến năm 2015 đạt giá trị sản xuất 55 - 60 triệu
đồng/ha và năm 2020 đạt 65 - 70 triệu đồng/ha. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ
ngành, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp với tỷ trọng từ
43 - 45% trong nông nghiệp vào năm 2015 và khoảng 45 - 50% vào năm 2020.
- Tập trung xây dựng nơng thơn mới, đến năm 2015 có 20% và năm 2020 có
trên 50% số xã đạt chuẩn nơng thôn mới; đến năm 2020, nâng thu nhập của hộ dân
cư nông nghiệp, thủy sản tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010.
+ Trồng trọt: Ổn định diện tích trồng lúa 17 - 18 nghìn ha, trong đó diện tích
sản xuất 2 - 3 vụ khoảng 11 - 12 nghìn ha, ổn định sản lượng lúa 200 - 220 nghìn
tấn/năm. Phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao: Quy hoạch phát triển cây
nho gắn với công nghiệp chế biến rượu vang nho, nâng tỷ trọng cây nho chiếm từ
20 - 25% giá trị của ngành trồng trọt, quy mơ khoảng 2.200 ha vào năm 2020; hình
thành vùng sản xuất chuyên canh cây công nghiệp phục vụ cơng nghiệp chế biến
như cây mía đạt 5.000 ha, cây mỳ khoảng 2.500 ha, cây thuốc lá khoảng 2.500 ha;
phát triển cây cao su ở vùng đất thích nghi, đất rừng nghèo kiệt để nâng cao hiệu
quả đất đai ở 2 huyện Bác Ái, Ninh Sơn tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng.
+ Chăn nuôi: Tập trung nâng cao chất lượng đàn gia súc, phát triển hình thức
chăn ni trang trại tập trung và hộ gia đình, quy mơ tổng đàn ổn định khoảng 120 130 nghìn con và nâng tỷ lệ sind hóa đàn bị đạt khoảng 45% vào năm 2020; phát
triển đàn dê, cừu theo hướng chăn nuôi công nghiệp quy mơ lớn, trong đó tập trung
cải tạo giống cừu đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô khoảng 150 nghìn con;
phát triển đàn heo khoảng 150 nghìn con và đàn gia cầm 2 triệu con, dê khoảng 90 100 nghìn con, bảo đảm về thú y và chuồng trại hợp vệ sinh, đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ thịt gia súc trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

+ Lâm nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nâng cao chất lượng độ che
phủ rừng một cách hợp lý bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững; tập trung phát
triển cây cao su theo hướng sản xuất hàng hóa trên vùng đất nghèo kiệt ở vùng Bác
Ái, Ninh Sơn; triển khai dự án phát triển thủy, lâm kết hợp trên vùng đồi núi để
nâng cao độ che phủ và phát triển kinh tế - xã hội miền núi, với mục tiêu nâng độ
che phủ rừng lên trên 45% vào năm 2015 và ổn định và nâng cao chất lượng che
phủ đạt 50% vào năm 2020; trồng rừng và phát triển chăn ni để sử dụng và khai
thác có hiệu quả diện tích đất hoang hóa gần 52.000 ha đất trống, đồi núi trọc.
b) Thủy sản:
15


Phấn đấu tăng trưởng bình quân hàng năm theo giá trị sản xuất giai đoạn 2011
- 2015 tăng 8,5%; giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 7,7%; tổng sản lượng khai
thác thủy sản 55 – 60 nghìn tấn, sản lượng giống thủy sản đạt 17 - 18 tỷ con.
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản có lợi thế, nhất là xuất khẩu tôm với vùng
nguyên liệu chủ động của địa phương, phấn đấu đến 2015 giá trị xuất khẩu thủy sản
đạt 100 triệu USD và đến năm 2020 đạt 150 triệu USD.
- Về khai thác thủy sản: Theo hướng vươn khơi kết hợp bảo vệ an ninh quốc
phòng trên biển; khuyến khích phát triển đóng mới đồng bộ tàu cá công suất 90 CV
trở lên đến 500 CV khai thác ở vùng biển xa bờ và tăng khả năng tốc độ đón đánh
các đàn cá di cư từ đại dương; chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác, nâng cao chất
lượng sản phẩm khai thác và đầu tư phát triển các dịch vụ về bảo quản sản phẩm
khai thác; phát triển các loại hình dịch vụ trên biển để giảm chi phí sản xuất (thu
mua, vận chuyển, bảo quản và cung ứng xăng dầu, nước đá trên biển).
- Về nuôi trồng: Định hướng ni trồng nước lợ ổn định diện tích từ 1.200
-1.300 ha ở Đầm Nại, Phú Thọ, An Hải, Sơn Hải theo hướng nuôi công nghiệp, phát
triển nuôi nước ngọt tận dụng các hồ chứa theo hướng nuôi quảng canh, phát triển
mạnh lợi thế vùng sản xuất giống tập trung thành trung tâm sản xuất của cả nước
theo hướng khép kín từ khâu giống bố mẹ đến khâu ni, áp dụng quy trình sản

xuất sản phẩm sạch, đa dạng đối tượng nuôi theo hướng thị trường, bảo đảm yêu
cầu nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Sản lượng tôm nuôi đạt 12.000 tấn
vào năm 2015 và 20.000 tấn vào năm 2020.
- Chế biến thủy sản: Thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản tại
các khu hậu cần nghề cá: Cà Ná, Ninh Chữ, các khu, cụm công nghiệp, đầu tư công
nghệ chế biến và đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia tăng, sản lượng chế biến đến
năm 2015 đạt khoảng 14.000 tấn và đến năm 2020 đạt 20.000 tấn. Phát triển các
làng nghề chế biến nước mắm, bảo đảm tiêu chuẩn VSATTP và phục vụ cho các khu
đô thị, khu công nghiệp khoảng 2 triệu lít/năm, phát triển thương hiệu các sản phẩm
chế biến thủy sản của tỉnh như bột cá, nước mắm, cá hấp khô.
3.1.4. Sản xuất Công nghiệp:
Phát triển ngành công nghiệp giai đoạn tới theo hướng công nghiệp sạch, thân
thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế
của tỉnh, có giá trị gia tăng cao, tạo tăng trưởng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Mục tiêu đến năm 2020 ngành cơng nghiệp
đóng góp 12% GDP và giải quyết 13% lao động của tồn tỉnh.
* Phát triển ngành cơng nghiệp theo các hướng tăng trưởng sau:
- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến mà tỉnh có lợi thế theo hướng hội
nhập quốc tế, xây dựng thương hiệu mạnh và tham gia vào chuỗi phân phối toàn
cầu. Phát triển mạnh sản xuất muối cơng nghiệp và hóa chất sau muối, với quy mô
sản xuất lớn nhất cả nước từ 4.000 - 5.000 ha, sản lượng hàng năm 450 - 500 nghìn
tấn, chiếm 50% sản lượng toàn quốc và phát triển các sản phẩm hóa chất sau muối
như muối cao cấp, xút Magiê - Clo, chế biến các sản phẩm đá granit trở thành sản
phẩm vật liệu cao cấp của tỉnh, cung cấp cho thị trường xây dựng trong nước và
hướng đến xuất khẩu vật liệu xây dựng cao cấp.
16


- Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống với
nguồn nguyên liệu chủ động và là những sản phẩm có lợi thế của địa phương, hình

thành từ 01 đến 02 nhà máy chế biến tơm xuất khẩu quy mơ từ 10 – 20 nghìn
tấn/năm, nhà máy chế biến nhân điều quy mô 10 - 20 nghìn tấn/năm, nhà máy chế
biến thịt gia súc, gia cầm với sản phẩm có lợi thế từ ngành chăn ni của địa
phương như dê, cừu quy mơ 3 nghìn tấn/năm; phát triển nhà máy sản xuất rượu nho
gắn với việc hình thành các khu du lịch sinh thái.
- Phát triển mạnh ngành cơng nghiệp khai thác và chế biến khống sản như
quặng Titan. Từng bước hình thành các ngành cơng nghiệp mới như sản xuất đồ gỗ,
hóa chất sau muối, các sản phẩm tiêu dùng khác.
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản xuất cơng
nghiệp như lắp ráp, gia cơng cơ khí, sản xuất các linh kiện cơ khí phục vụ cho các
nhà máy sản xuất điện.
Quy hoạch phát triển vùng trọng điểm sản xuất muối công nghiệp ở 2 huyện
Ninh Hải, Thuận Nam có diện tích từ 4.000 - 5.000 ha, sản lượng hàng năm đạt từ
400 - 450 nghìn tấn. Phát triển các sản phẩm sau muối và sản xuất hóa chất sau
muối sản lượng khoảng 350 - 400 nghìn tấn/năm; xây dựng một số nhà máy sản
xuất muối tinh tại các đồng muối và nhà máy chế biến muối I-ốt đáp ứng nhu cầu
muối thực phẩm trong nước.
- Tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng đổi mới
công nghệ nâng cao chất lượng và tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và
mở rộng quy mô sản phẩm phù hợp như sản phẩm đường và sản phẩm sau đường
đạt 11 – 12 nghìn tấn, tinh bột mỳ 7 - 8 nghìn tấn, nhân hạt điều và sản phẩm sau
điều đạt 14 - 15 nghìn tấn, chế biến thịt gia súc (dê, cừu) 30 nghìn tấn, rượu vang
nho 1,2 triệu lít, chế biến bột cá 2 nghìn tấn.
- Tập trung phát triển các Khu công nghiệp: Giai đoạn 2011 - 2015: Lắp đầy
giai đoạn I ở 2 khu công nghiệp Du Long và Phước Nam. Giai đoạn 2016 - 2020:
Triển khai Khu công nghiệp Cà Ná diện tích 1.000 ha; mở rộng giai đoạn II 2 Khu
cơng nghiệp, trong đó Khu cơng nghiệp Du Long mở rộng thêm 800 ha, Khu công
nghiệp Phước Nam mở rộng thêm 200 ha.
- Nghiên cứu, xây dựng và từng bước triển khai theo quy hoạch ở mỗi huyện
có 1 - 2 cụm cơng nghiệp với quy mơ khoảng 30 - 50 ha để thực hiện chủ trương

công nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản cho
nông dân.
3.1.5. Xây dựng và kinh doanh bất động sản và phát triển các khu đô thị
mới:
Phát triển ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản hướng đến mục tiêu là
xây dựng một môi trường sống tốt, phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với
môi trường, phát triển hệ thống giao thông liên vùng thuận tiện có tính kết nối cao
và xây dựng một thị trường bất động sản có giá cả hợp lý, có sự khác biệt và có sức
cạnh tranh cao. Phấn đấu đến năm 2020, mục tiêu của cụm ngành này chiếm 37%
GDP và giải quyết 25% lao động của toàn tỉnh.
17


- Phát triển ngành xây dựng trở thành một ngành kinh tế mạnh, có trình độ kỹ
thuật cao, hình thành các doanh nghiệp hoạt động xây dựng có năng lực về tài chính
và trình độ chun mơn cao, có nguồn nhân lực mạnh để triển khai các cơng trình
dự án có quy mơ lớn, u cầu về trình độ kỹ thuật phức tạp, đáp ứng nhu cầu phát
triển các ngành trụ cột về năng lượng với việc triển khai các dự án điện hạt nhân,
điện gió, điện mặt trời với những cơng nghệ mới nhất, an tồn; xây dựng những tòa
nhà cao ốc phục vụ cho các chuyên gia, các tập đoàn kinh tế lớn về làm việc và khu
chung cư cao cấp cho người có thu nhập cao; xây dựng các khu du lịch, khách sạn
đạt chuẩn 5 sao thương hiệu nổi tiếng dọc theo bờ biển; đáp ứng nhu cầu cho phát
triển các ngành sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ mới, hệ thống hạ tầng
giao thông đường bộ, cảng biển.
Về định hướng phát triển cụm ngành xây dựng: Bao gồm phát triển mạnh
nguồn nguyên liệu cung cấp vật liệu xây dựng như xi măng với 2 nhà máy quy mô 2
triệu tấn/năm, cát, đá, xây dựng ...; phát triển nhà máy sản xuất nguyên liệu thép
quy mô 4 - 5 triệu tấn/năm, đồng thời phát triển mạnh các ngành dịch vụ xây dựng
như dịch vụ tư vấn thiết kế kiến trúc, dịch vụ xây dựng công trình, hình thành các
doanh nghiệp xây lắp có năng lực về tài chính và năng lực kỹ thuật đáp ứng cho các

cơng trình có trình độ kỹ thuật hiện đại; phát triển các ngành cơ khí, sản xuất các
phụ tùng, thiết bị phục vụ cho các ngành khác.
- Từng bước hình thành thị trường bất động sản của cả nước trên cơ sở phát
triển hình thành quỹ đất đủ lớn để đáp ứng yêu cầu đối với những dự án có quy mơ
lớn dự kiến sẽ được triển khai trong giai đoạn tới; phát triển thị trường nhà ở cho
thuê, các khu văn phòng cao cấp.
Về định hướng phát triển thị trường bất động sản bao gồm dịch vụ môi giới,
cho thuê bất động sản, phát triển thị trường trung gian cung cấp các dịch vụ mua
bán bất động sản đã qua sử dụng và phát triển dịch vụ sữa chữa bảo dưỡng các cơng
trình xây dựng, chống xuống cấp.
- Về định hướng phát triển đô thị: Tận dụng lợi thế về địa kinh tế hình thành
các khu đơ thị tập trung, có quy mơ hợp lý, hình thành các Trung tâm kinh tế của
từng vùng, đầu tư đồng bộ hạ tầng thiết yếu nông thôn, xây dựng nông thôn mới và
đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp và
dịch vụ.
Tập trung phát triển các khu đô thị cao cấp ở Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học cơng nghệ của tỉnh, là đô thị
hạt nhân của các khu vực xung quanh thành phố, đầu mối giao thông liên vùng. Xây
dựng thành phố trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ.
3.1.6. Giáo dục và đào tạo:
Phát triển Giáo dục – Đào tạo một cách toàn diện, đồng bộ cả về quy mô, chất
lượng và cơ sở vật chất và quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, bảo đảm học sinh
trong độ tuổi đi học được đến trường đạt tỷ lệ cao nhất, giảm sự chênh lệch giữa các
vùng miền trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 mục tiêu cụm ngành này chiếm 3%
GDP và giải quyết 0,2% lao động của toàn tỉnh.
Định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo theo 3 hướng sau:
18


+ Phát triển giáo dục phổ thông theo hướng nâng cao chất lượng ở các bậc

học, giảm dần chênh lệch giữa các vùng miền trong tỉnh, nhằm chuẩn bị nguồn nhân
lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển.
+ Tăng cường năng lực cho đào tạo nghề để nâng cao chất lượng đào tạo phù
hợp với nhu cầu phát triển các ngành kinh tế và thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh.
+ Phát huy vị thế mới của Ninh Thuận là trung tâm sản xuất năng lượng sạch
của quốc gia, để thu hút các trung tâm đào tạo có thương hiệu, có uy tín trong nước
và trên thế giới, thành lập các cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn
quốc tế và các ngành hỗ trợ khác có liên quan.
a) Quy hoạch phát triển giáo dục:
Quy hoạch phát triển giáo dục đồng bộ cả quy hoạch mạng lưới trường lớp,
chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục giữa các vùng miền. Triển khai
có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục để góp phần xây dựng hệ
thống trường đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo nhu cầu học tập cho con em trong tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2015 có 30% số trường đạt chuẩn quốc gia, 50% học sinh tiểu
học được học 2 buổi/ngày và 10% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; đến năm
2020 theo các chỉ tiêu trên là 50%, 60% và 20%.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý ở các cấp
giáo dục. Thực hiện tốt công tác phân luồng và tư vấn định hướng nghề nghiệp cho
học sinh THCS và THPT.
- Tiếp tục đầu tư hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn
tỉnh theo hướng hiện đại.
- Tăng cường hợp tác và tạo điều kiện hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục và đào
tạo trong và ngoài nước thành lập các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh
theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện hỗ
trợ phát triển các loại hình trường tư thục chất lượng cao ở các cấp học; nâng cao
chất lượng trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục thường xuyên,
trường bán trú dân nuôi; từng bước hình thành các trung tâm dạy nghề tổng hợp để
kết hợp chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, tư vấn việc làm và đào

tạo nghề hiệu quả.
b) Đối với đào tạo:
Định hướng là xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm đào tạo nghề có
chất lượng cao trên một số lĩnh vực có lợi thế của tỉnh. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua
đào tạo đến năm 2015 đạt 50%, trong đó đào tạo nghề đạt 33%; đến năm 2020 đạt
trên 60%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 45%.
- Đối với hệ thống dạy nghề:
+ Đến năm 2015 đầu tư hoàn thành nâng cấp Trường Trung cấp nghề thành
Trường Cao đẳng nghề có quy mơ đào tạo 3.000 học viên đủ khả năng đào tạo nghề
19


cho khu vực. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sau năm 2015 thành lập trường Đại học
Ninh Thuận.
+ Đầu tư 3 trung tâm dạy nghề huyện Ninh Sơn, Ninh Phước và Ninh Hải,
đến năm 2015 nâng cấp thành 3 trung tâm dạy nghề của khu vực vùng huyện (phục
vụ cho 3 cụm Ninh Sơn - Bác Ái đặt cơ sở tại Tân Sơn, Ninh Phước - Thuận Nam
đặt cơ sở tại Phước Nam, Ninh Hải - Thuận Bắc đặt cơ sở tại Ba Tháp).
+ Kêu gọi đầu tư xây dựng Trường Đại học đa ngành tại tỉnh theo tiêu chuẩn
quốc tế, quy mô đào tạo 5.000 sinh viên.
+ Khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung
cấp do các doanh nghiệp thành lập để phục vụ cho những nghề mang tính đặc thù
(điện gió, điện mặt trời, du lịch, cơng nghiệp chế biến) hoặc những cơ sở đào tạo
nghề cho lao động để xuất khẩu lao động.
3.2. Định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu:
3.2.1. Định hướng phát triển ngành Thương mại và một số ngành dịch vụ
chủ yếu:
- Thương mại: Phát triển ngành thương mại theo hướng hiện đại, xây dựng
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch của
tỉnh; hình thành hệ thống phân phối lớn theo hướng hiện đại của các tổng công ty,

các nhà phân phối đa quốc gia trực tiếp tại tỉnh, cung cấp các sản phẩm hàng hóa
thiết yếu đáp ứng nhu cầu nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn
2011 - 2015 tăng bình quân 21 - 23%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 25
- 26%/năm.
+ Đầu tư mới 3 chợ đầu mối nông sản tổng hợp thị trấn Tân Sơn huyện Ninh
Sơn; chợ đầu mối thủy sản Cà Ná, huyện Thuận Nam; chợ đầu mối tổng hợp thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm. Xây dựng các Trung tâm thương mại ở Cà Ná, Phan
Rang, Tân Sơn, Khánh Hải; phát triển hệ thống siêu thị ở các khu công nghiệp, khu
du lịch trọng điểm phục vụ công nhân lao động trong các khu công nghiệp và khách
du lịch đến tỉnh.
- Dịch vụ vận tải:
Phát triển cả đường sắt, đường bộ và vận tải biển để khai thác tiềm năng, thế
mạnh kinh tế biển, trọng tâm là phát triển vận tải biển. Trong tương lai, cảng Dốc
Hầm, Ninh Chữ, đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang được xây dựng và
đi vào hoạt động, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ được nâng cấp,... sẽ có tác
động thúc đẩy phát triển các dịch vụ sản xuất và phục vụ đầu tư cho xây dựng cảng,
dịch vụ vận tải và dịch vụ tiêu dùng khác.
Quy hoạch và đầu tư cảng biển Dốc Hầm thành cảng biển nước sâu, với cơng
suất hàng hố qua cảng 15 triệu tấn/năm và cảng hàng hóa Ninh Chữ với cơng suất
tàu có trọng tải 10.000 tấn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hố như muối cơng
nghiệp, vật liệu xây dựng. Phát triển các cảng phục vụ du lịch Vĩnh Hy, Bình Tiên,
Ninh Chữ để có thể đón các tàu du lịch trong nước, quốc tế và phát triển dịch vụ
phục vụ du lịch đón tàu du lịch có trên 500 khách.
20


Đầu tư hạ tầng đường sắt, khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm tạo
thuận lợi giao lưu hàng hóa với các tỉnh Tây nguyên và phát triển du lịch, nâng cấp
Ga Tháp Chàm theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao nhận, vận chuyển hàng
hoá và phục vụ khách du lịch.

Đường bộ: Xây dựng, nâng cấp hệ thống các bến xe, bãi đỗ, các điểm dừng
đón và trả khách tập trung trên các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và 27B,
bảo đảm vận chuyển hàng hố phục vụ các khu cơng nghiệp và khu du lịch. Từng
bước tạo ra cơ cấu, phương thức vận tải đường bộ hợp lý, thỏa mãn nhu cầu vận
chuyển nội tỉnh, liên tỉnh được thông suốt, thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trên tồn tỉnh và tồn vùng.
- Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm:
Quy hoạch phát triển tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, là khâu quan trọng cho
nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước hình thành thị trường
vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư. Quy hoạch phát triển và mở rộng mạng lưới hệ thống
cung cấp dịch vụ tài chính rộng khắp đến các khu công nghiệp, khu du lịch, các khu đô
thị và các khu dân cư mới và hội nhập kinh tế theo lộ trình cam kết WTO. Phát triển các
loại hình dịch vụ mới cho thuê tài chính, kinh doanh bất động sản, điểm giao dịch thị
trường chứng khốn của cả nước để từng bước hình thành thị trường vốn.
- Mở rộng các loại hình dịch vụ bảo hiểm, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh
tế, doanh nghiệp và cá nhân tham gia các loại hình dịch vụ bảo hiểm. Phấn đấu tốc
độ tăng bình quân hằng năm 16 - 18%. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý
nhà nước trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm quản lý và giám sát chặt chẽ,
thực hiện nghiêm túc các điều luật kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm
và đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho khách hàng.
3.2.2. Định hướng phát triển dân số, lao động và việc làm:
- Phát triển dân số: Quy hoạch dân số đồng bộ, gắn với chiến lược dân số
quốc gia, bảo đảm quy mô dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, nâng cao
về thể chất dân số về chiều cao, trọng lượng, phát triển chỉ số HDI của tỉnh bằng
mức trung bình của cả nước; khống chế mức giảm sinh bình quân hàng năm 0,2
-0,3%o, tỷ lệ tăng tự nhiên còn 1,15% vào năm 2015 và 1,1% vào năm 2020; quy
mô dân số Ninh Thuận đến năm 2010 khoảng 573 nghìn người, năm 2015 khoảng
640 - 650 nghìn người và năm 2020 khoảng 740 - 750 nghìn người. Trong đó tỷ lệ
dân số do tăng cơ học bình quân chiếm 6,46% giai đoạn 2011 - 2015 và 8% giai
đoạn 2016 - 2020 trên tổng dân số tồn tỉnh; tỷ lệ đơ thị hố khoảng 38% vào năm

2010, 43,9% năm 2015 và 48% vào năm 2020.
- Phát triển nguồn lao động: Quy hoạch lại nguồn lao động để chuyển dịch
lao động một cách hợp lý đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, từng
bước nâng cao thu nhập cho lao động nơng nghiệp ngang bằng với mức thu nhập
trung bình của tỉnh, rút ngắn chênh lệch khoảng cách giữa các vùng miền, giữa đô
thị và nông thôn. Chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực
nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ; dự kiến
lao động khu vực nông, lâm, thủy sản giảm xuống còn khoảng 37% năm 2015 và
29% năm 2020.
21


3.2.3. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân:
- Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoàn thành bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 giường,
xây dựng mới Bệnh viện y học cổ truyền; Xây mới bệnh viện y học dân tộc ở các
huyện Ninh Phước, Ninh Sơn; nâng cấp các trạm y tế xã và bảo đảm các điều kiện
khác theo hướng đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2015 có 70% xã, phường thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về y tế và 2020 là 90%, tỷ lệ 100% trạm y tế có nữ hộ sinh và 80%
trạm y tế xã, phường có bác sỹ.
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho ngành Y tế, theo hướng đào tạo tại
chỗ ở Trường Trung cấp y tế tỉnh và liên kết đào tạo chuyên sâu tại các Trường Đại
học y dược; phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 8 bác sỹ/vạn dân, tức là trong cả giai
đoạn đào tạo và thu hút bổ sung thêm 300 - 350 bác sỹ, đào tạo nâng cao khả năng
chẩn đoán và điều trị tại chỗ cho đội ngũ y, bác sỹ thông qua hợp tác với các bệnh
viện trung ương có uy tín, mời chun gia đào tạo tại chỗ, nâng cao năng lực và
hiệu quả sử dụng các thiết bị y tế hiện đại.
- Hoàn thiện mạng lưới cơng tác dân số và kế hoạch hố gia đình ở các
huyện, xã và đội ngũ cộng tác viên về dân số, tăng cường công tác truyền thông
nâng cao nhận thức về dân số và nâng cao chất lượng sinh sản, chú trọng chăm sóc

sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, người cao tuổi và các hoạt động phục hồi chức năng.
3.2.4. Định hướng phát triển Văn hóa - Thơng tin - Phát thanh truyền
hình:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào toàn dân đồn kết
xây dựng đời sống văn hố, phấn đầu đến năm 2015 có 65% và năm 2020 có trên
80% số thơn, khu phố đạt chuẩn văn hố.
- Tăng cường thiết chế văn hóa cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá
cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đến năm 2015 có 60%
xã phường trong tỉnh xây dựng được trung tâm văn hoá - thông tin - thể thao và năm
2020 là 80%.
- Đến năm 2020: Phấn đấu 100% các thơn bản có đài truyền thanh, 100% hộ
gia đình xem được chương trình truyền hình và nghe đài tiếng nói Việt Nam
3.2.5. Định hướng phát triển Thể dục - thể thao:
Phát triển mạng lưới thể dục thể thao của tỉnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu luyện tập và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, kết hợp phát triển các môn thể thao
thành tích cao có lợi thế; đồng thời phát triển phong trào thể thao gắn với khôi phục
thể thao dân gian các dân tộc trong tỉnh. Chú ý đào tạo vận động viên trẻ có chất
lượng. Phát triển phong trào thể thao quần chúng, phấn đấu đến năm 2015 có 25%
dân số tham gia thể dục thường xuyên và đến năm 2020 đạt trên 30%;
3.2.6. Phát triển khoa học công nghệ:
- Ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng vào phục vụ sản xuất và
đời sống, chuyển giao kỹ thuật, đưa các giống mới vào sản xuất và cải tạo giống cũ

22


để cho năng suất cao, kháng bệnh, chuyển giao công nghệ cải tiến máy móc thiết bị
và hợp lý hố dây chuyền sản xuất.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan khoa học trung ương đóng trên địa bàn,
nghiên cứu những đề tài chuyển giao thành tựu nghiên cứu ứng dụng KHCN để

phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; hợp tác với các tổ chức quốc tế trong
việc nhân rộng các giống mới tạo ra giá trị thương phẩm cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế
hướng đến xuất khẩu, đồng thời bảo tồn động vật qúy hiếm, bảo vệ môi trường, đào
tạo kiến thức cho cán bộ quản lý khoa học.
- Đầu tư một số trung tâm nghiên cứu ứng dụng, xưởng thực nghiệm để sản
xuất sản phẩm mới, trung tâm sản xuất giống và đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu
cầu nghiên cứu khoa học.
4. Phướng hướng bảo vệ môi trường:
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội và
một trong 3 mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững và bảo đảm thực hiện mục
tiêu thiên niên kỷ; mục tiêu chung trong giai đoạn tới là làm cho môi trường sống
ngày càng tốt hơn, theo hướng chủ động ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với
môi trường, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thối, cải thiện mơi trường và
bảo tồn thiên nhiên.
5. Phương hướng Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ quốc phòng, an ninh
và bảo đảm trật tự an tồn xã hội:
Ưu tiên quỹ đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cho phát triển tiềm lực
quốc phòng của tỉnh và cả nước, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với
bảo đảm quốc phòng an ninh. Đối với các dự án đầu tư có quy mơ lớn và có vị trí
chiến lược về quốc phịng đều có tính đến các phương án bảo vệ quốc phòng, an
ninh trong từng giai đoạn. Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh
nhân dân, biên phòng nhân dân.
6. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng:
a) Hạ tầng giao thông:
- Đường bộ: Ưu tiên đầu tư các trục giao thông kết nối 2 hành lang quốc lộ 1A
và tuyến đường ven biển, trục ngang Quốc lộ 27 kết nối tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh
Tây nguyên.
Nâng cấp, hoàn chỉnh trục quốc lộ dọc qua tỉnh như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và
27B; tuyến đường ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná dài khoảng 116 km, và đầu tư
xây dựng cầu Đông Hải - Phú Thọ (cầu An Đông),

Đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tạo kết nối với tuyến ven biển và
Quốc lộ 1A gồm đường 703 nối từ quốc lộ 1A đến đường Yên Ninh và Hải Thượng
Lãng Ông; nâng cấp đường Kiền Kiền đến Cảng hàng hóa Ninh Chữ; nâng cấp, mở
rộng đường Văn Lâm - Sơn Hải.
Xây dựng đường vành đai bao quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm gắn
kết với Quốc lộ 27 và các tuyến đường huyện qua các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc,
Bác Ái, Ninh Sơn và Ninh Phước, để liên kết, khai thác những vùng đất tiềm năng
23


còn chưa được khai thác (Khu vực xã Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải; khu vực
Tây Bắc sân bay Thành Sơn đến KCN Du Long thuộc các huyện Ninh Sơn, Ninh
Hải và Thuận Bắc; khu vực xã Phước Thái, Phước Vinh thuộc huyện Ninh Phước và
khu vực xã Ma Nới thuộc huyện Ninh Sơn); hồn thiện hệ thống giao thơng nông
thôn, miền núi, các đường giao thông đến các vùng nguyên liệu, nâng cấp các
đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, cấp V đồng bằng.
- Đường sắt: Triển khai đầu tư các tuyến đường sắt theo quy hoạch của Trung
ương giai đoạn đến 2020: hoàn thành giai đoạn I cải tạo và nâng cấp đường sắt Bắc
- Nam đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang - TP Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Ninh
Thuận. Quy hoạch phục hồi tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm để phát triển du
lịch và liên kết phát triển du lịch với Đà Lạt.
- Đường biển: Phát triển các cảng biển Dốc Hầm, quy mơ hàng hóa qua cảng
15 triệu tấn/năm, cảng hàng hóa Ninh Chữ công suất tàu thuyền 10.000 tấn, các
cảng chuyên dụng phục vụ du lịch gồm Bình Tiên - Vĩnh Hy và Bình Sơn - Ninh
Chữ để tiếp nhận các tàu du lịch trong nước; nâng cấp và mở rộng cảng cá Cà Ná,
Đông Hải và Ninh Chữ làm nơi tránh trú bão cho tàu thuyền với quy mô mỗi cảng
từ 500 - 1.000 chiếc và có khả năng tiếp nhận tàu có cơng suất từ 500 - 1.000 CV.
b) Thủy lợi:
Tập trung đầu tư các cơng trình thủy lợi để tăng năng lực tưới khoảng 50%
diện tích đất nơng nghiệp vào năm 2015 và 56% vào năm 2020. Đến năm 2015

hoàn thành đầu tư hệ thống thủy lợi Tân Mỹ dung tích khoảng 219 triệu m 3, hồ
Sơng Than, hồ Ơ Căm, hồ Tân giang II, hồ Tà Nơi, hồ Đa Mây (Phước Bình - Bác
Ái), đầu tư các đập dâng như đập 19/5 mở rộng (Lâm Sơn), đập hạ lưu sông Dinh
để giữ nguồn nước ngọt, làm thay đổi môi trường sinh thái và khai thác lợi thế khu
vực hai bên bờ sông Dinh; đầu tư đồng bộ kiên cố kênh mương, trong đó tập trung
các kênh cấp I thuộc các hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm, Tân Giang và hệ thống
kênh mương cấp II, III để phát huy hiệu quả các hồ chứa nước đã đầu tư.
c) Hệ thống cấp nước và thoát nước:
Mở rộng và nâng cấp mạng lưới cấp nước thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,
thị trấn Tân Sơn, Phước Dân, Khánh Hải, đầu tư Hệ thống cấp nước khu công
nghiệp Du Long, Phước Nam; khu vực đồng muối Quán Thẻ và Cà Ná, nhà máy sản
xuất hóa chất sau muối; Hệ thống cấp nước cho các Nhà máy điện hạt nhân số 1 và
số 2.
Hoàn thành hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Rang –Tháp Chàm, triển
khai xây dựng mới hệ thống thốt nước đơ thị ở các thị trấn Phước Dân, Tân Sơn,
Khánh Hải.
d) Cấp điện
Nâng cấp và phát triển mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 100% hộ gia
đình đều được sử dụng điện lưới quốc gia và đáp ứng 100% nhu cầu về điện sản
xuất phù hợp với quy mô sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp.
- Xây dựng trạm 500 KV: Trạm điện hạt nhân số 1 và số 2; phát triển lưới điện
đấu nối các nguồn điện hạt nhân, nhiệt điện và điện gió nối với hệ thống điện quốc
24


gia và mạng lưới cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; nâng cấp hệ
thống lưới điện 15 KV hiện có sang vận hành ở điện áp 22 KV và từng bước thay
thế đường dây nổi 22 KV ở khu vực trung tâm các đô thị bằng cáp ngầm 22 KV.
- Xây dựng các trạm biến áp 110 KV phục vụ các Khu công nghiệp Du Long,
Phước Nam, khu vực Dốc Hầm và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

e) Thông tin và truyền thông
Mở rộng, nâng cấp và hiện đại hố mạng bưu chính - viễn thơng và thơng tin
truyền thơng có dung lượng lớn, tốc độ cao, kết nối các địa phương trên cả nước và
quốc tế. Hiện đại hoá hệ thống phân phối và truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang
trên địa bàn tỉnh đến huyện, xã.
- Tăng mật độ thuê bao điện thoại, đến năm 2015 đạt bình quân 34 thuê bao
điện thoại/100 dân, năm 2020 tăng lên 50 thuê bao điện thoại/100 dân.
- Đảm bảo 100% xã có nút mạng, tiến hành cung cấp đa dịch vụ, tốc độ cao, số
người sử dụng Internet đến năm 2015 là 50%, sau 2015 về cơ bản tất cả nhu cầu về
sử dụng Internet đều được đáp ứng. Chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet
theo các chương trình hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và
nâng cao dân trí. Mật độ thuê bao Internet đạt 6,4 thuê bao/100 dân năm 2015 và 15
thuê bao/100 dân năm 2020.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước (Chính
phủ điện tử) và giao dịch điện tử. Xây dựng mạng truyền dữ liệu tốc độ cao mạng
diện rộng của tỉnh và kết nối internet băng thông rộng trong các sở ngành, thành
phố và các huyện.
7. Định hướng phát triển không gian, lãnh thổ, phân vùng sản xuất và
phát triển các chuỗi đô thị:
a) Định hướng phát triển không gian, lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
theo hướng phát triển 2 hành lang, 6 khu vực phát triển chủ yếu với 3 khu vực ưu
tiên. Cụ thể đó là:
- 02 hành lang: Quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển.
- 06 khu vực chủ yếu: Khu vực phía Tây (các huyện miền núi); khu vực du
lịch phía Bắc; khu vực Đầm Nại; khu vực cơng nghiệp phía Nam; làng ven đơ
(Phước Dân - Ninh Phước); trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Trong đó
xác định 03 khu vực ưu tiên: Trung tâm đô thị Phan Rang - Tháp Chàm; khu vực du
lịch phía Bắc; khu vực cơng nghiệp phía Nam của Tỉnh.
b) Định hướng phân bố các ngành sản xuất: Phân bố sản xuất theo không
gian thành 4 vùng sản xuất gồm:

- Vùng miền núi (Ninh Sơn, Bác Ái): Chủ yếu sản xuất nơng, lâm nghiệp,
hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày gắn với công nghiệp chế biến
như mỳ, mía, thuốc lá, điều, cao su và phát triển chăn nuôi đại gia súc, xây dựng
nông thôn mới.
- Vùng phía Bắc tỉnh: Tập trung ưu tiên cho phát triển du lịch, bố trí những
khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, có quy lớn dọc dải ven biển từ Bình Tiên - Vĩnh
Hy, hình thành một số khu du lịch nổi tiếng trong khu vực như khu du lịch Bình
25


×