Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hồi hương làm việc của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH HỒI
HƯƠNG LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÃ SỐ: SV2019-95

SKC006821

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH HỒI HƯƠNG LÀM VIỆC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


SV2019-95
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế

2


TP Hồ Chí Minh, 10/2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH HỒI HƯƠNG LÀM VIỆC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SV2019-95
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
SV thực hiện:

Nguyễn Thái Ngọc

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Đào tạo chất lượng cao
Ngành học:Quản lý công nghiệp
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phan Anh Huy


3

Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo:4


TP Hồ Chí Minh, 10/2019

4


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ............................................. 1
1.1.1 Trong nước....................................................................................................... 1
1.1.2 Ngoài nước....................................................................................................... 2
1.2 Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
1.6 Kết cấu của nghiên cứu ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 5
2.1 Lý thuyết về hành vi ................................................................................................ 5
2.1.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)....................................................................... 5
2.1.2 Thuyết hành vi dự định (TPB) .......................................................................... 6
2.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 7
2.2.1 Thảo luận ......................................................................................................... 7
2.2.2 Đề xuất mơ hình nghiên cứu ............................................................................. 9
2.3. Tóm tắt ................................................................................................................ 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 13

3.1 Giới thiệu .............................................................................................................. 13
3.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 13
3.3 Nghiên cứu định lượng.......................................................................................... 13
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 13


3.3.2 Xác định kích thước mẫu ................................................................................ 14
3.3.3 Bảng câu hỏi - Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................. 14
3.3.4 Phân tích dữ liệu............................................................................................ 15
3.4 Thang đo và mã hóa thang đo. ............................................................................... 16
3.5 Tóm tắt ................................................................................................................. 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 20
4.1 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 20
4.2 KẾT QUẢ ............................................................................................................ 21
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu ....................................................................................... 21
4.2.1.1 Số lượng mẫu .............................................................................................. 21
4.2.1.2 Thống kê mẫu theo giới tính ........................................................................ 21
4.2.1.3 Thống kê mẫu theo năm học ........................................................................ 23
4.2.1.4 Thống kê mẫu theo khoa ............................................................................. 24
4.2.1.5 Thống kê mẫu theo nơi thường trú ............................................................... 26
4.2.1.6 Thống kê mẫu theo mức thu nhập ................................................................ 29
4.2.2 Phân tích thang đo yếu tố cá nhân (kỹ năng chuyên môn) .................................. 30
4.2.3 Phân tích thang đo các yếu tố khác ..................................................................... 32
4.2.3.1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo điều kiện kinh tế chính trị xã hội (XH) ........... 32
4.2.3.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo cơ hội việc làm (VL) ...................................... 33
4.2.3.3 Kiểm tra độ tin cậy thang đo hỗ trợ từ gia đình (GĐ) ................................... 34
4.2.3.4 Kiểm tra độ tin cậy thang đo tình cảm quê hương (QH) ............................... 35
4.2.4 Phương pháp đánh giá giá trị thang đo – EFA ................................................ 36
4.2.5 Phân tích hồi quy bội – MLR ............................................................................. 47
4.2.6 Biện luận về các giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 50



CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 51
5.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 51
5.2. Kết quả chính của nghiên cứu .............................................................................. 51
5.3 Một số kiến nghị ................................................................................................... 52
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 55
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 57
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ............................................................... 57


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tập hợp kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 8
Bảng 2: Bảng đề xuất thống kê nhân tố ảnh hưởng ........................................................ 10
Bảng 3: Thang đo yếu tố Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của quê hương .............. 16
Bảng 4: Thang đo yếu tố Cơ hội việc làm tại quê hương ................................................ 17
Bảng 5: Thang đo yếu tố Hỗ trợ từ gia đình ................................................................... 18
Bảng 6: Thang đo yếu tố Kỹ năng chuyên môn .............................................................. 19
Bảng 7: Thống kê mẫu theo giới tính ............................................................................ 22
Bảng 8: Tỷ lệ nam nữ.................................................................................................... 22
Bảng 9: Thống kê mẫu theo năm học ............................................................................. 23
Bảng 10: Thống kê mẫu theo khoa ................................................................................. 24
Bảng 11: Thống kê mẫu theo nơi thường trú .................................................................. 27
Bảng 12: Thống kê mẫu theo mức thu nhập ................................................................... 29
Bảng 13 : Độ tin cậy thang đo của biến CM ................................................................... 30
Bảng 14: Độ tin cậy của biến XH................................................................................... 32
Bảng 15: Độ tin cậy của biến VL ................................................................................... 33
Bảng 16: Độ tin cậy của biến VL khi loại VL4 .............................................................. 33

Bảng 17: Độ tin cậy của biến GD................................................................................... 34
Bảng 18: Độ tin cậy của biến QH................................................................................... 35
Bảng 19: Kết quả kiểm định KMO................................................................................. 36
Bảng 20: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................... 37
Bảng 21: Trọng số các nhân tố ....................................................................................... 39
Bảng 22 : Kết quả kiểm định KMO khi loại biến VL2 ................................................... 41
Bảng 23: Trọng số các nhân tố khi loại biến VL2 .......................................................... 44
Bảng 24: Tóm tắt mơ hình ............................................................................................. 48


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Mơ hình thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................. 5
Hình 2: Mơ hình thuyết hành vi dự định (TPB) ................................................................. 7
Hình 3: Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................. 9
Hình 4: Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 20
Hình 5: Tỷ lệ theo năm học ............................................................................................. 24
Hình 6: Tỷ lệ theo khoa .................................................................................................. 25
Hình 7: Tỷ lệ theo nơi thường trú.................................................................................... 28
Hình 8: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập ........................................................................... 30


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TRA

: Thuyết hành động hợp lý

TPB

: Thuyết hành vi dự định


TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hồi hương làm việc của sinh viên
trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
- SV thực hiện: Nguyễn Thị Bé Ba

Mã số SV: 16124003

Lớp: 16124CL1

Châu Thị Mỹ Diên

16124010

16124CL2

Nguyễn Thái Ngọc

16124047

16124CL1

- Khoa: Đào tạo chất lượng cao


Năm thứ: 4

Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phan Anh Huy
2. Mục tiêu đề tài:
 Hệ thống hóa lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hồi hương làm việc
của sinh viên đang học tập tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ
Chí Minh.
 Đề xuất các biện pháp để giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc
quyết định hồi hương về quê làm việc là hợp lý, giúp cho địa phương có những chính
sách cụ thể để đáp ứng đúng nguyện vọng của người lao động và thu hút được nguồn
nhân lực để phát triển kinh tế, cống hiến hiến sức trẻ cho quê hương đối với sinh
viên ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tính mới và sáng tạo:
Có thể nói chúng ta khơng thấy nhiều bài báo ngiên cứu về vấn đề hồi hương làm
việc của sinh viên sau khi ra trường. Và có thể nói đây là một vấn đề hiện nay đáng được
quan tâm, bởi sự chênh lệch quá lớn về lượng lao động giữa các vùng trung tâm và nông
thôn. Số liệu khảo sát về tỉ lệ quyết định hồi hương của sinh viên trường Đại Học Kỹ Thuật
Thành Phố Hồ Chí Minh trong năm 2018-2019 cho chúng ta có được nhiều cái nhìn đúng


về tỉ lệ hồi hương này của sinh viên ở một trường. Từ đó chúng ta có được cái nhìn chúng
về số lượng sinh viên này trong một phường, một Quận và kể cả một Thành Phố nếu chúng
ta có thể phát triển số liệu này lên.
Chúng tơi đã tìm hiểu thông tin về nhiều bài báo về sự chênh lệch của lao động trẻ
Việt Nam, và chúng tôi muốn tạo nên một sự khác biệt về việc nghiên cứu về lực lượng lao
động trong tương lai này. Để có thể ứng dụng kết quả của bài báo cáo này vào thực tiễn.
Có thể góp ích cho các doanh nghiệp, địa phương có cái nhìn sâu sắc về tỉ lệ hồi hương của
sinh viên- một lực lượng lao động tiềm năng trong tương lai.

4. Kết quả nghiên cứu:
Tình cảm đối với quê hương, cơ hội việc làm là 2 yếu tố được xác định là tác động
đến mong muốn quay về quê hương để làm việc. Chúng ta có thể thấy tình cảm đối với quê
hương là một điều cực kì quan trọng trong mỗi con người chúng ta. Ai ai cũng có những
tình cảm riêng dành cho q hương của mình, thế nên đây là yếu tố cực kì quan trọng ảnh
hưởng đến quyết định hồi hương. Nhưng chỉ với tình cảm này thơi thì vẫn chưa đủ để chúng
ta có thể quyết định để hồi hương làm việc. Bởi lẽ nếu ở quê hương của chúng ta không có
nhiều cơ hội cho ta phát triển kỹ năng, thì đó cũng chưa đủ để các bạn sinh viên có quyết
định hồi hương làm việc.
Đó là những yếu tố tác động mà chúng tơi đã chứng minh được là nó có sự ảnh
hưởng đến quyết định hồi hương làm việc của các bạn sinh viên tại Trường Đại Học Sư
Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh sau khi thực hiện khảo sát các bạn sinh viên ấy.
Và nhìn về thực tiễn thì quả thật 2 yếu tố đó nó có tác động lớn trong quyết định hồi hương
của các bạn sinh viên.
5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
Hiện nay các địa phương ở vùng quê và các vùng xa trung tâm thành phố đã và đang
có nhiều phát triển về cơ sở vật chất và hạ tầng. Thế nên sinh viên mới ra trường sẽ có nhiều
lựa chọn hơn về nơi làm việc của mình khơng chỉ là ở những vùng trung tâm. Nhiều doanh
nghiệp mở rộng các quy mô sản xuất ở nhiều địa phương chứ không hẳn là ở những vùng


trung tâm nữa. Vậy làm thế nào các doanh nghiệp này có thể thu hút được nguồn lao động
tiềm năng, nguồn lao động chất lượng? Liệu những lao động tiềm năng này có đồng ý ở lại
ở hương hay ở những vùng xa trung tâm để làm việc hay không? Hay những địa phương
muốn giữ chân những nhân tài cho mình thì họ phải làm như thế nào, họ có hiểu như thế
nào về những nhu cầu hay mong muốn của lượng lao động này chưa?
Có thể nói bài báo nghiên cứu khoa học về quyết định hồi hương làm việc của sinh
viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ giúp cho các doanh
nghiệp, các địa phương phần nào có cái nhìn rõ hơn về việc có chọn lựa quay về quê hương

để làm hay khơng của các bạn sinh viên. Từ đó họ sẽ hiểu hơn về những mong muốn, những
nhu cầu của các bạn sinh viên và có thể lập nên những kế hoạch, những chính sách tạo ra
những cơ hội để thu hút nguồn lao động tiềm năng này ở lại quê hương làm việc. Đây là
một ứng dụng trong thực tiễn mà chúng tơi tin chắc rằng nó sẽ mang đến giá trị lớn cho
những doanh nghiệp cũng như những địa phương.
6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài :
Tên đề tài: Analysis of factors affecting the repatriation decision: a case of students
in Ho Chi Minh University Of Technology And Education Vietnam.
Tên hội nghị: International Conference on the Development and Application of Big
Data and Enterprise Resource Management, 2019.
Nhà xuất bản: Chinese Enterprise Resource Planning Society (CERPS)
Trang: 172 – 185
ISBN : 978-986-91639-9-6


Ngày

tháng

năm

SV chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(kí, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài
(phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày


tháng

năm

Xác nhận của Trường

Người hướng dẫn

(kí tên và đóng dấu)

(kí, họ và tên)


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.1.1 Trong nước
Theo kết quả phân tích dựa theo phương pháp phân tích xoay nhân tố của Nguyễn
Cơng Tồn (2014) cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút người lao động trở về địa
phương làm việc là bản thân gia đình của người lao động; Cơ hội làm việc tại địa phương,
giúp họ có điều kiện tốt để phát huy năng lực bản thân khi về q làm việc; Mơi trường làm
việc ngồi tỉnh là lực đẩy góp phần tạo nên luồng di cư ngược lại của người lao động về địa
phương có xu hướng ngày càng nhiều do mức sống và chi phí sinh hoạt khi đi làm ngồi
tỉnh cao và cơng việc làm ngồi tỉnh bị áp lực, cạnh tranh cao, cơng việc không phù hợp
dẫn đến thu nhập của người lao động bấp bênh. Theo nghiên cứu của Trần Điều và cộng sự
(2015) áp dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích
nhân tố và hồi qui tuyến tính cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa
phương làm việc của sinh viên trường ĐHNT gồm 6 nhân tố: Việc làm; Đặc điểm riêng của
địa phương; Chính sách ưu đãi của địa phương; Thơng tin và quy trình tuyển dụng của địa
phương; Đặc điểm cá nhân; Các cá nhân có ảnh hưởng. Trong đó, nhân tố “Đặc điểm cá
nhân” có tác động mạnh nhất đến quyết định chọn địa phương làm việc. Cũng theo phương

pháp phân tích đó, nghiên cứu của sinh viên trường đại học Mở TPHCM cho thấy có 3 yếu
tố tác động trực tiếp là Cơ hội việc làm,Tình cảm quê hương, Thu nhập. Nghiên cứu của
Võ Chính Thống(2015) cũng cho ra kết quả tương tự, nhưng có thêm 1 biến tác động đó là
mơi trường kinh tế-xã hội, chính trị của địa phương. Theo kết quả phân tích của Huỳnh
Trường Huy và cộng sự (2011) cho thấy rằng gần 60% sinh viên (từ các tỉnh khác). Các
yếu tố gồm cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính
dẫn đến quyết định trên. Bên cạnh đó, những yếu tố về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng
ý nghĩa thống kê đến quyết định chọn nơi làm việc.
Bên cạnh đó Lê Trần Thiên Ý và cộng sự (2013) đã thông qua phương pháp phân
tích nhân tố và mơ hình hồi quy nhị ngun, rút ra được 5 nhân tố tác động đến quyết định
về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xếp theo thứ tự tầm quan trọng: Điều kiện làm
1


việc tại địa phương, Tình cảm q hương, Chi phí sinh hoạt ở địa phương, Mức lương bình
quân tại địa phương, Chính sách ưu đãi của địa phương. Kết quả phân tích hồi quy cũng
cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên nam và nữ trong quyết
định về quê làm việc. Trong khi đó, những sinh viên nào chịu sự chi phối bởi người thân
khi quyết định chọn nơi làm việc thì sẽ có xu hướng về quê làm việc cao hơn so với những
sinh viên khơng bị ảnh hưởng bởi gia đình. Bài nghiên cứu của Huỳnh Tấn Dũng (2015)
cũng cho ra kết quả tương tự với 3 biến tác động: Tình cảm quê hương, tình cảm gia đình
và mức thu nhập tại địa phương.
Vấn đề lao động nông thôn di cư ra thành thị và các khu cơng nghiệp tìm kiếm việc
làm là vấn đề có tính xã hội, phụ thuộc khá lớn vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của
mỗi quốc gia. Và không thể phủ nhận vai trị tích cực của làn sóng di cư lao động từ nông
thôn ra thành thị và các khu công nghiệp nhất là đối với các nước kinh tế chậm phát triển
khi thu nhập và điều kiện sống cịn có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị. Bài
viết của Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh Phượng(2013) đã khái quát tình hình và
nguyên nhân thúc đẩy lao động từ nơng thơn ra thành thị, từ đó khuyến nghị chính sách tạo
điều kiện để phát huy những mặt tích cực và hạn chế tiêu cực đến quá trình phát triển kinh

tế - xã hội.
1.1.2 Ngoài nước
Nghiên cứu của Natalie (2006) thực hiện trên nhóm học sinh tốt nghiệp phổ thơng,
tốt nghiệp đại học và nhóm lao động trẻ ở Pennsylvania, Hoa Kỳ. Tác giả sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm với những nhà điều hành giàu kinh nghiệm để khám phá các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc của thanh thiếu niên ở bang này. Còn
Nitchapa Morathop (2010) lại sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mơ tả và mơ hình
hồi quy nhị phân logistics đại diện cho ý định về quê làm việc nhằm xác định các nhân tố
tác động đến dự định chọn nơi làm việc của sinh viên năm cuối, Trường Đại học Naresuan,
Thái Lan.
1.2 Lý do chọn đề tài
Hiện nay người lao động ngày càng có xu hướng tập trung về các thành phố lớn nói
chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để tìm kiếm cơ hội việc làm. Điều này đã dẫn
2


đến việc mất cân đối trong chuyển dịch nguồn lao động giữa các khu vực. Song song đó,
nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, kéo theo hàng loạt các khu công nghiệp, nhà
máy… mọc lên tại nhiều địa phương. Tuy nhiên do việc tập trung lao động ở những thành
phố lớn đã dẫn đến địa phương bị mất cân đối trong cơ cấu nguồn lao động, nghĩa là thừa
nguồn lao động chân tay nhưng thiếu nguồn lao động có chun mơn cao, trình độ cao
(Nguyễn Đình Long, Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013).
Theo Tổng cục thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời
điểm 1/4/2017 ước tính là 54,5 triệu người . Xét theo khu vực, lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên khu vực thành thị là 18,1 triệu người (chiếm 33,2%); khu vực nông thôn là 36,4
triệu người (chiếm 66,8%.) Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi q I/2017 ước
tính là 2,30%, trong đó khu vực thành thị là 3,21%; khu vực nông thôn là 1,82%. Tỷ lệ
thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm nay ước tính là 1,74%, trong đó tỷ lệ
thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,80%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,25%.
Qua đó cho ta thấy lực lượng lao động phân bố không điều giữa các vùng và tỷ lệ thất

nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn sự chênh lệch cao giữa thành thị và nơng thơn. Vì thế, vấn
đề đặt ra là làm sao thu hút được người lao động trở về quê làm việc, đặc biệt là những đối
tượng có sự nhiệt huyết, khả năng tiếp thu cao như sinh viên mới ra trường ln là bài tốn
khó đối với mỗi địa phương hiện nay.
Nắm bắt được vấn đề trên, nhóm nghiên cứu khoa học đã tiến hành phân tích và tìm
ra được các nhân tố được xem là có ảnh hưởng đến quyết định hồi hương làm việc của sinh
viên. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp giúp cho địa phương có những chính sách cụ thể
để đáp ứng đúng nguyện vọng của người lao động và thu hút được nguồn nhân lực để phát
triển kinh tế, cống hiến sức trẻ cho quê hương.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
 Hệ thống hóa lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hồi hương làm việc
của sinh viên đang học tập tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ
Chí Minh.
 Đề xuất các biện pháp để giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc
quyết định hồi hương về quê làm việc là hợp lý, giúp cho địa phương có những chính
3


sách cụ thể để đáp ứng đúng nguyện vọng của người lao động và thu hút được nguồn
nhân lực để phát triển kinh tế, cống hiến hiến sức trẻ cho quê hương đối với sinh
viên ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định lượng
- Phương pháp hồi quy
- Kiểm định thang đo
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khơng gian: trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh .

+ Thời gian: 1/2018-10/2019.
+ Nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hồi hương về quê làm việc của sinh
viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.6 Kết cấu của nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu được chia thành năm chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Chương mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết về hành vi
2.1.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được Ajzen và
Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, được hiệu chỉnh mở rộng trong
thập niên 70 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã
hội (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick, & Warshaw,
1988, trích trong Mark, C. & Christopher J.A., 1998, tr.1430). Mơ hình TRA cho thấy
hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và
hành vi đã được nêu ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều
lĩnh vực (Ajzen, 1988; Ajzen & Fishben, 1980; Canary & Seibold, 1984; Sheppard,
Hartwick, & Warshaw, 1988, trích trong Ajzen, 1991, tr. 181 -186), theo đó ý định thực
hiện hành vi được thể hiện qua xu hướng thực hiện hành vi. Ý định bao gồm các yếu tố
động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn
sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi.
Hình 1: Mơ hình thuyết hành động hợp lý (TRA)


Niềm tin đối với những thuộc tính
của sản phẩm, dịch vụ
Thái độ
Đo lường niềm tin đối với những
thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ
Ý định
Niềm tin về những người ảnh hưởng
sẽ nghĩ rằng người bị ảnh hưởng nên
hay không thực hiện hành vi

Chuẩn chủ quan

Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của
những người ảnh hưởng
(Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989, trích trong Chutter M.Y., 2009 tr.3)
5


Thái độ (attitude) của chúng ta ảnh hưởng đến hành vi của ta. Nhưng hành vi của
chúng ta cũng có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của ta dưới những hoàn cảnh phù
hợp (Eagly & Chaiken,1993)
Khi thái độ bị ảnh hưởng thì các hoạt động của con người cũng được hình thành.Về
cơ bản, hành vi là hoạt động có mục đích. Hành vi của chúng ta nhìn chung là do sự mong
muốn đạt được một mục đính nào đó thúc đẩy.Mỗi cá nhân khơng phải lúc nào cũng nhận
thức được điều họ muốn . Đơn vị cơ sở của hành vi là hoạt động. Toàn bộ hành vi là một
chuỗi các hành động. Do đó nhiều hành động của con người chịu ảnh hưởng của các động
cơ tiềm thức hoặc các nhu cầu.
2.1.2 Thuyết hành vi dự định (TPB)
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động

hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc
giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được
giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là
mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái
niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh
hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay khơng thực hiện
hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được
Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm sốt hành vi cảm nhận vào mơ hình
TRA. Thành phần kiểm sốt hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi
thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để
thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu
hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm sốt
của mình, thì kiểm sốt hành vi còn dự báo cả hành vi. Như vậy, theo TPB ý định thực hiện
hành vi là một hàm của ba nhân tố (Hình 2).

6


Hình 2: Mơ hình thuyết hành vi dự định (TPB)

(Nguồn: Ajzen, I., The Theory of Planned Behaviour, 1991, tr. 182)
2.2 Nghiên cứu định tính
2.2.1 Thảo luận
Với phần này, mục đích chính là tác giả muốn tìm hiểu các yếu tố nào ảnh hưởng
đến quyết định hồi hương làm việc của sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
TPHCM.
Dựa vào các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về quyết định hồi hương làm việc
của sinh viên, tác giả tập hợp thành các nhóm yếu tố ảnh hưởng, tác động tới ý định hồi
hương làm việc. Trên cơ sở đó, phần nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương

pháp thảo luận tay đôi. Thảo luận tay đôi được thực hiện với những sinh viên năm cuối
đang học tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vì hầu hết
các sinh viên năm cuối, chuẩn bị ra trường đã có sẵn ý định về nơi làm việc của mình
trong tương lai gần, nên việc thu thập nguyên nhân lựa chọn về quê hương làm việc hay
khơng khá thuận lợi.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi đối với 10 bạn
sinh viên năm cuối có hộ khẩu thường trú khơng ở thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Tây
Ninh, Gia Lai, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Định, An Giang và Vĩnh Long.
7


Câu hỏi thảo luận tương đối đơn giản, nên thời gian thảo luận đối với mỗi bạn sinh
viên tương đối ngắn, chỉ giới hạn trong khoảng từ 5 đến 8 phút. Với mẫu câu hỏi như sau:
1. Bạn có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh hay không?
Với câu hỏi này, tác giả sẽ lựa chọn thảo luận với các bạn khơng có hộ khẩu thường
trú tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Sau khi ra trường, bạn sẽ làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh hay về quê làm việc?
& Tại sao bạn lại ở lại thành phố làm việc? hoặc Tại sao bạn quyết định về quê làm
việc?
Khi được hỏi “Sau khi ra trường, bạn sẽ làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh hay về
quê làm việc?” thì hầu hết các bạn sinh viên lựa chọn ở lại thành phố để tìm việc
(6/10), chỉ có 4/10 bạn được hỏi là có ý định quay trở về quê hương đề làm việc sau
khi tốt nghiệp. Đối với các bạn lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh là nơi làm việc, tác
giả tiếp tục thảo luận với các bạn về lý do lựa chọn nơi này làm việc sau khi ra
trường. Đối với các bạn lựa chọn về quê làm việc, tác giả cũng sẽ thảo luận lý do tại
sao các bạn lại về quê làm việc. Kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng 1 như sau:
Bảng 1: Tập hợp kết quả nghiên cứu định tính

Nội dung


Đồng ý

Khơng

Khơng

đồng ý

có ý
kiến

Khi ra trường bạn sẽ về quê làm việc

4/10

6/10

Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội là nguyên

7/10

2/10

8/10

2/10

5/10

2/10


7/10

3/10

1/10

nhân của việc lựa chọn nơi làm việc.
Cơ hội việc làm là nguyên nhân của việc lựa
chọn nơi làm việc.
Tình cảm quê hương là nguyên nhân của việc
lựa chọn nơi làm việc.
Hỗ trợ từ gia đình là nguyên nhân của việc lựa
chọn nơi làm việc.
8

3/10


Kỹ năng chuyên môn là nguyên nhân của việc

6/10

4/10

lựa chọn nơi làm việc.
(Nguồn: Tác giả tự thu thập)
2.2.2 Đề xuất mơ hình nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính trên đây, tác giả đề xuất nghiên cứu mơ
hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định hồi hương làm việc dựa theo mơ hình

TPB. Các yếu tố chính tác động đến ý định hồi hương làm việc của sinh viên học tập tại
trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Điều kiện kinh
tế, chính trị và xã hội; (2) Cơ hội việc làm tại quê hương; (3) Tình cảm với quê hương; (4)
Hỗ trợ của gia đình; (5) Kỹ năng chun mơn.
Hình 3: Mơ hình nghiên cứu

( Nguồn tham khảo)

9


Bảng 2: Bảng đề xuất thống kê nhân tố ảnh hưởng

Tên nhân tố

STT
1

2

Tác giả đề xuất

Điều kiện kinh tế, chính trị và xã

Philip Kotler (1993) Trần Văn

hội

Mẫn, Trần Kim Dung (2010)


Cơ hội việc làm

Nitchapa (2006) Trần Văn Mẫn,
Trần Kim Dung (2010)

3

Tình cảm quê hương

Nitchapa (2006) Trần Văn Mẫn,
Trần Kim Dung (2010)

4

Hỗ trợ từ gia đình

Huỳnh Trường Huy, La Nguyễn
Thùy Dung (2010)

5

Kỹ năng chuyên môn

Huỳnh Trường Huy, La Nguyễn
Thùy Dung (2011)

Trong mơ hình này:
 Biến phụ thuộc là biến “Quyết định hồi hương làm việc của sinh viên trường Đại
học Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh.”
 Các biến độc lập được xem xét là các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Điều kiện kinh tế,

chính trị và xã hội, Tình cảm với quê hương, Cơ hội việc làm tại q hương, Hỗ trợ
của gia đình, Kỹ năng chun mơn. Trong đó:
Yếu tố Tình cảm với q hương phản ánh tình cảm và niềm tin của cá nhân có ảnh
hưởng tới kết quả của hành vi về quê làm việc; Yếu tố Thu nhập tại quê hương là sự kỳ
vọng của mỗi cá nhân và nhu cầu của họ, mỗi người có mức thu nhập trơng đợi khác nhau

10


×