Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI (TRƯỜNG HỢP HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO HỌC TIẾNG VIỆT TRÌNH ĐỘ CƠ SỞ TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN
NƯỚC NGOÀI (TRƯỜNG HỢP HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO HỌC
TIẾNG VIỆT TRÌNH ĐỢ CƠ SỞ TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1)

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy
Học viên cao học: Mai Thùy Linh
Khoa: Ngữ Văn
Lớp: K27 Ngôn ngữ học

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT....................................2
DANH MỤC CÁC HÌNH – BẢNG BIỂU.....................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
Chương 2: Một số giải pháp phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho
học viên nước ngoài (trường hợp học viên quân sự Lào học tiếng Việt
trình độ cơ sở tại trường Sĩ quan Lục quân 1)............................................11
CHƯƠNG 1....................................................................................................11
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....................................11
CHƯƠNG 2....................................................................................................67
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC......................67
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO TẠI..........67
TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1............................................................67


Tiểu kết chương 2..........................................................................................97
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................98
GIÁO ÁN 1...................................................................................................102
Tiểu kết chương 3........................................................................................126
KẾT LUẬN..................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................133
Bụng và các bộ phận khác của cơ thể........................................................142

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích
2


TV

Tiếng Việt

NNN

Người nước ngoài

TVCNNN

Tiếng Việt cho người nước ngoài

HV


Học viên

GV

Giảng viên

HVQS

Học viên quân sự

HVQSL

Học viên quân sự Lào

KN

Kĩ năng

NN

Ngôn ngữ

SDNN

Sử dụng ngôn ngữ

QĐNDVN

Quân đội Nhân dân Việt Nam


QĐNDL

Quân đội Nhân dân Lào

DANH MỤC CÁC HÌNH – BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc ngơn ngữ......................................................................24
Hình 1.2. Mơ hình thuyết thụ đắc ngôn ngữ.......................................................24
Biểu đồ 2. Kết quả kiểm tra đầu ra của HVQS Lào.......................................... 136

3


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam ngày nay đang ngày càng mở rộng, hội nhập giao lưu quốc tế
trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị; do vậy, nhiều năm gần đây, nhu cầu
học tiếng Việt của người nước ngồi ngày càng tăng nhanh với mục đích đa
dạng. Việc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi cũng vì
thế đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả cũng như giáo viên trong
và ngồi nước.
Trong các mối giao lưu tiếp xúc văn hóa, không thể không kể đến mối
quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam – Lào. Mối quan hệ đã sớm
được xây dựng, phát triển trong suốt quá trình lịch sử của hai dân tộc. Việt
Nam, Lào là hai nước láng giềng thân thiện gần gũi, có quan hệ đồn kết, gắn
bó đặc biệt, ln giúp đỡ nhau trong suốt hơn bảy thập kỷ qua.
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
là một trong những hướng ưu tiên trong quan hệ Việt – Lào và đã có bề dày

lịch sử. Từ năm 1955, nước bạn Lào đã gửi 150 cán bộ, chiến sĩ và một số
thanh thiếu niên đầu tiên sang Việt Nam học tập, cho đến hiện nay số lượng
lưu học sinh Lào đến Việt Nam học ngày càng tăng lên. Tính đến năm 2019,
có hơn 16.600 lưu học sinh Lào được đào tạo tại Việt Nam và Việt Nam đứng
đầu danh sách các nước tiếp nhận sinh viên Lào [45].
Trước yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, việc nâng cao hiệu quả đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Lào đã trở thành nhiệm vụ quan trọng,
đặc biệt trong hợp tác giáo dục và đào tạo từ 2011 tới 2020, đặc biệt với đối
tượng học viên là sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội Nhân dân Lào (QĐNDL). Căn
cứ vào Hiệp định đã kí kết giữa hai Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam –
Lào; căn cứ vào tình hình thực tế, QĐNDVN mà trực tiếp là Bộ Quốc Phòng
5


đã chỉ thị cho một số trường quân đội (QĐ) tổ chức đào tạo tiếng Việt, trong đó
có Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Trong quá trình tham gia trực tiếp giảng dạy tiếng Việt cho học viên
quân sự Lào tại đây, chúng tôi nhận thấy, các bạn học viên sang Việt Nam học
tập, tiếp xúc với một nền văn hóa mới, một môi trường mới, một ngôn ngữ
mới, thêm vào đó, do đặc thù của các trường quân đội, theo quy định các học
viên hai tuần mới được ra ngoài một lần cũng làm ảnh hưởng tới việc thụ đắc
ngoại ngữ của học viên vì mơi trường giao tiếp bị hạn chế, chủ yếu là chỉ giao
tiếp với giáo viên, cịn rất ít khi có cơ hội tiếp xúc và trị chuyện với người
Việt. Bên cạnh đó, các học viên được cử sang Việt Nam học tiếng Việt thì bao
gồm nhiều độ tuổi, trình độ học vấn, vùng miền khác nhau. Điều đó dẫn đến
việc tiếp thu vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp cũng như khả năng vận dụng
kiến thức vào giao tiếp của từng học viên là khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn
trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho học
viên nước ngoài” (trường hợp học viên quân sự Lào học tiếng Việt trình độ
cơ sở tại Trường Sĩ quan Lục quân 1) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

thạc sĩ của mình với hi vọng có thể có một đóng góp nhỏ vào việc giúp học
viên nước ngồi, học và sử dụng tiếng Việt tốt hơn đồng thời giúp việc giảng
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu dưới các góc độ khác
nhau về việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài. Tiêu biểu như:
Tác giả Nguyễn Thiện Nam (2001) đã hoàn thành luận án “Khảo sát lỗi
ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan”. Trong
đó, tác giả đã khảo sát lỗi ngữ pháp, khảo sát phân tích lỗi hiện đại và đề xuất
thủ pháp xử lý lỗi ngữ pháp. Như vậy, luận án đã “giới thiệu một cách có hệ

6


thống những cơ sở lý luận về vấn đề lỗi và phân tích lỗi của người học ngơn
ngữ thứ hai theo cách nhìn của ngơn ngữ học ứng dụng”[33].
Phan Thanh Tâm (2013) đã nghiên cứu về lỗi ngữ pháp của người nước
ngoài khi học tiếng Việt và cho xuất bản tài liệu “Bàn về lỗi ngữ pháp của
người nước ngoài khi học Tiếng Việt”. Nghiên cứu cho thấy: Mắc lỗi của
người nước ngồi khi học Tiếng Việt là điều khơng thể tránh khỏi. Để hoàn
thiện kỹ năng này cần rất nỗ lực của người học. Lỗi trong thời gian học được
xem là bước tích cực, thể hiện sự tham gia tích cực của HV trong q trình
học, là lúc người học áp dụng để khám phá ngôn ngữ. Từ những lỗi của người
học mà GV có thêm những kinh nghiệm cho mình. Đây là một vấn đề mở và
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để cơng tác dạy tiếng Việt ngày càng
được nâng cao về chất lượng. Vậy làm thế nào để giúp người học học tiếng
Việt có hiệu quả. Đó là mối quan tâm hàng đầu của chúng tơi. Ngữ pháp tiếng
Việt rất khó sử dụng đối với người nước ngồi. Người học nói các ngơn ngữ
thứ nhất khác nhau đều mắc nhiều lỗi ngữ pháp giống nhau. Ngay cả khi
người học theo đúng cấu trúc ngữ pháp, từ vựng nhưng lại mắc phải nhiều lỗi

như giao thoa văn hố, phát âm sai…thì vẫn gây khó hiểu hoặc gây hiểu nhầm
cho người bản ngữ.
Đinh Huyền Trang (2012), trong “Dạy tiếng Việt cho sinh viên người
nước ngoài”, chị đã trình bày về cơ sở khoa học áp dụng phương pháp giảng
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Sau khi khảo sát một số giáo trình dạy
tiếng Việt vốn đã và đang được áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời
phỏng vấn một số học viên trong lớp học tiếng Việt, tác giả đã nghiên cứu và
đề nghị bổ sung thêm một số phương thức quan trọng trong việc dạy và học
Tiếng Việt nhằm đem lại kết quả tốt nhất trong công tác giảng dạy Tiếng Việt,
đáp ứng được yêu cầu của người học, trong thời kỳ phát triển và hội nhập của
đất nước ta.

7


Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu liên quan đến phương pháp dạy học
cho học viên quân sự nước ngoài như: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Yến
“Hệ thống bài tập phát triển năng lực sử dụng từ ngữ tiếng Việt cho học viên
quân sự Lào (2018), “Khảo sát lỗi từ vựng và ngữ pháp của sinh viên Lào và
Campuchia học tiếng Việt tại trường Hữu Nghị” của Đinh Lê Huyền Trâm
(Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ); “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm củng cố và
làm giàu vốn từ tiếng Việt cho lưu học sinh Lào (trình độ A)” của Lê Phương
Thảo (Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn), “Lỗi sử dụng một số hành vi ngơn
ngữ của học viên Lào học tiếng Việt (Tại Đồn 871 – TCCT)” của Hứa Thị
Chính (Luận văn thạc sĩ ngơn ngữ học), một bài viết trên tạp chí Khoa học
Ngoại ngữ Quân sự của Nguyễn Thị Yến về “Nâng cao vốn từ vựng tiếng Việt
cho học viên quân sự Lào thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng
lực”…
Nhìn chung, các cơng trình trên đều đã giải quyết được một số yêu cầu
về phát hiện và đưa ra những cách khắc phục lỗi đồng thời đã có một số cơng

trình chú trọng tới nhiệm vụ rèn các kĩ năng ngôn ngữ, năng lực sử dụng ngôn
ngữ cho học viên nước ngồi trong q trình học tiếng Việt, đóng góp khơng
nhỏ vào cơng tác dạy và học tiếng Việt cho người nước ngồi như một ngoại
ngữ nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình dạy và học tiếng Việt (trình độ
cơ sở) nhằm phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho học viên quân sự Lào
tại Trường Sĩ quan Lục quân 1.

8


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy
tiếng Việt và 80 HVQS Lào đang học tiếng Việt cơ sở tại trường Sĩ quan Lục
quân 1; hệ thống giáo trình, bài giảng, chương trình đang áp dụng tại trường.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển
năng lực sử dụng tiếng Việt cho HVQS Lào góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài với nội dung chủ yếu về phát
triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học viên người nước ngồi.
- Khảo sát một số giáo trình đã và đang được sử dụng dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài phổ biến hiện nay đồng thời tìm hiểu thực trạng dạy và học
tiếng Việt cho HVQS Lào tại trường Sĩ quan Lục quân 1.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt
cho HVQS Lào.

- Bước đầu thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của những giải pháp
phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HVQS Lào mà luận văn đưa ra.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện luận văn của mình, chúng tơi sử dụng các phương pháp
chính sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để tìm hiểu lịch sử vấn đề,
đưa ra những kết luận cần thiết về lí luận và thực tiễn. phương tháp thực hiện
thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu giáo dục học, ngơn ngữ học, phương
pháp giảng dạy tiếng Việt,…có liên quan tới đề tài.

9


- Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng để phỏng vấn trực tiếp GV và
HV để điều tra thực tiễn dạy học, về các biện pháp dạy học, hứng thú của HV
khi học các tiết học thực nghiệm do chúng tôi soạn và tổ chức.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng để thu nhận thông tin thực tế
về tình hình dạy và học tiếng Việt đang diễn ra ở trường Sĩ quan Lục quân 1
như chương trình dạy học, giáo trình, phương pháp giảng dạy, phương tiện hỗ
trợ dạy học, năng lực sử dụng tiếng Việt của HVQS Lào….thông qua phiếu
khảo sát, đánh giá, bài giảng mẫu, bài kiểm tra. Kết quả điều tra, khảo sát sẽ
được chúng tơi phân tích những con số cụ thể.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng để đánh giá tính khả thi
của đề tài. Từ đó, giúp chúng tơi kiểm tra, đánh giá được khả năng áp dụng
đề tài vào thực tiễn dạy học.
- Thủ pháp thống kê: Sử dụng để xử lí các số liệu thu thập khi khảo sát,
thực nghiệm, giúp cho việc phân tích, tổng hợp để đạt tới những kết luận đúng
nhất.
6. Ý nghĩa của luận văn
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá giáo trình và thực trạng dạy, học của

HVQS Lào tại trường Sĩ quan Lục quân 1, luận văn đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HVQS Lào sẽ góp phần vào
việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt đồng thời chúng tôi cũng mong
muốn, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích
giúp cho việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ ngày càng được hoàn
thiện hơn.
Từ góc độ thực tế, luận văn có ý nghĩa đối với việc dạy và học tiếng Việt
cho đối tượng là học viên quân sự Lào, đặc biệt kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ
đào tạo tiếng Việt cho học viên Lào tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 đạt hiệu
quả cao hơn.

10


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số giải pháp phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho
học viên nước ngoài (trường hợp học viên quân sự Lào học tiếng Việt trình độ
cơ sở tại trường Sĩ quan Lục quân 1)
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Q trình phát triển của việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở
Việt Nam
Trải qua nhiều biến đổi trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã có những cuộc
tiếp xúc lớn với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Trải qua các

giai đoạn lịch sử, các thế hệ người nước ngoài đến với mảnh đất này với nhiều
lí do khác nhau và theo đó việc sử dụng ngơn ngữ bản địa đã trở thành nhu cầu
cấp thiết của họ. Tuy nhiên, suốt thời gian dài này trong lịch sử, việc dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài chưa được đặt ra theo đúng ý nghĩa của việc “dạy
ngoại ngữ”. Giai đoạn này, chủ yếu người nước ngoài học tiếng Việt chủ yếu
theo lối tự phát, truyền khẩu. Cho đến trước thời điểm thực dân Pháp xâm lược
Việt Nam (thế kỉ XIX), ở Việt Nam chưa thấy xuất hiện tài liệu giáo khoa chính
thức nào được sử dụng cho việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
11


Lịch sử của việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như một ngoại ngữ
ở nước ta về thực chất chỉ diễn ra trong khoảng hơn 100 năm nay. Tính phổ
biến và hệ thống trong việc biên soạn sách có lẽ phải tới khi chúng ta có sự
tiếp xúc một cách có hệ thống với người Pháp. Trong suốt thời gian dài từ
cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 sách dạy tiếng Việt căn bản do người Pháp
viết. Tài liệu sớm nhất liên quan đến việc dạy - học tiếng Việt được tìm thấy
là cuốn “Giáo trình dẫn đàng nói chuyện tiếng Phalangsa (tiếng Pháp) và
tiếng An Nam (tiếng Việt)” (1889) dạy hội thoại tiếng Pháp và dạy tiếng Bắc
Kỳ (tiếng An Nam) do cha xứ M.Bon (cố Bân) và Droket (cố Ân). Mục tiêu
ban đầu của quyển sách này là phục vụ cho việc truyền giáo của các giáo sĩ
Châu Âu ở Việt Nam, sau đó là giúp cho các quan chức người Pháp. Ngồi ra
cịn vài tài liệu do các học giả, giám mục Trương Vĩnh Ký và Trương Vĩnh
Tống biên soạn. Họ được coi là một trong những người đầu tiên dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài (dạy cho các cha cố người nước ngoài). Với nhận
thức đã là ngơn ngữ thì đều giống nhau về mặt hình thức, nên các sách dạy
tiếng Việt thời kỳ này là đều dựa vào tiếng Pháp để biên soạn sách dạy tiếng
Việt.
Nhu cầu dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chỉ thực sự được đặt ra sau
năm 1954. Sau khi nhà nước Việt Nam DCCH thành lập, việc thiết lập quan

hệ trong khu vực và thế giới tuy còn hạn chế nhưng chắc chắn đã làm nảy
sinh nhu cầu trong việc dạy và học ngoại ngữ và ngược lại. Đến những năm
50 của thế kỉ XX, nhu cầu truyền bá ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam, việc
quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và ngôn ngữ Việt Nam cũng đã trở
thành mục đích mang tính chiến lược của quốc gia. Điều này được thể hiện rõ
nét nhất là ngay sau khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập vào
năm 1956, tổ Việt ngữ chuyên dạy tiếng Việt cho người nước ngồi cũng được
hình thành. Đến năm 1968 thì chuyển thành khoa Tiếng Việt, sau này lại đổi

12


tên thành khoa tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài. Đến
năm 2008, để phù hợp với định hướng nghiên cứu, giảng dạy cũng như thực
tế, khoa được đổi tên thành Khoa Việt Nam học và tiếng Việt thuộc trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiệm vụ của
khoa trong những ngày đầu mới thành lập chủ yếu là giúp (sinh viên) người
nước ngoài hiểu được nội dung bài giảng, đọc và hiểu được các tác phẩm viết
bằng tiếng Việt trong kho tàng văn học, sử học Việt Nam. Qua những lần đổi
tên như trên đã cho chúng ta thấy sự thay đổi nhằm phù hợp với yêu cầu thực
tế của từng thời kì phát triển của đất nước. Hiện nay, ngoài các cơ sở truyền
thống trong và ngoài nước thì việc dạy tiếng Việt cho người nước ngồi đang
được đẩy mạnh ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Thái Lan, …
Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng – thống nhất đất nước (1945-1975)
và thời kì đất nước thống nhất tiến lên xây dựng CNXH (1975-1986), đối
tượng chủ yếu của việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là các đối tượng
đến từ các nước trong khối XHCN như: Liên Xơ, Trung Quốc, Lào,
Campuchia, …đó là thời kì chúng ta nhận được sự giúp đỡ cả nhân lực
(chuyên gia) và vật lực từ các nước đồng thời là sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các
nước Đông Dương: Việt Nam – Lào – Campuchia. Những thay đổi lớn chỉ

thực sự diễn ra vào năm 1986 khi Việt Nam tiến hành cơng cuộc Đổi Mới một
cách tồn diện trong sự nghiệp phát triển đất nước. Thực hiện đường lối độc
lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên tinh thần muốn
là bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã được phát triển và mở rộng quan hệ
trên mọi lĩnh vực hơn bao giờ hết. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
với 169 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với gần 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như vậy, Việt Nam
ngày nay đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và du khách
quốc tế. Theo đó, vị thế của tiếng Việt với vai trị là ngôn ngữ quốc gia ở Việt

13


Nam ngày càng được nâng cao và không ngừng phát huy mạnh mẽ. Đối tượng
là người nước ngoài lựa chọn tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng rất đa dạng,
có thể là các nhà chính trị, các nhà ngoại giao, các doanh nhân, các nhà đầu
tư, các nhà khoa học,….
Hiện nay, trong không gian đổi mới và mở cửa, bên cạnh dạy và học
tiếng Việt cho người nước ngoài ngày một tăng. Theo đó, các trung tâm dạy
ngoại ngữ và tiếng Việt ngày một nhiều, đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ nói
chung và tiếng Việt nói riêng.
1.1.2. Lí luận về dạy ngơn ngữ
1.1.2.1. Ngơn ngữ và q trình tiếp nhận ngơn ngữ
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về ngôn ngữ đã được các nhà ngôn
ngữ học và giáo dục học đưa ra (khoảng hơn 400 định nghĩa về ngôn ngữ).
Ngày nay, đứng trên phương diện giáo dục ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học
và các nhà giáo dục học đã chấp nhận định nghĩa sau:
“Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu âm thanh mà con người dùng để
giao tiếp”.
Các nhà ngôn ngữ học cũng thống nhất rằng, ngồi ngơn ngữ đầu tiên khi

một con người sinh ra được tiếp xúc và là ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ), tức
là ngôn ngữ này sẽ được sử dụng từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành trong
xã hội của dân tộc sử dụng ngơn ngữ đó, thì bất cứ ai cũng có khả năng tiếp
nhận thêm ít nhất một ngôn ngữ nữa và tất cả các ngôn ngữ tiếp nhận sau ngôn
ngữ thứ nhất đều được gọi là ngơn ngữ thứ hai (ngoại ngữ).
Q trình tiếp nhận ngôn ngữ thứ nhất được diễn ra qua hai giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất cũng là giai đoạn con người tiếp nhận ngôn ngữ một cách
vô thức và theo thói quen; giai đoạn thứ hai là giai đoạn con người phát triển
ngôn ngữ thứ nhất thông qua việc học tập trong trường học và các hoạt động
giao tiếp ngôn ngữ trong môi trường ngôn ngữ tự nhiên [21, tr26]. Điều này

14


có liên quan đến năng lực ngơn ngữ của con người. Năng lực ngôn ngữ là khả
năng tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Theo quan điểm của ngữ
pháp học tạo sinh, con người sinh ra đã có năng lực nắm vững tiếng mẹ đẻ.
Q trình tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai được phân biệt với ngôn ngữ thứ nhất
bởi thứ tự tiếp nhận và học tập ngơn ngữ. Ngơn ngữ thứ hai cịn gọi là ngơn
ngữ đích – ngơn ngữ mà một người đang học và muốn thơng qua q trình
học tập thụ đắc được ngơn ngữ này. Q trình tiếp nhận ngơn ngữ thứ hai
cũng không giống ngôn ngữ thứ nhất. Ngôn ngữ thứ nhất được tiếp nhận một
cách tự nhiên hơn cịn ngơn ngữ thứ hai được tiếp nhận chủ yếu qua các tài
liệu học tập và phức tạp hơn bởi có sự tác động của chính ngơn ngữ thứ nhất
và các yếu tố khác. Ngôn ngữ thứ hai thường học ở trường lớp, chịu sự chi
phối của của giáo viên và giáo trình, người học ít được tham gia vào những
hồn cảnh giao tiếp thực tế, ngơn ngữ trong giáo trình nhiều khi cũng khác so
với ngôn ngữ trong giao tiếp thực tế. Ngồi ra cịn có các nhân tố tác động
khác như vấn đề tuổi tác, quan niệm của cá nhân, gia đình và xã hội đối với
ngơn ngữ thứ hai, vấn đề sức khoẻ, tâm lí, động cơ thúc đẩy người học, các

điều kiện về các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ…
Với dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, những kết quả, nghiên cứu về q
trình tiếp nhận ngơn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai của con người như trên
có tác dụng to lớn trong việc giúp cho các giáo viên và người học tìm tịi
những phương pháp dạy và học phù hợp, có hiệu quả.
1.1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của việc dạy ngôn ngữ
Cùng với sự phát triển của nhu cầu học ngoại ngữ, đã xuất hiện nhiều
quan điểm về phương pháp dạy tiếng. Từ phương pháp ra đời sớm nhất là
phương pháp ngữ pháp - dịch, tiếp đó là một số phương pháp nhằm đáp ứng
những nhu cầu học khác nhau như phương pháp trực tiếp, phương pháp thực
hành có ý thức hay những phương pháp ra đời khi có sự phát triển của các

15


phương tiện kĩ thuật như phương pháp nghe – nói, phương pháp nghe – nhìn
và một phương pháp được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là phương
pháp giao tiếp (hay hay cịn gọi là tiến trình giao tiếp: The communicative
language teaching approach) với việc coi người học là đối tượng trung tâm
trong lớp học và chú trọng việc phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai (second language teaching) là các hoạt
động giảng dạy một ngôn ngữ mới cho người đã thụ đắc được ngôn ngữ thứ
nhất [21]. Các hoạt động này thơng thường được tiến hành một cách chính
quy trong môi trường nhà trường. Mặc dù việc giảng dạy ngôn ngữ thứ nhất
và ngôn ngữ thứ hai đều là các hoạt động giảng dạy ngơn ngữ và đều có
những quy tắc học tập ngôn ngữ giống nhau nhưng do đối tượng, mơi trường
và văn hố nền của người học khác nhau nên việc giảng dạy ngơn ngữ thứ hai
cũng có những đặc điểm riêng, chủ yếu thể hiện ở những mặt sau đây:
- Mục tiêu của việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai chủ yếu là giúp cho
người học có khả năng vận dụng ngơn ngữ đích để giao tiếp;

- Giảng dạy ngôn ngữ thứ hai lấy việc luyện tập các kĩ năng làm trung
tâm, thông qua việc luyện tập để chuyển các kiến thức ngôn ngữ thành các kĩ
năng;
- Hình thức giảng dạy “tập trung hố” ở mức độ cao vì đối tượng học
hầu hết là người đã trưởng thành nên trong một thời gian ngắn nhất cần học
để tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai.
- Vấn đề giảng dạy ngôn ngữ thứ hai ở giai đoạn cơ sở được coi trọng
hơn ở các giai đoạn khác vì đây là giai đoạn định hình, tạo nền móng cho
ngơn ngữ đích. Số lượng người học ở giai đoạn này cũng nhiều hơn. Giai
đoạn này thể hiện những đặc điểm và quy tắc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai một
cách rõ nét nhất;

16


- Việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai rất coi trọng vấn đề so sánh, đối chiếu
các ngôn ngữ. Thông qua việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ thứ hai với ngôn
ngữ thứ nhất sẽ xác định được những dạy và những thuận lợi, khó khăn khi
giảng dạy.
- Việc giảng dạy ngơn ngữ thứ hai có tác dụng chuyển dịch tư duy từ ngơn
ngữ thứ nhất sang ngơn ngữ đích. Dần dần, HV sẽ từng bước rời xa ngôn ngữ
thứ 1 và ngày càng tiến gần ngôn ngữ thứ 2 trong q trình học.
- Việc giảng dạy ngơn ngữ thứ hai càng coi trọng giảng dạy văn hoá hơn.
Hai hoạt động này không thể tách rời nhau, đặc biệt là giảng dạy các kiến
thức văn hoá giao tiếp;
Như vậy, người giáo viên dạy tiếng cần nắm vững những đặc điểm của
hoạt động giảng dạy ngôn ngữ thứ hai để xây dựng những bài học, bài giảng
phù hợp với đối tượng học cũng như giảng dạy ngôn ngữ thứ hai một cách có
phương pháp và hiệu quả.
1.1.2.3. Các kĩ năng ngơn ngữ

Trong giao tiếp, con người thường sử dụng chữ viết hoặc tiếng nói; do
vậy, ngơn ngữ đã phát triển với hai hệ thống: hệ thống chữ viết và hệ thống
tiếng nói. Sự phân biệt hai hệ thống đó sẽ giúp cho việc giảng dạy có hiệu quả
hơn, phục vụ cho nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ tốt hơn.
Hệ thống tiếng nói là một hệ thống phát âm và thu nhận âm giữa người
nói và người nghe. Nói cách khác, để có thể giao tiếp được bằng tiếng nói,
người ta phải nói được, nghe được và hiểu được. Đây là hai kĩ năng cơ bản
cần được rèn luyện để người học có thể sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp.
Hệ thống chữ viết là một hệ thống ký hiệu để ghi lại âm thanh của hệ
thống tiềng nói. Muốn giao tiếp bằng chữ viết, người học phải được trau dồi
kĩ năng đọc hiểu và viết.

17


Trên phương diện giáo dục ngơn ngữ, chúng ta có thể hình dung được
cấu trúc ngơn ngữ như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc ngôn ngữ
Dựa vào sơ đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy, mục tiêu của việc giảng
dạy ngơn ngữ chính là luyện bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Để phát triển
ngơn ngữ nói, chúng ta phải tập trung vào hai kĩ năng: nghe - hiểu và nói; để
phát triển ngơn ngữ viết, chúng ta phải tập trung vào hai kĩ năng: đọc - hiểu
và viết. Tuy nhiên, trình tự chung cho việc dạy ngơn ngữ vẫn là: nghe, nói,
đọc, viết như nhà giáo học pháp nổi tiếng L.G. Alexander đã nói:
“Nothing should be spoken before it has been heard (Khơng nói trước
khi nghe). Nothing should be read before it has been spoken (Không đọc
trước khi nói). Nothing should be written before it has been read (Không viết
trước khi đọc)”.
(“First things first”, New Concept English, Longman, 1967)


18


Trong thực tế đời sống hằng ngày, việc giao tiếp trực tiếp nhiều hơn là
giao tiếp gián tiếp, nghĩa là chúng ta dùng phần lớn hệ thống tiếng nói trong
giao tiếp. Chính vì vậy, các kỹ năng nói và nghe cần được chú trọng hơn nhất
là trong giai đoạn đầu, trình độ cơ sở và trình độ trung cấp.
Tiếp cận ở một góc độ khác, ngành tâm lí học thần kinh hiện đại đã chứng
minh được rằng bốn kĩ năng ngơn ngữ nói trên được định vị bởi những khu vực
trung khu khác nhau trong não bộ của con người. Cơ chế hoạt động của não bộ
xác lập những nhiệm vụ chuyên môn khác nhau tương ứng với từng khu vực.
Nếu muốn nâng cao một kĩ năng nào cần tăng cường cơ chế hoạt động của não
bộ ở khu vực tương ứng. Việc chia thành các kĩ năng riêng rẽ để giảng dạy và
học tập ngoại ngữ là phù hợp với cơ chế hoạt động của não bộ con người, giúp
cho người học có thể phát triển kĩ năng cịn hạn chế hơn so với các kĩ năng
khác để cuối cùng đạt được sự phát triển hài hoà, đồng đều cho cả bốn kĩ năng
ngôn ngữ.
Tiếng Việt đã và đang được giảng dạy với tư cách là một ngoại ngữ, một
ngôn ngữ thứ hai. Việc chia thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để giảng
dạy và luyện tập là điều cần thiết, phù hợp với quy luật thụ đắc ngơn ngữ thứ
hai cho người nước ngồi học tiếng Việt.
Thêm vào đó, khi học tiếng Việt, người học sẽ tiếp nhận văn hóa Việt
Nam thơng qua sự truyền giảng và giải mã của giáo viên. Chính bởi vậy,
ngồi kiến thức về ngôn ngữ ra, người thầy cần phải hiểu biết về văn hóa càng
nhiều càng tốt.
Đứng trên quan điểm và góc nhìn của Việt Nam học, người làm cơng
tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, ngoài kiến thức về Việt ngữ
học, về phương pháp sư phạm ngoại ngữ cũng cần phải có kiến thức nhất định
về văn hóa Việt Nam và văn hóa của người học. Dạy và học một thứ tiếng là

dạy và học ngôn ngữ của một cộng đồng có những đặc thù văn hóa riêng hay

19


nói một cách khác, tức là dạy và học một bộ phận văn hóa của dân tộc đó. Bởi
ngơn ngữ là một trong những thành tố quan trọng nhất cấu thành nên nền văn
hóa dân tộc và phản ánh chính nền văn hóa đó.
Ngơn ngữ và văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, qua
giao tiếp ta có thể đánh giá một người có văn hóa hoặc thiếu văn hóa, lịch sự
hoặc khơng lịch sự. Văn hóa cịn ảnh hưởng đến phong cách, tư duy của mỗi
con người. Ngơn ngữ và văn hóa phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau.
Vì vậy, khi dạy ngôn ngữ dù ở cấp độ nào ta không thể tách rời văn hóa khỏi
ngơn ngữ. Việc sử dụng các yếu tố văn hóa trong giảng dạy ngơn ngữ sẽ mang
lại những kết quả tốt nhất cho học viên. Có như thế người dạy tiếng Việt mới
có thể giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam cho người nước
ngồi một cách hiệu quả thơng qua việc giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt.
1.1.3. Một số khái niệm cơ bản
1.1.3.1. Ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai
Đa số các nhà ngôn ngữ học đều quan niệm rằng [44,tr30]: Ngôn ngữ
thứ nhất là tiếng mẹ đẻ (mother tongue), là tiếng nói được sử dụng từ khi sinh
ra cho đến khi trưởng thành trong xã hội của dân tộc sử dụng ngơn ngữ đó.
Ngơn ngữ thứ hai thường được hiểu ở hai góc độ:
Thứ nhất, khi mọi người học một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ mẹ đẻ
của họ thì ngơn ngữ đó được gọi là ngơn ngữ thứ hai.
Thứ hai, ở một số quốc gia sử dụng đa ngôn ngữ: Ngôn ngữ phổ thông
được gọi là ngôn ngữ thứ nhất, cịn ngơn ngữ của một cộng đồng được gọi là
ngôn ngữ thứ hai, chẳng hạn ở Mỹ, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, các ngôn
ngữ của các cộng đồng dân tộc khác ở Mỹ như tiếng Tây Ban Nha, tiếng
Pháp, tiếng Trung…là các ngôn ngữ thứ hai; ở Úc, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ

nhất, các ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc khác nhau là ngôn ngữ thứ hai
(Languages other than English - LOTE).

20


1.1.3.2. Q trình thụ đắc ngơn ngữ thứ hai
Lý thuyết Thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquisition) của giáo sư
Stephen Krashen là những nguyên tắc về học ngôn ngữ rất nổi tiếng trong giới
học thuật. Krashen chỉ ra rằng con người có khả năng học ngơn ngữ bẩm sinh.
Ta học qua q trình hấp thụ trực tiếp, khơng phải từ việc học thuộc danh sách
từ vựng, ngữ pháp. Hiệu quả học diễn ra khi ta có thể tiếp nhận trong trạng
thái thoải mái. Đây là q trình tích lũy dài, đa dạng, nhiều.

Hình 1.2. Mơ hình thuyết thụ đắc ngơn ngữ
Theo giáo sư Stephen Krashen: “Để tiếp thu và sử dụng được một ngôn
ngữ, người học không cần chú trọng quá nhiều tới những quy tắc ngữ pháp,
và không cần luyện tập theo chỉ dẫn một cách nhàm chán” [33,tr31].
“Tiếp nhận ngơn ngữ” là một q trình thấm nhuần ngơn ngữ một cách
tự nhiên, bao gồm việc một người học ngôn ngữ một cách chủ động lẫn bị
động trong một thời gian nhất định.
“Tiếp nhận” là sản phẩm của sự tương tác, tương quan thực tế giữa
nhiều người trong môi trường của ngơn ngữ và văn hóa cần học.
Việc tiếp thu một ngơn ngữ là một q trình lâu dài để dần dần tạo ra và
mài dũa những kỹ năng ngôn ngữ (Nghe – Nói – Đọc – Viết) trong một môi
trường nhất định mà không cần kiến thức lý thuyết chuyên sâu về ngữ pháp
hay văn phạm.

21



Trẻ em nếu học theo phương pháp này sẽ có thể học được ngơn ngữ đầu
tiên bất kì nào đó một cách vô thức, đồng thời các em sẽ giao tiếp sáng tạo và
xác định các giá trị văn hóa một cách tự nhiên. Ví dụ: các em biết phải cư xử
khác nhau với người khác hoặc tùy ngữ cảnh khi nói tiếng Anh/ tiếng Việt.
Điều này cũng đúng với người học tiếp thu ngôn ngữ thứ hai một cách
tự nhiên vào thời điểm ban đầu. Người học có thể sử dụng các cơng cụ hỗ trợ
như hình ảnh, âm thanh, … để học nghĩa của các từ, cấu trúc câu. Các cấu
trúc ngữ pháp sẽ được học một cách tự nhiên từ dễ đến khó thay vì bị bó buộc
vào việc học các lý thuyết.
1.1.3.3. Năng lực ngôn ngữ
Các nhà nghiên cứu như: Chomsky (1965), Canale và Swain (1980),
Bachman (1990),…đã đưa ra khái niệm năng lực ngôn ngữ với ý nghĩa là kiến
thức của người nói (người nghe) về ngơn ngữ của mình, khác với ngữ hành
(được hiểu là thực tế sử dụng ngơn ngữ trong các tình huống cụ thể). Nó đề
cập đến trình độ sử dụng ngơn ngữ mà người ta đã làm chủ được, bao gồm kiến
thức về từ vựng, quy tắc phát âm và chính tả, cấu tạo từ và cấu trúc câu. Hệ thống
kiến thức ngơn ngữ gồm [44,tr31]:
- Ngữ pháp: Từ pháp (hình vị) và cú pháp (trật tự từ).
- Âm vị: Nguyên âm, phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu…
- Từ vựng: Từ và các kết hợp từ.
- Bút tự: Đánh vần, chấm câu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa khung năng lực tiếng Việt dùng
cho người nước ngoài với 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc. Cụ thể
[44,tr31]:
- Bậc 1: Hiểu, sử dụng được cấu trúc ngôn ngữ; biết sử dụng các từ ngữ
cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao tiếp: tự giới thiệu bản thân và người khác;
trình bày được những thông tin về bản thân như: nơi sinh sống, người

22



thân/bạn bè … Có khả năng giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm,
rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
- Bậc 2: Hiểu các câu, cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên,
liên quan đến nhu cầu giao tiếp: thơng tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng,
hỏi đường, việc làm ... Có khả năng trao đổi thông tin về những chủ đề đơn
giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung
quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
- Bậc 3: Hiểu được các ý chính của một đoạn văn, bài phát biểu chuẩn
mực, rõ ràng về những chủ đề trong công việc, trường học, giải trí,... Có thể
xử lý được hầu hết các tình huống xảy ra; viết được đoạn văn liên quan đến
những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân mình quan tâm; mơ tả được những
kinh nghiệm, sự kiện, mong muốn, và trình bày ngắn gọn được lý do, giải
thích ý kiến và kế hoạch của mình.
- Bậc 4: Hiểu được ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề
khác nhau, kể cả những trao đổi có nội dung thuộc lĩnh vực chun mơn của
bản thân. Có thể giao tiếp trôi chảy, tự nhiên; viết được những văn bản rõ
ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và giải thích được quan điểm của
mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu - nhược điểm của các phương án
lựa chọn.
- Bậc 5: Nhận biết và hiểu được hàm ý của những văn bản dài, có phạm
vi nội dung rộng. Có khả năng diễn đạt trơi chảy, tức thì, khơng có khó khăn
khi tìm từ ngữ diễn đạt; sử dụng ngơn ngữ hiệu quả phục vụ các mục đích
quan hệ xã hội, mục đích học thuật và chun mơn; viết rõ ràng, chặt chẽ, chi
tiết về các chủ đề phức tạp, tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu, các
công cụ liên kết trong văn bản.
- Bậc 6: Dễ dàng hiểu hầu hết các văn bản nói - viết. Có khả năng tóm
tắt được các nguồn thơng tin nói hoặc viết, sắp xếp lại, trình bày lại một cách


23


logic; diễn đạt rất trơi chảy và chính xác và phân biệt được những khác biệt
trong các tình huống.
1.1.3.4. Phát triển năng lực ngôn ngữ
Khái niệm phát triển năng lực ngôn ngữ được dùng ở đây nhằm chỉ
chiến lược và phương pháp cung cấp, giới thiệu, giúp người học thụ đắc ngơn
ngữ một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Nói về việc dạy học nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ, hiện đã có rất
nhiều chiến lược được các nhà nghiên cứu đề xuất như: phương pháp từ khoá,
phương pháp ngữ nghĩa, phương pháp từ khố - xử lí ngữ nghĩa, chiến lược
đoán nghĩa của từ, chiến lược sử dụng từ điển đơn ngữ, chiến lược mã hố,
chiến lược kích hoạt, chiến lược tạo ghi chú, chiến lược diễn tập/ thực hành
giả định, chiến lược học từ mới thông qua đọc, thơng qua nói, thơng qua các
phương tiện truyền thơng, thẻ từ, từ trong mối liên hệ với tranh, từ trong mối
liên hệ với một chủ đề... Tuy nhiên, về cơ bản, có thể quy về ba phương pháp
dạy học từ vựng chính: một là phương pháp trực quan, hai là phương pháp
dịch, ba là phương pháp thuần ngôn ngữ học. Ở nước ta, việc phát triển năng
lực ngôn ngữ dành cho các học viên nước ngoài muốn học tiếng Việt cũng đã
được chú trọng với việc xây dựng các giáo trình dạy TV cho người nước
ngồi (Nguyễn Thị Lệ Hằng (2011); Bùi Duy Dương (2016),…), giới thiệu
một số phương pháp cung cấp từ vựng cơ bản và mở rộng vốn từ trong dạy
tiếng thực hành (Trần Thị Minh Giới (2003); Nguyễn Văn Phúc (2013),…).
1.1.4. Dạy Tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai
1.1.4.1. Tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ
Theo Richards và đồng sự (1992: 140,238), “tiếng mẹ đẻ của một
người là tiếng nói của người phụ nữ sinh ra người đó hay ngôn ngữ thứ nhất
và được thụ đắc trước tiên tại nhà”. Trong khi đó, ngoại ngữ (foreign
language), cũng theo Richards và đồng sự (1992: 142), là “một ngôn ngữ


24


không phải là tiếng bản ngữ của một nước, thường là hoặc để giao tiếp với
người nước ngồi nói ngơn ngữ đó hoặc để đọc tài liệu viết bằng ngơn ngữ
đó”. Như vậy, theo quan điểm này thì người nước ngoài học tiếng Việt như
một ngoại ngữ cần theo quy định về dạy học ngoại ngữ hiện đại. [42,tr24]
1.1.4.2. Một số nguyên tắc khi dạy học Tiếng Việt
* Dạy tiếng theo quan điểm giao tiếp
- Những cơ sở đề xuất quan điểm giao tiếp
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng, đơn giản và thuận lợi
của con người.
+ Bằng giao tiếp, sử dụng giao tiếp, HV sẽ tiếp thu tốt ngôn ngữ và việc
dạy học tiếng mới thành công và không nhàm chán, ngược lại trở nên hấp
dẫn, hứng thú với HV.
- Những chú ý khi dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
+ Chú ý tới công cụ giao tiếp, chức năng xã hội của ngôn ngữ, vì vậylí
thuyết khơng cần học q sâu mà thậm chí cần được lược bỏ. Người học học
cấu trúc ngôn ngữ là để nắm cách sử dụng chúng.
+ Phối hợp việc học lí thuyết ngơn ngữ với thực hành giao tiếp. Cầndạy
kiến thức ngơn ngữ từ dễ đến khó. Đi đơi là giao tiếp với ngữ liệu phù hợp
với giao tiếp thực tế.
+ Giao tiếp trong học cần gần gũi với tình huống giao tiếp đời sống để
giúp người học tiếp thu bài tốt, có thể sử dụng ngay các kĩ năng nghe nói đọc
viết trong học vào thực tế.
- Những yêu cầu của hướng dạy và học theo hướng giao tiếp
+ Giao tiếp cần đặt trong một tình huống nhất định, cần tạo mọi tình
huống và lợi dụng mọi tình huống để giảng dạy. GV và HV cần được chuẩn bị
chu đáo về nội dung giao tiếp, lựa chọn phương án tốt nhất phù hợp với mục

đích giao tiếp.

25


×